Bước đầu nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế truyền thống mũi nhọn, có thế mạnh của các tỉnh có vùng ven biển và đầm phá ở nước ta. Sự phát triển mạnh ngành NTTS đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Song song với những lợi ích của các hoạt động NTTS mang đến, nó còn để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên và môi trường vùng ven biển, vùng biển. Việt Nam là nước có tiềm năng về thủy sản. Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nước ta có chiều dài đường bờ biển khá lớn 3200 km, cùng với các yếu tố nhiệt độ, môi trường, nguồn thức ăn . là điều kiện lý tưởng để đầu tư phát triển kinh tế thủy sản. Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh có đường bờ biển dài 126 km và hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với diện tích là 21.594 ha, là nơi có điều kiện khá lý tưởng cho sự sinh trưởng các loài thủy sản có giá trị cao, đặc biệt là tôm. Huyện Quảng Điền là huyện trọng điểm của vùng ven biển đầm phá TTH, có tiềm năng lớn về NTTS, chủ yếu là nuôi tôm. Trong đó, xã Quảng Công là một trong những xã có nghề nuôi tôm phát triển sớm nhất ở huyện Quảng Điền với nhiều hình thức nuôi tôm nhất ở huyện: QCCT, BTC, TC. Sự phát triển ngành nuôi tôm ở xã Quảng Công góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân địa phương. Các mô hình nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi tôm nói riêng đã phát triển rất nhanh cùng với quá trình phát triển của ngành. Phương thức nuôi trồng đã chuyển từ nuôi tự nhiên, quảng canh, nuôi phân tán với mật độ thấp . sang nuôi bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với mật độ cao, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản với mật độ cao, năng suất lớn, đã gây nên những tác động môi trường ngày càng nghiêm trọng, nếu không được xử lý triệt để có thể gây ra sự mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản. Để thực hiện Quyết định 1690/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính Phủ về Bảo tồn và Phát triển bền vững của các vùng đất ngập nước, chúng ta cần nghiên cứu đánh giá tính bền vững các hình thức NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng phù hợp với đặc tính sinh thái của từng địa phương. Đối với ngành Thủy sản, việc xây dựng Bộ chỉ thị đã được FAO thực hiện từ lâu với mục đích là hướng đến các vùng nuôi bền vững. Nhưng việc xây dựng Bộ chỉ thị để đánh giá các hình thức nuôi ở từng địa phương vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết. Dựa vào tính cấp thiết đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”

doc43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3091 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bước đầu nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ Khoa Tài nguyên Đất & Môi trường Nông nghiệp -----------o0o---------- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN ĐỀ TÀI: “Bước đầu nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Phương Anh Nhóm sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Thị Thanh Hải (Nhóm trưởng) 2. Nguyễn Thị Hải Hà 3. Lê Thị Hiệp 4. Ngô Đức Phong 5. Nguyễn Thị Ngọc Tú PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế truyền thống mũi nhọn, có thế mạnh của các tỉnh có vùng ven biển và đầm phá ở nước ta. Sự phát triển mạnh ngành NTTS đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Song song với những lợi ích của các hoạt động NTTS mang đến, nó còn để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên và môi trường vùng ven biển, vùng biển. Việt Nam là nước có tiềm năng về thủy sản. Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nước ta có chiều dài đường bờ biển khá lớn 3200 km, cùng với các yếu tố nhiệt độ, môi trường, nguồn thức ăn... là điều kiện lý tưởng để đầu tư phát triển kinh tế thủy sản. Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh có đường bờ biển dài 126 km và hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với diện tích là 21.594 ha, là nơi có điều kiện khá lý tưởng cho sự sinh trưởng các loài thủy sản có giá trị cao, đặc biệt là tôm. Huyện Quảng Điền là huyện trọng điểm của vùng ven biển đầm phá TTH, có tiềm năng lớn về NTTS, chủ yếu là nuôi tôm. Trong đó, xã Quảng Công là một trong những xã có nghề nuôi tôm phát triển sớm nhất ở huyện Quảng Điền với nhiều hình thức nuôi tôm nhất ở huyện: QCCT, BTC, TC. Sự phát triển ngành nuôi tôm ở xã Quảng Công góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân địa phương. Các mô hình nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi tôm nói riêng đã phát triển rất nhanh cùng với quá trình phát triển của ngành. Phương thức nuôi trồng đã chuyển từ nuôi tự nhiên, quảng canh, nuôi phân tán với mật độ thấp... sang nuôi bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với mật độ cao, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản với mật độ cao, năng suất lớn, đã gây nên những tác động môi trường ngày càng nghiêm trọng, nếu không được xử lý triệt để có thể gây ra sự mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản. Để thực hiện Quyết định 1690/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính Phủ về Bảo tồn và Phát triển bền vững của các vùng đất ngập nước, chúng ta cần nghiên cứu đánh giá tính bền vững các hình thức NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng phù hợp với đặc tính sinh thái của từng địa phương. Đối với ngành Thủy sản, việc xây dựng Bộ chỉ thị đã được FAO thực hiện từ lâu với mục đích là hướng đến các vùng nuôi bền vững. Nhưng việc xây dựng Bộ chỉ thị để đánh giá các hình thức nuôi ở từng địa phương vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết. Dựa vào tính cấp thiết đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” 1.2 Mục tiêu. 1.2.1 Mục tiêu chung Nhằm nâng cao nhận thức cho ngư dân và cộng đồng trong việc sử dụng các hình thức nuôi tôm hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ tốt hơn về vấn đề môi trường trong hiện tại cũng như trong tương lai. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Bước đầu xây dựng bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm. - Đánh giá các ảnh hưởng của các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công đến môi trường. - Lựa chọn mô hình và hình thức nuôi tôm phù hợp. - Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và quản lý để phát triển nghề nuôi tôm ở xã Quảng Công. PHẦN II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tập trung nghiên cứu các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với các hình thức nuôi: Thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi thời gian: từ ngày 1/12/2009 đến ngày 1/12/2010. 