LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động ngân hàng là một hoạt động không thể thiếu cho nên kinh tế của một đất nước và có sự ảnh hưởng to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống con người. Bản thân hoạt động này luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt đối với các Tổ chức tín dụng, Nhà nước luôn có những chính sách ưu đãi và đảm bảo cho các loại hình này được giảm thiểu rủi ro và cân bằng vốn lưu động trong ngày, nâng cao khả năng thanh toán. Hiện pháp luật Ngân hàng Việt Nam qui định không chỉ riêng Ngân hàng Nhà nước mà các tổ chức tín dụng cũng được phép thực hiện các hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá. Hiện nay vai trò của hoạt động này ngày càng được thể hiện rõ nét. Bản thân nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá là một nghiệp vụ có qui trình đơn giản nhanh chóng và tốn ít chi phí giao dịch cho các bên, đồng thời nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá là một hoạt động hạn chế rủi ro cho các tổ chức pháp nhân thực hiện các hoạt động ngân hàng, hoạt động này không những không làm đóng băng vốn của các ngân hàng mà còn giúp các ngân hàng sử dụng có hiệu quả và linh hoạt hơn nguồn vốn của mình. Hơn nữa sự cung ứng vồn trong hoạt động chiết khấu sẽ tạo ra nguồn tiền gửi- một nguồn vốn mới cho khách hàng để cho vay, đây chính là lí do mà các ngân hàng hoặc các tổ chức có hoạt động ngân hàng rất chú trọng thực hiện hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá hơn các kỹ thuật tín dụng khác. Đồng thời đối với bên được chiết khấu cũng nhận được những lợi ích rõ ràng khi tham gia vào hoạt động này. Quyền lợi mà bên nhận chiết khấu có thể nhận được từ hoạt động này đó là họ có thể sư dụng hình thức chiết khấu giấy tờ có giá như một hình thức lưu hoạt hóa nguồn vốn kinh doanh của mình, chiết khấu sẽ giúp họ có thể biến những khoản nợ trên giấy tờ thành tiền trước thời hạn thanh toán, giúp họ giải quyết kịp thời nhu cầu vốn, đồng thời bên nhận chiết khấu không bị ràng buộc bởi mục đích sử dụng số tiền chiết khấu như những hoạt động tín dụng khác. Như vậy hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá không những mang lại cho cả các bên tham gia chiết khấu những lợi ích không thể phủ nhận được. Hiện nay pháp luật ngân hàng cũng như pháp luật khác liên quan đã có những qui định khá cụ thể và chi tiết về qui chế thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, đặc biệt là việc ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì đã kịp thời khắc phục, bổ sung những hạn chế của các qui định của pháp luật cũ. Hiện pháp luật có qui định về hình thức của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá là phải bằng hợp đồng và thể hiện bằng văn bản nhưng hiện vẫn chưa có một qui định cu thể nào về các loại hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá. Bài luận của em dưới đây sẽ đi vào phân tích, làm rõ vấn đề “Các loại hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá”.
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3499 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các loại hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá trên góc độ pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động ngân hàng là một hoạt động không thể thiếu cho nên kinh tế của một đất nước và có sự ảnh hưởng to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống con người. Bản thân hoạt động này luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt đối với các Tổ chức tín dụng, Nhà nước luôn có những chính sách ưu đãi và đảm bảo cho các loại hình này được giảm thiểu rủi ro và cân bằng vốn lưu động trong ngày, nâng cao khả năng thanh toán. Hiện pháp luật Ngân hàng Việt Nam qui định không chỉ riêng Ngân hàng Nhà nước mà các tổ chức tín dụng cũng được phép thực hiện các hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá. Hiện nay vai trò của hoạt động này ngày càng được thể hiện rõ nét. Bản thân nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá là một nghiệp vụ có qui trình đơn giản nhanh chóng và tốn ít chi phí giao dịch cho các bên, đồng thời nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá là một hoạt động hạn chế rủi ro cho các tổ chức pháp nhân thực hiện các hoạt động ngân hàng, hoạt động này không những không làm đóng băng vốn của các ngân hàng mà còn giúp các ngân hàng sử dụng có hiệu quả và linh hoạt hơn nguồn vốn của mình. Hơn nữa sự cung ứng vồn trong hoạt động chiết khấu sẽ tạo ra nguồn tiền gửi- một nguồn vốn mới cho khách hàng để cho vay, đây chính là lí do mà các ngân hàng hoặc các tổ chức có hoạt động ngân hàng rất chú trọng thực hiện hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá hơn các kỹ thuật tín dụng khác. Đồng thời đối với bên được chiết khấu cũng nhận được những lợi ích rõ ràng khi tham gia vào hoạt động này. Quyền lợi mà bên nhận chiết khấu có thể nhận được từ hoạt động này đó là họ có thể sư dụng hình thức chiết khấu giấy tờ có giá như một hình thức lưu hoạt hóa nguồn vốn kinh doanh của mình, chiết khấu sẽ giúp họ có thể biến những khoản nợ trên giấy tờ thành tiền trước thời hạn thanh toán, giúp họ giải quyết kịp thời nhu cầu vốn, đồng thời bên nhận chiết khấu không bị ràng buộc bởi mục đích sử dụng số tiền chiết khấu như những hoạt động tín dụng khác. Như vậy hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá không những mang lại cho cả các bên tham gia chiết khấu những lợi ích không thể phủ nhận được.
