Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và công tác cải thiện giống cho rừng trồng keo cung cấp gỗ xẻ

Kết quả đánh giá trước và sau khoá học đã cho thấy rằng khoá đào đạo đã đạt được mục đích của nó là tăng cường hiểu biết và kỹ năng của các bộ Việt Nam từ các đơn vị, tổ chức khác nhau liên quan đến xây dựngvàquảnlýrừngtrồng. Phầnlớnthành viên tham gia khoá học đều rất hài lòng với nội dung và cácbàitrình bày, tuy nhiên cóyêu cầucần thêm thông tin vềvấnđềphân bóncho rừngtrồng. Tác động trựctiếp đượcthểhiệnlàcáccán bộ đếntừYên Bái đãrấtthíchkỹthuậttỉacành tỉathân mớinàycho nên họ đãquyết địnhmua rấtnhiềudụngcụsau khoáhọc.

pdf17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3267 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và công tác cải thiện giống cho rừng trồng keo cung cấp gỗ xẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ministry of Agriculture & Rural Development CARD Project 032/05VIE – Phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế cho các rừng trồng keo cung cấp gỗ xẻ ở Việt Nam Báo cáo khoá đào tạo Các biện pháp kỹ thuât lâm sinh và công tác cải thiện giống cho rừng trồng keo cung cấp gỗ xẻ 3-5 tháng 3, 2009 Trạm thực nghiệm Ba Vì Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng Khongsak Pinyopusarerk và Phi Hong Hai 11 tháng 3, 2009 Giới thiệu Trong khuôn khổ dự án CARD 032/05 VIE, phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế cho rừng trồng keo cung cấp gỗ xẻ ở Việt Nam, một khoá đào tạo về cải thiện giống cho rừng trồng keo và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã được triển khai từ ngày 3 đến 5 tháng 3 năm 2009 tại Trạm thực nghiệm Ba Vì thuộc Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (RCFTI), cách Hà Nội 70km. Mặc dù mục đích chính của khoá đào tạo là hướng dẫn các cán bộ khuyến lâm các tỉnh về các một số kỹ thuật cơ bản về cải thiện giống cây rừng và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng, nhưng các cán bộ nghiên cứu trẻ thuộc Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng và một số người dân địa phương cũng được mời tham dự lớp học. Đã có 18 thành viên đăng ký tham gia và 2 thành viên dự thính, trong đó, có 6 thành viên là nữ giới. Danh sách thành viên tham dự lớp học ở Phụ lục 1. Khoá học bao gồm các bài giảng vào buổi sáng và các chuyến thăm hiện trường, thực hành vào buổi chiều. Tham gia giảng dạy gồm có Mr Khongsak Pinyopusarerk (CSIRO), Ông Phí Hồng Hải, phó giám đốc RCFTI, Ông Mai Trung Kiên (Trạm thực nghiệm Ba Vì, RCFTI) Kỹ năng và hiểu biết của các thành viên tham gia lớp học đã được khảo sát vào đầu khoá học. Vào cuối khoá học, họ được hỏi các câu hỏi để xác định họ đã học được những gì. Bản đánh giá khoá học được tóm tắt ở phụ lục 2. Tất cả các slide của bài trình bày nằm trong phụ lục 3 – 6. Chương trình học: 1. Một số kỹ thuật cơ bản trong cải thiện di truyền các loài keo (Khongsak and Hai) Bài giảng bao gồm toàn bộ kỹ thuật cơ bản về cải thiện giống cây rừng có liên quan đến cải thiện di truyền các loài keo ở Việt Nam và các nước láng giềng như Thái lan. Nội dung tập trung chủ yếu vào thực hành nhiều hơn là lý thuyết, cái gì nên làm và các gì không nên làm. Xây