Các vấn đề trọng tâm:
"1.Vì sao NAQ tiếp thu chủ nghĩa mac - lênin một cách tự nhiên thuận lợi.
2.Vai trò của hội việt nam cách mạng thanh niên với sự ra đời của đảng.
3.Vì sao nói Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào 30-31.
4.Nghị quyết trung ương tháng 7.1936 đúng đắn và sang tạo.
"
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7972 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các câu hỏi trọng tâm kềm theo đáp án môn lịch sử Đảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N CM thanh niên là tổ chức dự bị cho sự ra đời của Đảng thể hiện trên 3 phương diện : chính trị, tư tưởng lý luận và tổ chức
-Thứ nhất : là tổ chức dự bị về chính trị thể hiện ở việc chuẩn bị về đường lối Cmang cho đảng thể hiện trong tác phẩm ‘Đường cách mệnh’.Để làm tài liệu giảng dạy cho các cán bộ tại Quảng Châu, đầu năm 1925 chủ tịch HCM biên soạn tập để cương bài giảng. Đầu năm 1927 những bài giảng đó được bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản thành sách, với nhan đề là ‘Đường cách mệnh’. Trong tác phẩm này NAQ vách ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của Cmang giải phóng dân tộc ở VN. Nội dung của tác phẩm :
+ Đi sâu vạch rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, chỉ rõ chủ nghĩa thực dân là kẻ thù của các dân tộc thuộc địa, khơi dậy tinh thần phản kháng dân tộc, tự lực tự cường của các dân tộc thuộc địa
+ đề ra đường lối cách mạng VN là phải đi từ giải phóng dân tộc, tiến lên CNXH. Cmang giải phóng dân tộc là Cmang dân chủ kiểu mới ( nay gọi là Cmang dân tộc dân chủ nhân dân ) tiến thẳng lên cmang XHCN không qua giai doạn phát triển chế độ tư bản
+ Mối quan hệ giữa Cmang thuộc địa và Cmang chính quốc
+ Chỉ rõ lực lượng của Cmang : công nhân và nhân dân lao động là gốc của Cmang, học trò nhà buôn và điền chủ nhỏ là bầu bạn của công nông
+ Về đoàn kết quốc tế : khẳng định cmang VN là một bộ phận cẩu Cmang thế giới, theo đường lối cảu quốc tế cộng sản hướng tới giải phóng giai cấp giải phóng con người, giải phóng dân tộc
+ Mục tiêu của Cmang : chống đế quốc, dành độc lập cho dân tộc và đi lên CNXH
+ Khẳng định Cmang muốn thành công phải có Đảng lãnh đạo, Cmang và Đảng phải lấy CN Mac-Ln làm kim chỉ nam và phải vận dụng vào Cmang VN
-Thứ hai về mặt tư tưởng lý luận: Hội VNCMTN đã truyền bá chủ nghĩa Mac-LN vào phong trào công nhân qua sách, báo về các phong trào vô sản. Năm 1928 hội VNCMTN thực hiện chủ trương ‘Vô sản hóa’ đưa hội viên của mình vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền trong nước, cùng sống và làm việc với công nhân, đồng thời cũng là phương thức truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Hội VNCMTN cũng kiên quyết đấu tranh chống lại quan điểm lập hiến của Bùi Quan Chiêu, Phạm Quyên, thuyết ‘ ?????’ của Nguyễn Văn Vĩnh. Cuộc đấu tranh chống lại đường lối của VN quốc dân đảng. Lập trường giải phóng dân tộc đúng đắn của Hội đã thành lập trường gpdt tư sản, làm cho phong trào Cmang phát triển từ tự phát lên gự giác, biểu hiện qua phong trào công nhân đóng tầu Ba sơn (1927)…
- Thứ ba về mặt tổ chức : Hội VNCMTN đã đào tạo đội ngx cán bộ cho Đảng, giáo dục, giác ngộ nhiều người yêu nước chân chính theo con đường CM HCM, đào tạo và rèn luyện họ thành những chiến sĩ Cmang trung thành làm nòng cốt cho việc thành lập Đảng CS. Hội đã xây dựng được hệ thống các tổ chức có sở từ TW đến địa phương, đặc biệt ở nhiền trung tâm kte, chính trị quan trọng, số hội viên tăng nhanh chóng ( 1930- 300, 1929- 1700 hội viên ) Tổ chức công hội cũng được xây dựng ở nhiều nhà máy , hàm mỏ. Một số đảng viên tiên tiến trong Tân Việt cũng ngả theo hội VNCMTN, nhiều người trở thành hội viên của hội. Hội VNCMTN là tổ chức dự bị cho sựu ra đời ảu 2 tổ chức cộng sản Đảng: Đông dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản Đảng. Đây là 2 tổ chức tiền thân của Đảng. Hội VNCMTN đã đóng một vai trò lịch sử cực kỳ quan trọng trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng ta
Câu 3:Vì sao nói Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào 1930-1931.
