Cá nhân dân sự đề số 4

Đề số 4: Xây dựng một tình huống liên quan đến người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe của người khác. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó. Xác định mức độ bồi thường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai? Giải thích tại sao? Bài làm: * Tình huống: A (14 tuổi) là một học sinh cá biệt của lớp 8D trường THCS X. A thường xuyên có thái độ vô lễ với thầy T là giáo viên chủ nhiệm của lớp 8D. Thầy T luôn trách mắng A trên lớp và nhiều lần thi hành kỷ luật đối với A. A lâu nay vẫn bất mãn với thầy giáo của mình. 12/05/2010 A bị thầy T nghiêm khắc phê bình vì đã quá hạn từ lâu mà A vẫn chưa nộp tiền học (thực chất số tiền này A đã tiêu xài hết) và cảnh cáo nếu A không nộp tiền học thì sẽ bị đuổi học. A rất tức giận và nảy sinh ý định trả thù đối với thầy T. Ngày hôm sau, sau khi tan học A không về nhà mình mà đến thẳng nhà thầy T. A nấp sau bụi cây trước cửa nhà thầy, chờ đúng lúc thầy T mở cổng vào nhà, A xông tới tạt axit vào người thầy T sau đó bỏ chạy. Thầy T được đưa đi cấp cứu kịp thời. Xác định được tỷ lệ thương tật của thầy T là 32%. Toàn bộ chi phí liên quan đến việc chữa trị vết thương và phục hồi sức khỏe cho thầy T hết 30 triệu đồng. Chi phí hợp lý cho người chăm sóc thầy T không đáng kể. Thời gian điều trị kéo dài 6 tuần. Sau điều trị, vết thương để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Thầy T có thu nhập ổn định 3 triệu đồng/tháng, hưởng 50% lương trong thời gian điều trị. Cô Y (vợ thầy T đồng thời là người chăm sóc thầy T trong thời gian điều trị) có thu nhập ổn định, trung bình 2 triệu đồng mỗi tháng từ việc buôn bán nhỏ ở khu chợ gần nhà. Cha mẹ của A đã chi trả 50% chi phí điều trị cho thầy T. Tài liệu tham khảo

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2881 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cá nhân dân sự đề số 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 4: Xây dựng một tình huống liên quan đến người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe của người khác. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó. Xác định mức độ bồi thường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai? Giải thích tại sao? Bài làm: * Tình huống: A (14 tuổi) là một học sinh cá biệt của lớp 8D trường THCS X. A thường xuyên có thái độ vô lễ với thầy T là giáo viên chủ nhiệm của lớp 8D. Thầy T luôn trách mắng A trên lớp và nhiều lần thi hành kỷ luật đối với A. A lâu nay vẫn bất mãn với thầy giáo của mình. 12/05/2010 A bị thầy T nghiêm khắc phê bình vì đã quá hạn từ lâu mà A vẫn chưa nộp tiền học (thực chất số tiền này A đã tiêu xài hết) và cảnh cáo nếu A không nộp tiền học thì sẽ bị đuổi học. A rất tức giận và nảy sinh ý định trả thù đối với thầy T. Ngày hôm sau, sau khi tan học A không về nhà mình mà đến thẳng nhà thầy T. A nấp sau bụi cây trước cửa nhà thầy, chờ đúng lúc thầy T mở cổng vào nhà, A xông tới tạt axit vào người thầy T sau đó bỏ chạy. Thầy T được đưa đi cấp cứu kịp thời. Xác định được tỷ lệ thương tật của thầy T là 32%. Toàn bộ chi phí liên quan đến việc chữa trị vết thương và phục hồi sức khỏe cho thầy T hết 30 triệu đồng. Chi phí hợp lý cho người chăm sóc thầy T không đáng kể. Thời gian điều trị kéo dài 6 tuần. Sau điều trị, vết thương để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Thầy T có thu nhập ổn định 3 triệu đồng/tháng, hưởng 50% lương trong thời gian điều trị. Cô Y (vợ thầy T đồng thời là người chăm sóc thầy T trong thời gian điều trị) có thu nhập ổn định, trung bình 2 triệu đồng mỗi tháng từ việc buôn bán nhỏ ở khu chợ gần nhà. Cha mẹ của A đã chi trả 50% chi phí điều trị cho thầy T. * Giải quyết tình huống: Trong tình huống trên xuất hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo khoản 1 Điều 604 BLDS 2005: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.” A đã thực hiện hành vi trái pháp luật với lỗi cố ý xâm phạm tới sức khỏe của thầy T. Thiệt hại 32% sức khỏe. Giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trên thực tế có mối quan hệ nhân quả trực tiếp. Do đã thỏa mãn các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng được quy định cụ thể trong Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP người bị thiệt hại có quyền