Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi ra đời cho đến nay, LHQ luôn đóng vai trò là tổ chức QT có ảnh hưởng to lớn nhất trên TG. Bằng thẩm quyền được các QG thành viên trao cho, LHQ nói chung & HĐBA nói riêng đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp QT đảm bảo giữ vững hòa bình, ANTG cũng như đấu tranh chống các hành vi xâm lược. Trong số rất nhiều biện pháp được HĐBA sử dụng nhằm thực hiện sứ mệnh của kình, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang đang ngày càng được nhắc tới nhiều hơn. Đặc biệt, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, biện pháp này được HĐBA sử dụng phổ biến hơn bất kì thời kì nào trước đó. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, trong các thập niên gần đây, người ta bắt đầu bàn luận nhiều hơn tới những tác động tiêu cực của các biện pháp trừng phạt phi vũ trang & đôi lúc khía cạnh tiêu cực này còn trở thành chủ để bàn tán được quan tâm hơn cả những tác dụng mà các biện pháp này đã đạt được. Hơn thế nữa, trong 1 TG mà xu thế đối thoại, hợp tác đang ngày càng mạnh mẽ thì các biện pháp trừng phạt phi vũ trang với tâm điểm là việc cắt đứt các quan hệ ngoại giao, kinh tế đang ngày càng có những ảnh hưởng to lớn đối với không chỉ QG là mục tiêu của các biện pháp trừng phạt mà còn cả đối với các QG khác. Chính vì những lý do trên mà việc nghiên cứu những vấn đề xung quanh các biện pháp trừng phạt phi vũ trang trở nên vô cùng hấp dẫn. Đây cũng chính là lý do tại sao em chọn đề tài “các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBALHQ – Những vấn đề pháp lý & thực tiễn” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
51 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5390 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của hội đồng bảo an liên hợp quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằm giải quyết những tình trạng không mong muốn ở I rắc.
Như vậy là từ hơn 10 năm nay, Hội đồng bảo an đã thiết lập chế độ tác quản đối với 1 quốc gia có chủ quyền là thành viên của LHQ. Hội đồng bảo an đã đặt quốc gia này trước những thử thách khắc nghiệt. Lệnh trừng phạt kinh tế và quản lý chặt chẽ các họat động ngoại thương của I rắc được duy trì cho đến khi cơ quan chịu trách nhiệm thanh sát việc phá hủy các vũ khí hủy diệt hàng lọat xác nhận với hội đồng bảo an rằng I rắc đã thực hiện các nhiệm vụ của mình theo các nghị quyết do hội đồng ban hành. Đây là trường hợp duy nhất trong đó cộng đồng quốc tế đã sử dụng tới những biện pháp nặng nề nhất nhằm ngăn chặn nguy cơ phổ biên vũ khí hạt nhân. Hội đồng bảo an coi việc I rắc phải thủ tiêu hoàn toàn các loại vũ khí hủy diệt hàng lọat mà nước này có thể đang sở hữu là tối cần thiết để đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế và I rắc phải chịu 1 số chế độ trừng phạt từ 1 thập kỉ nay là để đạt được mục tiêu đó.
Trường hợp I rắc cũng là 1 trong những trường hợp đặc biệt trong đó LHQ đã sử dụng tới tất cả các cơ chế quy định trong hiến chương để thực hiện 1 đối sách mà LHQ cho là cần thiết, không loại trừ cả những biện pháp không được quy định trong hiến chương.
Về trường hợp của Libêria
LHQ đã áp đặt biện pháp trừng phạt phi vũ trang đối với Libêria vào năm 2001 sau khi cơ quan này phát hiện cựu tổng thống Chales Taylor đã bán kim cương để tài trợ cho các cuộc xung đột dân cư trong nước và tại các nước khác ở Tây phi. Cùng lúc đó, 1 ủy ban trừng phạt cũng được thành lập nhằm giám sát quá trình thực hiện nghị quyết này. Đến năm 2003, 1 ủy ban mới được thành lập nhằm thay thế ủy ban cũ đồng thời củng cố thêm những nhiệm vụ mới cho ủy ban này. Nghị quyết 1521 (2003) được ban hành khi mà những biện pháp được áp đặt theo nghị quyết 1341 (2001) tiếp tục bị vi phạm, đặc biệt thông qua sự tranh giành ảnh hưởng quân sự. Mặc cho mọi nỗ lực nhằm khôi phục lại sự ổn định của khu vực này, chiến sự và thỏa thuận hòa bình toàn diện vẫn không được thi hành 1 cách thống nhất tại Libêria, nhiều khu vực vẫn tiếp tục tồn tại ngoài tầm kiểm soát của chính phủ chuyển giao của Libêria, đặc biệt là tại các khu vực nơi mà các phái đoàn của LHQ chưa được triển khai.
Sự khai thác bất hợp pháp những tài nguyên thiên nhiên như kim cương, gỗ và việc buôn lậu những tài nguyên này cùng với tình trạng buôn bán vũ khí bất hợp pháp tiếp tục là những nguyên nhân làm trầm trọng thê,m tình trạng xung đột về chất đốt và khủng hoảng tại Tây phi, đặc biệt là tại Libêria.
Để giải quyết tình trạng này, sau nghị quyết (NQ) 1521 hàng lọat các nghị quyết khác được ban hành trong đó ghi nhận những thay đổi trong các biện pháp trừng phạt và yêu cầu đối với ủy ban, đáng kể nhất là tại NQ 1532 (2004), 1683 (2006), 1903 (2009). Chế độ trừng phạt này được mở rộng gần đây nhất & được thay đổi bởi NQ 1903 vào 17/12/2009. Những biện pháp trừng phạt có hiện tại được tổng kết như sau:
Biện pháp cấm vận vũ trang: biện pháp này có hiệu lực cho đến 17/12/2010, các ngoại lệ được ghi nhận trong đoạn 5 NQ 1903. Trong đó, tất cả các QG sẽ tiến hành những biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn việc cung cấp vũ khí & bất cứ vật liệu liên quan, cũng như việc cung cấp bất kì khoản viện trựo, sự tư vấn, đào tạo liên quan tới những họat động quân sự đối với tất cả những thực thể & cá nhân phi chính phủ nào mà hành động của họ được tiến hành trên lãnh thổ Libêria;
Cấm đi lại: biện pháp này được thi hành đến 17/12/2010, trong đó tất cả các QG tiến hành những biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn việc đi vào hoặc đi qua của những cá nhân được mô tả bởi ủy ban trừng phạt (UBTP) trên phạm vi lãnh thổ của QG mình. Ngoại lệ cho trường hợp này là khi có sự xác định của UBTP rằng việc qua lại đó được chứng minh trên những căn cứ về sự trợ giúp nhân đạo, bao gồm những nghĩa vụ tôn giáo, hoặc khi UB kết luận rằng 1 sự miễn trừ sẽ giúp ích cho NQ này của Hội đồng bảo an (HĐBA) & cho việc tạo lập hòa bình, ổn định & dân chủ ở Libêria & hòa bình cuối cùng cho khu vực này;
Đóng băng tài khoản: HĐBA quyết định việc sẽ đóng băng các tài khoản tài trợ, tài khoản tài chính khác & các nguồn kinh tế được sở hữu hoặc kiểm soát bởi các cá nhân & thực thể được liệt kê. Biện pháp này sẽ được duy trì cho đến khi HĐBA có những quyết định khác tuy nhiên ít nhất 1 năm 1 lần HĐ sẽ xem xét lại những biện pháp này. Các ngoại lệ của nó được quy định tại đoạn 2 NQ 1532.
Để thi hành các NQ trừng phạt này, các QG có nghĩa vụ thi hành các biện pháp cấm đi lại & đóng băng tài khoản liên quan tới các cá nhân & thực thể được liệt kê, danh sách này được duy trì & cập nhật thường xuyên bởi UBTP.
