Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành

LỜI MỞ ĐẦU rong mấy thập kỷ qua, môi trường ngày càng có chiều hướng biến đổi phức tạp. Chất lượng không khí, nguồn nước, tài nguyên, hệ sinh thái . nhiều nơi ở mức báo động. Ô nhiễm môi trường và áp lực với thiên nhiên đang diễn ra hàng ngày và ở nhiều nơi. Vấn đề ô nhiễm môi trường sống, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quá trình thay đổi khí hậu toàn cầu đang là những thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế bền vững. Trước những nguy cơ đó, hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển đã được tổ chức tại Jio de Janeiro-Braxin tháng 6/1992 và Hội nghị thượng đỉnh Thế Giới về phát triển bền vững tại Joharnesburg – Nam Phi tháng 8/2002; gần đây nhất là Hội nghị thế giới về khí hậu - Copenhagen diễn ra tại Đan Mạch từ ngày 7 đến 18/12/2009 và nhiều Điều ước quốc tế song phương, đa phương về bảo vệ môi trường đã được ký kết. Việt Nam đã tham gia một số Điều ước như: Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới, 1972 (19/10/1987); Công ước về thông báo sớm sự cố hạn nhân (IAEA), 1985 (30/10/1987); Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1989); Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC), 1992 (16/11/1994); Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), 1982 [22] Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, trong thời gian qua công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, ý thức của nhân dân về bảo vệ môi trường đã được nâng lên một bước; hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường đã được xây dựng và từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy tình trạng vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vẫn xảy ra tương đối phổ biến, công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng chưa triệt để, có nhiều vụ vi phạm không được phát hiện kịp thời hoặc được phát hiện nhưng xử lý chưa thỏa đáng. Những bất cập trên đây có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân về mặt pháp luật; nhất là kể từ khi Pháp lệnh xử lý VPHC sửa đổi, bổ sung năm 2008 (Pháp lệnh 2008) có hiệu lực, thì sự mâu thuẫn giữa pháp lệnh và pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cụ thể là Nghị định số 81/2006/NĐ-CP càng làm tăng khó khăn cho việc áp dụng pháp luật. Trước tình hình đó, ngày 31/12/2009 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 177/2009/QĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Nghị định 177 - có hiệu lực vào 01/03/2010), đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và nhất là pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã có thay đổi đáng kể. Trước tình hình đó, em đã chọn đề tài “Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành” làm khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn góp phần nâng cao hiểu biết của các tổ chức, cá nhân về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là những quy định mới về vấn đề này trong Nghị định 177. Khóa luận có phạm vi nghiên cứu giới hạn trong các quy định hiện hành của Luật bảo vệ môi trường, Pháp lệnh xử lý VPHC, Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh xử lý VPHC, tham khảo một số bài viết trên báo, tạp chí chuyên ngành và phân tích một số vụ việc xử lý VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường xảy ra trong thời gian gần đây. Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, những yêu cầu mà đề tài đặt ra đã dần được làm sáng tỏ trong khóa luận. Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu thành 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận về các biện pháp xử phạt vi phạm VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chương II. Thực trạng pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn áp dụng. Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. MỤC LỤC CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 1.1. Khái niệm môi trường và các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 4 1.1.1. Khái niệm, vai trò của môi trường đối với cuộc sống. 4 1.1.2. Khái niệm các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 6 1.2. Đặc điểm các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 8 1.3. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp xử phạt VPHC trong pháp luật bảo vệ môi trường. 11 1.4. Cơ sở áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 14 1.4.1. Cơ sở pháp lý. 14 1.4.2. Cơ sở thực tiễn. 17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 22 2.1. Thực trạng pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 23 2.1.1.Các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 23 2.1.2. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 32 2.1.3. Thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 35 2.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 41 2.2.1. Tình hình VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 41 2.2.2. Thực tiễn và hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 46 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 50 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 50 3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 53 KẾT LUẬN 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

