Trong tiểu luận này, 40 nguy ên tắc sán g tạo đã được trình bày, giới thiệu sơ lược các
loại m àn hình máy tính chính yếu, cấu tạo, cũn g như c ách thức hoạt độn g của chún g, quá
trình phát t riển của m àn hình máy tính và sự áp dụn g các n guyên tắcsáng tạo để phát triển.
Nhờ v ào đó ta thấy sự ảnh h ưởn g mạnh mẽ của nghiên cứu và san g tạo kho a học đã mang
lại cho con n gười rất nhiều tiện ích cũn g như nhiều thành tựu trong lĩnh vực tin học nói
riêng và các lĩnh vực khá c nói chun g. Qua các hoạt động san g tạo khoa học, đã góp phần
sản sinh ra của cải, các lợi ích, giá trị gia tăng, sản phẩm cho cuộc sốn g, cho xã hội, góp
phần nân g cao chất lượn g c uộc sốn g, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của
con n gười. Vì vậy việc n ghiên cứu, và sáng tạo khoa học cần được kh uyến khích, áp dụn g,
và phổ biến vào các chương trình giáo dục, đào tạo cũng như thực t iễn của đời sốn g hằng
ngày của chún g t a.
46 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các nguyên tắc sáng tạo áp dụng trong tin học: lịch sử phát triển của màn hình máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng hay môi trường bên ngoài.
Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các
chất phụ gia màu, huỳnh quang.
Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 15
Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
2.1.33. Nguyên tắc đồng nhất
Những đố i tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng mộtvật
liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước.
2.1.34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần
Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không càn thiết phả itự
phân hủy (hoà tan, bay hơi…) ho ặc phải biến dạng.
Các phần mất mát của đối tượng phải được ph ục hồi trực tiếp trong quátrình
làm việc.
2.1.35. Nguyên tắc thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng
Thay đổi trạng thái đối tượng.
Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
Thay đổi độ dẻo
Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
2.1.36. Nguyên tắc sử dụng chuyển pha
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như: thay đổi thểtích,
toả hay hấp thu nhiệt lượng...
2.1.37. Nguyên tắc sử dụng sự nở nhiệt
Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng vớ i vật liệu có các hệ số nở nhiệt khácnhau.
2.1.38. Nguyên tắc sử dụng các chất oxi hóa mạnh
Thay không khí thường bằng không khí giàu oxy.
Thay không khí giàu oxy bằng ch ính oxy.
Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc oxy.
Thay oxy giàu ozon (hoặc oxy bị ion hoá) bằng chính o zon.
2.1.39. Nguyên tắc thay đổi độ trơ
Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà.
Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất, phụ gia trung hoà.
Thực hiện quá trình trong chân không.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 16
2.1.40. Nguyên tắc sử dụng các vật liệu hợp thành
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp
thành(composite). Hay nói chung sử dụng các vật liệu mới.
2.2. ÁP DỤNG MỘT SỐ NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG
PHÁT TRIỂN MÀN HÌNH MÁY TÍNH
2.2.1. Tổng quan về màn hình máy tính
Màn hình máy tính (hay Monitor) là thiết bị ngoại vi dùng h iển thị thông tin (văn
bản, hình ảnh…) từ PC đến người sử dụng, nó giúp chúng ta có thể giao t iếp với máy tính.
Mặc dù màn h ình máy tính không quyết định sự nhanh chậm của máy nhưng nó là thiết bị
quan trọng kết xuất mọi thông tin dạng hình ảnh để người sử dụng có thể giao tiếp, một
màn hình chất lượng thấp có thể sẽ không thể h iện được tất cả các kết quả tốt mà máy tính
đã có. Hơn nữa một màn hình tốt ngoài sự đảm bảo về kỹ thuật còn có ý ngh ĩa bảo vệ sức
khoẻ cho người sử dụng, đặc biệt là cho đôi mắt. Hầu hết tất cả thời gian làm việc trên máy
tính của bạn đều t iếp xúc với màn hình.