Trong NQ 1903 chấm dứt việc cấm vận vũ trang đối với chính quyền của Libêria, đoạn 6 NQ, HĐBA quyết định rằng tất cả các QG sẽ thông báo tới UB bất kì tàu vũ khí & những vật liệu liên quan được cung cấp cho chính quyền Libêria, hay bất kì sự cung cấp tài trợ cũng như sự tư vấn hoặc đào tạo liên quan tới các họat động quân sự.
Trước đó, HĐBA đã áp dụng các biện pháp trừng phạt bao gồm cả việc cấm nhập khẩu tất cả những loại gỗ tròn & sản phẩm từ gỗ từ Libêria cũng như cấm nhập khẩu kim cương thô từ QG này, tuy nhiên các biện pháp này đã kết thúc vào 20/6/2006 với việc ban hành NQ 1689 (2006) & NQ 1753 (2007) ngày 27/4/2007.
3. Những tác động của các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBALHQ
3.1 Những thành tự đạt được trong duy trì hòa bình & an ninh thế giới (ANTG)
Là 1 trong những biện pháp được HĐBA sử dụng nhằm gìn giữ hòa bình & ANTG, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang có những ưu điểm nôi bật so với các biện pháp khác.
Với mục tiêu không sử dụng tới lực lượng vũ trang, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang được đánh giá là không tạo ra những thương vong hay thiệt hại to lớn ngay tức thì. Bên cạnh đó, với phạm vi rộng bao gồm các biện pháp về kinh tế, tài chính, ngoại giao & các lĩnh vực khác, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang đem lại nhiều lựa chọn hơn khi áp dụng vào giải quyết những tình huống cụ thể. Hơn thế nữa, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang cũng được đánh giá là ít tốn kém hơn so với việc chi phí cho những biện pháp quân sự.
Với những ưu điểm nổi trội như vậy, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBALHQ đã tạo ra những tác dụng không nhỏ trong việc giữ gìn hòa bình & ANTG.
Cụ thể, quyết định đình chỉ các họat động hàng không đối với Lybia đã có ý nghĩa quan trọng trong việc mang lại công lý cho các nạn nhân trong vụ đánh bom máy bay của hãng hàn không Pan Am trên bầu trời Lybia. Cụ thể, 21/12/1988, chiếc máy bay Boing 747 chuyến Pan Am 103 nổ tung trên bầu trời Lockerbie, Scotland, làm 270 người thiệt mạng. Trước tình thế đó, 15/4/1992, HĐBA áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Lybia về lĩnh vực buôn bán vũ khí & hàng không & đòi hỏi giao nộp phải giao nộp 2 kẻ tình nghi trong vụ Lockerbie. Các biện pháp trừng phạt của HĐBA LHQ đã khiến cho Lybia bị cô lập về kinh tế & chính trị cũng như gặp phải rất nhiều khó khăn khác. Trước sức ép của các biện pháp trừng phạt, 14/4/1999, Lybia chấp nhận giao nộp 2 kẻ tình nghi của vụ Lockerbie. Ghi nhận thái độ tích cực này, LHQ quyết định tạm ngừng các biện pháp trừng phạt. Sau đó hơn 2 năm, vào 15/8/2003, Lybia gửi thư lên HĐBA chính thức thừa nhận trách nhiệm trong vụ Lockerbie, đồng ý trả cho gia đình mỗi nạn nhân ít nhất 5 triệu USD. 12/9/2003. LHQ bở phiếu chính thức dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Lybia.
Về trường hợp của I rắc, sau khi I rắc xâm lược Cô oét năm 1990, hàng lọat các NQ của HĐBA đã được thông qua nhằm chấm dứt hành động xâm lược này. Trong số các NQ được ban hành, NQ 661 là NQ đầu tiên chính thức áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với QG này. Sau khi hàng lọat các biện pháp trừng phạt phi vũ trang khác được ban hành, Chính phủ nước này đã phải hợp tác khi cho phép các thanh tra vũ khí của LHQ giám sát phá hủy vũ khí của QG này.
Thực tế cũng đã chứng minh trong rất nhiều trường hợp, các lệnh trừng phạt của HĐBA đã tạo điều kiện cho quá trình đi tới 1 giải pháp hòa bình như trường hợp của Ănggôla & Nam Tư cũ. Các biện pháp trừng phạt đã góp phần kết thúc thời kì chiến tranh lâu dài giữa chính phủ Ănggôla & nhóm UNITA do Jonas Savimbi lãnh đạo. Trong 6 năm đầu tiên, các biện pháp trừng phạt gần như bị phớt lờ hoàn toàn. Tuy nhiên, khi các biện pháp được mở rộng & đầy mạnh, chúng đã có tác động đáng kể tới tình hình tại QG này. Cấm vận kim cương, trừng phạt về tài chính cũng như các biện pháp khác đã làm suy giảm các nguồn lực hiện có của UNITA & khiến cho Savimbi rơi vào tình trạng khó khăn trong việc thực hiện các họat động kích động & vũ trang. Điều này đóng góp quan trọng vào chiến thắng trên chiến trường của liên minh chính phủ Anggôla trước đội quân của Savimbi vào 2/2002, kết thúc cuộc chiến tranh suốt thời gian dài trước đó giữa 2 bên. Tại Nam Tư cũ, các biện pháp cấm vận vũ trang, đình chỉ hoàn toàn các họat động thương mại, hàng không đã làm các bên trong cuộc chiến không có vũ khí, phương tiện cũng như nguồn tài chính để tiếp tục tiến hành chiến tranh & cuối cùng 1 giải pháp hòa bình đã đạt được khi hiệp ước lập lại hòa bình trong khu vực, hiệp ước Dayton được kí kết.
Sự thành công quan trọng nhất là ở Nam Phi, nơi mà những NQ đã buộc chính quyền Apacthai phải chấp nhận những nguyên tắc quan trọng (Coovadia, 1999).
3.3. Những tồn tại trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBALHQ
Bên cạnh những thành công đạt được trong việc giải quyết hiệu quả các nguy cơ xảy ra góp phần quan trọng vào việc gìn giữ hòa bình & ANTG, từ khi ra đời đến nay, xung quanh việc áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang, các cuộc tranh luận về những tác động tiêu cực của chúng cũng không ngừng gia tăng & ngày càng trở nên sôi nổi.
Đã xuất hiện nhiều báo cáo, nghiên cứu đánh giá của các tổ chức nhân đạo nói chung & của các học giả trên TG nói riêng trong đó đưa ra những bằng chứng thuyết phục về 1 tình trạng khủng hoảng trầm trọng về nhân đạo cũng như kinh tế đang diễn ra tại các quốc gia bị áp đặt các biện pháp trừng phạt phi vũ trang. Chính những báo cáo này đã khiến cho nhiều người nghi ngờ về hiệu quả thực sự của các biện pháp trừng phạt phi vũ trang, cũng như những ưu thế vượt trội của nó so với những biện pháp khác được áp dụng của HĐBALHQ.
Để có được 1 cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này, khóa luận xin phép được đưa ra 1 số nhận định về các mặt hạn chế trong việc xây dựng & thi hành các biện pháp trừng phạt phi vũ trang cũng như 1 số ví dụ cụ thể nhằm làm sáng tỏ nhận định này.
Về những hạn chế trong xây dựng & giám sát việc triển khai trên thực tế các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBALHQ.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang được LHQ sử dụng 1 cách phổ biến hơn & nó được đánh giá là 1 biện pháp cưỡng chế tập thể mang ít tính bạo lực hơn là các biện pháp quân sự. Tuy nhiên, việc sử dụng gia tăng biện pháp này của LHQ đã tạo ra rất nhiều khó khăn đặc biệt đối với những đối tượng bị áp dụng cũng như việc giám sát quá trình áp dụng, ảnh hưởng & tác động không đúng mục đích của chúng.
