Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn

ĐỀ TÀI: CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN MỤC LỤC Luận văn dài 75 trang Phần I MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích yêu cầu 5 4. Phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu 7 5.1 Phương hướng nghiên cứu 7 5.2 Phương pháp nghiên cứu 7 Phần II CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN Chương 1 Lỗ Tấn -bậc thầy truyện ngắn của văn học hiện đại Trung Quốc 1.1 Cuộc đời _tư tưởng Lỗ Tấn 9 1.1.1 Cuộc đời Lỗ Tấn 9 1.1.2 Bước đường tư tưởng của Lỗ Tấn 0 1.2 Truyện ngắn của Lỗ Tấn 3 1.2.1 Giới thuyết truyện ngắn và truyện ngắn Lỗ Tấn Trang 1 3 1.2.2 Người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Chương 2 Cách nhìn về người trí thức tiểu tư sản và các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 2.1 Cách nhìn về người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 8 2.1.1 Giới thuyết về cách nhìn 8 2.1.2 Vài nét về đề tài người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 3 2.1.3 Tóm tắt cốt truyện một số truyện ngắn viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản 7 2.1.4 Ý nghĩa xã hội của hình tượng người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 0 2.2 Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 2.2.1 Khái quát chung 4 2.2.2 Các dạng trí thức tiểu tư sản tiêu biểu trong truyện ngắncủa Lỗ Tấn 2.2.2.1 Dạng trí thức tiểu tư sản là cặn bã trong xã hội 6 2.2.2.2 Dạng trí thức tiểu tư sản tiến bộ nhưng chưa triệt để đến cùng 1 2.2.2.3 Dạng trí thức tiểu tư sản tự ý thức về bi kịch của chính mình 1 Phần III KẾT LUẬN 7

doc75 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6831 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười trong sáng tác của Lỗ Tấn về nhân vật con người thừa so với nhân vật con người thừa trong văn học hiện thực phê phán ở phương tây và nước Nga thế kỷ XIX . Nhân vật Trần Sĩ Thành của Lỗ Tấn không chấp nhận cuộc sống thừa , ông ta luôn muốn vươn lên cuộc sống mới tốt đẹp hơn và đó cũng chính là bản chất tốt đẹp của con người trong hầu hết tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn . Nếu chúng ta vẫn tìm thấy một con người bị xã hội bỏ rơi như Khổng Ất Kỷ một tấm lòng yêu thương con người , yêu thương trẻ con thì ở một nho sĩ như Trần Sĩ Thành , đọc giả sẽ cảm nhận ở Trần Sĩ Thành một con người có ước mơ , có hoài bão , luôn muốn thoát ra khỏi hiện thực cuộc sống tối tăm . Đó chính là một hường đi mới , một dấu hiệu tốt , nó là luồng ánh sáng chiếu vào cuộc sống tối tăm không lối thoát của những người trí thức như Trần Sĩ Thành . Nhưng con đường ấy , luồng ánh sáng ấy -45- lại đưa ông vào ngõ cụt , để cuối cùng chính luồng ánh sáng mà ông luôn khao khát , theo đuổi đã giết chết cuộc đời ông . Thứ ánh sáng vô hình kia như đang cố tình trêu ngươi , đùa giỡn và chơi trò ú tim với ông : “Vòng qua tay trái Quay sang tay phải Lùi về phía sau Bạc vàng từng đấu ” Bạc vàng đâu không thấy , chỉ thấy cái xương sọ người đã mục và Trần Sĩ Thành còn bị cái xương sọ ấy chế giễu . Nhưng ông đã không bỏ cuộc cho đến phút cuối cùng , dù phải bỏ thây ở đáy hồ và không được một ai đến nhận xác . Lỗ Tấn đã thương cảm trước số phận bi thảm của những người trí thức như Trần Sĩ Thành vì Trần Sĩ Thành là một con người đáng thương . Song song đó , Lỗ Tấn vẫn không quên nghiêm khắc phê phán cái thói thủ cựu gàn dở của họ . Trần Sĩ Thành đã có sự lụa chọn đúng đắn trong vấn đề loại bỏ tư tưởng khoa cử lạc hậu để tìm cho mình một hướng đi mới nhằm đem lại những lợi ích thiết thực cho bản thân , quyết tâm từ bỏ những con đường công danh viễn vông , xa vời nhưng ông đã sai lầm khi chọn con đường là đi theo luồng ánh sáng huyễn hoặc của tiền bạc , của cải , về sự may rủi mà thôi . Lỗ Tấn phê phán con đường sai lầm đó của Trần Sĩ Thành , nhà văn cố gắng đưa họ về lại đúng hướng , không để họ tiếp tục lầm đường lạc lối .Rõ ràng thái độ của Lỗ Tấn đối với Trần Sĩ Thành không khác gì với Khổng Ất Kỷ , Lỗ Tấn không hề bỏ rơi họ vì ở những nho sĩ như Trần Sĩ Thành , Khổng Ất Kỷ vẫn tìm thấy những phẩm chất tốt đẹp , đó chính là bản chất hướng thiện của con người . Khổng Ất Kỷ hay Trần Sĩ Thành cũng đều là nạn nhân của chế độ xã hội khoa cử lỗi thời , họ đang cố gắng vùng vẫy , dù ở một mức độ nhất định nào đó hay cho dù không thể cứu sống nhân vật Trần Sĩ Thành , không thể tìm ra Khổng Ất kỷ đã mất tích nhưng nhà văn Lỗ Tấn đã thể -46- hện sự tiến bộ trong tư tưởng của mình . Những nhân vật của ông ít hay nhiều vẫn mang tính phản kháng , không thụ động , không chấp nhận hiện thực cuộc sống bế tắt . Lỗ Tấn luôn hy vọng rằng , những người trí thức đương thời sẽ không đi theo luồng ánh sáng của Trần Sĩ Thành để tự đào huyệt chôn mình mà mọi người phải nhận thức được rằng chỉ có cách mạng mới là con đường đúng đắn , là luồng ánh sáng tốt nhất dẫn lối cho họ tìm đến một cuộc sống mới , đem lại hạnh phúc cho bản thân và độc lập tự do cho tổ quốc . Qua hai nhân vật Khổng Ất Kỷ và Trần Sĩ Thành , Lỗ Tấn đã khái quát được cuộc sống thực tại cũng như đời sống tâm hồn của tầng lớp trí thức đang mang nặng những tư tưởng bảo thủ , là những con người đang sống thừa trong xã hội . Đây cũng là sự thành công của Lỗ Tấn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật người trí thức trong truyện ngắn của ông . Chẳng những nhân vật người trí thức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn rất sinh động , cụ thể , từng nhân vật có cuộc đời , số phận , tính cách khác nhau mà nhân vật của ông còn là những con người mang tính khái quát rất cao . Chẳng hạn , cùng là lớp người thừa trong xã hội nhưng nếu Khổng Ất Kỷ là một nhân vật điển hình cho loại trí thức đáng thương , sống thừa trong xã hội vì mang tư tưởng lỗi thời , lạc hậu , thì nhân vật Trần Sĩ Thành lại là hình ảnh điển hình cho lớp trí thức sống thừa vì suốt cuộc đời ôm giấc mộng viễn vong về công danh và tiền bạc . Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng , những nhân vật có tên tuổi trong tác phẩm bao giờ cũng mang tính khái quát rất cao bởi đó là những con người thực đã qua sự cảm thụ cũng như cách nhìn nhận , sáng tạo của nhà văn nên họ không còn là những con người cụ thể ở ngoài đời nữa . Những nhân vật có tên tuổi đã có tính khái quát cao như thế thì chắc rằng những nhân vật không mang tên tuổi sẽ mang tính khái quát cao hơn nữa . Thật vậy , nhân vật nhà văn không tên trong tác phẩm “Một gia đình hạnh phúc ” là một nhân -47- vật như thế . Nhân vật nhà văn không tên là nhân vật trung tâm , quán xuyến toàn bộ tác phẩm . Anh ta là trụ cột trong một gia đình gồm hai vợ chồng và một cô con gái vừa mới lên ba . Anh ta là một nhà văn nghèo sống nhờ vào những đồng tiền nhuận bút ít ỏi và sự cưu mang của một người vợ đảm đang , tháo vát . Lỗ Tấn đã để nhà văn không tên này xuất hiện qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm và cũng chính qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm này mà những suy nghĩ , những cảm xúc , tính cách của nhân vật được bộc lộ một cách tự nhiên nhất mà không cần nhà văn dẫn dắt . Trong tác phẩm , nhân vật nhà văn không tên thể hiện những suy nghĩ vẫn vơ , viễn vông , đó là việc anh ta mong muốn tìm kiếm cho nhân vật trong tác phẩm của mình một “đất sống ” cho “một gia đình hạnh phúc ” _đầu đề của một tác phẩm mà anh ta sắp viết . Thực tế cho thấy , “một gia đình hạnh phúc ” ấy chỉ có thể tồn tại trong hư cấu , tưởng tượng của chính nhân vật nhà văn không tên vì đó là điều không có thật , không thể tồn tại trong một xã hội hỗn độn đương thời , con người không thể tìm thấy hạnh phúc trong kiếp sống của một kẻ nô lệ . Phải chăng chính nhân vật nhà văn không tên đang muốn trốn tránh thực tại cuộc sống để đắm chìm vào những mơ tưởng hảo huyền , ẩn mình trong tháp ngà nghệ thuật để đuổi theo cái bóng của một thế giới thần tiên nào đó và ở thế giới ấy con người sẽ có cuộc sống hạnh phúc , không còn đau khổ . Nhưng thế giới ấy chỉ là một giấc mơ , đến một lúc nào đấy anh ta cũng sẽ tỉnh mộng , đó cũng là lúc xảy ra bi kịch trong tâm hồn của người trí thức “lãng mạn ” như anh . Ở điểm này nhân vật nhà văn không tên trong “Một gia đình hạnh phúc ” đã gặp gỡ nhân vật nho sĩ Trần Sĩ Thành trong “Luồng ánh sáng ” , sự tương đồng đó thể hiện ở vấn đề : cả hai nhân vật đều mong muốn vươn tới một xã hội tốt đẹp , cuộc sống ấm no hạnh phúc , vứt bỏ gánh nặng cơm áo gạo tiền đang giày vò họ , bóp chết những ước mơ , hoài bão của họ . Nhưng mỗi người tìm cho mình những hướng đi khác nhau , Trần Sĩ -48- Thành tìm kiếm thế giới hạnh phúc ấy trong sự may rủi , đi theo luồng ánh sáng viễn vong của tiền bạc , nhân vật nhà văn không tên thì tìm thế giới hạnh phúc cho riêng mình trong mộng tưởng , trốn tránh thực tại để mơ về thế giới thần tiên , một nơi có thể vun đắp cho “một gia đình hạnh phúc ” . Như đã nói , đã là mộng thì sẽ phải tỉnh , cuộc sống với bao bộn bề , lo toan không cho phép anh tiếp tục mơ mộng , chính thực tại cuộc sống đã đánh thức anh , kéo anh về với cuộc sống . Hiện thực bên ngoài đang thay đổi từng phút từng giây đặt biệt là ở thời khắc của buổi giao thời với biết bao điều nhiễu nhương , hỗn tạp . Một đất nước rộng lớn như Trung Hoa trong thời đại như thế thì làm gì có đất sống cho “một gia đình hạnh phúc ” , xã hội phong kiến nửa thuộc địa bất công , tàn nhẫn , đàn áp , bóc lột con người đến tận xương tủy thì làm sao có thể tha cho một ai , làm gì dung nạp cho “một gia đình hạnh phúc ” . Một gia đình hạnh phúc là một tác phẩm được kết cấu theo lối đan xen rất độc đáo , giữa mạch suy tưởng viễn vong , mơ hồ của anh chàng nhà văn không tên là những yếu tố thực tại được nhà văn Lỗ Tấn lồng vào một cách khéo léo và mang ý đồ nghệ thuật của tác giả . Yếu tố thực tại đan xen vào giữa mạch suy tưởng như một sự ám ảnh khôn nguôi của nhân vật nhà văn không tên . Sự ám ảnh cứ bám theo từng dòng suy tưởng của anh , không muốn buôn tha . Anh luôn muốn chối bỏ nó cũng như luôn muốn chối bỏ cuộc sống thực tại để tìm đến một thế giới hạnh phúc như đã nói nhưng nào anh có chối bỏ được những yếu tố thực tại đang diễn ra luôn luôn , xung quanh anh : “Anh không thể tự kiềm chế được , chỉ muốn ngoảnh lại xem , bởi vì có tiếng người đi đi lại lại phía sau lưng hai ba bận , ồn ào . Nhưng anh cố nén lại và nghĩ tiếp , lung tung ” . Phải chăng đó cũng là một sự thúc bách , sự cấp thiết nóng bỏng của cuộc sống mà nhà văn này không thể làm ngơ ? Dường như Lỗ Tấn đã cố tình muốn yếu tố thực tại xung quanh kia làm chất xúc tác để đánh thức đầu óc mê muội viễn vong của anh chàng nhà văn -49- không tên kia , kéo anh về thực tại vì vũ đài cách mạng đang cần những trí thức có tâm hồn nhạy cảm như anh , anh cần lạo bỏ những mơ mộng hảo huyền để tỉnh táo , để đối diện với bản thân , đối diện với cuộc sống . Anh cần nhận thức rằng chỉ có con đường hòa nhập vào làn sóng ào ạt của cách mạng dân tộc mới đem đến cuộc sống ấm no , tự do cho anh , chỉ khi đó ước mơ xây dựng “một gia đình hạnh phúc ” mới thành hiện thực . Nhà văn không tên đã không thể sáng tạo nghệ thuật vì bị cuộc sống eo sèo với những nỗi lo miếng cơm , manh áo , gạo tiền cứ kéo anh về với thực tại khắc nghiệt nghèo túng . Cứ mỗi lần anh đang cố gắng hư cấu để dựng nên cảnh “một gia đình hạnh phúc ” , có hai vợ chồng đang ăn cơm trưa , chiếc bàn phủ trắng tinh , người bếp mang thức ăn lên , món ăn Trung Quốc thì bổng xen vào “hai lăm cân “và tiếng người vợ nhà văn gắt gỏng : “Củi . Hết sạnh rồi ” , buộc nhà văn phải ngừng mạch hư cấu để chuyển sang làm phép tính tiền củi để vợ trả tiền cho người bán củi . Xong việc , anh lại tiếp tục theo dòng suy tưởng của mình , nhưng chưa được bao lâu , khi anh đang tưởng tượng đến cảnh người chồng trong tác phẩm “Một gia đình hạnh phúc ” mời vợ vào phòng ăn của mình bằng một giọng ngọt ngào : “Em vào đi ! Em thân mến ” , thì lập tức nhà văn nghe một tiếng “bốp ” , làm nhà văn cắt đứt mạch suy tưởng : “Anh ngồi thẳng lưng ra , vì theo kinh nghiệm , anh biết “bốp ” như thế là tiếng bàn tay vợ đánh vào đầu đứa con gái mới lên ba . Nghe tiếng con khóc nhưng anh cứ ngồi thẳng lưng và tiếp tục dòng suy nghĩ ” . Anh ta đã mượn giai thoại của Mác để tạo thêm chỗ dựa tinh thần , tăng thêm nghị lực để tiếp tục suy nghĩ , tưởng tượng và hư cấu cho tác phẩm của mình . Anh ta nghĩ rằng : “Con khóc mà ông Mác cứ ngồi viết cuốn Tư bản như thường cho nên ông ta mới làm vĩ nhân ” . Nhưng đó chỉ là sự biện minh của một kẻ đang cố tình trốn tránh thực tại mà thôi , anh cũng để mặc con khóc như Mác nhưng chỉ để tiếp tục những dòng suy nghĩ viễn -50- vong mơ hồ , vô vị , không có ích , trong khi đó , anh lại không nhận thức được rằng sở dĩ Mác có nghị lực phi thường như thế là vì sức mạnh của niềm say mê nghiên cứu khoa học , hành động của Mác xuất phát từ mục đích chân chính của một vĩ nhân , vì lợi ích của cộng đồng nhân loại , không vì lợi ích cá nhân như anh . Có thể thấy rằng , Lỗ Tấn đã có những khám phá , những phát hiện rất tinh tế và đầy sáng tạo khi xây dựng người trí thức tiểu tư sản là những con người thừa , dù là cặn bã của xã hội nhưng họ đáng thương , có số phận bất hạnh trong xã hội Trung Quốc đương thời , tiêu biểu là Khổng Ất Kỷ , Trần Sĩ Thành , nhân vật nhà văn không tên … Lỗ Tấn đã tạo nên một thế giới nhân vật thật phong phú và đa dạng . Dù được xếp vào cùng dạng nhưng nhưng mỗi nhân vật con người thừa ấy lại có những nét khác nhau , tạo nên thế giới nhân vật thật đa dạng trong sáng tác của ông . Sự sáng tạo ấy góp phần tạo nên sự thành công cho nhà văn Lỗ Tấn . 