Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa

Xã hội ngày càng phát triển đời sống vật chất của con người ngày một nâng lên kèm theo đó là sự phát triển vuợt bậc của khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn những nhu cầu thiết yếu của con người trong đó phải kể đến đó là các thiết bị điện dân dụng trong gia đình từ tủ lạnh, máy điều hòa .v.v. Những vật dụng đó thật gần gũi với chúng ta, nhưng trong quá trình sử dụng các vật dụng đó thường xuyên hỏng hóc cần được khắc phục. MỤC LỤC ---------- Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 Lời mở đầu 1 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 Chương 1: Giới thiệu tổng quan công ty TNHH CĐL Châu Vy 3 Chương 2: Nội dung thực tập 5 I. Giới thiệu máy móc, thiết bị công ty 5 II. Các loại thiết bị điện lạnh 8 1. Các loại máy lạnh dân dụng 8 1.1. Những máy lạnh dân dụng trong thực tế 8 1.2. Chu trình lạnh cơ bản 8 1.3. Tìm hiếu các loại máy lạnh dân dụng thường được sử dụng 9 1.3.1.Điều hoà không khí dân dụng 9 1.3.1.1. Nguyên lý hoạt động 9 1.3.1.2. Cấu tạo 9 1.3.1.3. Phân loại 13 1.3.1.4. Bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng thường gặp 21 1.3.2. Tủ lạnh 29 1.3.2.1. Cấu tạo 29 1.3.2.2. Nguyên lý hoạt động 33 1.3.2.3. Bào dưỡng, sửa chửa hư hỏng thường gặp 33 2. Máy lạnh công nghiệp 42 2.1. Máy lạnh công nghiệp tháp giải nhiệt 42 2.1.1. Cấu tạo 42 2.1.2. Nguyên lý hoạt động 43 2.1.3. Đặc điểm 43 2.2. Máy lạnh công nghiệp sử dụng bình ngưng tụ 44 2.2.1. Cấu tạo 44 2.2.2. Nguyên lý hoạt động 44 2.2.3. Đặc điểm 44 PHẦN III: KẾT LUẬN 45 Nhật ký thực tập 45 Bài học 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 MỤC LỤC 48

pdf48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7758 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thấp. d. Nhược điểm : - Do là 1 khối không thể tách rời, nhiều khi không thể lắp đặt như theo mong muốn. - Công suất lạnh nhỏ, tối đa là 24000BTU/h. - Đối với các tòa nhà lớn nếu sử dụng máy điều hòa không khí loại này sẽ làm phá vỡ không gian kiến trúc và mỹ quan của công trình. - Do dàn nóng xả hơi nóng ra bên ngoài nên chỉ có thể lắp trên tường ngoài. Với những căn phòng nằm sâu trong công trình không thể sử dụng máy điều hòa loại này. - Mẫu mã không nhiều nên người sử dụng có ít sự lựa chọn. e. Một số vẫn đề lưu ý khi sử dụng:  Không để các vật che chắn làm ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn gió ở dàn lạnh và dàn nóng.  Khi vừa dừng máy không nên cho chạy lại ngay, chờ khoảng 3-5 phút cho áp lực gas trong hệ thống trở lại cân bằng rồi mới chạy lại.  Định kỳ vệ sinh phin lọc hút bụi.  Không nên đặt nhiệt độ trong phòng quá thấp vì không kinh tế và ảnh hưởng đến sức khỏe. 1.3.1.3.2 Máy điều hòa không khí kiểu rời: Để khắc phục nhược điểm của máy điều hòa cửa sổ là không thể lắp đặt cho các phòng sâu phía trong các công trình và sự hạn chế mẫu mã do đó người ta phát Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 16 minh ra máy điều hòa không khí dạng rời. ở đó dàn nóng và dàn lạnh được tách làm hai khối. Vì vậy máy điều hòa dạng này còn có tên là máy điều hòa hai cụm. a. Cấu tạo: Máy điều hòa hai cục gồm hai cụm nóng và lạnh bố trí rời nhau, liên kết giữa hai cụm là các ống đồng dẫn gas và dây điện điều khiển. Máy nén đặt trong dàn nóng, điều khiển làm việc của máy từ dàn lạnh thông qua bộ điều khiển có dây hoặc điều khiển từ xa. Máy điều hòa hai cục có dải công suất lạnh từ 9000BTU/h đến 60.000BTU/h. Hình 13: Máy điều hòa 2 cụm. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 17 Hình 14: Máy điều hòa 2 cụm National 1. Máy nén công suất 1 HP. 2. Bình bay hơi, bình ngưng tụ, bình tách lỏng. 3. Quạt dàn lạnh loại ngang dòng và quạt dàn nóng loại hướng hỗn hợp. 4. Môi chất lạnh R22.  Phân loại: - Theo chế độ làm việc chia ra làm hai loại máy một chiều và hai chiều - Theo đặc điểm của dàn lạnh có thể chia ra: máy điều hòa gắn tường, đặt nền, áp trần, dấu trần, cassette, máy điều hòa kiểu vệ tinh.  Sơ đồ nguyên lý: Hình 15: Nguyên lý hoạt động máy lạnh 2 cụm  Dàn lạnh: Đặt bên trong phòng, là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm. Dàn lạnh có trang bị kiểu quạt ly tâm ( Lồng sóc). Dàn lạnh có nhiều dạng khác nhau cho phép người sử dụng có thể lựa chọn kiểu phù hợp với kết cấu tòa nhà và không gian lắp đặt cụ thể như sau:  Loại đặt sàn: Loại đặt nền có cửa thổi phía trên, cửa hút đặt bên hông, phía trước. Loại này thích hợp cho không gian hẹp, trần cao. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 18  Loại treo tường: Đây là dạng phổ biến nhất, các dàn lạnh được lắp đặt trên tường có không gian đẹp, thích hợp cho phòng cân đối, không khí được thổi ra ở phía dưới và hút vào ở cửa nằm phía trên.  Loại áp trần: Dàn lạnh lắp đặt áp sát trần, thích hợp cho những công trình thấp nhưng có diện tích rộng, gió được thổi đi ra sát trần, gió hồi về phía dưới dàn nóng.  Loại Cassette: Khi lắp đặt dàn cassette người ta khoét trần và lắp đặt áp lên bề mặt trần. Toàn bộ dàn lạnh nằm sâu trong trần, chỉ có mặt trước của bề mặt nổi lên trên bề mặt trần. Mặt trước của mát cassette gồm có cửa hút nằm ở giữa, các cửa thôi nằm ở các bên, tùy theo máy mà có thể có 2, 3 hoặc 4 cửa thổi về các hướng khác nhau. Loại Cassette rất thích hợp cho khu vực trần cao, không gian rộng như các phòng họp, hội trường, đại sảnh.  Loại dấu trần: Dàn lạnh dấu trần được lắp đặt hoàn toàn bên trong trần thạch cao, để dẫn gió xuống phòng và hổi gió trở lại bắt buộc phải có ống cấp, hồi gió và các miệng thổi, miệng hút. Loại này thích hợp cho văn phòng, công sở, các khu vực có trần giả, trần thạch cao.  Loại vệ tinh: Ngoài các loại dàn lạnh phổ biến như trên, một số hãng còn chế tạo dàn lạnh kiểu vệ tinh. Dàn lạnh kiểu vệ tinh gồm một dàn chính có bố trí các miệng hút, dàn chính được nối với các vệ tinh, đó là các hộp có các cửa thổi gió. Các vệ tinh nối với dàn chính thông qua ống nối mềm. Mỗi dàn có từ 2 đên 4 vệ tinh đặt ở các vị trí tùy ý.  Dàn nóng: Cũng là dàn trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm. Có quạt kiểu hướng trục. Dàn nóng có cấu tạo cho phép lắp đặt ngoài trời mà không cần che nắng mưa. Tuy nhiên cần tránh nơi có nắng gắt và bức xạ trực tiếp vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của máy.  