Sự suy giảm đa dạng sinh học là một vấn đề đang được các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách rất quan tâm. Các loài đang bị tuyệt chủng với tốc độ nhanh nhất được biết đến trong lịch sử địa chất và phần lớn những tuyệt chủng này là do các hoạt động của con người .
Mất và phá huỷ nơi cư trú: thường là kết quả trực tiếp do các hoạt động của con người và sự tăng trưởng dân số, là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm loài, quần thể và hệ sinh thái
Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái: chẳng hạn như mất hoặc suy giảm của một loài có thể dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học. Ví dụ, nỗ lực loại trừ chó sói châu Mỹ ở miền nam California dẫn đến viêck giảm sút các quần thể chim hót trong vùng. Khi quần thể chó sói châu Mỹ giảm sút, quần thể con mồi của chúng, gấu trúc Mỹ, sẽ tăng lên. Do gấu trúc Mỹ ăn trứng chim, nên khi số lượng chó sói ít hơn thì số lượng gấu trúc ăn trứng chim lại nhiều lên, kết quả là số lượng chim hót sẽ ít đi .
Sự nhập nội các loài ngoại lai: có thể phá vỡ toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng đến các quần thể động vật hoặc thực vật bản địa . Những kẻ xâm chiếm này có thể ảnh hưởng bất lợi cho các loài bản địa do quá trình sử dụng các loài bản địa làm thức ăn, làm nhiễm độc chúng, cạnh tranh với chúng hoặc giao phối với chúng.
Khai thác quá mức (săn bắn quá mức, đánh cá quá mức, hoặc thu hoạch quá mức) một loài hoặc một quần thể có thể dẫn tới sự suy giảm của loài hoặc quần thể đó.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8953 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nguyên nhân của sự suy giảm ĐDSH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các nguyên nhân của sự suy giảm ĐDSH
Sự suy giảm đa dạng sinh học là một vấn đề đang được các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách rất quan tâm. Các loài đang bị tuyệt chủng với tốc độ nhanh nhất được biết đến trong lịch sử địa chất và phần lớn những tuyệt chủng này là do các hoạt động của con người .
Mất và phá huỷ nơi cư trú: thường là kết quả trực tiếp do các hoạt động của con người và sự tăng trưởng dân số, là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm loài, quần thể và hệ sinh thái
Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái: chẳng hạn như mất hoặc suy giảm của một loài có thể dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học. Ví dụ, nỗ lực loại trừ chó sói châu Mỹ ở miền nam California dẫn đến viêck giảm sút các quần thể chim hót trong vùng. Khi quần thể chó sói châu Mỹ giảm sút, quần thể con mồi của chúng, gấu trúc Mỹ, sẽ tăng lên. Do gấu trúc Mỹ ăn trứng chim, nên khi số lượng chó sói ít hơn thì số lượng gấu trúc ăn trứng chim lại nhiều lên, kết quả là số lượng chim hót sẽ ít đi .
Sự nhập nội các loài ngoại lai: có thể phá vỡ toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng đến các quần thể động vật hoặc thực vật bản địa . Những kẻ xâm chiếm này có thể ảnh hưởng bất lợi cho các loài bản địa do quá trình sử dụng các loài bản địa làm thức ăn, làm nhiễm độc chúng, cạnh tranh với chúng hoặc giao phối với chúng.
Khai thác quá mức (săn bắn quá mức, đánh cá quá mức, hoặc thu hoạch quá mức) một loài hoặc một quần thể có thể dẫn tới sự suy giảm của loài hoặc quần thể đó.
Gia tăng dân số: Đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học là số lượng và tốc độ gia tăng dân số của loài người . Ngày lại ngày, ngày càng nhiều nhiều đòi hỏi ngày càng nhiều không gian sống, tiêu thụ ngày càng nhiều tài nguyên và tạo ra ngày càng nhiều chất thải trong khi dân số thế giới liên tục gia tăng với tốc độ đáng báo động.
Ô nhiễm do con người gây ra có thể ảnh hưởng đến mọi cấp độ của đa dạng sinh học.
Biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm thay đổi các điều kiện môi trường. Các loài và các quần thể có thể bị suy giảm nều chúng không thể thích nghi được với những điều kiện mới hoặc sự di cư.
1. Nguyên nhân trực tiếp.
Khai thác gỗ. Việc khai thác rừng quá mức là mối đe dọa lớn nhất đối với ĐDSH ở nhiều nơi.