dựng và quản lý rừng giống, vườn giống cũng đã được thảo luận. 2. Tỉa cành và tỉa thưa rừng trồng keo (Khongsak and Hai) Bài trình bày này tập trung chủ yếu vào lợi ích của tỉa cành và tỉa thưa nhằm làm tăng giá trị của thành phẩm gỗ xẻ mà các chủ xưởng thích mua hơn. Chủ xưởng sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn để mua gỗ xẻ có đường kính lớn hơn khi so sánh với giá bán gỗ đề làm bột giấy. Phần trình bày này tập trung vào kỹ thuật tỉa thân, tỉa cành, tỉa thưa rừng trồng, đầy là một kỹ thuật lâm sinh rất quan trong đối với các loài keo, đặc biệt là Keo tai tượng nếu như mục đích cung cấp gỗ xẻ. Đó là vì những cành chết nếu không được tỉa bỏ sẽ làm gỗ mất màu và thối mục ở Keo tai tượng. Thêm vào đó, tỉa thân những cây còn non cũng đã được đưa ra thào thuận với các học viên. Cả hai biện pháp tỉa này đều giúp làm tăng giá trị của rừng trồng. Tỉa thưa rừng trồng cũng rất quan trọng vì sinh trưởng của các cây cá thể cũng được cải thiện. Tầm quan trọng của thời điểm tỉa thưa cũng được nhấn mạnh để đảm bảo ràng cây thích nghi được với các tác động này. 3. Quản lý bền vững rừng trồng (Khongsak and Hai) Trong nội dung quản lý rừng trồng bền vững, bài trình bày của chúng tôi tập trung chủ yếu xoay quanh ba cây hỏi sau đây: 1. Rừng trồng có thể sinh trưởng mãi qua nhiều chu kỳ ở cùng một địa điểm không? 2. Năng suất rừng trồng có thể được duy trì qua nhiều chu kỳ kinh doanh khong? 3. Chúng ta phải có các biện pháp quản lý lâm sinh như thế nào để giúp sản lượng rừng được bền vững? Ba biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã được đưa ra để thảo luận: 1. Quản lý đất: làm đất theo rạch 2. Quản lý thực bì: phòng trừ cỏ dại 3. Quản lý dinh dưỡng: bón phân 4. Nhân giống hom (Kien) Dựa trên những kinh nghiệm thực tế, Ông Kiên đã trình bày quy trình nhân giống các loài keo, đặc biệt là keo lai. Bài trình bày của ông Kiên chủ yếu để xác định các dòng tốt nhất, xây dựng và chăm sóc vườn vật liệu, chuẩn bị vật liệu giâm hom và quá trình ra rễ của cây hom. Ông Mai Trung Kiên trình bày về nhân giống sinh dưỡng Thăm vườn ươm, hiện trường và thực hành Một điều thuận lợi khi tổ chức lớp học tại Ba Vì là ở đây có tất cả các đối tượng liên quan đến khoá đào tạo. Do đó, có thể chỉ cho các học viên lớp học đầy đủ về các tác động lâm sinh và cải thiện di truyền. 1. Nhân giống Vườn vật liệu keo lai Ông Kiên (đầu tiên bên tay trái) đang giải thích về nhân giống hom keo lai Bộ rễ phát triển sau 15 ngày. 2. Tăng thu di truyền Các học viên thăm khảo nghiệm dòng vô tính keo lai Tiến sỹ Hà Huy Thịnh, giám đốc Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng giải thích về xây dựng khảo nghiệm hậu thế/ vườn giống thế hệ 2 của loài Keo lá liềm Các học viên thăm rừng giống Keo lá tràm 3. Thực hành tỉa thân Rừng trồng keo lai 6 tháng tuổi được sử dụng để thực hành tỉa thân Học viện thực hành Rừng trồng Keo lai sau khi áp dụng tỉa thân. 4. Thực hành tỉa cành Phần thực hành tỉa cành được thực hiện ở rừng trồng keo lai 26 tháng tuổi. Tất cả các học viên đều có cơ hội sử dụng dụng cụ tỉa cành trong suốt thời gian diễn ra khoá học. Chúng tôi nhận ra rằng, có rất ít học viên biết đến các dụng cụ này trước