Ống dẫn gas: liên kết dàn nóng và dàn lạnh là một cặp ống lỏng môi chất và gas. Kích cỡ ống được ghi rõ trong tài liệu kỹ thuật của máy hoặc có thể căn cứ vào đầu nối của máy. ống dịch lỏng nhỏ hơn ống gas. Các ống dẫn khi lắp đặt nên đặt sát nhau để tăng hiệu quả làm việc của máy. Ngoài cùng bọc vật liệu cách nhiệt.  Dây điện điều khiển: Ngoài 2 ống dẫn gas, giữa dàn nóng và dàn lạnh còn có dây điện điều khiển, tùy theo loại máy mà có số lượng dây có khác nhau từ 3 đến 6 sợi. Kích cỡ dây nằm trong khoảng 0.75 đến 2.5 mm2  Dây điện động lực (dây điện nguồn) thường nối với dàn nóng. Tùy theo công suất mà điện nguồn là một pha hay ba pha. Thường công suất máy từ 36.000BTU/h trở lên thì dùng điện ba pha. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 19  Ưu điểm: - So với máy điều hòa cửa sổ, máy điều hòa rời cho phép lắp đặt được ở mọi không gian khác nhau. - Có thêm nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng do có nhiều chủng loại, mẫu mã. - Do chỉ có hai cụm nên lắp đặt tương đối dễ dàng. - Giá thành rẻ, tiện lợi cho những không gian nhỏ và các hộ gia đình. Dễ sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa.  Nhược điểm: - Công suất lạnh hạn chế, tối đa là 60.000BTU/h. - Độ dài đường ống và chênh lệch độ cao giữa các giàn bị hạn chế. - Giải nhiệt bằng gió nên hiệu suất không cao, đặc biệt là những ngày nắng nóng. - Đối với công trình lớn, sử dụng máy điều hòa rời dễ phá vỡ kiếm trúc và thẩm mỹ của công trình do dàn nóng đặt bên ngoài. Một số trường hợp rất khó bố trí dàn nóng.  Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng - Vị trí dàn nóng và dàn lạnh: Khi lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh cần lưu ý vấn đề hồi dầu. Khi hệ thống làm việc, dầu bôi trơn máy nén theo gas chảy đến dàn lạnh, hạn chế việc trao đổi nhiệt và làm máy thiếu dầu. Vì thế khi vị trí dàn lạnh thấp hơn dàn nóng cần phải có bẫy dầu ở đầu đi ra dàn lạnh, để thực hiện việc hồi dầu. - Nếu độ chênh lệch độ cao dàn nóng và dàn lạnh lớn có thể dùng một vài bẫy dầu, nhưng cần lưu ý nêu sử dụng quá nhiều bẫy dầu sẽ gây trở lực đường ống lớn làm giảm năng suất máy. - Vị trí lắp đặt dàn nóng cần thoáng mát và tránh gió thổi nóng vào người và vào dàn nóng khác. - Khi lắp đường ống cần vệ sinh sạch sẽ, hút chân không hoặc xả đuổi không khí ngưng khỏi đường ống, hạn chế tối đa độ dài của đường ống để tránh tổn hao công suất máy nén. Tránh đi đường khúc khuỷu, nhiều mối nối. - Sau khi vừa tắt máy không nên chạy ngay mà phải đợi ít nhất 3 phút cho đầu đẩy và hút của máy cân bằng rồi mới chạy lại. ở một số may có rơle thời gian hay mạch trễ cho phép máy chỉ có thể khởi động lại sau một khoảng thời gian nào đó kể từ khi bật máy chạy. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 20 - Khi sử dụng nên đặt nhiệt độ trong phòng vừa phải, tránh đặt quá thấp vừa không tốt cho sức khỏe, vừa tốn điện năng. - Không nên sử dụng dàn nóng của máy điều hòa để hong khô, sấy khô các đồ vật. 1.3.1.3.3 Máy điều hòa dạng tủ: - Máy điều hòa rời thổi tự do là máy điều hòa có công suất trung bình. Đây là dạng máy được lắp đặt nhiều ở các nhà hàng, nhà ăn hoặc sảnh cơ quan. - Công suất máy từ 36.000BTU/h đến 100.000BTU/h. - Cấu tạo:  Dàn nóng: Là trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm, quạt dàn nóng là quạt hướng trục có thể thổi ngang hoặc thổi đứng.  Dàn lạnh: Có dạng khối hộp (dạng tủ) cửa thổi đặt phía trên cao, thổi ngang. Trên miệng thổi có các cánh hướng dòng, các cánh này có thể cho chuyển động qua lại hoặc đứng yên. Cửa hút đặt ở dưới cùng mặt với cửa thổi, trước cửa hút có phin lọc bụi, định kỳ người sử dụng phải vệ sinh phin lọc bụi cẩn thận.  Bộ điều khiển nằm ở phía mặt trước của dàn lạnh, ở đó có đầy đủ các chức năng điều khiển cho phép đặt nhiệt độ phòng, tốc độ chuyển động của quạt.v.v. Hình 16 : Máy điều hoà dạng tủ Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 21 - Về nguyên lý lắp đặt giống như máy điều hòa rời gồm dàn nóng, dàn lạnh và hệ thống ống đồng, dây điện nối giữa chúng. - Ưu điểm của máy là gió lạnh được tuần hoàn vị thổi trực tiếp vào không gian điều hòa nên tổn thất nhiệt ít, chi phí lắp đặt thấp. Mặt khác độ ồn của máy nhỏ nên mặc dù có công suất trung bình nhưng vân có thể lắp đặt ngay trong phòng mà không sợ bị ảnh hưởng. 1.3.1.4 Bảo dƣỡng và sửa chữa những lỗi hƣ hỏng của điều hòa dân dụng: Với máy điều hòa dân dụng thì việc bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ là rất cần thiết. Khoảng thời gian giữa hai lần vệ sinh và bảo dưỡng là 6 tháng hoặc nhanh hơn với những nơi có môi trường nhiều khói bụi.  Các bước vệ sinh, bảo dưỡng: - Ngắt nguồn điện của máy. - Tháo bỏ vỏ ngài mặt lạnh vệ sinh vỏa bằng lau chùi hoặc dùng máy bơm áp suất cao để vệ sinh. Trong vỏ mặt lạnh có lưới lọc, cần vệ sinh thật sạch vì đây là nới nhiều bụi bám nhất, bụi bám làm cho trở nhiệt tăng lên ở các bề mặt trao đổi nhiệt. - Và có thể dẫn tới nhiều trục trặc hỏng hóc:  Áp suất ngưng tụ tăng, áp suất bay hơi giảm, tỷ số nén tăng việc làm mát động cơ và máy nén khó khăn hơn, tiêu tốn nhiều điện năng, máy dễ quá tải và có thể gay cháy máy.  Bụi bẩn làm cho các thiết bị điện và tự động, đặc biệt là các tiếp điểm làm việc không đảm bảo. - Sau khi thảo bỏ vỏ mặt lạnh ta sẽ thấy dàn bay hơi gồm ống đồng và cánh nhôm tản nhiệt, dùng rẻ ướt để lau hoặc dùng máy bơn nước áp suất cao để xịt, xịt toàn bộ dàn ống đồng và cánh nhôm tản nhiệt, quạt gió lồng sóc. Lưu ý, trước khi xịt cần che đậy mạch điều khiển cảu dàn lạnh. - Lau khô vỏ, lắp lại vỏ. Dùng máy bơm áp suất cao xịt bụi bẩn bám ở dàn ống đồng cánh nhôm ở thiết bị ngưng tụ (cục nóng). xịt thật kỹ với áp lực mạnh vì cánh tản nhiệt nhôm xếp khá dày nên bụi bám khá chặt, nếu quá nhiều bụi thì khả năng tản nhiệt của môi chất lạnh tại đây sẽ giảm đi rất nhiều. - Dùng đồng hồ đo kiểm tra áp suất của gas, áp suất dao động từ 60 - 75 PSI là đạt yêu cầu, nếu áp suất thấp hơn thì tiến hành bật máy và nạp gas bổ xung. Lưu ý phải bật cho máy chạy từ 3 - 5 phút rồi mới tiến hành đo áp Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 22 suất vì lúc đó áp suất giữa đầu hút và đầu đẩy mới cân bằng. Nếu áp suất quá thấp thì máy bị rò rỉ gas, cần tìm vị trí rò rỉ, khắc phục và nạp gas bổ xung. - Tra dầu mỡ, cho quạt để quạt được bôi trơn, không gây tiếng ồn và nhanh đảo trục do khô dầu.  