Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro về đồng tiền và tỷ giá hối đoái trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp

LỜIMỞĐẦU Trong điều kiện giao lưu thương mại giữa các nước nảy sinh rất nhiều những vấn đề mà trong đó không thể không kểđến, đó là sự chênh lệch về trị giáđồng tiền giữa các quốc gia. Nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ mở cửa song thương, hội nhập AFTA, đặc biệt là hội nhập nền kinh tế thế giới, vấn đềđồng tiền thanh toán và tỷ giá hối đoái trở nên một vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế trong và ngoài nước. Ý thức được tầm quan trọng đó, em muốn chọn đề tài: "Đồng tiền thanh toán và tỷ giá hối đoái khi tính toán giá cả và thoả thuận điều khoản giá cả trong giao dịch ngoại thương" để phân tích những thực trạng tồn tại và từđóđi đến những giải pháp với hy vọng sẽ góp phần làm cho việc thoả thuận điều khoản giá trong ngoại thương trở nên chặt chẽ, chính xác hơn. MỤCLỤC LỜIMỞĐẦU 1 I. Nội dung 2 1. Khái niệm đồng tiền thanh toán 2 2. Khái niệm tỷ giá hối đoái 2 II. đồng tiền dùng để thanh toán trong giao dịch ngoại thương 2 III. Những vấn đềđặt ra đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam khi áp dụng các loại đồng tiền thanh toán và tỉ giá hối đoái 4 1. Những nhân tố tác động tới đồng tiền thanh toán và tỉ giá hối đoái 4 2. Tác động của tỉ giá hối đoái 5 3. Thực trạng áp dụng tỉ giá hối đoái trên thị trường Việt Nam và các cơ chế quản lý, điều hành tỷ giá 6 IV. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro về đồng tiền và tỷ giá hối đoái trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp 9 1. Các giải pháp vàđưa chếđộ tỷ giá hối đoái để các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động có hiệu quả 9 2. Giải pháp của các doanh nghiệp để hạn chế rủi ro về hối đoái 12 KẾTLUẬN 14 TÀILIỆUTHAMKHẢO

docx17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5826 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro về đồng tiền và tỷ giá hối đoái trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện giao lưu thương mại giữa các nước nảy sinh rất nhiều những vấn đề mà trong đó không thể không kể đến, đó là sự chênh lệch về trị giá đồng tiền giữa các quốc gia. Nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ mở cửa song thương, hội nhập AFTA, đặc biệt là hội nhập nền kinh tế thế giới, vấn đề đồng tiền thanh toán và tỷ giá hối đoái trở nên một vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế trong và ngoài nước. Ý thức được tầm quan trọng đó, em muốn chọn đề tài: "Đồng tiền thanh toán và tỷ giá hối đoái khi tính toán giá cả và thoả thuận điều khoản giá cả trong giao dịch ngoại thương" để phân tích những thực trạng tồn tại và từ đó đi đến những giải pháp với hy vọng sẽ góp phần làm cho việc thoả thuận điều khoản giá trong ngoại thương trở nên chặt chẽ, chính xác hơn. I. NỘI DUNG 1. Khái niệm đồng tiền thanh toán Việc thanh toán hàng xuất nhập khẩu có thể thực hiện bằng đồng tiền của nước xuất khẩu, đồng tiền của nước nhập khẩu hay tiền của nước thứ ba. Đôi khi trong hợp đồng còn cho quyền người nhập khẩu được thanh toán bằng các loại ngoại tệ khác. 2. Khái niệm tỷ giá hối đoái Có hai khái niệm tỷ giá hối đoái - Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Vì vậy, giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia được gọi là tỉ giá hối đoái. - Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở khía cạnh khác, đó là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau. II. ĐỒNG TIỀN DÙNG ĐỂ THANH TOÁN TRONG GIAO DỊCH NGOẠI THƯƠNG 1. Tiền tệ quốc gia (National money) là tiền của một nước: Đô la Mỹ USD Bảng Anh GBP Mác Đức DEM Franc Pháp FRF Franc Thuỵ Sĩ CHF Đô la Canada CAD Đô la Hồng Kông HKD Cua ron Thuỵ Điển SEK Nhân dân tệ Trung Quốc CNY Yên Nhật JPY 2. Tiền tệ quốc tế (International Currency) là đồng tiền của các khối kinh tế và tài chính như: SDR (special drawing right) là quyền rút vốn hoặc vay đặc biệt do Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) phát hành từ năm 1970; đồng ECU (Euro Currency Unit) là đồng tiền chung của Cộng đồng châu Âu. Tiền tệ quốc tế hầu như ít dùng trong thanh toán quốc tế hiện nay (trừ đồng ECU kể từ 1.1.1999). 