Các án kiện ly hôn về vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng, huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương

Phần I Giới thiệu về chuyên đề Trong chừng mực nào đó có thể định nghĩa Luật Hôn Nhân Gia Đình như là tập hợp các quy tắc chi phối sự thành lập và sự vận hành của gia đình. Có 3 dữ kiện liên quan đến gia đình mà từ việc phân tích 3 dữ kiện ấy người làm luật đề ra quy tắc của mình, sự phối hợp của một người đàn ông và một người đàn bà nhằm xây dựng cuộc sống chung, sự sinh con và việc giáo dục con.Vai trò của luật Hôn Nhân Gia Đình được xác định tuỳ theo kết quả xác định mối quan hệ giữa nhà nước và gia đình, hay đúng hơn tuỳ theo mức độ tự chủ của gia đình với nhà nước trong giá trị hệ thống và phát triển các dữ kiện ấy . Vấn đề giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn là vấn đề phức tạp và khó giải quyết. Thực tiễn cho thấy tại các cơ quan thi hành án dân sự , tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn chiếm phần lớn trong các vụ tranh chấp tài sản dân sự. Gần một nửa các vụ án dân sự là tranh chấp tài sản của vợ chồng trong các án kiện ly hôn, trong đó số án giải quyết chủ động chiếm phần lớn .Tài sản của vợ chồng là tài sản hợp nhất, vì vậy khi chia tài sản này phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề hoàn cảnh của người phụ nữ và trẻ em vì đây là hai đối tượng cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Trong các trường hợp giải quyết chia tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn, đã được quy định cụ thể trong luật hôn nhân năm 2000 và các văn bản hướng dẫn kèm theo. Tuy nhiên vấn đề phức tạp ở chỗ hai ngưòi không có giấy đăng kí kết hôn ,không xác định rõ tài sản chung hay riêng, tài sản tranh chấp đang thuộc sở hữu chung với hộ gia đình. Để giải quyết vấn đề này, công tác thi hành án dân sự phải được đảm bảo theo những quy định của pháp luật, đặc biệt là của luật Hôn nhân gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong những năm qua, thi hành án dân sự huyện Thanh hà tỉnh Hải dương đã làm tốt nhiệm vụ được giao, giải quyết các bản án, quyết định dân sự một cách nhanh chóng và hiệu quả, nhất là trong các án kiện ly hôn về vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng. Phần II Những nguyên tắc và điều kiện để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là một loại quan hệ đặc biệt ràng buộc 2 người vốn đã gắn bó với nhau do hiệu lực của hôn nhân , nghĩa là có đăng kí kết hôn , liên quan đến tài sản , nói chung là các lợi ích vật chất có giá trị tiền tệ .Trong khung cảnh của luật thực định việt nam , sự thoả thuận của quan hệ tài sản của vợ chồng phụ thuộc vào sự tồn tại của quan hệ hôn nhân - Quan hệ tài sản của vợ chồng không tồn tại giữa 2 người chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn quan hệ tài sản giữa vợ chồng bị thủ tiêu. Trong trường hợp 2 người chung sống với nhau có đăng kí kết hôn nhưng sau đó hôn nhân bị huỷ theo một bản án hoặc quyết định của toà án .Quan hệ tài sản giữa vợ chồng chấm dứt trong trường hợp 2 người chung sống với nhau có đăng kí kết hôn nhưng sau đó hôn nhân chấm dứt do ly hôn hoặc do có một người chết.

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3899 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các án kiện ly hôn về vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng, huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Giới thiệu về chuyên đề Trong chừng mực nào đó có thể định nghĩa Luật Hôn Nhân Gia Đình như là tập hợp các quy tắc chi phối sự thành lập và sự vận hành của gia đình. Có 3 dữ kiện liên quan đến gia đình mà từ việc phân tích 3 dữ kiện ấy người làm luật đề ra quy tắc của mình, sự phối hợp của một người đàn ông và một người đàn bà nhằm xây dựng cuộc sống chung, sự sinh con và việc giáo dục con.Vai trò của luật Hôn Nhân Gia Đình được xác định tuỳ theo kết quả xác định mối quan hệ giữa nhà nước và gia đình, hay đúng hơn tuỳ theo mức độ tự chủ của gia đình với nhà nước trong giá trị hệ thống và phát triển các dữ kiện ấy . Vấn đề giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn là vấn đề phức tạp và khó giải quyết. Thực tiễn cho thấy tại các cơ quan thi hành án dân sự , tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn chiếm phần lớn trong các vụ tranh chấp tài sản dân sự. Gần một nửa các vụ án dân sự là tranh chấp tài sản của vợ chồng trong các án kiện ly hôn, trong đó số án giải quyết chủ động chiếm phần lớn .Tài sản của vợ chồng là tài sản hợp nhất, vì vậy khi chia tài sản này phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề hoàn cảnh của người phụ nữ và trẻ em vì đây là hai đối tượng cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Trong các trường hợp giải quyết chia tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn, đã