Những năm qua, hoạt động khai thác trái phép quy mô nhỏ vẫn thường xuyên xảy ra, tập trung ở buôn Đrăng Phôk (vùng lõi) và các buôn nằm xung quanh vùng đệm. Các loài cây bị khai thác như giáng hương, gõ đỏ, gụ mật, cẩm thị, cẩm lai, căm xe... Người dân khai thác gỗ để bán lấy tiền là chủ yếu. Khai thác gỗ mang lại nguồn thu nhập rất cao cho người dân (hiện 1 mét khối gỗ nhóm 1 tại rừng tương đương khoảng 4 tấn thóc). Ngoài ra, phần lớn các gia đình, nhất là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số dùng gỗ để dựng nhà, làm vật dụng, chuồng trại chăn nuôi. Trên 90% các hộ gia đình trong vùng làm nhà gỗ. Đây là vấn đề không thể giải quyết một cách dễ dàng. Một bộ phận dân chúng hiểu biết hạn chế thì họ cho rằng việc khai thác bất hợp pháp là một nguồn thu nhập quan trọng cho gia đình họ.
Chất lượng và sản lượng rừng ngày càng giảm ở những nơi gần dân. Rừng nhiều vùng bị xé lẻ và trở nên nhỏ hơn, tách biệt ra khỏi những khu rừng khác, chúng không còn khả năng hỗ trợ tạo sinh cảnh cho sự phong phú của các loài như ban đầu. Tình hình vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, nhất là hành vi khai thác gỗ ngày càng tăng, điều này đòi hỏi công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn khai thác gỗ cần phải chú trọng hơn.
Nạn khai thác thủy sản quá mức cũng làm hệ động vật thủy sản suy giảm. Hơn nữa phương pháp đánh bắt không lựa chọn, thậm chí mang tính tàn phá như bẫy cá, thả đăng, lưới mắt quá nhỏ, chất nổ và có nơi sử dụng cả chất độc. Quá trình xây dựng các ao hồ nuôi trồng thủy sản dọc bờ biển, khai hoang lấn biển làm đồng muối hay canh tác nông nghiệp, xây dựng khu dân cư... thường làm giảm diện tích vùng thủy triều, tăng độ chua phèn, thay đổi quá trình bùn lắng... làm rất nhiều đầm lầy ven biển bị phá hủy hay giảm cấp nghiêm trọng. Việc khai thác cát, đá cho xây dựng và các khoáng sản khác gây ra xói mòn vùng ven biển, đồng thời làm nghèo nguồn nước và tác động đến thành phần tầng dưới của hệ sinh thái biển.
Lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác. Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp sẽ làm co hẹp diện tích phân bố tự nhiên và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của các loài thực vật bản địa và các loài quý hiếm khác. Bên cạnh đó, các hoạt động của con người trong nông nghiệp còn ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên thực vật như mang theo các mầm mống cỏ dại xâm chiếm sinh cảnh của các loài bản địa.
Khai thác lâm sản ngoài gỗ. Đây là hoạt động xảy ra rất phổ biến trên địa bàn. Kết quả phỏng vấn cho thấy, lâm sản ngoài gỗ chủ yếu là chai cục và dược liệu. Ngoài ra có nhiều loài cây dược liệu được thu hái, đặc biệt là bài thuốc Ma coong gồm loài hồng bì rừng và bán tràng đang được thu hái với số lượng lớn và có nguy cơ khan hiếm. Việc khai thác các loài cây này rất dễ dàng đối với người dân, họ có thể thu hái chúng trong phạm vi của Vườn quốc gia Yok Đôn. Loại thảo dược này rất được ưa dùng bởi khách du lịch, hầu như ai cũng tìm mua khi đến thăm địa phương.
Lửa rừng. Hàng năm vẫn xảy ra các vụ cháy rừng vào mùa khô, tuy nhiên mức độ và diện tích cháy không đáng kể. Không có một vụ cháy tự nhiên nào xảy ra, tất cả đều là do người dân sống trong khu vực gây nên. Họ đi vào rừng để thu hái lâm sản, làm rẫy vô ý gây ra các vụ cháy ảnh hưởng trực tiếp đến các loài cây tái sinh và các loài cây thân thảo, cây con, chồi non, đồng thời hủy diệt phần lớn các sinh vật đất. Chính vì lửa rừng tác động nên việc tái sinh của cây họ dầu gia tăng rất lớn. Đây là kiểu tái sinh đặc trưng, độc đáo của hệ sinh thái rừng thưa cây họ dầu. Do một chồi có thể tái sinh nhiều lần nên dẫn đến tỷ lệ rỗng ruột của cây họ dầu tăng cao so với các loài cây khác, đây là nguyên nhân làm giảm giá trị về chất lượng gỗ.