2.2.2. Một số loại màn hình máy tính thông dụng
2.2.2.1. Màn hình CRT
CRT là gì?
CRT là loại màn hình phổ biến nhất trong khoảng 8-10 năm trước đây. Hiện n ay thì
màn hình CRT ngày càng ít người dùng hơn và thay thế bằng các loại màn hình Plasma,
LCD và Led, bởi màn hình CRT tuy cho màu sắc trung thực nhưng lại chiếm diện tích quá
lớn so với các loại màn hình khác.
Nguyên lý hoạt động màn hình CRT.
Màn hình CRT hoạt động theo nguyên lý ống phóng chùm điện tử (ống CRT, nên
thường đặt tên cho loại này là "loại CRT"). Màn hình CRT sử dụng phần màn huỳnh quang
dùng để hiển thị các điểm ảnh, để các điểm ảnh phát sáng theo đúng màu sắc cần hiển thị
cần các tia điện tử tác động vào chúng để tạo ra sự phát xạ ánh sáng. Ống phóng CRT sẽ
tạo ra các t ia điện tử đập vào màn huỳnh quang để hiển thị các điểm ảnh theo mong muốn.
Để tìm hiểu nguyên lý hiển thị hình ảnh của các màn hình CRT, ta hãy xem nguyên lý để
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 17
hiển thị hình ảnh của một màn hình đơn sắc (đen trắng), các nguyên lý màn hình CRT màu
đều dựa trên nền tảng này.
Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình đen-trắng
Ở các màn hình CRT cổ điển: Toàn bộ lớp huỳnh quang trên bề mặt chỉ hiển phát
xạ một màu duy nhất với các mức thang xám khác nhau để tạo ra các điểm ảnh đen trắng.
Một điểm ảnh được phân thành các cường độ sáng khác nhau sẽ được điều khiển bằng
chùm tia điện tử có cường độ khác nhau.
Chùm tia điện tử được xuất phát từ một ống phát của đèn hình. Tại đây có một dây
tóc (kiểu giống dây tóc bóng đèn sợi đốt) được nung nóng, các điện tử tự do trong kim loại
của sợi dây tóc nhảy khỏi bề mặt và bị hút vào điện trường tạo ra trong ốn g CRT. Để tạo ra
một tia điện tử, ống CRT có các cuộn lái tia theo hai phương (ngang và đứng) điều khiển
tia này đến các vị t rí trên màn huỳnh quang.
Để đảm bảo các t ia điện tử thu hẹp thành dạng điểm theo kích thước điểm ảnh thiết
đặt, ốn g CRT có các thấu kính điện từ (hoàn toàn khác biệt vớ i thấu kính quang học) bằng
các cuộn dây để hội t ụ chùm t ia.
Tia điện tử được quét lên bề mặt lớp huỳnh quang theo từng hàng, lần lượt từ trên
xuống dưới, từ trái qua phải một cách rất nhanh để tạo ra các khung h ình tĩnh, nhiều khung
hình tĩnh như vậy thay đổ i sẽ tạo ra hình ảnh chuyển động.
Cường độ các tia này thay đổi theo điểm ảnh cần hiển thị t rên màn hình, với các
điểm ảnh màu đen các tia này có cường độ thấp nhất (hoặc không có), với các điểm ảnh
trắng thì tia này lớn đến giới hạn, với các thang màu xám thì tuỳ theo mức độ sáng mà tia
có cường độ khác nhau.
Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình màu
Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình màu loại CRT giống với màn hình đen
trắng đã trình bày ở trên. Các màu sắc được hiển thị theo n guyên tắc phối màu phát xạ:
Mỗi một màu xác định được ghép bởi ba màu cơ bản.
Trên màn hình hiển thị lớp huỳnh quang của màn hình đen trắng được thay bằng
các lớp phát xạ màu dọc từ trên xuống dưới màn h ình (điều n ày hoàn toàn có thể quan sát
được bằng mắt thường).
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 18
Figure 1. Các thành phần cơ bản của màn hình CRT
2.2.2.2. Màn hình PLASMA
Plasma là gì?