Những hạn chế này trước hết xuất phát từ 1 thực tế là mục đích của việc áp đặt biện pháp trừng phạt thường không được xác định 1 cách rõ ràng. Thực vậy, trong nhiều trường hợp chúng dường như thay đổi nhiều lần. Sự kết hợp giữa tính hay thay đổi & không rõ ràng tạo ra những khó khăn cho HĐBA trong việc xác định liệu mục đích của các biện pháp trừng phạt đã đạt được hay chưa & thời điểm nào là hợp lý để bãi bỏ các biện pháp trừng phạt. Trong khi đó, HĐBA thường được xem xét như 1 cơ quan mang tính chính trị hơn là 1 cơ quan tài phán, do đó khi quyết định áp đặt 1 NQ trừng phạt đối với 1 QG, điều quan trọng là HĐBA thường được xác định những tiêu chí để có thể xác định được khi nào thì mục đích của những biện pháp trừng phạt được coi là đạt được.
Bên cạnh đó, mặc dù là các biện pháp trừng phạt nhưng mục đích quan trọng nhất mà các biện pháp này hướng tới là làm thay đổi thái độ chính trị của các chính phủ mục tiêu, buộc họ phải tuân thủ các NQ đã được ban hành. Chính vì thế cần rất thận trọng khi quyết định mục tiêu của các biện pháp trừng phạt, vì nếu không nó sẽ tạo ra tâm lí chống đối của chính phủ mục tiêu & dân cư của QG đó.
Việc giám sát & đánh giá hiệu quả của quá trình triển khai áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBA cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại. Nhiệm vụ này trở nên phức tạp do miễn cưỡng chấp nhận việc triển khai những chương trình giám sát hay điều tra QT của các chính phủ vì những lý do chủ quyền hay lợi ích kinh tế. Hay trong nhiều trường hợp, chính quyền của QG mụ tiêu đã lợi dụng vai trò chính trị của mình nhăm đưa ra những thông tin sai lệch về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của HĐBA, điều này tạo ra những cách hiểu sai lầm về mụ tiêu của việc trừng phạt, cũng như tâm lý chống đối, bất hợp tác của các cộng đồng dân cư. Ví dụ như, ở Yugoslavia trong những năm 1990, các công chức của bộ y tế nhận định rằng các biện pháp trừng phạt đã gây ra sự gia tăng gấ đôi tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Trong thực tế, thay vì đó tỷ lệ này đã giảm đi nhanh chóng hơn bất kì QG láng giềng nào. Ở Serbia, giữa những năm 1992 & 1995, các biện pháp trừng phạt bị lên án là đã làm ngăn cản việc nhấp khẩu thuốc men bằng việc gây ra sự trì hoãn đối với các hợp đồng cung ứng thuốc. Tuy nhiên, trong cùng thời điểm đó, các cuộc giám sát của LHQ về nhập khẩu đã đưa ra những đảm bảo cho viêc thanh toán đối với các nhà cung cấp thuốc men đối với QG này. Tuy nhiên, khi những biện pháp trừng phạt chấm dứt thì nhiều công ty lại chấm dứt việc buôn bán với bộ y tế & sự thiếu hụt những loại dựơc phẩm cần thiết bắt đầu trở nên tồi tệ hơn. Như vậy là trái với những nhận thức cho rằng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang cuat HĐBALHQ chính là nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt nghiêm trọng về thuốc men ở Serbia, các biện pháp này đã giúp đảm bảo sự tiếp cận đối với các loại thuốc bằng việc cung cấp các nhà bảo lãnh thương mại cho QG này.
ở Libêria trong suốt năm 2001, những áp phích quảng cáo mô tả những biện pháp trừng phạt của LHQ như 1 con voi nguy hiểm đè bẹp bệnh viện & trường học. Trong thực tế, những biện pháp trừng phạt của LHQ được triển khai trong thời gian này không bao gồm những hạn chế đối với các hàng hóa nhân đạo được sử dụng trong các bệnh viện & trường học. Cũng như thế, ở Afghanistan, trong suốt những năm 2000 & 2001, chính quyền Taliban đã kiểm soát các phương tiện thông tin, qua đó định hướng 1 chiến lược liên tục chống lại các NQ trừng phạt, kết án chúng gây ra những điều kiện nghèo đói về kinh tế & xã hội tại QG này. Điều này đã dẫn tới 1 hệ quả là trong nhận thưc chung của cộng đồng dân cư, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang chính là nguyên nhân gây ra những tác động tiêu cực đối với tình hình kinh tế, xã hội & nhân đạo, mặc dù những biện pháp trừng phạt được thi hành trong thời gian này chỉ bao gồm các lệnh cấm đi lại, những hạn chế nhất định đối với tài chính, những hạn chế về ngoại giao & cấm vận vũ khí.
Còn ở I rắc, trong suốt 13 năm thi hành các biện pháp trừng phạt toàn diện, chính quyền I rắc đã lợi dụng các biện pháp trừng phạt nhằm đạt được sự đồng thuận cho những tranh cãi lên án những biện pháp trừng phạt đã gây ra sự gia tăng nửa triệu cái chết ở trẻ em. Trong khi, hệ thống lâm thời về những miễn trừ nhân đạo thực hiện từ năm 1996 đến năm 2003 – chương trình đổi dầu lấy lương thực – đã cung cấp những khoản đô la lớn cho những hàng hóa xác định. Chính quyền I rắc chỉ ra rằng các biện pháp trừng phạt là nguyên nhân chính gây ra những khổ đau tại I rắc, trong khi đó những người khác lại cho rằng đó là do chính quyền Baghdad.
Những ví dụ trên cho thấy việc đưa ra thi hành trong môi trường của QG mục tiêu, LHQ ít có khả năng trong việc đáp trả lại những định hướng sai lệch về thông tin của các QG này. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của LHQ cũng như mục tiêu gìn giữ hòa bình & ANTG của các biện pháp trừng phạt phi vũ trang. Hơn thế nữa, việc xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá về nhân đạo đáng tin cậy đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp cho quá trình triển khai & đánh giá hiệu quả các biện pháp trừng phạt trước & trong khi chúg được triển khai chính xác & khách quan hơn.
Bên cạnh đó, do được thực hiện tập thể & thường không có mối lên hệ trực tiếp giữa các biện pháp trừng phạt phi vũ trang & hậu quả của chúng nên việc khắc phục hậu quả & xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong nhiều trường hợp trở nên vô cùng khó khăn.
Ngoài ra, mặc dù được đánh giá là có tính ưu việt hơn hẳn các biện pháp trừng phạt vũ trang ở nhiều khía cạnh, nhưng trong thực tế không phải lúc nào các biện pháp trừng phạt phi vũ trang cũng phát huy hiệu quả như mong muốn. Theo như 1 tài liệu nghên cứu về các biện pháp trừng phạt phi vũ trang thì tác động của các biện pháp này trong việc làm thay đổi thái độ chính trị của chính phủ QG mục tiêu thường rất hạn chế, & thường mất nhiều năm người ta mới thấy những chuyển biến tích cực. Ví dụ, 1 cuộc nghiên cứu trong năm 1991 tính toán rằng các biện pháp trừng phạt chỉ tỏ ra có hiệu quả hơn 34% trong 115 trường hợp.
Về những tác động tiêu cực đối với QG bị áp đặt các biện pháp trừng phạt phi vũ trang
Là 1 trong những mục đích quan trọng của các biện pháp trừng phạt – nhằm cô lập QG vi phạm trong cộng đồng QT buộc QG phải thay đổi thái độ, chấp nhận cách hành xử phù hợp với luật pháp QT- các biện páhp trừng phạt phi vũ trang khi được triển khai đã tạo cho các QG mục tiêu rất nhiều khó khăn.
Do phải chịu các lệnh cấm vận về kinh tế & tài chính, QG mục tiêu bị phụ thuộc sâu sắc vào việc nhập khẩu, đặc biệt là đối với thực phẩm & năng lượng. Bên cạnh đó, các khoản thu nhập từ xuất khẩu cũng bị hạn chế 1 cách đáng kể. Việc thi hành nhanh chóng các biện pháp trừng phạt, khiến cho QG mục tiêu không có đủ thời gian cần thiết để có thể tổ chức các nguồn tài chính phục vụ cho các mục tiêu tài trợ cấp bách. Hơn thế nữa, trong nhiều trường hợp, các QG bị áp đặt các biện pháp trừng phạt thường là các QG có nền kinh tế kém phát triển, với nên nông nghiệp quy mô nhỏ nghèo nàn & lạc hậu, điều này khiến cho sự ứng phó của QG đối với các biện pháp trừng phạt càng trở nên khó khăn hơn. Những cú sốc về kinh tế, sự cô lập về địa lý & chính trị dẫn đến những khủng hoảng xã hội liên tiếp khác, đặc biệt là đối với tình hình nhân đạo.