Do sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp, ảnh hưởng của phong trào Cm thế giới và đặc biệt sự ra đời của Đảng với đường lối chính trị đúng đắn, hệ thống tổ chức chặc chẽ và khẩu hiệu đấu tranh thích hợp đã châm ngồi nổ cho phong trào 1930-1931.Cao trào Cmang 30-31 diễn ra trên cả nước nhưng đỉnh cao là XVNT.Có thể khẳng định được điều đó vì những lý do sau :
-Thứ nhất về quy mô : Ở Nghj An và Hà TĨnh cuộc đấu tranh nổ ra trên tất cả các huyện, xã như Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Diễn Châu (Nghệ An ), Can Lộc, Đức Thọ, Thanchj Hà, Nghi cuân, hương khê ( Hà Tĩnh) . Phong trào 30-31 ở Nghệ An và hà Tĩnh có rất nhiều cuộc đấu tranh ( có khoảng 130 cuộc đấu tranh khách nhau từ làng, xã huyện tổng ). Các phong trào có số lượng người tham gia rất đông, lôi kéo được hàng nghìn người như : cuộc biểu tình của 300 nhân dân Nam Đàn (30-8-1930) kéo lên huyện lỵ đưa ra yêu sách phá củ nhà lao, giải thoát cho những người cách mạng bị địch bắt ; cuộc biểu tình của 20000 nông dân Thanh Chương (1/9/1930) bao vây đốt huyện đường ; cuộc biểu tình của 3000 nhân dân Can Lộc (7-9-30) kéo lên huyện lỵ, đốt giấy tờ, sổ sách, phá nhà lao; cuộc biểu tình của 8000 nhân dân Hưng Nguyên ngày 12-9-1930
-Thứ hai về tính chất:
+Phong trào XVNT là phong trào đấu tranh quyết liệt nhất giữa Cmang và phản Cmang,
+Là nơi duy nhất đã có sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang : từ các cuộc bãi công đến các cuộc đấu tranh quy mô lớn dưới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ, đưa yêu sách, phá cửa nhà lao giải thoát cho những người Cmang, đốt huyện đường, đỉnh cao với những hình thức đấu tranh quyết liệt, quần chúng vũ trang tự vệ, biểu tình thị uy vũ trang, tiến công vào cơ quan nhà nước của địch ở các địa phương
+ Đây là cao trào mang tính cách mạng triệt để : đánh đổ chính quyền địch, thành lập chính quyền của công nhân và nông dân ở một số địa phương sau đó thực hiện chính sách, ban bố ruộng đất cho nhân dân
Trước sức mạnh của quần chúng, bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã trước tình hình đó, các tổ chức Đảng ở địa phương chủ động lãnh đạo các ban chấp hành nông hội ở nông thôn, xã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống ở nông thôn. Trên thực tế ở những khu đó, tự do đó, một chính quyền Cmang của nhân dân theo hình thức UB tự quản theo kiểu Xô Viết đã ra đời do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chính quyền Cmang đã thực hiện những biện pháp Cmang về chính trị, kinh tế, văn hóa, xh, trong đó có ban bố ruộng đất cho nhân dân
-Thứ 3 về kết quả của phong trào: Đã đập tan chính quyền địch giành chính quyền về tay công-nông, cho ra đời chính quyền Xô Viết -> liên minh công-nông ra đời đã khẳng định được vai trò lịch sử của nó
Qua cao trào XVNT, Đảng ta đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu : bài học về chớp thời cơ cách mạng, bài học về xây dựng khối liên minh giai cấp công-nông, và bài học về việc giành và giữ chính quyền
Những lý do trên đã chứng minh rằng XVNT là đỉnh cao của cao trào 1930-1931, nó đã đạt được đỉnh cao nhờ những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:
-Nguyên nhân chủ quan:
+ Do chính sách chia để trị, áp bức bóc lột của thực dân Pháp và bọn tay sai với nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh rất nặng nề, làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân và thực dân Pháp càng gay gắt, làm cho phong trào đấu tranh càng quyết liệt
+ Nghệ An và Hà Tĩnh là nơi có truyền thống Cmang lâu đời, hình thành tinh thần vượt khó, ý chí vượt khó cao xuất phát từ điều kiện địa lý khắc nghiệt, là nơi sản sinh ra nhiều con người ưu tú của Cmang -> phong trào diễn ra sôi nổi
+NA và HT có đảng bộ rất mạnh và phát triển, về mặt số lượng chiếm 1/3 số Đảng viên của cả nước
-Nguyên nhân chủ quan :
+ NA và HT có trung tâm CN phát triển, là nơi có phong trào công nhân phát triển mạnh, vd vịnh Bến Thủy là trung tâm CN lớn nhất trung kỳ, tập trung đông đảo công nhân, là nơi mở đầu cho phong trào XVNT
+NA-HT là nơi truyền bá tư tưởng Cmang vào trong nước, là nơi phát động cao trào 1930-1931
Câu 4 : Nghị quyết hội nghị trung ương Đảng tháng 7-1936 đúng đắn và sáng tạo :
Tháng 7-1936 ban chấp hành trung ương Đảng và ban chỉ huy ở ngoài họp Hội nghị tại Thượng hải, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập xuất phát từ đặc điểm tình hình Đông Dương và thế giới, hội nghị đã đề ra chủ trương đường lối, hướng chỉ đâọ chiến lược trong thời kỳ mới. Hội nghị chỉ rõ kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng. Từ đó hội nghị đã xác định nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Khẩu hiệu đấu tranh : khẳng định nhiệm vụ chiến lược của Cmang Đông Dương là chống đế quốc phong kiến nhưng vẫn chưa phải nhiệm vụ trực tiếp, khẩu hiệu đấu tranh ‘ chủ trương tạm gác đánh đuổi đế quốc phong kiến = khẩu hiệu ‘ chống phản động thuộc địa và tay sai’, đưa ra khẩu hiệu ‘ủng hộ mặt trận bình dân Pháp’. Chủ trương thành lập mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc xứ Đông Dương cùng nhau để cùng nhau tranh đấu để đòi lại những điều kiện dân chủ đơn sơ với hình thức mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương -> 9/1937 đổi thành mặt trận dân chủ Đông Dương. Chủ trương chuyển hình thức đấu tranh từ bí mật không hợp pháp sang các hình thức đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp. Phát triển hệ thống tổ chức Đảng, Đảng phải luôn coi trọng công tác kết nạp đảng viên . Đường lối của Đảng trong nghị quyết hội nghị TW 7-1936 thể hiện sự đúng đắn và sáng tạo. Đúng đắn ở chỗ vào thời điểm này đường lối của Đảng là hoàn toàn phù hợp với tình hình trong nước và tình hình thế giới. Trên thế giới chủ nghĩa phát xít đang hình thành và đe dọa nền hòa bình của thế giới. Đại hội VII của quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù của cách mạng thế giới là CN phát xít. Mục tiêu của Cmang thế giới là chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, đòi quyền tự do, dân chủ, dân sinh, đòi hòa bình. Trong thời gian này các Đảng cộng sản ra sức thành lập mặt trận nhân dân chonngs phát xít. Đối với các nước thuộc địa, thành lập mặt trận nhân dân chống đế quốc, căn cứ vào tình hình thế giới và nghị quyết đại hội VII của Quốc tế cộng sản, Đảng ta đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu ‘ độc lập dân tọc và người cày có ruộng’ nêu cao khẩu hiệu ‘ chống CN phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai’, không những ‘ ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp’ mà còn đề ra khẩu hiệu ‘ủng hộ chính phủ mặt trận nhân dân Pháp’ và chủ trương thành lập mặt trận nhân dân phẩn đế Đông dương. Chủ trương của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình mới, phù hợp với xu thế của CM thế giới, chỉ rõ được kẻ thù chủ yếu, nhiệm vụ vhur yếu của cách mạng lúc bấy giờ một cách đúng đắn. Mặt khác lúc này bọn cầm quyền phản động ở Đông dương vẫn ra sức vơ vét bóc lột và khủng bố phong trào đấu tranh của nhân dân ta, làm đời sống nhân dân khó khăn bầu không khí chính trị và kinh tế hết sức ngột ngạt. Yêu cầu cấp thiết nhất của nhân dân VN chính là đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh, chống chiến tranh, đòi hòa bình. VÌ vậy nghị quyết 7-1936 đã đề ra nghiệm vụ Cmang trước mắt của cách mạng Đông dương là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ cơm áo hòa bình là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tiến trình trong nước. Như vậy chủ trương của Đảng giải quyết được yêu cầu trước mắt của Cmang Vn chứng tỏ sự trưởng thành của Đảng. Nghị quyết đã vận dụng sáng tạo nghị quyết đại hội VII của quốc tế cộng sản :
- Đã cô lập và chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi các quyền dân chủ, dân sinh không những phải đoàn kết với giai cấp công nhân và đảng cộng sản Pháp, ủng hộ MT ND pháp, mà còn đề ra khẩu hiệu ‘ ủng hộ chính phủ mặt trận nhân dân pháp’ để cùng nhau chống kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít và bọn phản động thuộc địa-- > sáng tạo, linh hoạt của Đảng
- Đã đề ra được mối quan hệ giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài thể hiện qua việc Đảng chủ trương thành lập mặt trận nhân dân phản đế đông dương, không chỉ liên kết đòi các quyền dân chủ đơn sơ mà còn là sự dự bị cho cuộc vận động dân tộc giải phóng được phát triển.