2.2. Nội dung nghiên cứu Chúng tôi tiến hành ngành nghiên cứu việc xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm của một số hộ dân ở thôn 1, 2, 4 ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành được đề tài này và đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: 2.3.1. Phương pháp điều tra 2.3.1.1. Thu thập số liệu: Các số liệu thu thập được từ những tác giả đi trước, cũng như việc thu thập các tài liệu, số liệu ở các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thủy sản Thừa Thiên Huế, Phòng thống kê của Cục thống kê thành phố Huế, Phòng Nông nghiệp huyện Quảng Điền,… của các đề tài, dự án, các trang web, các báo cáo, các quy định, chỉ thị, tạp chí, báo chí,… 2.3.1.2. Điều tra phỏng vấn và trả lời câu hỏi bằng phiếu điều tra Người trả lời câu hỏi sẽ trả lời vào phiếu điều tra về 4 lĩnh vực: về QMHN, LP-TC, MT-ST, KT-XH. Chúng tôi chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 2 người đã trực tiếp điều tra ở 21 hộ nuôi tôm tại các thôn: 1, 2, 4. 2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp này nhằm mục đích kiểm nghiệm lại việc xây dựng các nhóm chỉ thị đã phù hợp chưa, nếu chưa thì chỉnh sửa hoàn thiện hơn để Bộ chỉ thị được xây dựng đảm bảo tính đại diện cho địa phương. 2.3.3. Phương pháp thống kê Các số liệu thu thập đều ở dạng rời rạc, do vậy, cần được chọn lọc, thống kê, xâu chuỗi thành một thể thống nhất ngắn gọn nhưng mà phản ánh đầy đủ các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chúng tôi đã sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 và phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu sau khi thu thập được. 2.3.4. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã trao đổi thông tin, hỏi ý kiến các cán bộ có trình độ chuyên môn về nuôi tôm, môi trường, cán bộ và người dân nuôi tôm ở xã Quảng Công, Phòng Nông nghiệp huyện Quảng Điền. Nhằm để xác định các nhóm chỉ thị, các tham số nào cần được xây dựng và xem xét tầm quan trọng của từng chỉ thị để cho điểm chính xác hơn. 2.3.5. Phương pháp so sánh Các chỉ thị sau khi được xây dựng xong, điều tra, cho điểm, tính điểm cần phải so sánh giữa kết quả lý thuyết với thực tế nhằm điều chỉnh lại các tham số, quy trình xây dựng. Sau đó, đánh giá hình thức nào là bền vững và ở địa phương nào nên áp dụng hình thức phù hợp để cho kết quả tốt. PHẦN III TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở lý luận 3.1.1. Theo tổ chức FAO Theo tổ chức FAO (Tổ chức Nông Lương Thế Giới), sự PTBV trong NTTS: “là sự quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và sự định hướng về những thay đổi công nghệ và thể chế theo hướng đảm bảo sự đáp ứng các nhu cầu cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Sự phát triển như vậy đòi hỏi phải bảo vệ đất, nước, các nguồn gen động vật và thực vật, không làm suy thoái môi trường, phải phù hợp về mặt kỹ thuật, vững chắc về mặt kinh tế và được chấp nhận về mặt xã hội ”. Để thực hiện những vấn đề trên, FAO đã đưa ra mục tiêu PTBV trong NTTS: Mục tiêu 1: Sử dụng đất và nước thích hợp trong NTTS bền vững. Mục tiêu 2: Bảo tồn các chức năng của các hệ sinh thái quan trọng và những môi trường nước nhạy cảm. Mục tiêu 3: Quản lý tốt các nguồn tài nguyên đất và cải tạo đất nhằm giảm thiểu các tác động có hại lên môi trường xung quanh. Mục tiêu 4: Giảm thiểu các tác động có hại lên các nguồn tài nguyên nước địa phương. Mục tiêu 5: Tránh việc để các loài nuôi ngoại lai và chuyển ghép gen xâm nhập vào môi trường xung quanh. Mục tiêu 6: Quản lý tốt việc sử dụng các loại hóa chất có hại cho sức khỏe con người và các hệ sinh thái. Mục tiêu 7: Gia tăng cao nhất hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên và giảm thiểu thấp nhất lượng chất thải được tạo ra. Mục tiêu 8: Giảm thiểu sự lệ thuộc vào các nguồn giống tự nhiên ở các trang trại. Mục tiêu 9: Thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh trong các trang trại (TT) và ngoài tự nhiên. Mục tiêu 10: Tối ưu hóa các lợi ích KT-XH cho cộng đồng và đất nước. Mục tiêu 11: Cải tiến các hoạt động ở TT nuôi nhằm giảm thiểu các tác động lên những đối tượng sản xuất xung quanh. Mục tiêu 12: Đảm bảo quyền và phúc lợi của nhân công làm việc ở các trung tâm. Trong Chương trình Nghị sự 21, tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) đã chỉ ra rằng, muốn xây dựng các chỉ thị PTBV cần tập trung vào các vấn đề: Kinh tế, xã hội, môi trường và năng lực thể chế. Đồng thời Uỷ ban LHQ còn kêu gọi mỗi ngành hãy xây cho mình Bộ chỉ thị riêng của ngành đó. Đối với ngành NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng là cần thiết bởi vì đây là ngành gây ra nhiều tác động không chỉ cho môi trường mà còn trong lĩnh vực KT-XH. Trong Hội nghị bàn về các chỉ thị và chỉ tiêu đánh giá sự bền vững trong NTTS được tổ chức tại Roma-Ý từ ngày 28 đến 30 tháng 4, năm 1998, nhóm chuyên gia kỹ thuật của FAO cũng đã thống nhất đưa ra 4 nhóm chỉ thị cơ bản dựa trên 4 nhóm chỉ thị về PTBV được đề xuất bởi Ủy Ban * Nhóm chỉ thị về luật pháp thể chế Hội nghị đã thống nhất các chỉ thị về LP-TC là những chỉ thị về áp lực trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc động lực có tác động đến hệ thống tài nguyên. Ví dụ như số lượng giấy phép được phát hành để trang trại hoặc hộ nuôi hoạt động, hoặc là các chỉ thị về đáp ứng phản ánh những hành động của chính quyền (luật pháp và quy định) hay của ngành (các cam kết và tiêu chí) để giảm thiểu, loại bỏ hay đền bù về những thiệt hại do sự phát triển và quản lý việc NTTS gây ra. Nhóm chuyên gia kỹ thuật cũng đã xét đến các khía cạnh khác nhau của các chỉ thị thuộc nhóm này như: về quy hoạch, về quản lý trang trại,… * Nhóm chỉ thị về quy mô trang trại (QMTT) hoặc hộ nuôi Để xem xét đầy đủ các vấn đề liên quan đến QMTT hoặc QMHN là rất khó khăn bởi việc thu thập số liệu, các thông tin liên quan đến tài chính là khó thực hiện. Do vậy, Hội nghị đã thống nhất đưa ra những thông tin để mang lại hiệu quả nuôi cho trang trại hoặc hộ nuôi như: thời gian hoạt động, cơ sở hạ tầng,… * Nhóm chỉ thị về môi trường Đây là vấn đề nan giải bởi vì những tác động lên môi trường thường mang tính tiềm tàng. Khi xây dựng chỉ thị, ta nên hạn chế số lượng các chỉ thị và tập trung vào những chỉ thị cho thấy sự bền vững của quốc gia hoặc khu vực sinh thái. Tại Hội nghị đã xem xét và đưa ra các chỉ thị về PTBV trong NTTS liên quan đến MT-ST là: diện tích ao nuôi, sử