Các trục trặc và cách khắc phục: a) Máy điều hòa và quạt dàn lạnh không chạy sau khi bấm nút khởi động: - Kiểm tra cầu chì có bị đứt không, nguồn điện có vào được đến máy không. - Hạ nhiệt độ trên điều khiển hay núm vặn xuống mức nhiệt độ thấp nhất. - Nếu chuyển qua chế độ quạt mà quạt quay, chuyển sang chế độ làm lạnh hoặc làm mát mà máy nén không chạy cần kiểm tra xem nguồn điện có đủ không. Nếu nguồn phù hợp thì nguyên nhân có thể là:  Tụ điện bị hỏng.  Rơle điện áp bị hỏng.  Các cuộn dây đã bị đứt hoặc động cơ đã bị cháy. - Khi đó phải tiến hành kiểm tra từng phần thứ tự. Nếu thấy tất cả bình thường: Tụ vẫn tốt, rơle điện áp vẫn ổn, các cuộn dây vẫn thông, điện trở của các cuộn dây đúng thông số, độ cách điện giữa vỏ và cuộn dây vẫn đạt lớn hơn hoặc bằng 5M nhưng máy nén vẫn không chạy thì có thể máy nén bị kẹt cơ. - Hiện tượng kẹt cơ là khi cấp điện, máy nén kêu ù ù hơi rung tay nếu sờ vào máy nén và sau một vài giây thécmic sẽ ngắt, khi đó cần phải nạp thêm dầu cho máy nén, nếu máy nén vẫn không chạy cần bổ máy nén ra và tìm nguyên nhân và sửa chữa. b) Máy điều hòa và quạt đều làm việc nhƣng không lạnh hoặc kém lạnh: - Dàn nóng bị bám bụi quá nhiều. - Không khí làm mát dàn nóng bị thiếu. - Tấm lọc không khí phía trong nhà bị bịt kín. - Nói chung các dàn bị bẩn, không khí lưu thông qua dàn không tốt nên gây ra hiện tượng kém lạnh. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 23 - Kém lạnh và mất lạnh hoàn toàn có thể do thiếu gas, hoặc mất gas hoàn toàn, khi đó ta phải tìm chỗ rò rỉ ( theo vết dầu hoặc dùng bọt xà phòng, đèn halogen, máy dò gas điện tử) để khắc phục và nạp gas lại. - Đường ống quá dài. - Nhiệt độ bức xạ do mặt trời vào phòng cao, diện tích phòng quá rộng so với công suất máy. - Phòng nhiều người và thiết bị sinh nhiệt. - Cục nóng đặt tại vị trí trao đổi nhiệt kém hoặc tại vị trí bức xạ mặt trời mạnh. - Đối với các hệ thống lạnh đã sử dụng hoặc đã sửa chữa rất dễ bị tắc phin lọc, tắc ống mao vì bẩn.  Khi đó quan sát ống mao và phin lọc, nếu thấy “đổ mồ hôi” thì chắc chắn là phin và ống mao đã bị tắc, chỗ này nằm ở chỗ bắt đầu đổ mồ hôi.  Tấm lọc có nhiệt độ cao hơn không khí bên ngoài 3-4oC. Có thể sờ tay vào thấy mát (tuy chưa đổ mồ hôi) cũng có thể phin lọc bị tắc một phần.  Có thể dùng đèn khò hơ nóng chỗ bị tắc sau đó lấy tuôcnơvit gõ nhẹ vài lần có thể hết, nếu không được phải cắt phin ra thay rồi mới nạp gas lại. - Các máy điều hòa cũ có thời gian hoạt động nhiều có thể máy nén bị “dão” piston, xecmăng bị mòn, chốt tay biên, tay biên, trục khuỷu bị mòn nên năng suất hút giảm, tốt nhất nên thay máy nén mới cho phù hợp vì khắc phục rất phức tạp và không đảm bảo.  Khắc phục, sửa chữa: - Kiểm tra gas nếu thiếu nạp gas bổ xung. - Kiểm tra có thể máy nén bị kẹt do thừa gas: xả bớt gas. Có thể do dòng cấp cho máy nén không đủ, cần kiểm tra nguồn điện. - Xem xét vị trí đặt máy để tính toán đường ống dẫn gas sao cho ngắn nhất. - Cần xem xét, tính toán các tác nhân như: bức xạ nhiệt của mặt trời vào phòng, diện tích phòng, lượng người và thiết bị sinh nhiệt hợp lý để chọn điều hòa đủ công suất. - Tìm vị trí đặt cục nóng thoáng, mát nhất có thể. c) Dàn bay hơi có tuyết bám: Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 24 - Bình thường môi chất sôi ở nhiệt độ 5-10oC nên dàn bay hơi có tuyết bám là dấu hiệu máy làm việc không bình thường. Nhiệt độ dàn bay hơi càng thấp thì độ ẩm bị tách ra càng nhiều nhưng năng suất lạnh càng giảm, vì vậy nhiệt độ dàn bay hơi tốt nhất nằm trong khoảng 10-20oC ở điều kiện mùa hè Việt Nam, nhiệt độ trong phòng 28oC thì nhiệt độ bay hơi nên duy trì từ 15-16oC là thích hợp nhất và năng suất lạnh đạt được cũng là cao nhất. - Dàn bay hơi bám tuyết có nhiều nguyên nhân:  Nhiệt độ không khí bên ngoài quá nóng.  Nhiệt độ không khí trong phòng quá lạnh.  Điều chỉnh thermôstat đến vị trí quá lạnh.  Tấm lọc khí bị bẩn, bí, tuần hoàn gió qua dàn bay hơi bị ngưng trệ.  Quạt dàn bay hơi quá yếu.  Hệ thống thiếu môi chất.  Nếu là máy đã qua sửa chữa có thể là do cân cáp sai, ống mao quá dài.  Khắc phục, sữa chữa: - Điều chỉnh thermôstat vừa phải, phù hợp với nhiệt độ ngoài trời và trong phòng. - Vệ sinh tấm lọc và hệ thống ống xoắn có cánh tản nhiệt trong dàn bay hơi. - Kiểm tra, sử chữa hoặc thay thế quạt dàn bay hơi. - Kiểm tra gas, nếu thiếu thì bổ sung. - Cân chỉnh lại ống mao cho đúng. d) Máy làm việc bình thƣờng nhƣng quá ồn: - Cân bằng động của quạt không tốt, động cơ quạt có trục trặc, khô dầu mỡ, lệch trục, lệch trục cánh quạt, có thể cánh quạt quệt vào hộp gió. Cần kiểm tra quạt trước tiên vì quạt là bộ phận chủ yếu gây ra tiếng ồn. - Khi hoạt động máy rung do quạt và máy nén rung. Các ống nối và ống dẫn có thể bị chạm vào vỏ. Có thể uốn đoạn ống đó xa khỏi vỏ hoặc đệm xốp hoặc cao su ép chặt vào vỏ hoặc thành mày. - Tiếng ồn cũng có thể do một vài tấm ốp bị lỏng vít, tháo vỏ ra cho máy chạy, dùng tay giữ từng chi tiết để tìm chi tiết bị lỏng vài cố định lại. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 25 - Động cơ quạt bị mòn bạc, phải thay quạt mới hoặc động cơ mới. - Động cơ máy nén bị dão hoặc trục trặc cũng gây ra tiếng ồn. Trường hợp này phải thay máy nén hoặc bổ lốc tìm nguyên nhân sau đó sữa chữa.  Khắc phục, sữa chữa: - Cần kiểm tra quạt khắc phục hoặc sửa chữa. - Nếu ống dẫn chạm vào vỏ thì dùng tay bẻ từ từ cho cách xa vỏ. - Thay máy nén hoặc bổ máy nén tìm nguyên nhân gây ồn và sửa chữa. e) Ngoài ra còn một số hiện tƣợng khác nhƣ:  Máy nén chạy liên tục không ngừng (không phải máy điều hòa Inverter):  Nguyên nhân: - Đứt cảm biến nhiệt trong phòng - Khởi động từ bị kẹt, không nhả ra khi nhận tín hiệu ngắt. - Mạch điều khiển gặp trục trặc.  Khắc phục, sữa chữa: - Kiểm tra cảm biến, nếu bị đứt tiến hành đấu nối hoặc thay thế, nếu mạch trục trặc thì kiểm tra, sửa chữa mạch. - Kiểm tra khởi động từ, nếu bị kẹt tiến hành vệ sinh hoặc thay thế.  Mặt lạnh bị chảy nước:  Nguyên nhân: - Đường ống dấn nước bị tắc hoặc bị ứ do không đủ độ dốc. - Bị chuột cắn ngay sát dàn lạnh.Máng nước bị vỡ, rỉ.  