Hoạt động bồi dưỡng chủ yếu tập trung các lĩnh vực đó là:
+ Bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học.
+ Bồi dưỡng cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh và ra đề
kiểm tra.
+ Bồi dưỡng sử dụng thiết bị dạy học tiên tiến, tin học.
+ Bồi dưỡng thực hiện chương trình sách giáo khoa mới.
+ Bồi dưỡng quy chế chuyên môn.
Công tác quản lý bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các
trường đã có sự đổi mới và chuyển biến. Quản lý công tác bồi dưỡng cho đội
ngũ giáo viên của hiệu trưởng đang được áp dụng thông qua ba nhóm sau:
+ Quản lý nội dung, chương trình bồi dưỡng: Bồi dưỡng quy chế chuyên
môn ; Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ; Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ; Bồi
dưỡng phương pháp dạy học tiên tiến ; bồi dưỡng ứng xử sư phạm ; Bồi
dưỡng tác phong sư phạm.
+ Quản lý hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng dài hạn ; Bồi dưỡng ngắn hạn
; Bồi dưỡng theo từng chuyên đề ; Bồi dưỡng theo hình thức tự bồi dưỡng ;
Bồi dưỡng theo hình thức đón đấu ; Tham gia hội thảo, hội thi, hội giảng ; Bồi
dưỡng từ xa.
109 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2915 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo dục trong bối cảnh
hiện nay đó là tích cực đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại
trong đó các nhà quản lý, nhất là hiệu trưởng phải coi trọng vấn đề đổi mới
đối với hoạt động quản lý.
Những năm qua giáo dục THCS có những tiến bộ nhất định để cải tiến
các hoạt động giáo dục học sinh, nhưng không khỏi một số hạn chế trong việc
thực hiện mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục.
Mặt khác thực hiện chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư
về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục, chỉ thị số 22/2003/CT- BGD&ĐT ngày 5/6/2003 của Bộ trưởng
77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
BGD&ĐT về việc bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, hiệu
trưởng trường THCS cần thiết phải coi trọng công tác quản lý bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục
THCS.
Trên đây là xu hướng đổi mới giáo dục THCS đang đặt ra cho công tác
quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THCS
những thay đổi cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của giáo dục
THCS bằng việc xây dựng một hệ thống các biện pháp quản lý công tác bồi
dưỡng giáo viên đáp ứng các nhiệm vụ giáo viên đáp ứng các nhiệm vụ giáo
dục của hiện tại và tương lai của mỗi trưòng.
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.2.1. Đảm báo tính kế thừa
Xuất phát từ quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, hệ thống các
trường THCS đang trong quá trình đổi mới theo định hướng và yêu cầu của
đổi mới giáo dục.
Công tác bồi dưỡng giáo viên đã tồn tại và cùng phát triển theo sự đổi
mới của giáo dục THCS. Mặt khác, các nội dung, biện pháp và kỹ thuật bồi
dưỡng cũng được hình thành dựa trên cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và thực
tiễn của công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS từ cơ quan
quản lý các cấp đối với giáo dục.
Thành tựu phát triển của giáo dục THCS của thành phố Hạ Long trong
giai đoạn vừa qua có sự đóng góp đáng kể của công tác bồi dưỡng giáo viên.
Điều đó cho thấy sự cần thiết của công tác này cũng như giá trị của những
kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
của hiệu trưởng tại các trường THCS.
78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tuy nhiên, trước những đổi mới do thực thi các mục tiêu của đổi mới
giáo dục trung học phổ thông, công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên cũng cần
có thay đổi. Những thay đổi này là sự kế thừa những thành tựu của công tác
bồi dưỡng từ những giai đoạn trước nhưng có sự bổ sung những yếu tố mới
phù hợp với thực tế của các hoạt động giáo dục mà người giáo viên phải đảm
nhân trong hiện tại. Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên được
đề xuất sẽ mang tính kế thừa theo hướng:
- Đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu trúc của chu trình bồi dưỡng.
- Đảm bảo tính liên tục trong tổ chức và kế hoạch bồi dưỡng, không tạo
ra những thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến trình kế hoạch chung trong hoạt
động quản lý về phương diện chuyên môn.
- Phát huy những mặt tích cực của công tác bồi dưỡng giáo viên trong
giai đoạn đã qua, bổ sung, thay đổi những yếu tố chưa hợp lý nhằm phát huy
hơn nữa vai trò của công tác bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng yêu cầu của đổi
mới giáo dục THCS hiện nay trên địa bàn thành phố.
3.1.2.2. Đảm bảo tính toàn diện
Tính toàn diện trong các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên
đòi hỏi phải đảm bảo hài hoà các mối quan hệ của các bên có liên quan đến
công tác này. Từ đổi mới quan hệ các cấp lãnh đạo trực tiếp và gián tiếp của
Sở Giáo dục và Đào tạo, của chính quyền địa phương trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn theo sự chỉ đạo của ngành.
Ngay trong nhà trường, khi xây dựng các biện pháp quản lý bồi dưỡng cần so
sánh, đối chiếu và xem xét các mối quan hệ xung quanh để bảo đảm sự thống
nhất và toàn diện trong quá trình vận động.
79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên phải đảm bảo thực hiện
những tác động đồng bộ đến các yếu tố cấu trúc khác nhau của công tác này,
từ công tác tổ chức bố trí sắp xếp đội ngũ chuyên viên, cán bộ quản lý vào
từng công việc cụ thể phù hợp với năng lực và yêu cầu nhiệm vụ đến những
thay đổi về nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng … Khi quản lý
cong tác bồi dưỡng phải phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, đồng
thời phải mang tính xây dựng để các trường THCS phát huy năng lực và tự
giác thực hiện theo các yêu cầu, mục tiêu của công tác bồi dưỡng giáo viên.
3.1.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả.
Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên đòi hỏi phải có sự đầu tư
các nguồn lực xác định, do vậy cần đến những chi phí về vật chất và tinh thần
của các lực lượng tham gia vào công tác này. Hơn nữa, các biện pháp đề xuất
là nhằm làm cho công tác này được tốt hơn, nếu không như vậy, các biện
pháp được đề xuất sẽ trở thành tốn kém và vô ích. Do vậy cần chú trọng tới
nguyên tắc tính hiệu quả của các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo
viên trên các phương diện:
- Những biện pháp này phải đưa đến sự phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho
những người và tổ chức tham gia vào công tác này.
- Các biện pháp phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay ở
các trường THCS, trực tiếp là cho đổi mới phương pháp dạy học trong các
nhà trường.
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dƣỡng giáo viên của hiệu
trƣởng trƣờng THCS Thành phố Hạ Long
Là một người trực tiếp làm công tác quản lý trường học và đã có thời
gian thực tế ở THCS, được học tập, nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục,
nghiên cứu chủ trương đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước, của Bộ, Sở
80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
về đổi mới giáo dục, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp cần
thiết trong công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên của các hiệu trưởng các
trường THCS như sau:
3.2.1. Biện pháp 1: Gắn kết chặt chẽ công tác bồi dưỡng giáo viên với
quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường THCS
* Mục tiêu của biện pháp:
Thực hiện bồi dưỡng theo qui định phát triển đội ngũ để vừa đảm bảo về
số lượng, vừa đảm bảo chất lượng bồi dưỡng, làm cho công tác bồi dưỡng
thiết thực phục vụ mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường.