Tác động đối với nền kinh tế vĩ mô
Những biện pháp cấm vận toàn diện tạo ra cú sốc kinh tế to lớn. Sự hạn chế gay gắt xuất nhập khẩu làm giảm toàn bộ các họat động sản xuất, không chỉ trong công nghiệp mà còn cả nông nghiệp bởi sự giảm bớt các nguồn nhập khẩu. Công việc cũng giảm trong các khu vực định hướng xuất khẩu. Lương ngoại tệ nhận được cũng giảm bớt, & khả năng thanh toán các khoản nợ cũng giảm xuống trong nhiều khu vực. Sự giảm sút các thu nhập từ thuế dẫn tới sự giảm sút của đầu tư tài chính vào nâng cấp & bảo dưỡng cơ sở hạ tầng dẫn tới sự giảm sút trong mức độ & tiêu chuẩn của các dịch vụ XH. Trong khi đó, sự giảm sút trong tổng sản phẩm quốc nội & phần trăm thu nhập từ vốn ảnh hưởng tới hầu hết mọi người, đặc biệt là những người nghèo. Từ đó, mức độ bất bình đẳng XH cũng vì thế mà gia tăng. Nghiêm trọng hơn là không thể khắc phục được 1 cách nhanh chóng những thiệt hại này chỉ với những viện trợ nhân đạo, hay là việc dùng mọi nỗ lực nhằm khắc phục hậu quả sau khi chấm dứt các biện pháp trừng phạt.
Theo 1 số tài liệu nghiên cứu cho thấy, kể từ năm 1986, nền kinh tế Haiti xuất hiện 1 xu hướng thụt lùi trong cả sản lượng công nghiệp & nông nghiệp & xu hướng này ngày càng gia tăng từ năm 1991 đến 1994. Trong suốt 5 năm từ 1986 đến 1991, các công việc trong ngành sản xuất công nghiệp giảm 8%; trong những năm 1991 & năm 1994 dưới sự ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt, việc làm trong lĩnh vực này cũng tụt xuống tới 80%. Lệnh cấm vận này cũng liên quan tới việc làm mất đi khoảng 30 nghìn công việc trong các lính vực may mặc, điện, thể thao & công nghiệp sản xuất đồ chơi. Cũng tương tự như thế, ngàng SX nông nghiệp trong những năm 1980 cũng giảm trung bình mỗi năm 1%; giữa năm 1991 & 1994 tổng mức giảm là 20% nhanh gấp 4 lần.
Trong suốt 3 năm các biện pháp trừng phạt có hiệu lực, tỷ lệ GNP của Haiti giảm xuống tới 120 đô la Mỹ, hay 30%; cũng trong giai đoạn đó Haiti đã được cung cấp tổng các khoản trợ cấp nhân đạo là 250 triệu đô la Mỹ tương đương 35 đô la 1 người. Khoản tài trợ này chỉ bồi đắp được khoảng 1/3 thu nhập quốc dân bị mất trong suốt thời kì áp dụng các biện pháp trừng phạt. Trong đó, khoảng 15% khoản tài trợ này được cung cấp bởi LHQ, phần lớn của phần còn lại được cung cấp bởi chính phủ Mỹ, chính phủ đã đóng góp gần 190 triệu đô la trong 3 năm.
Còn đối với trường hợp của I rắc, trong năm 1990, trước khi có các lệnh trừng phạt & chiến tranh vùng vịnh, I rắc sản xuất khoảng 3 triệu thùng dầu mỗi ngày, trong số này khoảng 2,5 triệu thùng đượ xuất khẩu. Điều này tạo ra các khoản thu nhập từ xuất khẩu đạt tới 19 tỷ đô la mỗi năm cung cấp 95% các khoản tài trợ cho ngân sách QG & khoảng 64% GDP. Tuy nhiên, các khoản thu nhập từ thương mại QT này bị cắt giảm tới tỷ lệ ước tính khoảng 90% do các biện pháp trừng phạt. Trong 8 năm đầu tiên của lệnh cấm vận, I rắc ước tính rằng họ mất 120 tỷ đô la thu nhập từ trao đổi với nước ngoài. Tỷ lệ thu nhập ước tính đã giảm tới khoảng ¾ từ năm 1990 đến năm 1993, làm gia tăng tỷ lệ chệnh lệch giàu nghèo. Các cuộc điều tra gia đình tiêu biểu cũng cho thấy trong năm 1988 & 1993 những người có thu nhập cao đã mất đi nửa thu nhập của kình, trong khi đó những người có thu nhập trung bình mất đi 2/3 thu nhập, & những người có thu nhập thấp (chiếm khoảng 2/3 trong tổng số các gia đình được điều tra) mất nhiều hơn ¾ thu nhập.
Tác động tới tình hình nhân đạo
Khi các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBA được áp dụng ngày càng phổ biến thì đi kèm với nó ngày càng có nhiều những ý kiến phàn nàn về tác động tiêu cực của các biện pháp này đến tình hình nhân đạo. Có nhiều ý kiến cho rằng, các biện pháp trừng phạt gây ra sự tổn thương cho những người dân vô tội hơn là tác động tích cực đến thái độ của những nhà chính trị - đối tượng chính của các biện pháp trừng phạt. Năm 1995, trong phần phụ lục “chương trình nghị sự cho hòa bình”, HĐ ban thư kí của LHQ về Boutros đã đặt tên cho những biện pháp trừng phạt phi vũ trang là 1 công cụ thẳng tay, & nhận định việc tồn tại các ảnh hưởng tiêu cực của các biện pháp này đối với những nhóm dễ bị tổn thương trong các QG mục tiêu. Những ý kiến tương tự như thế cũng được nêi lên bởi đa số các cơ uan của LHQ, các tổ chức phi chính phủ & đặc biệt được nêu trong báo cáo về các hiểm họa của TG do Hội chữ thập đỏ & Hội trăng lưỡi liềm đỏ cung cấp. Cũng vàm năm 1995, khi sự nghi ngại về ảnh hưởng nhân đạo của I rắc đối với đại họi đồng, trong đó nhấn mạnh rằng những nhóm dân cư dễ tổn thương đang phải trả 1 giá quá đắt.
Hầu hết các NQ trừng phạt của HĐBA đều bao gồm các điều khoản cho phép miễn trừ đối với các nhu cầu thiết yếu như thức ăn & thuốc men nhằm giảm bớt sự ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt toàn diện. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp miễn trừ này không rõ ràng & được hiểu 1 cách tùy tiện, không nhất quán, điều này dẫn đến sự giảm sút trong nhập khẩu các hàng hóa thiết yếu khiến cho tình trạng khan hiếm các nguồn năng lượng càng trở nên trầm trọng.
Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy, ở I rắc trong suốt thời kì tồn tại những biện pháp trừng phạt, việc SX lúa gạo & thịt giảm sút; việc mua bán những thành tựu về năng lượng & giáo dục mất giá, năng lượng, nước, thuốc men & cơ sở hạ tầng giao thông giảm sút trong toàn bộ QG. Tất cả những thay đổi này đã để lại cho người dân I rắc mối hiểm họa về 1 hệ thống chăm sóc sức khỏe nghèo nàn. Mối đe dọa này càng trở nên sâu sắc, đặc biệt ở những khu vực nông thôn với sự đầu tư & trình độ giáo dục thấp. 6/1991, trong 1 báo cáo của mình, Sadruddin Aga Khan - ủy viên cao cấp của LHQ về người tị nạn trước kia đã tuyên bố “đây không phải là 1 lời kêu cứu đùa bỡn, cũng không phải 1 trò đùa chính trị, có những bằng chứng chứng minh rằng 1 số lượng lớn người dân I rắc mỗi tháng trôi qua ngày càng tiến đến bờ vực của thảm họa”. Đặc biệt, trong năm 1996, Philippe Heffinck, người đại diện cho UNICEF ở I rắc phát biểu rằng “tình trạng này thật tồi tệ cho những đứa trẻ. Nhiều đứa trẻ đang ở trên bở vực của cái chết”.