Hiện nay pháp luật ngân hàng cũng như pháp luật khác liên quan đã có những qui định khá cụ thể và chi tiết về qui chế thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, đặc biệt là việc ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì đã kịp thời khắc phục, bổ sung những hạn chế của các qui định của pháp luật cũ. Hiện pháp luật có qui định về hình thức của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá là phải bằng hợp đồng và thể hiện bằng văn bản nhưng hiện vẫn chưa có một qui định cu thể nào về các loại hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá. Bài luận của em dưới đây sẽ đi vào phân tích, làm rõ vấn đề “Các loại hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá”.
I ) KHÁI QUÁT CHUNG.
1. Chiết khấu giấy tờ có giá .
Theo qui định tại khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì : “ giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và điều kiện khác”. Theo qui định trên ta thấy giấy tờ có giá thực chất là một chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác và trong đó có ghi nhận rõ về điều kiện trả lãi cũng như nghĩa vụ trả nợ của hai bên với nhau. Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, công trái, sổ tiết kiệm.. Như ta đã biết theo pháp luật Việt Nam thì chủ thể có quyền phát hành giấy tờ có giá đó là Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng, do đó việc chiết khấu giấy tờ có giá cũng như hợp đồng chiết khấu ở các chủ thể khác nhau cũng sẽ mang những màu sắc, đặc trưng riêng và khi xem xét về hoạt động này chúng ta sẽ xem xét dưới sự ảnh hưởng của cả hai qui định của hai chủ thể trên.
Theo qui định tại khoản 19 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 thì: “ Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán”. Các công cụ chuyển nhượng được nhắc đến trong điều luật trên bao gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và séc.. Hiện trong lĩnh vực ngân hàng thì hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá thường được biết đến với hai loại hình nghiệp vụ có mục đích khác nhau, do hai chủ thể trên tiến hành, đó là: nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do ngân hàng Nhà nước thực hiện với khách hàng tổ chức tín dụng và chủ thể thứ hai đó là nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng thực hiện đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân. Trong hai loại hoạt động này có những sự khác biệt khá cơ bản, đó là: đối với ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá với mục đích nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia là nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, còn hính thức còn lại tức là hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng với các khách hàng là tổ chức, cá nhân là nhằm mục tiêu kinh doanh thu lợi nhuận. Từ nhận định trên em nhận thấy loại hình thứ hai sẽ có số lượng lơn hơn và nhu cầu cao hơn do chủ thể thông thoáng hơn, và các trình tự thủ tục có phần đơn giản hơn trên thực tế. Do đó trong bài này em sẽ chủ yếu dựa trên các qui định của Tổ chức tín dụng về Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá để giải quyết vấn đề.
Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá là một hoạt động cấp tín dụng vì bên nhận chiết khấu sẽ phải ứng trước một khoản tiền để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và chỉ thu hồi được sau một khoảng thời gian nhất định, đồng thời nghiệp vụ chiết khấu phải dựa trên sự tín nhiệm của khách hàng, và mọi hoạt động trong lĩnh vực này đều chịu sự điều chỉnh của phap luật ngân hàng, ngoài ra việc thực hiện chiết khấu chỉ dựa chủ yếu trên cơ sở nguồn vốn là tiền gửi( đối với các tổ chức tín dụng) hoặc ngân sách Nhà nước ( đối với Ngân hàng Nhà nước).
Đối tượng của chiết khấu giấy tờ có giá là những giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, và lưu ý giá bán của các giấy tờ có giá bao giờ cũng thấp hơn giá trị của giấy tờ có giá được mua.
Đồng thời theo qui định trong cả Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và Luật các Tổ chức tín dụng thì việc chiết khấu giấy tờ có giá đều phải thể hiện dưới hính thức văn bản và phải thực hiện dưới hình thức hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá. Mọi hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của các chủ thể trên đều phải tuân theo những nguyên tắc chung của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá và chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng.
2. Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá
2.1.Khái niệm về Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Hiện nay hiện chưa có một văn bản pháp lí nào qui định cụ thể “thế nào là hợp đồng chiêt khấu giấy tờ có giá” nhưng xuất phát từ những đặc trưng chung của hợp đồng cũng như bản chất của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá mà em sẽ khái quát thành một khái niệm bao quát như sau: Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên nhận chiết khấu( ngân hàng nhà nước hoặc tổ chức tín dụng) với khách hàng có nhu cầu chiết khấu ( tổ chức tín dụng hoặc các cá nhân tổ chức) mà theo đó bên nhận chiết khấu đã thỏa thuận sẽ mua giấy tờ có giá của bên khách hàng trước kỳ hạn thanh toán với điều kiện khấu trừ ngay một số tiền nhất định tính theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá được chiết khấu, tái chiết khấu trong thời gian chiết khấu, tái chiết khấu.
Dựa trên định nghĩa trên thì ta nhận thấy bản chất của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá khá giống nhưng không phải là hợp đồng tín dụng nếu xét về phương diện kinh tế cũng như pháp lí. Có điều trên vì ta thấy hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là hợp đồng được tồn tại trên cơ sở nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu nhưng thực tế hợp đồng chiết khấu là hợp đồng phát sinh từ hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của Tổ chức tín dụng nên bản chất pháp lí của nó là mua bán giấy tờ có giá hay nói thực tế là mua bán các trái quyền dân sự, trong khi bản chất pháp lí cảu hợp đồng tín dụng đó là hợp đồng vay tài sản.
Trong giao dịch này pháp luật qui định phải được xác lập bắt buộc do một bên nhận chiết khấu là tổ chức được phép hoạt động ngân hàng với bên nhận chiết khấu là tổ chức, cá nhân có nhu cầu..pháp luật qui định hợp đồng chiết khấu phải được lập bằng văn bản và có các nội dung, điều khoản phù hợp với các qui định của pháp luật cũng như hợp đồng mẫu do Hiệp hội ngân hàng ban hành.