đó. Các học viên đến từ Lâm trường Thác Bà đã rất ấn tượng với các dụng cụ này vì thế, họ đã dừng lại Melinh Plaza, Hà Nội để mua một vài dụng cụ trước khi họ quay trở về Yên Bái. Rừng trồng Keo lai 26 tháng tuổi trước khi tỉa cành Các học viên đang thực hành tỉa cành sử dụng các dụng cụ tỉa cành (kéo, cưa tay và kéo cắt cành cán dài) Hình dáng cây được cải thiện nhiều sau khi tỉa cành 5. Thăm xưởng xẻ Vào ngày cuối cùng, chúng tôi đưa các học viên thăm một xưởng xẻ nhỏ gần trạm thực nghiệm Ba Vì. Chúng tôi không gặp chủ nhà nhưng chúng tôi đã có các thông tin ông ta mua gỗ xẻ của rất nhiều loài ở xung quanh khu vực này, trong đó, gỗ xẻ keo chiếm hơn 50%. Gỗ xẻ keo ở phía trước xưởng xẻ Ông Hải chỉ cho các học viên các tấm gỗ xẻ keo. Kết luận Kết quả đánh giá trước và sau khoá học đã cho thấy rằng khoá đào đạo đã đạt được mục đích của nó là tăng cường hiểu biết và kỹ năng của các bộ Việt Nam từ các đơn vị, tổ chức khác nhau liên quan đến xây dựng và quản lý rừng trồng. Phần lớn thành viên tham gia khoá học đều rất hài lòng với nội dung và các bài trình bày, tuy nhiên có yêu cầu cần thêm thông tin về vấn đề phân bón cho rừng trồng. Tác động trực tiếp được thể hiện là các cán bộ đến từ Yên Bái đã rất thích kỹ thuật tỉa cành tỉa thân mới này cho nên họ đã quyết định mua rất nhiều dụng cụ sau khoá học. Phụ lục 1 Danh sách thành viên No. Name Organisation Province 1 Mr Nguyen Hong Hai Lao Cai Forest Department Lao Cai 2 Mr Ngo Quoc Manh Bao Yen Forest Company Lao Cai 3 Mr Nguyen Van Vien Bao Thang Forest Company Lao Cai 4 Ms Hoang Thi Dung Hoa Binh Forest Department Hoa Binh 5 Mr Nguyen Thanh Tam Minh Hoa Binh Forest Department Hoa Binh 6 Mr Nguyen Thanh Cuong Hoa Binh Forest Department Hoa Binh 7 Mr Tran Quang Thien Yen Bai Forest Department Yen Bai 8 Mr Vuong Quoc Dat Thac Ba Forest Enterprise Yen Bai 9 Mr Nguyen Van Bang Thac Ba Forest Enterprise Yen Bai 10 Mr Hoang Thanh Phuc Northern Mountainous Forest Research CentreThai Nguyen 11 Mr Nguyen Tien Dap Northern Mountainous Forest Research CentreThai Nguyen 12 Mr Ngo Duc Chinh RCFTI Ha Noi 13 Mr Quach Manh Tung RCFTI Ha Noi 14 Mr La Anh Duong RCFTI Ha Noi 15 Mr Tran Quoc Toan RCFTI Ha Noi 16 Ms Nguyen Thi Lieu Farmer at Cam Quy Commune, Ba Vi Ha Noi 17 Ms Than Thi Phong Farmer at Cam Quy Commune Ha Noi List of participants attending CARD training course at Ba Vi station Phụ lục 2-1 Kết quả đánh giá lớp học trước khi khoá học diễn ra Answer (Trả lời) Questions (Câu hỏi) Know well (biết rõ) Not so well (Chưa biết rõ lắm) Don’t know (Không biết) Do you know how to plant acacia for sawlogs, compared to pulpwood? (Bạn có biết làm thể nào để trồng rừng Keo gỗ xẻ, so sánh với trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy?) 10 8 Do you know how to choose soil for acacia sawlog plantations? (Bạn có biết làm thế nào để chọn lập địa trồng rừng cho gỗ xẻ?) 5 9 4 Do you know suitable species of acacia for sawlog planting? (Bạn có biết loài Keo nào phù hợp để trồng rừng gỗ xẻ?) 6 9 3 Do you know suitable stocking for acacia sawlog planting? (Bạn có biết mật độ nào phù hợp để trồng rừng gỗ xẻ?) 10 5 3 Do you know amount of fertilizer for acacia sawlog