MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung về nền kinh tế Singapore
1. Vài nét chung:
2. Nền kinh tế Singapore:
II. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VỀ ĐẦU TƯ VÀ NHẬP KHẨU
1. Chính sách thu hút đầu tư, phát triển thương mại
2. Thuế
2.1 Tỷ lệ thuế
2.2 Thuế nhập khẩu
3. Thủ tục hải quan
4. Các chính sách khác
4.1 Quy định về nhãn mác
4.2. Chính sách bảo vệ người tiêu dùng và chống gian lận thương mại
4.3 Hệ thống tiêu chuẩn hang hoá
III. QUAN HỆ VIỆT NAM-SINGAPORE
1.Tổng quát về quan hệ Việt Nam-Singapore:
1.1 Về chính trị:
1.2. Quan hệ ngoại giao
1.3 Quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại
1.4 Hợp tác đầu tư
2. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Singapore:
2.1. Gạo
2.2. Thuỷ sản
2.3. Cà phê
2.4. Cao su
2.5. Hàng dệt may
3. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore :
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5660 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty nước ngoài chỉ đặt một đại diện của họ mà không tiến hành những giao dịch thương mại của họ tại địa phương, không có một hạn chế nào cho việc thực hiện những hoạt động có lợi cho họ. Mọi hoạt động thương mại tại Singapore phải được đăng ký tại Cơ quan đăng ký các công ty và doanh nghiệp (RCB). Các nhà đầu tư nước ngoài có thể điều hành doanh nghiệp của họ dưới một trong những hình thức sau đây:
- Quyền sở hữu duy nhất (sole proprietorship): Một cá nhân hoạt động với tư cách một thương nhân duy nhất, theo qui định của đạo luật về đăng ký kinh doanh.
- Hợp tác kinh doanh (partnership): Từ 2 đến 20 người hợp tác kinh doanh, theo qui định của đạo luật về đăng ký kinh doanh.
- Công ty cổ phần (incorporated company): Gồm không quá 50 cổ đông, hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn, theo các điều khoản của luật công ty.
- Công ty nước ngoài (foreign company): Đăng ký như công ty nhánh của một công ty mẹ, theo những qui định của luật công ty, nhưng không cổ phần hóa như một công ty Singapore.
- Văn phòng đại diện (representative office): Văn phòng của những công ty nước ngoài, đảm trách các hoạt động quảng bá và liên lạc nhân danh công ty mẹ. Hình thức tổ chức này không được tham gia vào các hoạt động thương mại như ký hợp đồng, tư vấn thu phí, chuyển hàng hóa theo tàu, mở tín dụng thư hay thương thảo về tín dụng thư trực tiếp hoặc nhân danh công ty mẹ.
Trong xu thế hợp tác và phát triển hiện nay, đa số các quốc gia ngày càng xoá bỏ dần những rào cản kinh tế để tạo điều kiện cho thương nhân trong nước tham gia tích cực vào công tác xuất khẩu, đồng thời giúp các thương nhân nước ngoài dễ dàng tiếp cận với thị trường nước mình. Với tư thế một nước ASEAN dẫn đầu về mặt phát triển kinh tế, Singapore đã vận dụng một bộ máy quản lý thương mại hữu hiệu để đạt những mục tiêu đề ra. Với sự phát triển không ngừng của nền công nghệ điện tử, Singapore chủ trương áp dụng những tiến bộ mới trong khoa học kỹ thuật vào lãnh vực xuất nhập khẩu, với những cải tiến sau:
- Thương mại không giấy tờ (paperless trading): Bằng việc thiết lập hệ thống TradeNet, Singapore đã cách mạng hoá các thủ tục quản lý thương mại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng, tạo điều kiện dễ dàng cho các hoạt động thương mại. TDB đang nghiên cứu với khu vực tư nhằm giảm thiểu hay xoá bỏ những thủ tục giấy tờ phức tạp trong thương mại quốc tế.
- Thương mại điện tử: TDB chú tâm đến việc xây dựng một số dự án về thương mại điện tử nhằm kết hợp những tiến bộ của công nghệ thông tin với việc thực hiện nhanh chóng các thủ tục thương mại.
- Hệ thống cấp phép tự động: TDB phối hợp với các cơ quan luật pháp như Cơ quan phát triển truyền thông Singapore (IDA) và Cơ quan thanh tra về bức xạ (RPI) để tự động hoá hệ thống cấp giấy phép. Từ nay, các thương nhân Singapore có thể nhận được giấy phép xuất nhập khẩu trong vòng từ 1 đến 3 phút, bất kể ngày hay đêm.
- Ứng dụng chứng chỉ xuất xứ (CO) trực tuyến: Thương nhân Singapore có thể xin cấp chứng chỉ xuất xứ trên mạng, với một trong bốn cơ quan có thẩm quyền thuộc hệ thống "Cấp chứng chỉ xuất xứ điện tử” (ECO), đó là: Phòng thương mại và kỹ nghệ Trung Quốc-Singapore , Liên đoàn kỹ nghệ Singapore, Phòng thương mại và kỹ nghệ Ấn độ-Singapore và phòng thương mại quốc tế Singapore. Được thiết lập vào tháng 1.2000, hệ thống ECO tối thiểu hoá các dữ liệu mà các thương nhân phải đăng ký. Những thương nhân có thành tích tốt có thể lập tờ khai hàng năm thay vì phải lập hồ sơ mỗi lần cần có CO. Điều này giúp họ đỡ phải tốn cả thì giờ lẫn tiền bạc.
- Tài chánh và bảo hiểm thương mại trên mạng: Hệ thống tài chính thương mại (TFS) do TDB kết hợp với một số đơn vị khác để xây dựng, giúp các thương nhân có thể thông qua mạng Internet để thực hiện một số giao dịch với các ngân hàng như xin cấp tín dụng thư (LC) chẳng hạn.Ngoài ra, Hệ thống bảo hiểm thương mại (TIS) cũng bắt đầu hoạt động từ tháng 3.2000, tạo điều kiện dễ dàng cho việc bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Các thương nhân có thể xin cấp bản dự kê giá từ các hãng bảo hiểm và trả lời qua Internet. Việc mua bảo hiểm cho hàng hoá nay đã thuận lợi hơn.
Tháo gỡ phần lớn các biện pháp kiểm soát để khuyến khích thương mại điện tử: Ngày nay, các thương nhân Singapore quan tâm nhiều hơn vào độ tin cậy của các thông tin thương mại và dữ liệu kinh doanh phổ biến trên mạng Internet. Sự giảm thiểu hay giải toả những biện pháp kiểm soát sẽ góp phần phát triển nền thương mại Singapore trong chiều hướng giao thương với nước ngoài
Các luật lệ chung của Singapore bảo vệ và tạo điều kiện dễ dàng cho sự thủ đắc và phân bố các tài sản hợp pháp. Tuy nhiên cũng có một vài hạn chế về quyền sở hữu bất động sản của người nước ngoài tại Singapore. Theo đạo luật về tài sản cư trú, người nước ngoài có thể mua và sở hữu loại nhà condominium (một khối nhà mà mỗi căn hộ do người ở trong đó làm chủ), nhưng không thể sở hữu nhà kèm theo đất đai (landed homes hay houses) và những căn hộ trong các tòa cao ốc dưới 6 tầng, trừ trường hợp được sự chấp thuận của ông Bộ trường tư pháp Singapore. Những ngoại lệ này được chọn lọc rất kỹ lưỡng; một trường hợp điển hình là việc một CTĐQG nước ngoài mua nhà cho các viên chức của họ cư trú. Điều cần lưu ý là không có hạn chế nào đối với quyền sở hữu của người nước ngoài về các bất động sản sử dụng trong các hoạt động thương mại và công nghiệp. Tính đến nay, Singapore đã ký thỏa hiệp về đảm bảo đầu tư với các thành viên khác của tổ chức ASEAN, Liên minh kinh tế Bỉ-Luxembourg và 19 đối tác kinh tế sau đây: Canada,Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Ai Cập, Pháp, Đức, Hungary, Latvia, Mông Cổ, Hà Lan, Pakistan, Ba Lan, Quần đảo Riau, Slovania, Sri Lanka, Thụy Sĩ, Đài Loan, Vương quốc Anh và Mỹ.