2.2.2.2 Dạng trí thức tiểu tư sản tiến bộ nhưng chưa triệt để đến cùng Vấn đề hôn nhân tự do , giải phóng cá tính là nhu cầu cần thiết của tầng lớp thanh niên trí thức trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ . Giống như lời nhận xét của nhà văn không tên trong tác phẩm “Một gia đình hạnh phúc ” : “Trong óc thanh niên bây giờ , vấn đề nào là vấn đề lớn nhất nhỉ ? Nói chung là nhiều lắm , nhưng phần lớn đều xoay quanh câu chuyện tình yêu , hôn nhân , gia đình mà thôi ” . Ai cũng mong muốn tìm thấy cho mình một tình yêu , một gia đình hạnh phúc trên cơ sở hôn nhân tự do , không ràng buộc , điều này không chỉ là mong ước của thanh niên trong xã hội lúc bấy giờ mà đó còn là vấn đề để thanh niên mọi thời đại đấu tranh tìm kiếm . Trong hoàn cảnh lịch sử xã hội buổi giao thời , tầng lớp thanh niên trí thức Trung Quốc đang đứng trước ngưỡng cửa hấp thụ nền văn minh phương Tây tiến bộ , xóa nhòa tư tưởng -51- bảo thủ , hôn nhân xếp đặt không còn phù hợp với thời đại . Họ quan tâm đến lợi ích của cá nhân hơn , nên họ hăng hái đấu tranh để tìm cho mình tình yêu tự do vượt ngoài những định kiến của xã hội . Vì những lẽ đó , vấn đề trên đã trở thành một vấn đề nóng bỏng của xã hội , mà đã là vấn đề thời sự nóng bỏng thì ngòi bút của Lỗ Tấn không thể bỏ qua . Nhưng nhà văn đề cập đến vấn đề giải phóng cá tính , hôn nhân tự do không dựa trên cơ sở phục vụ cho những nhu cầu cá nhân . Theo Lỗ Tấn , tình yêu tự do , hôn nhân theo ý muốn không thể tồn tại trong một xã hội hỗ độn như thế , hôn nhân không thể đem lại hạnh phúc khi họ vẫn là nô lệ của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến thối nát , đen tối . Chính vì vậy , bằng ngòi bút văn chương , Lỗ Tấn đã chỉ ra cho chúng ta một vấn đề có ý nghĩa lớn nhất , tiến bộ hơn đó là : vấn đề giải phóng cá tính , hôn nhân tự do không thể tách rời vấn đề giải phóng xã hội , con người chỉ làm chủ được hôn nhân khi họ đã là chủ của xã hội , Lỗ Tấn muốn dùng văn chương của ông để thức tỉnh một lớp thanh niên trí thức trong xã hội , đang còn mê muội , chưa ý thức được mối quan hệ biện chứng giữa tập thể và xã hội , những thanh niên chỉ chạy theo lợi ích của cá nhân mà quên đi lợi ích chung của cộng đồng xã hội , tự tách mình khỏi cộng dồng thì trước sau gì cũng rơi vào bi kịch đỗ vở . Hai nhân vật Tử Quân nà Quyên Sinh trong “Tiếc thương những ngày đã mất ” là hai trí thức tiểu tư sản tiêu biểu cho lớp thanh niên này . Tử Quân và Quyên Sinh là hai trí thức tiểu tư sản tiến bộ , có thể gọi là những trí thức tân thời . Họ cũng giống như bao thanh niên trong xã hội lúc bấy giờ , họ tiếp thu những tư tưởng tiến bộ tự do của Tây học , họ quan tâm đến vấn đề giải phóng cá tính và hôn nhân tự do và họ đã đấu tranh dũng cảm để thực hiện lý tưởng của mình . Nhưng những lý tưởng của họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân mà quên đi lý tưởng xã hội . Họ chưa có tầm nhìn rộng lớn , -52- bởi chưa thấy được sự chi phối , điều hành của xã hội đối với cá nhân . Vì thế hôn nhân của họ không ra hoa kết trái và không thể chống chọi với những thử thách nghiệt ngã của cuộc sống . Tử Quân và Quyên Sinh là hai thanh niên cùng lý tưởng , họ yêu nhau nhưng vì những định kiến của lễ giáo phong kiến không cho phép , gia đình của nàng Tử Quân là biểu tượng của lễ giáo phong kiến đã cản trở cấm đoán nàng không cho nàng yêu Quyên Sinh . Họ đã không lùi bước và đã dũng cảm đấu tranh để thực hiện lý tưởng của mình là yêu đương và kết hôn tự do . Trốn gia dình , cũng đồng thời là trốn tránh lễ giáo phong kiến , họ tìm đến một quán trọ nhỏ ở một nơi xa xôi và họ đã có một gia đình hạnh phúc . Nhưng gia đình nhỏ của họ có thể đem đến cho đôi vợ chồng ấy hạnh phúc mỹ mãng suốt đời không ? “Một túp liều tranh hai quả tim vàng ” có bền vững không khi nó xây dựng trên nền tảng của những lợi ích cá nhân nhỏ bé ? Họ đã quên rằng , một khi những hủ tục phong kiến vẫn còn đó , chế độ phong kiến vẫn còn đó thì đến lúc nào đó cũng sẽ tìm đến , dù họ có chạy trốn đến đâu thì thế lực ấy cũng vẫn hiện hữu . Lễ giáo phong kiến đã bao trùm xã hội Trung Quốc trong suốt bốn ngàn năm “ăn thịt người ” , thế lực đen tối của nó vẫn bám theo họ , họ không thể trốn tránh , họ phải đấu tranh xóa bỏ nó một cách triệt để , phải đấu tranh xóa bỏ chế độ phong kiến để tìm lấy hạnh phúc thật sự . Qua hình ảnh của cặp vợ chồng Tử Quân và Quyên Sinh , Lỗ Tấn cho ta thấy , lớp thanh niên trí thức tiến bộ của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ đã tiến bộ hơn , họ có ý thức đấu tranh để giành lấy hạnh phúc nhưng thật sự sự đấu tranh đó còn quá yếu ớt , không triệt để vì không có một nền tảng tư tưởng chính trị vững chắc . Hơn nữa vấn đề đấu tranh của họ lại xuất phát từ lợi ích cá nhân . Rõ ràng họ đang vùng vẫy trong đêm trường nô lệ . Ở những trí thức tiến bộ vẫn có những điểm tích cực và tiêu cực . Họ tích cực ở chỗ biết đấu tranh để vượt lên trên những định kiến của xã hội vì -53- lý tưởng yêu đương và hôn nhân tự do , họ tiêu cực vì lý tưởng đó không xuất phát từ lý tưởng xã hội bởi xã hội là nhân tố quan trọng có thể chi phối điều hành cá nhân . Lỗ Tấn tán thành sự tích cực của tầng lớp trí thức tiểu tư sản tiến bộ này , đây là một yếu tố cần thiết để hình thành một lý tưởng cách mạng hoàn chỉnh , đủ sức thực hiện sứ mệnh giải phóng dân tộc . Nhưng đồng thời , Lỗ Tấn lên án gay gắt mặt tiêu cực trong lớp trí thức tiểu tư sản tiến bộ này , bởi họ đấu tranh một cách yếu ớt , không có lập trường , chỉ vì lợi ích của bản thân mà quên đi kiếp sống lầm than của biết bao số phận bi thảm khác trong xã hội , nhân dân đang sống trong kiếp sống nô lệ thì họ không thể thờ ơ , trốn tránh trong vỏ bọc ích kỉ của chủ nghĩa cá nhân , Lỗ Tấn kêu gọi thức tỉnh lớp người tiến bộ như Tử Quân và Quyên Sinh , nhà văn mong muốn họ xóa bỏ tư tưởng sai lầm đó để đưa họ về đúng đường , đi đúng hướng . Qua cuộc đời bi kịch của hai nhân vât Tử Quân và Quyên Sinh , Lỗ Tấn vạch ra cho lớp người trí thức tiến bộ thấy rõ hậu quả của việc tách rời lý tưởng cá nhân với lý tưởng xã hội , Tử Quân và Quyên Sinh sau một thời gian ngắn ngủi sống trong niềm hạnh phúc của một hôn nhân như ý , họ dã dần dần rơi vào bi kịch . Họ sống hầu như đoạn tuyệt với xã hội bên ngoài . Họ không nghĩ đến