2.2. Đặc điểm của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
*) Về đối tượng của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Đối tượng chiết khấu giấy tờ có giá chính là những giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán. Như đã nói ở trên giấy tờ có giá là chứng chỉ hoặc bút toán trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định với một chủ thể khác. Mà cụ thể theo Điều 5 Qui chế chiết khấu, tái chiết khấu hiện hành thì các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán bao gồm giấy tờ có giá do ngân hàng nhà nước hoặc tổ chức tín dụng phát hành ( tùy thuộc vào chủ thể cấp tín dụng), các loại tín phiếu được phát hành theo qui định của Chính phủ, các loại trái phiếu được phát hành theo qui định của Chính phủ như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, công trái xây dựng tổ quốc…ngoài ra còn bao gồm các tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành. Tuy nhiên trong vấn đề này cần lưu ý là đối với các hợp đồng chiết khấu mà bên cung ứng tín dụng tức bên nhận chiết khấu là Tổ chức tín dụng thì đối tượng của hợp đồng lúc này là các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán ngắn hạn (dưới 1 năm)mới có thể là đối tượng của chiết khấu của Tổ chức tín dụng. Có sự khác biệt này là do nghiệp vụ tín dụng là một hoạt động có tỷ lệ rủi ro cao của Tổ chức tín dụng do đó nhằm tránh những rủi ro không đáng có pháp luật đã hạn chế phần nào phạm vi của đối tượng giấy tờ có giá được chiết khấu của Tổ chức tín dụng. Ở Ngân hàng Nhà nước thì không có sự hạn chế này là do mục đích của hoạt động này là nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và tái cấp vốn cho đối tượng chính là Tổ chức tín dụng do đó không đặt ra khái niệm “khả năng rủi ro” ra ở đây.
Giấy tờ có giá này phải thỏa mãn các qui định của pháp luật, cụ thể: giấy tờ có giá đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng có nhu cầu chiết khấu, giấy tờ có giá đó phải chưa đến hạn thanh toán, nó phải dược phép giao dịch và phải được thanh toán theo qui định của chức phát hành, phù hợp về nội dung, nguyên vẹn về hình thức và khả năng thanh toán khi giấy tờ có giá đáo hạn phải được đảm bảo.
*) Hình thức của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Theo qui định tại Khoản 4 Điều 11 Qui chế chiết khấu, tái chiết khấu hiện hành ta nhận thấy tất cả các thỏa thuận giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng đều phải lập thành văn bản- hay nói cách khác văn bản sẽ là hình thức pháp lí duy nhất của hoạt động cấp tín dụng này, trong đó đặc biệt khuyến khích việc thực hiện hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá bằng văn bản viết tay có con dấu riêng hợp pháp, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên thực hiện cam kết về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, đồng thời quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cũng sẽ đơn giản hơn.
2.3. Chủ thể của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là hình thức pháp lí của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá với các thành phần là bên nhận chiết khấu và bên được chiết khâu.
Ta nhận thấy hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng là một hoạt động tái cấp vốn mà một đặc điểm chung của hai chủ thể này đó là đều là những chủ thể có thẩm quyền chiêt khấu giấy tờ có giá, đều được thực hiện hoạt động ngân hàng một cách hợp pháp. Đối với hoạt động này thì việc xác định tính hợp pháp về tư cách chủ thể sẽ đơn giản hơn nhiều so với hoạt động cấp tín dụng của Tổ chức tín dụng với khách hàng. Sở dĩ có điều đó vì mọi hoạt động của hai chủ thể này đều chịu sự chẽ của pháp luật ngân hàng do đó công tác quản lí là rất chặt chẽ nên thủ tục để thực hiện hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá sẽ khá đơn giản. Trong hoạt động này thì bên nhận chiết khấu (tức ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đương nhiên được quyền chiết khấu với mục đích thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và tái cấp vốn; còn bên được chiết khấu (các tổ chức tín dụng) nhằm mục đích hỗ trợ vốn ngắn hạn..
Đối với hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá giữa Tổ chức tín dụng với khách hàng thì chủ thể của hợp đồng sẽ phức tạp hơn. Đối với bên nhận chiết khấu (tổ chức tín dụng) phải thảo mãn những điều kiện nhất định do pháp luật qui định khi thực hiện hoạt động chiết khấu, mà cụ thể là những điều kiện sau:
+ Thứ nhất tổ chức tín dụng phải có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp.
+ Thứ hai để được tiến hành hoạt động kinh doanh Tổ chức tín dụng phải có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá.
+ Thứ ba Tổ chức tín dụng phải có Điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y. Bản điều lệ cũng chính là một trong những điều kiện pháp lí cơ bản phản ánh các yếu tố cấu thành năng lực pháp lí của Tổ chức tín dụng khi hành nghề trong lĩnh vực ngân hàng.
+ Thứ tư, đòi hỏi Tổ chức tín dụng phải có người đại diện có thẩm quyền và hợp pháp.
Đối với bên được chiết khấu pháp luật cũng có những qui định riêng biệt như sau: Bên được chiết khấu trong mối quan hệ tín dụng này là các tổ chức cá nhân có nhu cầu chiết khấu giấy tờ có gia của mình tại tổ chức tín dụng, hiện nay khách hàng muốn được chiết khấu thì phải đáo ứng đầy đủ những điều kiện sau: chủ thể xin chiết khấu phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, đồng thời giấy tơ có giá phải có đủ tiêu chuẩn theo qui định của pháp luật.
