Các chức năng xã hội của pháp luật

Khi bàn về các chức năng xã hội của pháp luật , trước hết cần dựa trên cơ sở " pháp luật là một công cụ tác động xã hội". Giải thích cho cơ sở trên, ta quay về nguồn gốc của pháp luật : thực tiễn đời sống xã hội, . Từ nhu cầu xã hội cần có công cụ , phương tiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật ra đời. Cho nên, sau khi đã được xây dựng, ban hành và áp dụng vào cuộc sống, pháp luật tất yếu tác động trở lại đời sống xã hội. Các chức năng xã hội của pháp luật là chủ đề được xã hội học pháp luật đặc biệt quan tâm. Các nghiên cứu xã hội học pháp luật chỉ ra các chức năng xã hội cơ bản của pháp luật, bao gồm

doc2 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các chức năng xã hội của pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm Khi bàn về các chức năng xã hội của pháp luật , trước hết cần dựa trên cơ sở " pháp luật là một công cụ tác động xã hội". Giải thích cho cơ sở trên, ta quay về nguồn gốc của pháp luật : thực tiễn đời sống xã hội, . Từ nhu cầu xã hội cần có công cụ , phương tiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật ra đời. Cho nên, sau khi đã được xây dựng, ban hành và áp dụng vào cuộc sống, pháp luật tất yếu tác động trở lại đời sống xã hội. Các chức năng xã hội của pháp luật là chủ đề được xã hội học pháp luật đặc biệt quan tâm. Các nghiên cứu xã hội học pháp luật chỉ ra các chức năng xã hội cơ bản của pháp luật, bao gồm: 1.Chức năng điều hòa, giải quyết các xung đột. Nhu cầu điều hòa, giải quyết xung đột với sự tham gia của người thứ ba là nhu cầu tồn tại từ lâu, trước khi xuất hiện pháp luật, và nhu cầu đó vẫn được thỏa mãn cả khi chưa có đủ các định chế pháp luật. Bằng các nghiên cứu của mình, R.Eckhoff chỉ ra ba kiểu giải quyết xung đột thông qua người thứ ba: - Thứ nhất, thông qua người trung gian. Người này sẽ cố gắng tác động tới cả hai bên trong cuộc tranh ãi bằng việc đề cập tới lợi ích của họ, từ đó tạo ra sự đồng ý. Bên cạnh đó, có thể sử dụng yếu tố chuẩn mực để hỗ trợ cho việc điều hòa xung đột. - Thứ hai, thông qua quan tòa. Bằng quá trình điều tra và dựa trên cơ sở các lí lẽ, quan tòa đưa ra một phán quyết phù hợp, từ đó nảy sinh các quyền và nghĩa vụ giữa hai bên trong cuộc xung đột. - Thứ ba, thông qua nhà hành chính. Khác với quan tòa, nhà hành chinh xác định các khung của quyết định đúng đắn và công bằng không chỉ vào thời điểm nhất định, mà đặc điểm của quyết định này là xác định các quyền và nghĩa vụ cho tương lại tuy có tính đến các chuẩn mực hiện hành. Theo dòng lịch sử, nhu cầu giải quyết xung đột qua người trung gian vẫn luôn tồn tại cho đến ngày nay. Thế nhưng, cách giải quyết đang có những thay đổi, ngày càng mang màu sắc chính trị hơn. Chính bởi sự quan tâm của quyền lực chính trị về vấn đề giải quyết xung đột và nhu cầu của xã hội đã làm nảy sinh chức năng giải quyết xung đột của pháp luật, dù không phải ngay lập tức song ngày càng hoàn thiện, không chỉ giải quyết xung đột cá nhân với cá nhân mà còn giữa cá nhân với tổ chức và giữa các tổ chức với nhau. Việc điều tiết các xung đột bằng pháp luật ngày càng mang tính chuyên nghiệp, cùng với đó là sự thay đổi cơ bản về nội dung cũng như tổ chức và thực hiện và áp dụng pháp luật. 2. Chức năng bảo vệ. Chức năng bảo vệ của pháp luật được thể hiện qua các mặt sau: - Pháp luật bảo vệ trật tực xã hội, lợi ích của nhà nước, các nhóm xã hội, và của các công dân, đảm bảo cuộc sống bình thường, ổn định. Pháp luật giữ vai trò trung gian, thực hiện điều tiết mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, tổ chức và quan hệ giữa chúng với nhà nước và các xung đột nảy sinh. Như vậy, pháp luật bảo vệ quan hệ hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; duy trì sự vận hành ổn định và phát triện của xã hội. - Pháp luật là hình thức thực hiện chính sách của nhà nước, là phương tiện quản lí nhà nước, là hiên tượng xã hội quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhà nước. Pháp luật là hệ thống những nguyên tắc xử sự chung được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước mà mọi người phải tuân theo.Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều dựa vào pháp luật, trên cơ sở pháp luật. Nhà nước không thể thực hiện được chức năng của mình nếu thiếu pháp luật. Bằng pháp luật, giai cấp thống trị bảo vệ, củng cố và điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của họ. Có thể nói rằng pháp luật bảo vệ quan hệ sở hữu , điều chỉnh những phương pháp và hình thức phân công lao động, phân phối thành quả lao động ; quy định và bảo vệ tổ chức và động cảu bộ máy nhà nước; đấu tranh với những hành vi xâm phạm đến quan hệ xã hội; quy định trình tự và phương pháp giải quyết xung đột... 3. Chức năng giáo dục. Pháp luật, ngoài ý nghĩa là phương tiện cưỡng bức, còn có chức năng giáo dục. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, nêu ra các quyền và nghĩa vụ cũng như các chế tài , buộc chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật điều chỉnh phải tuân theo pháp luật. Bằng việc nêu ra nguyên tắc, quy định những điều được làm và không được làm hay bắt buộc phải làm, pháp luật hướng cho các chủ thể ý thức về điều hay, điều đúng đắn, chi phối và điều chỉnh hành vi của các chủ thể phù hợp ý chí chung của xã hội. Từ đó, các chủ thể của quan hệ xã hội sẽ phải thay đổi từ tư duy đến hành vi, cách xử sự sao cho phù hợp với các giá trị, chuẩn mực của xã hội, kiềm chế hành vi bất hợp pháp. Mặt khác, sự tác động lâu dài, thường xuyên của pháp luật tới quá trình hình thành và phát triển của con người sẽ khiến các cá nhân phải học hỏi để chọn lọc, làm theo những điều mà nó cho là đúng, tránh những điều nó cho là sai trong phạm vi yêu cầu của pháp luật. Theo đó, pháp luật thực hiện chức năng giáo dục của mình đối với xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác chức năng xã hội của pháp luật.doc
Luận văn liên quan