* Nội dung và cách thực hiện.
Trong các cấp học, bậc học thì số học sinh ở các trường THCS có tốc độ
tăng nhanh, cao nhất so với THPT và tiểu học. Để hoàn thành được nhiệm vụ
do Sở GD&ĐT giao phó, nhà trường phải đào tạo và bồi dưỡng giáo viên có
chất lượng về tri thức, kỹ năng làm việc, không ngừng nâng cao năng lực
nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của nhà trường, tạo ra một
đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi.
Thống nhất hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên từ bồi
dưỡng phẩm chất chính trị đến bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kết hợp
công tác tự học, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân với bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ sư phạm và năng lực cá nhân. Kết hợp hài hoà giữa tập thể và ý
thức trách nhiệm của cá nhân, gắn quyền lợi và nghĩa vụ với yêu cầu phát
triển của nhà trường.
Để có đội ngũ giáo viên ổn định và đảm bảo những yêu cầu trên thì hiệu
trưởng cần tập trung vào một số giải pháp sau:
+ Tham mưu với các cấp chính quyền và ngành để ưu tiên tuyển người
địa phương: Đối với các trường giải pháp này sẽ góp phần ổn định đội ngũ
81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
giáo viên trong các trường THCS. Mặt khác nếu là người địa phương thì họ sẽ
yên tâm công tác hơn, họ sẽ có điều kiện dành nhiều thời gian cho công việc
và đầu tư cho hoạt động giáo dục của nhà trường.
+ Tuyển chọn giáo viên có nhu cầu về trường công tác: Giải pháp này
giúp hiệu trưởng các trường tìm được những cán bộ tâm huyết với nghề, với
đơn vị mà họ đang quản lý. Khi giáo viên có nhu cầu về công tác thì chính
nhà trường đã có được sự đồng thuận từ phía họ, do đó sẽ thuận lợi cho phân
công và điều hành công việc.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên ổn định làm việc tại trường lâu dài: Đây là
một việc làm không dễ bởi mỗi một giáo viên có một tính cách và hoàn cảnh
sống riêng biệt, do đó nếu hiệu trưởng hiểu rõ được tâm tư nguyện vọng của
họ, nắm bắt những nhu cầu cơ bản của mỗi người, của tập thể giáo viên thì
khi đó hiệu trưởng mới có thể xây dựng được kế hoạch làm việc một cách phù
hợp với tập thể sư phạm nhà trường cũng như mỗi người thầy giáo.
+ Cử giáo viên đi học để nâng cao trình độ: Muốn làm tốt công tác quy
hoạch đội ngũ thì giải pháp cử giáo viên đi học tập để nâng cao trình độ đáp
ứng yêu cầu công tác là vấn đề cốt yếu để có một đội ngũ giáo viên ổn định
về chất lượng. Do đó hiệu trưởng các trường phải có kế hoạch và tiêu chí cụ
thể để cử giáo viên đi học nâng cao trình độ, đảm bảo công bằng, khách quan
để người được đi học bồi dưỡng và người không được xét đi học đều cảm
thấy thoả đáng với tiêu chí mà nội bộ nhà trường đưa ra.
+ Xác định đối tượng giáo viên cần bồi dưỡng: Vấn đề ở đây là không
chỉ chọn người có trình độ tốt để bồi dưỡng thêm, hoặc những giáo viên còn
hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ để tiếp tục bồi dưỡng, mà cần phải lưu tâm
tới những giáo viên có tâm huyết, gắn bó lâu dài với nhà trường để sau thời
82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
gian bồi dưỡng họ tiếp tục trở lại công tác tại đơn vị, hạn chế việc cử những
giáo viên chưa thật sự ổn định đi bồi dưỡng để không làm ảnh hưởng đến công
tác quy hoạch đội ngũ giáo viên của nhà trường trong tương lai.
3.2.2. Biện pháp 2: Động viên khích lệ việc học tập bồi dưỡng nâng cao
trình độ của đội ngũ giáo viên
* Mục tiêu của biện pháp:
Biện pháp này nhằm tác động đến tư tưởng, nhận thức của cán bộ giáo
viên và cán bộ quản lý giáo dục, tạo động cơ, thái độ làm việc cho người đạt
hiệu quả cao hơn mà ít tốn kém và tiền của nhà nước.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Để tạo dựng nhu cầu học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên,
người hiệu trưởng cần có những biện pháp tác động làm thay đổi nhận thức
của chính bản thân họ, của tập thể đội ngũ giáo viên, giúp họ thấy rõ những
hạn chế của bản thân so với yêu cầu của hoạt động giáo dục, đồng thời phải
có được môi trường và cơ chế thuận lợi giúp họ thực hiện được nhu cầu bồi
dưỡng của mình một cách hiệu quả. Để làm được điều đó, người hiệu trưởng
cần thực hiện một số nội dung sau:
+ Chỉ ra viễn cảnh của nhà trường, từ đó tạo sự đồng thuận của toàn bộ
đội ngũ đối với việc đạt tới viễn cảnh đó.
+ Trong quản lý của người hiệu trưởng không được sử dụng kiểu quản lý
quyền uy vào quản lý người thầy mà phải mang đậm tính nhân văn (Đối với
giáo viên trẻ cần có sự dìu dắt thị phạm, khích lệ, chỉ ra viễn cảnh song vẫn có
các yêu cầu chặt chẽ để họ có một nền tảng về nghiệp vụ sư phạm dần đạt tới
tinh thông. Đối với người thầy đã có kinh nghiệm thì sự quản lý là tiếp sức
cho họ tới sự cách tân, sáng tạo tinh tế).
83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+ Quan tâm tới hoàn cảnh vật chất, tinh thần của mỗi thầy, cô giáo. Tạo
điều kiện về cơ chế tài chính trong khuôn khổ pháp luật để tăng thêm thu
nhập, cải thiện đời sống cho giáo viên.
+ Khen thưởng, động viên dưới mọi hình thức đối với những người,
những việc làm tốt của cá nhân và tập thể trong đội ngũ giáo viên.
+ Ngoài giáo viên trong biên chế chính thức, các trường còn có những
giáo viên giảng dạy theo hợp đồng, có người vừa làm công tác giảng dạy vừa
phải đi học hoàn chỉnh. Vì vậy, hiệu trưởng phải thường xuyên động viên
khích lệ những giáo viên này để họ làm việc thực sự có chất lượng và hiệu quả.
+ Mở rộng các mối quan hệ giao lưu với các trường bạn để học hỏi thêm
kinh nghiệm của đồng nghiệp tại địa phương và những khu vực khác nhằm
đạt tới sự giàu có hơn về sự hiểu biết.