doc64 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5837 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo Điều 3 Khoản 3 Pháp lệnh 2002 thì “Việc xử lý VPHC phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật”, quy định này vừa là cơ sở pháp lý để xác định những cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền xử phạt, vừa có ý nghĩa trong việc tạo cơ chế thích hợp để xem xét giải quyết từng vụ việc cụ thể trên thực tế, từ đó áp dụng các biện pháp hành chính,các biện pháp ngăn chặn phù hợp đảm bảo cho việc xử lý VPHC theo đúng thẩm quyền và đạt hiệu quả cao. Theo quy định của pháp luật hiện hành, không phải bất cứ cơ quan quản lý Nhà nước nào cũng có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC mà chỉ những cơ quan Nhà nước được pháp luật quy định mới có quyền này. Nếu như trách nhiệm hình sự được áp dụng bởi tòa án thì thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC được giao chủ yếu cho các cơ quan hành chính Nhà nước. Việc xác định một cách hợp lý những chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC vừa đảm bảo xử lý nhanh chóng, kịp thời, không bỏ lọt tội phạm vừa không tạo sự tùy tiện trong xử phạt VPHC. Hiện nay, thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC quy định tập trung trong Pháp lệnh xử phạt VPHC và các Nghị định của Chính phủ; đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng vậy, thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực này được quy định tại Pháp lệnh 2008 và trong các nghị định có liên quan và quan trọng nhất là Nghị định 177/2009/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực môi trường từ Điều 40 đến Điều 43. Những văn bản này quy định tương đối cụ thể, rõ ràng thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước trong việc áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chỉ đích danh từng cơ quan và cơ quan đó được áp dụng biện pháp xử phạt nào. Về vấn đề này so với Nghị định 81 thì Nghị định 177 đã có nhiều thay đổi phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay và các văn bản pháp luật liên quan (Pháp lệnh 2008; Nghị định 35/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra Tài Nguyên và Môi trường…). Cụ thể, Nghị định 177 bổ sung một số chủ thể có thẩm quyền xử phạt (Công an nhân dân, Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường) và nâng mức xử phạt của các chủ thể trước đây - đây được coi là nội dung thay đổi đậm nét nhất trong Nghị định 177. Trước đây khi Nghị định 81 còn hiệu lực, thẩm quyền xử phạt của các chủ thể ở cấp cơ sở, được quy định rất hạn chế (Ví dụ: Chủ tịch UBND cấp xã chỉ được phạt tiền đến 500.000 đồng; Thanh tra chuyên ngành được phạt tiền đến mức 200.000 đồng) vì vậy có hiện tượng thời gian xử lý vi phạm bị kéo dài vì phải chuyển lên cấp trên xử lý nhũng vi phạm vượt thẩm quyền. Hiện nay trong Nghị định 177 các chủ thể này đều đã được nâng mức phạt (Chủ tịch UBND xã có thể phạt tiền lên tới 2.000.000 đồng còn con số của Thanh tra chuyên ngành là 500.000 đồng); nhưng liệu hiện tượng trên liệu có bị xóa sổ? Xin khẳng định là không; bởi vì việc tăng mức xử phạt là chung cho các chủ thể, so với mức phạt tiền tối đa thì các chủ thể này có mức xử phạt vẫn thấp. Nguyên tắc phân định thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Số lượng các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là rất lớn, tuy được xây dựng trên nguyên tắc ngành, lãnh thổ nhưng không thể tránh khỏi hiện tượng, nhiều cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với một hành vi vi phạm hoặc một đối tượng vi phạm. Câu hỏi đặt ra là: Khi xảy ra trường hợp đó thì phải giải quyết như thế nào? Vấn đề này đã được pháp luật của chúng ta dự liệu (Điều 42 Pháp lệnh). Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nguyên tắc này được xác định như sau: Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các điều từ Điều 40 đến Điều 43 của Nghị định 177 là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi VPHC. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi VPHC thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây: Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó; Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt; Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.” Trường hợp VPHC lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xử lý của nhiêu cơ quan thì việc xử phạt - áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - do cơ quan thụ lí đầu tiên thực hiện, mọi phát hiện liên quan đến việc vi phạm, các cơ quan khác đều phải chuyển cho cơ quan này xem xét, xử lý.Quy định này vừa tránh được hiện tượng tranh chấp thẩm quyền vừa bảo đảm nguyên tắc: Mỗi hành vi VPHC trong lĩnh vực môi trường chỉ bị xử phạt một lần. (Khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh) Trường hợp, hành vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải xử phạt ở mức cao hơn mức phạt quy định cho người có thẩm quyền đang thụ lý thì phải chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền cao hơn quyết định. Khi xét thấy hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp giải quyết. Quy định này nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, trừng trị thích đáng đối với hành vi phạm tội, tránh để lọt tội phạm. Sự phân định thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là tất yếu và mang ý nghĩa pháp lý quan trong, vừa bảo đảm được mục đích, ý nghĩa của các biện pháp xử phạt vừa đảm bảo việc xử lý nhanh chóng, công minh hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy vậy, nguyên tắc phân định thẩm quyền này khi áp dụng trong thực tiễn vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả. Sở dĩ có hiện tượng này là do, các nhà làm luật chưa xác định tính thứ tự ưu tiên của các nguyên tắc – vì vậy không biết áp dụng nguyên tắc nào trước. Xin dẫn ra một ví dụ: trong quá trình sử lý vi phạm của công ti Vedan, Bộ TNMT thì trích dẫn Điều 49 Điểm b Khoản 3 Luật bảo vệ môi trường 2005: “UBND tỉnh quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn theo thẩm quyền và theo phân cấp của Thủ tướng Chính Phủ” – Tức là vi phạm của Vedan do UBND Tỉnh Đồng Nai giải quyết; trong khi đó theo UBND Tỉnh Đồng nai thì Thẩm quyền này thuộc về Bộ TNMT bởi vì: “Trong trường hợp VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện”. Dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian xử lý Vedan, khiến dư luận rất bất bình. 2.1.3. Thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thủ tục xử phạt VPHC – thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC– là một loại thủ tục hành chính và nó được quy định tại Pháp lệnh xử phạt VPHC 2002. Theo từ điển tiếng Việt, thủ tục là những việc cụ thể phải làm theo một trật tự nhất định để tiến hành một công việc có tính chất chính thức [4]. Với ý nghĩa đó, thủ tục xử phạt VPHC là một trong những chương quan trọng của pháp lệnh xử phạt VPHC; vì những quy định của Chương này và việc tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định đó đảm bảo cho việc xử phạt được khách quan, chính xác, góp phần bảo vệ pháp chế, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vấn đề thủ này cũng được quan tâm đúng với vai trò của nó. Nghị định 177, nghị định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định việc áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tuân theo quy định tại Pháp lệnh xử lý VPHC. (Khoản 1 Điều 44). Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Pháp lệnh 2008, thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như sau: a.Thủ tục áp dụng biện pháp cảnh cáo. Theo Điều 54 Pháp lệnh 2008, thủ tục áp dụng biện pháp xử phạt cảnh cáo được gọi là “Thủ tục đơn giản”. Sở dĩ thủ tục này được gọi là “Thủ tục đơn giản” vì theo thủ tục này thì khi phát hiện ra hành vi VPHC, người có thẩm quyền có quyền ra quyết định xử phạt, ngay sau khi đình chỉ vi phạm; trừ trường hợp VPHC được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (Điều 54 Pháp lệnh 2008). Người có thẩm quyền trong trường hợp này có trách nhiệm ra quyết định xử phạt tại chỗ. Quyết định xử phạt phải được thể hiện bằng văn bản theo mẫu quy định. Để đảm bảo chặt chẽ, Pháp lệnh 2008 đã quy định nội dung chính của quyết định xử phạt như sau: ngày tháng năm ra quyết định; địa điểm xảy ra vi phạm; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; điều khoản, văn bản được áp dụng… Ngoài ra Pháp lệnh 2008 còn bổ sung nội dung mới trong thủ tục áp dụng biện pháp cảnh cáo là: trường hợp người chưa thành niên bị phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ, người giám hộ của người đó hoặc nhà trường nơi người đó đang học tập. b.Thủ tục áp dụng biện pháp phạt tiền. Phạt tiền là một biện pháp được áp dụng phổ biến trong xử phạt VPHC về môi trường, do tính nghiêm trọng của các vi phạm là khác nhau nên có rất nhiều mức phạt tiền; chính vì vậy thủ tục áp dụng đối với biện pháp phạt tiền cũng được chia làm 2 loại để tạo sự linh hoạt. Theo Điều 54 và Điều 57 Pháp lệnh thì biện pháp phạt tiền vừa có thể áp dụng theo thủ tục đơn giản (trường hợp mức tiền phạt từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng) vừa có thể áp dụng theo thủ tục xử phạt có lập biên bản (trường hợp mức tiền phạt trên 200.000 đồng). Thủ tục áp dụng biện pháp phạt tiền trong trường hợp mức tiền phạt từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng Điều 54 Pháp lệnh 2008 quy định đối với trường hợp phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thì sẽ áp dụng theo thủ tục đơn giản, có nghĩa việc áp dụng biện pháp phạt tiền từ 10.00 đồng đến 200.000 đồng sẽ theo thủ tục như phạt cảnh cáo; tuy nhiên khi phạt tiền theo thủ tục này cần lưu ý thêm hai điểm sau: Thứ nhất: Khi phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt; Thứ hai: Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng vi phạm được lựa chọn nơi nộp tiền phạt nếu không có điều kiện nộp phạt tại chỗ hoặc không thích nộp phạt tại chỗ thì có thể nộp phạt tại kho bạc nhà nước. Thủ tục áp dụng biện pháp phạt tiền trong trường hợp mức tiền phạt trên 200.000 đồng (Thủ tục xử phạt có lập biên bản) Thủ tục xử phạt có lập biên bản gồm các bước sau: Đình chỉ vi phạm: Đây là khâu đầu tiên và là khâu bắt buộc của thủ tục đơn giản cũng như thủ tục xử phạt có lập biên bản. Theo đó thì khi phát hiện VPHC thì cơ quan Nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền phải đình chỉ ngay hành vi VPHC. Mục đích của việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là bảo vệ và khôi phục lại trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị vi phạm. Do đó, Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh 2002 quy định “Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải được đình chỉ ngay”. Lập biên bản Khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh 2008 quy định: “1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản. Trong trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.” Biên bản trong xử phạt VPHC nói chung và trong xử phạt VPHC về bảo vệ môi trường nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những là cơ sở cho người có thẩm quyền xử phạt mà còn giúp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như việc khởi kiện ra tòa án hành chính (nếu có) được chính xác. Như vậy, nếu thủ tục đơn giản tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử phạt thì thủ tục có lập biên bản bảo đảm cho việc xử phạt có cơ sở. Về người có thẩm quyền lập biên bản, Pháp lệnh 2002 chỉ cho phép người có thẩm quyền lập biên bản; nhưng theo, khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh 2008 thì người có thẩm quyền lập biên bản ở đây không nhất thiết phải là người có thẩm quyền xử phạt, mà chỉ là người đang thi hành công vụ đối với vi phạm mà mình phát hiện. Quy định trên đã mở rộng thẩm quyền lập biên bản cho nhiều chức danh, giúp làm giảm đáng kể số vi phạm không được xử lý. Xem xét và ra quyết định xử phạt. Trong giai đoạn này, người có thẩm quyền thực hiện hàng loạt hành động và biện pháp nhằm thu thập thông tin, xử lý, đánh giá thông tin, xác định mức độ tin cậy và đầy đủ của thông tin để tìm ra chứng cứ, xác định những tình tiết thực tế của vụ việc, làm căn cứ để xác định các yếu tố cấu thành pháp lý của VPHC. Trong vòng 10 ngày, trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì không quá 30 ngày kể từ ngày lập biên