2.4. Nội dung của Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Nói đến nội dung của Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là nói đến những cam kết mà các bên đã thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng này, các cam kết đó chính được thể hiện bằng các điều khoản trong hợp đồng, và sự thỏa thuận này phải đảm bảo dựa trên tinh thần hợp pháp, bình đẳng và tự nguyện, có sự thống nhất ý chí của các bên và phải phù hợp với các qui định của pháp luật.
Như trên chúng ta đã nói hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá về bản chất chính là hợp đồng mua bán tài sản hay hợp đồng mua bán trái quyền dân sự. Hiện pháp luật nước ta cũng chưa có nhưng văn bản chi tiết về nội dung của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá, nhưng chúng ta có thể dựa vào các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán tài san để xác định. Theo đó:
+ Điều khoản về chủ thể của Hợp đồng : Trong hợp đồng phải có ghi rõ, chi tiết bên nhận chiết khấu là tổ chức tín dụng ( hoặc ngân hàng Nhà nước Việt Nam) có nêu rõ các thông tin cần thiết như trụ sở, tên, số điện thoai… và bên được chiết khấu có ghi rõ là tổ chức, cá nhân nào, địa chỉ, người đại diện hợp pháp
+ Điều khoản về đối tượng hợp đồng. Trong vấn đề này thì hợp đồng phải ghi rõ đối tượng của hợp đồng là chiết khấu giấy tờ có giá, có kèm theo Bảng kê các loại giấy tờ có giá cùng với bản gốc giấy tờ có giá xin chiết khấu.
+ Điều khoản về lãi suất chiết khấu phải ghi rõ về lãi suất chiết khấu giấy tờ có giá với từng loại giấy tờ có giá cụ thể, các chi phí khác, tổng mệnh giá được chiết khấu, số tiền lợi túc bị khấu trừ, tổng số tiền còn lại của khách hàng. Lưu ý là lãi suất chiết khấu do hai bên tự thỏa thuận nhưng phải phù hợp với qui định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất định hướng.
+ Điều khoản về phương thức thanh toán: tức là sự thỏa thuận qui định về phương thức chuyển tiền cho khách hàng khi thực hiện chiết khấu là bằng tiền mặt hay tài khoản tiền gửi…
+ Điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp: Nội dung của điều khoản này nhằm xác định được cách thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh, điều khoản này có thể có hoặc không, nếu không có thì khi xảy ra tranh chấp sẽ được giải quyết theo qui định của pháp luật.
2.5 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
*) Bên nhận chiết khấu.
- Quyền của bên chiết khấu.
+ Bên chiết khấu có quyền yêu cầu khách hàng được chiết khấu chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá của mình theo qui định của pháp luật về chuyển nhượng giấy tờ có giá.
+ Quyền được khấu trừ khoản lợi tức chiết khấu, lợi tức tái chiết khấu từ mệnh giá của giấy tờ có giá.
+ Quyền được truy đòi khoản nợ ghi trên giấy tờ có giá đối với người xin chiết khấu nếu giấy tờ có giá không được thanh toán bởi người mắc nợ vào ngày đáo hạn.
- Nghĩa vụ của bên chiết khấu.
+ nghĩa vụ thanh toán khoản tiền mua giấy tờ có giá đưuọc chiết khấu cho khách hàng.
+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vật chất đã xảy ra đối với khách hàng được chiết khấu khi có hành vi gây thiệt hại do lỗi của bên nhận chiết khầu trong khi thực hiện hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
*) Bên được chiết khấu
- Quyền của bên được chiết khấu.
+ Quyền yêu cầu bên nhận chiết khấu giấy tờ có giá trả tiền mua giấy tờ có giá theo giá cả đã thỏa thuận trong hợp đồng sau khi đã chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho bên nhận chiết khấu.
+ Quyền khiếu naị và khởi kiện đối với bên nhận chiết khấu về các hành vi vi phạm hợp đồng của chủ thể này để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình..
+ Quyền được yêu cầu bên nhận chiết khấu bồi thường cho mình trong các trường hợp bên nhận chiết khấu gây thiệt hại khi thực hiện hợp đồng.
- Nghĩa vụ của bên được chiết khấu.
+ Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá được chiết khấu cho bên nhận chiết khấu theo qui định của pháp luật.
+ Nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu hợp pháp của bên nhận chiết khấu.
2.6. Hiệu lực của hợp đồng.
Hiệu lực của hợp đồng này thường là thời điểm mà các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản hợp đồng và bên sau cùng ký tên đóng dấu. Hợp đồng có thể coi là vô hiệu khi có sự vi phạm các qui định của pháp luật. Hợp đồng chiết khấu bị coi là vô hiệu tuyệt đối khi mục đích, nội dung và hình thức của hợp đồng vi phạm các qui định của pháp luật, trái với hợp đồng mẫu của Hiệp hội ngân hàng ban hành và đạo đức xã hội- đối với trường hợp này hiệu lực của hợp đồng không phát sinh từ thời điểm kí kết mà các bên phục hồi lại hợp đồng theo đúng tình trạng ban đầu trước khi kí kết. Hợp đồng bị coi là vô hiệu tương đối trong trường hợp khi chủ thể không có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc hợp đồng được kí kết không tự nguyện và đồng thuận giữa các bên kí kết. Hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu khi có yêu cầu của các bên và cách xử lí cũng tương tự như trường hợp hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu tuyệt đối.
