Cá nhân lao động 1, tình huống số 19

Tình huống số 19 BÀI LÀM 1. Phân tích tình huống được đưa ra. 1.1 Hành vi mua bán của anh T với cửa hàng X. Theo dữ kiện được đưa ra thì vào ngày 20/5/2010 anh T có mua một TV mà hình tinh thể lỏng giá 25 triệu đồng tại cửa hàng X. Như vậy quan hệ giữa anh T và cửa hàng X liên quan đến tài sản vì vậy đây là quan hệ xã hội về tài sản. Theo lý luận của chuyên ngành pháp luật dân sự thì đối tượng điều chỉnh của ngành luật này là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa các chủ thể của Luật Dân sự, nhằm đáp ứng lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho chính chủ thể tham gia quan hệ đó cũng như các chủ thể khác. Xem xét quan hệ tài sản này ta thấy được một số đặc điểm như sau:

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2976 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cá nhân lao động 1, tình huống số 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM 1. Phân tích tình huống được đưa ra. 1.1 Hành vi mua bán của anh T với cửa hàng X. Theo dữ kiện được đưa ra thì vào ngày 20/5/2010 anh T có mua một TV mà hình tinh thể lỏng giá 25 triệu đồng tại cửa hàng X. Như vậy quan hệ giữa anh T và cửa hàng X liên quan đến tài sản vì vậy đây là quan hệ xã hội về tài sản. Theo lý luận của chuyên ngành pháp luật dân sự thì đối tượng điều chỉnh của ngành luật này là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa các chủ thể của Luật Dân sự, nhằm đáp ứng lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho chính chủ thể tham gia quan hệ đó cũng như các chủ thể khác. Xem xét quan hệ tài sản này ta thấy được một số đặc điểm như sau: Thứ nhất, các chủ thể tham gia quan hệ này bình đẳng về địa vị pháp lý. Các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ này vừa do các bên thỏa thuận, vừa do pháp luật quy định. Cụ thể là các bên đã thỏa thuận về nghĩa vụ giao hàng của cửa hàng X, nghĩa vụ thanh toán số tiền là 25 triệu đồng của anh T, nghĩa vụ vận chuyển và lắp đặt của cửa hàng X,… Bên cạnh đó khi chất lượng vật mua bán không đảm bảo như trong hợp đồng, anh T đã thực hiện quyền của mình được quy định tại Điều 444 Bộ luật Dân sự, yêu cầu cửa hàng X đổi TV khác cho mình. Thứ hai, các chủ thể trong quan hệ này đều quan tâm tới những lợi ích vật chất hoặc tinh thần (Công ti X thu được khoản lợi nhuận từ việc bán chiếc TV còn anh T thỏa mãn được nhu cầu sử dụng, giải trí của mình). Thứ ba, trách nhiệm pháp lý ở đây mà các chủ thể phải gánh chịu liên quan đến tài sản, việc công ty X phải bồi thường cho anh T vì vi phạm nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng cam kết. Các đặc điểm của quan hệ tài sản nêu trên hoàn toàn phù hợp với những đặc điểm của một quan hệ pháp luật dân sự. Chủ thể trong mối quan hệ này gồm: cá nhân là anh T (công dân Việt Nam), pháp nhân là cửa hàng X; Về khách thể: Trong mối quan hệ này, khách thể là tài sản (chiếc TV); Về nội dung: Đó là các quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể tham gia theo quy định của Bộ luật Dân sự cũng như thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng. 1.2 Quan hệ giữa anh M với cửa hàng X. Có thể thấy mối quan hệ này mang đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động mà cụ thể là mối quan hệ giữa giữa người sử dụng lao động và người lao động. Ta thấy ở đây có sự phụ thuộc của nhân viên cửa hàng là anh M( mà có thể gọi đây là người lao động) vào chủ cửa hàng X(ở đây là người sử dụng lao động). Theo chi tiết trong tình huống thì anh M đã được xác nhận là nhân viên của cửa hàng X, tức đã có sự thiết lập hợp đồng lao động giữa hai bên, anh M là người làm thuê và được chủ cửa hàng X trả lương. Vì đã có hợp đồng lao động nên anh M phải dùng sức lao động của mình thực hiện các công việc do chủ cửa hàng giao cho. Anh M phải chịu sự quản lí, điều hành, sắp xếp, phải tuân theo mệnh lệnh của chủ cửa hàng X. Chi tiết anh M phải nhận sự phân công của chủ cửa hàng tới lắp đặt TV cho khách hàng theo như thỏa thuận giữa khách hàng và cửa hàng, anh M phải tự mình thực hiện công