dụng nguồn nước và chất lượng nước, sử dụng hóa chất, giống và thức ăn, dịch bệnh và xử lý dịch bệnh,… * Nhóm chỉ thị về kinh tế xã hội Nhóm chuyên gia kỹ thuật của FAO đưa ra chú ý khi xác định các tham số đặc trưng về nhóm chỉ thị KT-XH là phải đánh giá khả năng tồn tại về mặt kinh tế cũng như sự chấp nhận của xã hội đối với việc NTTS ở hiện tại và tương lai. Tóm lại, các nhóm chỉ thị trên chỉ nghiên cứu ở cấp độ quốc gia. Mỗi nhóm có thể phù hợp ở một phạm vi nhất định. Các chuyên gia kỹ thuật của FAO khuyến khích nên phát triển các chỉ thị ở cấp độ càng nhỏ thì sẽ dễ đánh giá hơn. 3.1.2. Các hình thức nuôi tôm hiện nay [8] 3.1.2.1. Nuôi quảng canh (Extensive culture) Là hình thức nuôi phụ thuộc vào tự nhiên là chính, thông qua việc lấy nước qua cửa cống và nhốt giữ trong một thời gian nhất định, ít đầu tư chăm sóc. Mật độ thả giống rất thấp, từ 1-3 con/m2. Năng suất bình quân đạt 180 kg/ha/vụ. Ở vùng đầm phá TTH, nuôi tôm cá CS được xem là nuôi QC. Hình thức này vốn đầu tư phù hợp với dân nghèo nhưng mức độ rủi ro lớn do bị ảnh hưởng trực tiếp của mưa lụt, nhất là lụt tiểu mãn. 3.1.2.2. Nuôi quảng canh cải tiến (Improve extensive) Là hình thức nuôi cao hơn của QC. Ở hình thức QCCT, tuy phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, lấy nước theo thủy triều nhưng được đầu tư chủ động giống, thức ăn ở mật độ nhất định đồng thời có đầu tư biện pháp cải tạo đầm, diệt trừ các đối tượng dịch hại để tăng tỷ lệ sống và năng suất. Quy mô DT dưới 2 ha. Mật độ giống thả từ 4-9 con/m2. NS đạt từ 300-900 kg/ha/vụ. Mực nước sâu 1-1,2 m. Ở vùng đầm phá, nuôi ao hạ triều được xem là nuôi QCCT. Hình thức này phù hợp với vùng có bãi triều rộng hoang hóa, nuôi có hiệu quả nhưng dễ ô nhiễm môi trường vì không xử lý triệt để đáy, nhất là nếu nâng cao mật độ thả giống 3.1.2.3. Nuôi bán thâm canh (Semi-intensive) Là hình thức nuôi bằng giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp là chủ yếu, đồng thời kết hợp một phần sử dụng thức ăn tự nhiên có trong đầm phá. Hệ thống ao đầm đã được đầu tư một số cơ sở hạ tầng nhất định (điện, cơ khí, thủy lợi,…) để chủ động nguồn nước, xử lý và khống chế môi trường như hệ thống máy bơm, máy sục khí. Diện tích ao từ 0,5-1,5 ha, mật độ thả giống từ 10-15 con/m2, mực nước từ 1,2-1,4 m. Năng suất đạt từ 1-2 tấn/ha/vụ 3.1.2.4. Nuôi thâm canh hay nuôi công nghiệp (Intensive) Là hình thức nuôi hoàn toàn bằng giống và thức ăn nhân tạo, được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ để có thể khống chế các yếu tố môi trường, chủ động được nguồn nước mặn và ngọt. Diện tích ao từ 0,5-1 ha, độ sâu mực nước từ 1,5-2,0 m. Mật độ giống thả từ 16-30 con/m2 và đạt năng suất từ 2-5 tấn/ha/vụ. Bảng 3.1: Chỉ tiêu các hình thức nuôi tôm Chỉ tiêu  QC  QCCT  BTC  TC   Cở ao (ha)  Không xác định  1 - 2  0,5 - 1,5  0,5 - 1,0   Mực nước tối thiểu (m)  Phụ thuộc thủy triều  1,0 - 1,2  0,12 - 1,4  1,5 - 2,0   Mật độ thả giống (con/m2)  1 - 3  4 - 9  10 - 15  6 - 30   Quạt nước sụt khí  Không  Không  Có  Có   Thức ăn  Tự nhiên  Có bổ sung  Thức ăn công nghiệp, một phần thức ăn tự nhiên  Thức ăn công nghiệp   Cung cấp nước  Lấy nước triều qua cống  Lấy nước triều qua cống  Theo yêu cầu kỹ thuật  Theo yêu cầu kỹ thuật   NS (tấn/ha/vụ)  0,05 - 0,3  0,31 - 0,9  1,00 - 2,00  2,00 - 5,00   ( Nguồn: Sở Thủy sản Thừa Thiên Huế, 12/2008) 3.1.3. Khái niệm về chỉ thị và việc sử dụng chỉ thị hiện nay [3] 3.1.3.1. Khái niệm chỉ thị Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED) cho rằng chỉ thị là một sự đo lường phản ánh tình trạng các hệ thống xã hội, kinh tế và môi trường theo thời gian. Theo Uỷ Ban Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (UNCSD), chỉ thị là những đơn vị thông tin mô tả tình trạng của các hệ thống, là thước đo tổng hợp các thông tin liên quan đến một hiện tượng nhất định. Chỉ thị là dụng cụ, đơn vị đo lường được sử dụng để đánh giá, quan trắc những kết quả đạt được trong suốt quá trình. Mục đích của nó cho thấy được hoạt động của một hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội đang diễn ra theo chiều hướng như thế nào, tốt hay xấu. Vì vậy, chỉ thị là rất có ích trong việc đánh giá một vấn đề, nó chỉ phù hợp khi xét trong mối tương quan với các mục đích cụ thể, ví dụ mục đích là chỉ thị môi trường. Nó nhằm: * Cung cấp thông tin cho sự đánh giá Nó cung cấp thông tin đến các nhà hoach định chính sách và công chúng, đối với mỗi nhóm đối tượng thì chỉ thị sẽ cung cấp sẽ khác nhau. Đối với các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý môi trường, chỉ thị cung cấp thông tin về hiện trạng môi trường đang diễn ra và nhận định hiện trạng đó dựa trên xây dựng chỉ thị về môi trường đất, không khí, nước,… rồi đánh giá xem nó đang ở mức độ ô nhiễm nào, hay suy thoái. Tiếp đến, dự báo những diễn biến có thể xảy ra ở mức nào nếu ta tiếp tục gây ra tác động, hoặc hạn chế gây tác động. Sau đó, họ sẽ đưa ra những biện pháp, chính sách trước mắt và lâu dài để làm giảm những vấn đề môi trường và dự đoán những kết quả đạt được khi thực hiện việc giải quyết các vấn đề cụ thể. Rồi so sánh các chiến lược, chính sách với các địa phương tốt hơn để rút ra bài học kinh nghiệm. Để đạt mục tiêu, ta phải đưa ra những chỉ thị đơn giản, phù hợp với thực tế từng địa phương. * Phục vụ hoạch định chính sách Đó là việc đặt ra mục tiêu và chỉ tiêu nhằm phục vụ việc xây dựng chiến lược thực hiện và đánh giá chính sách. Trong giai đoạn này, các chỉ thị được xây dựng cần được lựa chọn sao cho thực thi và đánh giá tốt các chính sách đã đề ra. * Đối với cộng đồng Các chỉ thị đưa ra nhằm mục đích là thông tin môi trường dựa vào các chiến dịch, nhờ đó mà thay đổi nhận thức của con người và sự tham gia nhiệt tình trong việc BVMT tốt hơn. Đó là các chỉ thị liên quan đến sức khỏe người dân, việc gây suy thoái môi trường làm cho họ mất đi kế sinh nhai,… 3.1.3.2. Các tiêu chí dùng để chọn lựa các chỉ thị [3] Để nhằm mang lại hiệu quả cho việc chọn lựa các chỉ thị, Anderson (1991) và Lê Thạc Cán (2005) đã đưa ra các tiêu chí như sau: 1.Tính phù hợp với chính sách: được kiểm nghiệm qua việc xem xét tham khảo các văn bản chính sách, các kế hoạch, luật định ... 