II) Các loại hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá
Như trên đã nói chiết khấu giấy tờ có giá là một nghiệp vụ mua lại giấy tờ có giá từ người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. Hoạt động chiết khấu này. Hoạt động chiết khấu mang lại những lợi ích khá thực tế, cụ thể về phía bên được chiết khấu họ có thể chuyển đổi giấy tờ có giá thành tiền nhanh nhất, còn về bên nhận chiết khấu hoạt động này sẽ mang lại lợi nhuận cho họ và cũng đồng thời tăng dự trữ thứ cấp của ngân hàng. Hiện pháp luật qui định hình thức của hoạt đông chiết khấu giấy tờ có giá là hợp đồng nhưng hiện trên thực tế vẫn chưa có một qui định nào của pháp luật có qui định rõ ràng về vấn đề có những loại hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá nào. Dưới đây sẽ là một vài cách phân loại hợp đồng có giá dựa trên một số tiêu chí khác nhau.
1) Căn cứ vào chủ thể của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá
Nếu căn cứ vào chủ thể của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá có thể phân hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá thành hai loại sau: hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước với Tổ chức tín dụng, thứ hai là hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá của Tổ chức tín dụng với khách hàng.
*) Đối với hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức tín dụng là loại hợp đồng được thực hiện nhằm mục đích Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và tái cấp vốn giúp đỡ các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại trong việc giải quyết nguồn vốn lưu thong, đặc biệt thông qua việc Ngân hàng Nhà nwuocs Việt Nam tiến hành mua vào các giấy tờ có giá từ ngân hàng thương mại sẽ nhằm mục đích điều tiết lưu thông tiền tệ, điều tiết mối cung tiền cho lưu thông. Đồng thời qua hoạt động này Ngân hàng Nhà nước còn thực hiện chức năng điều tiết mối cung tiền cho lưu thông. Về phía bên nhận chiết khấu lại là Tổ chức tín dụng. Thực chất của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá này là việc các tổ chức tín dụng sử qdụng đến nguồn tín dụng tạm thời của ngân hàng Nhà nước để nhằm giải quyết khả năng thanh toán trong ngày, cân bằng giữa các nhu cầu gửi và thanh toán của khách hàng. Trong hợp đồng này thì cũng phải lập thành văn bản theo đúng qui định của pháp luật, các điều khoản của hợp đồng cũng phải phù hợp với qui định của pháp luật, không được thực hiện thủ tục rút gọn trong mọi trường hợp và phải phù hợp với mấu hợp đồng do Hiệp hội ngân hàng ban hành.
Về mặt chủ thể của hợp đồng này là đặc biệt do đều là những chủ thể có quyền thực hiện các hoạt động ngân hàng tiền tệ. Đối với bên nhận chiết khấu( Ngân hàng Nhà nước) phải ghi rõ rõ các thông tin cần thiết như trụ sở, tên, số điện thoai… và bên được chiết khấu có ghi rõ là tổ chức, tên, trụ sở và phải có giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cấp…và đơn xin chiết khấu giấy tờ có giá theo mẫu của Hiệp hội ngân hàng ban hành.
Hợp đồng cần qui định rõ các điều khoản về đối tượng chiết khấu, lãi suất( nếu có), phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển tài khoản..Đối với loại hợp đồng này do có sự đặc biệt về chủ thể cũng như mục đích chiết khấu( không xuất phát vì mục đích lợi nhuận) nên có thể điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp và lãi suất chiết khấu, số tiền lợi túc bị khấu trừ có thể không cần phải đặt ra.
Về thời hạn chiết khấu của loại hợp đồng này thì theo qui định tại Điều 4 Quy chế chiết khấu ban hành kèm theo Quyết định số898/2003/QĐ-NHNN thì: “Điều 4. Hình thức chiết khấu: 1. Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: Ngân hàng Nhà nước mua hẳn giấy tờ có giá của các ngân hàng theo giá chiết khấu. 2. Chiết khấu có kỳ hạn: Ngân hàng Nhà nước chiết khấu kèm theo yêu cầu ngân hàng cam kết mua lại toàn bộ giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định. Kỳ hạn chiết khấu tối đa là 91 ngày”. Như vậy theo qui định này Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể mua hẳn các giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng có nhu cầu chiết khấu hoặc có thể chiết khấu theo kỳ hạn, mà kỳ hạn đó tối đa là 91 ngày kể từ chiết khấu giấy tờ có giá (tức ngày tổ chức tín dụng tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước).
Một đặc biệt nữa là trong mối quan hệ này có thể Ngân hàng Nhà nước đi mua lại chính giấy tờ có giá do mình phát hành từ bên nhận chiết khấu là chủ thể có quyền hoạt động ngân hàng và quyền phát hành giấy tờ có giá. Tuy nhiên trong trường hợp này giấy tờ có giá vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn như đã nêu ở phần trên, và trách nhiệm bồi thường vật chất khi có vi phạm xảy ra vẫn được đảm bảo. Đối tượng chiết khấu trong hợp đồng này bao gồm: “Điều 5. Các giấy tờ có giá được chiết khấu
1. Các giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu bao gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
2. Các loại giấy tờ có giá nêu tại khoản 1 của điều này được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu khi có đủ các điều kiện sau:
a. Trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá là 91 ngày;
b. Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu;
c. Các giấy tờ có giá được phát hành bằng đồng Việt Nam (VNĐ) và có thể chuyển nhượng được.” Về mức chiết khấu, các chi phí chiết khấu se được tính theo qui định tại Điều 6 Quy chế chiết khấu ban hành kèm theo Quyết định số898/2003/QĐ-NHNN.
*) Đối với hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá giữa Tổ chức tín dụng với khách hàng.