+ Tạo điều kiện về thông tin (cập nhật, lưu trữ và phổ biến) để tạo dựng
môi trường học hỏi về học thuật có liên quan tới nghề nghiệp.
3.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng các phương pháp quản lý để quản lý công
tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chương trình phù hợp
* Mục đích của biện pháp
Biện pháp này nhằm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu mục
tiêu giáo dục của các trường THCS thành phố Hạ Long trong giai đoạn hiện
nay và giai đoạn tiếp theo thông qua việc kích thích, động viên giáo viên đang
giảng dạy tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao chất
lượng, tạo động lực cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng có một quyết
tâm để đạt được tiêu chuẩn đi bồi dưỡng.
* Nội dung và cách thức thực hiện
* Sử dụng phương pháp hành chính
84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nội dung của phương pháp là sử dụng quyền lực hành chính và quan hệ
tổ chức để các hoạt động theo kế hoạch mà người hiệu trưởng các trường đã
xây dựng. Phương pháp này muốn thực hiện thành công thì người hiệu trưởng
phải biết sử dụng quyền lực của mình để thực thi theo các quyết định, văn bản
đã có như: quyết định thuyên chuyển, giao nhiệm vụ, bồi dưỡng để xây dựng
đội ngũ giáo viên có chất lượng.
* Hình thành cơ chế ra quyết định hợp lý.
Bồi dưỡng giáo viên không thể làm ồ ạt theo kiểu chạy theo số lượng mà
phải tiến hành bồi dưỡng theo một qui trình khoa học thì mới đảm bảo bồi
dưỡng được một đội ngũ giáo viên có chất lượng và ổn định về số lượng,
đồng bộ về cơ chế.
Những nguyên tắc khoa học cần tuân theo trong quá trình bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên đó là xây dựng một cơ chế ra quyết định tuyển chọn người đi
bồi dưỡng dựa trên những nguyên tắc chung của quản lý nhân sự, phù hợp với
điều kiện của các nhà trường nhằm tuyển chọn được những cán bộ, giáo viên
có đủ năng lực và phẩm chất để cử đi bồi dưỡng. Quá trình tuyển chọn bao
gồm các bước sau:
+ Thông báo quyết định tuyển chọn cán bộ giáo viên đưa đi bồi dưỡng.
+ Thông báo nội dung tiêu chuẩn mà người được tuyển chọn cần phải đạt
được từ năm học trước đó.
+ Ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn của nhà trường.
+ Thông báo nội dung tiêu chuẩn mà người được tuyển chọn cần phải đạt
được từ năm học trước đó.
+ Thông báo điều kiện của những người tham gia tuyển chọn và những
quyền lợi, nghĩa vụ của họ được hưởng khi họ được tuyển chọn.
85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+ Thông qua danh sách người được tuyển chọn và kế hoạch thực hiện.
* Thanh tra kiểm tra đánh giá chất lượng công việc.
- Mục đích của công tác này là chỉ ra được những mặt tốt, mặt tích cực,
cái được và cái chưa được cần phải khắc phục trong công tác bồi dưỡng giáo
viên. Qua công tác thanh tra, ban thi đua nhà trường cũng sẽ phát hiện được
những ưu điểm, nhược điểm của mỗi giáo viên, từ đó có biện pháp bồi dưỡng
sát với tình hình thực tế của đội ngũ. Trên cơ sở các kết quả thu được từ kiểm
tra, hiệu trưởng sẽ có được sự đánh giá đúng đắn đối với mỗi giáo viên và đội ngũ.
- Nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra cán bộ giáo viên bao gồm:
Kiểm tra các công việc của giáo viên đang thực hiện, đã thực hiện có đúng
với kế hoạch của nhà trường cũng như của cá nhân đã xây dựng không. Việc
kiểm tra không được mang tính hình thức mà phải dựa vào các tiêu chí đánh
giá tương ứng với từng nhiệm vụ cụ thể đã được xác định trong kế hoạch hoạt
động của nhà trường trong việc thực hiện qui chế chuyên môn, chức trách,
nhiệm vụ của từng vị trí mà người giáo viên đảm nhận.
Để thực hiện các nội dung kiểm tra để có thể thông qua các loại hồ sơ
sau: Giáo án, sổ điểm, kế hoạch giảng dạy, lịch báo giảng, phân phối chương
trình, sổ đầu bài, dự giờ đột xuất.
Muốn công tác kiểm tra đạt được hiệu quả thì ban thi đua nhà trường
phải thông qua các tiêu chuẩn, nội dung đánh giá công khai trước Hội đồng sư
phạm nhà trường.
* Biện pháp kinh tế:
Nội dung chính của biện pháp đó chính là sử dụng đòn bẩy kinh tế để
gắn kết các lợi ích của cá nhân với lợi ích của tập thể nhà trường.
86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+ Sử dụng cơ chế trả lương giáo viên: Xác định cơ chế trả lượng giáo
viên là rất quan trọng, bởi vì tiền lương của giáo viên là nguồn thu nhập chính
của họ. Nếu tiền lương đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hàng ngày thì giáo
viên mới dành nhiều thời gian đầu tư cho chuyên môn cũng như các hoạt
động giáo dục khác. Ngoài nguồn tiền lương hàng tháng, giáo viên tại các
trường THCS còn có nguồn thu nhập từ việc tham gia dạy các lớp bán công
và bổ túc văn hoá THCS. Do đó việc chi trả lương vượt giờ quy định cho giáo
viên cũng phải được cân nhắc tính toán cho tương xứng với công sức của mỗi
cán bộ, giáo viên.
+ Thực hiện cơ chế chi hợp lý: Trong nhà trường hiện nay có giáo viên
biên chế, có giáo viên hợp đồng dài hạn, ngắn hạn. Vì vậy vịêc thanh toán giờ
dạy phải đảm bảo thống nhất, công khai tạo động lực cho mọi thành phần
trong nhà trường làm việc tích cực đạt hiệu quả cao.
3.2.4. Biện pháp 4: Xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng
* Mục tiêu của biện pháp
Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên hiện nay phải
hướng tới việc nâng cao trình độ nghề nghiệp của giáo viên, bằng cách cung
cấp cho họ một hệ thống tri thức, kỹ năng làm việc cụ thể đó là phương pháp
dạỵ học, kỹ năng kiểm tra, đánh giá, phân tích và khả năng vận dụng sáng tạo
vào thực tiễn … Người hiệu trưởng phải hệ thống được những nội dung cần
thiết mà mỗi giáo viên cần phải có, phân loại những nội dung đó để xác định
được tính thứ bậc của những nội dung cần bồi dưỡng. Biện pháp này vừa đáp
ứng được nhu cầu của giáo viên các trường THCS, vừa hạn chế sự tổn thất về
kinh phí cho các trường vì không phải lặp lại những nội dung mà chính giáo
viên đã biết. Xác định được đúng vấn đề đang bức xúc sẽ tạo được hứng thú
87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
học tập cho đội ngũ giáo viên và hiệu quả bồi dưỡng sẽ cao, từ đó giúp cho
công tác quản lý của hiệu trưởng các trường sẽ đạt kết quả tốt.