2. Thuế
Tại Singapore, đánh giá của hải quan dựa vào Xác định Brussels về Giá trị (BDV). Nguyên tắc cơ bản của BDV là giá trị có thể đánh thuế là giá thông thường hoặc giá nhập khẩu hàng hoá tại cảng hay nơi nhập khẩu với giả định rằng việc mua bán được tiến hành tại thị trường mở giữa người mua và bán độc lập. Hàng hoá có thể bị đánh thuế giá trị gia tăng hay tỉ lệ đặc biệt, hoặc cả hai phương pháp. Một tỉ lệ giá trị gia tăng là phần trăm của giá trị được thẩm định của hàng nhập khẩu.Một tỉ lệ đặc biệt là một lượng đặc biệt trên mỗi đơn vị trọng lượng hay đơn vị lượng khác. Chi phí, bao hiểm, vận tải phí giao dịch và tất cả các phí khác tính trong bán hàng và vận chuyển hàng (bao gồm cả thuế dịch vụ chung GST) đều được tính khi đánh thuế. Các nhà xuất khẩu được yêu cầu phải bảo đảm giá trị kê khai với hải quan là chính xác. Nếu hàng thấp hơn giá trị, phòng thuế và hải quan sẽ tăng giá trị đã kê khai lên. Singapore sẽ áp dụng hình phạt với nhà kinh doanh nào cố gắng trốn thuế.
Hệ thống thuế ở Singapore là hệ thống thuế trung lập đối với đầu tư nước ngoài.Những chính sách về khuyến khích về tài chính đặc biệt đều có liên quan cụ thể đến các công ty đa quốc gia.Ví dụ, chính sách khuyến khích bộ phận điều hành và thuế trợ cấp thu nhập từ hoạt động ngoài khơi của những cơ quan tài chính.
2.1.Tỷ lệ thuế
Nhìn chung Singapore là hải cảng tự do và là một nền kinh tế mở. Hơn 99% hàng nhập khẩu vào Singapore là miễn thuế. Duy có xe máy, rượu, xăng dầu và thuốc lá là bị đánh thuế nặng. Trong các cuộc đàm phán mậu dịch đa phương theo Vòng đàm phán Urugoay, Singapore đã nhất trí áp dụng 70% theo mức thuế của Singapore. Các hiệp định theo vòng đàm phán Urugoay bắt đầu có hiệu lực vào 1/1/1995. Do là thành viên của APEC Singapore cũng đã cam kết xoá bỏ tất cả thuế vào năm 2010 (phù hợp với khung thời gian cho các nước phát triển). Singapore đã ký hiệp định công nghệ thông tin với WTO (ITA).
2.2.Thuế nhập khẩu
Thuế dịch vụ và hàng hoá Singapore (GST) là thuế đánh vào tiêu dùng nội địa. Thuế sẽ áp dụng bất kì khi nào người tiêu dùng mua hàng hoá và dịch vụ từ kinh doanh đăng ký GST tại Singapore với mức 3%. GST là thuế và được thu theo từng giai đoạn theo kênh sản xuất và phân phối. Một nhà kinh doanh/công ty sẽ có thể lấy xác nhận của cơ quan kiểm soát GST về việc nộp thuế hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu. Tất cả hàng nhập khẩu (bất kể bán tại trong nước hay tái xuất khẩu) đều phải chịu thuế, trừ khi hàng hoá được coi là ưu tiên đặc biệt của cơ quan thuế và hải quan Singapore. Nếu hàng hoá được giữ tại các khu mậu dịch tự do (Sân bay Changi và các cảng biển Pasir Panjang Keppel, Jurong và Sembawang) thì không bị coi là hàng nhập khẩu; sẽ không áp dụng GST cho đến khi hàng hoá rời các khu mậu dịch tự do (FTZ) để bán tại Singapore (hàng tái xuất từ FTZ được miễn thuế GST). Bên ngoài FTZ, khi hàng hoá được nhập khẩu, GST (thuế đầu vào) phải được trả cho Phòng thuế và hải quan Singapore tại nơi nhập khẩu, bất kể nhà nhập khẩu là thương gia hay là người tiêu dùng cuối cùng. Tại điểm nhập khẩu GST được áp dụng, theo giá CIF. Khi một công ty/đại lý Singapore nhập khẩu hàng trên danh nghĩa một người nước ngoài không chịu thuế - người không thiết lập kinh doanh tại Singapore - công ty Singapore sẽ được coi là nhà nhập khẩu gốc, bất kể công ty Singapore có coi mình là đại lý hay không. Công ty Singapore phải thanh toán thuế đầu vào GST cho Phòng thuế và hải quan. Khi người nước ngoài không cư trú tại Singapore có trách nhiệm pháp lý do hợp đồng đại lý với công ty/đại lý Singapore nhập khẩu trên danh nghĩa người không cư trú, người đó được yêu cầu tính thuế đầu vào GST trên danh nghĩa người không cư trú. Người không cư trú có trách nhiệm được coi là có doanh thu kinh doanh hơn 1 triệu SGD dù không hoạt động kinh doanh thực tế tại Singapore nhưng có hoạt động thương mại thông qua đại lý Singapore. Doanh thu ít hơn 1 triệu SGD sẽ có nghĩa là đại lý có trách nhiệm thanh toán thuế đầu vào GST. Đại lý phải đăng ký tên người xuất khẩu không cư trú mà có doanh thu hơn 1 triệu SGD. Tài khoản riêng biệt phải được giữ để thanh toán cho người không cư trú phải chịu thuế.
3. Thủ tục hải quan
Từ 1/7/2008, Hải quan Singapore vừa bắt đầu một mô hình tổ chức mới nhằm tăng cường hơn nữa tính hiệu quả và giúp hải quan Singapore thực hiện các chức năng của mình một cách tối ưu. Việc tái cơ cấu là một phần trong quá trình thay đổi liên tục nhằm giúp cho Hải quan Singapore trở nên sắc bén hơn nữa trong việc đảm bảo chuỗi thương mại toàn cầu trong một môi trường hoạt động linh hoạt mà vẫn hoàn thành được các vai trò về tạo thuận thương mại và đảm bảo số thu. Cơ cấu mới này là sự tổng hợp và cân bằng chức năng tạo thuận lợi thương mại và kiểm soát nhằm đạt được sự gần nhất giữa chính sách và thực tế. Các chức năng về nguồn nhân lực của cơ quan cũng được củng cố để tăng cường việc xây dựng, quản lý năng lực, phát triển công việc để hỗ trợ tối đa các hoạt động của hải quan.
Cơ cấu tổ chức của Hải quan Singapore gồm 6 phòng với các chức năng như sau:
- Phòng thương mại: Xem xét tất cả các hình thức dịch vụ cung cấp của Hải quan cho cộng đồng thương mại. Phòng thương mại cung cấp các dịch vụ hải quan, xúc tiến và quản lý các kế hoạch cũng như duy trì cơ sở hạ tầng cấp phép của Hải quan Singapore. Ngoài ra, phòng còn quản lý các chức năng của chuỗi an ninh cung ứng và quy định về kiểm soát các hàng hoá chiến lược.
