Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm tài chính Tp.HCM

1. Luận án đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về Trung tâm tài chính,cũng như vai trò quan trọng của các chính sách và cơ chế đối với sự hình thành và phát triển Trung trung tài chính TP.Hồ Chí Minh. 2. Tiếp cận, phân tích và trình bày các thành công phát triển Trung tâm tài chính của một số nước Châu Á. Từ đó rút ra những bài học có thể áp dụng đối với việc xây dựng các chính sách và cơ chế nhằm hình thành và phát triển Trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Phân tích, đánh giá đúng mức thực trạng của Trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cũng như của hệ thống các chính sách và cơ chế hiện hành trong việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển Trung tâm tài chính TP.Hồ Chí Minh . 4. Từ những định hướng và mục tiêu phát triển Trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã đưa ra các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài, bao gồm hệ thống 9 nhóm giải pháp đồng bộ nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra, từ đó có thể tiếp tục xây dựng các chính sách và cơ chế để hình thành và phát triển Trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh theo các mục tiêu đã xác định.

pdf27 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm tài chính Tp.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nếu so sánh với các nước phát triển thì TTCK của TP.Hồ Chí Minh Việt Nam còn nhỏ bé về quy mô cũng như tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP, chưa vững chắc và ẩn chứa nhiều rủi ro. - Chưa phát huy hết tiềm năng của một thị trường còn non trẻ, tăng trưởng và suy thoái không ổn định, chưa đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn. Điều này chứng tỏ rằng, TTCK Việt Nam chưa có độ sâu và phát triển kém bền vững. Thị trường trái phiếu Xét về tổng thể nền kinh tế, huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu sẽ làm giảm sự tập trung nhu cầu vốn vào hệ thống ngân hàng, tạo sự cân xứng trong kỳ hạn huy động vốn và cho vay vốn ngân hàng, đồng thời hạ thấp nguy cơ nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng cán cân vốn. Thị trường trái phiếu là một kênh huy - 6 - động vốn tiềm năng nhất, không chỉ cho các dự án của Chính phủ mà còn bao gồm các dự án của các thành phần kinh tế khác. Qua phân tích TTTP Việt Nam và TP.Hồ Chí Minh, cho thấy: - Thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty vẫn còn sơ khai, quy mô nhỏ với dư nợ trái phiếu chính phủ chỉ tương đương 2% GDP. Lãi suất của trái phiếu chính phủ chủ yếu chịu sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, chưa tạo ra được đường cong lãi suất làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu công ty và các hoạt động đầu tư trên TTTC. - Thành phần tham gia đấu thầu trái phiếu chính phủ qua GDCK bị giới hạn trong số các thành viên đã được chấp thuận, trên thực tế các NHTM nhà nước vẫn đóng vai trò chính. - Thị trường thứ cấp chưa phát triển, các hoạt động của thị trường về cơ bản diễn ra chủ yếu trên thị trường sơ cấp. - Chỉ tiêu tổng dư nợ trái phiếu/GDP được tăng dần qua các năm, nhưng so với các nước trong khu vực thì độ sâu còn khá nông. Thị trường còn kém tính thanh khoản so với các nước trong khu vực, chưa hấp dẫn được các thành viên tham gia, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức và nước ngoài. 2.1.2. Thực trạng thị trường tín dụng ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh Ở các nước có nền kinh tế phát triển, nhu cầu vốn trung và dài hạn chủ yếu thực hiện theo hình thức trực tiếp trên thị trường chứng khoán. Ngược lại, ở Việt Nam hầu hết vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều do các NHTM cung cấp. Thị trường tín dụng của TP.HCM nói riêng và của Việt Nam nói chung trong thời gian qua, có những điểm nổi bật như sau: - Mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các chủ thể tham gia trên thị trường - Tăng trưởng nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Hoạt động tín dụng ngân hàng được đổi mới, chuyển hướng thực sự theo cơ chế thị trường và hiệu quả kinh doanh ngân hàng ngày càng nâng lên. - Tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM trên địa bàn TP.HCM thấp hơn so với tình hình chung của cả nước. Tuy nhiên thị trường tín dụng tại TP.HCM cũng có những hạn chế: - Một số không nhỏ các Ngân hàng thương mại cổ phần còn có vốn điều lệ thấp. - Nguồn thu Ngân hàng chủ yếu từ sản phẩm tín dụng truyền thống. - Thị trường liên Ngân hàng còn tự phát và chưa có sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là người cho vay cuối cùng khiến lãi suất biến động mạnh theo cung cầu. - Tiềm ẩn nhiều rủi ro kỳ hạn. - Thị trường tín dụng và ngoại tệ còn chia cắt trên phạm vi cả nước. Các sản phẩm phái sinh chưa được áp dụng rộng rãi. 2.1.3 Thực trạng phát triển các định chế tài chính phi ngân hàng - Công ty tài chính: - 7 - Chưa hấp dẫn cổ đông, lợi nhuận thấp, không thực hiện được nghiệp vụ do thiếu thị trường vốn. - Công ty chứng khoán: Quy mô nhỏ, cạnh tranh không lành mạnh, chưa thực hiện được đầy đủ hoạt động kinh doanh theo luật. - Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ: ố lượng còn hạn chế, hoạt động của nhà đầu tư chuyên nghiệp chưa nhiều. 2.2 THỰC TRẠNG VỀ CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ HIỆN HÀNH TÁC ĐỘNG ĐẾN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Theo Quyết định số 12 /2007/QĐ-TTg ngày 02/0 /2007 của Thủ tướng Chính phủ: “Thị trường tài chính TP.HCM phải được phát triển nhanh, an toàn và bền vững; đóng vai trò nền tảng và chủ đạo trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế thành phố; phấn đấu quy mô thị trường dịch vụ tài chính đến năm 2020 đạt 70% GDP; là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, phát triển mạnh các dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng, viễn thông, du lịch; phát triển tốt thị trường hàng hóa, thị trường tài chính… từng bước phát triển thành phố thành trung tâm thương mại, tài chínhcủa cả nước và khu vực Đông Nam Á”. Để đạt được mục tiêu đề ra, Việt Nam đã xây dựng hệ thống chính sách hoạt động cho các trung gian tài chính; các cơ chế vận hành, phát triển thị trường tài chính nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển Trung tâm tài chính TP.HCM. 2.2.1 Thực trạng chính sách và cơ chế trên thị trường tiền tệ Trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng hành lang pháp lý cho các loại hình tổ chức tín dụng hoạt động, quy định một cách bao quát tại điều 4 Luật các tổ chức tín dụng. Khung pháp lý thị trường tiền tệ của Việt Nam trong thời gian qua đã từng bước hoàn thiện và đạt được những kết quả như sau: - Ngành ngân hàng đã có Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng. Cấu trúc hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ về chiều rộng (cả ở khu vực quản lý lẫn khu vực kinh doanh). Duy trì các chi nhánh Ngân hàng nhà nước đến từng tỉnh, thành… - Hoàn thiện thị trường tiền tệ, các công cụ chính sách tiền tệ và nâng cao vai trò của Ngân hàng trung ương. - Tự do hóa tài chính và mở cửa tài khoản vốn thận trọng, theo trình tự: Ổn định kinh tế vĩ mô, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, tự do hóa tài khoản vãng lai, và tự do hóa tài khoản vốn, thường là đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trước rồi đến đầu tư gián tiếp và các khoản vay thương mại. - Đổi mới về cơ bản cấu trúc tài chính, cấu trúc tổ chức, cấu trúc sở hữu và môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng trong cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Ngân hàng Trung ương tương đối độc lập với Chính phủ. - Các tổ chức tín dụng được tự do hoá trong hoạt động kinh doanh, được tạo điều kiện mở rộng không gian hoạt động ra ngoài lãnh thổ, chấm dứt mô hình hoạt - 8 - động đan xen giữa tín dụng thị trường với tín dụng chính sách trong một định chế tài chính hạch toán độc lập. - Đổi mới cơ bản về cơ chế quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động ngân hàng. - Đảm bảo thông tin minh bạch, chuẩn mực hóa hệ thống giám sát, kế toán, kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế. - Hoàn thiện tính đồng bộ của chiến lược phát triển theo các nội dung then chốt, đó là: Hoàn thiện môi trường pháp lý; cấu trúc lại hệ thống Ngân hàng Trung ương và các tổ chức tín dụng; phát triển năng lực quản lý và năng lực hoạt động kinh doanh; kích thích cạnh tranh bình đẳng, nhất quán theo cơ chế thị trường, mở cửa, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. - Mục tiêu xuyên suốt của chính sách tiền tệ là giữ ổn định giá trị đồng tiền, cải thiện sức mua của 1 đơn vị tiền tệ cùng với quá trình ổn định niềm tin của nhân dân vào đồng tiền Việt Nam,từng bước làm cho đồng tiền Việt Nam là đồng tiền chuyển đổi trong khu vực và ở phạm vi rộng hơn.Tuy nhiên, họat động của thị trường này cũng có nhiều hạn chế về pháp lý: - Thị trường tiền tệ chưa hình thành được lãi suất tham chiếu để các thành viên thị trường điều chỉnh lãi suất cũng như các quyết định đầu tư thích hợp. - Các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ chưa phát huy được hiệu quả mong muốn. Cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước vẫn sử dụng nhiều biện pháp can thiệp thị trường mang tính hành chính. 2.2.2 Thực trạng chính sách và cơ chế trên thị trường chứng khoán ự ra đời của Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 đã tạo khung pháp lý cao cho TTCK Việt Nam hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Chính sách của Nhà nước khuyến khích ra đời các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển để tạo ra hàng hóa cho thị trường. Quy chế hành nghề chứng khoán ban hành theo Quyết định số 15/200 /QĐ- BTC ngày 27/03/200 quy định khá chi tiết về chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Tuy nhiên, khung pháp lý cho hoạt động thị trường này vẫn còn một số hạn chế: - Hạn chế vai trò của các nhà bảo lãnh phát hành và các nhà tạo lập thị trường: Các nhà bảo lãnh phát hành ở Việt Nam chủ yếu là các NHTMQD và các công ty chứng khoán, các nhà bảo lãnh phát hành có vai trò rất nhỏ trong việc phát hành các loại trái phiếu trên thị trường trái phiếu, các nhà bảo lãnh phát hành chỉ thực hiện bảo lãnh phát hành đối với trái phiếu chính phủ. Cho đến nay, các công ty chứng khoán ở Việt Nam vẫn chưa đóng vai trò của các nhà tạo lập thị trường trên thị trường chứng khoán. - Thị trường tự do (thị trường cổ phiếu phi tập trung) thiếu sự quản lý của nhà nước cũng chiếm thị phần không nhỏ, cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa thuộc các lĩnh vực như ngân hàng, điện lực, viễn thông, hàng hải, - 9 - vẫn giao dịch trên thị trường không chính thức, gây bất ổn cho hệ thống tài chính. Cho đến nay chưa có luật điều chỉnh họat động của thị trường này. - Trong từng thời điểm, sự tham gia không có định hướng và mang tính “bầy đàn” của nhiều nhà đầu tư trong khi nguồn cung hạn chế đã gây mất cân đối cung cầu, đưa giá chứng khóan thóat ly giá trị thực của doanh nghiệp, gây mất ổn định thị trường. 2.2.3 Thực trạng chính sách và cơ chế cho hoạt động thị trường trái phiếu Kể từ tháng 6/200 , trái phiếu chính phủ được giao dịch tập trung tại ở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch của trái phiếu chính phủ phát hành nội tệ. Trong thời gian đầu, trái phiếu chính phủ niêm yết tại GDCK Hà Nội được giao dịch chung hệ thống giao dịch vớicổ phiếu. Ngày 24/9/2009, GDCK Hà Nội đã khai trương và đưa vào hoạt động hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt, tách biệt với hệ thống giao dịch cổ phiếu, tạo sự phát triển toàn diện cho thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu cũng có nhiều hạn chế về mặt pháp lý: - Lãi suất trái phiếu Chính phủ do Bộ tài chính chỉ đạo dẫn đến chưa tạo được đường cong lãi suất làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu công ty và các họat động đầu tư trên thị trường tài chính. - Thị trường trái phiếu công ty còn trong giai đọan phát triển sơ khai khiến rất khó huy động vốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển các doanh nghiệp. Tóm lại, trong trong thời gian qua Việt Nam đã xây dựng được một số Luật, Nghị định, Thông tư, Quy định và cũng đã xây dựng một số cơ chế và chính sách tạo hành lang pháp lý cho Thị trường tài chính hoạt động nhằm tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển Trung tâm tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập: - Khung pháp lý vẫn chưa tạo cho các tổ chức hoạt động an toàn cho Thị trường tài chính và còn bị nhược điểm cố hữu: Thực thi, chấp hành luật pháp chưa nghiêm, buông lỏng trật tự kỹ cương. Mặt khác, việc thưởng, phạt, chế tài chưa đủ răn đe và khuyến khích để làm tốt hay ngăn ngừa sai trái. - Nội dung pháp quy đúng, nhưng do làm sai hoặc cố tình vi phạm nên cho