* Nội dung và cách thức thực hiện:
Phải xác định đúng những nội dung cần bồi dưỡng mà giáo viên các
trường THCS cần thiết, đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục
THCS trong thời điểm trước mắt cũng như trong quá trình công tác sau này.
Việc phân loại nội dung kiến thức, kỹ năng mà giáo viên cần bồi dưỡng
có thể thực hiện theo các cách sau:
Cách một: Do hiệu trưởng (hoặc người được hiệu trưởng uỷ quyền) xây
dựng kế hoạch chủ động khảo sát và phân loại.
- Những nội dung mà giáo viên có thể tự bồi dưỡng và những nội dung
giáo viên cần được bồi dưỡng.
- Những nội dung cơ bản mà giáo viên cần cho quá trình giảng dạy trên
lớp và những nội dung cần cho các hoạt động khác.
Cách hai: Do chính đội ngũ giáo viên đề xuất nội dung cần được bồi
dưỡng trên thực tế công tác của họ.
Với việc xác định nội dung bồi dưỡng như trên, kế hoạch bồi dưỡng sẽ
sát thực tế và mang lại lợi ích thiết thực cho đội ngũ giáo viên và chính những
người quản lý. Ngoài ra phải bám sát các tiêu chuẩn của cán bộ giáo viên để
làm căn cứ xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng thống nhất trong hệ
thống các trường THCS trên địa bàn.
Trong giai đoạn hiện nay các nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo
viên có thể là:
+ Những kiến thức nhằm nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, tăng
cường kỷ cương nề nếp trong quản lý và dạy học.
88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+ Mục tiêu, cấu trúc, nội dung những điểm mới và những nội dung tích
hợp trong chương trình sách giáo khoa mới.
+ Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo, khả năng tự học của học sinh, hướng dẫn thiết kế, xây dựng kế
hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học.
+ Bồi dưỡng sử dụng thiết bị dạy học, hướng dẫn làm thí nghiệm thực
hành và tự làm đồ dùng dạy học.
+ Bồi dưỡng cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
quy định của Bộ GD&ĐT.
+ Hướng dẫn nội dung, chương trình dạy học tự chọn theo môn học và
các chủ đề tự chọn.
+ Các ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý học
sinh, kỹ năng sử dụng các phương tiện, các thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu
quả giờ dạy.
+ Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho bộ phận giáo viên trẻ.
+ Bồi dưỡng các tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy lý thuyết, giờ thực hành
theo văn bản quy định của bộ GD&ĐT.
Bên cạnh đó, tuỳ theo thực trạng năng lực của giáo viên ở các nhà
trường, chúng ta có thể lựa chọn những nội dung mà giáo viên thực hiện chưa
tốt để đưa vào chương trình bồi dưỡng hàng năm. Ví dụ căn cứ vào thực trạng
điều tra ở chương 2 ta thấy mức độ nhận thức của giáo viên về bồi dưỡng tác
phong sư phạm và ứng xử sư phạm còn hạn chế (thứ bậc 6/7 và 7/7) so với
các nhận thức khác, hoặc khi điều tra thực trạng nguyên nhân ảnh hưởng đến
công tác quản lý của hiệu trưởng đối với việc bồi dưỡng giáo viên, thì nguyên
nhân chính là do bộ môn không có giáo viên thực sự có chuyên môn giỏi và
89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
các tổ trưởng chuyên môn không được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ quản
lý (thứ bậc 8/9 và 9/9). Để giúp giáo viên nâng cao được các năng lực trên,
cần bồi dưỡng cho họ các kiến thức tâm lý học sư phạm, cập nhật kiến thức,
cập nhật với sự phát triển của chương trình các môn học.
Như vậy, để có được nội dung bồi dưỡng cho giáo viên, cần tiến hành
phân tích các đòi hỏi thực trạng khách quan của giáo viên, từ yêu cầu của
ngành học, bậc học để từ đó đề xuất những nội dung phù hợp. Các nội dung
đó phải được xác định rõ, tương ứng với từng lớp bồi dưỡng, từng chuyên đề
bồi dưỡng để hiệu quả bồi dưỡng không ngừng được nâng cao.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
Muốn xác định được nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên,
trước hết hiệu trưởng (người xây dựng kế hoạch) phải nắm vững yêu cầu và
nội dung công vịêc của giáo viên bậc THCS, đặc điểm giáo dục của nhà
trường, nắm vững thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên ở các trường THCS
so với yêu cầu đổi mới giáo dục THCS, từ đó tìm ra những nội dung cần thiết
phải cập nhật, bổ sung nâng cao. Cũng cần chú ý điều kiện con người ở từng
trường để lựa chọn, xây dựng nội dung bảo đảm tính thiết thực, kịp thời. Có
như vậy mới tạo được sự quan tâm của đối tượng được bồi dưỡng, hạn chế
lãng phí.
3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới hình thức bồi dưỡng gắn với đổi mới chương
trình THCS
* Mục tiêu của biện pháp.
Làm cho hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện học tập của người học
để đảm bảo sự liên tục trong việc tham gia lớp học, khoá học của giáo viên.
Tạo điều kiện cho người học tham gia học tập một cách có hiệu quả.
90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tạo cho người học sự chủ động trong vịêc lựa chọn hình thức học tập
phù hợp với bản thân mình.
* Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Có nhiều hình thức học tập trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
trường THCS.
+ Bồi dưỡng theo hình thức tập trung: Thời gian học tập được xác định
từ một tuần đến mười ngày, học tập trung tại một địa điểm của một trong số
các trường của thành phố. Hình thức này sẽ tạo được một thời gian đủ để bồi
dưỡng cho giáo viên một số kiến thức kỹ năng đáng kể. Kiến thức được trang
bị liên tục không bị ngắt quãng. Giáo viên không bị chi phối công việc nên
tập trung cho việc học tập cao. Tuy nhiên với thực trạng ở các trường, việc
mở lớp học tập trung trong một thời gian dài khoảng 10 ngày là khó khăn vì
sẽ ảnh hưởng đến công tác dạy và học ở các nhà trường.
Để đáp ứng được hình thức này, các trường nên có kế hoạch từ trước
thời gian nghỉ hè để trong tháng 8, các trường cùng phối hợp tổ chức các lớp
bồi dưỡng cho giáo viên có sự luân phiên giữa các môn để không làm ảnh
hưởng đến hoạt động chuyên môn của nhà trường.
+ Tổ chức tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Mặt mạnh của biện pháp đó là
phân tích được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm - hạn
chế trong quá trình quản lý chuyên môn. Các kinh nghiệm được tổng kết từ
thực trạng khách quan sẽ đem lại cho người quản lý có được những đánh giá
đúng đắn về đội ngũ của cơ quan mình.
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo
viên.
* Mục tiêu của biện pháp:
91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tăng cường vai trò tự giác, tích cực, chủ động của giáo viên trong công
tác bồi dưỡng, biến qúa trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.