được quy định cụ thể trong luật hôn nhân năm 2000 và các văn bản hướng dẫn kèm theo. Tuy nhiên vấn đề phức tạp ở chỗ hai ngưòi không có giấy đăng kí kết hôn ,không xác định rõ tài sản chung hay riêng, tài sản tranh chấp đang thuộc sở hữu chung với hộ gia đình. Để giải quyết vấn đề này, công tác thi hành án dân sự phải được đảm bảo theo những quy định của pháp luật, đặc biệt là của luật Hôn nhân gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong những năm qua, thi hành án dân sự huyện Thanh hà tỉnh Hải dương đã làm tốt nhiệm vụ được giao, giải quyết các bản án, quyết định dân sự một cách nhanh chóng và hiệu quả, nhất là trong các án kiện ly hôn về vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng. Phần II Những nguyên tắc và điều kiện để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là một loại quan hệ đặc biệt ràng buộc 2 người vốn đã gắn bó với nhau do hiệu lực của hôn nhân , nghĩa là có đăng kí kết hôn , liên quan đến tài sản , nói chung là các lợi ích vật chất có giá trị tiền tệ .Trong khung cảnh của luật thực định việt nam , sự thoả thuận của quan hệ tài sản của vợ chồng phụ thuộc vào sự tồn tại của quan hệ hôn nhân - Quan hệ tài sản của vợ chồng không tồn tại giữa 2 người chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn quan hệ tài sản giữa vợ chồng bị thủ tiêu. Trong trường hợp 2 người chung sống với nhau có đăng kí kết hôn nhưng sau đó hôn nhân bị huỷ theo một bản án hoặc quyết định của toà án .Quan hệ tài sản giữa vợ chồng chấm dứt trong trường hợp 2 người chung sống với nhau có đăng kí kết hôn nhưng sau đó hôn nhân chấm dứt do ly hôn hoặc do có một người chết. Mục 1: Điều kiện để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn Theo luật Hôn nhân gia đình năm 2000 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì căn cứ giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn là một trong hai người có đơn yêu cầu ly hôn gửi toà án và có yêu cầu giải quyết tranh chấp về tài sản. vì vậy các bên đương sự phải là vợ chồng hợp pháp và có đủ điều kiện kết hôn theo điều 9 của luật hôn nhân gia đình và phải được đăng kí kết hôn (Điều 11,12 luật hôn nhân gia đình) do cơ quan có thẩm quyền thực hiện đối với công dân việt nam thì ở UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên và cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự Việt nam ở nước ngoài với công dân Việt nam với nhau ở nước ngoài. Hoặc trong trường hợp hôn nhân thực tế được toà án công nhận trước năm 2000 đối với những trường hợp chưa đăng kí kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng và có tài sản chung thì cũng được giải quyết theo luật Hôn nhân gia đình năm 2000. Trên nguyên tắc công đân có quyền có tài sản riêng (Điều 32 Luật Hôn nhân gai đình năm 2000) quy định tài sản riêng của vợ chồng theo đó vợ chồng có quyền có tài sản riêng và vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung . Đây là điều kiện rất quan trọng để cơ quan thi hành án căn cứ giải quyết vấn đề tranh chấp tài sản khi ly hôn . Việc ly hôn phải được toà án quyết định bằng bản án hoặc quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật . Mục 2. Các nguyên tắc giải quyết chia tài sản khi ly hôn. Theo quy định tại điều 95 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn thì tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc : - Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này . Lao động của vợ, chồng trong gia đình coi như lao động có thu nhập . - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự , không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình . - Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. - Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch . Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản chung của vợ, chồng do vợ chồng thoả thuận,nếu không thoả thuận được thì yêu cầu toà án giải quyết. Những nguyên tắc trên phải được thực hiện một cách nghiêm túc và là căn cứ dể áp dụng giải quyết trong các trường hợp tranh chấp tài sản vợ chồng trong các án kiện ly hôn. Phần III Các căn cứ của pháp luật Hôn nhân gia đình năm 2000 về giải quyết các tranh chấp tài sản giữa vợ và chồng trong các vụ kiện ly hôn và thực tiễn giải quyết tại cơ quan thi hành án dân sự huyện thanh hà - hải dương. Thanh Hà là một huyện nằm ở phía đông tỉnh Hải Dương. Thanh Hà trải dài theo hướng tây bắc đông nam có diện tích tự nhiên là 158,9km2; dân số năm 2006 là 161.260 người sống trên 24 xã và một thị trấn của huyện.Phía Tây và Nam giáp thành phố Hải Dương,phía đông và nam giáp huyện Kim Thành và huyện An Lão, phía Bắc giáp huyện Nam Sách.Bao quanh huyện là hệ thống các sông lớn với 72 km2đê. Là huyện cửa ngõ phía đông thành phố Hải Dương, Thanh Hà có các con sông lớn bao quanh tạo nên những tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng. Mảnh đất Thanh Hà có lịch sử phát triiển lâu đời , trải qua hàng vạn năm được phù sa sông Thái Bình và sông Kinh Thầy bồi đắp đã thành đồng bãi phù sa châu thổ .