Các chính sách xóa đói giảm nghèo.

Câu 1: Các chính sách xóa đói giảm nghèo. 1. Chương trình 134. Chương trình 134 tên gọi khác là chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn mà Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2004 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Các nội dung chính sách của Chương trình 134 gồm: - Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số có tối thiểu 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ để sản xuất nông nghiệp. - Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số ở nông thôn có tối thiểu tối thiểu 200 m² đất ở. Riêng hộ dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có chính sách riêng. - Chính quyền trung ương cùng chính quyền địa phương sẽ trợ cấp cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ để họ xây nhà. - Chính quyền trung ương sẽ trợ cấp bằng 0,5 tấn xi măng cho mỗi hộ dân tộc thiểu số để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc cấp 300.000 đồng để đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt đối với các hộ dân tộc thiểu số sống phân tán tại vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Đối với các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 100% kinh phí xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 50% kinh phí xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. 2. Chương trình 135. Chương trình 135 chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I (1997-2006): Nội dung của chương trình: - Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số. - Phát triển cơ sở hạ tầng. - Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch. - Nâng cao đời sống văn hóa. Có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này, bao gồm đầu tư ồ ạt của nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và nhân dân cùng chịu kinh phí, cùng thi công), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí chính sách khoa giáo, một số báo chí, v.v .Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách 1.870 xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới làm phạm vi của Chương trình 135. Các năm tiếp theo, do có sự chia tách và thành lập xã mới, nên số xã thuộc phạm vi Chương trình 135 đã vượt con số trên. Khi giai đoạn I kết thúc, Nhà nước Việt Nam đã chi khoảng 10 nghìn tỷ đồng, cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25 nghìn công trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, hiệu quả của Chương trình 135 còn chưa cao, nhiều mục tiêu chưa thực hiện được. Giai đoạn II (2006-2010): Chính phủ Việt Nam đã xác định có 1.946 xã và 3.149 thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II thuộc 45 tỉnh, thành được đưa vào phạm vi của Chương trình 135. Mục tiêu của chương trình: - Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường. - Cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. - Giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong nước. - Đến năm 2010: Trên địa bàn không có hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%. Nội dung chính chương trình: - Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc. Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản. Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản xuất: Kinh tế rừng, cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị.

doc7 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16414 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các chính sách xóa đói giảm nghèo., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Các chính sách xóa đói giảm nghèo. Chương trình 134. Chương trình 134 tên gọi khác là chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn mà Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2004 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Các nội dung chính sách của Chương trình 134 gồm: Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số có tối thiểu 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ để sản xuất nông nghiệp. Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số ở nông thôn có tối thiểu tối thiểu 200 m² đất ở. Riêng hộ dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có chính sách riêng. Chính quyền trung ương cùng chính quyền địa phương sẽ trợ cấp cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ để họ xây nhà. Chính quyền trung ương sẽ trợ cấp bằng 0,5 tấn xi măng cho mỗi hộ dân tộc thiểu số để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc cấp 300.000 đồng để đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt đối với các hộ dân tộc thiểu số sống phân tán tại vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Đối với các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 100% kinh phí xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 50% kinh phí xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Chương trình 135. Chương trình 135 chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I (1997-2006): Nội dung của chương trình: Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số. Phát triển cơ sở hạ tầng. Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch. Nâng cao đời sống văn hóa. Có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này, bao gồm đầu tư ồ ạt của nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và nhân dân cùng chịu kinh phí, cùng thi công), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí chính sách khoa giáo, một số báo chí, v.v...Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách 1.870 xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới làm phạm vi của Chương trình 135. Các năm tiếp theo, do có sự chia tách và thành lập xã mới, nên số xã thuộc phạm vi Chương trình 135 đã vượt con số trên. Khi giai đoạn I kết thúc, Nhà nước Việt Nam đã chi khoảng 10 nghìn tỷ đồng, cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25 nghìn công trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, hiệu quả của Chương trình 135 còn chưa cao, nhiều mục tiêu chưa thực hiện được. Giai đoạn II (2006-2010): Chính phủ Việt Nam đã xác định có 1.946 xã và 3.149 thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II thuộc 45 tỉnh, thành được đưa vào phạm vi của Chương trình 135. Mục tiêu của chương trình: Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường. Cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong nước. Đến năm 2010: Trên địa bàn không có hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%. Nội dung chính chương trình: Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc. Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản. Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản xuất: Kinh tế rừng, cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị. Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Làm đường dân sinh từ thôn, bản đến trung tâm xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công khai định mức hỗ trợ nhà nước. Xây dựng kiên cố hóa công trình thủy lợi: Đập, kênh, mương cấp 1-2, trạm bơm, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt. Làm hệ thống điện hạ thế đến thôn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép. Xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản (tùy theo phong tục tập quán) ở nơi cấp thiết. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiến thức kỉ năng quản lý điều hành xã hội, nâng cao năng lực cộng đồng. Đào tạo nghề cho thanh niên 16 - 25 tuổi làm việc tại các nông lâm trường, công trường và xuất khẩu lao động. Hỗ trợ các dịch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ sinh giảm thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân. Tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cộng động. Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo. Mục tiêu của chương trình, được xác định trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện giảm xuống còn 40% vào năm 2010, xuống bằng mức trung bình của tỉnh vào năm 2015, và xuống bằng mức trung bình của khu vực vào năm 2020. Thu nhập bình quân của các hộ ở huyện nghèo vào năm 2020 sẽ cao gấp 5,6 lần hiện nay. Tỷ lệ lao động nông thôn được tập huấn và đào tạo đạt trên 25% vào năm 2010, trên 40% vào năm 2015, trên 50% vào năm 2020. Đến năm 2020, giao thông sẽ thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; điện sinh hoạt được cung cấp cho hầu hết dân cư; điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc được cơ bản đảm bảo. Chính phủ đề ra 4 nhóm biện pháp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra: Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập (bao gồm cả đưa người lao động ở huyện nghèo đi lao động ở nước ngoài. Đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí. Bổ sung nguồn lực con người ở các cấp quản lý và các tổ công tác. Đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả cấp thôn/bản, xã, huyện. Ngoài ra còn có các biện pháp như đề nghị các tập đoàn kinh tế nhà nước"đỡ đầu" các huyện nghèo. Chương trình Quốc gia xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao. Mục tiêu của chương trình là huy động mọi nguồn lực tại chỗ, phối hợp lồng ghép các chương trình trên địa bàn để xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu ở mỗi trung tâm cụm xã, nhằm tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.Thúc đẩy các hoạt động văn hóa - xã hội trong tiểu vùng, tạo sự giao lưu giữa các bản, làng và giữa các cụm xã với các đô thị để phát huy sức mạnh cộng đồng, quản lý mọi hoạt động kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng nông thôn mới vùng dân tộc và miền núi. Chương trình được thực hiện ở các xã miền núi, vùng cao thuộc các tỉnh miền núi và có miền núi.Giai đoạn 1997 - 2005 xây dựng khoảng 500 trung tâm cụm xã thuộc vùng 3 (vùng núi cao, biên giới, vùng có dân tộc đặc biệt khó khăn). Nội dung đầu tư tại một trung tâm cụm xã: Hệ thống giao thông trung tâm cụm xã. Điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Cấp, thoát nước cho trung tâm cụm xã. Khu vực hành chính: Bao gồm trụ sở Uỷ ban nhân dân và các ban ngành của xã sở tại. Phòng khám đa khoa, chữa bệnh cho cụm xã. Khu giáo dục: Gồm trường học bán trú và trường phổ thông cơ sở. Khu dịch vụ thương mại: Gồm cửa hàng thương nghiệp, chợ, ngân hàng, bưu điện, bến xe. Trạm khuyến nông, khuyến lâm: Nhà làm việc và nhà ở, vườn ươm cây con giống. Cơ sở công nghiệp: Gồm các cơ sở chế biến, sản xuất vật liệu, lò rèn, mộc, đan lát. Khu thông tin - văn hoá xã hội: Trạm truyền thanh, truyền hình. Câu 2: Vì sao xóa đói giảm nghèo lại góp phần đảm bảo an sinh xã hội lâu dài và bền vững. Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội lớn, nhưng thực tế cho thấy đối tượng được hưởng lợi từ bảo hiểm xã hội chủ yếu là các tầng lớp dân cư có thu nhập bậc trung, chứ không phải những người nghèo. Chính sách cứu trợ xã hội mặc dù người nghèo là một trong những diện được hưởng nhiều nhưng các trợ giúp này (trừ một số trợ giúp dài hạn) thường có tính tức thì và ngắn hạn. Xóa đói giảm nghèo được coi là giải pháp có tính lâu dài và bền vững, giúp người nghèo thoát nghèo, tự đảm bảo cho cuộc sống của mình, góp phần tạo ra mạng lưới anh sinh toàn diện cho mỗi quốc gia. Vì vậy xóa đói giảm nghèo lại góp phần đảm bảo an sinh xã hội lâu dài và bền vững. Xóa đói giảm nghèo góp phần đảm công bằng xã hội, đẩy lùi đói nghèo, hạn chế và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Đói nghèo không chỉ là vấn đề của riêng những người rơi vào cảnh đói nghèo, mà còn là một vấn đề xã hội lớn, cần tới sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi vậy đói nghèo có thể gây ra những tác động tiêu cực cả về mặt kinh tế và xã hội sâu sắc: đói nghèo gây suy thoái kinh tế; gia tăng tội phạm xã hội; tăng dịch bệnh do không đủ sức khỏe chống chọi với bệnh tật; gây bất ổn định chính trị thậm chí dẫn tới nội chiến, chiến tranh; làm tăng sự phân biệt đối xử giữa người nghèo và người giàu; làm giảm tuổi thọ con người…Những hậu quả này còn có tính chất xoáy ốc, làm cho người nghèo đã nghèo càng nghèo thêm. Chính vì vậy, xóa đói giảm nghèo là mục tiêu quan trọng của bất kỳ quốc gia nào nhằm hướng tới phát triển một xã hội công bằng, văn minh. Đó là tổng thể các biện pháp của Nhà nước và xã hội, của chính những đối tướng thuộc diện đói nghèo nhằm tạo điều kiện để họ tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng nhu cầu tối thiểu trên cơ sở các chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương và từng giai đoạn. Như vậy, xóa đói giảm nghèo, một mặt là sự can thiệp của Nhà nước và xã hội là quan trọng nhưng chỉ mang tính tạo lập môi trường và hỗ trợ, sự tự vươn lên của các đối tượng thuộc diện đói nghèo mới mang tính quyết định. Đây là cơ sở để hệ thông an sinh xã hội phát triển lâu dài và bền vững. Xóa đói giảm nghèo góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách an sinh xã hội thông qua việc thu hẹp đối tượng cần trợ cấp an sinh xã hội. Như vậy gánh nặng chi tiêu cho các trợ cấp an sinh xã hội sẽ giảm xuống. Mặt khác, nó huy động được một nguồn vốn đáng kể từ các tầng lớp dân cư, cũng như các tổ chức quốc tế ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước để thực hiện. Ở nước ta, với phương châm huy động đa nguồn, qua các kênh, các hình thức huy động phong phú, tổng nguồn lực tài chính huy động để thực hiện chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2000-2005 đạt khoảng 21 nghìn tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương là 3.000 tỷ đồng (chiếm 14.28%), ngân sách địa phương 2.500 tỷ đồng (chiếm 11.90%), huy động từ cộng đồng 1.500 tỷ đồng (chiếm 7.14%), từ lồng ghép các chương trình và dự án quốc tế 2.000 tỷ đồng (chiếm 9.25%), và vốn tín dụng 12.000 tỷ đồng (chiếm 57.14%) Xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho các chính sách an sinh xã hội nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Các biện pháp chương trình xóa đói giảm nghèo được chia làm ba nhóm chính: Chính sách xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập. Các biện pháp như: hỗ trợ người nghèo về vốn, đất đai; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu đặc biệt là giao thông, điện, trường học, y tế, thủy lợi…; hỗ trợ trồng rừng; hỗ trợ trong việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả sản xuất; hỗ trợ thông tin và tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Các biện pháp như: hỗ trợ về y tế cho người nghèo; hỗ trợ người nghèo về giáo dục; hỗ trợ người nghèo về nhà ở; hỗ trợ các dịch vụ về nước sạch và vệ sinh… Mở rộng mạng lưới an sinh xã hội đối với người nghèo. Biện pháp: mở rộng mạng lưới bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội đến với nông thôn… Các biện pháp xóa đói giảm nghèo trên đã giúp họ đảm bảo được những nhu cầu thiết yếu; làm giảm chênh lệch về mức sống của các thành viên trong xã hội; xây dựng xã hội tốt đẹp văn minh. Khi chính sách xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả thì đối tượng cần trợ cấp an sinh xã hội giảm, đồng thời nguồn quỹ dồi dào nên người nghèo nói riêng và những người gặp khó khăn nói chung có điều kiện để nhận mức trợ cấp an sinh xã hội tốt hơn. Xóa đói giảm nghèo góp phần nâng cao nhận thức an sinh xã hội. Đây là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh lâu dài và bền vững. Như ta đã biết, an sinh xã hội bao gồm nhiều chính sách, nhiều chương trình khác nhau và diện bảo vệ của an sinh xã hội là rất rộng. Vì vậy, nếu họ hiểu được ý nghĩa và nội dung của các chương trình thì họ sẽ có ý thức hơn và tích cực tham gia, góp ý kiến để có được những chính sách phù hợp, đạt hiệu quả. Chương trình xóa đói giảm nghèo còn là chiếc cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân; giữa các dân tộc không phân biệt chính trị, màu da và văn hóa. Đây là điều kiện để thực hiện các chính sách an sinh xã hội hiệu quả. Xóa đói giảm nghèo là một trong những nhân tố để Chính phủ có thể ban hành từng chính sách cụ thể và riêng biệt để có những định hướng đúng đắn tổ chức hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt các chính sách xóa đói giảm nghèo không chỉ củng cố an sinh xã hội ở quốc gia mà còn góp phần xây dựng, phát triển hệ thống an sinh xã hội thế giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác chính sách xóa đói giảm nghèo.doc
Luận văn liên quan