bản; người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt (Điều 56). Việc quy định thời hạn ra quyết định xử phạt là rất cần thiết vì trong xử phạt VPHC về bảo vệ môi trường cần phải giải quyết nhanh chóng, kịp thời; hậu quả gây ra cần được khắc phục ngay để đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội. Quy định này cũng nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của công dân vì việc quyết định xử phạt không thể kéo dài, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cá nhân, tổ chức. Quy định này còn nâng cao tính tích cực, chủ động, tinh thần trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt. Cũng với mục đích nâng cao trách nhiệm xử lý VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định 177 còn quy định về thời hiệu xử phạt (Khoảng thời gian nhất định theo quy định pháp luật mà hết thời gian đó thì cá nhân, cơ quan có thẩm quyền không được ban hành quyết định xử phạt hoặc quyết định áp dụng các biện pháp hành chính khác đối với đối tượng vi phạm). Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 177, thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 2 năm kể từ ngày hành vi VPHC được thực hiện. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án,mà hành vi vi phạm có dấu hiệu VPHC về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt VPHC về bảo vệ môi trường, thời hiệu xử phạt VPHC là ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm. Trong các thời hạn trên; nếu cá nhân, tổ chức lại thực hiện VPHC mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm thực hiện VPHC mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh,cản trở việc xử phạt. [33] Thi hành quyết định xử phạt. Pháp lệnh dành một thời hạn nhất định để đối tượng bị xử phạt chấp hành quyết định xử phạt, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Theo Khoản 1 Điều 58 Pháp lệnh khoảng thời gian này là 10 ngày. Cá nhân bị xử phạt từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về tài chính - Đây là quy định tiến bộ của Pháp lệnh 2002, tạo điều kiện thuận lợi cho người vi phạm tự nguyện thi hành quyết định xử phạt, không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta trong việc xử lý VPHC. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khi mà đồng tiền đã bị mất giá liệu con số 500.000 đồng có còn hợp lý? Trước đây pháp luật quy định nghiêm cấm thu tiền tại chỗ, không những không hạn chế tiêu cực mà còn gây rất nhiều phiền hà cho đối tượng vi phạm. Do đó, Pháp lệnh 2002 quy định cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước trừ trường hợp vi phạm xảy ra ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép. Khi tước quyền xử dụng giấy phép, người có thẩm quyền phải lập biên bản, ghi rõ lý do tước quyền sử dụng giấy phép đồng thời buộc đình chỉ vi phạm. ( Điều 45 Nghị định 177) Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện dùng để VPHC Trong trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện dùng để VPHC thì khi thi hành phải lập biên bản có chữ ký của người quyết định, người bị phạt, người làm chứng. (Điều 60 Pháp lệnh) 2.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 2.2.1. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng một hệ thống giải pháp an ninh sinh thái ở Việt Nam, nhiều văn bản pháp luật được ban hành. Tuy nhiên tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn hết sức nghiêm trọng. Xin dẫn chiếu tình hình VPHC môi trường trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy để chứng minh cho nhận xét này. Theo tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương, hiện nay, trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy có các nguồn thải chính gồm 8 khu công nghiệp và cụm công nghiệp (KCN và CCN) với trên 157 dự án và cơ sở đang hoạt động, 266 cơ sở ngoài KCN và CCN, 358 làng nghề và các nguồn nước thải phát sinh từ sinh hoạt của các đô thị, khu dân cư, du lịch, thương mại, khách sạn, nhà hàng; nước thải của các cơ sở y tế; nước thải của các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ; nước thải từ nông nghiệp; nước thải từ các hoạt động giao thông thủy... chưa được thu gom, xử lý. Đây chính là các thủ phạm gây ô nhiễm môi trường trầm trọng cho hệ thống sông Nhuệ - sông Đáy. Theo Thứ trưởng Bộ TN-MT, ông Nguyễn Công Thành, qua kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với 230 cơ sở, khu, cụm công nghiệp và 7 làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, với tổng khối lượng nước thải trên 199.442 m3/ngày đêm trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình cho thấy, vi phạm phổ biến nhất là xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Chẳng hạn, Công ty TNHH Công nghiệp Broad Bright Sakura Việt Nam, Công ty TNHH United Motor Việt Nam, Công ty TNHH Dynapac (Hà Nội)... đã xả nước thải vượt TCCP từ 10 lần trở lên. Nhiều doanh nghiệp không có giấy phép thải vào nguồn nước, không thực hiện chế độ báo cáo hiện trạng môi trường theo quy định, Không lập hồ sơ, đăng ký có phát sinh chất thải nguy hại... Tương tự, hầu hết các hộ sản xuất tại các làng nghề cũng xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép trên 10 lần, quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại không đúng, không kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải... Một vài cơ sở còn xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5 lần trở lên. Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Công Thành, kiểm tra cho thấy, có 191/230 cơ sở đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định, chiếm tỷ lệ 83 %, song chỉ có 17/230 đơn vị thực hiện đúng nội dung báo cáo hoặc bản cam kết, chiếm tỷ lệ... 7,4 %! [22] Những năm gần đây, tình hình VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có chiều hướng gia tăng. Riêng trong năm 2008, lực lượng cảnh sát môi trường phối hợp với các cơ quan chuyên ngành đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 998 vụ đối với 1424 tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường nghiêm trọng, chuyển sang cơ quan điều tra xử lý 18 vụ đối với 30 đối tượng, phối hợp và thu phí môi trường 134 tỷ đồng; cảnh cáo và nhắc nhỏ trên 100 doanh nghiệp, cá nhân [21]. Còn theo thống kê năm 2009, Cục cảnh sát môi trường – Bộ công an, phối hợp với lực lượng chức năng đã phát hiện,điều tra xử lý 4.545 vụ; 1.300 tổ chức; 3.128 cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. So với năm 2008, số vụ việc được Cục cảnh sát môi trường phát hiện, phối hợp xử lý tăng gấp 4 lần. Trong đó có 594 vụ gây ô nhiễm môi trường; 322 vụ vi phạm quy định về quản lý, xử lý chất thải nguy hại; 21 vụ đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam; 226 vụ vi phạm quy đinh bảo vệ động vật hoang dã; 812 vụ xâm phạm,hủy hoại tài nguyên thiên nhiên; 628 vụ vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; 435 vụ vi phạm về thủ tục hồ sơ công tác bảo vệ môi trường; 483 vụ vi phạm quy định về quản lý,bảo vệ rừng,khu bao tồn thiên nhiên...3.401 vụ (1.057 tổ chức, 1.119 cá nhân) bị xử phạt với tổng số tiền 28.755 tỉ đồng; đình chi hoạt động và buộc di dời 79 cơ sở gây ô nhiễm môi trường. [26] Những con số trên đây mới chỉ phản ánh được một phần tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong những năm qua, vì có rất nhiều vụ vi phạm không bị phát hiện, xử lý. Ở tất cả các địa phương, VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đều ở số lượng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. Trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đặc biệt khi Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực thi hành đã quy định rõ các hành vi nghiêm cấm, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình, cá nhân. Để thực thi có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Qua hai năm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 81/2006/NĐ-CP, kết quả đạt được tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước cụ thể như sau: [27] Tỉnh Số lượng quyết định xử phạt Khánh Hòa 66 Bến Tre 45 TPHCM 343 Bình Dương 222 Đồng nai 275 Không chỉ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất có hành vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mà các nhà hàng, trường học, hộ gia đình, cá nhân cũng là chủ thể thường xuyên của VPHC về môi trường. Hơn nữa, VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn xảy ra trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội. Một số vi phạm điển hình: Quản lý khai thác tài nguyên : Tài nguyên môi trường đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt, bị hủy diệt ( Vụ khai thác trái phép vàng sa khoáng trên địa bàn các xã Sa Lý, Phong Minh, Kim Sơn và khu vực trường bắn Quốc gia KVI; có thời điểm có khoảng trên 15-17 tàu cuốc và hàng chục máy xúc vào khai thác trái phép…) ; Tình trạng phá rừng, săn bắt thú hoang giã, quý hiếm; hủy hoại các nguồn lợi thủy sản…đang làm tăng nguy cơ tuyệt chủng nhiều loại động, thực vật quý hiếm ở Việt Nam. ( Vụ rừng nghiến Hảo Nghĩa bị tàn phá 10/2008…; Vụ khai thác trái phép 198, 966 mét khối gỗ rừng tự nhiên ở Hồ thủy điện Khê Diên – Quế sơn – Quảng Nam của Lê Ngọc Giám đốc công ti TNHH xây dựng Ngọc Sơn ; các vụ khai thác danh lam thắng cảnh ở Vịnh Nha Trang, Thung lũng tình yêu – Thành phố Đà Lạt, Khu du tích lịch sử Yên Tử - Quản Ninh….), Lĩnh vực y tế: Vụ cảnh sát môi trường bắt quả tang các đối tượng vận chuyển 957 kg chất thải y tế từ bệnh viện Việt Đức đi tiêu thụ ngày 10/8/2007; bệnh viện K, bệnh viện Bạch Mai tàng chữ và bán cho tư nhân khoảng 30 tấn rác thải nguy hại ngày 31/08/2007,…. Đầu tư sản xuất kinh doanh: Nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp chưa đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường đã thải vào không khí các loại khói bụi, chất độc, bức xạ vượt tiêu chuẩn cho phép làm không khí ô nhiễm nghiêm trọng; dầu mỡ, các chất hóa học, chất phóng xạ, chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… được thải ra các sông ngòi, ao hồ, chôn vùi trong lòng đất,…. làm ô nhiễm nguồn nước cũng như gây ô nhiễm đất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và hủy hoại môi trường tự nhiên (Theo thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hiện nay nước ta có khoảng 40% khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải, 90% cơ sở dịch vụ ,làng nghề…không có hệ thống xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường). Vụ gây ô nhiễm môi trường ở Nhà máy hóa chất tỉnh Phú Thọ, vụ nước tương của xí nghiệp Nam Dương và doanh nghiệp tư nhân Phương Nam ở Thành Phố Hồ Chí Minh vi phạm hàm lượng chất 3MCPD nghiêm trọng có thể gây ung thư hoặc biến đổi gen, vụ xả nước thải vượt tiêu chuẩn trong thời gian dài của công ty VEDAN….. Nhiều dịch bệnh nghiêm trọng đã xuất hiện và lây lan ra nhiều tỉnh,thành phố trên toàn quốc như dịch cúm SAT, bệnh lở mồm long móng (Vụ công ti TNHH Thuận Thành đóng tại Gio Linh - Quảng Trị vận chuyển đàn bò lở mồm long móng ra khỏi vùng dịch – làm chết 1.000 con trâu, bò ; Vụ Lê Công Loan, Trần Văn Ngọc vận chuyển bò nhiễm bệnh lở mồm, long móng từ Hà Nội lên Bắc Cạn (08/06/2006) làm lây lan dịch bệnh,chết 1.277 con trâu, bò…); bệnh cúm gà, dịch tiêu chảy… Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu: tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường cũng đang có chiều hướng gia tăng, tình trạng nhập khẩu máy móc, thiết bị chế phẩm sinh học, chế phẩm hóa học,các chất độc hại, phế thải không đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường đã và đang xảy ra nghiêm trọng ( Vụ nhập khẩu áp quy chì phế thải từ Trung Quốc về cảng Hải Phòng năm 2007, Vụ tạm nhập tái suất một tàu rác thải về cảng Hải Phong năm 2008…) Việt Nam đang có nguy cơ trở thành “Bãi thải công nghiệp” của các nước phát triển nếu không có biện pháp kịp thời. …. 