Đồng thời Thanh Hà cũng là mảnh đất nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm , nguồn đất dồi dào, đất đai phì nhiêu thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp .Xuất phát từ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như vậy mà huyện Thanh Hà về cơ bản vẫn là huyện thuần nông với 80%dân số gắn với cây lúa . Thi hành án dân sự huyện Thanh Hà có trụ sở nằm ở thi trấn Thanh Hà với diện tích được uỷ ban nhân dân cấp huyện là 1000m2 .Trước những nhiệm vụ mà cấp trên giao phó các cán bộ và chấp hành viên của đội đã hăng hái tham gia tích cực vào công tác thi hành án để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngược thời gian trỏ về trước là cả một chặng đường đã qua với nhiều khó khăn của ngày mới tách huyện . Có thể nói ngày mới tách huyện cơ sở vật chất của cơ quan thi hành án vô cùng thiếu thốn: trụ sở chật hẹp, phương tiện làm việc chưa đủ, lực lượng cán bộ ít ỏi ( chỉ có 3 cán bộ trong đó có một chấp hành viên ) với trình độ chuyên môn không đồng đều và phần lớn chưa có kinh nghiệm công tác.Nhưng cho đến nay Thi hành án huyện Thanh Hà đã dần kiện toàn về mặt tổ chức và cơ sở vật chất đã được đầu tư tương đối đầy đủ. Đặc biệt với vốn kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Thi hành án cộng với kinh nghiệm đã qua công tác thi hành án dân sự đã góp phần nâng cao uy tín của cơ quan. Năm 2006 đã có 6 biên chế chính thức trong đó có 2 chấp hành viên và một đội trưởng. Ba biên chế đã tốt nghiệp đại học Luật chính quy còn lại là tốt nghiệp đại học Luật hệ tại chức và trung cấp các ngành khác. Đây là bước tiến triển tốt của đội ngũ cán bộ ở đây. Nhờ đó đã phần nào đáp ứng được nhiệm vụ, yêu cầu ngày càng cao của cơ quan. Với số lượng cán bộ và chấp hành viên còn ít như vậy nên số lượng công việc mà mỗi chấp hành viên phải đảm nhiệm là rất lớn. Mỗi chấp hành viên phải thường xuyên giải quyết nhiều việc. Nói chung số vụ việc, quyết định mà mỗi chấp hành viên phải giải quyết là tương đối nhiều. Điều này đòi hỏi các chấp hành viên phải có chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác để đạt hiệu quả cao trong công việc. Mục 1. Các căn cứ trong pháp luật Hôn nhân gia đình năm 2000 về giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong án kiện ly hôn. Vấn đề chia tài sản của vợ chồng được quy định rõ trong luật hôn nhân gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tài sản chung của vợ chồng có thể được chia trong thời kì hôn nhân theo yêu cầu của các bên hoặc theo quyết định của toà án khi một người phải thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tài sản chung còn được chia khi một bên chết hoăc ly hôn. Khi giải quyết việc tranh chấp tài sản trong đơn ly hôn, Toà án sẽ căn cứ vào các quy định trong luật hôn nhân gia đình để giải quyết. Ngoài những căn cứ về điều kiện kết hôn, thủ tục ly hôn, nguyên tắc chia tài sản thì những căn cứ sau đựơc áp dụng trực tiếp nhất để giải quyết vấn đề chia tài sản khi ly hôn. Theo điêù 96 luật hôn nhân gia đình 2000 thì chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn thì được giải quyết như sau: Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình thì căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thoả thuận với gia đình, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu toà án giải quyết. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể được chia theo phần thì khi ly hôn,tài sản của vợ chồng đựơc trích ra từ khối tài sản chung đó đựơc chia như sau: Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó . Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau: Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, nêú cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thoả thuận của hai bên, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu toà án giải quyết theo quy định của điều 95 của luật này( theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn) Trong trường hợp chỉ có một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng. Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định như trên. Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự . Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại điều 96 của luật này. Theo điều 98 chia nhà ở thuọcc sở hữu chung của vợ chồng : Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại điều 95 của luật này, nếu không thể chia được thì bên đựợc tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch mà họ được hưởng . Theo điều 99. Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp thuộc sở hữu riêng của một bên . Trong trưồng hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà ở căn cứ vào công sức bảo duỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà . Mục 2 : Các trường hợp giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong các án kiện ly hôn. Để quyết định công nhận ly hôn cho các đương sự, Toà án phải dựa vào những căn cứ pháp luật nhất định để giải quyết. Nếu như trong đơn ly hôn các bên thuận tình và thoả thuận giải quyết, chia tài sản theo yêu cầu mỗi bên thì toà án sẽ căn cứ vào đó và giải quyết theo đơn và ra quyết định công nhận sự thoả thuận này. Theo đó tài sản sẽ được các bên thoả thuận giải quyết, còn nếu như trong đơn ly hôn chỉ có một bên yêu cầu xin được ly hôn và chia tài sản chung,hoặc hai bên không tự thoả thuận được việc chia tài sản thì toà án sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật để chia cho phù hợp. Nếu như trong truờng hợp" hôn nhân thực tế " thì toà án sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật là nếu như họ không đăng kí kết hôn trước khi luật hôn nhân gia đình năm 2000 có hiệu lực thì sẽ được đăng kí kết hôn theo luật hôn nhân năm 2000 và nếu có đơn xin giải quyết ly hôn thì toà sẽ giải quyết theo luật hôn nhân năm 2000.Trong trường hợp sau khi luật hôn nhân gia đình năm 2000 có hiệu lực mà họ không đăng kí kết hôn thì toà án sẽ không công nhận là vợ chồng và nếu có đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn thì sẽ không được chấp nhận, còn tài sản thì sẽ chia như tài sản dân sự tức là sẽ căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên, tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc về bên ấy. Vì không đựơc công nhận là vợ chồng nên tài sản này không được coi là tài sản hợp nhất, mà chỉ được coi như tài sản dân sự sở hữu chung theo phần. Trong trưòng hợp vợ chồng sống chung với nhau mà không có đăng kí kết hôn, sau năm 1954 mà người chồng tập kết ra ngoài Bắc mà lấy thêm vợ nữa thì trong trường hợp này nếu có đơn yêu cầu giải quyết ly hôn của một trong hai người vợ thì toà án sẽ công nhận cả hai người vợ này vì đây là do hoàn cảnh đất nước như vậy. Còn nếu có yêu cầu giải quyết tranh chấp về tài sản Toà án sẽ giải quyết theo pháp luật hiện hành tức luật hôn nhân gia đình năm 2000. Phần IV Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn tại thi hành án dân sự huyện Thanh hà tỉnh Hải dương . Mục 1 .Tình hình thực tế giải quyết các tranh chấp tài sản trong các án kiện ly hôn Trong những năm gần đây tình trạng ly hôn có xu hướng gia tăng số án ly hôn chiếm khoảng 50% số án dân sự . Tính riêng năm 2005-2006 đã có 413 án ly hôn trong tổng số 946 án dân sự tại huyện Thanh Hà tỉnh Hải dương, trong đó số án giải quyết theo điều luật chiếm 325 án còn lại là giải quyết theo yêu cầu của các đương sự. Năm 2005có 186 án ly hôn thì năm 2006 con số này là 227 án tăng 12%so với năm 2005.Trong số các án ly hôn thì lý do ly hôn chủ yếu là do tính tình không hợp nhau, không có con, một bên mất tích ...Nhiều nhất là ở các xã Thanh An , Cẩm Chế, Thanh Bình. Theo báo cáo tổng kết của cơ quan thi hành án thì số án dân sự tại huyện Thanh Hà không thi hành được chiếm tỉ lệ khá lớn, trong số đó án ly hôn không thi hành được chiếm khoảng 2/3 tổng số án dân sự . Vấn đề tranh chấp tài sản của vợ chồng khó giải quyết khi không xác định được tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng các bên không tự chứng minh được là của mình, tranh chấp về quyền thừa kế tài sản để lại cho vợ hay chồng. Nếu như trong các án dân sự,các đương sự sẽ phải thi hành trách nhiệm của mình nếu không sẽ bị cưỡng chế nhưng đối với án kiện ly hôn, việc thi hành sẽ khó giải quyết hơn vì vấn đề tài sản chung khó xác định, xác định tài sản riêng, trách nhiệm nuôi con là điều không dễ dàng. Vì vậy trong các án kiện ly hôn cần phải thi hành thì chỉ có khoảng 67% được các đương sự thực hiện nghiêm túc. Số còn lại rất khó thi hành, cưỡng chế. Trong các án kiện ly hôn thì vấn đề giải quyết tranh chấp về tài sản là phức tạp và khó giải quyết. Khi có đơn yêu cầu giải quyết ly hôn của các đương sự, Toà án sẽ căn cứ vào lời khai và yêu cầu của đương sự để giải quyết. Việc xác định phân chia tài sản là điều quan trọng và là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền căn cứ giải quyết dựa trên luật Hôn nhân gia đình năm 2000 tức là có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên và nguyên tắc bảo vệ bà mẹ trẻ em. Mục 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn. Các căn cứ pháp luật đều phải dựa trên luật Hôn nhân gia đình để giải quyết những tranh chấp về tài sản của vợ chồng thì phải dựa vào đơn yêu cầu ly hôn của đương sự và xác định được số tài sản chung của đương sự. Việc xác định số tài sản chung hay riêng của đương sự rất khó xác định khi tài sản chung đang do một người quản lý, tài sản chung đang ở nước ngoài, tài sản riêng như nữ trang có giá trị lớn. Như vậy