2. Khả năng giám sát tiến độ so với mục tiêu đề ra: được kiểm nghiệm thông qua các thông tin trong các văn bản chính sách. 3. Mức độ bao phủ về mặt không gian và thời gian: nhất quán về không gian và xem xét đến địa phương phù hợp đối với một vấn đề môi trường nhất định. Chỉ thị bao phủ một khoảng thời gian đủ để có thể cho thấy xu hướng theo thời gian. 4. Mức độ phù hợp với cấp sử dụng chỉ thị (quốc gia/tỉnh) và mang tính đại diện cho các địa phương nhằm hỗ trợ việc so sánh. 5. Phù hợp với việc so sánh: ví dụ như so sánh giữa các huyện trong một tỉnh. Khi so sánh nếu một huyện vượt trội huyện khác về điểm số thì chứng tỏ có thể học được một số điều từ huyện này. 6. Đơn giản và dễ hiểu nhờ: định nghĩa về các chỉ thị phải rõ ràng và thống nhất và trình bày chỉ thị một cách hợp lý. Không nên có những nội dung mâu thuẫn giữa các chỉ thị với nhau. 7. Phải có cơ sở về mặt khái niệm cũng như phương pháp luận: điều này phải được thể hiện trong các mô tả về phương pháp luận và công thức sử dụng, các tham khảo khoa học cho phương pháp luận và công thức đó. Tất cả những mô tả này cần được đưa vào phần tài liệu hoá của chỉ thị. 8. Được tài liệu hoá đầy đủ và quản lý được chất lượng: điều này được đánh giá bằng cách thực hiện kiểm tra công tác tài liệu hoá đối với chỉ thị và mức độ đều đặn các tài liệu này được cập nhật. Hệ thống quản lý chỉ thị sẽ hỗ trợ các công việc này, hệ thống này sẽ đem lại tính minh bạch và là cơ sở để có thể quản lý tốt hơn quy trình xây dựng và công bố chỉ thị. 9. Tính sẵn có của dữ liệu: các dữ liệu thu thập phục vụ cho chỉ thị phải đảm bảo tính khả thi cả về mặt chuyên môn cũng như tài chính. Các chỉ thị đó phải được xem xét ở các mức độ quan trọng của chỉ thị đem lại phù hợp với chi phí thu thập dữ liệu để phục vụ cho việc lựa chọn chỉ thị trong thời gian dài hoặc ngắn. 3.1.3.3. Một số chỉ thị thông dụng hiện đang được sử dụng [1,3] Chỉ số phát triển con người: được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 1 là một tập hợp của 3 chỉ thị: tuổi thọ bình quân, tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ người biết chữ và thời gian trung bình đến trường. Chỉ số Daly-Cobb: là một chỉ thị toàn diện hơn về sự phát triển kinh tế bền vững. Chỉ số này không chỉ phản ảnh mức tiêu thụ trung bình mà còn cho thấy sự công bằng trong phân phối sản phẩm và sự suy thoái môi trường. Chỉ số tiêu thụ lương thực đầu người: (Per Capital Grain Index) là một thước đo hữu hiệu về kinh tế ở các nước có thu nhập thấp. Chỉ thị này phản ảnh sự thoả mãn của nhu cầu cơ bản con người bởi con người không thể tồn tại nếu mức tiêu thụ lương thực hàng năm dưới 180 kg. Chỉ số thịnh vượng quốc gia (Wealth of Nations Index, WNI) Chỉ số thịnh vượng quốc gia do nhóm chuyên gia kinh tế của World Paper và Viện Nghiên cứu các vấn đề tiền tệ Mỹ công bố hằng năm. WNI được tính dựa trên 3 nhóm chỉ tiêu là kinh tế, xã hội và trao đổi thông tin. Mỗi nhóm chỉ tiêu gồm 21 thông số, các tham số này có trọng số như nhau. Đối với mỗi nhóm chỉ số, các số liệu thô được chuyển đổi thành các chỉ số thay đổi từ thấp nhất 0 điểm đến cao nhất là 100 điểm. Tổng số điểm của mỗi nhóm tham số là 800 điểm, điểm tổng cộng tối đa của WNI là 2.400 điểm. Về chỉ tiêu kinh tế, Việt Nam đạt 494 điểm, bằng 62% mức cao nhất các nước đang phát triển; về chỉ tiêu xã hội, chúng ta đạt 507 điểm bằng 63,4% mức cao nhất các nước đang phát triển và nhóm chỉ tiêu về trao đổi thông tin chúng ta chỉ đạt 226 điểm bằng 28,3% mức cao nhất của các nước đang phát triển. Tính chung 3 nhóm chỉ tiêu trên, Việt Nam đạt được 1.227 điểm bằng 51,1% mức cao nhất của các nước đang phát triển, đứng thứ 56/70 nước đang phát triển có số liệu so sánh. Chỉ số thương tổn môi trường (Environmental Vulnerability Index, EVI) Chỉ số EVI đã được Uỷ ban Khoa học Địa lý ứng dụng Nam Thái Bình Dương (SOPAC) và Tổ chức Phát triển Liên Hợp Quốc(UNDP) triển khai. Chỉ số này được xây dựng dựa trên các chỉ số thương tổn về xã hội, kinh tế để hiểu được các quá trình có thể tác động tiêu cực tới sự PTBV của các quốc gia như thế nào. Chỉ số EVI gồm 57 chỉ thị thuộc 3 nhóm chỉ số thứ cấp: chỉ số về tai biến, chỉ số về phục hồi sau các tai biến từ tự nhiên hay nhân tạo, chỉ số về sự suy thoái hay tính nguyên vẹn của môi trường. Chỉ có 6 trong số 57 chỉ thị này có trọng số là 5, các chỉ thị còn lại có trọng số như nhau là 1. Thang điểm của chỉ số EVI dao động từ 1 đến 7. Điểm càng cao thì tính dễ bị thương tổn càng lớn. Chỉ số phát triển bền vững (Sustainable Development Index, SDI): Trong Chương trình nghị sự 21 của Hội nghị thượng đỉnh Rio năm 1992 về Môi trường và Phát triển khuyến khích việc sử dụng các chỉ thị PTBV để mô tả hiện trạng kinh tế, môi trường và xã hội nhằm đo lường mức độ phát triển toàn diện của một quốc gia. Chỉ số SDI được xây dựng bao gồm 134 chỉ thị đã được chọn lọc và 22 quốc gia tình nguyện áp dụng thử nghiệm Bộ chỉ thị này. Vào năm 2001, Bộ chỉ thị này đã được chuẩn hoá như là một công cụ đo lường các sự tiến bộ trong PTBV nhằm hỗ trợ cho những người ra quyết định, những nhà hoạch định chính sách phát triển KT-XH của một quốc gia được bền vững lâu dài. Chỉ số bền vững môi trường (Environmental Sustainability Index, ESI): chỉ ra những việc làm, những khả năng của một quốc gia trong việc BVMT cho tương lai. Chỉ số này được xây dựng bởi 21 chỉ thị bền vững môi trường với 76 tham số, tập trung vào 5 khía cạnh sau: - Hệ thống môi trường - Giảm thiểu tác động môi trường - Giảm thiểu tính thương tổn của con người đối với các áp lực môi trường - Năng lực xã hội, thể chế trong việc đáp ứng các thách thức môi trường - Quản lý trái đất 3.2. Cơ sở thực tiễn 3.2.1. Các văn bản pháp luật Nơi nào có vùng ven đầm phá và biển lớn thì nơi đó có ngành NTTS được phát triển mạnh. NTTS là ngành gắn liền với thiên nhiên, do vậy không tránh khỏi những nguy cơ những tác động tiêu cực do nó gây ra về mặt môi trường: ô nhiễm môi trường, giảm sự đa dạng sinh học, … Quảng Điền là vùng nuôi trồng thuỷ sản trọng điểm nói chung và nuôi tôm nói riêng của tỉnh Thừa Thiên Huế, vì lẽ đó hoạt động nuôi tôm tại huyện cũng nằm trong những diễn biến, tình hình của toàn tỉnh. Trước những khó khăn đó, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, huyện Quảng Điền trong những năm qua vẫn đạt được những thành tích đáng kể, góp phần thúc đẩy ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, cùng với ngành thuỷ sản của tỉnh phát triển nhanh trong xu thế hội nhập. Hiện nay, xã Quảng Công có 3 loại hình nuôi tôm: nuôi cao sản, nuôi ao đất hạ triều, nuôi ao nổi cao triều. Dựa vào những ưu nhược điểm của mỗi loại hình mà có các phương thức phù hợp với chúng. Nuôi ao hạ triều phù hợp với hình thức nuôi QCCT, nuôi ao cao triều phù hợp với hình thức BTC và TC. Theo Báo cáo Đánh giá thực trạng môi trường của UBND huyện Quảng Điền năm 2008 cho biết việc phát triển NTTS đang làm cho pH