Trước những tình hình mới Đảng ta đã rất linh hoạt chuyển hình thức tổ chức và đáu tranh nhằm mở rộng sự quan hệ với quần chúng , lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng các hình thức thích hợp.
Câu 5 : vì sao cao trào 1936-1939 là cuộc tập duyệt cho cách mạng 8-1945
*Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới cao trào 1936-1939
-Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã khiến những mâu thuẫn XH ở các nước TBCN thêm sâu sắc. CN phát xít xuất hiện và thắng thế ở Đức, TBN, Ý, Nhật Bản. Tập đoàn phát xít cầm quyền ở Đức, Ý, Nhật đã liên kết với nhau thành khối Trục và ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới. Nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh thế giới. Trước tình hình đó, đại hội VII của Quốc tế cộng sản họp ở Mowcos 7/1935 đưa ra chủ trương mới phù hợp với yêu cầu chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới. Tháng 6/1936 mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền và thi hành một số chính sách tiến bộ. Trước tình hình đó 7-1936 BCH trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ II tại thượng hải đề ra chủ trương mới cho phù hợp với tình hình thế giới và theo nguyện vọng bức thiết của quần chúng nhân dân, làm dấy lên trong nước một phong trào đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi hướng vào mục tiêu trước mắt là tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Đây là cuộc tổng duyệt lần cuối cho Cmang 8-1945. Có thể khẳng định điều đó dựa vào thành quả sau này mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được.
+Thứ nhất qua cao trào 36-39 Đảng ta đã thực sự trưởng thành trên tất cả các mặt, cụ thể : về chỉ đạo nhiệm vụ chính trị, Đảng ta đã xác định được nhiệm vụ chính trị Cmang. Nhận thức của Đảng về nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ chiến lược là không nhất loạt ngang nhau. Nhiệm vụ chính trị để phục vụ nhiệm vụ chiến lược. Nhiệm vụ chiến lược là nhiệm vụ xuyên suốt cuộc Cmang, nhiệm vụ chính trị là nhiệm vụ Cmang ở giai đoạn 1, 1 thời kỳ nào đó Đảng ta đã xác định nhiệm vụ chính trị trên cơ sở nhiệm vụ chiến lược và thực tiễn của Cmang nước ta : nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc, và phong kiến để giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày, nhiệm vụ chính trị là chống bọn phản động thuộc địa và tay sai đòi dân chủ, dân sinh, cơm no, hòa bình. Như vậy không chỉ xác định được nhiệm vụ chính trị, Đảng ta còn xác định được mối quan hệ giữa nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Đường lối chính trị mà Đảng ta hoạch định phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng bức thiết của nhân dân là đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh, chống chiến tranh đòi hòa bình. Về tố chức Đảng : hệ thống tổ chức của Đảng được củng cố và kiện toàn từ trung ương đến cơ sở. Đội ngũ Đảng viên phát triển về số lượng từ 600 Đảng viên(1936) -> 4000 Đảng viên năm 1939. Đảng viên của Đảng đã bước đầu tích lũy được kinh nghiệm đấu tranh và chiếm được tình cảm trong nhân dân, uy tín, thanh danh của Đảng được nhân rộng trong nhân dân, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
+Thứ 2 : qua phong trào này Đảng đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu : bài học về xây dựng mặt trận dân chủ, bài học về phương thức hoạt động và phương pháp đấu tranh, bài học về việc xác định mối quan hệ giữa mục tiêu gần và mục tiêu xa
+ Thứ 3 : Qua cao trào 36-39 lực lượng Cmang được củng cố, kiện toàn và nâng cao. Đảng đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân trong mặt trận dân chủ Đông Dương trên cơ sở nòng cốt là liên minh công nhân và nông dân. Thong qua mặt trận dân chủ, tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân được nâng lên 1 bước và từng bước tĩnh lũy được kinh nghiệm đấu tranh. Quần chúng nhân dân tin tưởng, ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đã phân hóa cao độ được kẻ thù của Cmang. Tập trung đấu tranh chống bọn phản động và tay sai của chúng, lợi dụng người trong hành ngũ kẻ thù, lợi dụng chính sách cải cách cảu mặt trận dân chủ Pháp. Với những thành quả trên, khi chiến tranh thế giới II bùng nổ, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương thực hiện chính sách đàn áp trắng trợn, Đảng có bị tổn thất nhưng nhanh chóng được phục hồi, kịp thời chuyển hướng chiến lược, đưa tới cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945. Với ý nghĩa đó, cao trào vận động dân chủ 1936-1939 thực sự là cuộc tổng diễn tập để đưa tới cách mạng tháng 8
Câu 14: Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng.
a.Hoàn cảnh lịch sử
-Về quốc tế: Trong 5 năm nhân dân ta tiếp tục nhận được sự giúp đỡ to lớn và sự hợp tác nhiều mặt của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác.
-Về trong nước: Thực trạng xã hội nước ta đang ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế –xã hội.
b.Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thư VI của Đảng.
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thư VI của Đảng đã họp tại Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986. Dự Đại hội có 1.129 đại biểu, thay mặt cho hơn hai triệu đảng viên, ngoài ra còn có 35 đại biểu quốc tế.
-Đại hội VI đã đánh giá đúng mức những thành tựu đã đạt được trong 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời với tinh thần nhìn thẳng vào, đánh giá đúng sự thật, Đại hội đã chỉ ra những mặt yếu kém, những khó khăn gay gắt của kinh tế –xã hội nước ta.
-Đại hội rút ra những bài học kinh nghiệm lớn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
+Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, phát huy quyền làm chủ của nhân dân .
Đảng phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
+Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện lịch sử mới.
-Đại hội khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
-Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện , trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế :
-Vấn đề quan trọng trước tiên là phải xác định lại mục tiêu sát hợp với quy luật đi lên chủ nghĩa xã hội từ sản xuất nhỏ. Đại hội xác định rằng, công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải trải qua nhiều chặng đường: “Nhiệm vụ bao trùm , mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế – xã hội , tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”
-Đại hội đề ra 5 mục tiêu cụ thể trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là:
+Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ
+Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất .+Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển sản xuất .
+Tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội .
-Đại hội đã đề ra một hệ thống giải pháp để thực hiện các mục tiêu nói trên:
+Bố trí lại cơ cấu sản xuất , cơ cấu đầu tư về xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế ....Đại hội nhấn mạnh giải pháp tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện ba chương trình mục tiêu: lương thực-thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu.
Đại hội nhấn mạnh ba chương trình mục tiêu đó là sự cụ thể hoá nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
+Đại hội khẳng định cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế,coi nền kinh tế có nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Đó là một giải pháp có ý nghĩa chiến lược, góp phần giải phóng và khai thác mọi khả năng để phát triển lực lượng sản xuất , từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
+Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế . Đại hội khẳng định dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp , chuyển sang cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ .
Những quan điểm về vấn đề kinh tế quan trọng nói trên là một sự đổi mới rất cơ bản trong tư duy kinh tế của Đảng.
Câu 6: Nghị quyết HNBCHTW Đảng VIII (5/1941).
(Đảng chuyển hướng chỉ đạo nhiệm vụ chiến lược)
Mùa xuân 1941 lãnh tụ NAQ về nước sau nhiều năm xa cách Tổ quốc. Ng cùng với BCHTW chọn Pác Bó (CBằng) để xd căn cứ địa TW. 5/1941 với tư cách đại diện Quốc tế Cộng sản, NAQ chủ trì HN lần thứ 8 BCHTWĐ tại Pác Bó (CB). Dự HN có đ/c Trường Chinh, HVThụ, Phùng Chí Kiên, HQViệt, cùng 1 số đại biểu của xứ uỷ Bắc kỳ, Trung kỳ, đại biểu tổ chức Đ hđộng ở ngoài nước.
HN pt tình hình TG: HN nhận định rằng chiến tranh TG đang lan rộng, px Đức đang chuẩn bị đánh LX và chiến tranh ở khu vực TBDương sẽ bùng nổ. Ctranh sẽ làm cho các nước đế quốc bị suy yếu, LX nhất định thắng và ptrào CMTG sẽ ptr nhanh chóng, CM nhiều nước sẽ thành công và 1 loạt các nước XHCN sẽ ra đời.
Trên cơ sở pt thái độ ctrị của các giai cấp, tầng lớp, HN nêu rõ ở nước ta mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc px P-N. “Cần phải thay đổi chiến lược. Sự thay đổi về ktế, ctrị Đông Dương, lực lượng giai cấp Đông Dương, buộc Đ ta phải thay đổi csách CM ở ĐD cho hợp với nguyện vọng chung của toàn thể nd ĐD…”
HN đã qđ những vđề sau:
-Xđ kẻ thù: HN pt mâu thuẫn XH ĐD, chỉ ra mâu thuẫn dtộc là mẫu thuẫn chủ yếu. 2 kẻ thù P-N đã câu kết với nhau để thống trị nước ta, vì thế chúng là kẻ thù chủ yếu và trước mắt.
-Tchất của CMVN: CMĐD trong gđoạn này là 1 cuộc CM gpdt. Vì vậy nvụ gpdt được đặt lên hang đầu. Lãnh tụ HCM nói: “Dù phải đốt cháy cả dãy TSơn cũng phải giành cho được độc lập dt”.
-HN tiếp tục đặt nvụ gpdt lên hang đầu, tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức.
-HN chủ trương giải quyết vđề dt trong khuôn khổ từng nước ở ĐD, do đó tlập ở mỗi nước 1 mặt trận riêng: VN độc lập Đồng minh, Ai Lao độc lập đồng minh và Cao Miên độc lập đồng minh. Trên cơ sở sự ra đời mặt trận ở mỗi nước sẽ tiến tới thành lập mặt trận chung của 3 nước là ĐD độc lập đồng minh.
-HN khẳng định CMgpdt ở nước ta giành thắng lợi bằng con đường khởi nghĩa vũ trang, xúc tiến ngay ctác cbị khởi nghĩa vũ trang. HN còn khẳng định ở VN có thể đi từ khởi nghĩa giành chính quyền ở từng nơi rồi tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. HN căn cứ vào lý luận Mác-LN về khởi nghĩa vũ trang, căn cứ vào thực tiễn nước ta đk đlý kéo dài từ Nam-Bắc, bề ngang hẹp, việc giao lưu giữa các đp là khó khăn; căn cứ vào truyền thống yêu nước của mọi miền đất nước, xp từ âm mưu chia để trị của TD P; căn cứ vào phân bố lực lượng cách mạng và bọn phản CM ko đồng đều để nhận định rằng thời cơ ở các đp khác nhau cho nên tiến hành khởi nghĩa từng phần tạo thế và lực tiến hành tổng k/n.
-HN dự báo thời cơ CM nước ta. Nếu cuộc CTTG1 đã sinh ra nước Nga XV thì cuộc ctranh đquốc lần 2 sẽ sinh ra 1 loạt các nước XHCN và tiền đồ CM của VN, của các nước ĐD sẽ quang minh, rực rỡ.
Sau khi tiến hành CMgpdt thắng lợi, tuỳ nd Lào và Campuchia lựa chọn có tlập liên bang hay ko, còn nd VN lựa chọn cho mình 1 con đường: tiến hành CMgpdt thắng lợi, tlập NN DCND với chính thể VN DCCộngHoà. Đó là NN của dân, do dân, vì dân → đề cao tinh thần dt tự quyết.
-HN quyết định tăng cường vai trò lãnh đạo của Đ trong cao trào gpdt. HN đb coi trọng công tác đào tạo cán bộ nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đ, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng. HN cử ra BCH TW chính thức do đ/c Trường Chinh làm Tổng Bí thư thay cho đ/c NVCừ đã hy sinh trong khởi nghĩa Nam Kỳ.
HNBCHTW Đ lần VIII đã hoàn chỉnh sự thay đổi chiến lược CM đc vạch ra từ HN lần thứ 6 (tháng 11/1939). Đường lối giương cao ngọn cờ gpdt, đặt nvụ gpdt lên hang đầu, tập hợp rộng rãi mọi ng VN yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, XD lực lượng ctrị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, XD căn cứ địa CM và LLVT, là ngọn cờ dẫn đường cho nd ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh P, đuổi N, giành độc lập cho dt và tự do cho nd.
Câu 7: Chỉ thị N-P bắn nhau và hành động của chúng.
*H/c lsử: N xlược ĐD, N và P tuy cấu kết với nhau để thống trị nd ta nhưng giữa chúng lại có mâu thuẫn sâu sắc. Bấy giờ Đ ta dự đoán: nhất định N-P sẽ thôn tính lẫn nhau.
Đầu năm 1945, CTTG2 đi vào giai đoạn quyết liệt. LX và quân đồng minh giành đc nhiều thắng lợi. Nước P, thủ đô Paris được giải phóng, tướng Đờgôn lên nắm chính quyền.