3. Tiền tệ thế giới (World currency) vàng, ít dùng trong thanh toán hiện nay + Trong thanh toán quốc tế còn dùng tiền mặt (Cash) là tiền giấy của các nước nhưng rất ít dùng; tiền tín dụng (Credit Currency) là tiền tài khoản cho vay, dùng qua hối phiếu, séc… (chiếm tỷ trọng khá lớn trong thanh toán quốc tế). Tỷ giá ngoại tệ (Tỷ giá ngoại hối - Rate of currency exchange) là giá của một đơn vị tiền tệ của nước này tính bằng đơn vị tiền tệ của nước khác, tức là sức mua của đồng tiền này so với sức mua của đồng tiền khác. Thí dụ: Tháng 12/1997 1 USD = 230 JPY (Yên Nhật) Tháng 7/1998 1USD = 12800 ĐVN Trước năm 1971, tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ được biểu hiện bằng hàm lượng vàng của đồng tiền. Sau 1971, các nước đã bỏ hệ thống hàm lượng vàng và chuyển sang tỷ giá thả nổi (floating rate). Ngoại tệ không còn hàm lượng vàng ổn định cho nên biến động liên tục. Từng đồng tiền phải được xem xét qua sức mua đối ngoại. Sức mua đó phụ thuộc vào mức độ lạm phát ở từng quốc gia, vào chỉ số giá cả, vào sức mua vàng, mua hàng, mua ngoại tệ khác, phụ thuộc cả vào cán cân thanh toán và sức mạnh kinh tế của nước đó. Việc thả nổi tỷ giá đồng tiền làm cho giá thị trường của đồng tiền lên xuống không có giới hạn. Chính phủ các nước không chịu trách nhiệm về tỷ giá đồng tiền lên xuống, mà chỉ công bố tỷ giá để thanh toán hàng ngày. Tương quan giữa các đồng tiền thay đổi hàng ngày. Do đó, người kinh doanh xuất nhập khẩu không những phải hiểu biết kỹ về mặt hàng mua bán, mà phải biết tổng hợp các hoạt động liên quan đến các đồng tiền dùng để thanh toán. Tỷ giá các đồng tiền hiện nay: Ngoài tỷ giá chính thức do nhà nước công bố qua ngân hàng trung ương, còn có 2 tỷ giá chính thức: tỷ giá cơ bản và tỷ giá ưu đãi. - Tỷ giá điện hối: Ngân hàng chuyển ngoại hối bằng điện - Tỷ giá thư hối: Chuyển ngoại hối bằng thư. - Tỷ giá cố định là tỷ giá không biến động trong thời gian quy định nào đó. - Tỷ giá tự do (thả nổi) là tỷ giá tự phát ở thị trường do quan hệ cung cầu quyết định. - Tỷ giá thị trường: hình thành tự phát ở thị trường. - Tỷ giá chợ đen: (giao dịch bất hợp pháp ở thị trường do các bên tham gia tự quyết) - Tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra của thị trường Thanh toán quốc tế ở các nước được thực hiện trên cơ sở tỷ giá tự do - tức là tỷ giá thả nổi. II. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XNK VIỆT NAM KHI ÁP DỤNG CÁC LOẠI ĐỒNG TIỀN THANH TOÁN VÀ TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI 1. Những nhân tố tác động tới đồng tiền thanh toán và tỉ giá hối đoái Về dài hạn, có 4 nhân tố tác động tới tỷ giá như sau: * Mức giá cả tương đối: Theo thuyết ngang giá sức mua (PPP), khi giá hàng nội tăng (giá hàng ngoại giữ nguyên) thì cầu về hàng nội giảm và đồng nội tệ có xu hướng giảm để hàng nội vẫn có thể bán tốt. Mặt khác, nếu giá của hàng ngoại tăng lên sao cho giá cả tương đối của hàng nội giảm, cung hàng nội tăng lên và đồng nội tệ có xu hướng tăng giá… *Ưu thế hàng nội so với hàng ngoại: cầu đối với hàng xuất của một nước phát triển lên về lâu dài làm cho đồng tiền nước đó tăng giá trong khi cầu về hàng nhập khẩu đi lên làm cho đồng tiền nước đó giảm giá. * NS lao động: NS