* Nội dung và cách thực hiện biện pháp:
Để quản lý tốt công tác này, Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn phải
bàn bạc thống nhất lên kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên.
Cùng với tổ trưởng, hiệu trưởng cân nhắc để xác định, cử giáo viên đào tạo
trên chuẩn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn và có chế độ chính sách động viên,
khuyến khích giáo viên tham gia các lớp tập huấn. Trong điều kiện kinh tế
nhà trường khó khăn cũng như đội ngũ còn thiếu không đủ điều kiện cho giáo
viên đi học tập trung dài hạn, hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ chuyên môn bàn
bạc, để lên kế hoạch cụ thể về vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của tổ mình. Phải
phân công trách nhiệm cho từng giáo viên nghiên cứu những vấn đề cần thiết
để thảo luận trước tổ trong buổi họp chuyên môn như: Các bài giảng khó ;
phương pháp dạy học mới ; cách ra đề kiểm tra trắc nghiệm ; cách kiểm tra
đánh giá học sinh. Từ đó các giáo viên được phân công sẽ có trách nhiệm nêu
ra vấn đề để cả tổ cùng thảo luận đi đến thống nhất chung.
Ngay từ đầu năm, hiệu trưởng cùng với tổ trưởng chuyên môn bàn bạc
để phân công giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi sẽ triển khai
một số hoạt động giúp đỡ giáo viên mới về trường công tác và những giáo
viên còn yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ.
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn để cho cá nhân đăng ký các đề
tài, sáng kiến kinh nghiệm từ đầu năm học. Xây dựng kế hoạch duyệt và chấm
đề tài, sáng kiến kinh nghiệm tại trường. Coi việc viết đề tài, sáng kiến kinh
nghiệm là một nội dung để xét thi đua cuối năm.
92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trong kế hoạch cá nhân, mỗi giáo viên phải tự đăng ký các nội dung tự
học, tự bồi dưỡng, đăng ký tỷ lệ bộ môn, số học sinh đạt học sinh giỏi cấp
tỉnh, số buổi phụ đạo miễn phí học sinh yếu kém.
Đưa sổ tự học, tự bồi dưỡng vào hồ sơ cá nhân, đây là hồ sơ bắt buộc đối
với giáo viên.
Cuối năm hiệu trưởng cùng với tổ trưởng chuyên môn đánh giá năng lực
của từng giáo viên. Để việc đánh giá phân loại được chính xác, hiệu trưởng
cần phải dựa vào nhiều kênh thông tin như: Thao giảng, dạy mẫu, dự giờ đột
xuất, phiếu thăm dò, lấy ý kiến từ phụ huynh học sinh, từ học sinh, ý kiến
đánh giá của tổ trưởng chuyên môn. Việc đánh giá đúng giáo viên sẽ giúp
hiệu trưởng có cơ sở phân công đúng người, đúng việc.
Để có điều kiện tốt cho công tác này hiệu trưởng cần thống nhất kế
hoạch trong Ban giám hiệu sau đó trực tiếp hoặc uỷ quyền cho phó hiệu
trưởng phụ trách chuyên môn có kế hoạch thường xuyên hoặc định kỳ tổ chức
các chuyên đề, hội thi như: Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học ; chuyên
đề bồi dưỡng học sinh giỏi ; kinh nghiệm luyện thi đại học ; hội thi giáo viên
dạy giỏi ; hội thi sử dụng thiết bị đồ dùng giảng dạy ; các chuyên đề hoạt
động ngoại khoá, giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn với
trường bạn. Trong quá trình thực hiện kế hoạch trên, yêu cầu hiệu trưởng phải
tạo điều kiện cụ thể cho tất cả giáo viên trong nhà trường đều tham gia, có
đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng, động viên kịp thời để mọi
người cùng được hưởng lợi từ hoạt động bồi dưỡng.
3.2.7. Biện pháp 7: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo
viên
* Mục tiêu của biện pháp.
93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Quản lý chặt chẽ công tác tự bồi dưỡng, tránh lãng phí, trùng lập nội
dung bồi dưỡng, giúp giáo viên tham gia bồi dưỡng thu được kiến thức, kỹ
năng về chuyên môn nghiệp vụ ở mức tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của bản thân
giáo viên và hoàn thành kế hoạch quản lý của hiệu trưởng, đáp ứng yêu cầu
của bậc học.
Mặt khác nắm vững tình hình sau bồi dưỡng cho giáo viên để tiếp tục
giúp giáo viên vận dụng tốt kiến thức kỹ năng đã được tích tụ vào quá trình
giảng dạy. Việc nắm bắt sự tiến bộ của giáo viên thông qua bồi dưỡng sẽ giúp
cho hiệu trưởng có kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo.
* Nội dung và cách thức thực hiện
+ Làm tốt việc quy hoạch đội ngũ giáo viên để chủ động xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng cho từng giai đoạn và con người cụ thể.
+ Tạo điều kiện bằng mọi cách cho giáo viên tham gia bồi dưỡng đầy đủ
bằng cách làm tốt biện pháp động viên khích lệ, xác định đúng các văn bản
hành chính và chi phí tài chính hợp lý để từ đó hiệu trưởng chủ động về kế
hoạch, có cơ chế bồi dưỡng giáo viên phù hợp.
+ Xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng và hình thức bồi dưỡng phù
hợp để hiệu trưởng có cơ sở khoa học trong việc xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng, tránh bị trùng lặp về nội dung và hình thức chất lượng. Công tác tự
học, tự bồi dưỡng của giáo viên sẽ được phản ánh thực chất bằng cách đánh
giá nghiêm túc qua kết quả kiểm tra, người học chưa đạt yêu cầu thì buộc học
lại và tự túc kinh phí học tập. Biện pháp sẽ thoả mãn được nhu cầu học tập
của giáo viên, đồng thời tăng cường tính tự giác và trách nhiệm của mỗi
người khi tham gia bồi dưỡng …Cùng với việc kiểm tra cần lập hồ sơ theo
94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
dõi quá trình công tác sau khi bồi dưỡng để nắm được những chuyển biến về
năng lực nghiệp vụ chuyên môn, từ đó làm cho giáo viên có đích phấn đấu.
Vì vậy ngay từ khi lập kế hoạch công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo
viên phải tính đến việc kiểm soát toàn bộ hoạt động trong quá trình bồi dưỡng
và sau khi tổ chức bồi dưỡng, phải xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá năng
lực của cán bộ giáo viên với các tiêu chí cụ thể, dựa trên các tiêu chí đó để
đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của mỗi giáo viên. Hiệu
trưởng tích cực tham mưu với các cấp quản lý cấp trên và trao đổi với cùng
cấp và cấp dưới để xây dựng chính sách phù hợp cho công tác bồi dưỡng.