Khắc phục, sữa chữa: - Thông tắc, tăng độ dốc cho đường ống dẫn nước ngưng. - Kiểm tra thay thế máng nước.  Đường hồi về bị đóng tuyết rồi một thời gian lại tan rồi lại đóng:  Nguyên nhân: - Máy bị tắc ẩm.  Khắc phục, sữa chữa: Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 26 - Thay phin, bầu lọc hoặc có thể đấu nối tiếp vào đường ống một phin lọc có hạt hút ẩm thay thế được tạm thời, khi hút hết ẩm vào bầu môi chất lạnh sẽ hết ẩm, tháo bầu lọc và lắp lại như cũ.  Máy nén không chạy:  Nguyên nhân: - Cháy tụ khởi động máy nén. - Cháy Thescmic bảo vệ quá nhiệt máy nén. - Máy nén bị cháy. - Đứt dây điều khiển hoặt khởi động từ không đóng.  Khắc phục, sửa chữa: - Kiểm tra, thay thế tụ khởi động. - Kiểm tra, thay thế thesscmic. - Kiểm tra máy nén, nếu máy nén bị cháy thì phải vệ sinh toàn bộ hệ thống và thay thế máy nén. - Kiểm tra dây nguồn và dây điều khiển bằng đồng hồ dòng. Kiểm tra và thay thế khởi động từ.  Máy nén quá nóng:  Nguyên nhân: - Máy nén và động cơ quá tải vì tải của dàn bay hơi quá cao. - Thiếu lỏng trong dàn bay hơi nên máy nén phải làm việc nhiều hơn. - Van hút và van đẩy không kín.  Khắc phục, sữa chữa: - Giảm tải dàn ngưng tụ hoặc thay máy nén có công suất cao hơn. - Bị hỏng tại vị trí giữa dàn ngưng tụ và ống mao dẫn, kiểm tra, khắc phục và sửa chữa. - Thay lá van  Máy không đảo chiều ( Máy điều hòa hai chiều):  Nguyên nhân: - Van đảo chiều bị cháy, bị kẹt. - Nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ ngoài trời. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 27 - Áp suất điều khiển không đủ.  Khắc phục, sửa chữa: - Kiểm tra thay thế van đảo chiều - Kiểm tra áp suất có thể do thiếu gas, máy nén hoạt động kém hoặc đường ống bị gấp khúc, bị tắc.  Độ ẩm không khí trong phòng quá cao, nhiệt độ bình thường:  Nguyên nhân: - Bề mặt dàn bay hơi quá lớn, làm tăng nhiệt độ bay hơi trong suốt chu kỳ chạy. - Tải trong phòng quá thấp  Khắc phục, sữa chữa: - Thay đổi kích cỡ dàn bay hơi phù hợp. - Dùng ẩm kế, thiết bị nhiệt và bộ ổn định nhiệt thiết lập độ ẩm.  Độ ẩm không khí trong phòng quá thấp:  Nguyên nhân: - Phòng lạnh cách nhiệt kém. - Năng lượng tiêu thụ trong phòng quá cao như quạt, đèn. - Bề mặt dàn bay hơi quá nhỏ nên thời gian chạy lâu  Khắc phục, sữa chữa: - Giảm năng lượng tiêu thụ trong phòng. - Thay dàn bay hơi có kích cỡ phù hợp. - Cách nhiệt cho phòng lạnh tốt hơn.  Nhiệt độ khí hút quá cao:  Nguyên nhân: - Môi chất lạnh tới dàn bay hơi quá ít: o Môi chất lạnh nạp cho hệ thống quá ít. o Đường lỏng bị rò rỉ.  Khắc phục, sữa chữa: - Kiểm tra gas và nạp bổ xung. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 28 - Kiểm tra đường lỏng gas vào dàn bay hơi.  Quạt dàn nóng hoặc dàn lạnh không chạy:  Nguyên nhân: - Ngắn mạch hay đứt dây. - Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư. - Tụ điện bị hư hay ngắn mạch. - Cuộn dây contactor quạt bị hư. - Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ.  Khắc phục, sữa chữa: - Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ. - Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn. - Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ. - Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm. - Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ.  Máy nén không chạy, quạt chạy:  Nguyên nhân: - Ngắn mạch hay đứt dây. - Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư. - Tụ điện bị hư hay ngắn mạch. - Cuộn dây contactor máy nén bị hư. - Máy nén bị ngắn mạch hay chạm vỏ. - Máy nén bị kẹt.  Khắc phục, sữa chữa: - Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ. - Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn. - Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ. - Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm. - Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ. - Cưa máy nén ra kiểm tra, sửa chữa, thay thế. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 29 1.3.2 TỦ LẠNH: 1.3.2.1 Cấu tạo: a. Đặc điểm cấu tạo chung: Một tủ lạnh bao giờ cũng có hai phần chính là hệ thống máy lạnh và vỏ cách nhiệt. Hay phần này được lắp ghép với nhau sao cho gọn gàng, tiện lợi nhất.  Cách nhiệt gồm: Vỏ tủ cách nhiệt bằng Polyurethan hoặc Polystirol, vỏ ngoài bằng tôn sơn màu trắng hoặc sáng, bên trong là khung bằng nhựa. Trong tủ có bố trí các giá để thực phẩm. Cửa tủ cũng được cách nhiệt, phía trong tủ có bố trí các giá để đặt chai, lọ…  Hệ thống lạnh của tủ lạnh gia đình kiểu nén hơi có các phần chủ yếu gồm máy nén, dàn ngưng tụ, phin lọc, ống mao và dàn bay hơi. Môi chất lạnh thường là R12 tuần hoàn trong hệ thống. Hình 17: Cấu tạo chung của tủ lạnh 1- Vỏ cách nhiệt 2- Cánh tủ 3- Ngăn đông (có dàn bay hơi ) 4- Giá để thực phẩm 5- Hộp đựng rau quả 6- giá đựng chai lọ 7- Dàn ngưng 8- Phin lọc 9- Blôc b. Cấu tạo hệ thống lạnh 1) Máy nén: Máy nén sử dụng trong tủ lạnh gia đình có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự như máy nén điều hòa không khí. 2) Dàn ngưng tụ: Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 30 Tủ lạnh gia đình có dàn ngưng không khí đối lưu tự nhiên (không có quạt thổi không khí qua dàn). Hình 18: Dàn ngưng tủ lạnh  Vị trí lắp đặt: Dàn ngưng được lắp phía sau tủ lạnh. Dàn được bố trí sao cho việc đối lưu không khí là tốt nhất giúp tủ lạnh thải nhiệt dễ dàng.  Cấu tạo: Dàn ngưng của tủ lạnh là những ống thép xoắn, có cánh tản nhiệt bằng thép đường kính 1,2 đến 2mm được hàn đính lên trên ống thép. Môi chất đi từ trên xuống, không khí đối lưu đi từ dưới lên thực hiện trao đổi nhiệt ngược dòng. - Các ống xoắn thường được bố trí nằm ngang, nhưng trong các tủ lạnh hiện đại ngày nay thì ống xoắn được bố trí thẳng đứng, đầu ra của môi chất lạnh lỏng ở xa đầu máy nén nên không bị nhiệt thải của máy nén làm cho nóng lên. Đây là ưu điểm cơ bản so với dàn ống nằm ngang. - Nói chung các loại dàn ống có cánh tản nhiệt bằng dây thép là thông dụng nhất vì chế tạo dễ dàng, bảo dưỡng sửa chữa thuận lợi. - Ngoài các dàn ngưng bằng ống thép còn có loại dàn ngưng khác cả về kết cấu lẫn vật liệu cấu tạo. Ví dụ loại dàn ngưng tấm nhôm, các dàn ngưng này sử dụng hai tấm nhôm dày 1,5mm dính lại với nhau, ở giữa có các rãnh cho môi chất lưu thông thay cho các ống, khoảng giữa các ống có dập các khe gió để nâng cao khả năng đối lưu không khí qua dàn. Do hệ số truyền nhiệt của lá Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 31 nhôm lớn, và do tạo được bề mặt trao đổi nhiệt lớn nên loại dàn ngưng này gọn nhẹ hơn các loại dàn ngưng khác. - Hiện nay các dàn ngưng được bố trí phía trong vỏ tủ phía sau hoặc cả hai bên nên không thể nhìn thấy dàn ngưng  Nguyên lý làm việc giống nguyên lý làm việc của dàn ngưng tụ trong máy điều hòa không khí. 3) Dàn bay hơi:  Vị trí lắp đặt: Lắp đặt sau ống mao và trước máy nén trong hệ thống lạnh. Lắp phía bên trong tủ và được sử dụng như một ngăn bảo quản lạnh đông thực phẩm và để làm nước đá.  