việc mà không thể chuyển giao công việc này cho người khác nếu không được sự đồng ý của chủ cửa hàng đã chứng minh cho nhận định. Như vậy, sự phụ thuộc giữa anh M vào chủ cửa hàng X là quá rõ ràng. Trong quan hệ pháp luật lao động này: Chủ thể gồm có: người lao động (ở đây là cá nhân anh M) trường hợp này ta coi anh M là người có đủ điều kiện lao động; Người sử dụng lao động ở đây là cửa hàng X là chủ thể dưới dạng tổ chức ta coi coi cửa hàng X đã đáp ứng đủ điều kiện của người sử dụng lao động; Khách thể: Là sức lao động của người lao động, trong tình huống này là sức lao động của anh M; Nội dung của quan hệ lao động: Là các quyền và nghĩa vụ của anh M và cửa hàng X trong quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động, vấn đề này được quy định trong Bộ luật Lao động (Điều 7; 8 Bộ luật Lao động năm 1994) và trong cả hợp đồng lao động giữa hai chủ thể. Bên cạnh đó, ở đây còn có một quan hệ liên quan đến quan hệ pháp luật lao động đó là quan hệ bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động của anh M cho cửa hàng X: Trong tình huống nêu trên, anh M(là người lao động) khi đang thực hiện nghĩa vụ lao động của mình (thực hiện công việc do chủ cửa hàng phân công) đã không cẩn thận và để xảy ra va quệt xe với người khác, dẫn đến giảm sút chất lượng hình ảnh của TV, gây thiệt hại 4 triệu cho cửa hàng X (là một bên chủ thể còn lại của quan hệ lao động). Và theo thỏa thuận giữa hai bên cũng như bảo đảm quyền, lợi ích cho người dử dụng lao động (được bồi thường thiệt hại nếu bị người lao động xâm hại lợi ích hợp pháp) thì anh M phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Như vậy các quan hệ pháp luật đã phát sinh trong tình huống bao gồm: Quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động, quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động. 2. Các đặc trưng của quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động so với các quan hệ pháp luật khác trong tình huống. Thứ nhất, người lao động phải chịu sự quản lí của người sử dụng lao động (Quyền quản lí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó bao gồm quyền tuyển chọn, phân công, sắp xếp, khen thưởng, xử phạt….). Trong tình huống trên, anh M phải chịu sự quản lí của cửa hàng X. Quyền quản lí được thể hiện ở quyền phân công sắp xếp của chủ cửa hàng X đối với M (như đã phân tích ở phần trên). Khác với đặc điểm trong quan hệ pháp luật dân sự, hai bên chủ thể độc lập và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không một bên nào có thể dùng ý chí của mình để áp đặt bên kia chính vì vậy không thể có mối quan hệ quản lí như trong quan hệ pháp luật lao động. Thứ hai, trong mối quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động, người lao động phải tự mình thực hiện công việc được giao, chỉ được chuyển giao nghĩa vụ của mình cho người khác khi được người sử dụng lao động cho phép. Nhân viên M của cửa hàng trong tình huống trên phải tự mình thực hiện việc vận chuyển và lắp đặt TV cho khách hàng theo sự phân công của chủ cửa hàng. Nhưng trong quan hệ pháp luật dân sự vốn tôn trọng sự thỏa thuận và tự do ý chí của các chủ thể thì việc thực hiện nghĩa vụ cũng mang tính mềm dẻo và linh hoạt. Trong tình huống nêu trên anh T khi mua TV của cửa hàng X đã thỏa thuận với cửa hàng về việc cửa hàng cho nhân viên giao hàng đến nhà anh và thực hiện việc lắp đặt. Như vậy anh T đã giao việc lắp đặt cho cửa hàng. Tuy nhiên người thực hiện nhiệm vụ lắp đặt theo thỏa thuận không nhất thiết phải là người đã thay mặt cửa hàng thỏa thuận với anh T, mà có thể giao việc này cho một nhân viên khác trong trường hợp này là anh M. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật Lao động, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. Lê Đình Nghị, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam 1, Nxb, Giáo dục, Hà Nội, 2010. Bộ luật Lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007. Bộ luật Dân sự năm 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCá nhân lao động 1 Tình huống số 19 (8 điểm).doc
Luận văn liên quan