Tóm lại, cả bảy biện pháp nêu trên đều nhằm mục đích nâng cao hiệu
quả công tác bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo
viên ở các trường THCS thành phố Hạ Long trong giai đoạn hiện nay. Bảy
biện pháp chúng tôi đề xuất ở trên là những biện pháp mà hiệu trưởng các
trường THCS đã và đang thực hiện, nhưng vì lý do nào đó mà kết quả thực
hiện chưa cao hoặc chưa được quan tâm thoả đáng, do đó việc nghiên cứu và
đưa ra bảy biện pháp này để giúp hiệu trưởng các trường tham khảo, xem xét
để vận dụng vào công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên ở đơn vị mình là đích
mà chúng tôi muốn đạt tới.
3.3. Khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lý
đã đƣợc đề xuất
3.3.1. Các bước trưng cầu ý kiến
Trên đây là bảy biện pháp cơ bản nhằm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở
các trường THCS thành phố Hạ Long trong giai đoạn hiện nay. Do thời gian
nghiên cứu có hạn và vị trí công tác của người nghiên cứu không cho phép
thực nghiệm những biện pháp đã đề xuất, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý
95
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
kiến của 40 cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường THCS thành phố Hạ
Long về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp trên.
Mục đích của vịêc khảo nghiệm là thông qua ý kiến của 40 cán bộ quản
lý và giáo viên ở các trường THCS thành phố Hạ Long để có đánh giá và
khẳng định về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của bảy biện pháp nêu trên
chúng tôi đã tiến hành như sau:
Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia (xem phụ lục
2 mẫu 1 và mẫu 2).
Bước 2: Lựa chọn chuyên gia.
Chúng tôi đã lựa chọn 40 chuyên gia là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ
trưởng chuyên môn và giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi đang trực tiếp
tham gia quản lý và giảng dạy ở các trường THCS thành phố Hạ Long.
Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu (xem phụ lục 3)
Sau khi xây dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến và lựa chọn các chuyên
gia để xin ý kiến, chúng tôi đã đến các trường THCS trong thành phố, gặp
từng chuyên gia trao đổi các nội dung xin ý kiến theo mẫu. Chúng tôi đề cập
đến hai lĩnh vực cần hỏi đó là tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
đã nghiên cứu.
- Nhận thức về mức độ cần thiết của bảy biện pháp đề ra theo ba mức độ:
+ Rất cần thiết.
+ Cần thiết.
+ Không cần thiết.
- Nhận thức về mức độ tính khả thi của bảy biện pháp đề ra theo ba mức độ.
+ Rất khả thi.
96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+ Khả thi.
+ Không khả thi.
3.3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của bảy biện pháp đề xuất
TT Các biện pháp
Mức độ cần thiết Tính khả thi
Cần
thiết
Ít cần
thiết
Không
cần
thiết
Cần
thiết
Ít cần
thiết
Không
cần
thiết
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1
Gắn kết công tác bồi
dưỡng với quy hoạch đội
ngũ
39 37,5 1 2,5 0 0 37 92,5 3 7,5 0 0
2 Động viên kích lệ học tập 35 87,5 5 12,5 0 0 33 82,5 4 10 3 7,5
3
Sử dụng các phương
pháp quản lý để …
37 92,5 3 7,5 0 0 37 92,5 3 7,5 0 0
4
Xác định đúng nội dung
cần bồi dưỡng
39 97,5 1 2,5 0 0 39 97,5 1 2,5 0 0
5
Đổi mới hình thức bồi
dưỡng gắn với đổi mới
chương trình
39 97,5 1 2,5 0 0 35 87,5 5 12,5 0 0
6
Tăng cường công tác tự
học, tự bồi dưỡng
40 100 0 0 0 0 36 90 4 10 0 0
7
Kiểm tra việc thực hiện
kế hoạch bồi dưỡng
37 92,5 3 7,5 0 0 32 80 4 10 4 10
Nhận xét:
Từ bảng thống kê 3.1 cho thấy:
* Về mức độ cần thiết:
Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ cần thiết cao, tỷ lệ
giao động của các biện pháp đều đạt từ 87,5% trở lên. Tỷ lệ này cho thấy,
những người được hỏi ý kiến đều cho rằng các biện pháp mà chúng tôi đưa ra
là rất cần thiết để áp dụng vào việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong giai
97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đoạn hiện nay. Biện pháp: “gắn kết công tác bồi dưỡng với quy hoạch đội
ngũ”, biện pháp: “xây dựng đúng nội dung bồi dưỡng”, biện pháp: “đổi mới
hình thức bồi dưỡng” giáo viên các ý kiến cho rằng là rất cần thiết chiếm
97,5% ý kiến được hỏi.
Biện pháp được cho là ít cần thiết nhất chiếm 12,5% trong số các biện
pháp bồi dưỡng, với kết quả này, chứng tỏ việc quản lý bằng phương pháp
động viên khích lệ là khó khăn. Tuy nhiên không có công tác này thì công tác
bồi dưỡng kém hiệu quả nên vẫn còn 82,5% ý kiến cho rằng là rất cần thiết.
* Về tính khả thi:
Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính khả thi cao. Tỷ lệ giao
động từ 80% trở lên đều cho rằng thực hiện được trong công tác bồi dưỡng.
Có biện pháp bảy "Quản lý, kiểm tra công tác bồi dưỡng" chỉ đạt 80%. Điều
này có thể do thực tế ở các trường nhiều bộ môn chưa có cốt cán, cho nên để
giúp hiệu trưởng kiểm tra chất lượng giáo viên trong quá trình bồi dưỡng và
sau khi bồi dưỡng gặp khó khăn.
Các biện pháp "Gắn kết công tác bồi dưỡng với quy hoạch đội ngũ", "Sử
dụng các phương pháp quản lý để quản lý", "Xác định đúng nội dung cần bồi
dưỡng", "Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng" được đánh giá có tính
khả thi cao (trên 90%). Đây là những biện pháp mà các nhà quản lý có thể
thực thi không cần nhiều điều kiện về thời gian và vật chất. Bốn biện pháp
này cũng không phải là quá khó để thực hiện.
* Tiểu kết chƣơng 3: Trong chương này chúng tôi đã đề cập đến bảy
biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác bồi dưỡng giáo viên ở các
trường THCS thành phố Hạ Long trong giai đoạn hiện nay.
Bảy biện pháp đó là:
98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Biện pháp 1. Gắn kết chặt chẽ công tác bồi dưỡng giáo viên với qui
hoạch đội ngũ giáo viên.
Biện pháp 2. Động viên khích lệ học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ của
đội ngũ giáo viên.
Biện pháp 3. Sử dụng các phương pháp quản lý để quản lý công tác bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên theo chương trình phù hợp.
Biện pháp 4: Xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng..
Biện pháp 5: Đổi mới hình thức bồi dưỡng gắn với đổi mới chương trình
THCS.
Biện pháp 6: Tăng cường công tác tự học tự bồi dưỡng của giáo viên.
Biện pháp 7: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên.
Theo ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý thì những biện pháp này là cần
thiết và có tính khả thi.