Chăn thả gia súc và sự xâm lấn của các loài ngoại lai. Người dân trong vùng có tập quán chăn nuôi gia súc theo phương thức thả rông. Hầu hết trâu bò được thả vào rừng và chỉ mang về nhà khi có nhu cầu sử dụng. Hiện tượng này đã gây nên sự tàn phá trên diện rộng các loài cây tái sinh. Sinh vật ngoại lai xâm hại là một loài sinh vật lạ đã thích nghi, phát triển, tăng nhanh số lượng cá thể trong hệ sinh thái hoặc nơi sống mới. Đây cũng là nguyên nhân gây ra sự thay đổi về cấu trúc quần xã, suy giảm các loài bản địa thông qua việc cạnh tranh nguồn thức ăn, ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên dẫn đến tiêu diệt dần các loài bản địa và đe dọa đến đa dạng sinh học.
Một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại tiêu biểu ở Việt Nam Ốc bươu vàng Chúng sống nhờ hệ thống hô hấp đặc biệt: vừa thở bằng mang dưới nước, vừa thở bằng phổi trong không khí nên chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt như bị ô nhiễm, tù đọng thiếu Oxy. Đến năm 1998, 57/64 tỉnh thành và 309/534 huyện trong cả nước đã bị nhiễm OBV, nhiễm 109 nghìn ha lúa, 3,5 nghìn ha rau muống, 15km2 mặt nước ao hồ và 4km2 sông rạch. Tháng 5/1998, Chính phủ đã xác định OBV là dịch hại cây trồng nguy hiểm (đối tượng kiểm dịch nhóm II). Nhiều biện pháp đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi như: nhặt và phá hủy trứng ốc bằng tay; sử dụng vịt, cá để diệt ốc con và trứng ốc; sử dụng các cây chứa chất độc trừ OBV; bẫy lá dẫn dụ…Một số thuốc hóa học như metaldehyde, niclosamide, chlorthalonil, CuSO4… và một số loài thiên địch tự nhiên của ốc là chuột, kiến, chim cũng được sử dụng để trừ OBV. Cây mai dương Đây là loài gốc từ nhiệt đới châu Mỹ và được du nhập vào châu Á cuối thế kỷ XIX. Được phát hiện đầu tiên năm 1979 ở đồng bằng sông Cửu Long, đến nay, cây mai dương đã xuất hiện trong cả nước. Loài này đã trở thành loài cây gây hại nghiêm trọng ở các vùng đất ngập nước như các Vườn Quốc gia Tràm Chim, Cát Tiên và Yôk Đôn, ở hồ Biển Lạc và các hồ chứa Trị An,… sông Đakrong (Quảng Trị). Mối đe dọa lớn nhất mà cây mai dương gây ra là khả năng xâm lấn nhanh và chiếm lĩnh, thay thế dần thảm thực vật tự nhiên, gây tác động đến quần thể động vật tại chỗ, đặc biệt là khu hệ chim. Điều này càng trở nên nghiêm trọng do các vùng đồng cỏ ở Tràm Chim là nơi sống của các loài chim bị đe dọa toàn cầu như Sếu đầu đỏ, Ô tác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây hậu quả số lượng Sếu ở Tràm Chim giảm mạnh từ 600-800 cá thể vào giữa những năm 1990 và chỉ còn hơn 100 cá thể vào năm 2003. Ốc sên Có nguồn gốc phân bố từ lục địa châu Phi và loài ốc cạn ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1960, đến nay trở thành sinh vật gây hại cây trồng cạn từ vùng đồng bằng đến miền núi. Lục bình Bèo Nhật Bản được nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản năm 1902 với mục đích làm cảnh. Trong điều kiện thuận lợi, loài này có thể phát triển gấp đôi diện tích trong khoảng mười ngày và hiện đã phát triển phân bố rộng khắp các thuỷ vực nước ngọt ở Việt Nam. Lục bình che phủ mặt nước, khi thối mục làm giảm Oxy hoà tan trong nước dẫn đến làm