- Phòng tuân thủ: Quản lý các chức năng về tuân thủ thương mại của cơ quan bao gồm việc tiến hành các công việc kiểm tra về tuân thủ đối với tất cả các giao dịch thương mại với Hải quan Singapore và các công ty kiểm toán khi có yêu cầu của Hải quan. Phòng còn tiến hành các công việc điều tra về các trường hợp liên quan đến hàng hoá hoặc thương mại.
- Phòng xây dựng tổ chức: Cung cấp chức năng về cơ cấu nhằm hỗ trợ các hoạt động của cơ quan; bao gồm quản lý nhân lực, quản lý tài chính và thông tin liên lạc trong nội bộ.
- Phòng chính sách và kế hoạch: Tập trung vào việc đề xuất, xây dựng chính sách để giúp cơ quan hải quan có thể phân tích, dự đoán xu hướng kinh tế một cách chiến lược và thích hợp, theo kịp với thời đại. Ngoài ra, phòng còn quản lý các chiến lược quốc tế và hợp tác kỹ thuật của Hải quan Singapore.
- Phòng dịch vụ tổ chức và cửa khẩu: Cung cấp các dịch vụ hải quan cần thiết tại các cửa khẩu và các vấn đề liên quan đến tổ chức như quản trị tin học, vận tải, quản lý cơ sở hạ tầng và an ninh cho cơ quan. Phòng cũng xây dựng kế hoạch cho các nhu cầu về công nghệ của Hải quan Singapore trong việc cung cấp dịch vụ của Hải quan.
Phòng điều tra và thông tin tình báo: Tập trung vào công việc điều tra và chống buôn lậu thuốc lá. Ngoài chức năng thông tin tình báo, điều tra, quản lý hoạt động và các chức năng truy tố, phòng còn đề xuất các sáng kiến tham gia của cộng đồng để tăng cường nhận thức và duy trì niềm tin của dân chúng trong việc thực thi các quy định luật pháp hải quan.
Sơ đồ tổ chức Hải quan Singapore từ 1/7/2008
Trong cộng đồng hải quan, Hải quan Singapore được nhìn nhận là một trong những cơ quan đứng đầu trong tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thương mại đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát hải quan chặt chẽ. Để có được đánh giá như vậy, trong nhiều năm qua Hải quan Singapore thực hiện các chiến lược, kế hoạch hành động cũng như đề ra được một lộ trình hiện đại hoá một cách hợp lý và phù hợp với sự phát triển của quốc gia cũng như quốc tế.
Cũng như hầu hết các chiến lược hiện đại hoá của Hải quan các nước trên thế giới, điểm chung trong các trong chiến lược, kế hoạch này là tập trung vào việc triển khai áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại, nhất là là công nghệ thông tin nhằm cải cách hoạt động quản lý của cơ quan hải quan, đặc biệt là trong công tác thông quan hàng hoá và phân loại hàng hoá. Chính công nghệ thông tin đã góp một phần rất lớn trong việc thay đổi một phương pháp quản lý hải quan theo hướng mới đó là chuyển từ việc xử lý các giao dịch dựa trên giấy tờ sang xử lý các giao dịch điện tử, điều này cũng đã cho phép Hải quan Singapore vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình với một nguồn lực hạn chế.
Với nhận thức tiến trình tin học các qui trình nghiệp vụ, thủ tục hải quan là một quá trình phức tạp đòi hỏi phải có các bước đi thích hợp, không thể hoàn thành trong một thời gian ngắn và càng không thể tách rời với chiến lược, kế hoạch công nghệ thông tin của quốc gia, Hải quan Singapore đã chia lộ trình áp dụng CNTT theo từng giai đoạn khác nhau, phù hợp với chiến lược phát triển CNTT của quốc gia. Với cách thức thực hiện như vậy đã cho phép hải quan Singapore tận dụng được nhiều cơ hội, nhiều lợi thế như: sự ủng hộ từ các chính phủ, sự nhận thức thống nhất và phối hợp tốt trong các cơ quan chính phủ về vấn đề hỗ trợ, trao đổi thông tin thông tin, sự ủng hộ và tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, hạ tầng về công nghệ thông tin…
Bên cạnh đó, để đảm bảo luôn cập nhật được các thành tựu hiện đại nhất của công nghệ thông tin và đảm bảo tính chuyên nghiệp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho ngành hải quan, thiết kế triển khai phần mềm ứng dụng... Hải quan Singapore đã thực hiện theo cơ chế thuê các công ty công nghệ thông tin trong và ngoài tham gia dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của hải quan. Có thể kể đến một số ứng dụng công nghệ thông tin tiêu biểu mà Hải quan Singapore hợp tác với các đối tác bên ngoài để xây dựng và đã đưa vào ứng dụng như:
Hệ thống quan điện tử: Hệ thống quan điện tử của Hải quan Singapore được thiết kết xây dựng và triển khai theo mô hình tập trung bao gồm thành phần chính: một để phục vụ cho việc giao tiếp với bên ngoài (do công ty CrimsonLogic quản lý) và một để phục cho công tác quản lý của cơ quan hải quan sử dụng mạng (do công ty National Computer System xây dựng). Bên cạnh đó, trong nỗ lực tiếp tục rút ngắn hơn nữa thời gian thông quan, Hải quan Singapore ban hành các qui định và xây dựng các hệ thống CNTT cho phép tiếp nhận trước các thông tin liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu từ doanh nghiệp. Điều này cho phép hải quan có nhiều thới gian và thông tin hơn để phân tích, đánh giá về lô hàng từ đó có thể quyết định thông quan ngay (đối với các lô hàng thuộc luồng xanh) hay tiến hành kiểm tra thực tế (đối với những lô hàng thuộc luồng đỏ) khi hàng vừa đến cảng, vì vậy rút ngắn được thời gian thông quan.
Hệ thống thông quan trước đối với vận chuyển hàng chuyển phát nhanh: Hệ thống này ra đời năm 1994 nhằm thúc đẩy thông quan trước đối với vận chuyển hàng hoá chuyển phát nhanh đường hàng không. Với hệ thống này, các công ty chuyển phát nhanh theo đường hàng không có thể chuyển các thông tin bằng điện tử tới Hải quan và nhận hướng dẫn kiểm tra trước thông quan và kết quả này nhanh hơn so với thông quan qua cửa khẩu.
Hệ thống thông quan điện tử đối với Container: Hải quan áp dụng hệ thống thông quan điện tử cho container ở tất cả các cửa khẩu từ tháng 8/1999. Với hệ thống này, những người vận chuyển không cần xuất trình bản copi cứng của giấy phép thông quan hàng hoá cho hải quan, và kết quả đã rút ngắn được thời gian thông quan.
Hệ thống xác định mục tiêu trọng điểm: Việc xác định mục tiêu trọng điểm hàng hoá xuất nhập khẩu do hệ thống này thực hiện. Hệ thống này được kết nối với các hệ thống của các cơ quan có liên quan khác để thực hiện việc trao đổi các thông tin phục vụ cho việc phân luồng dữ liệu khai hải quan. Trong hệ thống này đã được thiết lập các tiêu chí lựa chọn, theo định kỳ hoặc trong trường hợp cần thiết hải quan sẽ thiết lập hay thay đổi các tiêu chí này để đảm bảo luôn phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động xuất nhập khẩu, bên cạnh đó trên hệ thồng còn lưu giữ các thông tình báo phục vụ cho công tác phân tích dữ liệu kiểm tra thông quan hàng hoá. Các dữ liệu khai hải quan của các nhà nhập khẩu, xuất khẩu khi chuyển đến (qua hệ thống Tradenet) sẽ được hệ thống phân luồng kiểm tra dựa trên việc so sánh với các tiêu chí cũng các thông tin tình báo hải quan sau đó truyền kết quả cho các đơn vị hải quan tại các cửa khẩu để quyết định về hình thức, mức độ kiểm tra hàng hoá hay thông quan ngay. Hiện nay, trung bình các lô hàng được thông quan trong vòng 10 phút.