Plasma là một trong các ph a (t rạng thái) của vật chất. Ở trạng thái plasma, vật chất
bị ion hoá r ất mạnh, phần lớn các phân tử hoặc n guyên tử ch ỉ còn lại h ạt nhân, các electron
chuyển động tương đối tự do giữa các hạt nhân. Ứng dụng đặc tính này của plasma, n gười
ta đã chế tạo ra màn hình plasma.
Hoạt động
Ở trạng thái bình thường, các ion dương và electron chuyển động hỗn loạn. Vận tốc
tương đố i của chúng so với nhau không lớn. Khi đặt khí plasma vào giữa hai điện cực, điện
trường tác dụng lên các hạt mang điện sẽ làm cho chúng chuyển động có hướng: các
electron bị hút về phía cực dương, các ion dương bị hút về phía cực âm. Trong quá trình
chuyển động ngược chiều nhau nh ư vậy, các hạt mang điện va chạm vào nhau với vận tốc
tương đối rất lớn. Va chạm sẽ truyền n ăng lượng cho các electron ở lớp ngoài cùng của
nguyên tử khí, làm cho các electron này nhẩy lên mức năng lượng cao hơn, sau một
khoảng thời gian r ất ngắn, các electron sẽ tự động chuyển xuống mức năng lượng thấp hơn
và sinh ra một photon ánh sáng theo định luật bức xạ điện từ. Trong màn hình p lasma,
người ta sử dụng khí xenon ho ặc khí neon. Các chất khí này khi bị kích thích sẽ phát ra tia
cực tím, không nhìn được trực tiếp bằng mắt thường, nhưng có thể gián tiếp tạo ra ánh
sáng khả k iến.
Cũng giống như màn hình LCD, màn hình Plasma cũng có cấu tạo từ các điểm ảnh,
trong mỗi điểm ảnh cũng có ba điểm ảnh con thể hiện ba màu đỏ, xanh lá, xanh lam. Mỗi
điểm ảnh là một buồng kín, trong đó có chứa chất khí xenon ho ặc neon. Tại mặt trước của
buồng có phủ lớp phôt pho. Tại hai đầu buồng khí cũng có hai điện cực. Khi có điện áp
được đặt vào hai điện cực, chất khí bên trong buồng k ín sẽ bị ion hoá, các nguyên tử bị
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 19
kích thích và ph át ra t ia cực tím. Tia cực tím này đập vào lớp phôt pho phủ trên mặt trước
của buồng kín sẽ k ích thích chất phôt pho, làm cho chúng ph át sáng. Ánh sáng phát ra sẽ đi
qua lớp kính lọc màu đặt trước mỗi buồng kín và cho ra một trong ba màu cơ bản: đỏ, xanh
lá, xanh lam. Phối hợp của ba ánh sáng này từ ba điểm ảnh con trong mỗi điểm anh sẽ cho
ra màu sắc của điểm ảnh. Nhược điểm chủ yếu của màn hình Plasma so với màn hình LCD
là chúng không hiển thị được một độ phân giải cao như màn hình LCD có cùng k ích thước.
Điều này do trong màn hình LCD, mỗi điểm ảnh con chỉ cần một lớp t inh thể lỏn g khá bé
cũng có thể thay đổi ph ương phân cực của ánh sáng một cách dễ dàng, từ đó tạo điều kiện
để chế tạo các điểm ảnh với kích thước bé, tạo nên một số lượng lớn điểm ảnh trên một
đơn vị diện t ích (độ phân giải cao). Còn với màn hình Plasma, mỗi điểm ảnh con thực chất
là một buồng kín chứa khí. Thể tích của lượng khí chứa trong một buồng kín này phải đạt
một giá trị nhất định để có thể phát ra bức xạ tử ngoại đủ mạnh kh i bị kích thích lên trạng
thái plasma. Chính vì thế, kích thước một điểm ảnh của màn hình Plasma khá lớn so với
một điểm ảnh của màn hình LCD, dẫn đến việc với cùng một diện t ích hiển thị, số lượng
điểm ảnh của màn hình Plasma ít hơn LCD, đồng nghĩa với độ phân giải thấp hơn.