Các biện pháp cấm vận cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe của các QG mục tiêu. Mặc dù luôn tồn tại các miẽn trừ đối với thuốc men, tuy nhiên các biện pháp trừng phạt vẫn dẫn tới sự hạn chế trong việc nhập khẩu thuốc men & thực phẩm do sự xáo trộn trong tổ chức các họat động thương mại, cũng như sự phức tạp trong vận chuyển hàng hóa, cùng với đó là sự thiếu hụt nghiêm trọng về tài chính của QG mục tiêu. Mặc dù có những miễn trừ cho hàng hóa là thuốc men, nhiều công ty SX những trang thiết bị & thuốc men vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn khi muốn thực hiện các đơn đặt hàng từ các QG bị cấm vận vì sự thiếu hụt những đảm bảo chắc chắn rằng hàng hóa này thực tế được loại trừ khỏi danh mục cấm vận.
Chính tình trạng khan hiếm vè thuốc men & trang thiết bị cần thiết khgiến cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các QG mục tiêu trở nên ngày càng tồi tệ. Nhiều báo cáo cho thấy rằng, trong suốt thời kì tồn tại các biện pháp trừng phạt, tỷ lệ tử vong của bnà mẹ ở Haiti & I rắc đều gia tăng đáng kể.
Cũng không thể phủ nhận 1 thực tế là các biện pháp cấm vận đã tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với tình hình an ninh lương thực ở các QG mục tiêu. Ở Haiti, 1 cuộc điều tra sức khỏe & nhân khẩu năm 1994 cho thấy 18% phụ nữ bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, ở nông thôn tỷ lệ này là 21%, cũng trong năm đó, điều tra cho thấy tỷ lệ trẻ em sinh ra bị thiếu cân tăng từ 10% tới 15%. Thêm vào đó, số lượng trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cũng tăng lê tới 7,8% so với tỷ lệ 3,4% vào năm 1990.
ở I rắc, tình hình còn nghiêm trọng hơn khi mà trước khi có những biện pháp trừng phạt QG này đã phải nhập khẩu gần 70% các loại thực phẩm. Từ ngay những năm đầu tiên áp dụng các biện pháp trừng phạt, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tăng từ 3% lên 11%. Mức độ thiếu ăn tăng từ 19% l ên 31%. Tỷ lệ những đứa trẻ được sinh ra trong các bệnh viện có cân nặng dưới 2,5 kg tăng từ 5% lên 22%. Trong khi đó, chương trình đổi dầu lấy lương thực lại không thể ngay lập tức phát huy tối đa mục đích của mình, điều này khiến tình hình an ninh lương thực ngày càng trầm trọng.
Về sự ảnh hưởng của các QG khác
Không thể phủ nhận thực tế là khi các biện pháp trừng phạt phi vũ trang được áp đặt thì bên cạnh những thiệt hại gây ra đối với các QG mục tiêu thì các QG khác đặc biệt là những đối tác kinh tế quan trọng của QG mục tiêu cũng phải gánh chịu những ảnh hưởng bất lợi. Dự tính được điều này, tại điều 50 chương VII hiến chương LHQ quy định “bất cứ 1 QG nào, dù là thành viên của LHQ hay không, nếu gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế, do sự thi hành những biện pháp trừng phạt của HĐBA, có quyền đề xuất lên HĐ về việc giải quyết những khó khăn đó”. Điển hình là trường hợp liên quan đến I rắc. Lần đầu tiên trong lịch sử LHQ, có 1 số lượng lớn các QG, 21 QG, bao gồm: Bănglađét, Bulgari, Ấn Độ, Li Băng, Jordan, Pakistan, Philippin, Ba Lan, Rumani, Sri Lanka, Sudan, Ả Rập, Tuynisi, Urugoay, Yemen, Tiệp Khắc, Gibuti, Motitania, Xaysen, Nam Tư & Việt Nam đã đệ trình báo cáo lên HĐBA nêu rõ những thiệt hại xuất phát từ lệnh cấm vận kinh tế đối với I rắc.
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng điều này hiếm khi được viện dẫn hoặc nếu có thì cũng không được quan tâm 1 cách thích đáng. 1 số QG nêu ra ý kiến rằng, những thiệt hại do việc thực thi các biện pháp trừng phạt của HĐBALHQ phải được chia đều cho tất cả các QG thành viên, nhưng đề xuất này không được chấp nhâj. Bên cạnh đó, những khoản viện trợ cho các QG gặp bất lợi nếu có cũng chỉ mang tính nhất thời & thường không tương xứng với những thiệt hại đã xảy ra. Thực tế cho thấy rằng, đã có những điều khoản quy định về việc bồi thường thiệt hại cho QG thứ 3, nhưng chủ yếu là trong các trường hợp có gắn kết với lợi ích của các cường quốc, đặc biệt trong trường hợp của Yugoslavia trước kia & I rắc. Những khoản tài trợ như thế đã không được thỏa thuận trong các chế độ trừng phạt đối với Châu Phi.
Tại những khu vực mà những khoản tài trợ không có hoặc có nhưng ở mức độ không đáng kể, các QG bị ảnh hưởng khó có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục lén lút duy trì các quan hệ thương mại truyền thống của mình với các QG mục tiêu, điều này giúp cho QG tránh khỏi khó khăn về kinh tế đối với chính mình. Trong nhiều trường hợp họ còn thực hiện 1 cách công khai, rõ ràng, đặc biệt như trong chế độ trừng phạt đối với Lybia, khi mà năm 1998 tổ chức thống nhất Châu Phi quyết định chấm dứt việc tuân thủ NQ trừng phạt của HĐBA trực tiếp chống lại Lybia.
Về việc các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBALHQ bị các cường quốc lợi dụng để thực hiện các mục tiêu riêng của mình
Về nguyên tắc, 1 NQ trừng phạt muốn được thông qua phải nhận được sự nhất trí của ít nhất 9 ủy viên trong đó tất cả 5 thành viên thường trực phải bỏ phiếu thuận, như vậy khó có thể nói các biện pháp trừng phạt này phục vụ cho mục đích của iêng QG nào. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi hành các biện pháp trừng phạt, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng cácc biện pháp trừng phạt này thực chất là cách thức mà các nền kinh tế phát triển sử dụng nhằm chống lại các QG yếu kém & phụ thuộc hơn. Hơn thế nữa, trong nhiều trường hợp chúng được xem xét như 1 phần của cuộc tấn công chung lên các QG kháng cự lại sự xâm nhập về VH, chính trị hoặc kinh tế của Mỹ - người đứng đầu chiến tranh lạnh trước đó. Ví dụ như trường hợp của I rắc, 1 tuần sau khi I rắc tấn công Cô oét 8/1990, cộng đồng QT đã áp dụng trừng phạt kinh tế đối với I rắc, trong đó vai trò của Mỹ đã được thể hiện vô cùng rõ nét. Mỹ đã tự mình thực hiện trừng phạt trước khi nó được tiến hành trên phương diện đa phương. Trừng phtạ đối với I rắc kéo dài ngay cả sau khi chiến tranh vùng Vịnh đã kết thúc. 10/1994, nhân việc Saddam Hussein triển khai 2 sư đoàn tinh nhuệ vệ binh cộng hòa (Republicant Guard) hướng vào Cô oét, ngòai việc triển khai thêm lực lượng vào Cô oét & A rập Saudi, Mỹ đã lợi dụng cơ hội này để kéo dài thêm trừng phạt đối với I rắc. Mục đích trừng phạt kinh tế đối với I rắc đã thay đổi theo thời gian, bắt đầu với mục đích buộc Saddam Hussein rút quân khỏi Cô oét chuyển sang việc gây nên tình trạng bất bình trong nước để buộc Saddam Hussein phải rời bỏ quyền lực. Cả 2 mục đích này của Mỹ đều không thành công, thực tế Saddam Hussein vẫn tiếp tục nắm quyền & I rắc vẫn có 1 tiềm lực quân sự to lớn. Bên cạnh đó, bản thân liên minh tham gia trừng phạt cũng có nhiều mâu thuẫn. Mặc dù Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi mục đích, nhưng nhiều nước bị ảnh hưởng xấu của cuộc trừng phạt như Thổ Nhĩ Kì & Jordani hay 1 số nước khác như Nga, Pháp, Trung Quốc đều đang muốn nối lại quan hệ buôn bán với I rắc.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng lệnh trừng phạt đối với Haiti xuất phạt từ lợi ích riền của Mỹ nhằm ngăn chặn dòng người tỵ nạn từ nước này sang Mỹ hơn là vì mục đích hòa bình, ANQT. Hoặc NQ áp dụng các biện pháp trừng phạ đối với Triều Tiên cũng đã bị nhiều người cho rằng Ho Kì lạm dụng để ngừng vận chuyển nhiên liệu nặng cho nước này thoe thỏa thuận đã kí kết giữa 2 bên nhằm bóp chết nền kinh tế vốn đã bị “bế quan tỏa cảng” của QG này.
CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT PHI VŨ TRANG CỦA HĐBALHQ
Để các biện pháp trừng phạt phi vũ trang có thể phát huy hiệu quả tối đa trong việc gìn giữ hòa bình & ANTG, cũng như hạn chế tốt nhất những tác động tiêu cực của mình, trong thời gian tới HĐBA cần chú ý tới 1 số vấn đề sau khi quyết định & thi hành các biện pháp này:
Những kiến nghị đối với việc quyết định các biện pháp trừng phạt phi vũ trang
Thứ nhất, HĐBA cần đánh giá 1 cách khách quan tình hình thực tế, xác định , mức độ đe dọa của tình hình đối với hòa bình & ANQT, mức độ cần thiết phải áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang . Điều này rất quan trọng bởi nếu không xác định được chính xác thời điểm áp dụng, mức độ áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang không những không phát huy được hiệu quả của mình mà còn gây ra những tác động tiêu cực khó lường. Bên cạnh đó, khi quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt này, HĐBA cần đặt chúng trong mối tương quan với các biện pháp khác để lựa chọn phương án giải quyết thích hợp nhất nhằm giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của chúng đối với cuộc sống của những dân thường vô tội.
Thứ 2, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBA phải có mục tiêu rõ ràng & thông minh. Sự thông minh được thể hiện qua việc các biện pháp trừng phạt sẽ tác động trực tiếp tới những người đứng đầu về chính trị & những cánhân, tổ chức gánh chịu trách nhiệm cho việc đe dọa hay phá vỡ hòa bình & ANTG nhưng vẫn đảm bảo được cuộc sống bình thường của những người dân vô tội. Cụ thể hơn, việc thiết kế các biện pháp trừng phạt của HĐBA phải đảm bảo rằng quá trình thi hành chính xác chúng sẽ không tạo ra sự vi phạm các quyền con người & luật pháp về nhân đạo TG, cũng như trong phạm vi trách nhiệm của mình đảm bảo các quyền về kinh tế, XH, VH cơ bản của các tầng lớp dân cư bị ảnh hưởng. Hơn thế nữa các biện pháp trừng phạt phải có giới hạn cụ thể về thời gian & kết quả đạt được.
Bên cạnh đó, mục tiêu của các biệ pháp trừng phạt phi vũ trang phải rõ ràng, điều này thể hiện ở chỗ trong các NQ của HĐBALHQ các tiêu chuẩn cho việc hình thành danh sách cá nhân, thực thể là đối tượng chính của các biện pháp trừng phạt phi vũ trang phải vừ chi tiết vừa đảm bảo tính toàn diện. Việc định nghĩa 1 cách chính xác về đối tượng của các biện pháp trừng phạt & tiêu chuẩn cho việc lập danh sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành hiệu quả các biện pháp trừng phạt nói chung, đồng thời cũng là căn cứ xác định những điều kiện để chấm dứt các biện pháp trừng phạt đối với các đối tượng này. Bên cạnh đó, chúng còn giúp các QG thành viên đánh giá mức độ liên quan của các cá nhân & thực thể đối với các biện pháp trừng phạt. NQ 1617 của HĐBA đã đưa ra những tiêu chí xác định như thế nào là liên quan đến Al-Quaida, Usama Bin La Den hay Taliban, mặc dù vậy, bên cạnh đó NQ này vẫn đưa 1 công thưc chung “hoặc cách thức & hành vi khác mang tính trợ giúp”. Như vậy có thể nhận thấy 1 sự định nghĩa rõ ràng về đối tượng của các biện pháp trừng phạt phi vũ trang là cần thiết & quan trọng, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tính linh họat nhằm tránh các khuôn mẫu cứng nhắc khiến hạn chế các ủy ban trừng phạt trong việc phản ứng lại trước những thay đổi quan trọng của tình hình. Cụ thể, điều này có thể tạo ra những khó khăn cho các ủy ban trừng phạt trong trường hợp cần thiết phải bổ sung 1 danh sách hợp lý trong tương lai.
Hơn thế nữa, vấn đề quan trọng là phải duy trì những tiêu chuẩn & định mức chung cho nội dung của các báo cáo về các diễn biến có nguy cơ đe dọa tới hòa bình & ANTG, điều này đảm bảo cho các biện pháp trừng phạt được áp dụng đối với những cá nhân & thực thể theo các cách thức không chuyên quyền & không thiên lệch. Cụ thể, trong những báo cáo có liên quab nên bao gồm sự tường thuật 1 cách chính xác sự tham gia của các cá nhân, thực thể trong các hành vi có nguy cơ đe dọa tới hòa bình & ANTG theo sự nhận định của HĐBA. Để làm tốt việc này, HĐBA nên có những biện pháp hỗ trợ các QG thành viên trong quá trình chuẩn bị các đề xuất lập danh sách, trong đó có thể bao gồm những buổi thuyết trình hướng dẫn chuẩn bị các báo cáo vụ việc.
Thứ 3, bất cứ khi nào những biện pháp trừng phạt phi vũ trang được ban hành, những phương án dự phòng phải được thiết kế đi kèm nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chứ nhân đạo thực hiện công việc của mình. Cụ thể, ngay trong quá trình thảo luận việc áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang, các vấn đề liên quan tới việc đảm bảo trợ cấp nhân đạo phải đồng thời được đưa ra thảo luận & quyết định. Hơn thế nữa, các đảm bảo này phải được quy định 1 cách cụ thể, rõ ràng & chính xác làm cơ sở chắc chắn cho việc áp dụng khi mà các biện pháp trừng phạt đã được đưa ra thi hành. Điều này thực sự cần thiết do không hề có bất cứ 1 đảm bảo chắc chắn rằng các biện pháp trừng hạt phi vũ trang sẽ không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào, đặc biệt là đối với các nhóm dễ tổn thương. Tuy nhiên, cũng cần phải tính toán 1 cách hợp lý nhằm ngăn chặn các hành vi lợi dụng các ngoại lệ nhằm phục vụ âm mưu phá vỡ hòa bình & ANTG.
Thứ 4, khi quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang, quyền lợi & nghĩa vụ của QG thứ 3 với vai trò là QG láng giềng, QG là đối tác kinh tế quan trọng của QG mục tiêu cũng cần đưa ra xem xét 1 cách thích đáng. Cụ thể, cần có những dự tính nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng gia tăng đối với QG thứ 3, bên cạnh đó, cần thiết phải có những chính sách cụ thể ưu tiên, hỗ trợ đối với các QG này. Điều này có ý nghĩa trên nhiều phương diện, do 1 khi được xem xét 1 cách hợp lý & thỏa đáng, các QG thứ 3 sẽ tích cực đóng góp vào quá trình thi hành các biện pháp trừng phạt & sẽ trở thành kênh thông tin đáng tin cậy trong việc cung cấp các số liệu giúp đánh giá chính xác hiệu quả thi hành các biện pháp trừng phạt phi vũ trang.