Hệ thống nộp thuế và lệ phí điện tử: Theo qui định của Singapore việc nộp thuế hải quan và các khoản lệ phí khác được thực hiện trên cơ sở tự khai, tự tính và tự nộp. Nhà nhập khẩu, xuất khẩu sẽ thực hiện việc khai hải quan, tự tính thuế và tự nộp thuế và các loại lệ phí khác quan hệ thống liên ngân hàng tại hệ thống máy tính được kết nối với hệ thống TradeNet, khoảng vài phút sau sẽ nhận được thông báo cụ thể về thông tin liên quan đến thông quan lô hàng, trong trường hợp lô hàng được thông quan thì lệnh thông quan sẽ được gửi đến hệ thống máy tính của nhà nhập khẩu/xuất khẩu, trong trường hợp ngược lại thì hệ thống gửi một thông báo nêu rõ lý do từ chối hay các yêu cầu cung cấp thêm các số liệu cần thiết.
Mở rộng kết nối thông qua mạng giá trị gia tăng: Ở Singapore có một số tổ chức, công ty cung cấp mạng giá trị gia tăng (VAN) tuy nhiên hiện tại chỉ duy nhất mạng TradeNet do công ty CrimsonLogic là đơn vị xây dựng, quản lý và duy trì hoạt động là được sử dụng để khai Hải quan. Doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch địên tử liên quan đến hải quan có thể lựa chọn kết nối với TradeNet theo nhiều hình thức khác nhau như quay số, kênh thuê riêng, mạng riêng ảo, Internet ... trong đó hình thức kết nối Internet là phổ biến nhất (hơn 50%). Tuy nhiên để tăng tính cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ, Hải quan Singapore đang có kế hoạch tìm thêm nhà cung cấp dịch vụ khác. Chính phủ Singapore cũng chủ trương cho phép nhiều công ty cung cấp dịch vụ VAN hoạt động.
Một kết quả rõ ràng là nhờ vào các hệ thống trên và các chính sách, qui định phù hợp, hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan không ngừng được nâng cao. Đến năm 1996 các thủ tục Hải quan liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu đều đã được đơn giản hoá, minh bạch hoá và được thực hiện một cách thống nhất trên toàn quốc. Thời gian thông quan trung bình cho một lô hàng giảm từ vài ngày xuống chỉ còn vài phút. Hiện nay tất cả các doanh nghiệp tại Singapore đều thực hiện các thủ tục hải quan và các giao dịch liên quan đến hải quan qua các hệ thống tự động, không có trường hợp nào thực hiện theo phương pháp thủ công
4. Các chính sách khác
4.1.Quy định về nhãn mác
Thực phẩm, dược nhẩm, rượu, sơn và dung môi nhập khẩu phải có nhãn mác và phải nêu rõ xuất xứ. Thực phẩm đóng gói lại phải có nhãn hiệu bằng tiếng Anh thể hiện thành phần trong thực phẩm theo chữ cái in, bất kể thực phẩm hoà trộn, tổng hợp hay hương liệu; phải nêu rõ trọng lượng tịnh; tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc bán hàng và xuất xứ. Miêu tả bằng tiếng Anh về dung lượng đóng gói phải ghi trên nhãn mác. Những minh hoạ về hình ảnh phải không được sai lạc với bản chất tự nhiên hay nguồn gốc của thực phẩm. Thực phẩm theo những tiêu chuẩn đã đặt ra phải có nhãn mác phù hợp với những tiêu chuẩn đó. Bao bì hàng thực phẩm được miêu tả như "làm giàu thêm", "bồi bổ"... với ẩn ý rằng hàng hoá chứa đựng những chất vitamin hay chất khoáng thì phải chỉ rõ khối lượng vitamin hay chất khoáng thêm trong mỗi đơn vị đo lường. Nhãn mác đặc biệt được yêu cầu cho những thực phẩm, dược phẩm và hàng như chất béo động vật ăn được và không ăn được, sơn và dung môi. Thực phẩm đã chế biến và dược phẩm phải được kiểm định và chấp thuận bởi Vụ Kiểm soát thực phẩm của Bộ Môi trường và Cơ quan khoa học Y tế. Hàng điện tử phải được kiểm tra bởi Cơ quan Điện lực Singapore trước khi được lắp ráp, trong khi sơn và dung môi chịu quyền kiểm soát bởi Chánh Thanh tra các nhà máy thuộc Bộ Nhân lực.
4.2. Chính sách bảo vệ người tiêu dùng và chống gian lận thương mại
Công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại của Singapore được thực hiện chủ yếu thông qua luật pháp. Singapore ban hành Luật bảo vệ người tiêu dùng (Consumer Protection Act) và các tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá cụ thể. Đồ điện gia dụng (bao gồm cả các loại dây dẫn, công tắc, ổ cắm điện..) đều phải được Cơ quan tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Singapore (gọi tắt là SPRING) cấp dấu “An toàn” mới được đem ra tiêu thụ. Các phương tiện thông tin liên lạc viễn thông hoặc cá nhân do Cơ quan Phát triển Thông tin viễn thông quản lý và cấp giấy chứng nhận. Các loại vật liệu xây dựng và công trình xây dựng do Cơ quan Xây dựng và Công trình quản lý. Rau quả, thực phẩm do AVA (Cơ quan nông sản và thú y Singapore thuộc Bộ phát triển quốc gia) quản lý. Khi có gian lận thương mại và phát sinh tranh chấp giữa người mua và người bán Hội đồng hoà giải của CASE và Toà chuyên xử các vụ án nhỏ cấp dưới sẽ là các cơ quan chuyên trách để giải quyết.
Singapore ban hành Luật bảo vệ người tiêu dùng, trong đó quy định rõ những hành vi nào được coi là hành vi cố tình lừa đảo khách hàng. Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi phát sinh tranh chấp giữa người mua và người bán (thường là người bán lẻ) về hàng hoá và dịch vụ, Singapore thành lập 1 cơ quan chuyên trách được gọi là Hiệp hội khách hàng của Singapore (Viết tắt theo tiếng Anh là CASE = Consumer Association of Singapore. Website: www.case.org.sg). Cơ chế giải quyết tranh chấp của cơ quan này như sau: hi phát sinh tranh chấp, khách hàng muốn thông qua CASE để giải quyết thì nhất thiết phải đăng ký làm Hội viên của CASE. Việc đăng ký Hội viên có thể thực hiện trên mạng hoặc trực tiếp tại trụ sở của CASE. Có nhiều mức phí hội viên khác nhau cho từng đối tượng, ví dụ phí hội viên cho cá nhân là 25SGD/năm hoặc 400SGD/suốt đời. Khi đăng ký hội viên khách hàng cũng phải nộp thêm 10SGD tiền thủ tục phí. Sau khi đã là hội viên của CASE, khách hàng có thể trực tiếp đến trụ sở của CASE để trình bày về tranh chấp hoặc gửi đơn khiếu nại thông qua mạng. Khi nhận được đơn khiếu nại của khách hàng CASE sẽ tìm hiểu sự việc thông qua trình bày của người bán (bằng cách gửi thư hoặc gọi điện thoại trực tiếp cho người bán) và đưa ra cách giải quyết tranh chấp hợp tình hợp lý cho cả hai bên. Nếu 1 trong 2 bên đương sự không đồng ý với phương án giải quyết của CASE thì có thể đưa vụ việc ra Hội đồng hoà giải. Hội đồng hoà giải có khoảng trên 75 Hoà giải viên là chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau (luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ…) hoạt động trên nguyên tắc là cộng tác viên tình nguyện để bảo đảm tính khách quan trong khi hoà giải. Người đưa vụ việc ra Hội đồng hoà giải bắt buộc phải là hội viên của CASE và phải nộp một khoản tiền lệ phí nhỏ theo trị giá thực tế của vụ việc (Ví dụ: hàng hoá hoặc dịch vụ trị giá dưới 5000SGD lệ phí phải nộp là 15SGD, trên 40.000SGD lệ phí phải nộp là 325SGD). Trên thực tế, Hội đồng hoà giải của CASE đã giải quyết được trên 88% tổng số các vụ tranh chấp về quyền lợi khách hàng tại Singapore. Tuy nhiên, cơ quan quyền lực cao nhất của CASE chỉ là Hội đồng hoà giải, mọi giải quyết tranh chấp đều trên cơ sở đồng thuận của cả bên mua và bên bán nên nếu 1 trong 2 bên không đồng ý với hoà giải này thì các chuyên gia của CASE có thể giúp tư vấn để đem vụ việc ra xét xử tại cấp cao hơn là Toà chuyên xử các vụ án nhỏ cấp dưới (Subordinate Court of Singapore – Small Claims Tribunals).