Figure 2. Công nghệ màn hình Plasma
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 20
Chất lượng hình ảnh của Plasma
Với công nghệ Plasma, mỗi điểm ảnh bao gồm các màu cơ bản đỏ, lục, lam kết hợp
với nhau để hiển thị hàng tỷ màu sắc giúp hình ảnh chính xác hơn so với LCD hay LED.
Ngoài ra, TV Plasma chiếm ưu thế ở độ tương phản siêu cao, cho màu đen đạt gần mức
hoàn hảo cùng độ quét hình lên đến 600 Hz giúp người xem cảm nhận tốt hơn trong các
cảnh chuyển động nhanh.
TV Plasma có nhược điểm là thường xảy ra h iện tượng cháy hình "burn-in". Khi
người dùng để T V hiển thị một hình t ĩnh trong 30 phút, ảnh này sẽ lưu lại ở dạng vệt mờ
trên TV sau đó vài ngày hoặc có khi cả tháng. Hiện tượng này xuất hiện vì phốt-pho ở
trong màn hình bị đốt nóng trong khoảng thời gian dài dẫn đến mất khả năng phát sáng, tạo
ra vệt mờ.
Tiêu thụ điện năng, lí do để chọn loại tivi này
Vấn đề t iêu thụ điện năng có lẽ là vấn đề đáng quan tâm nhất trên Tivi Plasma,
lượng điện t iêu thụ của một chiếc tivi Plasma cao gấp 3 - 4 lần so với màn hình LED và
lượng nhiệt tỏa ra từ tivi cũng lớn hơn.
Tuy điện năng tiêu thụ cao đến thế nhưng nhìn v ào cái giá có thể thấy màn hình
Plasma có cái giá hấp dẫn hơn rất nhiều so với tivi màn hình LCD và màn hình LED.
Ngoài ra nếu bạn cần một tivi có màu sắc trung thực, thường xuyên xem phim hành động
và không quá chú trọng vào kiểu dáng có thể chọn Plasma. Tuy nh iên bạn cần phải cân
nhắc sống chung với lũ do tivi có hiện tượng cháy hình, lượng điện năng tiêu thụ và hơi
nóng của tivi là kh á lớn.
2.2.2.3. Màn hình LCD
Màn hình LCD (viết tắt của Liquid Crystal Display) hay còn gọi là "màn hình tinh
thể lỏng" với giá mềm hơn màn hình LED đang là lựa chọn của nhiều người vì nó ph ù hợp
túi tiền, và kiểu dáng sẽ đỡ cồng kềnh hơn Plasma.
LCD là gì?
Màn hình tinh thể lỏn g (liquid crystal display, LCD) là loại thiết bị hiển thị cấu t ạo
bởi các tế bào (các điểm ảnh) chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của
ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc
phân cực. Chúng có ưu điểm là phẳng, cho hình ảnh sáng, chân thật và tiết kiệm năng
lượng.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 21
Lịch sử, hoạt động của LCD
Được sản xuất từ năm 1970, LCD là một loại vật chất phản xạ ánh sáng kh i điện
thế thay đổi. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc ánh sáng nền (Back Light). Nó bao gồm
một lớp chất lỏng nằm giữa 2 lớp kiếng phân cực ánh sáng. Bình thường, khi không có
điện áp, các tinh thể này được xếp thẳng hàng giữa hai lớp cho phép ánh sáng truyền qua
theo hình xoắn ốc. Hai bộ lọc phân cực, 2 bộ lọc màu và 2 bộ cân chỉnh sẽ xác định cường
độ ánh sáng đi qua và màu nào được tạo ra trên một pixel. Khi có điện áp cấp vào, lớp canh
chỉnh sẽ tạo một vùng điện tích, canh ch ỉnh lại các tinh thể lỏng đó. Nó không cho phép
ánh sáng đi qua để hiện thị lên hình ảnh tại vị trí điểm ảnh đó. Các điểm ảnh trong màn
hình LCD là một transistor cực nhỏ ở 1 trong 2 chế độ: cho phép ánh sáng đi qua hoặc
không. Điểm ảnh bao gồm 3 yếu tố màu: đỏ, xanh lá, xanh dương. Các màn hình LCD
trước đây thường tiêu thụ điện năng nhiều, độ tương ph ản thấp cho đến khi các nhà khoa
học người Anh tìm ra "Biphenyl" - vật liệu chính của tinh thể lỏng, thì LCD mới thực sự
phổ biến.