Cấu tạo: Có cấu tạo giống dàn ngưng tụ dạng tấm. - Đại bộ phận các dàn bay hơi có cấu tạo dạng tấm, có bố trí các rãnh cho môi chất tuần hoàn, không khí bên ngoài đối lưu tự nhiên. Vật liệu là thép khồng gỉ hoặc nhôm, nếu là nhôm hoặc vật liệu dễ ăn mòn người ta phủ thêm một lớp bảo vệ không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm bảo quản. - Ngoài dàn bay hơi bằng tấm nhôm cũng có dàn bay hơi bằng tấm thép, nhưng dàn bay hơi bằng tấm nhôn sư dụng rộng rãi nhất vì: Công nghệ chế tạo dễ dàng, khả năng tự động hóa dây truyền tự sản xuất cao, giá thành rẻ, hệ số truyền nhiệt lớn nên nhỏ gọn, việc bố trí các rãnh môi chất dễ dàng và đa dạng. Hình 19: Dàn bay hơi tủ lạnh Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 32  Nguyên lý làm việc: Giống nguyên lý làm việc của dàn bay hơi trong máy điều hòa nhiệt độ. 4) Ống mao: ống mao trong tủ lạnh có cấu tạo và nguyên lý hoạt động giống máu điều hòa nhiệt độ. 5) Phin sấy, phin lọc và các thiết bị phụ khác:  Phin sấy: - Là thiết bị lắp vào hệ thống lạnh để hút ẩm (hơi nước) còn sót lại trong vòng tuần hoàn của môi chất lạnh. Nếu còn ẩm trong hệ thống sẽ gây tắc ẩm và nó kết hợp với dầu bôi trơn và môi chất tạo ra khí không ngừng, tạo ra axit ăn mòn các chi tiết. - Cấu tạo gồm có một lớp vỏ hình trụ bằng đồng hoặc bằng thép, bên trong có lưới chặn, có thể có thêm lớp nỉ hoặc dạ, giữa là các hạt hóa chất có khả năng hút ẩm như silicagel hoặc zeôlit. Vì phin sấy bao giờ cũng có lưới chặn nên nó làm nhiệm vụ cho cả phin lọc. Phin sấy được lắp cho tất cả các hệ thống lạnh có nhiệt độ bay hơi thấp hơn 0oC. Chúng thường được lắp ở cuối dàn ngưng trước bộ phận tiết lưu hoặt sau dàn bay hơi trước khi về máy nén. Hình 20: Cấu tạo phin sấy  Phin lọc: - Phin lọc dùng để lọc bụi cơ học ra khỏi vòng tuần hoàn môi chất lạnh như: cát, bụi, mạt sắt, kim loại tránh tắc ẩm và tránh hỏng hóc máy nén cùng các chi tiết chuyển động. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 33 - Phin lọc gồm có vỏ hình trụ, bên trong bố trí lưới lọc hoặc một khối kim loại có khả năng lọc bụi. Phin lọc thường sử dụng cho các hệ thống có nhiệt độ bay hơi thấp hơn 0oC, thường dùng phin kết hợp sấy, lọc.  Môi chất: Tủ lạnh ngày nay dùng chủ yếu môi chất lạnh là Freôn R134a, R134a có công thức hóa học là CH2F-CF3 sôi ở áp suất thường là -27oC. Có tính chất nhiệt lạnh tương đối tốt. R134a không hòa tan các dầu khoáng và tổng hợp. Đến nay người ta phải tìm kiếm cho nó một loại dầu gốc este thích hợp. Sự ăn mòn của nó với các vật liệu chế tạo máy cũng chưa được nghiên cứu kỹ, tuy nhiên việc sử dụng R134a vì lý do môi trường vì R12 và R22 gây thủng tầng ozon và gây hiệu ứng nhà kính. 1.3.2.2 Nguyên lý hoạt động: Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh giống như nguyên lý hoạt động của điều hòa nhiệt độ. 1.3.2.3 Chế độ bảo dưỡng, các hỏng hóc và cách khắc phục những lỗi hư hỏng của tủ lạnh:  KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA TỦ LẠNH:  Dấu hiệu hoạt động bình thường của 1 tủ lạnh: - Cắm điện, vặn thermostat ra khỏi số 0, thermostat phải đóng điện và động cơ lốc phải làm việc được. - Máy chạy êm, không có tiếng gõ lạ, tiếng gừ của lốc. - Đầu đẩy từ lốc đến dàn nóng phải nóng dần và giảm dần ở cuối dàn đến phin lọc. - Mở cửa tủ nghe rõ tiếng gas phun vào dàn lạnh, nhiệt độ trong tủ giảm dần. Sau 15 phút rờ vào dàn lạnh thấy dính tay, lớp tuyết phủ đều là tủ còn tốt. - Khi tủ chạy bình thường, dàn nóng phải nóng đều, dàn lạnh bám hết tuyết, có thể làm đá trong thời gian từ 3 → 6 giờ - Kiểm tra hoạt động của thermostat, relay khởi động, relay bảo vệ phải đảm bảo tốt. - Dòng điện định mức và dòng điện đo được ở tủ phải gần bằng nhau. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 34  Xác định dòng điện định mức ở động cơ lốc: - Dùng Amper kềm và Amper kế để đo dòng làm việc của lốc. Dòng điện này giúp ta phán đoán các hư hỏng sau này của động cơ lốc cũng như các hư hỏng khác. - Nếu dòng đo được bằng hoặc bé hơn dòng định mức thì xem như tủ bình thường, nếu lớn hơn thì tủ dễ bị sự cố (dư gas, động cơ yếu...)  CHẾ ĐỘ BẢO DƯỠNG: a. Quy trình bảo dưỡng:  Khi tủ làm việc: - Để nhiệt độ trong tủ căn cứ theo nhiệt độ môi trường ngoài. Nếu nhiệt độ cao thì hạ nhiệt độ trong tủ xuống và ngược lại. Nếu nhiệt độ môi trường giảm 3 - 4oC thì nhiệt độ trong tủ giảm 1oC. Nhiệt độ trong tủ càng xa ngăn kết đông càng cao. Nhiệt đô cao nhất ở hộp đựng thực phẩm ở đáy tủ, nó có thể cao hơn nhiệt độ trong ngăn làm đá 10-13oC. Do vậy nhiệt độ trung bình trong tủ thường là 5oC. - Chọn điệp áp thích hợp với yêu cầu của tủ. - Nếu máy làm việc rung, lắc có tiếng kêu “o o” kéo dài hoặc những tiếng động khác lạ cần dừng ngay máy và kiểm tra tìm nguyên nhân. - Từ lúc dừng máy đến khi khởi động phải cách nhau 3-5 phút để áp suất hai đầu đẩy và hút cân bằng. - Khi đóng cửa tủ lạnh phải đảm bảo tuyệt đối kín để tránh tổn thất lạnh, hạn chế việc đóng mở cửa tủ liên tục. - Sau 10-15 ngày cho máy ngưng để vệ sinh, xả băng đóng trong dàn làm đá.  Khi tủ không làm việc: - Ngắt điện hoàn toàn, vệ sinh trong ngoài. - Để tủ không, không nhất thiết đóng cửa để tủ thoáng mát, tránh ẩm mốc. - Lau sạch dàn nóng, lốc bằng vải mềm, không lau bằng giẻ quá ẩm để đề phòng hơi nước không khô ngay sẽ làm han rỉ dàn nóng. b. Các thao tác: A. THÁO NẠP DẦU LỐC TỦ LẠNH - Đối với nạp dầu ta nên nạp vừa đủ không nạp dư hoặc nạp thiếu, nếu thực hiện không đúng yêu cầu Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 35 - Phương pháp thực hiện:  Cho lốc hoạt động.  Bịt một đầu hút, đầu hút còn lại nối với vòi thả vào trong.  