4.3. Hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa
Quản lý chất lượng hàng hoá: tham gia quản lý chất lượng hàng hoá nói chung gồm các Bộ, ngành như Bộ Công thương, Bộ Môi trường, Y tế v.v. mà trực tiếp là các Cơ quan chuyên môn như Cục Tiêu chuẩn và Năng suất (PSB), Cục nguyên liệu cơ bản về thực phẩm(AVA) v.v ... áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế ISO. Bên cạnh các Cơ quan quản lý nhà nước còn có các Cty giám định chất lượng hàng hoá XNK quốc tế tại Singapore. Nhìn chung hàng hoá sản xuất tiêu thụ tại Singapore phải tuân thủ “Quy chế đăng ký chất lượng”, riêng lương thực, thực phẩm các dạng phải tuân thủ “luật kinh doanh thực phẩm”. Các quy định này nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá, lợi ích của người tiêu dùng.Cũng như nhiêù nước có mức sống cao, Singapore có những quy định khá chặt chẽ trong nhập khẩu thực phẩm. Singapore đã ban hành Luật kinh doanh thực phẩm (Sale of food Act), quy định rõ thực phẩm tiêu thụ trên thị trường phải là hàng thật; nghiêm cấm mọi hình thức hàng giả, hàng nhái, hàng không có nhãn mác rõ ràng. Nghiêm cấm việc sử dụng những thông tin trong nhãn mác có thể gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng; mọi hàng hóa không đủ phẩm chất đều phải tiêu huỷ, nếu vi phạm phải sử lý theo luật pháp. Rau, hoa quả các dạng được tự do nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường nếu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định theo luật trên. Nhà nhập khẩu phải chiụ mọi trách nhiệm về chất lượng hàng hóa mình nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường. Cơ quan Nông sản thực phẩm và Thú y Singapore (The Agri-Food and Veterinary Authority - AVA) có trách nhiệm điều chỉnh và đảm bảo sự ổn định và cung cấp đầy đủ an toàn, không độc hại và chất lượng sản phẩm tươi. Các biện pháp về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu, tiêu thụ (do AVA thực hiện thường xuyên và định kỳ):
- Đánh giá hệ thống, thực tiễn nơi sản xuất, chế biến (trong và ngoài nước);
- Kiểm nghiệm và cấp Chứng chỉ cho nhà sản xuất, chế biến (trong và ngoài nước);
- Gắn nhãn cho từng lô hàng nhập khẩu để truy cứu nguồn gốc xuất xứ;
- Kiểm tra chất lượng khi hàng nhập tới cửa khẩu;
- Kiểm tra tại các nơi bán buôn, bán lẻ về các điều kiện chất lượng, vệ sinh.
Bất kỳ nhà xuất khẩu nước ngoài nào muốn có Certificates cung cấp thực phẩm các dạng (trong đó có rau, hoa, quả ) vào thị trường Singapore đều phải được AVA đến khảo sát tại chỗ và cấp Certificates sau đó mới được xuất hàng vào thị trường Singapore và Certificates tự động hết hạn sử dụng nếu nhà cung cấp không cung cấp hàng liên tục trong 2 năm. Khi muốn được cấp lại Certificates, nhà cung cấp phải làm lại các bước trên từ đầu. Tất cả các loại rau quả tươi nhập khẩu đều được kiểm soát, ví dụ như phân tích mẫu ở phòng thí nghiệm. AVA kiểm tra, kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu theo mức phù hợp với nghị định thư được quốc tế công nhận và theo CODEX. Các côngtenơ rau xanh và quả tươi nhập khẩu bắt buộc phải có những thông tin sau: T ên và địa chỉ của nơi sản xuất sản phẩm ; Mô tả sản phẩm ; Ngày xuất khẩu và đóng gói. Ngoài ra, vì chủ trương khuyến khích xuất nhập khẩu, nên thủ tục nhập hàng vào Singapore khá đơn giản và không tốn kém nhiều thời gian cho những nhà nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu làm thủ tục qua mạng theo một giao diện được gọi là Tradenet. Những nhà xuất nhập khẩu được cấp một account để vào tradenet và khai báo vào mẫu tờ khai hải quan. Tờ khai này sẽ tự động chuyển cho cơ quan chức năng của Singapore. Nếu là hàng thực phẩm, tờ khai được chuyển cho AVA. Cơ quan này kiểm tra những thông tin trên tờ khai và cấp phép nhập khẩu ngay cho lô hàng, nếu tờ khai hợp lệ. Thủ tục hải quan đơn giản, nhưng nếu các doanh nghiệp xuất khẩu không quen với qui trình này, có thể yêu cầu đối tác hay khách hàng Singapore thực hiện
Singapore tuyệt đối không cho phép nhập khẩu các hàng hoá, đồ dùng cũ cho tiêu dùng trong nước (trừ hàng chuyển khẩu), hàng hoá không đủ phẩm cấp, tiêu chuẩn tiêu dùng nhập khẩu vào nội địa đều phải tái xuất hoặc tiêu huỷ.
.
Một số mặt hàng hạn chế và khuyến khích nhập khẩu của Singapore :
- Các mặt hàng cấm nhập khẩu : kẹo cao su, pháo nổ, máy giảm thanh và các mặt hàng khác.
- Danh mục những mặt hàng đặt dưới chế độ kiểm soát nhập khẩu vào Singapore
1. Máy móc giải trí, tiền đồng, máy chiếu phim2. Thú vật, chim chóc và sản phẩm làm ra từ chúng.3. Vũ khí và chất nổ.4. Các mặt hàng có chứa a- miăng.5. Các mặt hàng quần áo có tác dụng bảo vệ người sử dụng chống lại các cuộc tấn công, kể cả áo chống đạn.6. Các loại pin.7. Các loại cartridge, băng cassette, đĩa CD thu sẵn.8. Các loại hoá chất độc hại, thuốc trừ sâu9. Kẹo chewing-gum.10. Chất CFC (Chlorofluorocarbon)11. Bật lửa có hình khẩu súng.12. Mỹ phẩm, ngoại trừ kem và nước có tẩm thuốc sử dụng cho mặt và da do DAD kiểm soát.13. Dầu diesel14. Kim cương và sản phẩm làm từ kim cương nhập từ Angola.15. Kim cương thô từ Liberia và Sierra Leone.16. Phim ảnh, đĩa video, đĩa laser phim ảnh17. Pháo hoa.18. Cá và sản phẩm từ cá (kể cả tôm, mực)19. Thực phẩm (ngoại trừ rau quả tươi hay trữ lạnh).20. Trái cây (tươi và trữ lạnh).21. Máy xay trái cây.22. Nhân sâm.23. Đĩa hát.24. Còng tay.25. Thuốc nhuộm tóc và chế phẩm dùng chăm sóc tóc, có hoặc không có độc chất.26. Mũ bảo vệ (mũ sắt và mũ an toàn trong công nghiệp)27. Những chất gây bệnh cho người28. Sản phẩm an toàn trong công nghiệp: dây lưng, lưới, dây đai an toàn29. Dụng cụ chiếu xạ.30. Bản gốc và bản sao của những sản phẩm dưới đây:
- Đĩa compact
- Đĩa CD-ROM
- Đĩa VCD
- Đĩa DVD
- Đĩa DVD-ROM.