rằng nội dung đó “không phù hợp thực tiễn hoàn cảnh nước ta” và dẫn đến đề nghị phải điều chỉnh nội dung đúng đắn. - Các cơ chế phối hợp chưa đồng bộ, thiếu thống nhất: Thực tế cho thấy, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát hành trái phiếu và tín phiếu kho bạc của Bộ Tài Chính còn thiếu sự phối hợp nhịp nhàng với thực thi chính sách tiền tệ của NHNN. Bộ Tài Chính còn đưa ra mức lãi suất của trái phiếu chính phủ hoặc lãi suất chỉ đạo trong trường hợp đấu thầu qua NHNN hoặc đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung. Nói cách khác, thị trường chứng khóan và thị trường tiền tệ chưa liên thông, bắt nhịp và phối hợp trong điều hòa vốn cho nền kinh tế. Các dịch vụ tạo sự liên thông giữa hai thị trường tiền tệ và chứng khóan chưa được phát triển như dịch vụ đầu tư tài chính, dịch vụ đấu thầu trái phiếu, tín phiếu… - 10 - - Chính sách cấp ưu đãi tín dụng của chính phủ một phần làm cho nguồn cung trái phiếu ít hơn. Chẳng hạn, các Quỹ hỗ trợ phát triển được thành lập với mục đích là hỗ trợ cho các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư. Tuy vậy, nguồn tín dụng ưu đãi mà quỹ cung cấp gây tác động tiêu cực nhất định đối với sự phát triển của thị trường trái phiếu, do phần nào khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp vay vốn từ các Quỹ mà chưa quan tâm đúng mức tới việc phát hành trái phiếu và niêm yết trên thị trường. - Trong các văn bản pháp luật đối với phát triển thị trường vốn hiện nay vẫn còn thiếu các quy định cần thiết, chưa thống nhất và phù hợp, chẳng hạn như: Chưa có văn bản nào quy định về các yêu cầu và thủ tục phát hành trái phiếu không niêm yết của các công ty thành lập theo Luật Doanh nghiệp; chưa có quy định yêu cầu các chủ thể bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ theo Nghị định 01/CP phải bán ít nhất bao nhiêu % tổng số trái phiếu nhận bảo lãnh cho các nhà đầu tư. 2.3 TRIỂN VỌNG CỦA VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.3.1 Những thuận lợi cho việc hình thành và phát triển Trung tâm tài chính thành phố Hồ Chí Minh Một là, TP.HCM hội tụ đầy đủ các điều kiện vĩ mô, cơ sở hạ tầng thiết yếu để hình thành và phát triển Trung tâm tài chính TP.HCM. Hai là, TP.HCM tập trung, thu hút một khối lượng lớn các định chế tài chính trung gian, đặc biệt là ở Giao dịch chứng khoán là điều kiện căn bản để hình thành và phát triển Trung tâm tài chính TP.HCM. Ba là, Thành phố HCM là một trung tâm lớn về kinh tế, thương mại của cả nước, tập trung được đầu mối giao lưu kinh tế, các Trung tâm thương mại lớn, thu hút được nhiều tập đoàn quốc tế. Bốn là, Thành phố HCM có tiềm năng lớn về nguồn nhân lực, có đội ngũ chuyên gia kinh tế, Tài chính - Ngân hàng dồi dào, đảm bảo điều kiện chắc chắn để hình thành và phát triển Trung tâm tài chính TP.HCM. 2.3.2 Những khó khăn * Đứng trên phương diện tổng thểTrung tâm tài chính tại TP.Hồ Chí Minh còn có những khó khăn như sau: Thứ nhất, các thị trường tại TP.Hồ Chí Minh chưa theo kịp những đòi hỏi của đời sống kinh tế - xã hội và yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế. ự phát triển các thị trường nhân tố sản xuất như: Thị trường vốn, thị trường đất đai bất động sản, thị trường lao động, thị trường công nghệ,… còn chưa đồng bộ, vừa thiếu tính thị trường, vừa thiếu sự quản lý, giám sát hợp lý và tính hiệu lực. Thứ hai, trung tâm tài chính tại TP.Hồ Chí Minh tuy bước đầu hình thành các yếu tố cấu thành cơ bản, song vẫn còn thiếu vắng một số định chế tài chính quan trọng như các Quỹ hưu trí, Quỹ đầu tư hỗ trợ, Quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước, - 11 - Công ty định mức tín nhiệm…Nhiều công cụ tài chính hiện đại, nhất là các công cụ tài chính phái sinh mà tập trung chủ yếu là giao dịch kỳ hạn (forward), hoán đổi (swaps), tương lai (future) và quyền chọn (options),…chưa được hoặc ít được sử dụng. Mức độ phát triển của TTTC TP.Hồ Chí Minh xét theo chiều sâu vẫn còn rất thấp, thiếu bền vững. Thứ ba, hệ thống tài chính, nhất là của hệ thống ngân hàng còn nhiều rủi ro: Tỷ lệ nợ xấu còn cao hơn mức an toàn theo thông lệ quốc tế; kỷ luật về minh bạch thông tin chưa thường xuyên được đảm bảo; khả năng giám sát cũng như quản trị rủi ro còn nhiều yếu kém, trong khi hệ thống ngân hàng phải đảm trách gánh nặng là huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Thứ tư, thị trường tài chính nói chung, các thị trường tiền tệ và thị trường vốn nói riêng còn ở trình độ phát triển thấp so với nhiều nước trong khu vực. Hiện nay, các thị trường thứ cấp vẫn chưa phát triển mạnh mẽ, mối liên kết tác động qua lại giữa các thị trường trong hệ thống còn thiếu chặt chẽ, tính thanh khoản còn thấp. * Đứng trên phương diện cụ thể của từng thị trường, Trung tâm tài chính tại TP.Hồ Chí Minh có những hạn chế: - Đối với thị trường cổ phiếu Thứ nhất, nguồn cung cổ phiếu còn ít và nghèo nàn Trên thị trường số lượng cổ phiếu được giao dịch còn quá ít, chưa đa dạng, hầu như chỉ có cổ phiếu của các DNNN được cổ phần hoá. Điều này là do, quá trình cổ phần hoá trong thời gian gần đây diễn ra chậm, chưa gắn với thị trường chứng khoán. Thứ hai, hệ thống kế toán, thông tin tài chính và công bố thông tin còn nhiều bất cập, độ tin cậy và tính pháp lý chưa cao. Các chuẩn mực kế toán chưa theo chuẩn mực quốc tế, chưa có chế tài xử phạt khi không được chấp hành, hệ thống thông tin tài chính của doanh nghiệp chưa được chú trọng phát triển. Việc thiếu những quy định về công bố thông tin đang gây nên nhiều trở ngại cho việc quản lý doanh nghiệp và đang là cản trở cho việc đưa chứng khoán của các doanh nghiệp ra niêm yết trên thị trường, đồng thời chưa tạo ra niềm tin cho các nhà đầu tư. Thứ ba, lượng cầu đối với cổ phiếu còn thấp Các nhà đầu tư trên địa bàn và cả nước chưa thực sự quan tâm, chưa có nhu cầu kinh doanh cổ phiếu. Điều này được giải thích như sau: - Lợi ích thu được từ việc đầu tư vào cổ phiếu chưa chắn chắn, trong khi lợi ích thu được từ đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác dễ nhận biết hơn; - Thu nhập và tiết kiệm của các nhà đầu tư, nhất là cá nhà đầu tư cá nhân còn thấp. Tập quán, thói quen đầu tư chứng khoán hầu như chưa hình thành, hiện nay người dân TP.Hồ Chí Minh và Việt Nam thích gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi suất ổn định hơn; - 12 - - Các nhà đầu tư chưa biết nhiều thông tin, chưa thực sự tin tưởng vào các công ty phát hành chứng khoán. Đặc biệt là sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức còn chưa đáng kể. - Đối với thị trường tiền tệ Thứ nhất, thị trường tiền tệ còn kém phát triển mặc dầu đã có tương đối đầy đủ các yếu tố cấu thành. Quy mô giao dịch trên thị trường còn nhỏ. Các công cụ tài chính chưa đa dạng về chủng loại và thời hạn. Thành viên tham gia thị trường tiền tệ chủ yếu là các tổ chức tín dụng có quy mô vốn lớn (các NHTM lớn). Thứ hai, mối liên kết, tác động qua lại giữa các thị trường cấu thành của thị trường tiền tệ còn yếu. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng chưa phản ánh chính xác quan hệ Cung - Cầu. Thứ ba, việc thanh tra giám sát nội bộ và cơ chế giám sát hiệu quả còn thấp, còn mang nặng hình thức, thiếu những chuẩn mực về quản lý tín dụng và nợ. Vì vậy, các vi phạm trong hoạt động ngân hàng chưa được phát hiện và xử lý kịp thời. Thứ tư, khuôn khổ điều tiết các nghiệp vụ ngân hàng vẫn còn một số hạn chế. Thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng về độ an toàn, lành mạnh của nghiệp vụ ngân hàng. Hệ thống kế toán không tương thích và nghiệp vụ của các thanh tra viên chưa cao. Thứ năm, quy chế dự trữ bắt buộc quy định không trả lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc và trả lãi cho tiền dự trữ vượt. Điều này không khuyến khích các tổ chức tín dụng tận dụng tối đa vốn khả dụng, mà có thể khuyến khích nhiều tổ chức tín dụng để mức dự trữ tương đối cao. - Đối với thị trường trái phiếu Hiện nay đã có hơn 60 loại trái phiếu được niêm yết tại GDCK thành phố Hồ Chí Minh với tổng giá trị khoảng trên 3.000 tỷ đồng nhưng giao dịch không thường xuyên. - Đối với các định chế tài chính trung gian Thứ nhất, đặc thù của các Công ty tài chính thường đầu tư và các dự án lớn, nhưng do vốn tự có thấp nên Công ty tài chính rất khó thực hiện các dự án đồng thời cũng khó mở rộng quy mô hoạt động của mình. Thứ hai, thị trường của các Công ty tài chính chưa ổn định. Khả năng thu hút vốn trung và dài hạn của các Công ty tài chính rất hạn chế, trong khi thời gian qua, NHNN liên tục điều chỉnh lãi suất, điều này đã gây khó khăn lớn cho các tổ chức tài chính hoạt động có tỷ trọng vốn trung và dài hạn cao. 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế. Thứ nhất, nguyên nhân xuất phát từ nội tại nền kinh tế - Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng có xuất phát điểm thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu. Vì vậy, việc tiếp cận, hình thành, phát triển và quản lý thị trường tài chính là một thị trường phức tạp với những công cụ hiện đại, phương pháp điều hành chặt chẽ và linh hoạt nên tất yếu sẽ gặp nhiều khó khăn. - 13 - - Tình trạng can thiệp hành chính trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNN, tuy đã giảm song vẫn được duy trì với các hình thức khác nhau theo yêu cầu quản lý nhà nước theo định hướng XHCN. Môi trường kinh doanh chưa thuận lợi, chưa lành mạnh, thiếu cạnh tranh và chưa minh bạch. - Thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến. Bên cạnh đó, những méo mó trong các thị trường, nhất là thị trường bất động sản và thị trường tín dụng cũng là nguyên nhân khiến nhiều chính sách, chủ trương phát triển thị trường chứng khóan trở nên thiếu hiệu lực và mất tác dụng. - Tư duy lý luận và nhận thức thực tiễn về vị trí, vai trò và chức năng của TTTC chưa ngang tầm với tiến trình đổi mới và phát triển kinh tế dẫn đến những bất cập trong hoạch định có tính chiến lược và trong việc lựa chọn chính sách, giải pháp. Đã có quan niệm tập trung ngăn chặn các nguy cơ gây rủi ro, làm chệch hướng các mục tiêu phát triển xã hội của TTTC. - Các yếu tố về khung pháp lý, thông tin, môi truờng kinh doanh, vốn đầu tư, nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chưa thích ứng kịp thời với sự phát triển nhanhcủa nền kinh tế, tạo ra không ít trở lực làm hạn chế sự phát triển lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thứ hai,việc thực thi các nguyên tắc quản lý đối với TTTC tuy đã từng bước được hình thành, song chưa thống nhất và thiếu triệt để. Trung tâm tài chính bao gồm các thị trường cấp cao, tinh xảo, và rất nhạy cảm với các biến động chính trị, kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, các nguyên tắc về minh bạch hoá, thông tin, kế toán, kiểm toán, và giám sát phải được đảm bảo. Tuy nhiên, các nguyên tắc này chưa được coi trọng đúng mức và thực thi nghiêm chỉnh ở nước ta. Thứ ba, Trung tâm tài chính chậm hình thành và phát triển một phần còn do các cơ quan quản lý nhà nước chưa có các chức năng và quyền hạn đầy đủ. NHNN trên thực tế chưa có đủ thẩm quyền để chủ động thực thi chính sách tiền tệ. UBCKNN là cơ quan đồng thời thực hiện xây dựng pháp luật, giám sát thực thi và thực thi pháp luật, trong khi thực quyền trong việc tăng cung và cầu chứng khoán, phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan còn chưa đầy đủ. Thứ tư, năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như năng lực quản trị của các định chế tài chính còn hạn chế so với đòi hỏi thực tế và yêu cầu phát triển TTTC. Đối với TTTC thì năng lực con người, năng lực công nghệ và năng lực thể chế đều vô cùng quan trọng. Ở nước ta, do chưa có đầy đủ các thể chế cần thiết, năng lực quản lý của bộ máy quản lý và năng lực quản trị, nhất là quản trị rủi ro của các định chế tài chính còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển TTTC trong giai đoạn hiện nay. Thứ năm, vai trò hạn chế của các nhà bảo lãnh phát hành và cả nhà tạo lập thị trường - 14 - Các nhà bảo lãnh phát hành ở TP Hồ Chí Minh chủ yếu là các NHTM và các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, các nhà bảo lãnh phát hành có vai trò rất nhỏ trong việc phát hành các loại trái phiếu trên thị trường trái phiếu. các nhà bảo lãnh phát hành chỉ thực hiện bảo lãnh phát hành đối với trái phiếu chính phủ và chưa bảo lãnh phát hành bất kỳ loại trái phiếu công ty nào. Các nhà tạo lập thị trường (thường là các công ty chứng khoán) cũng đóng vai trò thiết yếu trên thị trường, tạo ra sự sôi động trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, các công ty chứng khoán ở Việt Nam vẫn chưa đóng vai trò của các nhà tạo lập thị trường trên thị trường chứng khoán.. Thứ sáu, thiếu vắng các tổ chức định mức tín nhiệm và các tổ chức tự quản ự thiếu vắng của các tổ chức định mức tín nhiệm ở thị trường chứng khoán làm cho các nhà đầu tư và các công ty chứng khoán gặp khó khăn trong việc lựa chon loại cổ phiếu đầu