Lực lượng P theo phái Đờgôn ráo tiết chuẩn bị chờ thời cơ quân đồng minh đổ bộ vào ĐD sẽ nổi lên đánh Nhật giành lại quyền thống tri của chúng ở bán đảo này.
Biết rõ âm mưu của P, N quyết định hđộng trước. Đêm 9/3/1945, N đảo chính P trên toàn cõi ĐD, hòng sử dụng ĐD làm chiếc cầu tiếp tế chiến lược cho chiến trường TBD, đồng thời trừ hậu hoạ Pđánh sau lưng. N-P đánh nhau, cta ở trong tư thế “toạ sơn quan…”
Dự đoán trước tình hình N sắp lật P ở ĐD, ngày 9/3/1945 Ban thường vụ TW Đ họp tại làng Đình Bảng (Từ sơn_BN). Trên cơ sở đánh giá tình hình nhận định thời cơ khởi nghĩa, Đ đã đề ra chỉ thị “N-P bắn nhau và hđộng của cta”.
*Nội dung chỉ thị: Chỉ thị nhận định tình hình đảo chính có lợi cho CM, là cơ hội tốt cho những đk của tổng k/n nhanh chóng chin muồi (tạo ra1 cuộc khủng hoảng ctrị sâu sắc do cuộc đảo chính gây ra, nạn đói ghê gớm và ctranh đến gđoạn quyết liệt).
Chỉ thị xđ kẻ thù cụ thể, trước mắt và duy nhất của nd ĐD sau cuộc đảo chính là px N chứ ko phải P-N. Vì vậy phải thay khẩu hiệu “Đánh đuổi px N-P” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi px N” và đưa ra khẩu hiệu “thành lập chính quyền CM của nd ĐD” để chống lại chính phủ bù nhìn Việt gian thân Nhật.
Chỉ thị chủ trương phát động 1 cao trào chống Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Cao trào có nội dung quan trọng:
+Đ cho phép k/n từng phần giành chính quyền từng bộ phận về tay nd (trước cấm k/n vì phải chờ thời cơ) cho phép tiến lên tổng k/n khi có đủ đk.
+Nơi nào giành chính quyền cho ban bố csách Việt-Minh.
+Nêu khẩu hiệu “Phá kho thóc Nhật, giải quyết nạn đói”. Đây ko chỉ là khẩu hiệu ktế mà còn là khẩu hiệu ctrị. Ta phá rối trật tự, lật đổ chính quyền địch, để thông qua đấu tranh ta xd, tập hợp lực lượng CM, nhất là việc lôi kéo tầng lớp trung gian đứng về phía CM. Khẩu hiệu có tác dụng tích cực cho CM: vạch bộ mặt của phát xít Nhật, nâng cao long căm phẫn đó với phát xít Nhật trong đồng bào ta, góp phần cứu đói cho đồng bào nhằm khắt chặt niềm tin của nhân dân vào tổng bộ Việt minh và trung ương Đảng; góp phần tăng cường lực lượng cánh mạng vì sau khi được cứu đói nhân dân tự nguyện xin gia nhập mặt trận Việt Minh và lực lượng giải phóng quân.
Chỉ thị dự kiến thời cơ khởi nghĩa( cuyển từ tiền khởi nghĩa lên tổn khởi nghĩa) chỉ thị nêu 3 thời cơ cos thể tiến tới tổng khởi nghĩư:
+) Đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật, Đồng minh và Nhật đánh nhau, nhân cơ hội đó ta khởi nghĩa dành chính quyền.
+) cách mạng Nhật bùng nổ một chính phủ nhân dân, chính phủ tiến bộ được thành lập ở nước này.
+) Nhật bại trận và đầu hàn đồng minh ( như pháp năm 1940) quân viến trinh Nhật ở Đông Dương hoang mang, nhân cơ hội ta dành chính quyền.
Trong chỉ thị còn nói không đươck ỷ lại vào bên ngoài tự bó tay mình khi tình thế biến chuyển thuân lợi, mà phải nêu cao tinh thần dựa vào các sức mình là chính.
Ban chỉ thị 12-3-1945 tể hiện sự lãnh đạo của đảng. Đó là kim chỉ nam cho mọi hành động của đảng và Việt minh với khẩu hiệu “Đành đuổi phát xít Nhật” thay cho khẩu hiệu “Đành đuổi Nhật, Pháp” trong cao trào kháng Nhật, cứu nước, trực tiếp dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa tháng 8- 1945.
Câu 8: Vì sao khẳng định, củng cố, giữ vững chính quyền là nhiệm vụ trung tâm của CM thời kì 1945-1946.
Ngày 25/11/1945, Ban tường vụ trung ương Đảng ra chỉ thị “ kahngs chiến kiến quốc”, chỉ thị xác định “ Cục CM Đông Dương lúc này lúc này vần là cuộc CM dân tộc giải phóng”. Khẩu hiệu của chúng ta lúc này vẫn là “ dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết”. Ke thù chính của chúng ta lúc này là thục dân Pháp xâm lược. Chỉ thị nêu rõ những nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân ta lùc này là: củng cố, gĩư vững chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân. Trong đó củng cố, giữu vững chính quyền là nhiệm vụ trung tâm của CM.
Đảng ta khẳng định được điều đó căn cứ vào cơ sở lí luận và cơ sở tục tiễn CM:
Về Cơ sở lí luận: Đảng ta căn cứ vào lí luận của chủ ngiã Mác- Lênin về chính quyền nhà nước và mối quan hệ giữa giành và giữu chính quyền. Theo Lê-Nin: “ chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi cuộc Cm nếu không nhân thức được điều đó thì không thể tham gia CM không thể lành đạo CM.”
Chính quyền là vấn đề cơ bản của CM vì:
+) thứ nhất chính quyền là mục tiêu trự tiếp, trước tiên của CM ( VD CM tư sản An. Pháp, Mĩ, CM vo sản Nga kết quả của cuộc Cm này là sự ra đời của một chính quyền nhà nước của giai cấp thống trịi mới)
+) Thứ hai đay là cuộc đấu tranh một mất một còn, có giứu được chính quyền thì người CM mới đạt được mục tiêu đề ra.
Lênin nói: “ Giành chính qyền đã khó nhưng việc giữ chính quyền còn khó hơn nhiều”. Vì: giai cấp tống trị cũ sau khi mất ngai vàng thì chúng điên cuồng chống phá không từ bỏ bất cú tủ đoạn nào cho dù xấu xa, bỉ ổi để cố giữ lại chính quyền. Ngoài ra các thế lực thù địch chống phá câu kết với nhau cống phá chính quyền mới. Trong khi sau ki giành chính quyền thường chủ quan, ngạo mạn dẫn đến những sai lầm.