- Về chủ thể:
+ Bên được chiết khấu phải là tổ chức cá nhân có nhu cầu chiết khấu giấy tờ có giá, có năng lực pháp luật, năng lực hành vi và là người sở hữu hợp pháp của giấy tờ có giá có nhu cầu chiết khấu, giấy tờ có giá phải có đủ tiêu chuẩn theo qui định của pháp luật.
+ Bên nhận chiết khấu phải là các Tổ chức tín dụng thỏa mãn những điều kiện do pháp luật qui định và để tham gia vào hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá tổ chức tín dụng phải thỏa mãn những điều kiện pháp lí sau:
Thứ nhất tổ chức tín dụng muốn thực hiện hoạt động chiết khấu phải có giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cấp…để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, tổ chức tín dụng phải thỏa mãn những điều kiện qui định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
Thứ hai để tiến hành hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá Tổ chức tín dụng phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá .
Thứ ba là Tổ chức tín dụng phải có bản điều lệ được ngân hàng Nhà nước chuẩn y và phải có người đại diện hợp pháp đủ năng lực và thẩm quyền
Riêng đối với Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong giấy phép hoạt động ngân hàng và giấy phép chứng nhận đăng kí phải ghi rõ hoạt động chiết khấu là hoạt động ngân hàng được phép thực hiện.
- Về hình thức của hợp đồng chiết khấu trong trường hợp này cũng lập bẳng vắn bản và theo mẫu của hợp đồng chiết khấu do Hiệp hội ngân hàng Việt Nam ban hành.
- Về các điều khoản của hợp đồng
Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá trong trường hợp này cũng phải có đầy đủ các điều khoản qui định về quyền và nghĩa vụ của các bên, trong đó ghi rõ về lãi suất chiết khấu giấy tờ có giá với từng loại giấy tờ có giá cụ thể, các chi phí khác, tổng mệnh giá được chiết khấu, số tiền lợi túc bị khấu trừ, tổng số tiền còn lại của khách hàng, phương thức thanh tóan, phương thức giải quyết tranh chấp, và có kèm theo bảng kê các loại giấy tờ có giá. Hợp đồng cũng cần nêu rõ về ngày có hiệu lực của hợp đồng và các biện pháp được áp dụng khi có các vi phạm xảy ra trong phạm vi hợp đồng.
2. Căn cứ vào thời hạn chiết khấu có hai loại hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá: Hợp đồng chiết khấu dài hạn và hợp đồng chiết khấu ngắn hạn.
Về nội dung cơ cấu của loại hợp đồng này không có những khác biệt cơ bản về hình thức, nội dung phương thức.. với các qui định chung của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá như đã nêu ở trên nhưng có một đặc điểm quyết định tính chất của hợp đồng đó là thời hạn nắm giữ giấy tờ có giá của bên nhận chiết khấu, mà cụ thể là các tổ chức tín dụng:
*) Hợp đồng chiết khấu dài hạn
Đối với các loại hợp đồng chiết khấu này thì Tổ chức tín dụng được quyền nắm giữ giấy tờ có giá từ 1 năm trở lên. Do đó trong điều khoản của hợp đồng phải ghi rõ về thời hạn mà tổ chức tín dụng được quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá được chiết khấu, thời hạn đó phải ghi rõ ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng, tức ngày bên được chiết khấu chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng. Tức thời hạn thanh toán của giấy tờ có giá là trên 1 năm, thời hạn thanh toán sẽ được xác định tại bảng kê các loại giấy tờ có giá kèm theo hợp đồng. Đối với loại hợp đồng này có thể rủi ro thanh toán sẽ cao hơn nên có thể lãi suất chiết khấu sẽ cao hơn các hình thức chiết khấu khác và do các bên thỏa thuận, điều này sẽ được qui định rõ trong hợp đồng nhưng phải phù hợp với lãi suất định hướng của pháp luật. Các yêu cầu về nội dung,hình thức của hợp đồng vẫn tuân theo các qui định ở phần chung mà em đã nêu ở trên.
*) Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn.
Đối với loại hợp đồng này thì thời hạn nắm giữ giấy tờ có giá của Tổ chức tín dụng là dưới 1 năm. Do đó trong hợp đồng cần ghi rõ về thời hạn thanh toán của giấy tờ có giá là đối tượng chiết khấu phải có thời hạn dưới 1 năm, điều này được xác định bằng thời gian bắt đầu chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá của bên được chiết khấu cho bên nhận chiết khấu. Đồng thời ngược lại với chiết khấu giấy tờ có giá dài hạn thì đối với chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn có lãi suất chiết khấu, số tiền lợi túc bị khấu trừ thường thấp hơn, số tiền còn lại của khách hàng sẽ cao hơn, điều này cũng sẽ phải được qui định rõ trong hợp đồng và phải phù hợp với mức lãi suất định hướng của pháp luật qui đinh.