99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Trong đề tài này chúng tôi khảo sát thực trạng công tác quản lý và công
tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên ở bốn trường THCS trên địa bàn thành
phố Hạ Long. Qua điều tra cho thấy công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên
ở bốn trường này đang phát triển mạnh mẽ, công tác bồi dưỡng đã đi vào nề
nếp và có chiều sâu.
Hoạt động bồi dưỡng chủ yếu tập trung các lĩnh vực đó là:
+ Bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học.
+ Bồi dưỡng cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh và ra đề
kiểm tra.
+ Bồi dưỡng sử dụng thiết bị dạy học tiên tiến, tin học.
+ Bồi dưỡng thực hiện chương trình sách giáo khoa mới.
+ Bồi dưỡng quy chế chuyên môn.
Công tác quản lý bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các
trường đã có sự đổi mới và chuyển biến. Quản lý công tác bồi dưỡng cho đội
ngũ giáo viên của hiệu trưởng đang được áp dụng thông qua ba nhóm sau:
+ Quản lý nội dung, chương trình bồi dưỡng: Bồi dưỡng quy chế chuyên
môn ; Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ; Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ; Bồi
dưỡng phương pháp dạy học tiên tiến ; bồi dưỡng ứng xử sư phạm ; Bồi
dưỡng tác phong sư phạm.
+ Quản lý hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng dài hạn ; Bồi dưỡng ngắn hạn
; Bồi dưỡng theo từng chuyên đề ; Bồi dưỡng theo hình thức tự bồi dưỡng ;
Bồi dưỡng theo hình thức đón đấu ; Tham gia hội thảo, hội thi, hội giảng ; Bồi
dưỡng từ xa.
100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+ Quản lý phương pháp bồi dưỡng: Phương pháp bồi dưỡng trực tiếp ;
Phương pháp bồi dưỡng gián tiếp ; Phương pháp giao việc ; Phương pháp
phân công giáo viên giỏi giúp đỡ giáo viên mới.
Tuy nhiên qua điều tra cho thấy việc thực hiện ba nhóm biện pháp quản
lý của hiệu trưởng chưa được thống nhất và đồng bộ là do các nguyên nhân
chủ quan và khách quan.
- Để nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường, công tác quản
lý bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên là vấn đề then chốt và quan trọng. Vì đội
ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt đem đến chất lượng dạy và học của các
nhà trường. Chất lượng của đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại
cũng như phát triển của nhà trường. Để công tác quản lý bồi dưỡng cho đội
ngũ giáo viên của các hiệu trưởng thực sự có hiệu quả, chính các hiệu trưởng
phải nắm vững lý luận quản lý, kết hợp hài hoà với khoa học, lý luận giáo
dục, tâm lý để tìm ra các biện pháp khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể
của từng trường, làm công tác bồi dưỡng hướng tới mục tiêu giáo dục, để làm
tốt công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cần có bảy biện pháp sau:
Biện pháp 1. Gắn kết chặt chẽ công tác bồi dưỡng giáo viên với qui
hoạch đội ngũ giáo viên.
Biện pháp 2. Động viên khích lệ học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ của
đội ngũ giáo viên.
Biện pháp 3. Sử dụng các phương pháp quản lý để quản lý công tác bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên theo chương trình phù hợp.
Biện pháp 4: Xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng..
Biện pháp 5: Đổi mới hình thức bồi dưỡng gắn với đổi mới chương trình
THCS.
Biện pháp 6: Tăng cường công tác tự học tự bồi dưỡng của giáo viên.
Biện pháp 7: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên.
101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bằng phương pháp xin ý kiến chuyên gia chúng tôi thấy bảy biện pháp
đề xuất được các chuyên gia đánh giá cao ở cả hai mức độ được hỏi đó là mức
độ cần thiết và tính khả thi.
2. Khuyến nghị
* Đối với Bộ giáo dục và đào tạo:
+ Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cho đội
ngũ hiệu trưởng các trường THCS.
+ Dành nguồn kinh phí cho các Sở để tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên.
* Đối với Sở giáo dục và đào tạo:
+ Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý cho các tổ trưởng chuyên
môn.
+ Giúp đỡ các trường tổ chức các lớp bồi dưỡng tại chỗ cho đội ngũ giáo
viên vào kịp hè hàng năm.
+ Kiểm tra chặt chẽ các lớp bồi dưỡng do Sở GD & ĐT tổ chức, đánh
giá xếp loại giáo viên sau đợt học tập. Thông báo kết quả về trường.
* Đối với các trường THCS:
+ Hiệu trưởng các trường cần dựa vào kết quả học tập bồi dưỡng của
giáo viên để đánh giá giáo viên hàng năm.
+ Cần tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị cho hoạt động dạy học.
+ Trong một năm học cần tổ chức nhiều hoạt động bồi dưỡng cho đội
ngũ giáo viên của trường mình quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau.
102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (1995), Quản lý giáo dục - một số khái niệm và luận đề,
Trường Cán bộ quản lý Trung ương 1, Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Cầu (2003), Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tin
học cơ sở.
3. Nguyễn Công Chánh (2004), Giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo
viên trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu.
4. Vũ Đình Chuẩn (2003), Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học
chuyên nghiệp của thành phố Đà Nẵng, 2003.
5. Điều lệ trường phổ thông (2001), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
6. Harold Koontz (1987), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
7. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, tập 1 và 3, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
8. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
9. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Giáo
trình khoa Quản lý Giáo dục - Đại học Sư phạm Hà Nội.
10. Đặng Bá Lãm - Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong
quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục.
11. Lê Trần Lâm (1992), Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, Đại học Sư phạm
Hà Nội.
12. Hồ Chí Minh (1990), Vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục.
13. Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), Nxb Từ điển Bách điển, Hà Nội.
14. Nguyễn Quốc Trí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về khoa học
quản lý, Trường cán bộ quản lý trung ương 1, Hà Nội.
103
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15. Vấn đề quản lý và lãnh đạo nhà trường (Tài liệu dịch, dịch 2) (1973), Cục
đào tạo và bồi dưỡng, Bộ giáo dục.
16. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
17. Tài liệu tấp huấn bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục triển khai chương
trình sách giáo khoa trường THPT năm 2005 - 2006 (2006), Hà Nội.
18. Viện khoa học Giáo dục (2003), "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của
việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường phổ
thông Việt Nam", Tạp chí Giáo dục, số 48.
19. (Phạm Minh Hạc - Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục – Hà Nội
1998
104
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHẦN I: CÁC PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
Mẫu 1: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên)
Để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường
THCS. Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những nội dung đã
bồi dưỡng cho giáo viên và mức độ cần thiết, mức độ thực hiện và tác dụng
của những nội dung đã bồi dưỡng cho giáo viên ở trường đồng chí đang quản
lý và công tác. Ý kiến nào phù hợp với đồng chí thì hãy đánh dấu x. Ý kiến
của đồng chí là những ý kiến vô cùng quý báu. Nó chỉ được sử dụng vào mục
đích nghiên cứu, ngoài ra không sử dụng vào bất kỳ mục đích nào cả.