chết cá và các loài thuỷ sinh khác. Bèo Nhật Bản không chỉ cản trở hoạt động giao thông đường thuỷ mà còn làm chậm dòng chảy, giảm khả năng phát điện, sức tưới tiêu và làm tăng kinh phí bảo trì các hồ chứa. Những năm gần đây, loại bèo này phát triển mạnh, gây ra nhiều vấn đề lớn cả về môi trường và kinh tế. Chuột hải ly Cuối thế kỷ XX, chuột hải ly được nhập vào Việt Nam với mục đích làm loài vật nuôi, tạo thu nhập bổ sung cho nông dân do nó cung cấp thịt để ăn, da và lông để xuất khẩu và ruột để sản xuất chỉ tự tiêu. Tuy nhiên, Cục Khuyến nông Khuyến lâm và Cục Thú y đã ngăn chặn kịp thời việc nhập loại này vào Việt Nam. Tính đến cuối năm 2002, khoảng 4000 con chuột hải ly đã được tịch thu và xoá sổ. Rùa tai đỏ Đây là loài ăn tạp, thức ăn thay đổi theo lứa tuổi. Khi nhỏ, chúng ăn thịt, lớn hơn chúng ăn thực vật. Đến khi trưởng thành, rùa tai đỏ ăn tạp với bất kể động thực vật. Khi ở ngoài thuỷ vực thuỷ vực tự nhiên, chúng đã sinh sôi và phát triển nhanh dẫn đến hiện tượng cạnh tranh quyết liệt với các loài Rùa bản địa và gây tổn hại đến hệ sinh thái thuỷ vực đặc biệt là tính đa dạng sinh học. Bọ ăn lá hại dừa Bọ ăn lá hại dừa thuộc họ Chryosomelidae, Bộ Cánh cứng (Coloptera), được xác định là loài sinh vật xâm lấn cây dừa trầm trọng ở miền Nam Việt Nam và một số nước khác ở Đông Nam Á, có nguồn gốc từ châu Phi. Bọ này xâm nhập vào Việt Nam năm 1999 qua đường nhập khẩu cây cảnh thuộc họ cau Dừa từ các nước châu Á. Dịch bọ ăn lá hại dừa bùng phát rất nhanh và chỉ trong vòng hơn 1 năm đã lan tràn gây hại đến hơn 30 tỉnh thành thuộc ĐBSCL, và đến năm 2003 dịch này đã xuất hiện khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngoài việc gây hại trên cây dừa, bọ ăn lá còn gây hại trên các cây họ cau dừa khác như cọ, cọ dầu, cau, đùng đình, thiên tuế… Bọ ăn hại lá dừa gây tổn thất nghiêm trọng về năng suất, sản lượng dừa và giá trị kinh tế của các loài cây khác thuộc họ cau dừa và họ thiên tuế. Sâu róm thông Loài sâu róm hại thông thuộc họ Lasiocampidae gây thiệt hại đối với rừng thông trồng, phân bố gốc tự nhiên ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Loài này xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1950 cùng với việc nhập nội và gieo trồng một số giống thông từ Trung Quốc như Thông đuôi ngựa. Vào những năm 1965-1970, sâu róm thông gây ra những trận dịch lớn đối với rừng thông ở Quảng Ninh, Bắc Giang,… và đã trở thành đối tượng gây hại nghiêm trọng. Các năm 2003, 2005 đã ghi nhận dịch sâu róm hại thông nghiêm trọng tại Thanh Hoá, Nghệ An. Hiện nay, sâu róm thông đã lan đến các tỉnh Bắc Trung Bộ và có nguy cơ lây lan đến các tỉnh khác. Công tác phòng trừ sâu róm thông ở Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Theo dự báo, nếu tỉ lệ thất thoát đa dạng sinh học vẫn tiếp diễn như hiện nay thì đến năm 2020 trên toàn trái đất sẽ có khoảng 1,3 tỉ ha đất mất hoàn toàn các cấp độ đa dạng sinh học nguyên thủy. Điều này dẫn đến sự mất mát trầm trọng các nguồn tài nguyên thiết yếu cùng với sự kiệt quệ về di truyền.
2 Nguyên nhân gián tiếp.
Gia tăng dân số. Theo kết quả điều tra, toc do tang dan so hang nam o Viet Nam la 1,1%.