Cơ sở thực tiễn: căn cứ vào thực tiễn CM nước ta:
+) Chính quyền CM mới được thành lập còn non nớt, yếu ớt, thiếu thốn, khó khăn:
*) sự non yếu biểu hiện trên các mặt: cơ cấu tổ chức chính quyền từ TW đến địa phương chưa được củng cố và kiện toàn, các công cụ bảo vệ chính quyền như công an, quân đội… còn yếu kém, chưa có kinh nghiệm trong xây dựng và quản lý chính quyền mới.
*) sự khó khăn biểu hiện trên các mặt: Chính quyền đang là đối tượng tấn công của nhiều kẻ thù gồm: 20 vạn quân tưởng ở miền Bắc, quân Anh vào miền nam nước ta từ vĩ tuyến 16 trở vào, quân Pháp vẫnchưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta, và quân Nhật đầu hang đồng minh, nghe lời đồng minh xâm lược nước ta cùng bom phản động Việt quốc, Việt cách và các tô chức phản động khác chống phá CM. Mặt khác chính quyền mới chưa được thế giới công nhận. Ngoài ra còn gặp nhiều khó khăn về KT-XH: nạn đói hoành hàn, nạn mù chữ ( 90% dân không biết chữ) cả nước chỉ có 1230 đòng Đông Dương trong đó loạn nền tài chin và TNXH do chế độ cũ để lại.
Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta lag phải củng cố, giữ vững chính quyền CM. Vì dành chính quyền trong CM tháng 8 là tương đối dễ nhờ điều kiện khách quan đem lại hưng vì dành chính quyền càng dễ bao nhiêu thì giữu chính quyền khó bấy nhiêu. CM nước ta vẫn là CM giải phóng, nhiệm vụ giải phóng dân tộc chưa hoàn thành do đó củng cố giữ vững chính quyền để tổ chức quần chúng nhân dân kháng chiến chống Pháp giành lại độc lập cho dân tộc là nhiệm vụ Cm trung tâm đòi hỏi Đảng phải có những biện pháp nhạy bén, thích hợp. Như vậy củng cố, giữ vững chính quyền thực chất còn là điều kiện để thực hiên thắng lợi các nhiệm vụ khác.
Chỉ thị “ kháng chiến toàn quốc” đã giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng về chỉ đạo chiến lược 1 sách lược CM khôn khéo trong tình thế vô cùng hiểm nghèo của nước nhà.
Câu 9: Vì sao lại khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ là cuộc kháng chiến đứng đầu lịch sử. (tự nghiên cứu)
Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới, tình hình trong nước Đảng đã xây dựng đường lối chung CM cả nước thực hiện qua nghị quyết hội đồng ban chấp hành đặc biệt thực hiện qua nghị quyết ĐHĐB toàn quốc lần thứ 3 vào thấng 9/1960. Đảng xác định CM: Vn lúc này phải tiến hành đồng thời 2 chiến lược CM: CMXHCN ở miền Bắcvà CMĐTC ở miền Nam, xác định vị trí, vai trò của sự nghiệp Cm mỗi miền: CM miền Bắc có vai trò quyết định nhất, Cm miền nam có vai trò quyết định trực tiếp, Đảng ta khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là đụng đầu lịch sử.
Để lý giải vì sao lại khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ là cuộc đụng dầu lịch sử nước ta phải làm rõ 3 vấn đề sau:
+) Thế nào là cuộc đụng đầu lịch sử?
+) Vì sao lại nói là cuộc đụng đầu lịch sử?
+) Mục đích của việc khẳng định đây là cuộc việc khẳng định đayy là cuộc đụng đầu lich sử.
Câu 10: Nghị quyết HN BCHTW Đảng 15 khoa II ( tháng1- 1959)
Từ cuối 1959 trở đi thất bại trong việc áp dụng chính sách thực dân kiểu mới đã vấp phải phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ của nhân dân miền nam, Mỹ- Diệm thẳng tay đàn áp CM. Chính sách tàn bạo của Mỹ- Diệm buộc nhân dân miền nam phải đấu tranh một mất, một còn với chúng.
Để trang bị vũ khí lý luận cho phong trào đáu tranh CM của quần chúng nhân dân miền nam, tháng 1-1959 Đẩng ta họp HNBCHTW lần thứ XV để thông qua nghị quyết về đường lối của miền nam. Nghị quyết đã đề ra đường lối cách mạng miền nam trong giai đoạn mới.
Nghị quyết xác định mâu thuẫn cơ bản trong XH miền nam cần tập tring giải quyết đó là mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp công nhân, nông dân và nhân dân lao động với , một bên là địa chủ phong kiến và bọn tư sản mại bại do Ngô Đình Diệm cầm đầu là tay sai của đế quốc Mỹ.
Ngị quuyết xác định nhiệm vụ trước mắt và lâu dài:
+) Nhiệm vụ trước mắt: CM miền Nam có nhiệm vụ đoàn kết toàn dân đánh đổ chế độ nguỵ quyền Sài Gòn do Ngô Đình Diệm cầm đầu, tiến tới thực hiệ độc lập dân tộc,dân chủ nhân dân ở miền nam. Thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân củ, cải thiện đời sống nhân dân.
+) Nhiệm vụ lâu dài: giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Thực hiên độc lập dân tộc: người cày có ruộng, tiến tới thống nhất nước nhà về mặt nhà nước và đưa cả nước tiến lên CNXH, xây dựng một nước VIệt Nam hoầ bình phát triển giàu mạnh.
Hội nghị khẳng định con đường iành thắng lợi của CM miền Nam là con đường kởi nghĩa vũ trang, ngoài ra không còn con đường nào khác. Nôi dung: Lấy sức mạnh của quần chúng dựa vào lực lượng của talà chủ yếu, kết hợp lục lượng vũ trangnhằm đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốcvà phong kiến dựng lên chính quyền CM nhân dân. Khẳng định giành thắng lợi của CMMN là con đường khởi nghĩa vũ trang dựa vào các đặc điểm sau:
+) thứ nhất; Trên tực tế từ 19450 1958 dấu tranh chinhs trị không có kết quả.
+) Thứ hai: Đủ đk để đảng ta phát động khởi nghĩa vx trang ở nhân dân.
Tinh thần CM của quần chúng nhân dân đã lên cao,nhân dân ta không thể chịu được nữa phải vùng lên đấu tranh.
Nhân dân miền nam đã giác ngộ CM, giác ngộ đường lối của đảng trong quá trình đấu tranh từ trước CM tháng 8 và trong kháng chiến chống pháp.
Trong quá trònh thực hiện hiệp định Giơnevơ chúng ta đã kịp thời gài cán bộ CM ở miền nam bằng cách: C1:những người đang hoạt động bí mật thì tiếp tục hoạt động bí mật, C2: Một số đồng chí chyển vào vủngừng núi để hoạt động, C3: Giải nũ chuyển từ hoạt động tập trung sang hoạ động phận tán, C4;Dưa cán bộ miền Bắc vào theo đoàn dân di cư.
