Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN 1.1. Kế toán 1.1.2. Khái niệm Kế toán là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong đơn vị sản xuất, kinh doanh, tổ chức sự nghiệp và các cơ quan nhằm kiểm tra giám sát toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó. 1.1.3. Vai trò của kế toán: Kế toán hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội, kế toán ngày càng trở nên cần thiết và trở thành công cụ quản lý kinh tế hiệu quả, không thể thiếu trong hệ thống các công cụ quản lý tài chính. Vai trò của kế toán được phân tích qua các khía cạnh sau:

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11042 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nguyên tắc cơ bản của kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN 1 1.1. Kế toán 1 1.2. Khái quát các nguyên tắc cơ bản của kế toán 2 II. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN 2 2.1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích 2 2.2. Nguyên tắc hoạt động liên tục 3 2.3. Nguyên tắc giá gốc 5 2.4. Nguyên tắc phù hợp 6 2.5. Nguyên tắc nhất quán 7 2.6. Nguyên tắc thận trọng 8 2.7. Nguyên tắc trọng yếu 9 III. KẾT LUẬN 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11  I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN 1.1. Kế toán 1.1.2. Khái niệm Kế toán là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong đơn vị sản xuất, kinh doanh, tổ chức sự nghiệp và các cơ quan nhằm kiểm tra giám sát toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó. 1.1.3. Vai trò của kế toán: Kế toán hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội, kế toán ngày càng trở nên cần thiết và trở thành công cụ quản lý kinh tế hiệu quả, không thể thiếu trong hệ thống các công cụ quản lý tài chính. Vai trò của kế toán được phân tích qua các khía cạnh sau: Nhờ có kế toán mà các đơn vị kế toán có thể quản lý chặt chẽ tình hình tài sản hiện có cũng như việc sử dụng tài sản của đơn vị một cách có hiệu quả. Kế toán thực hiện vai trò này thông qua việc ghi chép, theo dõi, giám sát thường xuyên liên tục tình hình hiện có và biến động của tất cả mọi tài sản và nguồn hình thành tài sản… Thông tin do kế toán cung cấp là nguồn thông tin quan trọng, trung thực, khách quan, chiếm phần lớn dòng thông tin đầu vào của quá trình quản lý, giúp các nhà quản trị thực hiện tốt chức năng quản lý của mình. Vai trò này cực kỳ quan trọng trong điều kiện nền kinh tế thi trường cạnh tranh gay gắt với nhiều thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp, muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải xác định được chiến lược hoạt động và phải có phưưong án tổ chức kế hoạch sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Do đó, đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức thu nhận thông tin nhanh chóng, chính xác về tình hình sản xuất, kinh doanh để các nhà quản trị có thể đư ra những quyết định đúng đắn. Thêm vào đó những thông tin do kế toán cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan tổ chức khác có liên quan nắm được tình hình kinh doanh của dơn vị để thực hiện chức năng quản lý của nhà nước, và đưa ra ngững quyết định kinh doanh hiệu quả. Kế toán còn tiến hành phân tích và xử lý thông tin giúp các nhà quản lý đánh giá chính xác mức độ hoàn thành về các chỉ tiêu kinh tế, phát hiện những yếu kém, sai lệch để có những khắc phục kịp thời đồng thời phát hiện được những tiềm năng, thế mạnh chua khai thác hết làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển cho đơn vị. 1.2. Khái quát về các nguyên tắc cơ bản của kế toán Các nguyên tắc kế toán là tuyên bố chung như những chuẩn mực, mực thước và những hướng dẫn để phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính đạt được các mục tiêu đầy đủ, dễ hiểu, đáng tin cậy, và có thể so sánh. Sự cần thiết phải có các nguyên tắc kế toán: Kế toán là một môn khoa học có vai trò quan trọng trong hoạt động của mỗi đơn vị, doanh nghiệp… Thông tin kế