lao động của một nước cao hơn tương đối so với nước khác sẽ làm cho đồng tiền nước đó tăng giá. 2. Tác động của tỉ giá hối đoái Trên thị trường thế giới, tỉ giá hối đoái của các đồng tiền của các đồng tiền luôn luôn biến động. Khi một đồng tiền lên giá (nhất là những đồng tiền mạnh) sẽ làm cho một hay nhiều đồng tiền khác bị hạ giá. Sự biến động của tỷ giá hối đoái tới các đồng tiền đã gây ra nhiều biến động đến hoạt động kinh tế và tình hình lưu thông tiền tệ giữa các nước cũng như tác động tới hoạt động XNK nói riêng. Một nước có tỷ giá nội tệ hạ xuống so với ngoại tệ khác, nghĩa là giá xuất khẩu hàng hoá của nước đó rẻ hơn trước, khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nước đó tăng lên, khối lượng hàng hoá xuất khẩu của nước đó tăng lên. Mặt khác, khối lượng hàng hoá nhập khẩu của nước đó sẽ giảm đi, bởi vì giá cả hàng hoá nhập khẩu bị tăng lên do tỷ giá ngoại tệ tăng lên. Cũng theo cơ chế này, tỷ giá nội tệ tăng lên so với ngoại tệ khác thì sẽ tác động ngược lại: khối lượng hàng xuất khẩu giảm đi mặt khác do tỷ giá ngoại tệ giảm xuống làm cho hàng xuất khẩu của nước ngoài vào nước này tăng lên, khối lượng hàng nhập khẩu của nước này tăng lên. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái cũng tác động trực tiếp đến tình hình tiền tệ và giá cả trong nước cũng như giá cả hàng XNK. Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi (do nhà nước chủ trương phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu hay do lạm phát tăng lên) thì tỷ giá nội tệ hạ xuống, tỷ giá ngoại tệ tăng lên dẫn đến chỉ số giá cả hàng hoá trong nước tăng lên do giá hàng tính bằng nội tệ tăng lên. Giá nhập khẩu các nguyên liệu, bán thành phẩm, thiết bị máy móc tăng lên… Ngược lại, khi tỷ giá nội tệ tăng, một đơn vị nội tệ đổi được một số lượng ngoại tệ nhiều hơn trước thì giá cả hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ rẻ hơn, làm cho chỉ số giá cả trong nước giảm xuống. Như vậy, tỷ giá hối đoái đã trở thành một công cụ trong tay các nhà nước để điều tiết quan hệ thương mại với nước ngoài trong từng thời kỳ nhất định. 3. Thực trạng áp dụng tỉ giá hối đoái trên thị trường Việt Nam và các cơ chế quản lý, điều hành tỷ giá. 3.1. Bối cảnh áp dụng TGHĐ tại Việt Nam Trước kia, đồng nội tệ của ta chỉ gắn chặt với đồng nhân dân tệ (Trung Quốc) và đồng Rúp (Liên Xô) (do đặc thù của Việt Nam trong thời gian đó quan hệ chủ yếu với các nước XHCN, đặc biệt là khối SEV). Do vậy, chế độ tỷ giá trong giai đoạn này có một số đặc trưng sau: · Tỷ giá được xác lập nhằm phục vụ cho kế hoạch do nhà nước quyết định, không xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước. TGHĐ giữ vai trò thụ động, chưa phải là công cụ điều chỉnh vĩ mô thực thụ. · Do việc xác lập TGHĐ duy ý chí, không tuân thủ qui luật kinh tế. Vì vậy, nó không chỉ cản trở các quan hệ kinh tế của nước ta với khối SEV mà còn gây nhiều khó khăn trong trao đổi, thanh toán nội bộ, trong công tác quản lý điều hành của nhà nước, thủ tiêu động lực đối với hoạt động xuất khẩu. · Do sử dụng tỷ giá kết toán nội bộ trong quản lý ngân sách nhà nước nên việc tính toán và phản ánh thu chi NSNN bị sai lệch nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả hoạt động của NSNN, đặc biệt là khâu quản lý và sử dụng vốn. Vào cuối năm 1992 tỷ giá VNĐ/USD dần ổn định, giải toả được tâm lý đầu cơ ngoại tệ, hướng mạnh vào kinh doanh xuất nhập khẩu. Cho đến nay, chế độ TGHĐ đã có những thay đổi căn bản từ khi chuyển từ nền kinh tế hạch toán tập trung sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường. VNĐ đã mở rộng quan hệ trao đổi với các ngoại tệ mạnh khác. Nó đã được hình thành trên cơ sở diễn biến cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, được điều tiết bởi chính phủ và tỏ ra có hiệu quả hơn, đã phát huy được tác dụng. Tuy nhiên, việc hoàn thiện chế độ tỷ giá và cơ chế điều hành không vì thế mà dừng lại, nó cần phải được tiếp tục nghiên cứu, áp dụng linh hoạt, có sự điều chỉnh cần thiết đúng lúc cho phù hợp với hoàn cảnh. Trong điều kiện hiện nay, có 2 quan điểm xung quanh vấn đề lựa chọn và áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam: * Quan điểm về chế độ tỷ giá cố định Mục đích của quan điểm này là: cần phải giữ TGHĐ cố định để kiềm chế lạm phát ở mức thấp và củng cố lòng tin của dân chúng vào đồng tiền nội tệ. Do Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế kém phát triển, công nghiệp lạc hậu. Do đó, việc nhập dây chuyền máy móc là điều không tránh khỏi. Từ đầu năm 1992 chính phủ đã can thiệp để nâng giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại tệ nhằm chống lạm phát bằng cách giữ cho giá hàng nhập khẩu ổn định, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được vẫn còn những mặt hạn chế của quan điểm này: TGHĐ quá mạnh đã gây sức ép đối với sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Từ đó nhà nước sẽ giữ vững TGHĐ và ra cơ chế quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch cô-ta, cấm nhập khẩu, hạn chế cấp tín dụng cho nhập khẩu cùng với một số chính sách ưu đãi với những sản phẩm mới xuất khẩu. Song những biện pháp này không giúp gì được cho các nhà xuất khẩu, vì các hàng rào mậu dịch làm cho chi phí sản xuất của họ còn tăng cao hơn nữa, trong khi giá nội tệ hàng xuất khẩu do họ sản xuất lại tụt xuống (nếu mức giá bằng USD vẫn không đổi). *) Quan điểm phá giá đồng tiền - Những tác động tích cực của việc phá giá đồng bản tệ: làm giảm giá tương đối hàng xuất khẩu, do vậy về lâu dài sẽ thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Tác động tiêu cực: Phá giá sẽ làm tăng thêm lạm phát vì nó làm tăng giá vật tư, nguyên vật liệu nhập khẩu; giá thành sản xuất tăng, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước trên trường quốc tế và các nhà đầu tư sẽ chuyển từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ USD. Việt Nam là một nước đang phát triển nên trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng vũ khí lợi hại là "phá giá". Tuy nhiên, cần phải áp dụng nó một cách linh hoạt, hợp lý, có sự điều tiết của nhà nước sẽ là sự lựa chọn đúng đắn, góp phần ổn định, phát triển kinh tế. 3.2. Những vấn đề đặt ra và tác động của nó khi áp dụng các phương pháp điều chỉnh giá trị trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trong nền sản xuất hàng hoá, tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và biến động một cách tự phát. Nhà nước có thể áp dụng nhiều phương pháp để điều chỉnh TGHĐ theo các chính sách chủ yếu sau: * Chính sách chiết khấu. Là chính sách của NHTW dùng thay đổi tỷ suất chiết khấu của ngân hàng mình để điều chỉnh TGHĐ trên thị trường. Nó có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với TGHĐ, bởi vì giữa tỷ giá và lãi suất không có quan hệ nhân quả. TGHĐ do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định. Nếu tình hình của các nước đều đại thể như nhau thì phương hướng đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào những nước có lãi suất cao. Do đó, hiện nay chính sách chiết khấu vẫn có ý nghĩa của nó. *) Chính sách hối đoái còn gọi là chính sách hoạt động công khai trên thị trường. Là biện pháp trực tiếp tác động vào tỷ giá hối đoái, có ý nghĩa là ngân hàng trung ương hay các cơ quan ngoại hối của Nhà nước dùng nghiệp vụ trực tiếp mua bán ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Chính sách triết khấu và chính sách ngoại hối đều dẫn đến mâu thuẫn giữa các tập đoàn trong nước, giữa thương nhân nhập khẩu muốn hạ thấp tỷ giá hối đoái xuống, giữa nhà xuất khẩu vốn muốn hạ thấp tỷ giá hối đoái với nhà nhập khẩu vốn muốn nâng cao tỷ giá hối đoái và mâu thuẫn giữa các TBCN với nhau vì tỷ giá của một nước nâng cao lên thì hạn chế xuất khẩu hàng của nước khác nhưng lại khuyến khích việc xuất khẩu vốn của nước khác. Do đó, làm cho cán cân thương mại và cán cân thanh toán của nước ngoài đó với mức thực hiện hai chính sách này bị thiệt hại. *) Chính sách nâng cao giá trị tiền tệ. Là việc nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, tức là nâng cao hàm lượng vàng của tiền nước mình lên, tỷ giá của ngoại hối so với đồng tiền nâng giá trị hạ xuống hay hạ thấp tỷ giá hối đoái xuống. Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với giá tiền tệ. Nâng giá tiền tệ trong thời gian hiện nay thường xảy ra dưới áp lực của nước khác mà các nứơc này muốn phát triển khả năng cạnh tranh hàng hoá và cán cân thương mại dư thừa. Những nước đó có nền kinh tế phát triển quá "nóng" như NB, muốn làm "lạnh" nền kinh tế để tránh khủng hoảng cơ cấu thì thì sẽ dùng biện pháp nâng giá tiền tệ để giảm xuất khẩu hàng hoá, giảm đầu tư vào trong nứơc. Như vậy, việc nâng giá tiền tệ có thể coi là 1 biện pháp hữu hiệu nhằm giữ vững lưu thông tiền tệ và tín dụng, duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Ngoài những tác động của những chính sách nêu trên thì một số hoạt động của chính phủ trên thị trường ngoại hối cũng tác động không ít thậm trí có thể dẫn đến diễn biến ngoài mong muốn nếu chúng ta không sử lý một cách hợp lý như: Việc điều chỉnh tỷ giá, chính sách lãi xuất, khống chế mức lạm phát, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ trong việc quản lý ngoại tệ, chống đầu cơ buôn bán trái phép ngoại tệ… III. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro về đồng tiền và tỷ giá hối đoái trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. 1. Các giải pháp và đưa chế độ tỷ giá hối đoái để các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động có hiệu quả. Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có những thay đổi chính sách tỷ giá khác nhau, nhưng để đạt được một chính sách TGHĐ phù hợp và có hiệu quả thì thực sự là chưa có. Vì vậy để hoàn thiện và đưa chế độ TGHĐ để các DNVN hoạt động có hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải thực hiện một số giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn sau: - Củng cố và phát triển thị trường ngoại tệ bên ngân hàng- một số cơ sở hạ tầng rất quan trọng để NHNH can thiệp và điều chỉnh tỷ giá, là một bộ phận quan trọng của thị trường tiền tệ, T.T ngoại tệ bên ngân hàng phát triển hoạt động thông suốt, liên tục để tạo điều kiện cho các ngân hàng trong hoạt động mua bán ngoại tệ, qua đó giải quyết nhu cầu thanh toán ngoại tệ cho các doanh nghiệp. - Củng cố và phát triển thị trường nội tệ bên ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động của nó để tạo điều kiện cho NHNN phối hợp điều hoà giữa 2 khu vực thị trường ngoại tệ và nội tệ một cách thông suốt. - Nâng cao dự trữ ngoại tệ của nhà nước tương xứng nhịp độ phát triển kim ngạch XNK và khối lượng ngoại tệ đang có trên thị trường ở nước ta. Tập trung quản lý dự trữ ngoại tệ vào 1đầu mối trung tâm là ngân hàng nhà nước. - Xác định 1 cơ chế dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá sổ ngoại tệ mạnh làm cho việc ấn định tỷ giá VNĐ chứ không nên chỉ neo giữa đồng VND và đồng USD. - Có chính sách khuyến khích các công ty XNK đa dạng hoá cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thương mại quốc tế để nâng cao sự cân đối giữa luồng cung và cầu ngoại tệ, qua đó góp phần đa dạng hoá tiền tệ của nền kinh tế một cách cân đối. Thực hiện chính sách quản lý ngoại hối một cách nghiêm ngặt. - Ngân hàng nhà nước cần xây dựng cơ chế thông tin, thống kê, hệ thống hoá kịp thời số liệu luồng ngoại tệ ra, vào trong nước, từ đó dự báo quan hệ trên thị trường để làm căn cứ điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối. - Quản lý chặt chẽ các khoản vay, nợ nước ngoài,đặc biệt là vay ngắn hạn. Kiểm soát chặt chẽ việc bảo lãnh vay trả chậm các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay từ nước ngoài. - Tổ chức mạng lưới thu đối ngoại tệ cho khách hàng ra vào Việt Nam, trước hết là các sân bay, bến cảng, cửa khẩu, nhà ga, trung tâm kinh doanh, thành phố, thị xã, các địa phương… ngân hàng nhà nước phát triển từng bướcđảm bảo cho đồng Việt Nam thực hiện tốt chức năng của mình, muốn vậy: + Phải tạo thêm các phương tiện chuyển tải giá trị làm cho phương tiện lưu thông, thanh toán để giảm bớt nhu cầu tiền mặt trong lưu thông. + Cải cách hệ thống thanh toán, khuyến khích người dân mở tài khoản sec và thanh toán qua hệ thống ngân hàng. + Từng bước phát triển mệnh giá đồng Việt Nam vì đồng Việt Nam là một trong những đồng tiền có mệnh giá thấp trên Thế Giới. Tuy nhiên không thể thực hiện đổi tiền như trước đây gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế mà cần thực hiện lưu hành đồng tiền mới cùng đồng tiền cũ trong thời gian 1 vài năm. + Tiếp tục khép dần chênh lệch giữa lãi suất cho vay đồng ngoại tệ với lãi suất cho vay đồng ngoại tệ. Việc giảm chênh lệch lãi suất này không có nghĩa là làm cho nó bằng 0 mà chênh lệch lãi suất là sự phản ánh rủi ro tín dụng và dự tính tăng tỷ giá. Với cách làm này có thể phần nào giúp nhà nước điều chỉnh tỷ giá mà không cần phát triển hao tốn lực lượng dự trữ ngoại tệ của mình. - Với cơ chế ngoại tệ đa dạng, nhà nước vừa chủ động linh hoạt trong việc bố trí có lợi nhất các phương tiện thanh toán quốc tế, vừa phân tán được rủi ro về tỷ giá, giảm thiếu sự phụ thuộc vào đồng USD. - Có chính sách đưa cán bộ và snh viên có trình độ đi học ở nước ngoài nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao. Đây sẽ là nguồn lực trong kế hoạch cải cách hệ thống ngân hàng có hiệu quả. Tóm lại: những biện pháp trên chỉ phát huy tác dụng được tối đa, nếu trong chính sách tỷ giá hối đoái chúng ta kết hợp linh hoạt các biện pháp với nhau thì chắc chắn Việt Nam sẽ thực hiện được 1 chế độ tỷ giá linh hoạt và hiệu quả đem lại nhiều thành công đối với nền kinh tế nước ta. 2. Giải pháp của các doanh nghiệp để hạn chế rủi ro về hối đoái. Song song với việc nhà nước áp dụng các chính sách về tỷ giá nhằm hạn chế rủi ro và đưa chế độ tỷ giá hoạt động có hiệu quả, phù hợp với xuất nhập khẩu thì bản thân các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân cùng với những biện pháp can thiệp trực tiếp, linh hoạt là không thể thiếu để đem đến sự thành công c ơ bản của chính sách tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành ít rủi ro nhất. Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu có kim ngạch khá lớn. Do đó, vấn đề đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái được quan tâm đặc biệt. Vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì nhằm hạn chế rủi ro về hối đoái trong bối cảnh như hiện nay của nước ta? đây là 1 số giải pháp giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro hối đoái. - Nâng cao hiểu biết về đồng tiền thanh toán một tỷ giá hối đoái bằng cách đào tạo những cán bộ làm trong những bộ phận liên quan đến ngoại hối một cách chất lượng và hiệu quả. - Bên cạnh những thành công, chính sách tỷ giá đã không loại bỏ được sự phát triển của thị trường "chợ đêm", đó là do các quy định nghiêm ngặt về quản lý ngoại hối đối với cdác doanh nghiệp tư nhân