mục tiêu đấu tranh lâu dài và căn bản . Bởi vậy khi mục đích kết hôn đã đạt là họ đã thỏa mãn và quên đi lý tưởng sôi nổi lúc ban đầu , chính nhờ lý tưởng ấy mà hai trái tim đã gặp nhau . Nhưng cho dù có trốn tránh từ bỏ và tự gói mình trong “cái kén ”của chủ nghĩa cá nhân thì hiện thực cuộc sống xung quanh vẫn hiển hiện xung quanh họ , vẫn tác động đến họ có thể là trực tiếp hay gián tiếp . Giữa cơn sóng dữ dội của cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt thời bấy giờ làm sao có thể “một túp liều tranh hai quả tim vàng ” được . Dấu hiệu đầu tiên đánh dấu cuộc khủng hoảng tình yêu _hôn nhân của cặp vợ chồng này là vấn đề tiền nong . Chẳng bao lâu sau -54- Quyên Sinh thất nghiệp . Tiền bạc dù không là thứ yếu , tình yêu không xây dựng trên nền tảng của đồng tiền nhưng mọi chuyện không vui vẻ trong gia đình cũng xuất phát từ vấn đề tiền bạc mà ra . Gia đình của Tử Quân và Quyên Sinh cũng thế . Do ảnh hưởng trực tiếp của việc Quyên Sinh thất nghiệp mà tình yêu của họ bắt đầu rạn nứt , họ dần dần chịu bó tay trước cuộc sống . Như đã dự đoán ngay từ đầu , tình yêu của họ trước sau gì cũng đổ vở , chủ nghĩa cá nhân không thể là nền tảng dựng xây hạnh phúc cho con người , hạnh phúc của họ chẳng khác nào “một cái lâu đài bằng cát trước ngọn thủy triều thì còn trơ lại những mảnh vụn ” , tình yêu của họ không đủ sức để vượt qua những thử thách nghiệt ngã của cuộc sống . Tiền bạc không là tất cả nhưng là nguyên nhân của sự đổ vỡ . Thật vậy sự khủng hoảng về kinh tế dần dần đã dẫn đến sự khủng hoảng trong tình yêu của vợ chồng Tử Quân và Quyên Sinh . Quyên Sinh dần dần nhận thức được cuộc sống , cách nhìn đời của anh có phần nhạy hơn và sâu hơn Tử Quân . Chàng đã phải thốt lên : “Tình yêu phải được đổi mới luôn luôn , lớn dần lên và phải sáng tạo ” . Nếu trước kia họ sống hết mình cho tình yêu , đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân thì giờ đây họ lại chán ngán chính cái hạnh phúc gia đình mà họ đã phấn đấu để giành được . Tình yêu của họ đã đứng trên bờ vực thẩm . Chia tay là vấn đề tất yếu chỉ không biết là lâu hay mau . Họ không đủ sức để cùng nắm tay nhau chiến đấu và họ đã đầu hàng một cách thảm hại . Tử Quân lại trở về với gia đình nàng , nơi mà trước đây nàng đã giác ngộ và bỏ đi , Tử Quân chẳng khác nào một con chim đã có đủ sức xổ lồng nhưng bay một vòng rồi lại trở về cái lồng sơn son thiếp vàng của lễ giáo phong kiến . Quyên Sinh thì trở về cái hội quán nhỏ lạnh lùng , nơi gặp gỡ ban đầu của Tử Quân và Quyên Sinh , họ gặp nhau ở lý tưởng và cùng yêu nhau tại đây . Kết cục của họ là sự kết thúc của những số phận bi thảm , sống cuộc đời không lối thoát . -55- Thuở ban đầu Tử Quân và Quyên Sinh là hai thanh niên mang những lý tưởng sôi nổi của thế hệ trẻ trong xã hội . Họ yêu nhau , họ chiến đấu dũng cảm . Song vì xa rời thực tế , cô độc , không có lý tưởng kiên định nên cuối cùng chỉ lượn một vòng nhỏ thì họ lại trở về nơi cũ . Hình ảnh của họ cũng chẳng khác nào chàng Lã Vi Phủ ( Trong quán rượu ) : “Ngày nhỏ nhìn thấy con ong con ruồi đậu một chỗ , bị cái gì làm giật mình liền bay đi nhưng lượn một vòng nhỏ lại trở về đậu xuống chỗ cũ thì cho rằng thật buồn cười và cũng thực đáng thương . Ngờ đâu bây giờ chính mình cũng bay về , chẳng qua là lượn một vòng nhỏ mà thôi ” . Thật vậy , dù mỗi dạng trí thức có những vấn đề trăn trở riêng nhưng nhìn chung sống trong xã hội Trung Quốc đương thời thì họ vẫn là những người sống không lối thoát , bế tắt , mãi chìm đắm trong ảo tưởng , xa rời thực tế . Riêng với nhân vật Tử Quân , cô là nhân vật điển hình cho người phụ nữ tiến bộ chỉ mới xuất hiện sau phong trào Ngữ Tứ , đây là thời kì mà những tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc . Trong bốn ngàn năm chế độ phong kiến thống trị , thì người phụ nữ chính là nạn nhân chịu hậu quả nặng nề nhất của chế độ này . Người phụ nữ trong xã hội phong kiến mang kiếp sống của một nô lệ , sống lệ thuộc vào người đàn ông . Những lễ giáo phong kiến khắc khe luôn đè nặng lên vai người phụ nữ yếu đuối , chẳng những “tam tòng tứ đức ” mà còn “phu tử tòng tử ” …Chính vì vậy , khi nhìn lại lịch sử văn học Trung Quốc , chúng ta không thấy gì làm lạ về việc hình ảnh người phụ nữ rất ít xuất hiện trong văn học cổ Trung Quốc , có chăng cũng chỉ là tô điểm cho nhân vật nam chính . Ngay cả vào thời đại sau Ngũ Tứ thì nhân vật người phụ nữ vẫn là vấn đề kiên kị của nhiều cây bút đương thời . Với tư cách là nhà văn , nhà tư tưởng lớn , nhà cách mạng vĩ đại , gánh vác sứ mệnh lịch sử , Lỗ Tấn đã truyền cho những người -56- phụ nữ bất hạnh thêm nghị lực , giao trách nhiệm chống lễ giáo phong kiến cho họ , những nạn nhân trực tiếp của lễ giáo phong kiến . Vì lẽ đó mà nàng Tử Quân đã dám dõng dạc tuyên bố : “Con người tôi là của tôi không ai có quyền can thiệp ” . Tử Quân là một tri thức đồng thời là một người phụ nữ tiến bộ . Nàng dám can đảm chống lại lễ giáo phong kiến , dám bước qua rào cản của gia đình để đến với Quyên Sinh , đến với tình yêu tự do . Lời tuyên bố dứt khoát của nàng “không thể là lời tuyên bố của bất kì người phụ nữ Trung Quốc nào trước cô , hai vai còn gánh nặng tam tòng tứ đức , cũng không thể là lời tuyên bố của bất kì người phụ nữ Trung Quốc nào sau cô , khi mà những tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu bộc lộ sự bất lực của nó ” [ 1 5 ;tr 4 2 ] . Lỗ Tấn đã tin tưởng vào Tử Quân cũng như tin tưởng vào người phụ nữ Trung Quốc , ở Lỗ Tấn không có sự phân biện giai cấp , tầng lớp , là nam hay nữ , ông tin vào con người vào bản chất lương thiện của con người vì ông nghĩ rằng không ai là không có khả năng làm cách mạng , ở mỗi người đều chứa đựng tiềm năng ấy , chỉ cần ông cố gắng lay động họ thì tiềm năng cách mạng trong họ sẽ được đánh thức . Đối với những người phụ nữ , Lỗ Tấn thông cảm , chia sẻ với những bất hạnh mà họ phải chịu đựng khi sống dưới chế độ xã hội nam quyền ngự trị , ai ai cũng có quyền sống và quyền được làm người . Một trí thức tiến bộ như Tử Quân đã mang những tiềm năng làm cách mạng , điều này Lỗ Tấn rất đáng ghi nhận nhưng ở Tử Quân vẫn bộc lộ những mặt yếu hèn của tư tưởng dân chủ tư sản . Nàng dám đứng lên đòi quyền sống chống lại thế lực phong kiến hung bạo nhưng lại xuất phát từ mục đích cá nhân nên nàng đã cam chịu thất bại và kết thúc bi kịch cuộc đời Tử Quân là cái chết uất ức của nàng . Hình ảnh nàng trí thức tiểu tư sản tiến bộ Tử Quân đã làm chúng tôi nhớ đến nhân vật cô Ái trong truyện ngắn “Li hôn ” . Nếu nàng Tử Quân là người phụ nữ trí thức đầu tiên đòi quyền sống , đòi quyền tự do yêu đương , muồn dứt bỏ gánh nặng “tam tòng tứ -57- đức ” đã đè nặng lên vai người phụ nữ Trung Quốc trong suốt bốn ngàn năm qua , thì cô Ái là người phụ nữ nông dân đầu tiên trong truyện ngắn Lỗ Tấn đã dám đứng lên trực diện chống lại áp bức của lễ giáo , cụ thể trong tác phẩm là vấn đề chống lại nam quyền phong kiến . Dù xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo khổ lại là một người phụ nữ yếu đuối nhưng cô không cam chịu sống nô lệ , không cam chịu để cho chồng của cô tự ý ruồng bỏ cô mà đi theo người đàn bà khác . Cô đã tuyên bố rất mạnh mẽ : “Gạt tôi ra là không được đâu , huyện xử không xong thì tôi lên phủ ” . Cũng giống như Tử Quân , Lỗ Tấn đã dành niềm ưu ái cho người phụ nữ nông dân có tính cách mạnh mẽ như cô Ái . Tinh thần phản kháng của cô Ái rất đáng ghi nhận , cô biết đấu tranh để thoát khỏi cuộc sống nô lệ của chế độ nam quyền phong kiến , cô có lòng tự trọng của một con người luôn khao khát cuộc sống tốt đẹp . Phẩm chất ấy cần thiết cho lực lượng cách mạng tương lai . Nhưng ở cô Ái vẫn cần loại bỏ những khối u rất lớn trong tâm hồn . Khối u ấy chính là lòng tin mê muội vào thế lực phong kiến , điều này thể hiện ngay trong lời tuyên bố của cô : “Huyện xử không xong thì tôi lên phủ ” . Cô Ái vẫn nuôi ảo tưởng với pháp luật phong kiến và những kẻ đại diện cho nó . Cô chưa thật sự nhận thức rằng pháp luật của chế độ mà cô tin tưởng đã bị mục rữa , công lí không thể tồn tại trong xã hội đức độ được đo bằng đồng tiền , làm sao có thể tìm thấy công lí trong một xã hội như thế được . Vì chưa nhận thức được điều đó nên cô Ái đã thất bại . Thất bại này bắt nguồn từ con mắt thiển cận của những người nông dân “thấp cổ bé miệng ” như cô Ái . Chỉ có con đường cách mạng mới là ánh sáng , là công lí mà họ , những người như cô Ái , Tử Quân mới có thể tin tưởng và đi theo con đường đó , có như thế họ mới tìm cho mình hạnh phúc đích thực . Có thể nói truyện ngắn viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản tiến bộ nhưng không triệt để như Tử Quân và Quyên Sinh (Tiếc -58- thương những ngày đã mất ) có ý nghĩa giáo dục rất cao . Lỗ Tấn đã dùng văn chương để cải tạo tâm hồn của tầng lớp thế hệ thanh niên trong xã hội . Ông kêu gọi họ hãy có trách nhiệm với cộng đồng xã hội trong thời kì đất nước đang lâm vào tình trạng “dầu sôi lửa bỏng ” . Là những mầm tương lai của đất nước họ phải sống có ý thức , từ bỏ chủ nghĩa cá nhân ích kỉ để hòa nhập vào cơn sóng dữ dội của cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt lúc bấy giờ . Nếu có yêu nhau thì tình yêu ấy phải dựa trên nền tảng xã hội , hôn nhân đem đến hạnh phúc cho con người khi con người đã tự do , phải cởi bỏ xiềng xích phong kiến . Nói cách khác vấn đề giải phóng cá tính , hôn nhân tự do không thể giải quyết đơn độc , tách rời vấn đề giải phóng xã hội . Ý nghĩa giáo dục ấy trong truyện ngắn Lỗ Tấn viết về đề tài người trí thức tiến bộ không chỉ có giá trị trong xã hội Trung Quốc đương thời mà cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị . Trong xã hội tiến bộ , con người đã được tự do , vấn đề giải phóng cá tính và hôn nhân tự do không còn là vấn đề cấp thiết để tầng lớp thanh niên cần phải đấu tranh . Vì quyền yêu đương và tự do kết hôn đã trở thành quyền cơ bản của mỗi công dân trong xã hội . Trong xã hội tiến bộ ấy , tầng lớp thanh niên hiện đại không phải là không có kẻ thù , mà kẻ thù của họ ngày càng mạnh hơn và sâu hiểm hơn , con người khó có thể nhận ra và chế ngự nó , kẻ thù đó chính là chủ nghĩa cá nhân . Một khi cái cá nhân được giải phóng nó sẽ tự do vùng vẫy nhưng nếu vượt qua ngưỡng nhất định nào đó thì chủ nghĩa cá nhân ấy không những không đem đến hạnh phúc cho con người mà nó sẽ trở thành lưỡi dao sắc chặt đứt sự sống của con người , đưa con người đến vũng lầy tội lỗi . Có thể nói chủ nghĩa cá nhân như con dao hai lưỡi , tầng lớp thanh niên trí thức dù có tiến bộ đến mấy thì cũng khó lòng dánh bại kẻ thù vô hình ấy vì con người có thể đấu tranh chống một thế lực thù địch nào đấy , chẳng hạn như sự đấu tranh của trí thức tiến bộ chống lại lễ giáo phong -59- kiến lạc hậu , giải phóng cá tính hay giai cấp nông dân chống bọn địa chủ phong kiến …thì sự đấu tranh của họ sẽ dễ dàng hơn , vì kẻ thù của họ là những thế lực hữu hình , họ có thể nhìn thấy và nhận ra được . Nhưng chủ nghĩa cá nhân thì không thể . Thật vậy , đấu tranh với chính bản thân , với những tham vọng , ước muốn ích kỉ của chính mình thì con người khó lòng mà đánh bại . Cũng chính vì thế mà con người , đặc biệt là lớp trí thức tiến bộ trong xã hội hiện nay phải nhận thức được kẻ thù nguy hiểm và đáng sợ đó để loại bỏ nó ngay từ đầu để cái tôi đơn thuần trong mỗi người không phát triển thành chủ nghĩa cá nhân ích kỉ . Để thực hiện được điều này , thì lớp thanh niên trí thức phải luôn ý thức lợi ích cá nhân phải gắn liền với lợi ích xã hội , cá nhân chịu sự chi phối , điều hành của xã hội . Xã hội tiến bộ , con người cần có tầm nhìn rộng lớn hơn , con người không chỉ sống cho bản thân mà còn sống cho người khác . Với ý nghĩa đó truyện ngắn viết về người trí thức tiến bộ của Lỗ Tấn đã thật sự mang ý nghĩa giáo dục không chỉ cho xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ mà cho đến ngày nay ý nghĩa giáo dục ấy vẫn tồn tại và được con người ở mỗi thế hệ phát huy cao nhất , điều này không chỉ thể hiện ở xã hội Trung Quốc hiện đại mà còn cả thế giới trong đó có Việt Nam chúng ta . 2.2.2.3 Dạng trí thức tiểu tư sản tự ý thức về bi kịch của chính mình Ta đều biết , có một thế giới nhân vật trí thức đông đảo trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . Đó là Khổng Ất Kỷ (Khổng Ất Kỷ ) , Trần Sĩ Thành (Luồng ánh sáng ) , Cao Cán Đình (Cao Phu Tử ) , Tứ Minh (Miếng xà phòng ) đều thuộc giới trí thức bạc nhược , tiêu cực , không tự ý thức về bản thân . Đó là Phương Huyền Xước (Tết đoan ngọ ) thuộc giới trí thức đớn hèn , nhẫn nhục , tuy ý thức về bản thân , bất bình với hiện thực nhưng lại không có dũng khí đấu -60- tranh , trở thành kẻ vô tâm chỉ biết sống bo bo cho mình . Có đau khổ đấy , có hối hận đấy , có tự sỉ vả mình đấy để rồi sau đó lại tự triết lí , thanh minh , biện hộ cho sự bất lực của mình và cuối cùng chìm sâu hơn trong vòng lẩn quẩn , cam chịu . Còn một đối tượng trí thức nữa _ giới trí thức tiên tiến , lương thiện , ôm ấp những hoài bão lớn lao . Mơ ước của họ không phải là giấc mộng nhỏ bé , bình thường như : danh vọng , tiền tài , hạnh phúc cá nhân mà là khát vọng cao cả gắn với công cuộc cải cách xã hội và đấu tranh cho quyền tự do dân chủ . Đương thời , khi tư tưởng phong kiến còn đè nặng lên mỗi con người , nhiều phần tử trí