Khay đựng dầu mới cho lốc hút vào máy với lượng dầu vừa đủ là được khoảng từ (250ml-330ml) tùy theo công suất. Hình 21: Thao tác tháo và nạp dầu tủ lạnh B. VỆ SINH DÀN NÓNG VÀ DÀN LẠNH : - Làm sạch dàn nóng và dàn lạnh tạo sự trao đổi nhiệt tốt hơn. - Thao tác thực hiện:  Ta có thể thổi sạch từng bộ phận riêng.  Nạp N2 vào một đầu, đầu còn lại dùng tay bịt lại khoảng 4-5 giây sau đó thả ra cho bụi bẩn bay ra ngoài lặp lại nhiều lần cho tới khi hệ thống sạch thì thôi.  Trong trường hợp phải dùng không khí thì ta phải hút chân không thật kỹ. C. HÚT CHÂN KHÔNG VÀ SẠC GAS: Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 36 Hình 21: Sơ đồ hút chân không tủ lạnh Hình 22: Sạc gas tủ lạnh  Cho lốc tủ lạnh hoạt động.  Cho máy hút chân không hoạt động.  Mở hết hai van đồng hồ, thời gian hút tối thiểu là 15 phút.  Kiểm tra kim đồng hồ chỉ ở mức -30 PSI hoặc 760 mmHg là được.  Khóa chặt hai van, tắt lốc và và máy hút.  Nếu sau một thời gian kim không lên thì có thể tiến hành sac gas, nếu tuột nên kiểm tra lại.  Gắn bình gas vào dây giữa đồng hồ sạc gas. Đuổi gió không khí trong dây gas.  Cho lốc hoạt động, kẹp ampe kìm. Mở chậm van thấp áp, đóng van cao áp.  Nạp đến 0PSI thì kiểm tra (đầu đẩy ấm lên, dàn lạnh có tiếng gas phun). Cho gas vào đều (từ 0- 5PSI, 5-10PSI, 10-15PSI) mỗi giai đoạn ngừng 15 phút để kiểm tra hệ thống.  Kiểm tra đủ gas, nhiệt độ đạt -20 o C ở ngăn đông, 10oC - 17oC ở ngăn chứa rau quả, dàn nóng nóng đều,dàn lạnh lạnh đều, ampe đủ định mức, đường về đọng sương.  NHỮNG HƯ HỎNG VÀ CÁCH SỮA CHỮA: Khi có 1 biểu hiện hư hỏng, có thể do 1 hay nhiều nguyên nhân gây hư hỏng. Một số nguyên nhân gây hư hỏng thường gặp như: Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 37 A. Những hư hỏng khi máy nén vẫn làm việc: Khi động cơ chạy tốt, máy nén đủ áp suất nhưng tủ vẫn có thể mất lạnh, lạnh ít hoặc 1 số hư hỏng khác:  Độ lạnh kém do:  Thiếu gas → khắc phục chỗ hở, thay phin, thử xì, hút chân không, nạp lại gas.  Hỏng thermostat → kiểm tra lại, nếu hư thay mới.  Tắt ống mao → xả gas thay ống mao, thay phin, thử xì, hút chân không, nạp lại gas.  Tắt ẩm: Xử lý không khí trong gas, “tách khí không ngưng” nếu không được buộc lòng xả gas nạp lại.  Máy tắt ẩm thì không nên dùng lửa hàn đốt phin dễ gây rã hạt hút ẩm làm nghẹt ống mao.  Độ lạnh kém: Máy nén làm việc nhưng không bình thường: Do clape bẩn, vênh, thủng hoặc do piston, xilanh mòn hay vỡ ống đẩy trong lốc → tùy nguyên nhân mà sửa chữa.  Tủ không kín, cách nhiệt bị ẩm hoặc thủng → tùy nguyên nhân mà xử lý.  Tủ mất lạnh hoàn toàn:  Tủ hết gas.  Khắc phục chỗ rò rồi nạp lại gas.  Tắt ống mao.  Tắt phin lọc.  Hư hỏng bên trong. B. Động cơ máy nén không làm việc:  Không có điện vào.  Động cơ hỏng.  Máy nén hỏng.  Nạp quá nhiều gas nên máy không khởi động được → Tùy theo mà xử lý. C. Những hư hỏng khác: 1) Tủ lạnh bị mốc.  Nguyên nhân: - Không vệ sinh lau khô khi không sử dụng. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 38  Khắc phục, sửa chữa: - Lau tủ khô nếu không sử dụng, không đóng kín cửa, như vậy tủ sẽ thoáng và không lên mốc. 2) Tủ lạnh có mùi hôi:  Nguyên nhân: - Tủ lâu ngày không sử dụng. - Đồ ăn có mùi không đóng nắp, bao lại. - Mùi bốc ra từ phía sau tủ lạnh.  Khắc phục, sửa chữa: - Để tủ hoạt động thường xuyên.Bao, đậy các thức ăn có mùi. - Vệ sinh máng nước do đóng cặn lâu ngày gây mốc. 3) Tủ lạnh xuống cấp nhanh:  Nguyên nhân: - Không chịu vệ sinh tủ thường xuyên. - Tủ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào. - Bảo quản tủ không tốt làm móp méo, hỏng thiết bị.  Khắc phục, sửa chữa: - Thường xuyên vệ sinh tủ. - Đặt tủ ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. - Bảo quản tủ tốt, tránh va đập. 4) Tủ lạnh lâu đông:  Nguyên nhân: - Ngăn đá để quá nhiều khay làm đá làm bít lỗ thổi gió. - Làm đá bằng khay quá to. - Núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thấp. - Khay làm đá bằng nhựa.  Khắc phục, sửa chữa: - Chú ý để khay đá không làm bịt lỗ thổi gió, cạo tuyết đóng trên bề mặt dàn bay hơi. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 39 - Dùng khay đá vừa phải. - Chỉnh thông số của núm điều chỉnh lên mứa cao hơn. - Dùng khay làm đá bằng nhôm sẽ nhanh hơn. 5) Tủ chạy có âm thanh lạ:  Nguyên nhân: - Đặt tủ chạm vào tường. - Có vậy gì rơi xung quanh tủ. - Khay, kệ tủ hay máng nước không để chắc chắn, không cân bằng. - Tủ lạnh đang hoạt động do tiếng gas sôi, tiếng máy nén. - Máy nén làm việc quá tải.  Khắc phục, sửa chữa: - Để tủ lạnh cách tường một khoảng 15-20cm. - Kiểm tra xem có gì rơi vào tủ lạnh không. - Kê lại, gắn lại các khay, chi tiết cho chắc. - Không nên bỏ thức ăn, làm đá quá nhiều để giảm tải cho máy nén. 6) Sờ vào tủ thấy nóng: - Dàn nóng của tủ lạnh đặt sách vỏ tủ để tản nhiệt ra bên ngoài - Không vấn đề gì. 7) Sờ vào tủ lạnh thấy bị tê, giật:  Nguyên nhân: - Chưa nối mát cho tủ lạnh. - Tay ướt chạm vào tủ lạnh. - Tủ bị rò điện.  Khắc phục, sửa chữa: - Đằng sau tủ lạnh có chỗ để nối mát, nối mát chi tủ. - Chú ý khi mở tủ tay phải khi dáo. - Kiểm tra xem vị trí dò hay dây điện hở chạm vào tủ và tìm cách khắc phục. 8) Đọng nước ở vỏ tủ, cánh tủ:  Nguyên nhân: Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 40 - Đệm cửa bị hở, từ khe hở khí thoát ra làm ngưng tụ nước. - Vào mùa mưa độ ẩm cao nên bị đọng hơi nước.  Khắc phục, sửa chữa: - Thay đệm cửa. - Nếu do thời tiết độ ẩm cao thì dùng rẻ lau khô là được. 9) Tủ lạnh hoàn toàn không hoạt động:  Nguyên nhân: - Nguồn điện có vấn đề: cầu chì chảy, công tắc ngắt, tiếp điểm dây nối không tốt. - Điện áp bị sụt, không đủ chạy máy. - Máy nén bị cháy động cơ.  Khắc phục, sửa chữa: - Dùng ổ cắm chuyên dụng cho tủ lạnh, kiểm tra công tắc cầu chì. - Kiểm tra điện áp, dùng ổn áp để ổn định mứa điện áp cho tủ. - Thay máy nén khác. 10) Tủ kém lạnh:  Nguyên nhân: - Mặt sau tủ áp quá sát vào tường nên trao đổi nhiệt kém. - Bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào. - Trong tủ chứa quá nhiều thực phẩm, thực phẩm quá nhiều nước nhưng không bọc lại, thực phẩm còn nóng. - Cửa tủ bị mở liên tục, cửa bị hở. - Núm điều chỉnh công suất ở mức thấp. - Sự cố trong quá trình tuần hoàn của môi chất: Tắc ẩm, thiếu gas, áp suất đầu đẩy thấp.  