Câu 1:
TT Các nội dung BGH
Tổ
trƣởng
Giáo
viên
1 Bồi dưỡng quy chế chuyên môn
2 Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
3 Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn
4 Bồi dưỡng phương pháp dạy học tiên tiến
5 Bồi dưỡng ứng xử sư phạm
6 Bồi dưỡng tác phong sư phạm
7 Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ
Câu 2:
TT Các nội dung
Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Tác dụng
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Không
cần
thiết
Thường
xuyên
Đôi
khi
Không
thường
xuyên
Tác
dụng
nhiều
Tác
dụng
ít
Không
tác
dụng
1 Bồi dưỡng quy chế
chuyên môn
2 Bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm
3 Bồi dưỡng kiến
thức chuyên môn
4 Bồi dương phương
pháp dạy học tiên
tiến
5 Bồi dưỡng ứng xử
sư phạm
6 Bồi dưỡng tác
phong sư phạm
7 Bồi dưỡng tin học,
ngoại ngữ
Xin đồng chí vui lòng cho biết thêm một vài nội dung theo ý kiến của mình
Xin cảm ơn sự cộng tác của các đồng chí.
105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mẫu 2: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên)
Để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường
THCS. Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những hình thức đã
bồi dưỡng cho giáo viên ở trường đồng chí đang quản lý và công tác. Mức độ
cần thiết, mức độ thực hiện và tác dụng của những hình thức bồi dưỡng đó, ý
kiến nào phù hợp với đồng chí thì hãy đánh dấu x, ý kiến của đồng chí là
những ý kiến vô cùng quý báu. Nó chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên
cứu, ngoài ra không sử dụng vào bất kỳ mục đích nào cả.
Câu 1:
TT Các nội dung BGH
Tổ
trƣởng
Giáo
viên
1 Bồi dưỡng dài hạn
2 Bồi dưỡng ngắn hạn
3 Bồi dưỡng theo từng chuyên đề
4 Bồi dưỡng theo hình thức tự bồi dưỡng
5 Bồi dưỡng theo hình thức đón đấu
6 Tham gia hội thảo, hội thi, hội giảng
7 Bồi dưỡng từ xa
Câu 2:
TT Các nội dung
Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Tác dụng
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Không
cần
thiết
Thường
xuyên
Đôi
khi
Không
thường
xuyên
Tác
dụng
nhiều
Tác
dụng
ít
Không
tác
dụng
1 Bồi dưỡng dài
hạn
2 Bồi dưỡng ngắn
hạn
3 Bồi dưỡng theo
từng chuyên đề
4 Bồi dưỡng theo
hình thức tự bồi
dưỡng
5 Bồi dưỡng theo
hình thức đón đầu
6 Tham gia hội
thảo, hội thi, hội
giảng.
7 Bồi dưỡng từ xa
Xin đồng chí vui lòng cho biết thêm một vài nội dung theo ý kiến của mình
Xin cảm ơn sự cộng tác của các đồng chí.
106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mẫu 3: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên)
Để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường
THCS. Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những phương
pháp đã bồi dưỡng cho giáo viên ở trường đồng chí đang quản lý và công tác.
Mức độ cần thiết, mức độ thực hiện và tác dụng cảu những phương pháp bồi
dưỡng đó. Ý kiến nào phù hợp với đồng chí thì hãy đánh dấu x. Ý kiến của
đồng chí là những ý kiến vô cùng qúy báu. Nó chỉ được sử dụng vào mục đích
nghiên cứu, ngoài ra không sử dụng vào bất kỳ mục đích nào cả.
Câu 1:
TT Các phƣơng pháp bồi dƣỡng BGH
Tổ
trƣởng
Giáo
viên
1 Phương pháp bồi dưỡng trực tiếp
2 Phương pháp bồi dưỡng gián tiếp
3 Phương pháp giao việc
4 Phương pháp phân công giáo viên giỏi giúp đỡ
giáo viên mới
Câu 2:
TT Các nội dung
Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Tác dụng
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Không
cần
thiết
Thường
xuyên
Đôi
khi
Không
thường
xuyên
Tác
dụng
nhiều
Tác
dụng
ít
Không
tác
dụng
1 Phương pháp bồi
dưỡng trực tiếp.
2 Phương pháp bồi
dưỡng gián tiếp
3 Phương pháp
giao việc
4 Phương pháp
phân công giáo
viên giỏi giúp đỡ
giáo viên mới.
Xin ông (bà) vui lòng cho biết thêm về các nội dung, hình thức và phương
pháp bồi dưỡng mà các đồng chí đã thực hiện
Xin cảm ơn sự cộng tác của các ông (bà).
107
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mẫu 4: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên)
Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức độ của những
ảnh hưởng mà chúng tôi đưa ra dưới đây. Nếu đồng ý với mức độ nào của
những nguyên nhân tương ứng thì đồng chí hãy đánh dấu (x) vào đó:
TT Nguyên nhân
Ảnh
hƣởng
nhiều
Ảnh
hƣởng ít
Không
ảnh
hƣởng
1 Các tổ trưởng chuyên môn chưa qua các lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ quản lý
2 Giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm
3 Tiền lương chưa đáp ứgn đ thu hút được giáo
viên, đời sống kinh tế còn khó khăn.
4 Trong bộ môn không có giáo viên thực sự giỏi,
làm cốt cán.
5 Điều kiện làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu
của giáo viên.
6 Địa bàn giáo dục đã ảnh hưởng đến tư tưởng
của giáo viên.
7 Còn một số giáo viên chưa say mê với công
việc
8 Do cơ chế tuyển dụng giáo viên chưa thu hút
được người giỏi
9 Mặt bằng nhận thức của học sinh không đồng
đều.
Xin đồng chí vui lòng cho biết thêm các nguyên nhân khác theo ý kiến của mình.
Xin cảm ơn sự cộng tác của các đồng chí!
108
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHỤ LỤC 2: CÁC MẪU THỐNG KÊ
Câu 1:
Bảng thống kê mức độ nhận thức về nội dung, hình thức, phương pháp
quản lý bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn
thành phố Hạ Long.
TT Các biện pháp
Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Mức độ tác dụng
1X
Thứ
bậc
2X
Thứ
bậc
X
Thứ
bậc
1
Nội dung
(7 nội dung)
2
Hình thức
(7 hình thức)
3
Phương pháp
(4 phương pháp)
Câu 2:
Bảng thống kê mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý
công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên
TT Các biện pháp
Mức độ cần thiết Tính khả thi
Cần thiết
Ít cần
thiết
Không
cần thiết
Khả thi Ít khả thi
Không
khả thi
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1 Gắn kết công tác bồi
dưỡng với quy hoạch
đội ngũ
2 Động viên khích lệ
học tập
3 Sử dụng các phương
pháp quản lý để …
4 Xác định đúng nội
dung cần bồi dưỡng
5 Đổi mới hình thức bồi
dưỡng gắn với đổi
mới chương trình
6 Tăng cường công tác
tự học, tự bồi dưỡng
7 Kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch bồi
dưỡng
109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc_291_7017.pdf