Thứ 5, mặc dù không phải là 1 vấn đề dễ dàng, tuy nhiên khi áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang, cách xác định & tính toán các thiệt hại có thể xảy ra liên quan tới việc thi hành các biện pháp trừng phạt phi vũ trang rất khó có thể đảm bảo không hề có bất cứ thiệt hại nào xảy ra & việc xác định mối quan hệ giữa chúng với các thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Hơn thế nữa, 1 khi những thiệt hại này là do 1 thành viên nào đó lợi dụng các biện pháp trừng phạt đa phương thực hiện mục đích riêng của mình thì thiệt hại vượt quá này nên được tính toán & gắn trách nhiệm cho chính QG đó.
Thứ 6, HĐBA cũng nên nghiên cứu những quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt được áp đặt bởi những tổ chức QT khu vực, qua đó học hỏi những điểm tiến bộ cũng như tránh những thiếu sót không đáng có, đồng thời kết hợp những kinh nghiệm của mình để có thể đưa ra những nguyên tắc chung cho việc thiết kế các biện pháp trừng phạt phi vũ trang trong tương lai. Những nguyên tắc này có thể là nguyên tắc trong việc xác định mức độ của 1 hành vi trong việc đe dọa hòa bình & ANTG; nguyên tắc trong việc thu thập & đánh giá các thông tin báo cáo trong quá trình triển khai các biện pháp trừng phạt phi vũ trang,…
Thứ 7, HĐBA nên chú ý hơn nữa những đánh giá về nhân đạo tin cậy trước & trong khi triển khai các biện pháp trừng phạt. Quá trình tiếp cận những đánh giá như thế nên được tiến hành 1 cách rõ ràng, kiên định đối với nhiều QG qua nhiều giai đoạn & đủ tin cậy để làm sáng tỏ những hậu quả xác định của các biện pháp trừng phạt đối với tình hình nhân đạo. Điều này không những giúp cho những đánh giá mang tính trung lập về chính trị & hợp pháp 1 cách thực sự mà còn giúp HĐBA đưa ra những quyết định chính xác trong việc điều chỉnh mức độ áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang. Cụ thể, những đánh giá như thế nên được hình thành từ những quá trình như sau:
+ Xây dựng những chỉ số mang tính thay đổi & nên tảng cho việc kiểm tra những điều kiện về nhân đạo;
+ Xác định những nhóm so sánh có liên quan trong phạm vi hay bên ngoài phạm vi QG mục tiêu;
+ Xác định không chỉ kết quả của những tác động mà còn cả nguồn của những thông tin trên các tài liệu được cung cấp;
+ Đánh giá chất lượng của hệ thống thông tin được sử dụng, bao gồm những thay đổi trong việc báo cáo thông tin, lựa chọn số liệu & báo cáo cả những thu nhận;
+ Xác định những sai sót trong những nguồn thông tin thường lệ;
+ Tránh việc tổng kết hóa từ những cuộc điều tra nhỏ thành kết quả của cả 1 nhóm dân cư lớn của QG;
+ Cung cấp & kết hợp những thông tin định tình & định lượng;
+ Xử lý thông tin từ những nghiên cứu nhỏ dựa trên những tiêu chuẩn & mô tả cách thức lựa chọn những thông tin đó;
+ Phối hợp công tác nghiên cứu giữa những nhà nghiên cứu từ các QG liên quan & các tổ chức QT.
Những kiến nghị đối với việc thi hành các biện pháp trừng phạt phi vũ trang
Thứ nhất, cần tăng cường sự hợp tác giữa các nước thành viên với nhau & với LHQ trong quá trình thi hành các biện pháp trừng phạt phi vũ trang. Cụ thể, các nước thành viên có nghĩa vụ báo cáo đầy đủ về quá trình triển kha các biện pháp trừng phạt, sự thay đổi của hệ thống pháp luật QG nhằm mục đích thi hành các biện pháp trừng phạt cũng như những ảnh hưởng bắt nguồn từ việc thi hành các biện pháp này. Điều này không những giúp kiểm soát quá trình thực thi các biện pháp trừng phạt phi vũ trang theo đúng những mục tiêu đặt ra ban đầu mà còn giúp các QG có những động thái tích cực trong việc hỗ trợ lẫn nhau nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.
Thứ 2, HĐBA nên căn cứ trên các đề xuất của Tổng thư kí, ủy ban trừng phạt & các cơ quan khác của LHQ có liên quan, phù hợp với hiến chương để có thể kịp thời đưa ra những quyết định & hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc thực hiện các biện pháp trừng phạt, đặc biệt trong đó nên xác định 1 cách rõ ràng, chi tiết các mục tiêu, đối tượng & các miễn trừ áp dụng lệnh trừng phạt. Các quyết định & hướng dẫn này giúp cho quá trình thi hành các biện pháp trừng phạt trở nên đơn giản & dễ hiểu hơn với các QG, hơn thế nữa với tính linh họat của mình, các hướng dẫn này sẽ trở thành công cụ hữu hiệu giúp giải quyết nhanh chóng khi có những diễn biến mới, mà với tính chất nhỏ lẻ & đơn giản của nó không cần thiết phải triệu tập 1 cuộc họp chính thức để ban hành 1 nghị quyết mới.
Thứ 3, HĐBA nên giám sát chặt chẽ hơn quá trình thi hành các biện pháp trừng phạt qua đó có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt phải quan tâm tới những nhu cầu về nhân đạo của các nhóm dân cư bị ảnh hưởng & việc thực thi các quyền kinh tế, XH, VH & những nhu cầu pháp lý của các QG láng giềng,…
Thứ 4, cần không ngừng nâng cao vai trò quan trọng của các ủy ban trừng phạt trong việc: (a) đánh giá các mục tiêu của HĐBA trước khi ban hành những biện pháp trừng phạt & những ảnh hưởng tiềm tàng của nó lên QG mục tiêu & những QG thứ 3; (b) giám sát việc áp dụng những biện pháp trừng phạt; (c) đánh giá những ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt nhằm giúp HĐBA có khả năng điều chỉnh nhằm tăng cường những ảnh hưởng về chính trị của chúng & hạn chế những tác dụng phụ; (d) đảm bảo chắc chắn việc viện trợ nhân đạo tới những nhóm dễ bị tổn thương; (e) thăm dò cách thức trợ giúp những QG thành viên, các QG đang phải chịu đựng những tổn thất & ước lượng những yêu sách được đưa ra bởi những QG đó theo điều 50, 76.
Bên cạnh đó, các ủy ban trừng phạt nên có những cách thức hợp lý nhất để sử dụng các giám định & đáng giá đặc biệt của các tổ chức nhân đạo & những cơ quan của các tổ chức phi chính phủ về nhân đạo (NGOs). Sự hợp tác này nên được tăng cường nhằm tạo ra những điều kiện thuận tiện nhất cho quá trình thực thi các chương trình nhân đạo trong các QG mục tiêu.
Thứ 5, cần duy trì & nâng cao chất lượng của các cuộc họp định kì báo cáo tiến độ thực hiện, cũng như đánh giá các ảnh hưởng nhân đạo của biện pháp trừng phạt phi vũ trang. Các nguồn thông tin được sử dụng tại đây phải đảm bảo độ tin cậy & hợp pháp. Cần thiết phải có những quy định cụ thể về các cuộc viếng thăm thường xuyên của Chủ tịch ủy ban trừng phạt, các tổ chức QT phi chính phủ & các tổ chức # tới những QG mục tiêu nhằm thu thập tất cả những thông tin cần thiết về sự ảnh hưởng & việc thực thi các biện pháp trừng phạt,… Những chuyến thăm này ũng nên được áp dụng đối với các QG láng giềng & các đối tác kinh tế quan trọng của QG mục tiêu, nhằm có được những thông tin giúp đánh giá toàn diện nhất quá trình thực thi các biện pháp trừng phạt phi vũ trang.