Khắc phục, sửa chữa: - Đặt tủ đúng vị trí như trong sách hướng dẫn. - Đặt tủ nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp. - Cho thực phẩm vừa phải vào trong tủ, bao bọc những thực phẩm có nhiều nước. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 41 - Vặn núm điều chỉnh năng suất cho đủ. - Cần đóng chặt tủ sau khi sử dụng. - Kiếp tra áp suất gas, bổ sung nếu thiếu. Lọc ẩm bằng phin lọc thay thế được ruột. 11) Thực phẩm ở ngăn dưới bị đông đá:  Nguyên nhân: - Thực phẩm dễ đông để quá sát dàn làm đá. - Nút chỉnh công suất ở max.  Khắc phục, sửa chữa: - Không đặt những thực phẩm dễ đông gần dàn bay hơi. - Điều chỉnh nút vặn điều chỉnh công suất. 12) Hỏng rơle nhiệt: - Rơ le nhiệt đóng ngắt không chính xác(kéo dài thời gian nghỉ, khó đóng lại. - Tháo rơ le đấu tắt, nếu tủ chạy, tốc độ bình thường thì rơ le bị hỏng, thay cái khác 13) Tắc ống mao :  Nguyên nhân: - Khi tủ còn lạnh (ít) tức là không tắc hoàn toàn nên thường có một ít bột tuyết ở đầu vào dàn lạnh. - Động cơ nóng hơn bình thường, tiếp tục chạy thì rơ le bảo vệ ngắt. - Ống đẩy và dàn ngưng nóng hơn bình thường. - Đo dòng điện thấy cao hơn bình thường. - Áp suất đầu hút thấp xòn áp suất đầu đẩy cao hơn bình thường. Khi cho máy nghỉ lâu cân bằng lại áp suất.  Khắc phục, sửa chữa: - Xả gas, thay ống mao, thay phin lọc ẩm, thử kín, hút chân không, nạp lại gas, chạy thử, tủ đủ lạnh, rơ le nhiệt đóng ngắt tốt. 14) Máy tắc ẩm:  Nguyên nhân: - Bề mặt dàn lạnh có tuyết rồi sau đó lại tan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 42 - ống đầy vào dàn nóng lúc nóng lúc nguội - Máy làm việc theo chu kỳ ngắn. - Áp suất đầu hút, đẩy tăng giảm bất thường.  Khắc phục, sửa chữa: - Xả hết gas, khử ẩm (thay phin sấy, hút chân không bằng bơm chân không cao), hút chân không và nạp lại gas. - Thử lại khi đạt độ lạnh rơ le nhiệt đóng ngắt tốt. 15) Máy thừa gas:  Nguyên nhân: - Tuyết đóng ở dàn lạnh nhiều hơn bình thường. - Nhiệt độ dàn nóng rất cao. - Máy nén lạnh hơn bình thường. - Ống hút bị đọng sương bề mặt hoặc có tuyết bám về tạn lốc. - Dòng điện cao hơn bình thường. - Áp suất đầu đẩy, hút cao hơn bình thường khi máy chạy. - Khi máy nghỉ, áp suất cân bằng cũng cao hơn bình thường.  Khắc phục, sửa chữa: - Xả bớt gas, đo áp suất gas phù hợp với thông số ghi trên máy là được. 2. Máy lạnh công nghiệp: 2.1. Máy lạnh công nghiệp sử dụng tháp giải nhiệt: 2.1.1. Cấu tạo: Hình Hình 23: Máy lạnh công nghiệp sử dụng tháp giải nhiệt. 1. Máy nén. 2. Quạt dàn lạnh. 3. Bình bay hơi và bình chứa làm lạnh bằng nước. 4. Van, phin lọc, kính xem lỏng. 5. Van tiết lưu. 6. Tháp giải nhiệt và bơm nước. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 43 2.1.2. Nguyên lí hoạt động: - Máy lạnh công nghiệp loại này sử dụng chu trình hồi nhiệt. - Môi chất lạnh R12 dạng hơi được máy nén hút và nén lên nhiệt độ cao. Môi chất đến bình chứa, do bình chứa được làm lạnh bằng nước nên hơi ngưng tụ thành dạng lỏng. Môi chất này tiếp tục đến van tiết lưu, thay đổi áp suất khi qua van tiết lưu cuối cùng đến dàn bốc hơi làm lạnh. Môi chất lạnh nhận nhiệt không gian làm lạnh trở thành hơi và được máy nén hút về để tiếp tục chu trình làm lạnh. - Khi làm lạnh hơi ở bình chứa nước nóng lên và đưa về tháp giải nhiệt để làm mát nước. Nước nóng từ các vòi phun chảy qua các tấm tản nhiệt tổ ong (nhằm tăng diện tích trao đổi nhiệt). Không khí chuyển động ngược chiều từ dưới lên nhận nhiệt và được quạt hút ra ngoài. - Sau khi nước được làm mát được bơm đưa trở vể bình chứa để làm mát. 2.1.3. Đặc điểm: a. Ưu điểm : - Không sử dụng dàn ngưng tụ mà trực tiếp làm lạnh và chứa trong bình chứa. - Trao đổi nhiệt tốt và dùng hồi nhiệt nên năng suất lạnh tăng. b. Nhược điểm : - Tốn chi phí cho tháp giải nhiệt và bơm nước. - Tốn diện tích lắp đặt máy lạnh lớn. 2.2. Máy lạnh công nghiệp sử dụng bình ngƣng tụ : 2.2.1. Cấu tạo: Hình Hình 24: Máy lạnh công nghiệp sử dụng bình ngưng tụ 1. Máy nén. 2. Quạt dàn nóng và lạnh. 3. Bình bay hơi, bình ngưng tụ và bình chứa. 4. Van, phin lọc, kính xem lỏng. 5. Van tiết lưu. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 44 2.2.2. Nguyên lí hoạt động: - Máy lạnh công nghiệp loại này sử dụng chu trình hồi nhiệt. - Môi chất lạnh R12 dạng hơi được máy nén hút và nén lên nhiệt độ cao. Môi chất đến bình ngưng tụ và được làm mát bằng không khí hóa thành lỏng chứa trong bình chứa. Môi chất này tiếp tục đến van tiết lưu, thay đổi áp suất khi qua van tiết lưu cuối cùng đến dàn bốc hơi làm lạnh. Môi chất lạnh nhận nhiệt không gian làm lạnh trở thành hơi và được máy nén hút về để tiếp tục chu trình làm lạnh. 2.2.3. Đặc điểm: a. Ưu điểm : - Không sử dụng tháp giải nhiệt và bơm nước cho nên chi phí đầu tư máy lạnh không cao. b. Nhược điểm : - Khả năng giải nhiệt không hiệu quả bằng nước. - Cần diện tích lớn cho dàn ngưng tụ để giải nhiệt hiệu quả. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 45 PHẦN III: KẾT LUẬN Nhật ký thực tập Tuần 1: Ngày Công việc Ngƣời hƣớng dẫn 04/05/2011 Tham quan công ty Chú Tài 05/05/2011 Tìm hiểu các thiết bị Chú Tài 06/05/2011 Nghe hướng dẫn công việc Chú Tài Tuần 2: Ngày Công việc Ngƣời hƣớng dẫn 09/05/2011 Tháo máy Chú Tài 11/05/2011 Kiểm tra lốc,thay dầu Chú Tài 12/05/2011 Vệ sinh máy,lắp máy A.Long 13/05/2011 Dọn dẹp xưởng A.Long Tuần 3: Ngày Công việc Ngƣời hƣớng dẫn 16/05/2011 Thử xì đường ống tủ lạnh Chú Tài 17/05/2011 Hút chân không và sạc gas tủ lạnh Chú Tài 18/05/2011 Thử xì đường ống tủ lạnh A.Long 19/05/2011 Lắp máy A.Long Tuần 4: Ngày Công việc Ngƣời hƣớng dẫn 23/05/2011 Hàn đường ống Chú Tài 25/05/2011 Hàn đường ống Chú Tài 26/05/2011 Hàn đường ống,thử xì Chú Tài 27/05/2011 Hút chân không,sạc gas Chú Tài Tuần 5: Ngày Công việc Ngƣời hƣớng dẫn 31/05/2011 Vệ sinh máy A.Long 01/06/2011 Đấu điện các động cơ máy nén Chú Tài 02/06/2011 Đấu điện các động cơ máy nén Chú Tài 03/06/2011 Đấu điện các động cơ máy nén Chú Tài Tuần 6 Ngày Công việc Ngƣời hƣớng dẫn 06/06/2011 Đấu điện các động cơ máy nén Chú Tài 07/06/2011 Tìm hiểu nguyên lí hoạt động của máy A.Long 08/06/2011 Tìm hiểu nguyên lí hoạt động của máy A.Long 09/06/2011 Vệ sinh xưởng. A.Long Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 46 Nhận xét Công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa của nước ta đang được đẩy