có thể qua một số vụ việc dưới đây để làm rõ vấn đề này. *vụ việc thứ nhất: Tại bản án số 16 ngày 28/9/2004 của TAND huyện Thanh hà Chị Phan Thanh Mai và anh Buỳ Duy An đều trình bày: anh chị kết hôn hoàn toàn tự nguyện và có đăng kí tại UBND xã Thanh lang ngày20/11/2001. Sau khi cưới thì nảy sinh mâu thuẫn và chị Mai đã bỏ về nhà ngày 6/11/2003 .Nay anh chị xác định tình cảm không còn và xin được ly hôn .Về tài sản vợ chồng hiện có anh chị đều xác nhận:tiền bán ruộng đất của chị Mai 1293,1m cho anh Tăng Bá Thiện 14.800.000đ,sau đó vợ chồng đã mua ruộng của anh Tăng Bá Quảng 1432m2 với giá 16.000.000đ trên diện tích mua anh An và chị Mai đã lập vồng cây ăn quả và mua cây tre dóc rào nay hai bên thoả thuận trị giá cả lập vồng là 19.000.000đ còn cây cối trị giá 2.280.000đ, tiền mua dóc 1.500.000đ, cộng 22.780.000đ. Khi chưa làm nhà ở trên diện tích này vợ chồng đã xây dựng một chuồng lợn và vật liệu xây dựng làm chuồng để chăn vịt, ngan gà trên diện tích đất của gia đình ông Tỵ 2 bên thoả thuận trị giá 2.500.000đ . Tổng giá trị 2 bên thoả thuận trị giá 25.280.000đ . Về công nợ : anh An trình bày quá trình lập vườn, làm chuồng lợn, mua cây cối trồng, mua vật liệu làm chuồng chăn nuôi ngan gà, vịt, mua thức ăn cho gia súc ,mua đạm,lân, kali, hiện còn nợ anh Tăng Bá Quảng 500.000đ,chị Tăng Thị Dương 300.000đ, bà Thắm 800.000đ, mẹ anh vay hộ nông dân xã 300.000đ, vợ chồng anh Bích, chị Lịch 400.000đ, anh Mích 11 xe cát 400.000đ, anh Sự, chị Tẹo 1500.000đ, anh Quang 1.800.000đ, chị Yến 1500.000đ, chị Thảo 2 lần mua chịu hàng 3.500.000đ, chị Mai 200.000đ, chị Trâm 50.000đ, bà Bổng 90.000đ, chị Hương 50.000đ, chị Nụ 200.000đ, anh Thảng 50.000đ, thuê chị Thuý vằm đất 750.000đ, chị Thảo 1000.000đ. Khi ly hôn lời khai có tại hồ sơ anh An đề nghị diện tích lập vườn chia 3 cho hai vợ chồng và con, còn các tài sản khác chia đôi bằng hiện vật vì anh không có tiền trả . Về công nợ anh khai đề nghị chị Mai phải có trách nhiệm. Còn chị Mai lời khai có tại hồ sơ cũng như tại phiien toà đề nghị vì bán diện tích ruộng tiêu chuẩn của chị mua ruộng của anh Quảng nên chị đề nghị trả chị 2 sào còn lại chia đôi còn các tài sản khác trên đất của bố mẹ anh An để quản lý cây cối trên phần đất của ai người đó quản lý sở hữu, chênh lệch chia đôi. Căn cứ trình bày lời khai của các đương sự Toà án đã xác định điều tra thể hiện chứng cứ có tại hồ sơ Hội đồng xét xử toà án nhân dân huyện Thanh Hà thấy vợ chồng chị Phan Thị Mai và anh Bùi Duy Anh kết hôn trên cơ sở tự nguyện có đăng kí tại UBND xã Thanh Lang. Diện tích lập vườn 1432m2mua của anh Quảng là nguồn gốc bán 1293,1m2 tiêu chuẩn ruộng đất canh tác của chị Mai, gia đình bà Thuý chia cho nay chị Mai xin lại 720m2ruộng được chấp nhận là tài sản riêng. Số diện tích còn lại chia bằng nhau. Về các khoản nợ, Toà án xác minh là đã trả hết, nợ ít khai nhiều. Riêng khoản nợ 3000.000đ anh An khai nhờ mẹ anh là bà Bình vay hộ ở Hội nông dân xã thì không có tên bà trực tiếp vay. Do vậy có đủ có đủ căn cứ anh An, Chị Mai khi ly hôn còn nợ 11.063.000đ vợ chồng phải có nghĩa vụ thanh toán. Xét thấy anh An sở hữu tài sản nhiều hơn chị Mai số tiền 598.500đ tính chung khoản nợ mà anh An mua hàng, còn sau khi chị Mai đi là khoản nợ của riêng của anh. Chị Mai phải trả cho anh An 1500.000đ giá trị nợ chênh lệch. Hội đồng xét xử toà án nhân dân huyện Thanh Hà đã xử giao cho chị Mai được sử dụng 1076m2 đất vườn trị giá 14.250.000đ được sở hữu toàn bộ cây cối, tre dóc tài sản khác trên đất được giao giá trị 2.835.000đ. Giao cho anh Bùi Duy An phần đất còn lại diện tích 356,2m2 giá trị 4.750.000đ. Được sở hữu toàn bộ cây cối, tre dóc và tài sản khác trên đất trị giá 945.000đ. Giao cho anh An được sở hữu 1 chuồng lợn xây trị giá 2.500.000đ. Về công nợ : giao cho chị Mai trả nợ bà Phạm Thị Thuý 600.000đ , anh Tăng Bá Quảng 300.000đ, chị Yến 517.000đ, bà Nguyễn Thị Thảo 1.737.000đ .Tổng phải trả là 3.196.000đ, nhưng phải trả chênh lệch nợ cho anh An 1.500.000đ. Giao cho anh An phải trả nợ cho gia đình chị Tăng Thị Dương 3.000.000đ anh Tăng Bá Thưởng 60.000đ, trả 3000.000đ cho bà Bình, ông Nguyễn Khắc Mích 400.000đ, chị Tăng Thị Nụ 200.000đ, bà Tăng Thị Thắm 700.000đ. Tổng nợ phải trả 7.867.000đ. Về án phí : chị Mai phải trả chịu 50.000đ án phí ly hôn, án phí chia tài sản chị Mai phải trả 854.000đ án phí chia tài sản . Qua vụ việc trên ta có thể thấy rằng hội đồng xét xử Hội đồng xét xử Toà án nhân dân huyện Thanh Hà đã áp dụng điều 89,90,92,94,95,97 luật Hôn nhân gia đình , nghị định 70/CP quy định án phí dân sự và án phí chia tài sản, thông tư 01/LN quy định lãi xuất chậm thi hành án dân sự. Căn cứ để ra quyết định như vậy, Toà án đã xác định quan hệ của anh An và chị Mai là quan hệ vợ chồng hợp pháp có đăng kí kết hôn theo luật định, lý do ly hôn được toà chấp nhận là hợp