31. Thịt và sản phẩm từ thịt thú vật và chim.32. Dược phẩm33. Thuốc thú y34. Sữa bột, sữa tươi35. Nitro-cellulose36. Phân bón hữu cơ37. Cây trồng có hay không có đất, hoa và hạt giống38. Hạt giống anh túc.39. Xuất bản phẩm40. Sừng tê giác thô hay đã sơ chế, bột từ sừng tê giác41. Gạo (không kể cám gạo)42. Vật liệu có tính phóng xạ43. Bộ đồ ăn, dụng cụ làm bếp bằng sứ, thuỷ tinh44. Băng từ thu sẵn45. Thiết bị viễn thông46. Gỗ xẻ, gỗ tròn47. Đồ chơi có hình tiền giấy, tiền đồng48. Các loại súng đồ chơi49. Máy walkie-talkie đồ chơi50. Rau cải (tươi hoặc ướp lạnh)51. Pin làm từ chì, cadmium hay thuỷ ngân
- Danh mục những mặt hàng không phải xin giấy phép nhập (hay xuất khẩu)
1.Tài sản cá nhân hoặc gia đình ngoại trừ xe mô tô2. Hàng xuất nhập khẩu hoặc chuyển tàu bằng bưu kiện3. Thư tín ngoại giao4. Hàng xuất, nhập khẩu, chuyển tàu bởi các lực lượng quân sự, cảnh sát, dân chính quốc phòng.5. Xe mô tô đã qua sử dụng được sự chấp thuận của Hiệp hội mô tô Singapore.6. Hàng mẫu trong giao dịch thương mại, các mẫu vật để phân tích, xét nghiệm, quà biếu, giá trị không vượt quá 400 SD7. Tài liệu về thương mại, vận chuyển hàng hải, hàng không, ảnh báo chí, phim tin tức thời sự.8. Thi thể người, hài cốt người, xương người hoặc tro xương người9. Bộ phận cơ thể người dùng để cấy ghép
Việc tìm hiểu môi trường và những chính sách thương mại, luật pháp của Singapore sẽ góp phần giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư Việt Nam có được chiến lược, kế hoạc kinh doanh phù hợp, phát huy được tiềm năng và nội lực để cạnh tranh được với các đối thủ đến từ những nước khác
III. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - SINGAPORE :
Trong các nước ASEAN, Singapore luôn là thị trường buôn bán số 1 của Việt Nam. Từ nhiều năm nay, Singapore duy trì chính sách thương mại, mậu dịch tự do thông thoáng, 96% hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào thị trường Singapore không phải chịu thuế. Vì vậy, nhiều năm qua Singapore được coi như thị trường truyền thống trung gian cho hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới vì đây là cảng biển vận chuyển và chuyển tải hàng hoá hết sức thuận lợi của khu vực ASEAN.
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore ước đạt 1,51 tỷ USD. Với mức tăng trưởng xuất khẩu như trên thì đến năm 2010, Việt Nam sẽ đạt mức xuất khẩu 2,7 tỷ USD vào thị trường này.
1.Tổng quát về quan hệ Việt Nam-Singapore:
1.1 Về chính trị:
Việt Nam và Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 1/8/1973. Nhưng phải đến 12/91 Sứ quán ta tại Singapore và 9/92 Sứ quán Singapore tại Hà Nội mới được thành lập. Hai nước đã ký “Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21” nhân dịp Thủ tướng Phan Văn Khải thăm làm việc Singapore tháng 3 năm 2004.
1.2. Quan hệ ngoại giao
Việt Nam và Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 01/8/1973. Tháng 12/1991, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và tháng 9/1992, Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội được thành lập.Trước năm 1979, quan hệ hai nước phát triển tốt, đánh dấu bằng chuyến thăm chính thức Singapore (16 - 17/1/1978) của Thủ tướng Phạm Văn Đồng; hai bên ra Tuyên bố chung khẳng định những nguyên tắc chỉ đạo quan hệ hai nước. Sau khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali (7/1992) và trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN tháng 7/1995, quan hệ hai nước chuyển sang một giai đoạn phát triển mới về chất. Singapore rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam và Việt Nam trở thành một trong những thị trường chính về hợp tác thương mại, đầu tư của Singapore ở Đông Nam Á.Đặc biệt, trong chuyến thăm làm việc Singapore của Thủ tướng Phan Văn Khải (3/2004), hai bên đã ký "Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21", tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Một số hiệp định và thỏa thuận hợp tác đã ký giữa hai bên:- Hiệp định hàng hải thương mại (16/4/1992);
- Hiệp định về vận chuyển hàng không (20/4/1992);
- Hiệp định thương mại (24/9/1992);
- Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (29/10/1992);
- Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường (14/5/1993);
- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (02/3/1994);
- Hiệp định hợp tác về du lịch (26/8/1994);
- Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn diện Việt Nam - Singapore trong thế kỷ 21 (08/3/2004);
- Hiệp định khung về kết nối Việt Nam - Singapore (6/12/2005);
- Bản Ghi nhớ giữa 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (25/4/2007);
- Bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực Tư pháp và Pháp luật (3/2008).Ngoài ra còn có một số thoả thuận hợp tác trên một số lĩnh vực như: thanh niên (3/1995), báo chí (1/1996), văn hoá thông tin (4/1998), cung cấp tín dụng (3/2004), tiếp vận hàng hoá (3/2004), sửa chữa tầu thuỷ (3/2004), phần mềm điện thoại di động (3/2004) và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (3/2004). Hai nước đã ký kết MOU về thành lập Trung tâm đào tạo Việt Nam - Singapore tại Hà Nội (VSTC) (tháng 11/2001), Bản ghi nhớ về hợp tác, xúc tiến đầu tư (16/10/2003).
1.3 Quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại
Singapore là một trong những thị trường quen thuộc nhất của Việt Nam từ nhiều thập kỷ qua. Điều này cũng dễ hiểu vì cả hai quốc gia cùng nằm trong vùng Đông Nam Á; mặt khác, do sự hiện diện đông đảo của đồng bào gốc Hoa sinh sống trên cả hai đất nước, tập quán thương mại có nhiều nét tương đồng với nhau. Sau ngày giải phóng, vào đầu thập niên 1980, quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Singapore được nối lại qua những thương vụ giản đơn, chủ yếu là trao đổi hàng hoá. Đến nay, sau gần 20 năm củng cố và không ngừng cải thiện quan hệ thương mại giữa hai nước, Singapore đã trở thành một trong những khách hàng chủ lực của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam.Từ 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với kim ngạch hai chiều năm 2003 là 3,9 tỷ USD. Để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước nhất là trong lĩnh vực kinh tế, Singapore đã đưa ra sáng kiến kết nối hai nền kinh tế để hai nước tận dụng thế mạnh của nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển.