của đầm phá thay đổi, biến đổi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái vùng đầm phá. Vì vậy, việc xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm là rất cần thiết, nhằm cho phép các nhà quản lý có thể mô tả, đánh giá hình thức nào mang lại tính bền vững cho môi trường, đồng thời cũng thỏa mãn những nhu cầu về KT-XH. Đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà Nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về PTBV đối với mọi hoạt động sản xuất KT-XH, trong đó có hoạt động NTTS. Trên cơ sở chủ trương, định hướng về PTBV và BVMT, trong thời gian qua, Đảng và Nhà Nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan như: - Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005. - Quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất - Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại - Quyết định 19/2007/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về điều kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường - Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn - Nghị định 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý lưu vực sông 3.2.2. Tình hình phát triển nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế 3.2.2.1. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế [9] Thừa Thiên Huế là tỉnh có bờ biển dài 128 km và hệ đầm phá Tam Giang, Cầu Hai có diện tích 21.594 ha, có rất nhiều bãi ngang hội đủ các điều kiện về thời tiết khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng… phù hợp với NTTS, là nơi có tiềm năng để phát triển nghề nuôi tôm. Nhờ những thuận lợi sẵn có của hệ sinh thái đầm phá, nghề NTTS nước lợ chủ yếu là nuôi tôm sú đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế. Bảng 3.2: Tình hình nuôi tôm sú tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2007-2009 Chỉ tiêu  ĐVT  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009  So sánh 2008/2007  So sánh 2009/2008        +/-  %  +/-  %   Diện tích  Ha  3464  3024  3632,1  -440  87,3  608,1  120,1   Sản lượng  Tấn  3363  3861  2950,5  498  114,8  -910,5  76,4   Năng suất  Tấn/ha  0,97  1,28  0,81  0,31  1,32  -0,47  63,3   ( Nguồn:Theo số liệu thống kê sở thủy sản Thừa Thiên Huế, 2009) Về diện tích nuôi: Diện tích nuôi tôm trong năm 2009 đã có giảm sút đáng kể, từ 3.464 ha năm 2007 giảm xuống 3.024 ha năm 2008. Nguyên nhân của vấn đề này là: năm 2007 do thời tiết thay đổi phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con tôm; bên cạnh đó dịch bệnh tại các địa phương trên địa bàn tỉnh diễn ra phổ biến, tạo tâm lý hoang mang trong người nuôi tôm. Từ đó, khiến cho diện tích nuôi năm 2008 giảm đáng kể so với năm 2007. Tuy nhiên, năm 2009 diện tích nuôi lại tăng lên khá nhanh, lên tới 3.632,1 ha, tăng 120,1% so với năm 2008.[9] Về năng suất và sản lượng tôm nuôi: Mặc dù, năm 2008 diện tích nuôi tôm giảm sút đáng kể, nhưng tình hình nuôi trồng diễn ra thuận lợi; thời tiết ổn định, thích hợp với con tôm; dịch bệnh không xuất hiện tạo điều kiện thuận lợi trong việc nuôi trồng, chăm sóc và thu hoạch tôm. Sản lượng tôm nuôi năm 2008 đạt 3.861 tấn, tăng 114,8% so với năm 2007. Tuy nhiên, sự thay đổi thất thường của thời tiết khí hậu, sự dao động mạnh của độ mặn; bên cạnh đó là sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã làm cho năng suất tôm năm 2009 giảm xuống còn 2.950,5 tấn, tức bằng 76,4% so với năm 2008.[9] Mặc dù vậy, so với cả nước thì năng suất tôm của Thừa Thiên Huế vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Mục tiêu đặt ra là không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng để ngành nuôi trồng nuôi tôm của Thừa Thiên Huế phát triển, phát huy lợi thế so sánh của vùng. Tình hình nuôi trồng chịu nhiều rủi ro, bị ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện tự nhiên đã và đang đặt ra cho người nông dân, các cấp chính quyền địa phương, cơ quan liên quan một bài toán hóc búa, cần phải kịp thời đưa ra các giải pháp áp dụng vào nuôi trồng, giúp cho người nông dân tránh và hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân 3.2.2.2. Đối với huyện Quảng Điền [5], [6] Quảng Điền là vùng nuôi trồng thuỷ sản trọng điểm nói chung và nuôi tôm nói riêng của tỉnh Thừa Thiên Huế, vì lẽ đó hoạt động nuôi tôm tại huyện cũng nằm trong những diễn biến, tình hình của toàn tỉnh. Trước những khó khăn đó, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, huyện Quảng Điền trong những năm qua vẫn đạt được những thành tích đáng kể, góp phần thúc đẩy ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, cùng với ngành thuỷ sản của tỉnh phát triển nhanh trong xu thế hội nhập. Vùng đầm phá Quảng Điền là một trong những vùng phát triển nghề thuỷ sản của Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản mà chủ yếu là nuôi tôm sú chỉ thật sự phát triển hơn 12 năm trở lại đây ( 1998 - 2010) cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đến nay hầu hết các xã vùng đầm phá của huyện đã phát triển nghề nuôi tôm sú với nhiều hình thức nuôi như chắn sáo mồng, nuôi ao trung triều, hạ triều, cao triều. Nuôi trồng thuỷ sản thật sự trở thành nghề mới của vùng đầm phá Quảng Điền, có sức thu hút nhiều người tham gia. Tình hình nuôi tôm trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng. Bảng 3.3: Tình hình nuôi tôm sú của huyện Quảng Điền qua 3 năm 2007 – 2009 Chỉ tiêu  ĐVT  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009  So sánh 2008/2007  So sánh 2009/2008                +/-  %  +/-  %   Diện tích  Ha  589,2  606,6  600,0  17,4  102,9  -6,6  99,99   Sản lượng  Tấn  450,0  413,0  398,8  -37  99,91  -14,2  99,97   Năng suất  Tấn/ha  0,76  0,68  0,66  -0,08  99,89  -0,02  99,98   ( Nguồn: Theo thồng kê của phòng nông nghiệp huyện Quảng Điên, 2007, 2008, 2009) 3.2.2.3. Đối với xã Quảng Công [10], [11], [12] Với lợi thế là xã có diện tích tương đối rộng, lại có diện tích mặt nước đầm phá nên Quảng Công rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản xã đã xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phàn vào sự tăng trưởng kinh tế của xã cũng như tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều hộ ngư dân. Xã tồn tại hai loại hình nuôi chính là nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Tuy nhiên tôm sú thường được nuôi ở nước lợ, chỉ có diện tích nuôi chắn sáo được ngư dân tận dụng để xen canh, nuôi ghép nhiều loại như tôm cua, cá để tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh tế. Tình hình nuôi tôm ở xã Quảng Công được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.4: Diện tích, sản lượng nuôi của xã Quảng Công năm 2009 Chỉ tiêu  ĐVT  Kế hoạch  Thực hiện  TH/KH (%)   1. Diện tích  Ha  141,7  137,1  97,0   - Nước lợ  Ha  133,0  126,0  95,0   - Nước ngọt  Ha  8,7  11,1  128,0   2. Sản lượng  Tấn  160,0  176,0  110,0   - Tôm sú  Tấn  95,0  101,0  106,0   - Tôm ráo  Tấn  2,5  2,5  100,0   - Cua, cá nước lợ  Tấn  50,0  55,5  111,0   (Nguồn: báo cáo nuôi trồng thủy sản xã Quảng Công, 2009) Tôm sú là đối tượng chính mà người dân lựa chọn. Năm 2009 ngư dân đã đưa vào nuôi với diện tích là 126ha, đạt 94,7% so với kế hoạch Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của xã so với kế hoạch để ra tuy không đúng kế hoạch nhưng tổng diện tích nuôi vẫn đạt 137,1 ha đạt so với kế hoạch là 97% Sản lượng nuôi trồng trong năm là 176 tấn, cá, tôm các loại, đạt 110% kế hoạch, tăng 26 tấn so với năm trước, tổng giá trị đạt khoảng 7.2 tỷ đồng. Trong đó sản lượng tôm sú thu về là 101 tấn tăng so với kế hoạch là 6%. Đây là nét đáng mừng cho hoạt động nuôi tôm của xã, tạo động lực để phát triển ngành nuôi tôm sú trên địa bàn của xã. PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội [6], [13] 4.1.1. Vị trí địa lý [13] Xã Quảng Công nằm về phía Đông của huyện Quảng Điền và cách trung tâm huyện 6 km, cách thành phố Huế 12 km và có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp xã Quảng Ngạn - Phía Đông giáp Biển Đông - Phía Tây giáp Phá Tam Giang. - Phía Nam giáp xã Hải Dương, huyện Hương Trà. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 1261,43 ha. 4.1.2. Điều kiện tự nhiên [6], [13] 4.1.2.1. Địa hình Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp từ Tây sang Đông, phía Đông giáp với Biển Đông Hải, vùng đầm phá làm cho một phần diện tích bị nhiễm mặn và đây cũng là điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. 4.1.2.2. Thổ nhưỡng [13] Xã Quảng Công có tổng số 1261,43 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó có các loại đất chính như sau: - Đất cát (haplic arenosols): Diện tích 313,5 ha chiếm 27,33% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này được phân bố chủ yếu ở địa phận tiếp giáp phá Tam Giang, loại đất này ít có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp. - Đất phù sa (fluvisol): Diện tích 30,4 ha chiếm 2,65% diện tích đất tự nhiên. Đất phù sa có diện tích không lớn và phân bố dọc sông, loại đất này rất có ý nghĩa cho sản xuất nông nghiệp và thực tế đã được người dân khai thác một cách triệt để vào sản xuất hoa màu, lương thực cũng như các cây công nghiệp ngắn ngày hàng năm bởi những đặc điểm khá ưu việt: tỷ lệ đạm, mùn trung bình đến khá, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, dễ thoát nước, địa hình bằng, tập trung. - Đất biến đổi do trồng lúa (LP): Diện tích 561,5 ha chiếm 48,5% diện tích đất tự nhiên (đất thịt nặng). Đây là đất được hình thành do sản phẩm phong hoá đá mẹ khác nhau, được nhân dân địa phương cải tạo lâu đời nên hình thành các chân ruộng để sản xuất nông nghiệp. Loại đất này được phân bố hầu hết ở các vùng trong xã. - Đất khác: Bao gồm mặt nước đầm phá, kênh mương, sông hồ và đất chuyên dùng... Tổng diện tích 241,6 ha chiếm 21,1 %. 4.1.2.3. Khí hậu thời tiết [13] a. Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25oC. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5,6,7,8. Nhiệt độ cao nhất cao năm: 40,1oC . Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12 và tháng 1, tháng 2 năm sau. Nhiệt độ thấp nhất: 10,2oC. b. Lương mưa Do vị trí ở vùng đồng bằng ven biển nên xã Quảng Công có lượng mưa thấp, số ngày mưa ngắn hơn so với vùng núi của tỉnh, lượng mưa trung bình năm khoảng 2550mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Đỉnh mưa dịch chuyển trong bốn tháng từ tháng 9 đến tháng 12, riêng tháng 11có lượng mưa nhiều nhất chiếm tới 30% lượng mưa cả năm. c. Độ ẩm Độ ẩm tương đối trung bình năm: 85 - 86%. Độ ẩm cao nhất là 89%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9, tháng 10, tháng 11. Độ ẩm thấp nhất là 76%. d. Bốc hơi Lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm là 977mm/năm. Lượng bốc hơi nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8 (tháng 7 là 133mm), tháng có lượng bốc hơi nhiều nhất là tháng 2 cũng đạt 39,6mm. e. Gió, bão, nắng - Xã Quảng Công chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: + Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2 - 3m/s có khi lên đến 7 - 8m/s. Mùa này gió thường khô nóng, bốc hơi nên khô hạn kéo dài. + Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió bình quân từ 4 -6m/s. Gió kèm theo mưa làm khí hậu lạnh ẩm dễ gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều nơi. - Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10. Trong các trường hợp chịu ảnh hưởng của bão, lốc và gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió có thể đạt trên 15m/s trong gió mùa Đông Bắc và 30m/s trong khi lốc bão. - Số giờ nắng trung bình hàng năm: 2075 giờ/năm và số ngày nắng trung bình năm là 196 ngày. 4.1.2.4. Môi trường nước [6] a. Nước mặt Quảng Công có hệ thống nước mặt không nhiều, đáng chú ý là sông Bồ, đây là nguồn nước mặt chủ yếu phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã. Sông này có chiều dài 12 km, đoạn chảy qua xã Quảng Công dài 6 km. Lưu vực của sông này có nhiều hói nước dẫn vào khu vực sản xuất b. Nước ngầm Theo quan sát thực tế từ các giếng đào cho thấy, nguồn nước ngầm ở Quảng Công tương đối lớn, độ sâu 4 - 6m có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và cung cấp cho một số cơ sở công nghiệp nhỏ. Về chất lượng nước cũng đáng quan tâm, đây là vùng ven biển phần lớn bị nhiễm phèn, mặn hoặc nhiễm bẩn do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. 