2.2.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đặc biệt khi Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực thi hành đã quy định rõ các hành vi nghiêm cấm, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình, cá nhân. Để thực thi có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Qua hai năm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 81/2006/NĐ-CP, đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong những năm qua, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tiến hành hàng loạt các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, phát hiện và áp dụng các biện pháp xử lý VPHC theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên cả nước. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật môi trường được phanh phui, xử lý (điển hình là vụ vi phạm của VEDAN); đã làm cho nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường tăng lên đáng kể, các cơ quan chức năng cũng tích cực hơn trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm mới. Ngoài ra, qua việc áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường các cơ quan này còn mang về cho ngân sách nhà nước một khoản thu đáng kể. Tỉnh Số tiền (Đồng) Khánh Hòa 360.330.000 Bến Tre 188.700.000 Sóc Trăng 448.000.000 TPHCM 3.089.800.000 Đồng Nai 2.072.450.000 Bình Dương 3.601.410.000 [27] Mặc dù vậy, trong quá trình áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, do nhiều yếu tố mà hiệu quả áp dụng không được như mong đợi; có thể dẫn ra một số biểu hiện sau: - Còn lúng túng trong việc xác định thẩm quyền, kéo dài thời gian ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Có thể kể đến một vài nguyên nhân của hiện tượng này như sau: lĩnh vực môi trường rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực; nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt vì vậy nhiều trường hợp một vụ vi phạm mà có đến hai hoặc ba cơ quan có thẩm quyền xử phạt; không những thế hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường lại rất nhiều, vừa thiếu vừa thừa lại không thống nhất làm các cơ quan này rất lúng túng. Một sự kiện làm dư luận bất bình thời gian qua đó là việc tranh chấp thẩm quyền giữa Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai với Bộ TN - MT trong việc xử phạt VPHC đối với công ti Vedan. Và trong thời gian hai cơ quan này chưa phân định được ai đúng ai sai thì Vedan vẫn xả thải. [24] - Chưa mạnh tay trong việc áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Phát triển bền vững – sự liên kết giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và các giá trị khác – là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hệ thống pháp luật về môi trường của Việt Nam. Nó được thể hiện rất rõ trong các quy định pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên không phải lúc nào các chủ thể cũng tuân thủ nghiêm, ngay cả các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do sợ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế địa phương mà bỏ qua vi phạm của cá doanh nghiệp, hoặc xử phạt nhưng ở mức nhẹ hơn so với tính chất của hành vi vi phạm. Chính vì sự nhẹ tay này mà nhiều VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tồn tại hàng chục năm, chỉ đến khi hậu quả của nó quá nghiêm trọng, các cơ quan báo trí vào cuộc thì vụ việc mới được phanh phui. Xin dẫn một vụ việc điển hình của tình trạng này, đó là sự vi phạm của công ti Vedan: Nhà máy Vedan đi vào hoạt động từ năm 1993 và từ năm 1994 ngay sau khi đi vào hoạt động công ti này đã thải các chất thải gây ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải làm thủy sản chết hàng loạt…ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống của người dân, các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn phát hiện, và đã xử lý nhiều lần (4 lần với tổng số tiền phạt là 23 triệu) nhưng chưa cương quyết nên Vedan vẫn âm thầm “giết chết” sông Thị Vải trong 14 năm. - Các chủ thể có thẩm quyền còn coi nhẹ quy định pháp luật về trình tự thủ tục. Trong thực tiễn rất ít các chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp cảnh cáo và tiến hành theo đúng quy định - chủ thể có thẩm quyền chỉ nhắc nhở đối tượng vi phạm cho qua mà không tiến hành ra quyết định xử phạt tại chỗ - khi đó không được coi là bị xử phạt cảnh cáo. Mà theo Khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh 2002 thì vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực hoặc tái phạm trong cùng lĩnh vực được xem là một tình tiết tăng nặng cho lần xử phạt tiếp theo. Trong khi đó, VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường diễn ra rộng khắp, việc không có cơ quan nào theo dõi và ghi nhận các hành vi VPHC trước đó, không có sự thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền xử phạt đã dẫn đến tình trạng tình tiết tăng nặng “tái phạm” rất ít được áp dụng trong thực tiễn xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy, lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt. Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên. Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở Đồng bằng sông Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nước. Hình thức các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật trội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt. Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu á về mức độ ô nhiễm bụi. [24] Tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, một trong số đó là hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật môi trường và nhất là pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là yêu cầu bức thiết hiện nay. 3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong nhũng năm qua, cùng với sự hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật môi trường nói riêng; các quy định về các biện pháp xử phạt VPHC về môi trường cũng càng ngày càng được quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, Theo báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ TN-MT và sự phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp. Các vi phạm không được xử lý còn tồn đọng với số lượng lớn. Do vậy,để ngăn ngừa và xử lý VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; đặc biệt là các quy định về các biện pháp xử phạt VPHC về bảo vệ môi trường. Nếu vi phạm nào quá nghiêm trọng, có biểu hiện của tội phạm thì nên để Luật hình sự quy định; chứ không nên để mức phạt tiền quá cao như hiện nay. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Nghị định 177 và Pháp lệnh 2008 thì mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường lên tới 500.000.000 đồng. Về biện pháp tịch thu tang vật: Cần quy định cụ thể và chặt chẽ hơn trên tinh thần của xử phạt hành chính là không nên có các biện pháp thái quá không xứng với tính chất và mức độ của VPHC, với nguyên tắc không tịch thu toàn bộ phải để cho người vi phạm có điều kiện sinh sống, để tránh áp dụng tràn lan đôi khi lạm dụng tùy tiện như vẫn thấy. [13] Nên áp dụng trở lại những biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như phạt giam hành chính trong trường hợp đối tượng vi phạm không có điều kiện nộp phạt và phạt lao động công ích khi đối tượng vi phạm là cá nhân. Phân định lại tính chất và cách áp dụng các biện pháp xử phạt. Hiện nay, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có 4 biện pháp xử phạt hành chính, giả dụ có quy định thêm hai biện pháp như đề cập ở trên thì lúc đó sẽ có 6 biện pháp sau: cảnh cáo; phạt tiền; phạt giam hành chính; phạt lao động công ích; tước quyền sử dụng giấy phép; tịch thu tang vật phương tiện được dùng để VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong số các biện pháp đó; nên quy định 3 biện pháp cảnh cáo, phạt tiền, phạt giam hành chính là biện pháp xử phạt hành chính; biện pháp lao động công ích vừa là biện pháp xử phạt chính vừa là biện pháp xử phạt bổ sung; còn 2 biện pháp còn lại là biện pháp xử phạt bổ sung. Về nguyên tắc phân định thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC: Nên xác định thứ tự ưu tiên áp dụng các nguyên tắc. Về thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Nên nghiên cứu đưa ra một thủ tục riêng (hiện nay áp dụng theo thủ tục chung tại Pháp lệnh), bởi lẽ VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thường phức tạp, để xác định được các cơ sở áp dụng biện pháp xử phạt thường mất nhiều thời gian hơn các vi phạm trong lĩnh vực khác. Để việc áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu quả thì ngoài việc hoàn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì trong thời gian tới cần tăng tiến hành các công việc sau đây một cách đồng thời: Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tiếp tục phối hợp với các địa phương và các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên phạm vi toàn quốc, kiên quyết xử lý đối với các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tùy theo mức độ sẽ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác hậu kiểm và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; tăng cường lực lượng cán bộ cả về số lượng và chất lượng đi đôi với tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân và đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác giám sát của đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường. KẾT LUẬN “Tăng trưởng kinh tế mà không phải trả giá cao về môi trường” là mục đích hướng tới của tất cả các nước trên Thế giới. Trong những năm qua, nhờ việc không ngừng rút ra những bài học quý giá, cả thành công lẫn không thành công, của các nước khác mà chúng ta đã thu được những kết quả bước đầu. Một trong số đó là một hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối đầy đủ.Với những quy định cụ thể, Nhà nước đã điều chỉnh hành vi xử sự của các chủ thể trong hoạt động khai thác sử dụng các thành phần môi trường; hạn chế một cách tối đa các tác động xấu đến môi trường. Những quy định cụ thể về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong Nghị định 177 – Nghị định mới về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - sẽ là công cụ pháp lý đắc lực cho công tác ngăn chặn và xử lý VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; không những trừng phạt đối tượng vi phạm, các biện pháp xử phạt này còn có tác dụng giáo dục, răn đe các cá nhân và tập thể khác. Tuy nhiên, những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biến đổi theo chiều hướng càng ngày càng tinh vi; nên việc xuất hiện những “lỗ hổng” trong hệ thống pháp luật là không thể tránh khỏi và sẽ chở thành một trở ngại không nhỏ cho công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Do vậy, Nhà nước ta cần phải không ngừng sửa đổi, bổ sung đối với các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đặc biệt là các quy định về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho phù hợp với điều kiện thực tế , qua đó góp phần đẩy nhanh tiến trình bảo vệ môi trường DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bình luận Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 – Bộ Tư pháp – Nhà xuất bản Tư pháp, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam – trường Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Công an nhân dân – 2008, Giáo trình Luật bảo vệ môi trường 2006 – NXB Công an nhân dân. Từ điển tiếng Việt – Năm 1996 – NXB, Đỗ Thanh thủy – Các quy định xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường: nôi dung chủ yếu, thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện – Khóa luận tốt nghiệp – 2000, Nguyễn Trọng Bình – Hoàn thiện quy định của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính – Luận văn thạc sĩ luật học – 2000, Nguyễn Tuấn Ngọc – Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường của Việt Nam – 2004, Nguyễn Thị Thủy – Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính – Luận văn thạc sĩ luật học 2001, Nguyễn thị Thủy Tiên –Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính - Lý luận và thực tiễn - Khóa luận tốt nghiệp – 2009, Vũ Duyên Thủy – Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, thực trạng và hướng hoàn thiện – Luận văn thạc sĩ – 2002, Vũ thư – Chế tài hành chính lý luận và thực tiễn – chuyên ngành luật nhà nước –1996 Vũ Thị Kiều – Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Một số vấn đề về hình thức và thẩm quyền xử lý vi phạm – Khóa luận tốt nghiệp – 2009 PGS.TS.Bùi Xuân Đức – Hệ thống chế tài xử phạt vi phạm hành chính những bất cập hạn chế và phương hướng hoàn thiện - Tạp chí Luật học số 5/2009, Trần Hồng Hà, Quản lý Nhà nước về môi trường thực trạng và giải pháp - Tạp chí Quản lý Nhà nước số 157/2009 (2/2009), Trương Khánh– Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường – Nhũng vấn đề cần quan tâm - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 12/2001, Trần Minh Hương– Bàn thêm về vấn đề xử lý vi phạm hành chính, Tạp chí Luật học 4/1999 Trần Minh Hương - Thẩm quyền xử phạt thực trạng quy định; thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện– Tạp chí Luật học, số 8/2008 Trần Minh hương; Đặng Thu Hiền - Giải pháp về phòng chống vi phạm pháp luật môi trường ở nước ta trong tình hình mới ,Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9/2008, Phạm Quốc Nam, Quy định về xử lý vi phạm hành chính – Một số vướng mắc, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9/2006 , Đặc san về xử lý vi phạm hành chính chính, số 6/2003 - Tạp chí Luật học Cục cảnh sát môi trường - Cuộc chiến bảo vệ môi trường vẫn còn tiếp diễn - Tạp chí Môi trường và sức khỏe số 1/2009, Chính Trung, Sông Nhuệ - sông Đáy ô nhiễm nặng – An ninh thủ đô – Thứ bảy, 05/07/2008, Danh mục các Điều ước quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Việt nam tham gia – http:vea.gov.vn, TS. Trần Khắc Hiến - Văn phòng Chính Phủ, Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay – Thực trạng và một số giải pháp khắc phục, Khu công nghiệp Việt Nam.com.vn; thứ 6 ngày 08/01/2010, Thái Thiện, Phớt lờ” lệnh, Vedan vẫn xả thải ra sông Thị Vải – Vietbao.vn – Thứ tư 29/10/2008 , Phương Mai (chinhphu.vn) – Tăng hơn 7 lần mức xử phạt vi phạm về môi trường – Phapluatttp.vn, ngày 09/01/2010 Báo cáo của một số tỉnh, thành phố về tình hình thực hiện luật bảo vệ môi trường và Nghị định 81 (Từ khi Nghị định 81 có hiệu lực đến 30/04/2008), Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các Sở TN-MT Hiến pháp 1992, Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/04/2008 Nghị định 177/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính Phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định 81/2006/NĐ-CP NGÀY 9/8/2006 của Chính Phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định 35/2009/NĐ-CP ngày 07/04/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường, Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sủa đổ,bổ sung một số điều của NĐ 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường, Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt kế hoạch giải quyết triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, Quyết định số 957/QĐ-TCMT quy định về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tổng cục ngày 18/08/2009 Quyết định 131/QĐ-XPHC về xử phạt về Bảo vệ môi trường đối với công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam, Đức Minh; Dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính: Tư pháp hóa việc xử phạt – Phapluatttp.vn LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo đang công tác và giảng dạy tại trường Đại học Luật Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ em trong suốt khóa học và trong quá trình thực hiện khóa luận này. Em xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Tiến sĩ Trần Thị Hiền - Giảng viên bộ môn Luật Hành chính, Trường Đại học Luật Hà Nội - Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 4 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hà MỤC LỤC CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 1.1. Khái niệm môi trường và các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 4 1.1.1. Khái niệm, vai trò của môi trường đối với cuộc sống. 4 1.1.2. Khái niệm các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 6 1.2. Đặc điểm các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 8 1.3. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp xử phạt VPHC trong pháp luật bảo vệ môi trường. 11 1.4. Cơ sở áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 14 1.4.1. Cơ sở pháp lý. 14 1.4.2. Cơ sở thực tiễn. 17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 22 2.1. Thực trạng pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 23 2.1.1.Các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 23 2.1.2. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 32 2.1.3. Thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 35 2.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 41 2.2.1. Tình hình VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 41 2.2.2. Thực tiễn và hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 46 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 50 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 50 3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 53 KẾT LUẬN 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 Các từ viết tắt trong bài viết Hội đồng nhân dân: HĐND Khu công nghiệp và cụm công nghiệp: KCN và CCN Tài nguyên môi trường: TN-MT Thành phố Hồ Chí Minh: TPHCM Tiêu chuẩn cho phép: TCCP Trách nhiệm hữu hạn: TNHH Ủy ban nhân dân: UBND Quan hệ pháp luật: QHPL Quan hệ xã hội: QHXH Vi phạm hành chính: VPHC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành.doc
Luận văn liên quan