Thứ 6, cần không ngừng cải thiện tính minh bạch trong công việc của HĐBA & các ủy ban trừng phạt. Chủ tịch của ủy ban trừng phạt nên tổ chức các buổi họp thường xuyên & định kì nhằm thảo luận & báo cáo về những cách thức nhằm cải thiện sự mkinh bạch của các ủy ban. Các bản tóm tắt của Chủ tịch ủy ban trừng phạt & HĐBA về các biện pháp trừng phạt nên càng chi tiết & độc lập càng tốt. Những tài liệu về các buổi họp của các ủy ban trừng phạt nên được hợp pháp hóa & được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp bất cứ ai cũng có thể theo dõi & đánh giá quá trình thi hành các biện pháp trừng phạt phi vũ trang.
Thứ 7, cần tiếp tục xây dựng những hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả, khách quan, độc lập trong họat động giám sát của các nhóm chuyên qia đối với việc thi hành các biện pháp trừng phạt phi vũ trang.
Những kiến nghị đối với Việt Nam nhằm đảm bảo việc thi hành các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBALHQ
Là 1 thành viên của LHQ, VN có vai trò rất quan trọng triong việc thông qua & thực hiện các biện pháp trừng phạt phi vũ trang. Đặc biệt, khi VN là thành viên của HĐBA thì vai trò này càng to lớn. Trong các họat động của mình tại LHQ nói chung hay tại HĐBA nói riêng, nguyên tắc chỉ đạo của VN luôn là cùng các nước thành viên khác đảm bảo cho mọi quyết định, NQ được thông qua phải là những NQ, quyết định góp phần vào giải quyết các xung đột, tranh chấp thông qua đối thoại, đàm phán hòa bình, tránh chiến tranh, đóng góp cho cuộc chiến chống khủng bố của cộng đồng QT cũng như các vũ khí hủy diệt hàng lọat khác. Hưn thế nữa, trong quá trình xử lý các vấn đề được đưa ra thảo luận, chúng ta luôn cố gắng tuân thủ tư tưởng ngoại giao của HCM “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, không có đối tượng & đối tác tuyệt đối & bất biến, xử lý các vấn đề tùy thuộc hoàn cảnh cụ thể, linh họat nhưng phải phục vụ tối đa lợi ích của dân tộc. Những tư tưởng này, VN cần tuân thủ trong quá trình đảm bảo thi hành các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBALHQ.
Khi 1 NQ trừng phạt đang được đưa ra thảo luận tại HĐBA, sau khi cân nhắc tất cả những vấn đề nêu trên, nếu xác định đây là 1 bản NQ trừng phạt hợp lý & thích đáng, VN cần dùng mọi nỗ lực & cố gắng ngoại giao của mình nhằm thúc đầy nhanh chóng tiến trình bỏ phiếu thông qua NQ này. Điều này cũng đã được thể hiện trong trường hợp của Ruwanda. Cụ thể, khi nhận thấy 1 số biện pháp cấm vận đối với QG này không còn phù hợp, với tư cách là ủy viên của HĐBA nhiệm kì 2008 – 2009, vào 10/7/2008, dưới sự chủ tọa của chủ tịch là đại sứ Lê Lương Minh, HĐBALHQ đã thông qua NQ về việc chấm dứt lệnh buôn bán vũ khí đối với QG này. Đồng thời, giải thể ủy ban cấm vận được thành lập theo NQ năm 1994 của HĐBA có nhiệm vụ giám sát lệnh trừng phạt này.
Ngược lại, trước 1 NQ trừng phạt phi vũ trang đang được đưa ra thảo luận mà VN nhận thấy trong đó những điểm bất hợp lý như: rõ ràng phục vụ lợi ích riêng không chính đáng của 1 QG hay có nguy cơ ảnh hưởng không tốt tới các dân thường vô tội của QG mục tiêu…chúng ta cũng cần dùng những nỗ lực ngoại giao cần thiết nhằm ngăn chặn việc thông qua các NQ này. VD như: phát biểu quan điểm phản đối hay kêu gọi các QG không bỏ phiếu thôg qua các NQ này,… Hơn thế nữa, với tư cách là 1 thành viên của HĐBA, VN cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong vai trò trung gian hòa giải, giúp giải quyết nhanh chóng các mâu thuẫn nảy sinh khi chúng phải được giải quyết bởi 1 NQ trừng phạt. Là 1 QG chưa có nhiều kinh nghiệm, tiềm lực kinh tế không lớn nhưng với kinh nghiệm của 1 QG đã phải chịu nhiều mất mát to lớn do các cuộc chiến tranh, VN nên sử dụng chúng vào tiến trình hòa giải nhằm đạt được sự đồng thuận của các bên tranh chấp nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra cho các tầng lớp dân cư vô tội.
Bên cạnh đó, 1 khi các NQ của HĐBA đã được thông qua thì VN cũng như các QG thành viên của LHQ phải nghiêm chỉnh chấp hành & thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo quá trình tổ chứ thực thi. Ngoài ra, khi phát hiện thấy những điểm bất hợp lý trong quá trình thực thi các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBA, thông qua người đại diện tại cơ quan này chúng ta nên mạnh dạn đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm giúp quá trình thực thi các biện pháp trừng phạt phi vũ tràn ngày càng hợp lý & hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Nhân loại đã trải qua 2 cuộc chiến tranh TG với rất nhiều tổn thất đau thương & hơn bao giờ hết, tất cả các QG trên TG đều khao khát được sống trong 1 TG hòa bình, an ninh & ổn định. Nguy cơ của 1 cuộc chiến tranh TG thứ 3 không hiện hữu nhưng tình hình bất ổn vẫn đang diễn ra hàng ngày ở nhiều khu vực trên TG, điều này đã tạo ra những áp lực to lớn cho LHQ nói chung & HĐBA nói riêng trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp QT. Trước nhiều lựa chọn được đưa ra, các biện pháp mang tính phi vũ trang luôn được HĐBA ưu tiên áp dụng, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang luôn thể hiện rõ vai trò & tác dụng của mình. Với đặc trưng cơ bản là việc không sử dụng tới lực lượng vũ trang, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBA đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết hòa bình các tranh chấp QT, tăng cường sự hợp tác & phát triển giữa các QG. Tuy nhiên để có thể phát huy được hiệu quả tối đa cũng như hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực, vấn đề đổi mới cách thức quyết định & thi hành các biện pháp này phải được thực hiện 1 cách nghiêm túc hơn nữa trong thời gian tới. Và để làm được điều này, đòi hỏi LHQ nói chung & các QG thành viên nói riêng phải tích cực hơn nữa trong việc đưa ra các ý kiến đề xuất mang tính xây dựng. Các ý kiến được nêu lên phải được đưa ra thảo luận & quyết định 1 cách công khai, trong đó cần lưu tâm tới ý kiến của các QG là mục tiêu của các biện pháp trừng phạt phi vũ trang. Còn đối với VN, với tư cách là 1 QG thành viên của LHQ, VN cần nỗ lực hơn nữa tham gia vào quá trình xây dựng, hực thi & cải cách các biện pháp này trong tương lai.
Bằng những nghiên cứu của mình, khóa luận đã cố gắng đưa ra 1 cái nhìn tổng quát về những vấn đề xung quanh các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBALHQ như: vấn đề pháp lý; vấn đề thực tiễn thi hành trong đó nêu ra những thành tựu quan trọng mà các biện pháp trừng phạt phi vũ trang đạt được cũng như những hạn chế tồn tại của biện pháp này, trên cơ sở đó khóa luận có nêu lên 1 số ý kiến, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng & thi hành các biện pháp trừng phạt phi vũ trang. Với những nội dung nêu trên, bài khóa luận hi vọng đóng góp1 phần nhỏ bé vào việc xây dựng & hoàn thiện các biện pháp trừng phạt này trong tương lai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của hội đồng bảo an liên hợp quốc.docx