Ngoài vấn đề này ra thì hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
3. Căn cứ vào sự đảm bảo rủi ro thanh toán.
Căn cứ vào rủi ro thanh toán thì hợp đồng chiết khấu giáy tờ có giá được chia thành hai loại: hợp đồng chiết khấu có quyền truy đòi và hợp đồng chiết khấu miễn truy đòi
Hợp đồng chiết khấu có quyền truy đòi là loại hợp đồng chiết khấu mà trong đó có qui định về loại tín dụng mà bên nhận chiết khấu có quyền truy đòi khách hàng đã chiết khấy nếu giấy tờ có giá không được tổ chức phát hành thanh toán. Qui định này nhằm đảm bảo giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động chiết khấu của bên nhận mà trong đó có thể vì lí do nào đó không thuộc lỗi của bên nhận chiết khấu mà khi đến hạn thanh toán thì bên tổ chức phát hành giấy tờ có giá không thanh toán cho bên nhận chiết khấu, mà trong trường hợp này bên nhận chiết khấu sẽ được quyền truy đòi đối với bên được chiết khấu về quyền lợi liên quan đến loại giấy tờ có giá này. Do tính chất đặc biệt đó nên trong hợp đồng cần ghi rõ nội dung của điều khoản trên để tạo thuận lợi khi có căn cứ truy đòi nếu trường hợp rủi ro trên xảy ra đối với bên nhận chiết khấu, điều khoản này có được đều thỏa thuận trên cơ sở tinh thần tự nguyện, bình đẳng giữa hai bên và khách hàng cam kết trách nhiệm đối với trường hợp tổ chức phát hành giấy tờ có giá không thanh toán khi đến hạn., còn về hình thức và nội dung còn lại đều phải tuân theo qui định chung về hợp đồng.
Đối với hợp đồng chiết khấu miến truy đòi thì đặc điểm riêng khác biệt duy nhất của nó đã được thể hiện ngay ở tên gọi. bản chất của hợp đồng này trái ngược với loại hợp đồng chiết khấu có quyền truy đòi. Cụ thể đây là loại hợp đồng mà trong đó các bên thỏa thuận qui định bên nhận chiết khấu không có quyền truy đòi nếu tổ chức phát hành giấy tờ có giá không thanh toán. Quy định này xuất phát từ đặc trưng của loại giấy tờ có giá được chiết khấ, do đó mà trong trường hợp giấy tờ có giá không được tổ chức phát hành thanh toán thì bên được chiết khấu vẫn không phải thực hiện trách nhiệm với bên nhận chiết khấu. Khi thực hiện giao kết hợp đồng thì bản than bên nhận chiết khấu đã lường trước được tình huống bên tổ chức phát hành giấy tờ có giá là đối tượng chiết khấu có thể sẽ không được thanh toán và cam kết chấp nhận tình huống đó, k ràng buộc nghĩa vụ pháp lí khi tình huống xảy ra cho bên được chiết khấu. Điều khoản này buộc phải nêu rõ trong hợp đồng.
4. Căn cứ vào quyền mua lại giấy tờ có giá của khách hàng.
Nếu dựa trên tiêu chí này thì hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá bao gồm hai loại: hợp đồng chi��t khấu giấy tờ có giá có thời hạn và hợp đồng chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá. Hai loại hợp đồng này vẫn tuân theo các qui định về hình thức và nội dung chung của Hợp đồng chiết khấu nhưng có một đặc trưng riêng đó là thời hạn chiết khấu giấy tờ có giá của các bên. Cụ thể:
Đối với hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá có thời hạn là loại hợp đồng có các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận về việc khách hàng sẽ cam kết mua lại giấy tờ có giá sau một thời hạn nhất định với mức giá thỏa thuận và thời điểm mua lại giấy tờ có giá này là thời điểm trước khi giáy tờ có giá đến hạn thanh toán. Tức là việc mua hay bán giấy tờ có giá trong quan hệ này chỉ mang tính chất tạm thời, tức là việc chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá của bên được chiết khấu cho bên nhận chiết khấu hoàn toàn nhưng chịu sự chi phối, ràng buộc của điều khoản cam kết về thời hạn nhất định mà hai bên đã thỏa thuận, theo đó khi đến thời hạn này thì bên nhận chiết khấu sẽ phải tiến hành hoạt động mau lại chính giấy tờ có giá là đối ượng chiết khấu trong hợp đồng này với sự thỏa thuận về mức giá cả trước đo và thời điểm mua lại này buộc phải diễn ra trước khi giấy tờ có giá đến hạn. Việc thỏa thuận điều khoản này là hoàn toàn tự nguyện, do đó có thể coi bản chất của loại hợp đồng này là nhằm cung ứng tiền trong khoảng thời gian ngắn hạn có điều kiện, và bên được chiết khấu sẽ tiến hành mua lại tại thời điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu đến thời điểm đó mà bên được chiết khấu không tiến hành mua lại giáy tờ có giá đó thì quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sẽ thuộc hoàn toàn cảu bên nhận chiết khấu.Xuất phát từ lí do trên nên đối với việc lựa chọn hình thức chiết khấu này thì bên nhận chiết khấu sẽ phải chấp nhận mức giá thấp hơn so với các loại hình chiết khác. Đồng thời đối với loại hình chiết khấu naỳ thì yêu cầu trong hợp đồng phải ghi rõ về sự thỏa thuận mức giá và thời điểm mua lại giấy tờ có giá đối với bên nhận chiết khấu- đây là một điều khoản quan trọng để thực hiện hợp đồng và so sánh với các loại hợp đồng khác. Tất cả các vấn đề trên đều dựa trên sự thỏa thuận của hai bên nhưng vẫn phải tuân theo sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng và pháp luật liên quan. Theo khoản 4 điều 3 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu hiện hành thì thời hạn chiết khấu là khoảng thời gian tính từ ngày giấy tờ có giá được bên nhận chiết khấu đến ngày khách hàng có nghĩa vụ thực hiện cam kết mua lại giấy tờ có giá đó. Đồng thời theo điểm b Khoản 2 Điều 8 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá thì bên nhận chiết khấu sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp của giấy tờ có giá sẽ được xác đinh là thời điểm mà khi hết hạn cam kết trong hợp đồng mà khách hàng không mua lại các giấy tờ có giá. Lưu ý trong thời hạn chiết khấu giấy tờ có giá thì bên nhận chiết khấu có quyền chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá đó cho chủ thể khác, thì trong thời gian này bên được chiết khấu sẽ được hưởng quyền ưu tiên, sau đó mới đến các chủ thể khác.