Đói nghèo. Nguyên dẫn đến tình trạng nghèo đói trong khu vực không chỉ vì diện tích đất sản xuất thấp 0,183ha mà còn do lập địa đất canh tác rất xấu, bạc màu, khí hậu khắc nghiệt, đa số dân tộc thiểu số chưa có kinh nghiệm áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Nguồn thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ trọng khoảng 1/3 tổng thu nhập. Đây là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế hộ gia đình, tuy nhiên nếu xét ở góc độ bảo tồn thì hoạt động này đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng vì hình thức nuôi thả rông trong rừng sẽ tàn phá cây tái sinh và tăng nguy cơ lan truyền mầm bệnh từ vật nuôi sang động vật hoang dã.
Nhận thức. do trình độ dân trí thấp. Nhiều người cho rằng tài nguyên rừng là vô tận nên luôn luôn muốn tìm cách khai thác và khai thác một cách cạn kiệt khi có cơ hội. Nhiều trẻ em không thích đến trường, thậm chí chúng cũng không được bố mẹ khuyến khích đến trường mà lại thích vào rừng thu hái lâm sản và chăn thả gia súc.
Hiệu lực pháp luật và chính sách. Hiệu lực thi hành pháp luật trong cộng đồng và cán bộ địa phương còn hạn chế, hành lang pháp lý chưa đủ mạnh. Các vụ vượt quá thẩm quyền chuyển cấp trên thời gian xử còn kéo dài chưa có tác dụng giáo dục cho cộng đồng. Chính sách đãi ngộ, quan tâm của Nhà nước đối với lực lượng kiểm lâm chưa thỏa đáng. Kiểm lâm thường xuyên bị đe dọa bởi những đối tượng có hành vi khai thác trộm lâm sản. Họ chưa yên tâm với công tác. Hiện biên chế kiểm lâm còn thiếu nhiều (theo quy định với diện tích 115.545ha, biên chế cần là 231 người, nhưng tới năm 2008 mới chỉ có 72 người). Đây là một khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng Vườn quốc gia Yok Đôn. Việc nâng cao năng lực kỹ năng về bảo tồn đa dạng sinh học và thực thi pháp luật cho kiểm lâm chưa ngang tầm nhiệm vụ.
Ảnh hưởng của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường đã dẫn đến sự phân hóa xã hội sâu sắc, nhu cầu về vật chất ngày càng tăng thúc đẩy người dân vào rừng khai thác lâm sản để phục vụ nhu cầu của bản thân và gia đình. Mỗi khi các sản phẩm từ rừng có giá trị kinh tế cao thì đó là động lực kích thích sự khai thác của cộng đồng. Lợi nhuận từ việc khai thác lâm sản, đặc biệt là gỗ quý hiếm làm cho nhiều người bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật để vào rừng khai thác trộm nhằm thu lợi bất chính.
Mat khac, Quá trình chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường đã tác động mạnh tới suy nghĩ của người nông dân, thúc đẩy họ nuôi trồng nhiều giống, loài mới có năng suất và chất lượng mà thị trường yêu cầu. Quá trình này cũng là mối đe dọa lớn cho những giống, loài canh tác truyền thống đã thích nghi lâu đời với khí hậu và thổ nhưỡng địa phương, làm cho nhiều gien di truyền quý bị lãng quên vì không đáp ứng được thị trường trước mắt
Việt Nam có các hệ sinh thái tự nhiên phong phú và đa dạng. Các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, biển... với những nét đặc trưng của vùng nhiệt đới, là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài động, thực vật hoang dã quý hiếm, có giá trị trên thế giới. Để bảo tồn những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú này, nước ta đã sớm tham gia Công ước đa dạng sinh học (năm 1994). Quốc hội cũng đã ban hành Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực từ ngày 1/7/2009. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ ĐDSH. Vấn đề cốt yếu của bảo vệ ĐDSH là phải xem xét và lường trước những tác động hai chiều giữa kế hoạch và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước để điều chỉnh cho phù hợp. Có kế hoạch bảo vệ ĐDSH tạo điều kiện để người dân sống gần các khu vực sinh cảnh tự nhiên chấp nhận. Do vậy, phải ưu tiên những dự án hỗ trợ dân xây dựng các vùng đệm, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện các phúc lợi công cộng... để cân bằng thu nhập của người dân và họ không xâm lấn vào khu vực bảo vệ ĐDSH.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các nguyên nhân của sự suy giảm ĐDSH.doc