Cấu tạo của LCD
Figure 3. Cấu tạo của màn h ình LCD
Lớp dưới cùng là đèn nền, có t ác dụng cung cấp ánh sáng nền (ánh sáng trắng). Đèn
nền dùng trong các màn hình thông thường, có độ sáng dưới 1000cd/m2 thường là đèn
huỳnh quang. Đối với các màn hình công cộng, đặt ngoài trời, cần độ sáng cao thì có thể sử
dụng đèn nền xenon. Đèn nền xenon về mặt cấu tạo khá giống với đèn pha bi-xenon sử
dụng trên các xe hơi cao cấp. Đèn xenon không sử dụng dây tóc nóng sáng như đèn
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 22
Vonfram hay đèn halogen, mà sử dụng sự phát sáng bởi nguyên tử bị kích thích, theo định
luật quang điện và mẫu nguyên tử Bo. Bên trong đèn xenon là hai bản điện cực, đặt trong
khí t rơ xenon trong một bình thuỷ tinh thạch anh. Khi đóng nguồn, cấp cho hai điện cực
một điện áp rất lớn, cỡ 25 000V. Điện áp này vượt ngưỡng điện áp đánh thủng của xenon
và gây ra hiện tượng phóng điện giữa ha i điện cực. Tia lửa điện sẽ kích thích các nguyên tử
xenon lên mức năng lượng cao, sau đó chúng sẽ tự độn g nhảy xuống mức năng lượng thấp
và phát ra ánh sáng theo định luật bức x ạ điện từ. Điện áp cung cấp cho đèn x enon phải rất
lớn, thứ nhất để vượt qua ngưỡng điện áp đánh thủng để sinh ra tia lửa điện, thứ hai để
kích thích các nguyên tử khí trơ lên mức năng lượng đủ cao để ánh sáng do chúng phát ra
khi quay trở lại mức năng lượng thấp có bước sóng ngắn.
Lớp thứ hai là lớp kính lọc phân cực có quang trục phân cực dọc, kế đến là một
lớp tinh thể lỏng được kẹp chặt giữa hai tấm thuỷ tinh mỏng, tiếp theo là lớp k ính lọc
phân cực có quang trục phân cực ngang. Mặt trong của ha i tấm thuỷ tinh kẹp tinh thể lỏng
có phủ một lớp các điện cực trong suốt. Ta xét nguyên lý hoạt động của màn hình LCD
với một điểm ảnh con: ánh sáng đi ra từ đèn nền là ánh sáng trắng, có vô số phương phân
cực. Sau khi truyền qua kính lọc phân cực thứ nhất, chỉ còn lại ánh sáng có phương ph ân
cực dọc. Ánh sáng phân cực này tiếp tục truyền qua lớp tinh thể lỏng. Nếu giữa hai đầu
lớp t inh thể lỏng không đựơc đặt một điện áp, các phân tử t inh thể lỏng sẽ ở trạng thái tự
do, ánh sáng truyền qua sẽ không bị thay đổi phương phân cực. Ánh sáng có phương
phân cực dọc truyền tới lớp kính lọc thứ h ai có quang trục phân cực ngang sẽ bị chặn lại
hoàn toàn. Lúc này, điểm ảnh ở trạng thái tắt.
Nếu đặt một điện áp giữa hai đầu lớp tinh thể lỏng, các phân tử sẽ liên kết và xoắn
lại với nhau. Ánh sáng truyền qua lớp t inh thể lỏng đựơc đặt điện áp sẽ bị thay đổi phương
phân cực. Ánh sáng sau khi bị thay đổi phương phân cực bởi lớp tinh thể lỏng truyền đến
kính lọc phân cực thứ hai và truyền qua được một phần. Lúc n ày, điểm ảnh được bật sáng.
Cường độ sáng của điểm ảnh phụ thuộc vào lượng ánh sáng truyền qua kính lọc phân cực
thứ hai. Lượng ánh sáng này lại phụ thuộc vào góc giữa phương phân cực và quang trục
phân cực. Góc này lại ph ụ thuộc vào độ xoắn của các phân tử tinh thể lỏng. Độ xoắn của
các phân tử t inh thể lỏng phụ thuộc vào điện áp đặt vào hai đầu t inh thể lỏng. Như vậy, có
thể điều ch ỉnh cường độ sáng tại một điểm ảnh bằng cách điều chỉnh điện áp đặt vào hai
đầu lớp tinh thể lỏng. Trước mỗi điểm ảnh con có một kính lọc màu, cho ánh sáng ra màu
đỏ, xanh lá và xanh lam.Với một điểm ảnh, t uỳ thuộc v ào cường độ ánh sáng tương đối của
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 23
ba điểm ảnh con, dựa vào nguyên tắc phối màu phát xạ, điểm ảnh sẽ có một màu nhất định.
Khi m uốn thay đổi màu sắc của một điểm ảnh, ta thay đổi cường độ sáng tỉ đối của ba
điểm ảnh con so với nhau. Muốn thay đổ i độ sáng tỉ đối này, phải thay đổi độ sáng của
từng điểm ảnh con, bằng cách thay đổi điện áp đặt lên hai đầu lớp tinh thể lỏn g. Một nhược
điểm của màn hình t inh thể lỏng, đó chính là tồn tại một khoảng thời gian để một điểm ảnh
chuyển từ màu này sang màu khác (thời gian đáp ứng – response time). Nếu thời gian đáp
ứng quá cao có thể gây nên hiện tượng bóng ma với một số cảnh có tốc độ thay đổi khung
hình lớn. Khoảng thời gian này sinh ra do sau khi điện áp đặt lên hai đầu lớp tinh thể lỏng
đựoc thay đổi, tinh thể lỏng phải mất một khoảng thời gian mới có thể chuyển từ trạng thái
xoắn ứng với điện áp cũ sang trạng thái xoắn ứng với điện áp mới. Thông qua việc tái tạo
lại màu sắc của từng điểm ảnh, chúng ta có thể tái tạo lại toàn bộ hình ảnh.
Có hai kiểu cấu tạo màn hình tinh thể lỏng chính, khác nhau ở thiết kế nguồn sáng.
Kiểu thứ nhất: ánh sáng được phát ra từ một đèn nền, có vô số phương phân cực
như các ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng này được cho lọt qua lớp kính lọc phân cực thứ nhất,
trở thành ánh sáng phân cực phẳng chỉ có phương thẳng đứng. Ánh sáng phân cực phẳng
này được tiếp tục cho truyền qua tấm thủy tinh và lớp điện cực trong suốt để đến lớp tinh
thể lỏng. Sau đó, chúng tiếp tục đi tới kính lọc phân cực thứ hai; có phương phân cực
vuông góc với kính lọc thứ nhất, rồi đi tới mắt người quan sát. Kiểu màn hình này thường
áp dụng cho màn hình màu ở máy tính hay TV. Để tạo ra màu sắc, lớp ngoài cùng, trước
khi ánh sáng đi ra đến mắt người, có kính lọc màu.
Kiểu thứ hai: chúng sử dụng ánh sáng tự nhiên đi vào từ mặt trên và có gương
phản xạ nằm sau, dộ i ánh sáng này lại cho người xem. Đây là cấu tạo thường gặp ở các loại
màn hình tinh thể lỏng đen trắng trong các thiết bị bỏ túi. Do không cần n guồn sáng nên
chúng tiết kiệm năng lượng.