Đối với hợp đồng chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá là dạng hợp đồng chiết khấu mà trong đó nội dung của hơp đồng qui định về việc chuyển quyền sở hữu sẽ được thực hiện ngay tại thời điểm chiết khấu mà không kèm theo cam kết mua lại giấy tờ có giá của khách hàng- đây là một hình thưc mua hẳn giấy tờ có giá từ khách hàng. Như vậy với loại hợp đồng này khách hàng phải chuyển giao ngay quyền sỏ hữu các giấy tờ có giá đó khi bên nhận chiết khấu chấp nhận chiết khấu. Kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục chuyển giao quyền sử dung giấy tờ có giá đó thì bên nhận chiết khấu sẽ là người sở hữu hợp pháp với những giấy tờ có giá này và đương nhiên được hưởng mọi quyền lợi phát sinh từ nó. Kể từ thời điểm đó bên nhận chiết khấu có quyền thực hiện tái chiết khấu các giấy tờ có giá đó cho chủ thể có nghiệp vụ chiết khấu vào bất cứ lúc nào trước khi đến hạn thanh toán giấy tờ có giá đó. Lãi chiết khấu sẽ được tính tương ứng với toàn bộ thời gian còn lại của giấy tờ có giá đó kể từ khi bên nhận chiết khấu đồng ý chiết khấu đến khi đáo hạn.
5. Căn cứ vào số lần chiết khấu giấy tờ có giá .
Căn cứ vào số lần chiết khấu giấy tờ có giá thì có thể phân hợp đồng chết khấu giấy tờ có giá thành hai loại: hợp đồng chiếu khấu giấy tờ có giá và hợp đồng tái chiết khấu giấy tờ có giá. Sự khác nhau giưa hai loại hợp đồng này là ở số lần chiết khấu giấy tờ có giá. Theo đó hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là là dạng hợp đồng được áp dụng cho đối tượng giấy tờ có giá được chiết khấu lần đầu giữa một tổ chức tín dụng với khách hàng mà chưa trải qua lần chiết khấu cho bất kỳ một chủ thể nào. Còn đối với hợp đồng tái chiết khấu giấy tờ có giá lại là dạng hợp đồng mà chủ thể của nó là Tổ chức tín dụng nhận chiết khấu của một tổ chức tín dụng khác sau khi tổ chức tín dụng này chiết khấu cho khách hàng.
III) Ý nghĩa của việc phân loại các hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Qua việc phân loại trên ta nhận thấy trên thực tế hiện tồn tại rất nhiều hợp đồng có giá, việc phân loại hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá thành những loại hình cụ thể dựa trên những tiêu chí khác nhau giúp cho việc quản lí hoạt đông ngân hàng của các cơ quan có thẩm quyền được dễ dàng hơn, Đồng thời việc phân loại có hệ thống, rõ ràng các hợpđồng chiết khấu sẽ giúp cho quy trình chiết khấu đưuọc dễ dàng hơn, cả bên chiết khấu và bên nhận chiết khấu đều có thể dễ dàng nhận bết và lựa chọn cho mình những dạng hợp đồng phù hợp và bảo đảm được những lợi ích cho mình nhất. Bên cạnh đó việc phân loại này sẽ giúp cho qua trình đơn giản hóa các trình tự thủ tục khi thực hiện các hoạt động tín dụng được triệt để, tránh những chi phí phát sinh không đáng có khi thực hiện chiết khấu chung chung các giấy tờ có giá.
Đồng thời việc phân loại các hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá sẽ đưa hoạt động ngân hàng được đến gần với đời sống xã hội và người dân hơn. Đơn giản hóa thủ tục và rõ ràng hiện luôn là chủ trương mà pháp luật nước ta hướng tới, việc phân loại các họp đồng chiết khấu giấy tờ có giá sẽ tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng khi họ có ý định thực hiện chiết khấu. Giúp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và hoạt động cấp tín dụng được dễ dàng và ý nghĩa hơn trên thực tế.
KẾT LUẬN
Như đã phân tích ở trên hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá hiện đang được các ngân hàng, tổ chức tín dụng có nghiệp vụ chiết khấu rất chú trọng. Thực tế các tranh chấp cũng như các vi phạm về hình thức, tính chất hay sai lầm khi lựa chọn loại hợp đồng chiết khấu áp dụng không phải là không xảy ra trên thực tế, nhưng ta nhận thấy hiện nay ơt nước ta đang có rất ít nếu không muốn nói là chưa có những văn bản hướng dẫn về thực hiện các loại hợp đồng chiết khấu ngoài qui chế chiết khấu tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số1325/QĐ-NHNHngày 15 tháng 10 năm 2004 về vấn đề này. Hi vọng trong tương lai không xa những vấn đề xoay quanh nghiệp vụ này sẽ được chú trọng và chi tiết hơn.
-DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO-
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam , Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2010.
2. Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010
3. Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010.
4. Quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước Số898/2003/QĐ-NHNN, Ngày 12 tháng 8 năm 2003 Về việc ban hành Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng
5.Qui chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của các Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định1325/2004/QĐ-NHNH ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Thống đôc ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
6. Nguyễn Thị Nhung, Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD ở VN, , Khóa luận TN, 2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các loại hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá trên góc độ pháp luật Việt Nam.docx