4.1.2.5. Tài nguyên sinh học [4] Quảng Công có trên 7 km bờ ven đầm phá Tam Giang và rộng trên 165 ha, đánh giá tài nguyên đầm phá của xã được xem xét trên hai khía cạnh: - Tài nguyên thuỷ sản: Được đánh giá là xã có tài nguyên thuỷ sản đa dạng và sản lượng đánh bắt theo số liệu thực tế đến năm 2005 thì tổng sản lượng đánh bắt trên 28 tấn/năm đạt 0,34% so với toàn huyện. Tài nguyên sinh vật thuỷ sinh đầm phá: Vùng đầm phá của xã có hệ sinh vật thuỷ sinh phong phú, là nguồn thức ăn đa dạng, tốt cho NTTS. 4.1.2.6. Đánh giá về vị trí và điều kiện tự nhiên * Thuận lợi: - Có lợi thế về vị trí và điều kiện tự nhiên: Nằm cách trung tâm huyện và thành phố Huế không xa thuận lợi cho xã trong việc trao đổi và tiêu thụ các hàng hóa nông sản, thủy sản, vật tư nông nghiệp và các ngành kinh tế khác phát triển cũng như việc tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại và thông tin thị trường. - Điều kiện địa hình địa thế thuận lợi cho phát triển đa dạng nông nghiệp và thủy hải sản - Trên địa bàn xã có nguồn nước khá dồi dào, không những đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp mà còn phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản của vùng. * Khó khăn: - Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Do lượng mưa phân bố không đều trong năm và thường bị hạn hán, úng lụt ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là nuôi trồng thủy hải sản và đời sống nhân dân ở xã. - Mặc dù đất đai trên địa bàn xã khá đa dạng nhưng trong số đó vẫn còn các loại đất có lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp. Đất cát chiếm tỷ lệ khá cao ít có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp và trong quá trình sản xuất nông nghiệp đất bị thoái hóa theo chiều hướng xấu đi rất nhiều. 4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội [13] 4.1.3.1. Dân số và lao động Toàn xã chia thành 9 cụm dân cư gồm các thôn: Cương Gián, Hải Thành, Tân Thành, An Lộc, Thôn 1, Thôn 2, Thôn 3, Thôn 4, Thôn 14. Tổng dân số của năm 2009 của xã là 9.430 người với 1520 hộ. Trong đó có 4046 người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Quảng Công là xã không ngừng quan tâm đến việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động như: phát triển TTCN, tạo điều kiện để phát triển các ngành nghề dịch vụ và xuất khẩu lao động sang các nước Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan và Australia. Và đây cũng chính là nguyên nhân làm cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm đáng kể. Ngoài ra, nông dân đều ý thức được rằng, sản xuất NN vốn mang lại lợi nhuận rất thấp lại mang tính rủi ro cao như thiên tai, hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh...nên việc họ tìm kiếm công việc khác để cải thiện đời sống là điều tất yếu. Qua phân tích tình hình dân số và lao động của xã, ta thấy rõ tỷ trọng sản xuất nông nghiệp giảm rất đáng kể, lao động phi nông nghiệp tăng lên. Đây là thành tích đạt được của xã, là sự nỗ lực đi lên từ giá trị nông nghiệp sản xuất thấp kém không đủ trang trải cho cuộc sống, để cải thiện đời sống khó khăn cho bà con vươn lên khá giàu, góp phần làm giàu cho bộ mặt của toàn xã. 4.1.3.2. Đặc điểm kinh tế a. Về sản xuất nông nghiệp * Về trồng trọt: Xã Quảng Công là xã chuyên canh sản xuất nông nghiệp, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất NN đặc biệt là chuyên canh sản xuất lúa. - Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2009 là 925 ha. Trong đó: + Diện tích canh tác lúa cả năm là 829,4 ha. + Diện tích trồng màu là 95,6 ha (gồm: ngô, khoai lang, sắn, đậu, rau). - Năng suất lúa bình quân đạt 56,7 tạ/hạ/năm. - Tổng sản lượng lương thực cả năm 2009 đạt 4700 tấn/năm đạt 100,14% so với cùng kỳ năm trước: - Bình quân lương thực đầu người 492,7 kg/năm 2009 đạt 92,6% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do sâu bệnh, đặc biệt chuột phá hoại trên diện rộng, thời tiết vụ Đông Xuân không thuận lợi. * Về chăn nuôi: Tổng đàn lợn trong năm 2009 có 4860 con tăng 1260 con so với cùng kỳ năm trước đàn trâu có 288 con tăng 38 con so với cùng kỳ năm trước, đàn bò có 70 con tăng 29 con so với cùng kỳ năm trước, đàn gia cầm có 31.590 con. Tuy nhiên, chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa phát triển thành hàng hoá, chủ yếu để cung cấp thực phẩm tại chỗ và tận dụng phân bón cho trồng trọt nên quy mô cũng như chất lượng đàn gia súc còn thấp. * Về thuỷ sản: Tổng diện tích nuôi thả năm 2009 là 139 ha. Trong đó, nuôi nước lợ là 128 ha, nuôi nước ngọt là 11 ha. Tổng sản lượng nuôi trồng năm 2009 là 161 tấn. Trong đó: tôm 70 tấn, cua 16 tấn, cá các loại 75 tấn. Ước thu gần 7 tỷ đồng. Vì thế, nhu cầu vốn cho NTTS là rất lớn. b. Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác Tiếp tục chỉ đạo củng cố, khôi phục các ngành nghề truyền thống như: nón lá, mộc, nề dân dụng, giày dép, đàn Guytar... nhằm tăng thu nhập trong nhân dân. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - TTCN theo giá trị thực tế khoảng 2,6 tỷ đồng. c. Về thương mại dịch vụ Hoạt động thương mại dịch vụ có mức độ chưa lớn nhưng đây là thị trường đầy tiềm năng, ước tính tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 1,47 tỷ đồng. Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, đến nay điện thoại đã đến tận các khu dân cư, có bưu điện văn hoá xã, số hộ dùng điện thoại ngày càng tăng. 4.1.3.3. Đánh giá về điều kiện kinh tế xã hội * Thuận lợi: - Quảng Điền có lực lượng lao động dồi dào, có trình độ văn hóa. Đây là một lợi thế trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để đưa sản xuất nông nghiệp của xã theo hướng hàng hóa cũng như xuất khẩu lao động. - Hệ thống giao thông trên địa bàn khá hoàn chỉnh, đó là thuận lợi cho người dân trong việc vận chuyển các vật tư, cũng như đảm bảo cho khâu thu hoạch được diễn ra một cách thuận lợi hơn về mùa nắng cũng như mùa mưa. * Khó khăn: - Hệ thống kênh mương nội đồng tỷ lệ bê tông hóa còn thấp nên tỷ lệ thất thoát nước lớn, vẫn còn nhiều nơi trên địa bàn xã vẫn chưa đưa được nước tưới vào, điều đó đã gây khó khăn rất lớn cho những khu vực không đưa nước vào được khiến họ không thể trồng màu, ảnh hưởng đến việc nâng cao thu nhập để cải thiện tạo cuộc sống của người dân. - Lao động chủ yếu theo mùa vụ không liên tục gây khó khăn cho các vấn đề xã hội. Mùa nhàn rỗi lao động phải đi nơi khác kiếm việc làm dẫn đến số lao động thì nhiều nhưng số lao động cố định tại địa phương thì ít. 4.2. Mô hình được lựa chọn để xây dựng bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm Dựa vào CSKH và CSTT của vấn đề NTTS, chúng tôi chọn mô hình D-P-S-I-R để xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm. Sự phát triển mô hình DPSIR dựa vào sự tiến hóa các mô hình của UNEP: - Mở đầu từ mô tả trạng thái, State, gọi tắt là S. - Tiến sang phân tích trạng thái được mô tả với áp lực đã gây nên trạng thái đó, Pressure, gọi tắt là PS. - Tiến thêm một bước xem xét các đáp ứng của con người để gây ảnh hưởng tới tình trạng S, đó là các đáp ứng Respone, gọi tắt là PSR. - Bổ sung xem xét các tác động của vấn đề tồn tại, Impacts, gọi là PSIR. - Xem xét các đáp ứng R của con người trước tình trạng môi trường đã mô tả, dẫn tới mô hình DPSIR. Trong đó, D - Driving forces, có thể gọi là lực thúc đẩy nguyên nhân của áp lực, P – Pressures là áp lực, S - State of Environment là trạng thái của môi trường, I –Impacts là tác động, R – Response là đáp ứng. Quá trình này có thể biểu thị một cách đơn giản như ở hình 3 sau đây: S P - S P - S - R P - S- I - R D -P - S - I - R Hình 4.1: Quá trình phát triển của mô hình DPSIR Mô hình được chọn được tạo ra bởi các nhân tố: động lực, áp lực, thực trạng môi trường, tác động, đáp ứng; và giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Thông qua mô hình, ta có cái nhìn tổng quan về mọi vấn đề liên quan đến NTTS, và biết được nguyên nhân-hậu quả của những tác động. Các nhân tố đó và mối quan hệ giữa chúng thể hiện ở Hình 4.2 Hình 4.2:. Mô hình lựa chọn xây dựng chỉ thị trong NTTS 4.3. Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 4.3.1. Xác định các nhóm chỉ thị và các chỉ thị thứ cấp của từng nhóm chỉ thị [1] Trên CSKH và CSTT, việc xây dựng Bộ chỉ thị PTBV trong NTTS của FAO, dựa vào mô hình DPSIR, chúng tôi đưa ra 4 nhóm chỉ thị: 4.3.1.1. Nhóm chỉ thị luật pháp thể chế (I.1) Nhóm chỉ thị này bao gồm 5 chỉ thị thứ cấp được chọn, mô tả những vấn đề về LP-TC liên quan đến hoạt động nuôi tôm. Những vấn đề đó là: lập quy hoạch vùng nuôi, yêu cầu thực hiện ĐGTĐMT hoặc bản ĐKĐTCMT, giấy phép đăng ký kinh doanh, các quy định về việc cấm sử dụng các loại hóa chất độc hại, các quy định về xử lý và phòng ngừa dịch bệnh, chọn lọc nguồn giống và thức ăn để giảm sự rủi ro do hoạt động nuôi tôm của hộ nuôi đến môi trường, kinh tế xã hội. Trong mô hình DPSIR, chỉ thị này được xem là chỉ thị đáp ứng, nhóm chỉ thị cho ta thấy những động lực có thể xảy từ hoạt động trên. Do đó, nó giúp cho những nhà quản lý có chính sách lâu dài để hạn chế thiệt hại. Bảng 4.1: Các chỉ thị đặc trưng của nhóm chỉ thị luật pháp và thể chế STT  Chỉ thị  Ý nghĩa   1  Lập quy hoạch vùng nuôi  Hạn chế xung đột tài nguyên, bảo đảm tính bền vững chung cho toàn khu vực về sử dụng tài nguyên, sức chứa môi trường.   2  Yêu cầu thực hiện ĐGTĐMT và bản ĐKĐTCMT  Căn cứ quản lý môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực ngay từ ban đầu và đảm bảo trong quá trình hoạt động tuân thủ luật BVMT thông qua các chương trình giám sát.   3  Quy định về sử dụng, cấm sử dụng hóa chất độc hại và kháng sinh trong NTTS  Đảm bảo nguồn nước, các hóa chất độc hại cấm sử dụng hoặc sử dụng quá quy định cho phép   4  Quy định về kiểm tra nguồn giống và thức ăn trước khi vào sử dụng  Đảm bảo đối tượng nuôi không bị ảnh hưởng sự xâm nhập các loài ngoại lai; nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng   5  Quy định về xử lý môi trường, giống, dịch bệnh  Giảm rủi ro đến môi trường, nâng cao năng suất   4.3.1.2. Nhóm chỉ thị quy mô hộ nuôi (I.2) Nhóm chỉ thị này bao gồm 9 chỉ thị mô tả các tính chất, đặc điểm, quy trình của hộ nuôi tôm. Các chỉ thị cho ta biết được hộ nuôi sẽ nuôi theo hình thức gì, các yêu cầu về việc nuôi tôm theo hình thức này sẽ đáp ứng như thế nào (như diện tích, mật độ, nguồn giống và thức ăn, các thiết bị cơ khí hóa cho hoạt động nuôi tôm,…). Có thể nói rằng, mọi tác động đến môi trường là do cách thức hoạt động của mỗi hình thức nuôi quyết định nên nhóm chỉ thị này sẽ cho ta thấy những nguyên nhân và hậu quả, áp lực tác động đến môi trường. Đây được xem là chỉ thị động lực - áp lực trong mô hình DPSIR. Bảng 4.2: Các chỉ thị đặc trưng của nhóm chỉ thị quy mô vùng nuôi STT  Chỉ thị  Ý nghĩa   1  Hình thức nuôi  Mức độ tác động đến tài nguyên, môi trường   2  Diện tích ao nuôi  Khả năng sử dụng tài nguyên (đất, nước,...)   3  Quyền sử dụng đất đai  Tính ổn định trong sản xuất   4  Ao nuôi xây dựng theo đúng quy trình kỹ thuật  Giảm thiểu tác động; hiệu quả của việc nuôi   5  Nguồn giống được lấy  Phòng ngừa dịch bệnh, chủ động mùa vụ, đảm bảo an toàn sinh học   6  Mật độ thả đối tượng nuôi  Quyết định tính ổn định vùng nuôi Khả năng sử dụng nguyên vật liệu   7  Số lượng loài nuôi  Hạn chế rủi ro và tác động đến môi trường.   8  Các hạng mục phục vụ cho nuôi tôm (ao xử lý, ao chứa nước,…)  Đảm bảo cho đúng quy trình nuôi tôm, tăng khả năng hạn chế tiêu cực đến môi trường và sự phát triển của tôm   9  Nguồn vốn sản xuất  Chủ động trong sản xuất   4.2.1.3. Nhóm chỉ thị môi trường và sinh thái (I.3) Nhóm chỉ thị này cho phép ta thấy thực trạng môi trường đất, nước, không khí và hiện trạng các loại tài nguyên hiện nay của khu vực hoạt động nuôi tôm. Nhóm chỉ thị này gồm 8 chỉ thị mô tả các vấn đề về chất thải mức độ xử lý và quản lý chất thải, những tác động của hoạt động này lên khu vực nhạy cảm, việc sử dụng nguồn nước và tình hình dịch bệnh xảy ra. Trong mô hình DPSIR, nhóm chỉ thị này có liên quan đến thực trạng môi trường. Nhóm chỉ thị này được xây dựng nhằm để đánh giá những tác động làm ảnh hưởng đến sự ổn định của môi trường. Bảng 4.3: Các chỉ thị đặc trưng của nhóm chỉ thị môi trường và sinh thái STT  Chỉ thị  Ý nghĩa   1  Mức độ xử lý nước thải trong quá trình nuôi  Tác động đến chất lượng nước xung quanh Khả năng sử dụng và tái sử dụng nguồn nước   2  Cấm sử dụng các loại hóa chất  Đảm bảo chất lượng sản phẩm, nước thải ra môi trường   3  Nguồn giống và thức ăn được kiểm tra  Bảo đảm những lây lan dịch bệnh, hàm lượng cho ăn đúng giúp cho loài được phát triển tốt   4  Hộ nuôi nằm trong khu vực nhạy cảm (rừng ngập mặn, đất ngập nước…)  Xâm hại đến các vùng cần được bảo vệ, vùng có giá trị về mặt sinh học, lịch sử, khảo cổ,...   5  Cải tạo môi trường sau mỗi vụ nuôi  Duy trì tính ổn định sinh thái của vùng nuôi Khả năng duy trì cơ sở hạ tầng   6  Nguồn nước sử dụng  Sử dụng tài nguyên và khả năng gây tác động   7  Dịch bệnh và mức độ xử lý các dịch bệnh  Khả năng hạn chế lan truyền, dịch bệnh của hộ nuôi   8  Áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh  Cảnh báo sớm các rủi ro đối với vùng nuôi   4.3.1.4. Nhóm chỉ thị kinh tế và xã hội (I.4) Nhóm chỉ thị này được xây dựng bao gồm 4 chỉ thị, đề cập đến các vấn đề sau: hoạt động nuôi tôm muốn được tồn tại và phát triển tốt thì nó phải mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương không chỉ hiện tại mà còn cả tương lai. Có như vậy, nó mới được sự chấp nhận của xã hội bằng cách tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương, tăng thu nhập cho mỗi gia đình, góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân. Ngoài ra, để hoạt động này PTBV thì cần hạn chế những xung đột tranh chấp xảy ra giữa các bên liên quan, góp phần tăng ngân sách cho nhà nước. Trong mô hình DPSIR, nhóm này thuộc nhóm động lực-tác động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBước đầu nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc