Các loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận

A. CHI PHÍ Đầu tiên, chúng ta phải hiểu khái niệm “chi phí”, đó là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v . nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất,kinh doanh. Các chi phí rất đa dạng và việc phân biệt các loại chi phí là cần thiết và hữu ích đối với nhà quản lý. 1. Chi phí cơ hội Opportunity cost) -Là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác. Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn. Ví dụ : Giả sử bạn đang sở hữu một toà nhà mà bạn sử dụng làm cửa hàng bán lẻ. Nếu cách sử dụng tốt nhất kế tiếp với toà nhà là cho ai đó thuê, chi phí cơ hội của việc sử dụng toà nhà đã dùng cho việc kinh doanh của bạn là tiền thuê mà bạn có thể nhận được. Nếu cách sử dụng kế tiếp tốt nhất cho toà nhà là bán nó cho ai đó, chi phí cơ hội hàng năm của việc sử dụng toà nhà cho việc kinh doanh của bản thân bạn là lợi tức mà bạn có thể nhận được (ví dụ, nếu lãi suất là 10% và toà nhà có giá trị 100000 đôla), bạn từ bỏ 10000 đôla lãi suất hàng năm do giữ toà nhà, giả sử là giá trị toà nhà vẫn không thay đổi trong năm - giảm giá hoặc tăng giá sẽ được tính vào nếu giá trị toà nhà thay đổi theo thời gian.) -Chi phí cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chi phí về tài chính, nó còn bao gồm cả những thứ khác như: mất thời gian, ý thích, hoặc những lợi nhuận khác VD : Nếu bạn đi xem một bộ phim, chi phí cơ hội bao gồm không chỉ chi phí của vé xem phim và đi lại mà còn chi phí thời gian cần để xem bộ phim. -Chi phí cơ hội là khái niệm không tồn tại trong sổ sách kế toán, nhưng nhà kinh doanh luôn luôn phải cân nhắc trước khi đi đến việc lựa chọn một quyết định cụ thể. Trên thực tế, CPCH là một loại chi phí của sự lựa chọn; chi phí này nảy sinh vì có hành vi lựa chọn. Khái niệm CPCH rất quan trọng, nó có tác dụng trọng yếu đối với sự phân tích việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Tính khan hiếm của nguồn lực là một sự thực không thể phủ nhận. Bất kì một loại nguồn lực nào đều có thể có nhiều cách sử dụng. Đưa nguồn lực vào một loại sử dụng nào đó phải đồng thời vứt bỏ những sự lựa chọn khác. Muốn cho nguồn lực khan hiếm được sử dụng có hiệu quả nhất thì phải sử dụng nó để có thể đáp ứng nhu cầu xã hội tốt nhất, và có thể làm cho sản lượng đạt được mức sản xuất hàng hoá lớn nhất. Khái niệm “chi phí cơ hội” không chỉ được sử dụng cho việc lựa chọn sản xuất, mà còn thích hợp với sự lựa chọn tiêu dùng, không chỉ thích hợp với hành vi kinh tế mà thích hợp với cả hành vi phi kinh tế. 2. Chi phí tài nguyên : -Là chi phí các nguồn lực thường tính bằng hiện vật để sản xuất ra sản phẩm. VD : Một hãng sản xuất muốn sản xuất ra quần áo thì phải có mặt bằng, nhà xưởng, máy may, nguyên vật liệu, lao động Người nông dân muốn sản xuất ra sản phẩm phải có đất, nước, cây non giống, phân bón, thuốc phòng trừ dịch bệnh, máy móc thiết bị lao động Muốn vận hành máy móc thì phải có xăng dầu và điện Chi phí về xăng dầu và điện tính bằng hiện vật gọi là chi phí tài nguyên. Từ chi phí này đòi hỏi các hãng, các nhà sản xuất kinh doanh phải có sự lựa chọn, phải có kế hoạch vật tư kỹ thuật và cơ chế quản lý, điều hành khoa học và phù hợp. 3. Chi phí tính toán và chi phí kinh tế : -Các chi phí tính toán là các chi phí thực chi bằng tiền để sản xuất ra sản phẩm không tính đến các chi phí cơ hội của các đầu vào đã sử dụng trong quá trình sản xuất.

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7391 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : CÁC LOẠI CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN A. CHI PHÍ Đầu tiên, chúng ta phải hiểu khái niệm “chi phí”, đó là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v... nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất,kinh doanh. Các chi phí rất đa dạng và việc phân biệt các loại chi phí là cần thiết và hữu ích đối với nhà quản lý. Chi phí cơ hội :(Opportunity cost) -Là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác. Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn. Ví dụ : Giả sử bạn đang sở hữu một toà nhà mà bạn sử dụng làm cửa hàng bán lẻ. Nếu cách sử dụng tốt nhất kế tiếp với toà nhà là cho ai đó thuê, chi phí cơ hội của việc sử dụng toà nhà đã dùng cho việc kinh doanh của bạn là tiền thuê mà bạn có thể nhận được. Nếu cách sử dụng kế tiếp tốt nhất cho toà nhà là bán nó cho ai đó, chi phí cơ hội hàng năm của việc sử dụng toà nhà cho việc kinh doanh của bản thân bạn là lợi tức mà bạn có thể nhận được (ví dụ, nếu lãi suất là 10% và toà nhà có giá trị 100000 đôla), bạn từ bỏ 10000 đôla lãi suất hàng năm do giữ toà nhà, giả sử là giá trị toà nhà vẫn không thay đổi trong năm - giảm giá hoặc tăng giá sẽ được tính vào nếu giá trị toà nhà thay đổi theo thời gian.) -Chi phí cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chi phí về tài chính, nó còn bao gồm cả những thứ khác như: mất thời gian, ý thích, hoặc những lợi nhuận khác… VD : Nếu bạn đi xem một bộ phim, chi phí cơ hội bao gồm không chỉ chi phí của vé xem phim và đi lại mà còn chi phí thời gian cần để xem bộ phim. -Chi phí cơ hội là khái niệm không tồn tại trong sổ sách kế toán, nhưng nhà kinh doanh luôn luôn phải cân nhắc trước khi đi đến việc lựa chọn một quyết định cụ thể. Trên thực tế, CPCH là một loại chi phí của sự lựa chọn; chi phí này nảy sinh vì có hành vi lựa chọn. Khái niệm CPCH rất quan trọng, nó có tác dụng trọng yếu đối với sự phân tích việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Tính khan hiếm của nguồn lực là một sự thực không thể phủ nhận. Bất kì một loại nguồn lực nào đều có thể có nhiều cách sử dụng. Đưa nguồn lực vào một loại sử dụng nào đó phải đồng thời vứt bỏ những sự lựa chọn khác. Muốn cho nguồn lực khan hiếm được sử dụng có hiệu quả nhất thì phải sử dụng nó để có thể đáp ứng nhu cầu xã hội tốt nhất, và có thể làm cho sản lượng đạt được mức sản xuất hàng hoá lớn nhất. Khái niệm “chi phí cơ hội” không chỉ được sử dụng cho việc lựa chọn sản xuất, mà còn thích hợp với sự lựa chọn tiêu dùng, không chỉ thích hợp với hành vi kinh tế mà thích hợp với cả hành vi phi kinh tế. Chi phí tài nguyên : -Là chi phí các nguồn lực thường tính bằng hiện vật để sản xuất ra sản phẩm. VD : Một hãng sản xuất muốn sản xuất ra quần áo thì phải có mặt bằng, nhà xưởng, máy may, nguyên vật liệu, lao động…Người nông dân muốn sản xuất ra sản phẩm phải có đất, nước, cây non giống, phân bón, thuốc phòng trừ dịch bệnh, máy móc thiết bị lao động.. Muốn vận hành máy móc thì phải có xăng dầu và điện…Chi phí về xăng dầu và điện tính bằng hiện vật gọi là chi phí tài nguyên. Từ chi phí này đòi hỏi các hãng, các nhà sản xuất kinh doanh phải có sự lựa chọn, phải có kế hoạch vật tư kỹ thuật và cơ chế quản lý, điều hành khoa học và phù hợp. Chi phí tính toán và chi phí kinh tế : -Các chi phí tính toán là các chi phí thực chi bằng tiền để sản xuất ra sản phẩm không tính đến các chi phí cơ hội của các đầu vào đã sử dụng trong quá trình sản xuất. VD : Một cửa hàng may quần áo, khi hạch toán chỉ tính các khoản mục chi phí : tiền thuê cửa hàng, tiền thuê máy khâu, chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền công cho nhân viên làm việc, chi phí điện, tiền thuế …Tổng cộng các chi phí trên là chi phí tài chính. -Chi phí kinh tế là toàn bộ các chi phí bằng tiền để sản xuất ra sản phẩm gồm chi phí tính toán và chi phi cơ hội. Do đó, chi phí kinh tế lớn hơn chi phí cơ hội một khoảng đúng bằng chi phí cơ hội của các tài nguyên thuộc sở hữu của hãng. 4. Các chi phí ngắn hạn : -Là chi phí trong khoảng thời gian mà trong đó, số lượng hoặc chất lượng của một vài yếu tố sản xuất không thể thay đổi được. VD : quy mô nhà máy, công nghệ, máy móc thiết bị, nhà xưởng…là không thể thay đổi được trong ngắn hạn. -Tổng chi phí : chi phí của tất cả các yếu tố sản xuất để sản xuất ra một sản lượng nhất định. Trong thời gian ngắn, TCP gồm: chi phí bất biến - tức các chi phí không thay đổi theo sản lượng (cg. chi phí gián tiếp) và chi phí khả biến - tức các chi phí thay đổi trực tiếp theo sản lượng (cg. chi phí trực tiếp). Trong thời gian ngắn, sản lượng chỉ có thể được thay đổi bằng điều chỉnh các yếu tố đầu vào khả biến. Do vậy, việc bổ sung vào TCP để tăng sản lượng là yêu cầu của chi phí đầu vào khả biến bổ sung. Đường TCP trong thời gian ngắn có hình dạng chữ S, vì ở mức sản lượng thấp, chi phí khả biến tăng chậm (do ảnh hưởng của việc tăng dần lợi tức theo yếu tố đầu vào khả biến), còn ở mức sản lượng cao thì chi phí khả biến tăng nhanh hơn (do ảnh hưởng của việc giảm dần lợi tức theo yếu tố đầu vào khả biến). -Chi phí cố định : chi phí ngắn hạn không thay đổi theo khối lượng hoạt động kinh doanh hay theo sản phẩm làm ra. Nếu sản phẩm được sản xuất ra tăng lên thì CPCĐ trung bình tính cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống. Những chi phí thuộc CPCĐ là chi phí khấu hao máy móc, thiết bị lớn, tiền lương của bộ máy gián tiếp trong biên chế của nhà máy, tiền trả lãi, tiền thuê (chuyên gia, kho tàng, nhà đất hay máy móc) và các chi phí bảo hiểm. -Chi phí biến đổi : là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định không đổi. Giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ phải cao hơn chi phí biến đổi để sản xuất và bán sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Tất cả những đơn đặt hàng sẽ góp phần thanh toán các khoản chi phí cố định và tạo ra lợi nhuận. Trong trường hợp không thể định giá cao hơn, ví dụ như nếu muốn có thêm một khách hàng mới - người rất quan tâm tới giá cả thì có thể đưa ra mức giá thấp hơn giá thông thường nhưng ít nhất là phải bằng chi phí biến đổi. Ví dụ : một doanh nghiệp sản xuất xà phòng có chi phí biến đổi là 6.000 đồng / gói và tổng chi phí cố định là 400.000.000đ mỗi năm. Nếu mỗi năm doanh nghiệp bán được 160.000 gói xà phòng thì mỗi gói xà phòng bán ra cần ít nhất là 2.500đ. (400.000.000đ/160.000) để góp phần bù đắp chi phí cố định nếu không muốn thua lỗ. Với thông tin trên đây về cơ cấu chi phí, có thể tính được kết quả tại các mức giá khác nhau như sau: Nếu doanh nghiệp bán xà phòng với giá thấp hơn 6.000đ/gói (chi phí biến đổi của mỗi gói), thì sẽ bị lỗ trên mỗi gói bán ra và không thể bù đắp được chi phí cố định. Bán 160.000 gói với mức giá 6.000đ/gói, công ty sẽ bị lỗ  400.000.000đ mỗi năm và không thể bù đắp được chi phí cố định. Nếu doanh nghiệp bán với giá 8.500đ thì sẽ đạt tới điểm hòa vốn tại mức doanh số bán 160.000 gói được bán ra, (8.500đ - 6.000đ= 2.500đ) x 160.000 = 400.000.000đ = chi phí cố định). Bán xà phòng với giá 10.000đ, doanh nghiệp sẽ có lời khi bán được 80.000 gói, (10.000đ - 6.000đ = 4.000đ) x 160.000 = 640.000.000đ (cao hơn 240.000.000đ so với chi phí cố định).  Nếu bán được nhiều hơn hoặc ít hơn 80.000 gói, thì lợi nhuận sẽ cao hơn hoặc thấp hơn tương ứng. -Chi phí cận biên : chi phí tăng thêm cho việc sản xuất thêm một đơn vị sản lượng. Giả định sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra là sản phẩm đơn nhất thì CPCB bằng lượng tăng của tổng chi phí (ΔTC) chia cho lượng tăng của sản lượng (ΔQ). Nếu sản lượng từ Q0 tăng lên thành Q1, tổng chi phí từ TC0 tăng lên thành TC1 thì lượng tăng sản lượng là ΔQ = Q1 – Q0, tổng chi phí tăng thành ΔTC = TC1 – TC0. CPCB biểu thị thành : MC = ΔTC/ΔQ = ΔVC/ ΔQ VD : Q 0 10 20 30 40 50 60 70 80 TC 1500 2500 3400 4300 5100 6100 7300 8600 10100 MC - 100 90 90 80 100 120 130 150 Đường CPCB thường có dạng chữ U trên đồ thị: -Các chi phí bình quân : + Tổng chi phí bình quân : là chi phí sản xuất tính trên đơn vị sản phẩm. ATC = TC/Q + Chi phí cố định bình quân : là chi phí cố định tính trên đơn vị sản phẩm. AFC = FC/Q + Chi phí biến đổi bình quân : là chi phí biến đổi tính trên đơn vị sản phẩm. AVC = VC/Q Ta suy ra : ATC = AFC + AVC 5. Các chi phí dài hạn : - Chi phí trung bình dài hạn : là tổng chi phí dài hạn tính trên đơn vị sản phẩm. LAC = LTC/Q -Chi phí cận biên dài hạn : là thay đổi trong tổng chi phí dài hạn chia cho thay đổi trong số lượng sản phẩm. LMC = ΔLTC/ΔQ = LTC’ B. DOANH THU là luồng tiền được của hãng sau khi bán các sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong kinh học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng. - Doanh thu bình quân : là doanh thu tính trên 1 đơn vị sản phẩm. AR = TR/Q = PQ/Q = p - Doanh thu cận biên : là sự thay đổi của tổng doanh thu khi sản xuất hoặc bán thêm 1 đơn vị sản phẩm. MR = ΔTR/ΔQ C. LỢI NHUẬN trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0. Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình quân bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán.[1] Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức là doanh thu có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phẩm. bằng giá. PHẦN II : GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP -Khả năng cạnh tranh (competitiveness) là thuật ngữ được dùng để nói đến các đặc tính cho phép một hãng cạnh tranh một cách có hiệu quả với các hãng khác nhờ có chi phí thấp hoặc sự vượt trội về công nghệ và kỹ thuật trong so sánh quốc tế(1). Cộng đồng DN Việt Nam đã và đang đóng góp ngày càng quan trọng hơn trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước. Các DN đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn, đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu ngày càng gay gắt của cơ chế kinh tế thị trường và sức ép hội nhập quốc tế. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, các DN cần phải giải quyết một số vấn đề sau: Thứ nhất: Cần phải tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám đốc và cán bộ quản lý trong các DN. Tăng khả năng cạnh tranh của các DN bằng cách nâng cao năng lực lảnh đạo của các chủ DN là yếu tố thiết yếu. Hai yếu tố thiết yếu hình thành năng lực tổng hợp của một doanh nhân đó là tố chất nghiệp chủ và năng lực quản lý.Tuy nhiên, ở nước ta trong nhiều trường hợp, một doanh nhân có được yếu tố thứ nhất lại thiếu yếu tố thứ hai; hoặc phát triển các yếu tố đó không đồng đều, không theo kịp sự phát triển nhanh chóng và sự đòi hỏi khắc nghiệt của hoạt động kinh doanh với mức độ cạnh tranh quốc tế hoá ngày càng cao. Để phát triển các năng lực nói trên, cần có sự nỗ lực của bản thân DN và sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức hữu quan; nhưng sự chủ động, tích cực phấn đấu của bản thân mỗi giám đốc và nhà kinh doanh phải là nhân tố quyết định. Doanh nhân cần được chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức bước vào nền kinh tế tri thức. Một số kiến thức và kỹ năng có thể đã có nhưng cần được hệ thống hoá và cập nhật, trong đó, cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích như: Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo của nghiệp chủ và giám đốc DN; kỹ năng quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ công chúng; kỹ năng quản lý thời gian. Những kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với các doanh nhân, các nghiệp chủ và các nhà quản lý DN, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các DN. Thứ hai: phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý trong các DN. Sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh là một trong những nguyên nhân của sự thất bại trong phát triển dài hạn. Có DN hoạt động rất thành công ở quy mô nhỏ nhưng thất bại ngay khi bước vào giai đoạn mở rộng quy mô. Các DN đều phải xây dựng khả năng phát triển một cách bền vững, nếu không sẽ khó trụ vững trong cuộc cạnh tranh. Những trường hợp DN phát triển rầm rộ trong một vài năm, sau đó suy yếu nhanh, thậm chí tan vỡ là các minh chứng. Để bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các DN, cần chú trọng đặc biệt những kỹ năng: Phân tích kinh doanh, dự đoán và định hướng chiến lược, lý thuyết và quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý. Về mặt chiến lược cạnh tranh, các DN Việt Nam còn rất yếu về liên kết nhóm, đặc biệt là trên phạm vi quốc gia. Vừa cạnh tranh vừa hợp tác, hợp tác để tăng cường khả năng cạnh tranh;  nếu các DN chỉ thuần tuý chú ý đến mặt cạnh tranh mà bỏ qua mặt hợp tác thì rất sai lầm. Phải biết hợp tác đi đôi với cạnh tranh để giảm bớt căng thẳng và tăng cường năng lực cạnh tranh của DN. Thứ ba: xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các DN Việt Nam và khuyến khích các DN áp dụng. Hệ thống kế toán quản trị có thể giúp cho DN đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình, giúp cho các chủ DN đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn một cách khoa học. Đồng thời có thể chỉ ra các nguyên nhân yếu kém trong khâu sản xuất, đánh giá được trách nhiệm quản lý  của các bộ phận quản lý. Nó cho phép doanh nghiệp lập các dự toán sản xuất và kinh doanh, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị nhanh chóng. Khi DN phát triển mở rộng phạm vi hoạt động thì việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị giúp các DN này dể dàng thích nghi. Và việc quản lý theo kiểu gia đình sẽ không còn phù hợp nữa, việc phát triển này là một tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của các DN. Thứ tư: tăng cường vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của các DN. So với nhiều nước có nền kinh tế phát triển, vai trò của các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ... ở nước ta trong việc giao lưu, xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn còn hạn chế, mờ nhạt cả về số lượng, quy mô và nội dung hoạt động. Vì vậy cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh. Những hoạt động đó tuy đơn giản nhưng rất bổ ích, tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện năng lực của các giám đốc và cán bộ quản lý kinh doanh. Thứ năm: bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của DN. Hiện nay, mặc dù đã có những bước tiến lớn nhưng nếu so với trình độ quốc tế thì hầu hết các DN Việt Nam còn tụt hậu một khoảng cách đáng kể. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trên thương trường quốc tế thì chính bản thân các giám đốc và cán bộ quản lý DN trước hết cần tăng cường khả năng đó. Đây là đòn bẩy nhân tố con người trong các tổ chức kinh doanh. Điều này các doanh nhân và nhà quản lý trong các DN có thể thực hiện được (bằng chứng là đã có những doanh nhân Việt Nam thành công trên thương trường quốc tế). Tuy nhiên, con số này còn quá ít và phát triển còn mang tính tự phát. Đã đến lúc ở cấp vĩ mô cần quan tâm có tính hệ thống nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế. Những kinh nghiệm và sự thành công của Hàn Quốc và Đài Loan trong lĩnh vực này rất đáng được chúng ta nghiên cứu và chọn lọc. Đối với giám đốc và nhà quản lý DN, để nâng cao khả năng làm việc và giao dịch quốc tế, tiếp cận các tiêu chuẩn, các thông lệ của thế giới thì cần chú trọng phát triển những kiến thức, kỹ năng chủ yếu như: -  Năng lực về ngoại ngữ (mặc dù có thể sử dụng người phiên dịch nhưng cần có ngoại ngữ tối thiểu và nên hạn chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào phiên dịch). Đ ây có lẽ là một trong những điểm đáng chú ý nhất đối với các DN ở nước ta, đặc biệt là các DN. - Kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế. - Giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hoá trong kinh doanh. - Thông lệ quốc tế trong lĩnh vực /ngành kinh doanh. Thứ sáu: tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các DN. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu của kế hoạch phát triển DN 2006-2010 là đến năm 2010, các DN tạo thêm được 2, 5 triệu chỗ làm việc mới, xuất khẩu trực tiếp 3-6%. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các DN, cơ chế chính sách của Nhà nước cần được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và thực sự tạo điều kiện hỗ trợ sức cạnh tranh cho các DN trên thương trường trong và ngoài nước. Trong thời gian gần đây, cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước đối với các DN đã từng bước được hoàn thiện. Động lực kinh doanh đã được phát huy, nhiều rào cản đã được loại bỏ, tạo điều kiện cho mọi DN hoạt động trong và ngoài nước. Cục phát triển DN đã được thành lập và có một số hoạt động bước đầu.  Một số công cụ chính sách vĩ mô đã phát huy tác dụng như: Luật DN, Nghị định 90, Quỹ hỗ trợ DN, cơ chế tín dụng... Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm trên con đường hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô nhằm tăng cường sức cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển năng động và có hiệu quả của DN. Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần góp phần mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng và hỗ trợ phát triển các DN. Các công cụ chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ trên các mặt khác nhau là rất cần thiết. Môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và các nhân tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nhân và nền kinh tế của đất nước. Do đó, thông qua chủ trương chính sách cụ thể, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh phát triển, qua đó hình thành một khu vực DN hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững. Sự phát triển của khu vực này sẽ góp phần đắc lực trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển phồn thịnh của nước nhà. Thứ bảy: hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung cấp thông tin công nghệ, thị trường cho các DN, tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, tạo điều kiện để các DN này tăng cường cạnh tranh trong sản xuất, chế biến sản phẩm. Chính phủ cần thành lập một số tổ chức hỗ trợ tư vấn (bằng những hình thức đa dạng) trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, giúp các DN nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, có thêm một tiềm lực mới trong công cuộc hội nhập quốc tế. Thứ tám: xây dựng chiến lược Marketing và chiến lược hậu mãi. -Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất-kinh doanh cũng như lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể áp dụng các giải pháp sau : 1. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực Đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động là cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất là nhiệm vụ rất quan trọng của mọi doanh nghiệp. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp cũng cần được cập nhật kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các khóa tập huấn ngắn ngày (từ 2 tuần đến 1 tháng). Giải pháp này áp dụng cho tất cả 8 ngành công nghiệp chế biến. Các doanh nghiệp nên áp dụng những biện pháp dưới đây: · Tập trung công tác tuyển chọn và mở lớp tập huấn, đào tạo tại chỗ, mời giảng viên bên ngoài kết hợp với kỹ sư trong doanh nghiệp giảng dạy. Như vậy vừa tiết kiệm chi phí vừa gắn với hoạt động sản xuất - kinh doanh tại doanh nghiệp. Một số vấn đề mới, phức tạp nên kết hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học thực hiện nghiên cứu khoa học kết hợp với chuyển giao công nghệ, đào tạo ngay trong quá trình tổ chức triển khai. · Phối hợp với các trường đại học mở những khóa bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng quản lý, kỹ thuật tiếp thị, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ doanh nhân ngành công nghiệp chế biến. Hình thức đào tạo phải xác định cho phù hợp từ các lớp ngắn hạn theo những chuyên đề, những lớp bồi dưỡng giám đốc, các đợt tập huấn cho đến các lớp văn bằng hai của các trường đại học. · Thường xuyên tập huấn cho đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất nội quy của doanh nghiệp, quy định về an toàn lao động, kiến thức cơ bản về chất lượng sản phẩm, quy trình quy phạm sản xuất thông qua hình thức đào tạo tại chỗ, kèm cặp trong quá trình sản xuất, các điển hình tiên tiến…hoặc tại các trường công nhân kỹ thuật. Ngoài ra, nên tổ chức định kỳ các đợt thi tay nghề, nâng bậc thợ, các hội thi “bàn tay vàng” nhằm gắn trách nhiệm người quản lý với việc giáo dục, huấn luyện cấp dưới. · Xây dựng cơ chế cho phép thuê các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật, các chuyên gia thiết kế mẫu mã mới người nước ngoài nhằm giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp khăn trong việc thiếu hụt nhân lực có trình độ cao, am hiểu kỹ thuật, công nghệ, thị trường, thị hiếu của thị trường nước ngoài hoặc trong điều hành các dự án mới. · Xây dựng quy chế cụ thể về phân phối tiền lương, thưởng, phúc lợi (nghỉ mát, nghỉ bệnh, khám sức khỏe…), bảo hiểm (xã hội, y tế) nhằm kích thích nhân viên tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đây là giải pháp tạo động lực rất lớn để động viên người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình trong công việc. 2. Điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp Điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư của mỗi doanh nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu và giảm dần tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn kinh doanh. Có như vậy mới cân đối cơ cấu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro xảy ra trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Giải pháp này áp dụng cho tất cả 8 ngành công nghiệp chế biến. Các doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp sau: · Phân tích nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn, mức độ rủi ro kinh doanh và mục tiêu an toàn đặt ra cho doanh nghiệp, trên cơ sở đó xác định cơ cấu vốn tối ưu. · Điều chỉnh giảm tỷ trọng nợ phải trả đồng thời tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn kinh doanh thông qua thanh lý những tài sản không còn sử dụng, tăng tỷ lệ chiết khấu tài chính để kích thích khách hàng thanh toán sớm, huy động vốn cổ đông và trái phiếu dài hạn. 3. Đẩy mạnh đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm là công việc thường xuyên và lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Phát triển công nghệ kỹ thuật cao, hiện đại trong tất cả các ngành công nghiệp chế biến là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hội nhập ngày nay. Các doanh nghiệp cần đầu tư các loại máy móc thiết bị, công nghệ mới với giá cả phù hợp với khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp để sản xuất - kinh doanh đạt lợi nhuận cao. Giải pháp này áp dụng cho tất cả 8 ngành công nghiệp chế biến. Các doanh nghiệp nên vận dụng những biện pháp như: · Đầu tư đổi máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại với giá cả phù hợp với tiềm lực tài chính của từng doanh nghiệp (thời gian khấu hao ngắn, chi phí duy tu, bảo dưỡng thấp) để nhanh chóng đi vào sản xuất ổn định đạt hiệu quả cao. · Nâng cao chất lượng công tác duy tu, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị cũng như các tài sản cố định khác nhằm tăng tuổi thọ, độ tin cậy của máy móc thiết bị, đảm bảo chất lượng hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất những gián đoạn trong quá trình sản xuất làm giảm chất lượng sản phẩm. 4. Tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin Ngày nay, công nghệ thông tin giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh xây dựng phần cứng (kỹ thuật), các doanh nghiệp cần quan tâm đến hoàn thiện phần mềm (nội dung) của trang Web nhằm đảm bảo thông tin trên mạng được đầy đủ, kịp thời và chính xác. Đồng thời, các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng mạng Internet phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh thông qua việc thường xuyên tìm hiểu nhu cầu của thị trường, khách hàng trên mạng để kịp thời đề ra những chính sách thích hợp. Giải pháp này áp dụng cho tất cả 8 ngành công nghiệp chế biến. Các doanh nghiệp cần tiến hành những biện pháp sau: · Chủ động thiết lập mạng thương mại điện tử để giải quyết có hiệu quả những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Mặt khác, các doanh nghiệp nên áp dụng mạnh mẽ mạng lưới Internet thông qua việc cập nhật thường xuyên những thông tin liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm, quy định của nước nhập khẩu hàng hóa của từng doanh nghiệp. · Tổ chức tốt hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp, xây dựng các ngân hàng dữ liệu phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Công việc này đòi hỏi sự thiết kế tổng thể bao gồm từ các biểu mẫu báo cáo, cách thức lưu trữ, truy cập và xử lý thông tin đến các phương tiện lưu giữ và truyền tải thông tin. 5. Phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm Phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm hoàn thiện hệ thống đo lường sản phẩm. Phát triển các phương pháp, phương tiện và hệ thống kiểm tra nhanh các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm ngay từ khâu nguyên liệu thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, tinh chế bảo quản thành phẩm về dịch vụ cung cấp đến người tiêu dùng. Phát triển hệ thống bao bì và đóng gói nhỏ hợp lý cho các chủng loại sản phẩm chế biến. Mở rộng ứng dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9000, ISO 9002, ISO 14000, HACCP (Hazard Analysis And Critical Control Point: Phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn) trong các cơ sở sản xuất chế biến sản phẩm. Đây là những tiêu chuẩn chung của thế giới khi xuất khẩu các mặt hàng vào thị trường châu Âu và các nước châu Mỹ, nơi có những đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Giải pháp này áp dụng cho tất cả 8 ngành công nghiệp chế biến. Các doanh nghiệp nên áp dụng những biện pháp dưới đây: · Thường xuyên tham gia các hoạt động kiểm tra và tập huấn về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôn trọng và cam kết bảo đảm chất lượng sản phẩm và hỗ trợ cho các chương trình, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Xây dựng các chỉ tiêu chất lượng cho từng loại sản phẩm của doanh nghiệp. · Thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm đưa ra chiến lược sản phẩm hợp lý cho doanh nghiệp với các mẫu mã được đa dạng hóa và chủ động tạo ra các mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước theo giới tính, độ tuổi, khu vực địa lý… khác nhau. Nguồn tại liệu sử dụng được lấy từ : www.saga.vn www.vietnamnet.vn www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov danketoan.com xalo.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận.doc
Luận văn liên quan