hưởng bồi thường toàn bộ, kịp thời và tương xứng với thiệt hại đã xảy ra. Người gây thiệt hại trong tình huống này là cá nhân dưới 15 tuổi (A mới 14 tuổi). Tuy A là người gây thiệt hại nhưng A lại không có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (có năng lực hành vi chưa đầy đủ, không có tài sản) Vì vậy cần phải xác định người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thay cho A để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Người này phải có khả năng bồi thường bằng tài sản của chính họ và đồng thời đang tham gia vào một quan hệ nghĩa vụ với người gây thiệt hại. Căn cứ theo khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 quy định: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.” Đối chiếu với khoản 1 Điều 621 BLDS 2005: “Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra”. Thời điểm A thực hiện hành vi gây thiệt hại là sau giờ học. Lúc đó không phải là thời gian A học tại trường. Trường THCS X không có trách nhiệm giám sát, quản lý học sinh sau giờ học nên không có lỗi trong việc để A thực hiện hành vi gây thiệt hại. Quan hệ nghĩa vụ giữa trường THCS X và học sinh A không tồn tại ở thời điểm hành vi gây thiệt hại xảy ra. Vì vậy nhà trường không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của A gây ra. Trường hợp của A không thuộc khoản 1 Điều 621 mà thuộc khoản 2 Điều 606. Trách nhiệm giám sát và quản lý A khi đó đã được trả về cho cha mẹ của A, những người có quan hệ nghĩa vụ với A là quan hệ giữa cha mẹ và con chưa thành niên. Cha mẹ của A mới là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tình huống trên. Việc xác định mức bồi thường cần căn cứ vào những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế để đảm bảo thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị thiệt hại. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc xác định mức bồi thường. Trong tình huống trên, nếu các bên không thỏa thuận được thì căn cứ vào Điều 609 BLDS 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP để xác định mức bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho thầy T bao gồm: + Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi 32% sức khoẻ của thầy T (không bị mất, giảm sút chức năng): 30.000.000 đồng. + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Trước khi sức khỏe bị xâm phậm, thầy T có thu nhập ổn định từ tiền lương theo hợp đồng là 3.000.000 đồng/tháng. Thời gian điều trị kéo dài 6 tuần. Trong thời gian điều trị thầy T được hưởng 50% lương. Như vậy thu nhập thực tế của thầy T bị giảm sút 50%. Thiệt hại này được tính như sau: 3.000.000 đồng : 4 x 6 x 50% = 2.250.000 đồng. + Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại. Cô Y có thu nhập ổn định hàng tháng là 2.000.000 đồng. Do chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị nên phần thu nhập này đã bị mất đi. Phần thiệt hại này cũng được bồi thường như sau: 2.000.000 đồng : 4 x 6 = 3.000.000 đồng. Tổng thiệt hại mà thầy T có quyền yêu cầu Tòa án buộc cha mẹ A phải bồi thường theo khoản 1 Điều 609 BLDS 2005 là 35.350.000 đồng. Ngoài ra thầy T còn có thể được hưởng một khoản tiền bù đắp sự tổn thất về tinh thần theo khoản 2 Điều 609 nhưng không vượt quá 30 tháng lương tối thiểu (tức 21.900.000 đồng) được áp dụng từ ngày 1/5/2010. Như vậy ngoài số tiền 50% chi phí điều trị đã chi trả trước đó, cha mẹ A có nghĩa vụ bồi thường cho thầy T thêm 20.350.000 đồng và một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Tài liệu tham khảo Giáo trình Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập II, Trường Đại học Luật Hà nội, Nxb CAND , Hà Nội – 2006 Giáo trình Luật Dân Sự Việt Nam tập II, Ts. Lê Đình Nghị - chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam. Tài liệu tham khảo Ls Ngô Sỹ Hàn, “Bộ luật Dân sự và 166 câu hỏi-đáp”, Nxb Lao động – Xã hội, 2006 Ths. Nguyễn Minh Oanh, “Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại”, (bài viết đăng trên Civillawinfor) Ts. Phùng Trung Tập, “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí tòa án nhân dân, số 10/2004. Văn bản luật Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP Nghị định số 28/2010/NĐ-CP Websites www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCá nhân dân sự đề số 4.doc