tư. Thứ bảy, bất cập trong tổ chức quản lý, điều hành trên thị trường chứng khoán. Việc tổ chức quản lý trực tiếp thị trường chứng khoán thức được tổ chức thành 2 cấp, cấp quản lý do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đảm trách và cấp quản lý là ở Giao dịch chứng khoán đảm trách. Cả hai tổ chức này cùng một chủ thể quản lý là Nhà nước nên thực chất chỉ là sự phân công, phân cấp về chức năng và nhiệm vụ hoạt động. - 15 - CHƯƠNG 3 CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 3.1.1 Định hướng Định hướng phát triển Trung tâm tài chính TP.HCM cần tuân thủ những nguyên tắc như sau: - Quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng trong việc phát triển thị trường tài chính và Trung tâm tài chính (các Nghị quyết IXĐại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết VIII, IX Đại hội Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh). Nền kinh tế Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng đang trong quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Việc phát triển kinh tế bền vững lại đòi hỏi quá trình lâu dài của việc khai thác các yếu tố của năng suất các nhân tố tổng hợp TPP trong đó tập trung cho việc cải tiến quy trình sản xuất, quy trình quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để đáp úng vốn một cách hiệu quả cho quá trình phát triển kinh tế theo mô hình mới nêu trên, hết sức cần thiết phải hình thành và phát triển Trung tâm tài chính TP.Hồ Chí Minh, coi đây là đầu tàu để huy động và cung ứng vốn đầu tư cho vùng kinh tế động lực phía Nam (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu) và cho cả nước. - Một trong ba khâu đột phá để chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 là việc tập trung hòan thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Do đó, phải đặt việc hình thành, phát triển Trung tâm tài chính TP.Hồ Chí Minh trong tổng thể việc phát triển đồng bộ các lọai thị trường (thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường lao động, thị trường bất động sản v.v...) trong đó có thị trường tài chính với một dự báo đầy đủ các mặt thuận lợi và khó khăn trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. - Từng bước hiện đại hoá và đa dạng hoá việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho công chúng, đẩy nhanh tiến trình cấu trúc lại hệ thống tài chính, gia tăng quy mô thị trường tài chính, thu hút các định chế tài chính nước ngoài và tăng cường năng lực cạnh tranh của các định chế trong nước. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao trong ngành tài chính – ngân hàng. - Với lợi thế của TP.HCM về nhiều mặt (vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội, vật chất, con người,...) có đủ tiềm năng để trở thành Trung tâm chuyên kinh doanh các dịch vụ tài chính, ngân hàng như một nghề chuyên biệt, hướng tới xây dựng TP.HCM trở thành Trung tâm tài chính của cả nước với những - 16 - hoạt động về tài chính mang tầm cỡ khu vực. Phấn đấu đến năm 2020 đưa TP.HCM trở thành Trung tâm tài chính quốc gia và đến 2030 thành Trung tâm tài chính khu vực có khả năng cạnh tranh cùng với các Trung tâm tài chính ingapore và Hồng Kông. 3.1.2 Mục tiêu 3.1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của TP.HCM trong giai đoạn 2010 - 2020 là tăng trưởng bình quân chung đạt 13%/năm. Trong đó, nhu cầu vốn đầu tư bình quân đạt 53.000 tỷ đồng/năm. Dự kiến vào năm 2020 tỷ lệ đóng góp cho nền kinh tế tăng lên 44%, giá trị xuất khẩu đạt 22.310 U D/người/năm. Để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội như trên, theo đề án thí điểm phát triển thị truờng tài chính và Trung tâm tài chính TP.Hồ Chí Minh đến năm 2020, Thành phố cũng đã đề ra chiến lược hướng tới thành lập Trung tâm tài chính quốc gia mang tầm cỡ khu vực với các mục tiêu cơ bản như sau: - Tổ chức một thị trường tài chính có quy mô và phạm vi rộng lớn, với nhiều hoạt động đa dang và phong phú, đáp ứng các chuẩn mực, tiêu chí quốc tế, quy tụ và tập trung nhiều nguồn cung – cầu về sản phẩm tài chính. - Thu hút vốn trong nước và quốc tế, không chỉ để phục vụ phát triển hoạt động thương mại và đầu tư trong nước, mà còn có thể tác động tạo ảnh hưởng đến khu vực. - Hoàn thiện cơ chế vận hành cần thiết cho thị trường tài chính, góp phần vào việc huy động và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố, phát triển các mô hình đầu tư tài chính của thành phố. 3.1.2.2 Mục tiêu, yêu cầu cụ thể đối với các ngành và các định chế thuộc lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng Mục tiêu ngành Ngân hàng - Xây dựng hệ thống ngân hàng có trụ sở chính tại TP.HCM đủ mạnh về năng lực tài chính, công nghệ hạ tầng kỹ thuật, năng lực quản lý,…để cạnh tranh với các nước trong khu vực Asean trong đó Ngân hàng Thương mại nhà nước thật sự là lực lượng chủ lực và chủ đạo của hệ thống các Tổ chức tín dụng. Các Ngân hàng Thương mại cổ phần hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp luật. - Phát triển toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn hiệu quả , bền vững với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình, có khả năng cạnh tranh lớn hơn dựa trên nền tảng quản trị Ngân hàng tiên tiến để đạt được trình độ phát triển ngang tầm trong khu vực A EAN. - Cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng và khả năng cạnh tranh. Ứng dụng công nghệ để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và khách hàng trong quá trình hội nhập. Mục tiêu thị trường chứng khoán - 17 - - Hình thành ở giao dịch chứng khoán Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường tài chính khu vực và quốc tế, tạo cơ sơ để mở rộng quy mô, phát triển đa dạng sản phẩm, đầu tư hiệu quả vào hạ tầng và nguồn nhân lực, phát triển ngang tầm các ở giao dịch chứng khoán khu vực A EAN về các mặt công nghệ, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực trình độ cao và chuyên nghiệp. - Tăng nhanh số lượng công ty niêm yết, đạt 1.500 – 1.600 công ty, giá trị vốn hoá thị trường đạt 110% GDP của cả nước vào năm 2020. - Liên kết với các ở giao dịch chứng khu vực A EAN về thông tin, giao dịch và sau giao dịch, cung cấp các tiện ích, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, tiến tới liên thông với thị trường chứng khoán các nước ASEAN. Mục tiêu Công ty đầu tư tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM là một doanh nghiệp vừa mang tính chất một định chế tài chính chuyên nghiệp vừa làm một công cụ tài