MNVN là địa hình rộng lớn nếu hư quần chúng nhân dândoongf loạt đuqns lên khởi nghĩa thì kẻ thù không đủ lực lượng để dàn ra để chống đỡ.
Bàn về xu thế phát triển của CMMN Nghị quyết Xv khẳng định: CMMN có thể chuyển từ khởi nghĩa vũ trang thành chiến tranh CM và giành thắng lợi bằng chiến tranh CM. Vì: Mỹ là tên đế quốc có tiềm lực về kinh tế và quân sự nên nó sẽ tăng cường chci viện cho chiến tranh CM nên muốn giành thắng lợi thì phải có chiến tranh ( CM tức là đánh địch bằng lực lượng chính quy và quân đội). Hơn nữa chúng ta có sự chi viện của hạu phương lớn mien bắc XHCn và có sự giúp đớ của các nước XHCN. Trên cơ sở đó ta dự đoán CMMN có thể phát triển lên thành chiến tranhh CM.
Nghị quyết có ý nghĩa lớn, đáp ứng được yêu cầu căn bản của CMMn mở đường cho CMMn tiến lên làm xoay chuyển tình thế CM từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công. lầ “ngòi nổ” cho phong trào đồng khởi, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân miến nam. Nghị quyết dự abó chính xác xu thế phát triển của CMMN và nó là cơ sở để Đảng ta hoàn thiện đường lối CMMN trong những năm tiếp theo.
Câu 11: Nghị quyết 11,12 trung ương Đảng khoá III
Thất bại trong việc dung người Việt trị người Việt đé quốc Mỹ ồ ath đưa quân viễn chinh và quân chư hầu vào miền nam việt nam để thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ. Hoạt động theo chiến tranh của đế quốc Mỹ đặ CM VN vào một thử thách mới cực kì nghiêm trọng. TRước tình hình khan trương Đảng ta họp hội nghị BCH TW lần 11,12 vào tháng 3 và tháng 12/ 1965 để chuyển hướng cuộc CM.
Hội nghi để ra quyết tâm của đảng trong chiến lược đành và thắng mỹ: Mặc dù đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền námong so sánh lực lượng giữa ta và địch không có thay đổi lớn. Từ đố Đảng rút ra tư tưởng chỉ đạo chiến lược Lf giữu vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và lien tục tiến công quyết tâm để thắng giặc Mỹ xâm lược.
Phương châm chiến lược chung cho cuộc kháng chiến chống mỹ là đánh lâu dài dựa vào sức mình là chính. Tuỳ hoàn cản mà cần phải cố gắng cao độ, tập trung lực lưởng hai miến tranh thủ thời cơ, giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường MN.
Xác điịnh phương châm dấu tranh của CM mọi miền. Đối với miền nam: vẫn là kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị nhưng đấu tranh quân sự ngày càng có vai trò quyết định trực tiếp, triệt để thực hiện 3mũi giáp công: quân sự, chin trị, binh vận.
Đối với CM miền Bắc: tiếp tục khẳng định CM miền Bắc vẫn là một phương lớn, giữu vị trí vai trò quyết định nhất đối với CM và sự nghiệp thtống nhất nước nhà. Đảng ta chủ trương miền Bắc phải đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại chúng trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước. Miền Bắc thực hiện chuyển hoá kinh tế nằm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng. CM miền bắc phải động viên sức ngườ,sức của ở mức độ cao nhất để chi viện cho miền nam. Đẩy mạnh họt động đới ngoại và đấu tranh ngoại giao tăng cường tiếp xúc với niều nước để làm rõ sụ nghiệp chính nghĩa của ta đồng thời tranh thủ sự đồng tình của tất cả các nước trên thế giới.
Câu 12: Nghị quyết đại hội V của Đảng.
Đại hội dại biểu toần quốc lần thứ V của Đảng đã họp từ ngày 27 đến 31/3/1982) tại thủ đô hà nội ( trong đó đại hội nội bộ diễn ra từ ngày 15 đến 24/3/1982).
Tham dự đại hội có 1033 đại biểu thay mặt cho hơn 1,7 triệu Đảng viên hoạt động trong 35.146 đảng bộ cơ sở trong nước 147 đoàn Đảng bộ của các đảng 1 tổ chức quốc tế.
Đại hội V của đảng ta trong hoàn cảnh nền KT-XH nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Đại hội phân tích thực trạng đất nước sau mấy năm xây dựng CNXH đưa ra thành tựu hạn chế:
Thành tựu:
+) Nhanh chóng thống nhất nước nhà về nặt nhà nước
+) Giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới
+) Đời sống văn hoá nhân dân đươc nâng cao
Hạn chế.
+) Sản xuất tăng chậm trong khi dân số tăng nhanh
+) Nền KT vẫn phải dựa vào viện trợ nước ngoài chưa tạo được tích luỹ
+)Xã hội thiếu nghiêm trọng lương thực, thực phẩm hang tiêu dùng thiết yếu
+) Những mất cân đối trong nen KT đươc khắc phục rất chậm thậm chí có phần gay gắt hơn (mất cân đối giữa thu vơí chi, cung với cầu) sản xuất và tiêu dung.
Đại hội V khẳng định nhiệm vụ của cách mạng là xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN. Hai nhiệm vụ này quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên nhiệm vụ xây dựng thành công CNXH đươc dặt lên hàng đầu vì có xây dưng thành công CNXH thì mới bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN.
Đại hội V khẳng định đường lối chung và đường lối phát trine KT ma Đảng ta xác định tại đại hội IV la hoàn toàn đúng đắn cần quán triệt và phát huy trong suốt thời kỳ lên CNXH ở VN. Bên cạnh đó có 1 số điều chỉnh:
Thứ nhất: điều chỉnh trong nhận thức, điều chỉnh về mat lý luận trong nhận thức về quá độ lên CNXH ở VN. Quá độ lên CNXH là thời kỳ lich sử lâu dài, gian khổ và phải trải qua nhiều chặng đường.
Câu 13: Vì sao ĐH VI của Đảng chủ trương đổi mới? (a e tự nghiên cứu)
Câu 14: Nội dung đường lối đổi mới
Đại hội VI họp từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986 tại Hà Nội (Đại hội nội bộ từ ngày 05 đến ngày 14-12-1986). Dự Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên cả nước và 32 đoàn đại biểu của các đảng và tổ chức quốc tế.
ĐH đó đánh giá một cách thẳng thắn tình trạng đất nc, các ng.nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng và rút ra bài học kinh nghiệm.Từ đó, ĐH thông qua đường lối đổi mới toàn diện và đồng bộ, trọng tâm là đổi mới về k.tế.ND đường lối đổi mới về k.tế của ĐH VI:
a. Quan điểm đổi mới:
- Đm là yêu cầu khách quan
- Đm toàn diện, đồng bộ, triệt để nhưng …
- Đm ko phải là phủ định sạch trơn…
- Đm phải giữ vững mục tiêu độc lập dt và cnxh.
b. Nhiệm vụ, mục tiêu KT-XH những năm còn lại của chặng đường đầu tiên:
- Nvụ bao trùm, mục tiêu tổng quát:
+Ổn định mọi mặt tình hình KT-XH.