Các loại màn hình LCD
LCD ma trận thụ động (dual scan twisted nematic, DSTN LCD) có đặc điểm là
đáp ứng tín hiệu khá chậm (300ms) và dễ xuất hiện các điểm sáng xung quanh điểm bị
kích hoạt khiến cho hình có thể bị nhòe. Các công nghệ được Toshiba và Sharp đưa ra là
HPD (hybrid passive disp lay), cuối năm 1990, bằng cách thay đổi công thức vật liệu tinh
thể lỏng để rút ngắn thời gian chuyển đổi trạng thái của phân tử, cho phép màn hình đạt
thời gian đáp ứng 150ms và độ tương phản 50:1. Sharp và Hitachi cũng đi theo một hướng
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 24
khác, cải tiến giải thuật phân tích tín hiệu đầu vào nhằm khắc phục các hạn chế của DSTN
LCD, tuy nhiên hướng này về cơ bản chưa đạt được kết quả đáng chú ý.
LCD ma trận chủ động: thay thế lưới điện cực điều khiển bằng loại ma trận
transistor phiến mỏng (thin film transistor, TFT LCD) có thời gian đáp ứng nhanh và chất
lượng hình ảnh vượt xa DSTN LCD. Các điểm ảnh được điều khiển độc lập bởi một
transistor và được đánh dấu địa ch ỉ phân biệt, khiến trạng thái của từng điểm ảnh có thể
điều khiển độc lập, đồng thời và tránh được bóng ma thường gặp ở DSTN LCD.
2.2.2.4. Màn hình LED
LED là gì?
LED (viết tắt của: Light Emitting Diode) được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p
ghép với một khối bán dẫn loại n, đèn LED tạo ra nhiều ánh sáng hơn, tỏa nhiệt ít hơn so
với các thiết bị chiếu sáng kh ác vì vậy cũng tiêu thụ ít điện năng hơn.
Lịch sử của công nghệ LED.
Công nghệ LED lần đầu tiên được nhà khoa học Oleg Lo sev phát minh ra ở Nga
vào năm 1920. Bóng đèn LED được giới thiệu thương mại hóa lần đầu tiên ở Mỹ năm
1962. Nick Holonyak Jr - được xem là cha đẻ của công nghệ đèn đa sắc LED - đã hợp tác
cùng với M. Geogre Crawford ở Trường Đại học I llinois (Hoa Kỳ) để hoàn thiện hết các
màu sắc sẵn có của LED.
Kể từ đó, công nghệ đèn chiếu LED được gắn liền với sự phát triển của công nghệ
chiếu nền trong những chiếc TV. Sau này, đèn LED tiếp t ục được phát triển rộng rãi và bắt
đầu được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cấu tạo màn hình LED.
Để ch iếu sáng hình ảnh trên toàn bộ màn hình t ivi các đèn nền LED phải xếp tương
ứng 1-1 với ma trận điểm ảnh màu, việc sắp xếp như vậy cho phép điều chỉnh độ sáng
chính xác đến từng điểm ảnh trên toàn bộ màn hình, mang lại sự tương phản tốt hơn và loại
bỏ được h iện tượng lệch màu tại các góc, v ì thế mà một màn hình tivi càng lớn thì càng
cần nhiều điểm LED.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 25
Figure 4. Cấu tạo của điốt
Công nghệ màn hình LED.
Những tính chất riêng có đã quy định đặc thù của công nghệ đèn LED và tạo nên
những ưu điểm khiến LED đánh bại bất cứ công nghệ ch iếu sáng nào đã từng tồn t ại.
Tiêu thụ điện năng thấp so với ánh sáng thông thường. Tiết kiệm mức thấp nhất ,
hiệu suất chiếu sáng cao hơn nữa tiết kiệm khoảng 75% điện so với đèn chiếu sáng thông
thường.