mạnh, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện đáng kể, do đó kĩ thuật lạnh và điều hòa không khí ngày càng được sự quan tâm của xã hội. Kĩ thuật lạnh và điều hòa không khí là một ngành không thể thiếu trong đời sống cũng như trong các nghành sản xuất công nghiệp. Nó góp phần cải thiện điều kiện sống, điều kiện làm việc của mọi người cũng như đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật trong sản xuất công nghiệp. Ngành Điện lạnh được đào tạo liên ngành Điện-Lạnh, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật về điện, nhiệt từ đó nắm vững được các kiến thức cơ bản của kỹ thuật điện, kỹ thuật nhiệt lạnh, điện lạnh công nghiệp, có khả năng tham gia thiết kế, triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống điện lạnh công nghiệp. Điện lạnh là một chuyên ngành kỹ thuật, đào tạo lý thuyết song song với thực hành nhằm giúp người học rèn luyện nâng cao tay nghề. Tuy nhiên trong thực tế có thể tồn tại một số điểm khác nhau căn bản giữa lý thuyết và thực hành, đòi hỏi phải có sự tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình làm việc để có thể linh hoạt trong quá trình bảo trì và sửa chữa các thiết bị điện lạnh. Bài học rút ra sau quá trình thực tập:  Làm các nhiệm vụ vận hành, bảo trì bảo dưỡng, lắp đặt hệ thống máy lạnh nhỏ, máy lạnh công nghiệp; các loại máy điều hoà cục bộ và hệ thống điều hoà trung tâm đúng quy trình và an toàn cho người và thiết bị.  Nhận biết được dấu hiệu, xác định được các nguyên nhân hư hỏng; vạch ra được quy trình sửa chữa; sửa chữa các hư hỏng thông thường cả phần điện và phần lạnh. Thay thế được các chi tiết, cụm chi tiết bị hư hỏng.  Giao tiếp tốt, phân tích được tình hình thị trường các sản phẩm Điện - Lạnh  Sử dụng các thiết bị an toàn đúng kỹ thuật, sơ cứu được nạn nhân khi có sự cố mất an toàn về điện, lạnh v.v... Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Các bài giảng của giáo viên  Các tài liệu sưu tầm  Internet - Diễn đàn Công đồng kĩ sư Cơ điện lạnh Việt Nam. - Website Viện KH & CN Nhiệt – lạnh: - Website các công ty điện lạnh. - The role of refrigeration in worldwide nutrition. 5th Infomatiory Note on Refrigeration and Food (06.2009). International Institute of Refrigeration: Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thanh Phong HS. Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 48 MỤC LỤC ---------- .................................................................................................................... Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 Lời mở đầu ........................................................................................................ 1 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 3 Chương 1: Giới thiệu tổng quan công ty TNHH CĐL Châu Vy ...................... 3 Chương 2: Nội dung thực tập ............................................................................ 5 I. Giới thiệu máy móc, thiết bị công ty ................................................................... 5 II. Các loại thiết bị điện lạnh .................................................................................. 8 1. Các loại máy lạnh dân dụng ....................................................................... 8 1.1. Những máy lạnh dân dụng trong thực tế.......................................................... 8 1.2. Chu trình lạnh cơ bản ....................................................................................... 8 1.3. Tìm hiếu các loại máy lạnh dân dụng thường được sử dụng ........................... 9 1.3.1.Điều hoà không khí dân dụng ........................................................................ 9 1.3.1.1. Nguyên lý hoạt động ............................................................................ 9 1.3.1.2. Cấu tạo .................................................................................................. 9 1.3.1.3. Phân loại ............................................................................................ 13 1.3.1.4. Bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng thường gặp ......................................... 21 1.3.2. Tủ lạnh ........................................................................................................ 29 1.3.2.1. Cấu tạo ................................................................................................ 29 1.3.2.2. Nguyên lý hoạt động .......................................................................... 33 1.3.2.3. Bào dưỡng, sửa chửa hư hỏng thường gặp ......................................... 33 2. Máy lạnh công nghiệp ............................................................................... 42 2.1. Máy lạnh công nghiệp tháp giải nhiệt ............................................................ 42 2.1.1. Cấu tạo ................................................................................................... 42 2.1.2. Nguyên lý hoạt động ............................................................................. 43 2.1.3. Đặc điểm ................................................................................................ 43 2.2. Máy lạnh công nghiệp sử dụng bình ngưng tụ .............................................. 44 2.2.1. Cấu tạo ................................................................................................... 44 2.2.2. Nguyên lý hoạt động ............................................................................. 44 2.2.3. Đặc điểm ................................................................................................ 44 PHẦN III: KẾT LUẬN ......................................................................................... 45 Nhật ký thực tập .............................................................................................. 45 Bài học ............................................................................................................. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 47 MỤC LỤC ............................................................................................................. 48

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường- cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.pdf