+XD tiền đề cần thiết cho đẩy mạnh CNH-HĐH đn.
- Nvụ, mục tiêu cụ thể:
+Sx đủ tiêu dung và có tích luỹ.
+Bc đầu tạo ra cơ cấu ktế hợp lý nhằm phát triển sx.
+XD và hoàn thiện 1 bước QHSX mới phù hợp với LLSX.
+Tạo ra chuyển biến tốt về mặt KTXH.
+Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng-an ninh.
c. Đm trên các lĩnh vực:
-Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện , trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế :
-Vấn đề quan trọng trước tiên là phải xác định lại mục tiêu sát hợp với quy luật đi lên chủ nghĩa xã hội từ sản xuất nhỏ. Đại hội xác định rằng, công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải trải qua nhiều chặng đường: “Nhiệm vụ bao trùm , mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế – xã hội , tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”
-Đại hội đề ra 5 mục tiêu cụ thể trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là:
+Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ
+Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất .
+Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển sản xuất .
+Tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội .
-Đại hội đã đề ra một hệ thống giải pháp để thực hiện các mục tiêu nói trên:
+Bố trí lại cơ cấu sản xuất , cơ cấu đầu tư về xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế ....Đại hội nhấn mạnh giải pháp tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện ba chương trình mục tiêu: lương thực-thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu.
Đại hội nhấn mạnh ba chương trình mục tiêu đó là sự cụ thể hoá nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
+Đại hội khẳng định cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế,coi nền kinh tế có nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Đó là một giải pháp có ý nghĩa chiến lược, góp phần giải phóng và khai thác mọi khả năng để phát triển lực lượng sản xuất , từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
+Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế . Đại hội khẳng định dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp , chuyển sang cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ .
Những quan điểm về vấn đề kinh tế quan trọng nói trên là một sự đổi mới rất cơ bản trong tư duy kinh tế của Đảng.
Câu 15: Cương lĩnh XD đn trong thời kì quá độ lên cnxh ở nước ta.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 24 đến ngày 27/6/1991.) được tiến hành trong bối cảnh quốc tế và trong nước đang có những diễn biến phức tạp. Đó là sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, sự chống phá nhiều phía vào chủ nghĩa xã hội, vào chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng Cộng sản, những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch quốc tế hòng xoá bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự hoang mang dao động của một bộ phận những người cộng sản trên thế giới đã tác động đến tư tưởng và tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam. Đất nước ta cũng phải đương đầu với các hoạt động phá hoại của các lực lượng thù địch ở cả trong và ngoài nước. Tình hình kinh tế và đời sóng của nhân dân vẫn còn khó khăn, đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới được Đảng ta đề ra từ Đại hội lần thứ VI (12/1986), bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhờ đó mà nước ta đã đứng vững và tiếp tục phát triển.
Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000; Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng; Điều lệ Đảng (sửa đổi).
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã tổng kết cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1991 và nêu lên những bài học kinh nghiệm.
Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta.
Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân.
Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.
Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Cương lĩnh xác đinh quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường; trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cần nắm vững 7 phương hướng cơ bản sau:Một là, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đủ quyền dân chủ của nhân dân.
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cait thiện đời sống nhân dân.
Ba là, phát triển lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Bốn là, trong lĩnh vực tư tưởng và văn hoá lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp cảu tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại.
Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước.
Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ.
Câu 16: Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta.
Bài học kinh nghiệm nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH là một bài học quan trọng mà đảng ta giải quyết đúng đắn, sáng tạo phù hợp với những điều kiện lịch sử của thời đại mới về mối quan hệ :Giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa con đường giải phóng dân tộc với con đường giải phóng giai cấp công nhân và những người lao động bị áp bức bóc lột
Đường lối đó được đảng thực hiện một cách đúng đắn, sáng tạo qua các thời kỳ đấu tranh
•Thời kỳ BH tìm đường cứu nước và chuẩn bị vận động thành lập đảng:Nguyễn Ái Quốc đó chỉ rỏ" muốn cứu nước phải giải phóng dân tộc không có cn đường nào khác con đường cách mạng vô sản" và " chỉ có CNXH và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thế giới khỏi ách nô lệ Trong " chính cương ván tắt", " sách lược vắn tắt", "luận cương chính trị" đều xác định: Cách mạng Việt Nam, trước hết la cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân , sau đó là cách mạng XHCN , bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Mục đích cuối cùng là xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam
•Thời kỳ cả nước thực hiện một chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân(1930-1945)
Trong thời kỳ này CM dân tộc DCND là mục tiêu trực tiếp,còn CMXHCN là phương hướng , triển vọng
Đặt cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phương hướng, triển vọng tiến lên chủ nghĩa xó hội sẽ quy định tính triệt để của cách mạng đó ví cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do đảng ta tiến hành là cách mạng dân củ tư sản kiểu mới . Đó là điều kiện cơ bản để thực hiện cách mạng lừ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển lên cách mạng xó hội chủ nghĩa
•Thời kỳ cả nước tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng ( 1945- 1975)
Tiên hành đồng thời 2 cuộc CM là một hình thái độc đáo, sáng tạo của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH.
CMDTDCND ở Miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp đánh đuổi đế quốc mỹ và giải phóng miền nam. CMXHCN ở Miền Bắc có tác dụng quyết định với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước và sự nghiệp thống nhất nước nhà
Nắm vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xó hội, xỏc định đuúng nhệm vụ của cách mạng mổi miền, đảng ta phát huy được sức mạnh của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xó hội ở niềm bắc và miền nam để đánh mỹ và thắng mỹ.Xõy dựng và bảo vệ miền bắc xó hội chủ nghĩa, giải phúng miền nam, hoàn thành sự nghiệp thống nhất tổ quốc
•Thời kỳ cả nước tiến hành xó hội chủ nghĩa( từ năm 75 đến nay)
Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước , cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới- thời kỳ cả nước hoà bình, độc lập, thống nhất đi lên CNXH
Nắm vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong thời kỳ này vẫn là đường lối chiến lược cơ bản của đảng ta. Vì cả nước đi lên CNXH vẫn phải tiếp tục giải quyết đúng đắn mối quan hệ của vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp , giữa độc lập dân tộc và CNXH
Độc lập dân tộc và CNXH từ nay gắn chặt với nhau. Độc lập dân tộc là điều kiện đi lênCNXH. XD CNXH ngày càng tự do, ấm no, hạnh phúc là điều kiện đẻ bảo vê nền độc lập dân tộc . XD CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lượcquan trọng của cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các câu hỏi trọng tâm kềm theo đáp án môn lịch sử đảng.doc