1.4 Hợp tác đầu tư
Trong một thời gian dài, Singapore đã chứng tỏ mình là một đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Từ 1998 đến nay, đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam liên tục tăng. Bất chấp sự trồi sụt của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ khu vực ASEAN vào Việt Nam những năm qua, Singapore vẫn duy trì ngôi vị dẫn đầu với sự gia tăng liên tục cả về số dự án, số vốn và quy mô vốn cho mỗi dự án vào Việt Nam. Tính đến hết năm 2007, Singapore có 544 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với số vốn đăng ký 10,8 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu ASEAN và đứng thứ 2 trong 79 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam. Quy mô vốn bình quân mỗi dự án từ Singapore đạt 18,7 triệu USD, cao hơn mức bình quân của các dự án trên toàn quốc, thậm chí gấp đến 2-3 lần so với quy mô vốn bình quân mỗi dự án của một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malayxia. Các nhà đầu tư Singapore có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, từ thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp, tới chế biến nông-lâm-thuỷ sản; nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là lĩnh vực dịch vụ với hơn 5,5 tỷ USD. Nhìn chung, các dự án đầu tư của Singapore hoạt động có hiệu quả cao, đóng góp đáng kể cho giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.Doanh nghiệp Singapore chủ yếu tập trung đầu tư tại những địa phương có cơ sở hạ tầng kinh tế-kỹ thuật tương đối tốt và có sự điều hành thông thoáng ở Việt Nam như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Hải Dương...
Thời gian gần đây, các nhà đầu tư Singapore đang dành sự quan tâm lớn đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt Nam với một lượng vốn khá lớn đổ vào các dự án xây dựng quần thể nhà ở, văn phòng, khách sạn.Tám tháng đầu năm 2008, Singapore có 56 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký trên 4 tỷ USD, đứng thứ 6 trong số 36 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực bất động sản, nhiều nhà đầu tư Singapore đã thu được những thành công nhất định tại thị trường Việt Nam như Keppel Land, CapitaLand, Banyan Tree, Allgreen Properties, Chip Eng Seng, GuocoLand, Ascott Group, Amara Holdings. Nổi bật trong số này là Tập đoàn Keppel Land với tổng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam hiện đạt hơn 3 tỷ USD với 16 dự án. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Keppel Land đang triển khai nhiều dự án có quy mô khá lớn như dự án xây dựng trung tâm mua sắm, khách sạn, căn hộ cho thuê đạt chuẩn quốc tế Saigon Centre; dự án nhà ở The Estella, Waterfront Condominium. Hiện nay, những dự án Việt Nam đang ưu tiên thu hút kêu gọi đầu tư nước ngoài đều là những ngành mà Singapore có thế mạnh: các ngành công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học, công nghệ thông tin; các dự án công nghiệp dịch vụ có tỷ suất sinh lời cao như khách sạn-du lịch, bất động sản... các dự án sử dụng nhiều lao động và tài nguyên sẵn có của Việt Nam; các dự án chế biến nông thuỷ sản. Trong năm 2008, Việt Nam và Singapore đang triển khai điều chỉnh cơ chế "chấp thuận nhanh trong cấp Giấy chứng nhận đầu tư" thực hiện giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan phát triển kinh tế Singapore (EDB) để phù hợp với tình hình mới.
2. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Singapore:
Dưới đây là những số liệu diễn tả cụ thể mối quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore trong thời kỳ 2004-2007: Đvt: 1.000 USD
Năm
Việt Nam xuất
Việt Nam nhập
Tổng kim ngạch hai chiều
2004
1.485.257
3.618.375
5.103.632
2005
1.916.973
4.482.305
6.399.278
2006
1.811.740
6.273.866
8.085.606
2007
2.202.005
7.608.599
9.810.604
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Singapore dầu thô, máy vi tính và linh kiện, hải sản, gạo, hàng dệt may, giầy dép, cà phê, rau quả...; nhập khẩu từ Singapore xăng dầu, máy vi tính và linh kiện, máy móc thiết bị, chất dẻo, kim loại, hóa chất...
Kim ngạch xuất nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Singapore năm 2007 Đvt: 1.000 USD
STT
Mặt hang
Kim ngạch
I
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
1
Dầu thô
1.573.956
2
Máy vi tính và linh kiện
132.677
3
Hải sản
54.162
4
Gạo
25.912
5
Hàng dệt may
24.228
6
Cà phê
17.557
7
Hạt tiêu
10.545
8
Giầy dép các loại
10.224
9
Hàng rau quả
10.127
10
Sản phẩm nhựa
8.418
II
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
1
Xăng dầu các loại
3.755.239
2
Máy vi tính và linh kiện
800.626
3
Máy móc thiết bị phụ tùng
719.788
4
Chất dẻo nguyên liệu
399.821
5
Kim loại thường khác
227.612
6
Hoá chất
178.449
7
Các sản phẩm hoá chất
154.204
8
Giấy các loại
90.977
9
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
71.263
10
Sắt thép các loại
62.820
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Năm tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Singapore đạt 948.501.383 USD. Riêng tháng 5/2008, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hoá sang Singapore đạt trị giá 240.666.277 USD. Dầu thô; máy vi tính, sp điện tử và linh kiện; cà phê; dây điện và cáp điện; hàng hải sản; hàng dệt may...là những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Singapore trong 5 tháng đầu năm.Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, kim ngạch những mặt hàng trên chưa lớn lắm, nhưng hướng lâu dài sẽ trở thành nhóm mặt hàng tiềm năng có thể làm tăng kim ngạch, khối lượng xuất khẩu với mức trung bình khoảng 1 tỷ USD/năm.Mặc dù chỉ chiếm 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Á, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tới Singapore năm 2007 tăng rất mạnh so với năm 2006 với mức tăng 37,5%, đạt 2,2 tỷ USD. Doanh nghiệp cần khai thác triệt để nhu cầu đa dạng và vai trò trung chuyển hàng hoá sang các nước khác của Singapore, tập trung xuất khẩu các mặt hàng: thuỷ sản, nông sản, rau quả, dệt may, giày da, đồ gỗ, dây cáp điện, linh kiện điện tử là các mặt hàng mà Singapore có nhu cầu cao.
Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu
Xét về tỉ trọng, trước kia cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Singapore gồm: 25% cà phê, 20,5% thiếc, 20% cao su, 15% gạo, 10,3% thuỷ sản đông lạnh, 9,2% dầu thô. Đến nay cơ cấu đã có sự thay đổi: cao su 25%, dầu thô 23,2%, cà phê 20,73%, gạo 20,3%, còn lại 10,57% là các mặt hàng khác. Nhìn vào cơ cấu này cho thấy Việt Nam là nơi cung cấp nguyên liệu cho sự phát triển của nghành công nghiệp Singapore. Đồng thời “Singapore luôn là nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là gạo, ngoài ra là hàng nông sản đã qua sơ chế. Nông sản thực phẩm cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore bởi vì Singapore là nước hầu như nông nghiệp không phát triển. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của ta từ Singapore vẫn là máy móc thiết bị, linh kiện điện tử,linh kiện ô tô, xe máy, phân bón…
Sau đây chúng ta điểm qua một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam và kim nghạch của nó xuất sang thị trường Singapore:
2.1. Gạo
Do Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, là quốc gia có nền nông nghiệp sản xuất lúa nước nên sản phẩm gạo là thế mạnh của ta. Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực này. Những năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Chúng ta không chỉ chú trọng đến số lượng mà còn chú trọng cả về mặt chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. ở thị trường Singapore kim nghạch xuất khẩu gạo của ta chiếm 18% tổng kim nghạch xuất khẩu. Năm 1996 Singapore là nước nhập khẩu gạo lớn nhất (469000) tấn. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu đạt 6,45 triệu USD. Năm 2002 Việt Nam xuất khẩu sang Singapore 97363 tấn mang lại 17,9 triệu USD .