lý. Vấn đề chia tài sản được yêu cầu giải quyết trong đơn được xác định theo nguyên tắc chia tài sản của luật hôn nhân gia đình năm 2000. Tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ấy. Tài sản chung về nguyên tắc được chia đôi có căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên. Về phần công nợ thì Toà xác định là nợ chung của 2 vợ chồng nên cũng được chia đôi nhưng vì chị Mai phải nuôi con nhỏ, nên khi ly hôn được trả phần nợ ít hơn anh An. Như vậy Toà đã căn cứ vào nguyên tắc chia tài sản vợ chồng có tính đến việc ưu tiên quyền phụ nữ và trẻ em. Vì tài sản chung ở đây được xác định rõ ràng nên việc giải quyết tranh chấp tài sản được giải quyết theo đúng tinh thần luật hôn nhân gia đình. Trong trường hợp trên vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng chị Mai và anh An đã được toà án giải quyết theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000. * Vụ việc thứ 2 TAND huyện Thanh Hà xét xử ly hôn giữa chị Đỗ Thị Yến và anh Nguyễn Văn Thành, trú quán tại Thuý Lâm -Thanh Sơn -Thanh hà . Chị Đỗ Thị Yến và anh Nguyễn Văn Thành được gia đình 2 bên gia đình tổ chức cưới vào tháng 11/1987. Hai bên đủ điều kiện kết hôn nhưng do không am hiểu pháp luật nên không đăng kí kết hôn . Sau ngày cưới mâu thuẫn phát sinh khi anh Thành hay đi cờ bạc đánh đập chị Yến.Vợ chồng không ăn ở với nhau từ tháng 6 /2003 đến nay và xin được ly hôn .Toà xét thấy chị Đỗ Thị Yến và anh Thành xây dựng với nhau trên cơ sở tự nguyện, 2 bên đã đủ tuổi đăng kí kết hôn. Song do không am hiểu pháp luật nên đã không đăng kí kết hôn. Mặc dù luật hôn nhân gia đình năm 2000 đã khuyến khích tạo điều kiện để họ đăng kí kết hôn nhưng 2 người không thực hiện. Vì vậy căn cứ vào khoản 2 NQ55 của Quốc hội nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ 3/1/1987 đến ngày 1/1/2003 mà không đăng kí thì không được công nhận là vợ chồng. Về quan hệ con chung : chị Yến nhận nuôi 2 con Về quan hệ tài sản : Chị Yến và anh Thành thừa nhận xây 01 gian nhà ống, 01 gian bếp, 01 gian nhà tắm, 01 giếng khơi, 01 hố tiêu diện tích 721m2và 11 cây vải. Chị Yến khai vợ chồng làm nhà không có tiền còn vay của mẹ đẻ chị 12.000.000đ,vay anh Vịnh 3.000.000đ để chữa bệnh cho cháu Đô, và vay cậu Ghi 1.500.000đ từ năm 2003. Khi bán vải năm 2003 trả cậu Ghi xong. Ngoài ra chị đi lấy chồng gia đình chị cho 400.000đ mua diện tích của bố chồng là 10 thước có văn bản viết bán cho chị, trong đó có 04 cây vải sau gia đình anh Thành cho 05 thước có 01 cây vải tổng cộng 360m2 đất thổ cư .Toàn bộ tài sản trên vợ chồng không tự thoả thuận đã mời Hội đồng định giá . Ngoài ra chị Yến và anh Thành tự thoả thuận về diện tích 721m 2 ở khu cống vôi có 16 thước trồng được 6 cây vải, ở khu đồng đất ông Quảng 5 thước trồng được 4 cây vải tự chia theo khẩu. Khi ly hôn chị Yến đề nghị 10 thước đất của chị là tài sản riêng. Anh Thành không thừa nhận vay của mẹ vợ số tiền làm nhà cũng như của anh Vinh, cậu Ghi. Khi làm nhà vợ chồng còn thu hoạch vải để làm nhà , cháu Đô ốm đi chữa bệnh hết 5.000.000đ. Thừa nhận số tiền mua vườn gia đình vợ cho, sau gia đình anh cũng cho 5 thước ở khu ông Quảng, 16 thước ở khu cống vôi gồm 8 cây vải chia theo tiêu chuẩn hai bên tự thoả thuận, ngoài ra anh Thành khai vợ chồng còn mua của anh Lừng 12 thước ruộng có 5 cây vải, nếu toà giải quyết cho ly hôn anh đề nghị giải quyết theo pháp luật. Diện tích 721m2thoả thuận tự chia anh cũng nhất trí như hội đồng định giá. Toà đã tiến hành xác minh về nguồn gốc tài sản của vợ chồng chị Yến và anh Thành thì thấy rằng: khi 2 anh chị xây dựng với nhau được 1 năm . Năm 1988 anh Thành đi làm thuê bị tai nạn lao động có ảnh hưởng đến dây thần kinh, ăn nói không được bình thường. Toàn bộ chi tiêu trong nhà cũng như xây dựng chị Yến đứng ra lo toan vay mượn để làm nên khối tài sản trị giá 23.670.000đ và trồng 11 cây vải trị giá 4.000.000đ, trong khi các cháu còn nhỏ, cháu Đô phải đi viện nên nhiều lần nên chữa bệnh tốn tiền, nhưng anh Thành khai không vay mượn là không có căn cứ, vì vậy bà Đọc khai bà cho vay 12.000.000đ khi làm nhà bà cho 2.000.000đ, ngoài ra thu hoạch vải còn vải đong ăn cho cả nhà, khi vay mượn chi tiêu vợ chồng vẫn hoà thuận anh Thành cố tình không biết nguồn thu không có, đi làm thì không. Vợ chồng chỉ trông nom vào mấy cây vải vừa mới trồng, vì vậy xác định làm nhà có vay bà Đọc 10.000.000đ, vay tiền chữa bệnh cho cháu Đô 3.000.000đ. Khi ly hôn hai bên đều phải có trách nhiệm thanh toán . Về chỗ ăn ở của vợ chồng, Toà án cũng xem xét hiện tại chị Yến ba mẹ con chị đều đi ở nhà, tuy làm nên nhưng cả 2 đều bỏ, các đương sự đề nghị chia đôi. Song diện tích 14 thước lại là đất 721m2 không được làm nhà nhưng vợ chồng vẫn đi làm. Xét chị Yến nuôi 2 con nhỏ chỗ ăn ở không có, nên giao cho chị Yến quản lý và chia trả anh Thành bằng tiền. Anh