và cá nhân trong nền kinh tế, chúng ta đã thấy tỷ giá hối đoái ở thị trường tư nhân luôn cao hơn gấp nhiều lần ở ngân hàng thương mại. Đây là kẽ hở và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu cơ và găm giữa ngoại tệ trong dân chúng và các doanh nghiệp. Do đó, bản thân các doanh nghiệp phải biết cách sử dụng đúng các biện pháp đảm bảo hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu. - Cần dự đoán được những xu hướng những tỷ giá để lựa chọn đồng tiền - thanh toán và tỷ giá hối đoái thích hợp để t ừ đó kỳ kết các hợp đồng kinh tế tại thời điểm tỷ giá hối đoái hạ và bán hàng hoá ra khi tỷ giá hối đoái tăng. Ngoài ra, trong từng trường hợp xuất nhập khẩu cụ thể mà doanh nghiệp nên có những phương hướng phù hợp và linh hoạt nhằm hạn chế tối đa rủi ro về tỷ giá hối đoái, giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu đạt hiệu quả cao. KẾT LUẬN Từ cái nhìn tổng quan về tỷ giá dưới góc độ lý luận, đề tài đã in sâu vào vấn đề đã ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất nhập khẩu và những giải pháp đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Như vậy, chế độ tỷ giá hối đoái thích hợp sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển một cách hữu hiệu. Trong điều kiện nước ta hiện nay một cơ chế tỷ giá hối đoái có sự can thiệp của nhà nước (qua ngân hàng nhà nước) là hợp lý và được sử dụng một cách năng động để loại trừ những biến động lớn trong quan hệ cung cầu về ngoại tệ. Tuy vậy trong điều kiện áp dụng, tỷ giá hối đoái ở nước ta hiện nay còn cần phải hoàn thiện và nâng cao trình độ quản lý, sự hiểu biết về tỷ giá hối đoái, tiến tới duy trì một tỷ giá hối đoái linh hoạt trong một giới hạn được quản lý và có khả năng điều tiết cho phép phản ánh nhanh nhạy sát thực và hợp pháp tình trạng lạm phát và giữ mức cân bằng tối ưu quan hệ cung- cầu ngoại tệ. Việc điều hành tỷ giá hối đoái cần cân nhắc một cách thận trọng vì nó tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Tuy nhiên, qua bài tiểu luận ngắn ngủi này, cùng với sự hạn chế về trình độ hiểu biết, bài viết chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Kính mong được sự phê bình và góp ý của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quang Huy đã giúp đã em hoàn thành bài tiểu luận này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương. Đinh Xuân Trình 2. Nghiệp vụ hối đoái và thanh toán quốc tế. Lê Văn Tề 3. Hối đoái và thanh toán Quốc tế. Trần Hoàng Ngân, Võ Thị Tuyết, Anh Hoàng Thị Minh Ngọc 4. Những điều cần biết về KDXNKTMQT. Phạm Thế Thọ 5. Tạp chí phát triển kinh tế số 109/99, số 108/99 6. Thời báo kinh tế Việt Nam. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I. Nội dung 2 1. Khái niệm đồng tiền thanh toán 2 2. Khái niệm tỷ giá hối đoái 2 II. đồng tiền dùng để thanh toán trong giao dịch ngoại thương 2 III. Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam khi áp dụng các loại đồng tiền thanh toán và tỉ giá hối đoái 4 1. Những nhân tố tác động tới đồng tiền thanh toán và tỉ giá hối đoái 4 2. Tác động của tỉ giá hối đoái 5 3. Thực trạng áp dụng tỉ giá hối đoái trên thị trường Việt Nam và các cơ chế quản lý, điều hành tỷ giá 6 IV. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro về đồng tiền và tỷ giá hối đoái trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp 9 1. Các giải pháp và đưa chế độ tỷ giá hối đoái để các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động có hiệu quả 9 2. Giải pháp của các doanh nghiệp để hạn chế rủi ro về hối đoái 12 KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCác giải pháp nhằm hạn chế rủi ro về đồng tiền và tỷ giá hối đoái trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.docx
Luận văn liên quan