toán cần cho nhiều đối tượng khác nhau, hay một đối tượng cũng có thể cần nhiều thông tin kế toán từ những đơn vị khác nhau. Do đó, để những đối tượng sử dụng có một cách đánh giá thống nhất về thông tin trên báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thì nhất thiết phải có nhưỡng nguyên tắc chung cho việc ghi chép, xử lý và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính… Cơ sở cho việc xây dựng các nguyên tắc kế toán: Các nguyên tắc cơ bản của kế toán được đúc rút ra từ những kinh nghiệm thực tiễn tổ chức quản lý công tác kế toán, cũng như hoạt động của người thực hiện công tác kế toán và kết hợp với sự nghiên cúư của các cơ quan chức năng, các chuyên gia kế toán II. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN Trong kế toán có 7 nguyên tắc được thừa nhận như sau: Nguyên tắc cơ sở dồn tích - Nguyên tắc nhất quán Nguyên tắc hoạt động lên tục - Nguyên tắc thận trọng Nguyên tắc giá gốc - Nguyên tắc trọng yếu Nguyên tắc phù hợp Các nguyên tắc sẽ được nghiên cứu dựa trên những khía cạnh về nộidung, đặc điểm và đưa ra những ví dụ minh hoạ để làm sáng tỏ cách thức mà kế toán áp dụng những nguyên tắc vào thực tiễn công viêc. 2.1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích 2.1.1. Nội dung Nguyên tắc cơ sở dồn tích là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chi phối các phương pháp kế toán cụ thể trong kế toán doanh nghiệp. Theo đó, mọi giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu, chi tiền hoặc các khoản tương đương tiền 2.1.2. Đặc điểm Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tai, và tương lại. Kế toán theo nguyên tắc cơ sở dồn tích đôi khi không tuân thủ theo yêu cầu khách quan trong kế toán. Ghi nhận doanh thu và chi phí không dựa vào dòng tiền tương ứng thu vào hay chi ra mà dựa vào thời điểm giao dịch phát sinh, số liệu trên báo cáo tài chính thể hiện một phần ý kiến chủ quan của nhà kế toán. Chẳng hạn, việc phân bổ nhiều loại chi phí hay ghi nhận doanh thu theo tiến độ thực hiện trong hoạt động xây lắp thể hiện những hành động (vô hình), mang tính chủ quan của nhà kế toán. Do báo cáo tài chính lập theo cở sở tiền mặt sẽ không phản ánh đúng thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam và hầu hết các quốc gia trên thế giới quy định các doanh nghiệp phải ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo cơ sở dồn tích. Cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí; từ đó, báo cáo tài chính nói chung và báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh đầy đủ (hay tuân thủ yêu cầu trung thực) các giao dịch kế toán trong kỳ và từ đó, cho phép tình trạng tái sản, nguồn vốn của một DN một cách đầy đủ, hợp lý. Hơn nữa, do không có sự trùng hợp giữa lượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận và lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dồn tích cho phép theo dõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dự phòng,.... 2.1.3. Ví dụ 1. Doanh nghiệp A bán một lô hàng hóa trị giá 500 triệu đồng vào ngày 5/10/X cho khách hàng. Khách hàng đã nhận đủ hàng, thanh toán 300 triệu đồng, nhận nợ và sẽ thanh toán vào ngày 10/10/X. Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, doanh thu của lô hàng sẽ được kế toán ghi nhận vào ngày bán lô hàng đó, tức là ngày 5/10/X chứ không phụ thuộc vào ngày khách hàng thanh toán tiền. 2. Ngày 1/1/Y doanh nghiệp B ký hợp đồng thuê cửa hàng với chi phí thanh toán là 120 triệu trong thời hạn một năm (đã thanh toán đủ tiền), tuy nhiên, chi phí thuê không được ghi nhận toàn bộ vào tháng 1, mà được kế toán phân bổ cho 12 tháng, tức là mỗi tháng kế toán sẽ ghi nhận một khoản chi phí thuê cửa hàng là 10 triệu đồng. 2.2. Nguyên tắc hoạt động liên tục 2.2.1 Nội dung: Nguyên tắc hoạt động liên tục là nguyên tắc mà theo đó báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định, cũng không buộc phải ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của của mình Một doanh nghiệp được coi