Các dấu hiệu pháp lý để nhận diện doanh nghiệp tư nhân, tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân
Nếu tính từ Luật doanh nghiệp tư nhân ban hành ngày 21/12/1990 cho đến nay thì doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã trải qua 20 năm phát triển. Ước tính đến hết năm 2009 cả nước có khoảng 460.000 doanh nghiệp tư nhân đã đăng kí (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Con số trên đã chứng tỏ doanh nghiệp tư nhân đang chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Mặt khác, sự tăng trưởng mạnh mẽ đó cũng cho thấy tác động tích cực của những cải cách về Luật với sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật thương mại năm 2005 và Luật doanh nghiệp năm 2005.
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5875 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các dấu hiệu pháp lý để nhận diện doanh nghiệp tư nhân, tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nếu tính từ Luật doanh nghiệp tư nhân ban hành ngày 21/12/1990 cho đến nay thì doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã trải qua 20 năm phát triển. Ước tính đến hết năm 2009 cả nước có khoảng 460.000 doanh nghiệp tư nhân đã đăng kí (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Con số trên đã chứng tỏ doanh nghiệp tư nhân đang chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Mặt khác, sự tăng trưởng mạnh mẽ đó cũng cho thấy tác động tích cực của những cải cách về Luật với sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật thương mại năm 2005 và Luật doanh nghiệp năm 2005.
Để hiểu rõ hơn về hình thức doanh nghiệp này, trong khuôn khổ một bài tiểu luận, em xin trình bày những nghiên cứu về đề tài “Phân tích các dấu hiệu pháp lý để nhận diện doanh nghiệp tư nhân, bình luận về tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân”
I. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Theo Khoản 1 Điều 141 Luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
II, DẦU HIỆU PHÁP LÝ ĐỂ NHẬN DIỆN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1, Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ
Đây là dấu hiệu đầu tiên để phân biệt doanh nghiệp tư nhân với các loại hình doanh nghiệp khác. Với đặc điểm này, doanh nghiệp tư nhân được pháp luật xếp vào nhóm các doanh nghiệp một chủ sở hữu
a) Quan hệ sở hữu vốn
Vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân (vốn đầu tư) do chủ doanh nghiệp đưa một phần tài sản trong khối tài sản thuộc sở hữu của cá nhân mình vào kinh doanh. Theo Điều 142 Luật doanh nghiệp năm 2005, chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng kí chính xác tổng số vốn đầu tư với cơ quan đăng kí kinh doanh, toàn bộ số vốn đó phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư. Việc tăng hoặc giảm này cũng phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và chỉ phải đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh khi giảm xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng kí. Quy định trên khiến cho không có ranh giới rõ rệt giữa phần tài sản đưa vào kinh doanh với phần tài sản còn lại của chủ doanh nghiệp tư nhân, hay nói cách khác là tài sản của doanh nghiệp tư nhân không độc lập với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân.
b) Quan hệ quản lí
Chủ doanh nghiệp tư nhân là chủ đầu tư duy nhất vì vậy cũng là cá nhân duy nhất có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Mặt khác, pháp luật cũng cho phép “chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh” (Khoản 2 Điều 143 Luật doanh nghiệp năm 2005). Trong trường hợp thuê người khác thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh và vẫn là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và các bên thứ ba.
c) Phân phối lợi nhuận
Một trong những ưu điểm khi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân là toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều thuộc về một mình chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên đây vừa là ưu điểm cũng vừa là nhược điểm lớn của hình thức doanh nghiệp tư nhân. Cá nhân duy nhất được hưởng lợi nhuận cũng là cá nhân duy nhất phải chịu mọi rủi ro trong kinh doanh.
2, Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân theo Luật doanh nghiệp năm 2005 bởi nó không đáp ứng được điều kiện thứ ba trong những điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân (Điều 84 Luật dân sự năm 2005).
3, Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Do tính độc lập về tài sản của doanh nghiệp không có nên chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn trước mọi rủi ro. Nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đã đăng kí mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình nếu phần vốn đầu tư không dủ để trả nợ. Đặc trưng pháp lý này dẫn theo những hạn chế cơ bản của doanh nghiệp tư nhân như không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào và mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
III. TƯ CÁCH PHÁP LÍ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Trong pháp luật có hai loại tư cách pháp lý chính là thể nhân và pháp nhân. Một nhận định về tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân đó là doanh nghiệp tư nhân vì chỉ có một cá nhân đầu tư, làm chủ và chịu trách nhiệm nên doanh nghiệp đó có tư cách thể nhân. Thật ra với quy định hiện tại của Luật thương mại khó có thể khảng định doanh nghiệp tư nhân có tư cách thể nhân. Mặt khác có ý kiến cho rằng đơn vị kinh doanh dù thuộc loại hình nào cũng là một tổ chức vì vậy chủ doanh nghiệp mới có tư cách thể nhân chứ không phải doanh nghiệp.
Còn xét về tư cách pháp nhân thì có thể khảng định doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Bởi theo Điều 84 Luật dân sự năm 2005 thì doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng được điều kiện thứ ba để được công nhận là pháp nhân, cụ thể là nó không có tài sản độc lập với chủ doanh nghiệp. Trước đây cả doanh nghiệp tư nhân và công ti hợp danh đều không được công nhận là pháp nhân tuy nhiên Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định công ti hợp danh có tư cách pháp nhân. Có thể nói doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp lý hạn chế trong kinh doanh, hoạt động phụ thuộc vào danh nghĩa và năng lực pháp lý của người chủ.
Mặc dù doanh nghiệp tư nhân đang rất phát triển trong những năm qua nhưng bên cạnh những ưu điểm nó còn rất nhiều nhược điểm và hạn chế như về tư cách pháp lý, vấn đề trách nhiệm rủi ro…Những nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ những ưu, nhược trên khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các dấu hiệu pháp lý để nhận diện doanh nghiệp tư nhân, tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân.doc