chính của Nhà nước. Thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đối vối các doanh nghiệp được giao, Công ty có khả năng kết hợp việc tập trung hướng sử dụng vốn nhà nước với việc tổ chức các hình thức phát hành chứng khoán, tăng mạnh nguồn lực tài chính đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các ngành kinh tế quan trọng của Thành phố. Mục tiêu các ngành và thị trường có liên quan: Phát triển các sản phẩm kết nối giữa các thị trường bảo hiểm, bất động sản với thị trường vốn. Hoàn thiện chính sách, cơ chế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Mục tiêu các định chế dịch vụ tài chính hỗ trợ - Bảo hiểm: Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cư. Nâng cao năng lực kinh doanh và hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm. - Kế toán kiểm toán: Các doanh nghiệp kiểm toán phát triển và cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán, tuân thủ các chuẩn mực về kề toán, kiểm toán trong nước và quốc tế. - Thẩm định giá: Phát triển các doanh nghiệp thẩm định giá chuyên nghiệp, đảm bảo đúng cam kết với khách hàng về thời gian hoàn thành hợp đồng dịch vụ, báo cáo kết quả thẩm định giá phải đúng chuẩn mực và có tính thuyết phục cao, có khả năng thực hiện được nghiệp vụ thẩm định giá tài sản vô hình. - Định mức tín nhiệm: - 18 - Hình thành và phát triển các công ty thuộc lọai hình này là yêu cầu quan trọng trong hỗ trợ và phục vụ cho chầt lượng họat động lành mạnh của Trung tâm tài chính TP.Hồ Chí Minh đảm bảo tính công khai minh bạch trong mọi quan hệ giao dịch. 3.1.3 Sự cần thiết hình thành Trung tâm tài chính TP.HCM Để thực hiện quan điểm chiến lược “vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng” chúng ta cần phải có thị trường tài chính và Trung tâm tài chính mới giải quyết được bài toán “Tiên lượng về các tiềm năng vốn - có thể khai thác trong nước và cơ chế hấp thụ vốn từ nước ngoài”. Từ những quan điểm, định hướng và mục tiêu trên cho thấy, sự hình thành và phát triển Trung tâm tài chính TP.HCM là một tất yếu của nền kinh tế thị trường. ự vận động của Trung tâm tài chính với những yêu cầu của nó về tính tiện ích, tính nhanh chóng, tính chuyên nghiệp, nhu cầu giao dịch tài chính lành mạnh, nhu cầu về quản lý hiệu quả sẽ đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn để phát triển kinh tế TP.HCM trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. 3.2 HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TRUNG TÂM TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.2.1 Hoàn thiện cơ chế hoạt động của thị trường trái phiếu Thứ nhất, phát triển hệ thống đại lý cấp I cho trái phiếu Chính phủ bao gồm các Ngân hàng, Tổ chức tài chính lớn, Công ty chứng khoán trong và ngoài nước. Thứ hai, tổ chức điều phối các kênh phát hành trái phiếu từ xây dựng, phân bổ kế hoạch cấu trúc trái phiếu theo kỳ hạn và thời gian phát hành. Thứ ba, cải tiến kỹ thuật phát hành trái phiếu đa dạng, chuẩn mực. Thứ tư, tăng cường chất lượng của trái phiếu phát hành và đảm bảo khả năng thanh toán trái phiếu. Thứ năm, liên kết giao dịch trái phiếu giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ 3.2.2 Phát triển các định chế tài chính trung gian và cung ứng dịch vụ thị trường 3.2.2.1 Phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Thứ nhất, phát triển ngân hàng theo mô hình tập đoàn tài chính đa năng. Thứ hai, định vị lại thị trường mục tiêu hoạt động. - Nguyên tắc chung là các NHTM cần từng bước hướng đến việc cung cấp tín dụng ngắn hạn hoặc trung hạn cho các doanh nghiệp và cá nhân. Việc cung ứng tín dụng dài hạn cần dành cho hoặc có sự phối hợp tích cực của các Ngân hàng phát triển hoặc các định chế tài chính phi Ngân hàng như các Công ty Tài chính, các Quỹ đầu tư, các Công ty Bảo hiểm v.v... - Phát triển mạnh các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ mới như thẻ thanh tóan, thẻ tín dụng, dịch vụ phục vụ cá nhân và doanh nghiệp, đặc biệt là dịch vụ tư vấn tài chính và chăm sóc khách hàng. - 19 - - Tập trung đầu tư đánh thức tiềm năng ở các thị trường mới, củng cố thị trường truyền thống, xâm nhập từng bước vào thị trường cấp cao, tranh thủ khai thác các khoảng trống thị trường, phát triển thị trường giá trị cộng thêm. - Tái cơ cấu nguồn vốn, tăng hiệu quả huy động vốn, tăng tốc độ mở rộng mạng lưới để tranh thủ giành lợi thế, tập trung thu hút các Doanh nghiệp có vai trò hàng đầu trong các ngành kinh tế quan trọng, mở rộng hướng tìm kiếm vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế với thời hạn dài để đầu tư cho các dự án phát triển công nghệ, nâng cao trình độ quản trị rủi ro,... - Liên kết khai thác có chọn lọc thị trường phục vụ khách hàng cá nhân, đầu tư ứng dụng công nghệ mới, phát triển dịch vụ đa dạng, mở rộng phạm vi,.. trên cơ sở nghiên cứu kỹ cơ cấu chi phí, thu nhập có liên quan nhằm gia tăng giá trị cộng thêm. Thứ ba, đổi mới cơ chế quản trị rủi ro theo công nghệ quản trị hiện đại. Thứ tư, phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích. Thứ năm, xây dựng thương hiệu Thứ sáu, xây dựng hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ hiệu quả. 3.2.2.2 Phát triển các công ty chứng khoán Hiện tại, trên TTCK Việt Nam mới chỉ có Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) và Hiệp hội kinh doanh chứng khoán.Vì vậy, nên có chính sách và quy hoạch kèm theo tiêu chí phát triển các Công ty Chứng khóan để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng cũng như các nhà đầu tư chiến lược và củng cố thêm lòng tin của các nhà đầu tư hiện tại. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích sự ra đời và phát triển các định chế tài chính trung gian như: Hiệp hội đầu tư CK, Hiệp hội tư vấn chứng khoán, Hiệp hội bảo vệ các nhà đầu tư,…Các hiệp hội này có chức năng và tôn chỉ riêng của mình. Chính sách phát triển các Công ty Chứng khóan cần chú trọng việc phát triển về chất lượng của lọai hình này. 3.2.2.3 Phát triển các công ty tài chính Công ty tài chính là một trung gian tài chính phi ngân hàng, chức năng chủ yếu là cầu nối về tài chính giữa người cung và người cầu về vốn. Hay nói cách khác, "đầu vào" và "đầu ra" của công ty tài chính đều là vốn. Hoạt động của công ty tài chính không chỉ bó hẹp nơi đặt trụ sở chính mà cần được mở rộng cả những nơi có nguồn cung về vốn và những nơi có cầu về vốn. 3.2.2.4 Phát triển các Công ty quản lý quỹ, các Quỹ đầu tư trong nước và nước ngoài Thực hiện lộ trình mở cửa đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường vốn. Việc quy định tỷ lệ vốn tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong danh mục lĩnh vưc đầu tư có điều kiện dựa trên căn cứ các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với quy định của Luật đầu tư. - 20 - 3.2.2.5 Phát triển Quỹ Bảo hiểm xã hội và các Quỹ hưu trí Nguồn vốn nhàn rỗi của Bảo hiểm xã hội (loại trừ nguồn để đảm bảo khả năng chi trả định kỳ) được sử dụng đầu tư trên thị trường vốn. Loại hình sản phẩm đầu tư sẽ tập trung chủ yếu vào các công cụ có mức sinh lời cố định như trái phiếu, tín phiếu có kỳ hạn ngắn. Vì vậy, cần mở rộng diện tham gia bảo hiểm và đa dạng mức đóng góp bảo hiểm để thu hút thêm các nguồn vốn dài hạn từ dân cư. Ngoài đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là cán bộ, công chức; lực lượng lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cần mở rộng ra cả các đối tượng khác khi có nhu cầu như các tổ hợp kinh doanh, hộ buôn bán cá thể, nông dân. Ngoài ra triển khai thành lập các quỹ hưu trí cộng đồng theo nguyên tắc : Tự nguyện, gắn với chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội. 3.2.2.6 Tăng khả năng cung cấp vốn cho thị trường từ khu vực các Doanh nghiệp bảo hiểm 3.2.2.7 Phát triển các dịch vụ cung cấp trên thị trường: Cho vay chứng khoán, đầu tư nguồn tiền phát hành trái phiếu tạm thời nhàn rỗi, các dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn, định giá … 3.2.2.8 Thành lập các sàn giao dịch hàng hóa, tập trung vào các nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, điều, cao su, chè v.v…với một số đặc điểm: - Hình thành trong một hoặc một số Trung tâm thương mại lớn tại TP.Hồ Chí Minh, tạo điều kiện dẫn dắt và hỗ trợ cho việc thúc đẩy phát triển Trung tâm tài chính của Thành phố. - Chịu sự quản lý của các Trung tâm thương mại về cấp phép họat động giao dịch, đăng ký, thanh tóan (qua hệ thống thanh tóan của các NHTM). - Có đủ diện tích giao dịch cho các doanh nghiệp kinh doanh trong và ngòai nước đối với các hàng hóa nêu trên. - Có phương tiện quản lý bằng thiết bị nối mạng hiện đại từ giao dịch hàng hóa đến thanh tóan. 3.3 HÒAN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP.HỒ CHÍ MINH 3.3.1 Lộ trình hoàn thiện chính sách và cơ chế nhằm hình thành và phát triển Trung Tâm tài chính thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2015: Hoàn thiện môi trường pháp lý; chính sách, cơ chế phát triển thị trường trái phiếu, các định chế tài chính; đào tạo chuyên viên . - Năm 201 : Hoàn thiện cơ chế vận hành Trung tâm tài chính. 3.3.2 Giải pháp thực hiện lộ trình 3.3.2.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý Hướng dẫn Luật Ngân hàng và Luật Chứng khóan; có cơ chế kiểm soát dòng vốn vào ra; có hệ thống chỉ tiêu giám sát, chỉ số đánh giá rủi ro; quy định thuế, phí, lê phí. - 21 - 3.3.2.2 Thiết lập một cơ chế vận hành thị trường tài chính có hiệu quả, xây dựng mô hình quản lý thích hợp 3.3.2.3 Thành lập cơ quan quản lý nợ quốc gia và giám sát dịch vụ tài chính độc lập - Thành lập cơ quan quản lý nợ quốc gia - Thành lập cơ quan giám sát dịch vụ tài chính độc lập 3.3.2.4 Đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm đảm bảo cho Trung tâm tài chính hoạt động ổn định, bền vững, hội nhập khu vực và quốc tế.  Giải pháp ngắn hạn Phát triển qui mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp.  Giải pháp dài hạn Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, thị trường tập trung, thị trường phi tập trung...), vận hành theo các thông lệ quốc tế có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế. 3.3.2.5 Nâng cao tính minh bạch, công khai, công bằng của hoạt động thị trường chứng khoán trên cơ sở hoàn thiện và thực thi quy định về công bố thông tin, quy định quản trị công ty đối với công ty đại chúng 3.3.2.6 Phát triển hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện cho thị trường tài chính vận hành và Trung tâm tài chính TP.HCM phát triển 3.3.2.7 Một số giải pháp đồng bộ khác - Tăng tiềm lực tài chính của các tổ chức tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống. - Kiểm soát sự lành mạnh của hệ thống tài chính trong nước (đảm bảo an toàn vốn, giám sát của Nhà nước, tăng năng lực quản trị, giám sát của doanh nghiệp). - Tăng cung, cầu trên thị trường tài chính tiền tệ và thị trường trái phiếu (đa dạng hàng hóa, mở rộng thành viên tham gia thị trường).  Phát triển nguồn nhân lực cho Trung tâm tài chính thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là nguồn nhân lực cho Ngân hàng và thị trường chứng khoán. 3.4 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 3.4.1 Đối với Chính phủ: Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu 3.4.1.1 Kiểm soát lạm phát và tăng trưởng hợp lý - Kiểm soát được lạm phát - Duy trì sự tăng trưởng kinh tế - Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế - Giải quyết thâm hụt thương mại - Cắt giảm đầu tư công - Phát triển đồng bộ các thị trường - 22 - 3.4.1.2 Tăng cường an ninh của hệ thống tài chính, thực hiện kiểm soát các dòng vốn ra vào khi cần thiết bằng các hình thức: hành chính, kinh tế (đa tỷ giá, thuế …). 3.4.1.3 Kiểm soát các giao dịch tài chính ngầm trong nền kinh tế (phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, ngăn chặn ngoại tệ chuyển lậu). 3.4.1.4 Mở rộng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (quỹ đầu tư nước ngoài, tự do hóa tài khoản vãng lai). 3.4.1.5 Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thị trường vốn 3.4.1.6 Ban hành quy định pháp lý về việc quản lý đô thị nói chung cho TP.Hồ Chí Minh và quản lý Trung tâm tài chính TP.Hồ Chí Minh (tăng cường phân cấp, phối hợp). 3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 3.4.2.1 Nâng cao hiệu quả điều hành của NHNN - Nâng cao năng lực quản lý thị trường tiền tệ thông qua việc hoàn thiện thanh toán điện tử liên ngân hàng trong toàn bộ hệ thống và tăng cường sử dụng các công cụ tiền tệ gián tiếp. Xem xét khả năng tăng cường quyền chủ động của NHNN thông qua việc xác định rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của chính sách tiền tệ, đặc biệt là mục tiêu ổn định giá cả và mục tiêu tăng trưởng kinh tế. - Xây dựng và thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ những quy định phối hợp giữa NHNN và Bộ Tài Chính trong việc lên kế hoạch và thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. 