thức còng lưng bó gối , phó mặc cuộc đời cho số phận thì bộ phận trí thức tiên tiến này không bằng lòng cuộc sống đơn điệu , không quy thuận nếp sống an phận , đã thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân về cả về lẽ sống ở đời : Sống là phải đem đến cho cuộc đời những điều tốt đẹp , sống là góp phần làm cho cuộc đời có ý nghĩa hơn . Rủ bỏ cái bản chất nô lệ đã ăn sâu , bám chặt trong tiềm thức bao đời , họ đã dám khát khao , mong mỏi tìm đến , vươn tới những gì cao đẹp nhất . Những khát vọng kì vĩ , dự định lớn lao ấy đã biến họ trong con mắt của kẻ tầm thường trở nên “kì quái ” , “khác người ” . Tuy nhiên , bên cạnh cái tích cực , do địa vị kinh tế , chính trị bấp bênh , giới trí thức này cũng mang những nhược điểm vốn có : hay do dự , thỏa hiệp , dễ dao động và buông xuôi . Khi nhận thấy được sự đen tối của hiện thực xã hội , họ dễ dàng nảy sinh tâm lí bi quan , chán nản , thất vọng . Các lí tưởng cá nhân mỏng manh của họ không đủ sức chống chọi nổi hoàn cảnh khốc nghiệt . Cuộc đời bị vùi dập , hoài bão lớn lao tan vỡ , tấn bi kịch trong tâm hồn họ cũng rướm máu . Từ chỗ có lí tưởng “muốn xong pha với đời ” , họ dần dần mất niềm tin , chỉ còn biêt kéo lê cuộc sống thảm hại qua chuỗi ngày vô vị , tẻ nhạt . Càng gắng gượng giãy giụa , tìm lối thoát , họ càng bị bủa vây , thắt chặt hơn trong ngao ngán , lẻ loi , khổ đau , bế tắc . Hai truyện “Trong quán rượu ” (Tại tiểu lầu thượng ) và “Con người cô -61- độc ” (Cô độc giả ) đã đi sâu phản ánh bi kịch tinh thần của bộ phận trí thức này , những con người khắc khoải , bàng hoàng , trở thành người xa lạ trước thời cuộc . “Trong quán rượu ” và “Con người cô độc ” có ba người kể chuyện trong đó có một người xuất hiện thứ yếu (cụ Phát trong tác phẩm “Trong quán rượu ” ) kể về cái chết của nhân vật Thuận (lời kể chỉ có 1 / 1 4 trang sách dịch ) và bà nội thằng bé Lương (chiếm 2 / 3 0 trang sách dịch ) kể về nhân vật Ngụy Liên Phù trước khi chết phần chủ yếu trong hai truyện trên là lời của hai nhân vật chính . Hai người kể này là hai chủ thể mang ý thức độc lập về tính cách và tư tưởng , họ vừa có nét tương đồng vừa có nét đối lập . Tuy giữ vai trò chính _phụ khác nhau nhưng không ai trong số họ có thể thiếu được trong kết cấu tự sự người này hổ trợ người kia , góp phần làm nổi bật đặc điểm tính cách , tư tưởng của mỗi người làm sâu sắc thêm ý nghĩa chính thể tác phẩm . Làm nhiệm vụ dẫn dắt kể lại toàn bộ câu chuyện là người kể xưng tôi , được coi là người trần thuật thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện , không ngừng can dự vào câu chuyện bằng nhiều hình thức ) . Các tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của nhân vật phát ngôn này . Nhân vật chính trong hai truyện này là Lã Vi Phủ (Trong quán rượu ) và Ngụy Liên Phù (Con người cô độc ) được coi là nhân vật trần thuật thứ hai . Hai nhân vật trần thuật ở từng câu chuyện có sự giao lưu hai chiều . Nếu không có sự dẫn dắt và giao lưu của nhân vật người kể chuyện “tôi ” thì tính cách của Lã Vi Phủ và Ngụy Liên Phù không thể thực hiện trọn vẹn , ngược lại , nhờ có quá trình giao lưu với các nhân vật chính mà tính cách của nhân vật người kể chuyện “tôi ” với vai trò là nhân vật phụ cũng hiện lên một cách tự nhiên , chân thực . Qua tiếp xúc với các nhân vật , người đọc dễ dàng nhận thấy cả hai nhân vật phát ngôn tự sự trong hai tác phẩm đều là những trí thức thất bại , đang trong tâm trạng cô độc , chán chường , hoang mang … .tất cả -62- đều ẩn chứa những nét nào đó gần gũi với ý thức , tư tưởng tình cảm của nhà văn Lỗ Tấn . Trước hết , thông qua sự giao lưu giữa nhân vật “tôi ” và Lã Vi Phủ (Trong quán rượu ) chúng ta thấy thái độ kinh ngạc và thất vọng của nhân vật “tôi ” trước sự thoái hóa về tư tưởng của người bạn cũ _người mà trước đây cũng hăng hái cùng với nhân vật “tôi ” bàn chuyện sôi nổi về nước Trung Hoa mới “bàn hết ngày này sang ngày khác phương pháp cải cách nước Trung Hoa ” . Từ một thanh niên nhiệt tâm , Lã Vi Phủ trở thành một con người mất hết nhuệ khí , niềm tin , chẳng còn muốn quan tâm đến điều gì “cái gì cũng muốn qua loa cho xong chuyện thì thôi ” . Điều mà nhân vật “tôi ” thấy đáng buồn nhất là trong sự đổ vở , chán chường , chí khí tiêu mòn , Lã Vi Phủ chỉ biết tiêu phí ngày tháng , thời gian của anh ta vào những việc tẻ ngắt mà chính bản thân anh ta cũng biết là vô nghĩa lý “Tôi bây giờ không biết một cái gì , ngày mai đây làm gì cũng không biết , phút sắp đến cũng thế ” . Bi kịch của Lã Vi Phủ ở chỗ , tuy ý thức được sự bạc nhược tinh thần của mình nhưng anh ta cảm thấy hoàn toàn vô vọng . Ngụy Liên Phù (Con người cô độc ) cũng trong tâm trạng đó . Từng được tiếp thu nền tư tưởng tiến bộ , từng mong ước , kỳ vọng vào sự thay đổi tương lai nhưng khi vấp phải hiện thực phủ phàng , anh ta vứt bỏ tất cả . Cái xã hội tồi tệ làm cho cuộc sống anh ta trở nên bi đát hơn bao giờ hết , đến một cái tem cũng không có tiền mà mua . Nhiệt huyết khô trụi , mất niềm tin , anh ta hận đời , chán sống . Có lúc cũng nghĩ đến cái chết “Chính tôi cũng cảm thấy mình không đáng sống nữa ” nhưng anh ta không có đủ gan để chết và anh phải gượng sống , sống để trả thù đời . Rồi “như con tằm , anh tự bủa xung quanh anh một tổ kén , nhốt mình trong đó ” , chính mình làm cho mình cô độc . Một sự tự vấn “Tất cả những gì xưa kia tôi thù ghét , phản đối , bây giờ tôi làm hết . Tất cả những gì xưa tôi sùng bái , chủ trương , bây giờ tôi bỏ hết ” . Cự tuyệt với quá -63- khứ , tương lai mờ mịt , tạm sống lây lất , nhân vật Ngụy Liên Phù tự tìm cách đào thải mình . So với Lã Vi Phủ , Ngụy Liên Phù phức tạp hơn nhiều . Bi kịch tinh thần của anh ta cũng nặng nề hơn . Trong con người này luôn có mâu thuẩn gay gắt , một mặt anh ta tìm mọi cách thoát khỏi tình cảnh khốn khó về vật chất , chỉ để “tiếp tục sống ” , mặt khác , anh ta lại tự coi khinh kiểu sống “thiếu tư cách ” của mình . Sau khi bước chân vào chốn thượng lưu , bề ngoài anh ta tỏ ra vui vẻ , tự đắc nhưng trong lòng là nỗi đau , nỗi tuyệt vọng . Cả hai nhân vật người trí thức này không muốn bị chết nhưng về tinh thần , cả hai đã bị hủy diệt , chỉ còn thân xác mà thôi . Qua ngôn ngữ của người kể chuyện xưng “tôi ” , người đọc đồng thời nảy sinh nhiều suy nghĩ , cảm xúc với hai nhân vật này : vừa cảm thong , thương xót , vừa đáng giận , đáng trách , lại vừa không biết cách gì giúp họ thoát khỏi bể khổ trầm luân bấy giờ … Xét cho cùng , điều đáng quý nhất ở đối tượng trí thức này là tuy cuộc sống vô mục đích nhưng họ vẫn còn giữ lại tấm lòng yêu thương của một con người đối với người thân của mình : với Lã Vi Phủ đó là