là đang hoạt động khi nó tiếp tục hoạt động cho một tương lai định trước. Người ta quan niệm rằng doanh nghiệp không có ý định và cũng không cần thiết phải giải tán hoặc quá thu hẹp quy mô hoạt động của mình. Khái niệm hoạt động liên tục được thừa nhận như một nguyên tắc lập BCTC. Khi doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động được thì BCTC phải lập theo thể thức đặc biệt, trong đó tài sản được ghi nhận theo giá trị thực hiện thuần túy và các khoản nợ phải trả có thể phải được tái phân loại về kỳ hạn. 2.2.2. Đặc điểm Giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục liên quan đến việc phản ánh tài sản, thu nhập, chi phí của doanh nghiệp theo giá gốc không phản ánh theo giá thị trường. Mặc dù, giá thị trường của của những tài sản mà doanh nghiệp mua về có thể thay đổi theo thời gian. Giả thiết này được đặt ra với lập luận doanh nghiệp hoạt động liên tục nên tài sản được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và không được bán nên giá thị trường của tài sản là không phù hợp và không cần thiết để phản ánh. Nếu phản ánh tài sản theo giá thực tế, báo cáo tài chính của đơn vị chỉ phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại mà thôi. Nguyên tắc này còn làm cơ sở cho các phương pháp tính hao mòn để phân chia giá trị tài sản cố định vào các chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian hoạt động của nó. Trường hợp, khi doanh nghiệp chuẩn bị bán, sát nhập, giải thể…thì nguyên tắc hoạt động liên tục sẽ không được vận dụng vào việc lập báo cáo tài chính. Ở đây, các tài sản của doanh nghiệp sẽ phản ánh theo giá thị trường. 2.2.3. Ví dụ Tại một doanh nghiệp M hoạt động sản xuất: Khi nhập một máy X trị giá 55 triệu đồng trong đó thuế GTGT là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 5,5 triệu đồng.chi phí chạy thử là 2,2 triệu đồng (chi phí đó bao gồm cả thuế GTGT). Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ. Máy X được định rõ là khấu hao hết trong 5 năm hoat động liên tục. Trường hợp doanh nghiệp M đang hoạt động bình thường, thì theo nguyên tắc hoạt động liên tục báo cáo tài chính được ghi nhận tài sản theo giá gốc. Như vây ta có: Nguyên giá máy X = 55/1,1 + 5,5/1,1 + 2,2/1,1 = 57 (triêu đồng) Trường hợp sau 2 năm sử dụng máy X thì doanh nghiêp M có nguy cơ bi phá sản, khi đó phần còn lại sau khi bi khấu hao là : ( 5,5/1,1 : 5)*3 =30 (triệu đồng) Khi đó, trong bản báo cáo tài chính sẽ ghi giá của máy X là: Nguyên giá máy X = 30 + 5,5/1,1 + 2,2/1,1 = 37 (triệu đồng) 2.3. Nguyên tắc giá gốc 2.3.1. Nội dung Theo nguyên tắc này, tài sản được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc tài sản được hình thành theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. 2.3.2. Đặc điểm Khi vận dụng nguyên tắc giá gốc, chỉ được đánh giá giá trị tài sản dựa trên căn cứ tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền. Trường hợp, nếu vật đền bù cho một tài sản hoặc dịch vụ là tiền mặt thì chi phí được đánh giá theo số tiền mặt chi ra để có được tài sản hoặc dịch vụ đó, nếu vật đền bù cho một tài sản hoặc dịch vụ không phải là tiền mặt thì chi phí được đánh giá theo giá trị tiền mặt tương đương giá trị thị trường của vật trao đổi hoặc nhận được. Nguyên tắc giá gốc được quy định trên nền tảng của nguyên tắc hoạt động liên tục. Với giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục, nên trên Báo cáo tài chính, giá trị các chỉ tiêu về tài sản, công nợ, chi phí,… được phản ánh theo giá ở thời điểm mua tài sản đó, không phải giá trị tại thời điểm xác định giá tài sản tính theo giá thị trường. Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình mua ngoài được doanh nghiệp xác đinh dựa vào nguồn hình thành tài sản Nguyên giá = Giá mua tính trên hóa đơn + Thuế phải nộp trong khâu mua(không được khấu trừ hay hoàn lại) + Chi phí lắp đặt, chạy thử + Chiết khấu giảm giá(nếu có) 2.3.3. Ví dụ Ngày 1/1/X doanh nghiệp A mua 1 chiếc ô tô để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Giá mua là 850 triệu đồng (chưa có thuế GTGT), thuế GTGT 10%. Chi phí lắp đặt, chạy thử là 33 triệu đồng (đã bao gồm thuế GTGT là 10%). Nếu tính giá của tài sản theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT Giá gốc của chiếc ô tô = 850 + 30 = 880 triệu đồng Đến cuối kỳ kế toán giá của chiếc ô tô tăng lên là 950 triệu đồng. Tuy nhiên, theo nguyên tắc giá gốc, giá của chiếc ô tô vẫn được ghi nhận là giá tại thời điểm công ty A mua nó, không phụ thuộc vào biến động của thị trường. 2.4. Nguyên tắc phù hợp 2.4.1. Nội dung Nguyên tắc phù hợp qui định việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải trả phù hợp với nhau.Khi ghi nhận 1 khoản doanh thu phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng liên quan đến việc rạo ra doanh thu đó. 2.4.2. Đặc điểm Chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm: - Chi phí của kì tạo ra doanh thu, đó là các chi phí đã phát sinh thực tế trong kì và liên quan đến việc tạo ra doanh thu của kì đó - Chi phí của các kì trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kì đó Như vậy, chi phí được ghi nhận trong kì là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập của kì đó không phụ thuộc khoản chi phí đó được chi ra trong kì nào Quy định hạch toán phù hợp giữa doanh thu và chi phí nhằm xác định và đánh giá đúng kết quả kinh doanh của từng thời kì kế toán giúp cho các nhà quản trị có những quyết định kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả. 2.4.3. Ví dụ. Một doanh nghiệp A xuất bán một lô hàng trị giá xuất kho là 300 triệu đồng, giá bán chưa thuế là 350 triệu đồng, thuế GTGT 10%, tiền hàng đã thanh toán bằng tiền mặt. Khi doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán lô hàng thì đồng thời cũng phải ghi nhận một khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất lô hàng đó Khi đó kế toán sẽ ghi định khoản: (đơn vị: 1000 đồng) Ghi nhận doanh thu: Ghi nhận giá vốn: Nợ TK 111: 385 000 Nợ TK 632: 300 000 Có TK 511: 350 000 Có TK 156: 300 000 Có TK 333: 35 000 2.5. Nguyên tắc nhất quán: 2.5.1. Nội dung Theo nguyên tắc nhất quán, các chính sách, phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng nhất quán từ kì này sang kì khác. Chỉ nên thay đổi chính sách và phương pháp kế toán khi có lý do đặc biêt và ít nhất phải sang kỳ kế toán sau. Trường hợp có sự thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn, phải giải trình lý do và công bố đầy đủ ảnh hưởng của sự thay đổi đó về giá trị trong các báo cáo tài chính. 2.5.2. Đặc điểm Nguyên tắc nhất quán đảm báo cho thông tin mang tính ổn định và có thể so sánh được giữa các kỳ kế toán với nhau và giữa kế hoạch, dự toán với thực hiện. Trường hợp thay đổi chính sách và phương pháp kế toán thường do doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sở hữu, thay đổi kế toán… 2.5.3. Ví dụ Một doanh nghiệp A là doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam, do vậy doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán của Việt Nam. Nhưng sau ngày 1/1/2005 trở thành doanh nghiệp liên doanh, vì vậy, doanh nghiệp có thể áp dụng chế độ kế toán của một nước nào đó khi có tờ trình và được Bộ tài chính chấp thuận, không nhất thiết phải áp dụng chế độ kế toán Việt Nam. Khi đã lựa chọn và áp dụng chế độ kế toán phù hợp, báo cáo tài chính được lập và trình bày theo những nguyên tắc của chế độ kế toán đó. 2.6. Nguyên tắc thận trọng 2.6.1. Nội dung Thận trọng là việc phải xem xét, cân nhắc, có những phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trong yêu cầu việc ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi có bằng chứng chắc chắn, còn việc ghi giảm vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận từ khi có chứng cứ về khả năng có thể xảy ra. 2.6.2. Đặc điểm Theo nguyên tắc thận trọng, kế toán cần: - Phải lập các khoản dự phòng đúng nguyên tắc quy định: lập dự phòng không phản ánh cao hơn giá trị tài sản thực tế có thể thực hiện. Do thực tế