2.2. Thuỷ sản
Nước ta có nguồn thuỷ sản phong phú và đa dạng. Diện tích mặt nước gồm cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn tạo ra nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá… trong đó có nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở biển đã có 6845loài động vật trong đó có 2038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75loài tôm, 7 loài mực…(Nguồn: Tổng cục du lịch 2002). Ngoài ra còn có nhiều đặc sản quý: mực nang, mực ống, trai ngọc, san hô đỏ, bào ngư, hải sâm, sò huyết…. Mục tiêu đến năm 2000 của nghành thuỷ sản là đạt được 1 tỷ USD về kim nghạch xuất khẩu trong đó cũng xúc tiến xuất khẩu sang Singapore bởi vì Singapore là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam. Hàng năm chúng ta xuất sang thị trường này một lượng khá lớn: năm 1995 kim nghạch xuất khẩu thuỷ sản mới là 26,9 triệu S$ thì đến năm 1997 đã tăng lên gấp đôi 35,6 triệu S$. Năm 2003 Singapore nhập khẩu của ta một lượng trị giá 35,5 triệu USD . Trong tương lai thị trường này còn nhập của ta nhiều hơn nữa.
2.3. Cà phê
Cà phê là cây công nghiệp lâu năm được đưa vào chương trình phát triển nông lâm nghiệp ở miền núi nước ta và cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta. Nó được trồng chủ yếu ở Đông nam bộ và tây nguyên, một số tỉnh miền trung và đang phát triển ở các tỉnh miền núi phía bắc và đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Hiện nay Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê trên thế giới sau brazil. Cà phê ở Việt Nam hiện là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn chỉ đứng sau mặt hàng nông sản xuất khẩu lúa gạo. Với năng suất trung bình 800 kg/ha mặt hàng này mang về cho chúng ta từ 380 đến 560 triệu đô la Mỹ/một năm. Kim nghạch xuất khẩu cà phê của ta sang thị trường Singapore năm 1995 là 117,3 S$ chiếm 20,9% kim nghạch xuất khẩu mặt hàng này. Năm 1996 giảm mạnh còn 25,7 triệu S$ nhưng năm 1997 lại có dấu hiệu phục hồi đạt 89 triệu USD (tương đương với khối lượng 0,072 triệu tấn).
2.4. Cao su
Cao su là sản phẩm quan trọng của nghành công nghiệp vận tải. Nó là cây trồng quan trọng vì thu hút hàng vạn lao động nên có ý nghĩa xã hội rất lớn. Hiện nay chúng ta có 230.000 ha cao su trong đó 98.000 ha đang khai thác.Cây cao su mang lại cho chúng ta 22 triệu S$ năm 1995 từ thị trường Singapore, năm 1996 giảm mạnh còn 8 triệu thì năm 1997 lại tăng vọt đạt 31,5 triệu S$ chiếm 16,5% tổng kim nghạch xuất khẩu mặt hàng này. Trong 4 tháng đầu năm 2003, Việt Nam đã xuất khẩu được 124.364 tấn cao su trị giá 97,05 triệu USD trong đó Singapore đứng vị trí thứ hai về nhập khẩu mặt hàng này (chỉ sau Trung Quốc) với 10367 tấn, trị giá 8,091 triệu USD. Song con số này giảm đi so với năm ngoái (25631 tấn). Việt Nam cần tiếp tục có biện pháp thúc đẩy mặt hàng này hơn nữa.
2.5. Hàng dệt may
Ngành dệt may ở nước ta đã có truyền thống từ lâu và đã tự khẳng định mình trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Nghành dệt may thực sự khởi sắc từ khi nước ta thực hiên chính sách mở cửa chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhất là những năm của thập kỷ 90s: năm 1992 cả nước có khoảng 100 cơ sở với tổng số vốn 47000 đơn vị thiết bị, năm 1993 có khoảng 300 cơ sở với 70000 đơn vị thiết bị thì đến năm 1995 con số đã là 450 cơ sở cùng 100000 đơn vị thiết bị. Kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai sau xuất khẩu dầu thô. Đến tháng 8/1997 cả nước đã có trên 600 công ty xí nghiệp công nghiệp may bao gồm nhiều thành phần kinh tế, kể cả nước ngoài tham gia liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn. Năm 1997, theo thống kê của tổng cục hải quan, kim nghạch xuất khẩu của mặt hàng này đạt 55,7 triệu USD, tăng 310% so với năm 1996. Tính đến tháng 9/1998 kim nghạch xuất khẩu đạt 20,9 triệu USD.
3. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore :
Trong những năm gần đây, kim nghạch buôn bán giữa hai nước không ngừng tăng, mỗi năm tăng bình quân khoảng 25%, một dấu hiệu cho thấy quan hệ trao đổi buôn bán đang trên đà phát triển. Singapore chủ trương đa dạng hoá các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Ngoài những mặt hàng truyền thống như gạo, cao su, cà phê, dầu thô… Singapore còn muốn nhập một số sản phẩm tiêu dùng như: vải vóc, quần áo, đồ ăn đã chế biến… đặc biệt là hạt điều là mặt hàng mới nổi trong thời gian qua. ở Việt Nam, do nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá nên trong những năm tới Việt Nam vẫn có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị của Singapore- một đất nước có ngành công nghiệp cao. Theo Việt Nam
News Agency tháng 8/2000, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore tăng đáng kể. Singapore hiện là khách hàng lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc). Năm 1999, thương mại hai chiều đạt 2,7 tỉ USD. Vào năm 2002, con số đạt được đã lên tới 3,495 tỉ USD.
Một thành tựu quan trọng trong quan hệ thương mại Việt Nam- Singapore là sự phát triển của khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore (VSIP) ở tỉnh Bình Dương được coi không chỉ là biểu tượng cho sự hợp tác hai bên Việt Nam- Singapore mà còn là dấu hiệu của sự thành công. Được cấp giấy phép năm 1996 và hoạt động trong thời hạn 50 năm, khu công nghiệp hiện đã thu hút được gần 30 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn xấp xỉ 300 triệu USD. 90% diện tích khu công nghiệp được sử dụng trong khi tỉ lệ trung bình của một khu công nghiệp chỉ là 46%. VSIP là nơi có 115 dự án với tổng trị giá 600 triệu USD, phần lớn là đầu tư nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu, công tác xây dựng giai đoạn 3 đã được tiến hành để mở rộng diện tích từ 300 ha như hiện nay lên 500 ha. Là mô hình mẫu, VSIP là khu công nghiệp đầu tiên có trung tâm tự đào tạo nguồn nhân lực cho mình. ở khu cũng có các dịch vụ hàng đầu, thủ tục hải quan ngay tại khu và các chính sách bảo vệ môi trường khác…. Vì vậy, triển vọng của mối quan hệ Việt Nam-Singapore nói chung cũng như triển vọng mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-Singapore nói riêng là rất to lớn. Hai nước có nhiều điểm tương đồng nhưng đồng thời mỗi ước cũng có thế mạnh riêng của mình để bổ sung cho nhau. Với chính sách mở cửa, đa dạng hoá đa phương hoá quan hệ đối ngoại, cùng nỗ lực cho mối quan hệ láng giềng thân thiện và sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, chắc chắn tương lai của mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Singapore sẽ tốt đẹp và mối quan hệ ấy sẽ bền chặt cùng với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của hai quốc gia.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore.doc