hành động đi tảng mộ cho em , mua nơ kẹp tóc tặng cháu gái … ; với Ngụy Liên Phù đó là tình cảm trìu mến đối với những đứa trẻ con nhà chủ trọ … Những điều này cho ta thấy cuộc sống thực là cực nhọc nhưng không thể giết chết tình người nồng ấm . Có thể lý giải nguyên cớ vì sao hai nhân vật trên tiêu biểu cho loại trí thức đầy bi kịch kia có tâm trạng như vậy : đổ vở lý tưởng , khắc khoải , cô độc , bàng hoàng . Tác giả Lỗ Tấn đã nói rất rõ bi kịch tinh thần của người trí thức : nguyên nhân xã hội , nguyên nhân ở chính đối tượng trí thức không đủ dũng khí kiên quyết để nuôi dưỡng nhiệt tâm , để rồi nó leo loét , tàn lụi . Sở dĩ , Lỗ Tấn đề cập đến một cách rõ ràng và chính xác đến như vậy là bởi nó chính là tâm trạng , là sự tự vấn ở bản thân ông . Có nghĩa là Lỗ Tấn đã từng trải niếm sự thống khổ như thế , đã -64- từng có lúc “bàng hoàng ” bởi đổ vở , sự xa lánh của người đời , sự hụt hẫng ở tinh thần . Nhưng ở Lỗ Tấn , ông không thể nào sống chung với sự đời vô nghĩa lý , nhàm chán . Hơn nữa , ý thức kiên quyết triệt để thuở thanh niên liên quan đến suy nghĩ về người dân Trung Hoa và cả thân nhân của nhà văn . Vì vậy , dễ hiểu là loại trí thức đã được nhà văn đề cập ở đây rất dễ nhận được sự đồng cảm , tương thông của đọc giả và của chính ông , vì đó cũng là hình bong phản chiếu tâm tư , suy nghĩ của nhà văn ) . Hình ảnh Lã Vi Phủ và Ngụy Liên Phù tự phá hủy cuộc đời , lý tưởng của mình bằng những công việc vô nghĩa lý , chẳng đâu vào đâu cũng tương tự như hình ảnh của nhà văn trong cuộc đời thực : bao năm trời bị thái độ bi quan , tiêu cực án ngữ , quằn quại trong nỗi buồn chán vô hạn , tìm mọi cách làm cho tâm hồn mình tê dại đi . Đề cập đến giới trí thức kiểu này có nghĩa là nhà văn tự nói về mình tận đáy lòng . Đây là việc làm có ý nghĩa sâu sắc . Sự hoài nghi , thất vọng , bi quan , suy sụp tinh thần của các nhân vật vừa phản ánh cảm nhận cá nhân của tác giả , vừa phản ánh tâm trạng chung của giới trí thức đương thời . Không ít nhà nghiên cứu cho rằng , cuộc đối thoại giữa nhân vật “tôi ” với nhân vật Lã Vi Phủ là phản ánh quá trình tự đối thoại trong tư tưởng Lỗ Tấn . Mỗi nhân vật trong hai nhân vật ấy cũng là một trong hai mặt của “cái tôi ” tác giả . Và trong mỗi nhân vật lại nảy sinh mâu thuẩn nội tại của ý thức nhà văn . Cũng vậy , xung đột diễn ra nơi nội tâm sâu thẳm của nhân vật Ngụy Liên Phù ít nhiều có liên thông đến nội tâm của tác giả … Thông qua các nhân vật , tác giả không chỉ thể hiện tâm trạng bi phẩn của mình mà còn tiến hành thẩm vấn , nhìn lại tâm hồn mình . Cái tôi của mỗi người là kẻ thù lớn nhất của mỗi người . Vì lẽ đó , con người phải luôn biết vượt lên chính mình và tiền hành cuộc chiến hàng ngày với chính bản thân mình . Không phải mọi cái tôi đều có thể sửa đổi , nhưng phải để nó đối diện với chính nó thì mong ra mới có cơ hội . Trên cơ sở này , hai truyện viết về hai -65- nhân vật trí thức trên thực chất thể hiện tinh thần tự giải phẩu của chính bản thân tác giả . Ngòi bút Lỗ Tấn đã dũng cảm nhìn sâu vào mình , vào tầng lớp mình để nghiêm túc phân tích , mổ xẻ , cùng là mục đích qua đó tìm lối thoát cho cả một lớp người , cho cả một xã hội _một xã hội bệnh tật với những con người “cả thể xác và tâm hồn đều nhuốm bệnh ” . Như vậy , theo điểm nhìn đa tuyến nhưng trong hai tác phẩm này mang tính hướng nội , kể theo điểm nhìn của ý thức nhân vật , trạng thái tinh thần nổi rõ lên như ý nghĩ , cảm giác , cảm xúc … , nhân vật “tôi ” cũng đang hoạt động tư duy : kể và suy gẫm , kể và độc thoại , kể và tự ý thức …là những thủ pháp kể chuyện (trần thuật ) độc đáo qua hai tác phẩm nay của Lỗ Tấn . Hai truyện trên tác động cùng lúc cả lý trí và tình cảm , trí tuệ và cảm xúc của người đọc , để lại bao nhiêu suy gẫm , nhất là những ai tự cho mình là người trí thức hôm nay . -66- Phần III KẾT LUẬN Lỗ Tấn đã cố gắng hoàn thành sứ mệnh lịch sử thiêng liêng của mình đó là “chấn hưng dân khí ” , “mở mang dân trí ” cho đến hơi thở cuối cùng .Và Lỗ Tấn đã thật sự xứng đáng với danh hiệu “dân tộc hồn ” mà quần chúng nhân dân Thượng Hải đã truy tặng . Suốt cuộc đời ông sống và chiến đấu vì sự nghiệp dân tộc , ngòi bút văn chương của Lỗ Tấn đã trở thành vũ khí lợi hại vạch trần sự xấu xa , thối nát của xã hội cũ , đồng thời cũng chính ngòi bút ấy đã trở thành lưỡi dao mổ xẻ căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Quốc , thức tỉnh họ , đưa họ hòa nhập vào làn sóng đấu tranh cách mạng , cải cách xã hội . Thật vậy trong buổi giao thời đầy biến động , sự đấu tranh “một mất một còn ” giữa cái cũ và cái mới trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ đã đặt ra nhiều vấn đề xã hội cấp thiết . Là lớp người rất nhạy bén với thời cuộc , lớp người trí thức tiểu tư sản giữ một vai trò nhất định trên vũ đài lịch sử . Họ vừa là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên , lại là lớp người chứa đựng không ít mâu thuẩn tư tưởng phức tạp .Với tâm huyết của một nhà văn cách mạng , Lỗ Tấn đã tìm đến họ với mục đích thức tỉnh họ , và để làm được điều đó ông không ngần ngại đấu tranh , phê phán những thói hư tật xấu của họ với mục đích là đưa họ vào dàn đồng ca của quần chúng cách mạng .Và nhân vật trí thức đã trở thành đối tượng được Lỗ Tấn đề cập nhiều nhất trong truyện ngắn xuất sắc . Thông qua bàn tay điêu luyện của một người thợ lành nghề , người trí thức ngoài đời khi đi vào tác phẩm của Lỗ Tấn đã trở nên chân thật , sinh động vừa mang tính khái quát cao nhưng cũng vừa cụ thể , chi tiết . Thật vậy , người trí thức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn rất phong phú và đa dạng , đó có thể là những tên trí thức tiểu tư sản cặn bã như Khổng Ất Kỷ (Khổng Ất Kỷ ) , Trần Sỹ Thành (Luồng ánh sáng ) , nhà văn không tên (Một gia đình hạnh -67- phúc ) … … ,nhưng cũng có những trí thức tiểu tư sản tiến bộ nhưng chưa triệt để như : Tử Quân và Quyên Sinh (Tiếc thương những ngày đã mất ) , hay là những trí thức tiểu tư sản tự ý thức về bi kich của chính mình như Lã Vi Phủ ( Trong quán rượu ) và Phương Huyền Xước ( Con người cô độc ) …Họ là những con người có đủ hai mặt tích cực và tiêu cực , mâu thuẩn trong tâm hồn cứ giày xéo , biến cuộc đời của những người trí thức ấy thành những tấm bi kịch .Với tấm lòng nhân đạo cao cả Lỗ Tấn luôn luôn quan tâm đến cuộc sống của những con người bất hạnh , ông đã vô cùng đau xót khi phải chứng kiến cuộc sống đau khổ , bế tắc của những người trí thức . Tìm hiểu các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn để thấy được rằng Lỗ Tấn là một nhà văn vĩ đại . Lỗ Tấn vĩ đại ở những tư tưởng , những giá trị nhân đạo sâu sắc ẩn chứa trong từng trang viết . Đọc truyện ngắn của Lỗ Tấn người đọc không những thấy được những con người đau khổ , bệnh hoạn , bế tắc , một xã hội Trung Quốc nhiễu nhương là vũng bùn lầy đang chôn vùi cuộc đời của biết bao con người bất hạnh luôn muốn khao khát cuộc sống tốt đẹp như : Trần Sỹ Thành , Tử Quân , Quyên Sinh , Lã Vi Phủ , Ngụy Liên Phù …Đồng thời qua việc tìm hiểu những nhân vật trí thức này ta cũng thấy được tài năng nghệ thuật độc đáo của Lỗ Tấn , ông đã dày công nghiền ngẫm , xây dựng kết cấu chặt chẽ , hợp logic , súc tích nhưng rất hoàn chỉnh , đồng thời nhà văn cũng đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật rất độc đáo khi xây dựng người nhân vật người trí thức như “điểm nhãn ” , “truyền thần ” miêu tả nội tâm nhân vật rất chân thực và phong phú … . . Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn ” , người viết nhận thấy rằng đây là đề tài khó , dù đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong được sự góp ý của quý độc giả . -68- TÀI LIỆU THAM KHẢO *Tác phẩm của Lỗ Tấn : Lỗ Tấn - Truyện ngắn Lỗ Tấn , Trương Chính (dịch ) , NXB Văn học , 2 0 0 0 . *Tài liệu tham khảo : 1. Trịnh Ân Ba , Trịnh Thu Lôi - Văn học Trung Quốc , Lê Hải Yến dịch , NXB Thế giới , 2 0 0 2 . 2. Trương Chính - Nhìn lại văn học Ngũ Tứ của Trung Quốc với Việt Nam (tuyển tập Trương Chính , tập 1 ) , NXB Văn hóa Hà Nội , 1 9 9 7 . 3. Hà Minh Đức (chủ biên ) - Lý luận văn học , NXB Giáo dục , 1 9 9 8 . 4. Hà Minh Đức (chủ biên ) - Văn học , NXB Giáo dục , 2 0 0 0 . 5. Lê Bá Hán (chủ biên ) - Từ điển thuật ngữ văn học , NXB Giáo dục , 1 9 9 2 . 6. Lâm Chí Hào - Truyện Lỗ Tấn , Lương Duy Thứ _Nguyễn Thị Minh Hồng dịch , NXB Văn nghệ TP HCM , 2 0 0 3 . 7. Chương Bồi Hoàn , Lạc Ngọc Minh (dịch ) - Văn học Trung Quốc , (tập 3 ) , NXB Phụ nữ , 2 0 0 0 . . 8. Phương Lựu (chủ biên ) - Lý luận văn học , NXB Giáo dục , 2 0 0 6 . 9. Phương Lựu - Lỗ Tấn _nhà lý luận văn học , NXB Giáo dục , 1 9 9 8 . 10. Đặng Thai Mai toàn tập (tập 1 , 2 ) , NXB Văn Học Hà Nội , 1 9 9 7 . 11. Nhiều tác giả - Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc (tập 2 ) , NXB Thế giới , Hà Nội , 2 0 0 0 . -69- 12. Nhiều tác giả - Lịch sử phương Tây , NXB Giáo dục , 1997. 13. Lương Duy Thứ - Lỗ Tấn _ tác phẩm và tư liệu , NXB Giáo dục , 1 9 9 8 . 14. Lương Duy Thứ - Bài giảng văn học Trung Quốc , NXB Đại học quốc gia TP HCM , 2 0 0 0 . 15. Lương Duy Thứ - Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn và việc giảng dạy Lỗ Tấn trong trường phổ thông , NXB Đại học sư phạm , 2 0 0 5 . 16. Lương Duy Thứ - Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc , NXB Khoa học xã hội + NXB Mũi Cà Mau , 1 9 9 6 . 17. Lương Duy Thứ , Trần Lê Hoa Tranh - Lỗ Tấn linh hồn dân tộc Trung Hoa , NXB Trẻ , 2 0 0 2 . 18. Vũ Tiến Quỳnh (biên soạn ) -Lỗ Tấn _La Quán Trung _Bồ Tùng Linh , NXB Văn nghệ TP HCM , 1 9 9 5 . 19. Một số tạp chí văn học : -Tạp chí văn học số 1 0 , tháng 1 0 / 2 0 0 1 . -Tạp chí văn học số 4 , tháng 4 / 1 9 9 5 . -Tạp chí văn học số 1 2 , tháng 1 2 / 2 0 0 2 . -Tạp chí văn học số 9 , tháng 9 / 1 9 9 7 . -70- MỤC LỤC CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN Phần I MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài . . . .................................................................... . Trang 0 1 2. Lịch sử vấn đề . . . ....................................................................... . Trang 0 3 3. Mục đích yêu cầu . . . ............................................................... ... Trang 0 5 4. Phạm vi nghiên cứu . . . ............................................................ ... Trang 0 6 5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu . . . ................... ... Trang 0 7 5.1 Phương hướng nghiên cứu . . . ........................................ ... Trang 0 7 5.2 Phương pháp nghiên cứu . . ................................................. Trang 0 7 Phần II CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN Chương 1 Lỗ Tấn _bậc thầy truyện ngắn của văn học hiện đại Trung Quốc 1.1 Cuộc đời _tư tưởng Lỗ Tấn . . . ............................................ ... Trang 0 9 1.1.1 Cuộc đời Lỗ Tấn . . . ......................................................... . Trang 0 9 1.1.2 Bước đường tư tưởng của Lỗ Tấn . . . .......................... .. Trang 1 0 1.2 Truyện ngắn của Lỗ Tấn . . . .................................................. ... Trang 1 3 1.2.1 Giới thuyết truyện ngắn và truyện ngắn Lỗ Tấn . . .Trang 1 3 1.2.2 Người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . Trang 1 4 Chương 2 Cách nhìn về người trí thức tiểu tư sản và các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 2.1 Cách nhìn về người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . . . ................................................................................. . Trang 1 8 2.1.1 Giới thuyết về cách nhìn . . . ............................................ .. Trang 1 8 2.1.2 Vài nét về đề tài người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . . . ....................................................................... .. Trang 2 3 -71- 2.1.3 Tóm tắt cốt truyện một số truyện ngắn viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản . . . .................................................................... .. Trang 2 7 2.1.4 Ý nghĩa xã hội của hình tượng người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . . ................................................... . Trang 3 0 2.2 Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 2.2.1 Khái quát chung . . . .......................................................... Trang 3 4 2.2.2 Các dạng trí thức tiểu tư sản tiêu biểu trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 2.2.2.1 Dạng trí thức tiểu tư sản là cặn bã trong xã hội . Trang 3 6 2.2.2.2 Dạng trí thức tiểu tư sản tiến bộ nhưng chưa triệt để đến cùng . . ............................................................................................. . Trang 5 1 2.2.2.3 Dạng trí thức tiểu tư sản tự ý thức về bi kịch của chính mình … … . . . .............................................................................. ... Trang 6 1 Phần III KẾT LUẬN . . . .............................................................. Trang 6 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . .................................................. ... Trang 6 9 MỤC LỤC . . . ................................................................................ . Trang 7 1 -72-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của lỗ tấn.doc
Luận văn liên quan