3.4.2.2 Hỗ trợ và thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu - Hỗ trợ phát triển các tổ chức trung gian tài chính thực hiện bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành trái phiếu. Phát triển và xây dựng quy chế hoạt động cho “các nhà tạo lập thị trường” nhằm duy trì, thúc đẩy hoạt động giao dịch trên thị trường. Mở rộng quy mô và tăng nhịp độ phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình. - Tập trung phát hành trái phiếu chính phủ theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh để tăng nguồn cung trái phiếu cho thị trường chứng khoán. - Tăng cường hội nhập sâu, rộng, mạnh mẽ thị trường trái phiếu Việt Nam vào thị trường trái phiếu khu vực và thế giới. 3.4.2.3 Thực hiện tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Thương mại, ưu tiên xử lý nợ xấu - Ban hành các quy chế và chỉ đạo các NHTM hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế. Tiếp tục chỉ đạo các NHTM cơ cấu lại những khoản nợ ngắn hạn, nợ khó đòi. - Tạo điều kiện để NHTM tăng vốn pháp định phù hợp với yêu cầu phát triển và xây dựng nền tài chính tiền tệ quốc gia; tránh tình trạng tăng vốn hỗn loạn vì lợi ích cục bộ dẫn đến tình trạng không kiểm soát được. - Kiên quyết sắp xếp lại các Ngân hàng Thương mại yếu kém. - 23 - - Xử lý nợ xấu (trích lập dự phòng rủi ro, tiết giảm chi phí, chứng khoán nợ khó đòi, miễn thuế mua bán nợ, thuế phát hành trái phiếu Doanh nghiệp…). 3.4.3 Đối với UBND TP.Hồ Chí Minh - Tiếp tục tăng cường chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài trong đó ưu tiên cho lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.. - Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực cho Trung tâm tài chính TP.HCM, với các lộ trình, chương trình hành động cụ thể. - Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các ngân hàng thành lập riêng cơ sở, trung tâm đào tạo cho mình nhằm phát triển nguồn nhân lực. - Xúc tiến, khuyến khích, hỗ trợ cho việc hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo chất lượng cao của nước ngoài. - Có chính sách sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực mà nhà nước đưa ra nước ngoài học tập, mời các chuyên gia nước ngoài, các trí thức người Việt Nam ở nước ngoài giỏi chuyên môn tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố nhằm đưa thành phố trở thành Trung tâm tài chính của Việt Nam. - Tích cực đề nghị Chính phủ có quy định về quản lý đô thị nói chung và Trung tâm tài chính Thành phố nói riêng, có quy định về sự phối hợp giữa UBND Thành phố và các Bộ, Ngành liên quan. Tăng cường phân cấp và ủy quyền cho Thành phố trong quá trình hình thành và phát triển Trung tâm tài chính Thành phố. - 24 - KẾT LUẬN Thành phố Hồ Chí Minh có liên quan đến nhiều vấn đề kể cả ở tầm vĩ mô và vi mô để hình thành và phát triển Trung tâm tài chính. Toàn bộ những vấn đề có liên quan đã được trình bày trong Luận án, điều đó chứng tỏ Luận án đã hoàn thành được các mục tiêu đã đặt ra và cũng là những đóng góp mới của Luận án trên các mặt sau đây: 1. Luận án đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về Trung tâm tài chính,cũng như vai trò quan trọng của các chính sách và cơ chế đối với sự hình thành và phát triển Trung trung tài chính TP.Hồ Chí Minh. 2. Tiếp cận, phân tích và trình bày các thành công phát triển Trung tâm tài chính của một số nước Châu Á. Từ đó rút ra những bài học có thể áp dụng đối với việc xây dựng các chính sách và cơ chế nhằm hình thành và phát triển Trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Phân tích, đánh giá đúng mức thực trạng của Trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cũng như của hệ thống các chính sách và cơ chế hiện hành trong việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển Trung tâm tài chính TP.Hồ Chí Minh . 4. Từ những định hướng và mục tiêu phát triển Trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã đưa ra các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài, bao gồm hệ thống 9 nhóm giải pháp đồng bộ nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra, từ đó có thể tiếp tục xây dựng các chính sách và cơ chế để hình thành và phát triển Trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh theo các mục tiêu đã xác định. 5. Luận án cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ Việt Nam, NHNN Việt Nam, UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo điều kiện cho quá trình thực thi xây dựng các chính sách và cơ chế để hình thành và phát triển Trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh sớm thành công và có hiệu quả./. COÂNG TRÌNH KHOA HOÏC CUÛA TAÙC GIAÛ ÑAÕ COÂNG BOÁ LIEÂN QUAN ÑEÁN LUAÄN AÙN 1. Phaïm Höõu Phöông (2003) – Luaät caùc toå chöùc tín duïng ñoái vôùi hoaït ñoäng cuûa heä thoáng QTDND – Taïp chí Ngaân haøng coá Chuyeân Ñeà naêm 2003. 2. ThS. Phaïm Höõu Phöông (2007) – Heä thoáng Ngaân haøng Vieät Nam – nhöõng vaán ñeà toàn taïi vaø ñònh höôùng hoaøn thieän trong ñieàu kieän sau hoäi nhaäp WTO. Hoäi thaûo khoa hoïc Tröôøng Ñaïi hoïc Ngaân haøng thaùng 9 3. ThS. Phaïm Höõu Phöông (2008) – Moät soá giaûi phaùp naâng cao hieäu quaû ñieàu haønh chính saùch tieàn teä cuûa Ngaân haøng nhaø nöôùc Vieät Nam ñeán naêm 2010 – Kyû yeáu Hoäi thaûo khoa hoïc Tröôøng ñaïi hoïc Ngaân haøng TP.HCM 4. ThS. Phaïm Höõu Phöông (2010) – Nhöõng caûi caùch veà Giaùm saùt ruûi ro taøi chính treân quoác teá vaø moät soá khuyeán nghò ñoái vôùi Vieät Nam – Hoäi thaûo Hieäu löïc Giaùm saùt taøi chính do NHNN Vieät Nam toå chöùc taïi TP.HCM. 5. ThS. Phaïm Höõu Phöông (2010) – Tính taát yeáu vaø söï caáp thieát tieáp tuïc ñoåi môùi hoaït ñoäng giaùm saùt Ngaân haøng trong tieán trình hoäi nhaäp quoác teá – Kyû yeáu Hoäi thaûo khoa hoïc Ngaân haøng nhaø nöôùc Vieät Nam 6. ThS. Phaïm Höõu Phöông (2010) – Kinh nghieäm quoác teá trong hôïp taùc giaùo duïc ñaøo taïo – Moät soá giaûi phaùp ñònh höôùng cho vieäc phaùt trieån Ñaïi hoïc Ngaân haøng TP.HCM. Hoäi thaûo khoa hoïc Ñaïi hoïc Ngaân haøng. 7. ThS. Phaïm Höõu Phöông (2011) – Caùc vaán ñeà lieân quan ñeán kinh teá vó moâ vaø phöông höôùng chính saùch tieàn teä cuûa Vieät Nam naêm 2011. Hoäi thaûo cuûa Baùo Vieät Nam Korea Resident toå chöùc taïi Ñaïi Hoïc Kinh teá thaùng 4. 8. ThS. Phaïm Höõu Phöông (2011) – Moät vaøi yù kieán trong vieäc “Phaùt trieån TPHCM trôû thaønh Trung taâm taøi chính cuûa caû nöôùc” Taïp chí ngaân haøng soá 16 thaùng 08/2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tom_tat_247.pdf
Luận văn liên quan