các khoản tổn thất đã phát sinh (hoặc nhiều khả năng đã phát sinh) nên cần phải lập dự phòng (trích vào chi phí) để đảm bảo tính phù hợp giữa doanh thu và chi phí thực tế. Đảm bảo tính đúng kỳ của chi phí. Lập dự phòng còn đảm bảo doanh nghiệp không có sự biến động lớn về vốn kinh doanh (có nguồn để bù đắp) khi xảy ra tổn thất. - Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập. - Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí. - Doanh thu và thu nhập chỉ ghi nhận khi có các bằng chứng chắc chắn. - Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. Tuân thủ nguyên tắc thận trọng sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo toàn nguồn vốn, hạn chế rủi ro và khả năng hoạt động liên tục. 2.6.3. Ví dụ Doanh nghiệp A có nguồn vốn khỏang 5tỷ, ngày 25/10 doanh nghiệp A xuất bán 50 laptop trị giá là 500 triệu đồng. Doanh nghiệp A phải lập một khoản dự phòng đúng bằng trị giá của 50 cái máy tính đó (một khỏan dự phòng trị giá 500 triệu đồng) để phòng trường hợp khách hành trả lại do lỗi trục trặc kỹ thuật… 2.7. Nguyên tắc trọng yếu 2.7.1. Nội dung Nguyên tắc trọng yếu chỉ rõ kế toán phải thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ những thông tin có tính chất trọng yếu, còn những thông tin không mang tính chất trọng yếu, ít có tác dụng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể tới quyết định của người sử dụng thì có thể bỏ qua. 2.7.2. Đặc điểm Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu độ chính xác có thể làm sai lệch đáng kể Báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin. Tính trọng yếu của thông tin được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính, nó phụ thuộc vào độ lớn và tính chất thông tin hoặc các sai sót kế toán được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Nguyên tắc này được kế toán vận dụng vào trong việc trình bày trên báo cáo tài chính. Những khoản mục có cùng nội dung, bản chất kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô có thể gộp lại thành một khoản mục. Song bên cạnh đó, có những khoản mục quy mô nhỏ nhưng lại có nội dung, bản chất kinh tế riêng biệt, mang tính trọng yếu và phải được trình bày riêng biệt trên BCTT. 2.7.3. Ví dụ. Trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp A một số khoản mục có cùng nội dung bản chất kinh tế được gộp vào một khoản mục và được giải trình trong Thuyết minh báo cáo tài chính. Chẳng hạn như: trong phần tài sản :Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển được gộp chung vào một khoản mục: Tiền và các khoản tương đương tiền; Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, hàng gửi bán, hàng hóa kho bảo thuế…được gộp chung vào một khoản mục: Hàng tồn kho;… III. KẾT LUẬN Kế toán là một môn khoa học về quản lý kinh tế, một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong quản lý, điều hành và kiểm sóat các hoạt động kinh tế. Kế toán thực hiện tổ chức thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin hữu ích cho các quyết định kinh tế, do vậy, nó có vai trò đặc biệt quan trong không chỉ với hoạt động quản lý kinh tế tài chính tầm vĩ mô mà rất cần thiết với hoạt động quản lý vi mô của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo thông tin được cung cấp đầy đủ, chính xác và có thể so sánh được nhất thiết phải áp dụng những nguyên tắc cơ bản của kế toán. Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, ngày càng phát sinh thêm nhiều nghiệp vụ kinh tế mới, hoạt động kế toán cũng đa dạng, phức tạp hơn…, nhưng những nguyên tắc cơ bản của kế toán vẫn là những chuẩn mực đầu tiên mà người làm kế toán phải tuân thủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình nguyên lý kế toán, PGS.TS Đỗ Minh Thành, 2009, NXB Thống kê Giáo trình Nguyên lý kế toán, ,2007, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Các website: www.webketoan.vn www.ketoan.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác nguyên tắc cơ bản của kế toán.doc
Luận văn liên quan