planting? (Bạn có biết bón bao nhiêu phân là phù hợp để trồng rừng gỗ xẻ?) 13 4 1 Do you know techniques for weeding of acacia sawlog plantation? (Bạn có biết các kỹ thuật làm cỏ nào phù hợp để trồng rừng gỗ xẻ?) 15 3 0 Dow you know method for singling? (Bạn có biết phương pháp tỉa đơn thân?) 1 7 10 Do you know purpose of singling? (Bạn có biết mục tiêu của tỉa đơn thân?) 8 10 Do you know techniques for form pruning? (Bạn có biết các kỹ thuật tỉa duy trì trục thân?) 3 15 Do you know purpose of form pruning? (Bạn có biết mục tiêu của tỉa duy trì trục thân?) 3 15 Do you know techniques of lift pruning? (Bạn có biết kỹ thuật của tỉa cành?) 7 11 Do you know purpose of lift pruning? (Bạn có biết mục tiêu của tỉa cành?) 3 15 Do you know techniques for thinning? (Bạn có biết kỹ thuật của tỉa thưa?) 10 3 5 Do you know purpose of thinning? (Bạn có biết mục tiêu của tỉa thưa?) 10 3 5 Do you know suitable tools for singling, pruning and thinning? (Bạn có biết dụng cụ nào phù hợp cho tỉa đơn thân, tỉa cành và tỉa thưa?) 13 5 Do you know requirement of acacia wood for sawlogs? (Bạn có biết các yêu cầu của gỗ Keo sử dụng trồng gỗ xẻ?) 3 15 Total score 70 81 125 Phụ lục 2-2 Kết quả đánh giá sau khi lớp học diễn ra Answer (Trả lời) Questions (Câu hỏi) Know well (biết rõ) Not so well (Chưa biết rõ lắm) Don’t know (Không biết) Do you know how to plant acacia for sawlogs, compared to pulpwood? (Bạn có biết làm thể nào để trồng rừng Keo gỗ xẻ, so sánh với trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy?) 15 3 Do you know how to choose soil for acacia sawlog plantations? (Bạn có biết làm thế nào để chọn lập địa trồng rừng cho gỗ xẻ?) 12 6 Do you know suitable species of acacia for sawlog planting? (Bạn có biết loài Keo nào phù hợp để trồng rừng gỗ xẻ?) 18 Do you know suitable stocking for acacia sawlog planting? (Bạn có biết mật độ nào phù hợp để trồng rừng gỗ xẻ?) 18 Do you know amount of fertilizer for acacia sawlog planting? (Bạn có biết bón bao nhiêu phân là phù hợp để trồng rừng gỗ xẻ?) 10 8 Do you know techniques for weeding of acacia sawlog plantation? (Bạn có biết các kỹ thuật làm cỏ nào phù hợp để trồng rừng gỗ xẻ?) 18 Dow you know method for singling? (Bạn có biết phương pháp tỉa đơn thân?) 18 Do you know purpose of singling? (Bạn có biết mục tiêu của tỉa đơn thân?) 18 Do you know techniques for form pruning? (Bạn có biết các kỹ thuật tỉa duy trì trục thân?) 17 1 Do you know purpose of form pruning? (Bạn có biết mục tiêu của tỉa duy trì trục thân?) 17 1 Do you know techniques of lift pruning? (Bạn có biết kỹ thuật của tỉa cành?) 18 Do you know purpose of lift pruning? (Bạn có biết mục tiêu của tỉa cành?) 18 Do you know techniques for thinning? (Bạn có biết kỹ thuật của tỉa thưa?) 18 Do you know purpose of thinning? (Bạn có biết mục tiêu của tỉa thưa?) 18 Do you know suitable tools for singling, pruning and thinning? (Bạn có biết dụng cụ nào phù hợp cho tỉa đơn thân, tỉa cành và tỉa thưa?) 18 Do you know requirement of acacia wood for sawlogs? (Bạn có biết các yêu cầu của gỗ Keo sử dụng trồng gỗ xẻ?) 15 3 Total score 284 22 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_39__6178.pdf
Luận văn liên quan