Thành đã ở với gia đình, hiện tại chỉ có 1 mình anh Thành ở với bố mẹ, đất lại riêng, như vậy là phù hợp đảm bảo quyền lợi của các đương sự . Ngoài diện tích 721 m2 được chia khi chị Yến khi về gia đình chồng, gia đình chị cho 400.000đ mua đất của bố anh Thành khi bán có văn bản Bồng viết là bán cho con dâu là Yến 10 thước có 04 cây vải. Sau gia đình cho anh Thành 05 thước và 01 cây vải, nay chị Yến cho là tài sản riêng của chị, nhưng từ khi vợ chồng ăn ở vẫn thu nhập chi tiêu. Toà cũng xét đến đất thổ cư là lâu dài khi xây dựng với anh Thành cả 2 gia đình đều cho, khi ly hôn chị lại phải nuôi con nhỏ nên giao cho chị phần nhiều hơn, vì công sức đóng góp duy trì phát triển tạo lập nhiều hơn . Ngoài ra anh Thành còn khai vợ chồng mua của chị Lừng 12 thước ruộng có 06 cây vải, chị Yến không thừa nhận. Toà án đã xác minh không đủ căn cứ kết luận vợ chồng không mua ruộng của anh Lừng . Từ nhận xết kết luận trên HĐXX toà án nhân dân huyện Thanh Hà căn cứ điểm b, khoản 3, NQ35 của quốc hội, Điều 11 khoản 1, điều 17, khoản 2,3 Điều 92,94,95,97,98, Điều 31 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, nghị định 70/CP của chính phủ về án phí, thông tư 01/LN. Toà án nhân huỵện Thanh Hà quyết định: Về quan hệ vợ chồng : Xử không công nhận chị Đỗ Thị Yến và anh Nguyễn Văn Thành là vợ chồng . Về quan hệ tài sản : Xử giao cho chị Đỗ Thị Yến quản lý sử dụng 01 nhà mái bằng chưa hoàn chỉnh trị giá 19.600.000đ, 01 bếp xây 2.400.000đ, 01 nhà tắm xây 483.000đ, 1 nhà tiêu 426.000đ, 1 giếng khơi 728.000đ và 11 cây vải 4.000.000đ . Tổng cộng là 27.637.000đ nằm trên diện tích 721m2 là 14 thước ở tờ bản đồ số 17, thửa 215 và 10 thước đất thổ cư có 04 cây vải trị giá 8.000.000đ Chị Đỗ Thị Yến phải trả nợ bà Đọc 10.000.000đ, anh Vịnh 3.000.000đ và trả anh Thành 7.000.000đ tiền chênh lệch tài sản. Giao cho anh Nguyễn Văn Thành được sử dụng 5 thước đất thổ cư có 01 cây vải và 126 m2 đất diện tích ở khu ông Quảng . Bác yêu cầu của anh Thành đòi 12 thước đất của anh Lừng . Về án phí : Chị Yến phải chịu 50.000đ án phí STLH theo biên lai số 05661 ngày 20/4/2004 của Đội thi hành án huyện Thanh Hà và 780.000đ tiền án phí chia tài sản .Anh Thành phải chịu 550.000đ án phí chia tài sản. Qua vụ việc trên ta nhận thấy Toà án căn cứ vào NQ35 của quốc hội hướng dẫn việc dăng kí kết hôn cho những trường hợp chung sống như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 thì phải có nghĩa vụ đăng kí kết hôn đến ngày 01/01/2003 nếu không sẽ không được công nhận là vợ chồng. Trong trường hợp này, chị Yến và anh Thành có đủ điều kiện kết hôn mà không đăng kí nên toà không công nhận là vợ chồng là đúng pháp luật. Vì vậy việc phân chia giải quyết tranh chấp về tài sản giữa chị Yến và anh Thành sẽ được phân chia như trong các vụ án dân sự khác. Tức là tài sản của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ấy, về công nợ nếu là nợ chung thì chia đôi, nếu là nợ riêng thì của ai người đó trả. Việc phân chia như trên là hợp lý và đúng tinh thần của Luật Hôn Nhân Gia Đình năm 2000. Phần V Một số vướng mắc và tồn tại và phương hướng khắc phục trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tài sản trong án kiện ly hôn giữa vợ chồng . Mục 1: Một số vướng mắc và tồn tại. Để thi hành những bản án, vụ việc mà toà án đã tuyên thì cơ quan thi hành án phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc và triệt để. Trong những năm qua, cơ quan THA đã giải quyết và cưỡng chế hiệu quả đặc biệt trong các án kiện ly hôn .Nhưng bên cạnh đó, số án tồn đọng chưa giải quyết được cũng như đình chỉ giải quyết cũng còn khá nhiều. Sở dĩ như vậy là do việc áp dụng các căn cứ ly hôn chưa được áp dụng chặt chẽ, trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân còn hạn chế. Nên việc đăng kí kết hôn chưa được thực hiện gây khó khăn cho việc giải quyết. Luật HNGĐ năm 2000 được xây dựng và hoàn thiện bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho các ứng xử của các thành viên trong gia đình và quy định chế độ hôn nhân gia đình, trách nhiệm công dân trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân gia đình Việt Nam . Việc đăng ký kết hôn không đủ điều kiện kết hôn, đăng ký không đúng thẩm quyền, đăng ký kết hôn còn diễn ra phổ biến đặc biệt là ở vùng nông thôn. Việc giải quyết ly hôn mà có tranh chấp về tài sản thì khó xác định tài sản chung hay riêng thì khi tranh chấp xảy ra khó giải quyết. Việc xác định tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn khó xác định khi phân chia, có trường hợp tài sản của vợ chồng nhưng lại đứng tên một ngưòi thì rất khó xác định, hoặc tài sản chung đang ở nước ngoài mà vọ chồng về Việt nam ly hôn. Vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản trong các án kiện ly hôn chiếm phần lớn, việc thi hành còn gặp nhiều khó khăn. Do vấn đề này phức tạp, số án tồn đọng còn nhiều, một số án đã có hiệu lực pháp luật được thi hành xong nhưng sau đó có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm xử huỷ hoặc xử ngược lại với bản án đã thi hành nhưng bản án phúc thẩm, giám đốc thẩm không đề cập đến việc giải quyết hậu quả do việc thi hành án đã được huỷ bỏ gây thiệt hại cho quyền lợi của các đương sự cũng như người có quyền, lợi ích liên quan và gây khó khăn cho việc thi hành mới dẫn đến việc khiếu nại kéo dài. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc xủ lý các hành vi chống đối, không thi hành bản án , lực lượng cưỡng chế việc thi hành án còn mỏng. Trình độ của những người có thẩm quyền đăng kí kết hôn và giải quyết ly hôn còn yếu và chưa nắm bắt được về luật HNGĐ nên việc đăng kí còn sai thẩm quyền , đăng kí không đúng thủ tục. ý thức chấp hành pháp luật của một số đương sự còn chưa tốt gây ra tình trạng dây dưa kéo dài, việc cấp dưỡng sau khi ly hôn còn chưa được thực hiện nghiêm túc và có biểu hiện chống đối không thi hành quyết định của toà án. ý thức hiểu biết pháp luật của người dân chưa cao nên việc đăng kí kết hôn còn hạn chế, nạn tảo hôn còn nhiều. Mục 2. Phương hướng , biện pháp khắc phục tồn tại Nâng cao ý thức pháp luật cho người dân nhất là Luật HNGĐ trước khi đăng kí kết hôn.Việc xác định tài sản vợ chồng nên xác định rõ ràng trước khi đăng kí kết hôn. Nhà nước có chính sách tuyên truyền phổ biến pháp luật rộng rãi hơn, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam nữ xác lập Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình trong việc kết hôn, vận động nhân dân xoá bỏ phong tục tập quán lạc hậu về HNGĐ, phát huy truyền thống phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ . Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức và công dân xây dựng gia đình văn hoá, thực hiện tư vấn về hôn nhân và gia đình, kịp thời hoà giải mâu thuẫn trong gia đình , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó nhà trường phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ. Để nâng cao trách nhiệm của công dân, nhà nước và xã hội trong việc xây dựng củng cố chế độ hôn nhân và gia đình việt nam , kế thừa và phát triển pháp luật về hôn nhân và gia đình việt nam, bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình theo luật HNGĐ năm 2000. Nâng cao trình độ của những người có thẩm quyền trong việc đăng kí kết hôn, hoà giải và thi hành án. áp dụng các căn cứ ly hôn, nguyên tắc chia tài sản vợ chồng trong ly hôn phải hợp lý và thực hiện nghiêm túc. Công tác thi hành án giải quyết vấn đề tranh chấp tài sản trong án kiện ly hôn là một công việc rất phức tạp và không ít khó khăn vì nó đụng chạm trực tiếp dến quyền lợi, trách nhiệm vật chất của đương sự, việc xem xét xác minh khả năng tài sản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp tài sản nên có những biện pháp giải quyết phù hợp . phần VI Kết luận Thực tiễn giải quyết cho thấy việc áp dụng các căn cứ pháp luật để giải quyết một vụ án dân sự, đặc biệt là các tranh chấp về tài sản của vợ chồng trong các vụ kiện ly hôn là vô cùng phức tạp, vì đến lúc thực thi các bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật, đến giai đoạn này quyền và lợi ích của các đương sự mơi thật sự bị ảnh hưởng khi đưa ra thi hành. Do đó việc áp dụng các quy định của pháp luật phải linh hoạt và phải áp dụng với thực tế của địa phương. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là một loại quan hệ đặc biệt ràng buộc hai người vốn đã gắn bó với nhau do hiệu lực của hôn nhân, liên quan đến tài sản hoặc các lợi ích có giá trị khác. Trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, việc giải quyết thi hành án trong hôn nhân gia đình còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Đòi hỏi các quy định của pháp luật về hôn nhân và giai đình ngày càng phải được hoàn thiện để đáp ứng, thích nghị kịp thời với tình đất nước đang trong tiến trình hội nhập với thế giới. Trong thời gian thực tập ở thi hành án dân sự Thanh Hà tỉnh hải Dương. Tôi đã được trực tiếp làm việc, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trên địa bàn toàn huyện Thanh Hà, đặc biệt với sự giúp đỡ của các cán bộ trong cơ quan, bản thân tôi đã được vận dụng những lý thuyết đã học trên ghế nhà trường vào thực tế thi hành án ở huyện Thanh Hà nơi tôi thực tập. Tuy nhiên từ những kiến thức đã được tranh bị so với thực tiễn còn nhiều điều phải học tập . Một lần nữa xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và toàn thể cán bộ trong cơ quan Thi hành án dân sự huyện Thanh Hà đã hướng dẫn gúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại đơn vị.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác án kiện ly hôn về vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng, huyện Thanh hà tỉnh Hải dương.doc
Luận văn liên quan