Thân thiện với môi trường: Không tia cực tím, không bức xạ tia hồng ngoạ i, phát nhiệt của
ánh sánh thấp, không chứa thủy ngân và những chất có hại…, không gây ô nhiễm môi
trường. Không sử dụng thủy ngân, giảm thiểu tối đa việc sử dụng ch ì cho các mối hàn, ít
nhất thì người dùng cũng sẽ an tâm hơn hẳn kh i giảm được 1 phần tác hại không mong
muốn của các vật dụng luôn theo sát bên mình trong kh i làm việc hay giải trí.
Nhiệt độ làm việc thấp: Nhiệt độ l àm việc của bóng đèn LED cao hơn nhiệt độ môi
trường khoảng 5 – 80C, thấp hơn so với đèn huỳnh quang thông thường là khoảng 13 –
250C.
Tuổi thọ cao: Vượt qua 50,000 giờ (tương đương với 6 năm thắp sáng liên tục).
Theo các tài liệu về đặc tả các tiêu chuẩn kỹ thuật của công nghệ LED thì ít nhất màn hình
của bạn cũng sẽ có tuổi thọ cao hơn 2 lần so với các sản phẩm LCD cũ.
Mỏng và nhẹ: các sản phẩm sử dụng công nghệ LED thường có ưu điểm là thiết kế
mỏng và trọng lượng nh ẹ.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 26
Chất lượng hình ảnh : Màu đen rất chân thực trong khi màu trắng vẫn có được độ
sáng cần thiết, điều này tạo nên sự tương phản rất cao - thể hiện qua thông số độ tương
phản động (DCR) của đã vượt qua mức 10.000.000:1, gấp hàng chục lần so với công nghệ
tốt nhất của LCD - giúp các sản phẩm màn hình công nghệ LED có h ình ảnh có ch iều sâu
và sống động và " đều" hơn.
Đa dụng: Một điểm rất đặc trưng của các màn hình công nghệ LED chính là khả
năng thể hiện hình ảnh rất tốt ngay cả trong điều kiện môi trường có độ sáng cao, v iệc thử
nghiệm rất dễ dàng, hãy dùng 1 đèn côn g suất cao và chiếu thẳng vào màn hình của bạn và
cảm nhận.
2.2.3. Một số thông số kỹ thuật của màn hình máy tính
Viewable area: vùng hiển thị hình ảnh, văn bản trên màn hình mà người dùng
có thể nhìn thấy được. Những chỉ số về độ rộng của màn h ình mà chúng ta vẫn
thấy như 15inches, 17inches chính là số đo đường chéo của màn hình, cũng
chính là độ rộng vùng hiển thị, tuy cùng chỉ số nh ưng màn độ rộng màn hình
LCD thường to hơn LCD một chút, thường là khoảng 1/2inch, do màn hình
CRT thường nhỏ hơn so với k ích thước được thông báo một chút.
Resolution: độ phân giải của màn hình, t ính bằng số lượng các điểm ảnh trên
đường ngang (row) và đường dọc (column). Ví dụ màn hình hỗ trợ các độ phân
giải 640x480, 1024x768, 1280x1024,… Các màn hình LCD thường ch ỉ hiển thị
tối ưu ở một độ phân giải nhất định, t uy vậy chúng ta vẫn có thể tùy chỉnh ở các
độ phân giải khác, tất nhiên khi đó chất lượng hình ảnh sẽ không thể bằng độ
phân giải tối ưu. Ví dụ độ phân giải tối ưu của màn hình là 1280x1024 nếu
chỉnh xuống 1024x768 thì chất lượng hình ảnh sẽ k ém đi một chút, không đáng
kể. Tuy nhiên với một số chương trình bạn nên chỉnh màn hình với độ phân giải
tối ưu để có chất lượng hình ảnh tốt nhất.
Pixel: là điểm ảnh, điểm sáng hiển thị màu trên màn hình.
Colour Depth (Độ sâu của màu): số lượng màu hiển thị trên 1 điểm ảnh. Ví dụ:
16,8 triệu màu, 65.000 màu,…
Refresh Rate : Tốc độ làm tươi h ình ảnh hay gọi là tần số quét của màn h ình, là
số lần "vẽ lại" hình ảnh trong 1 giây từ trên xuống dưới cho tất cả các điểm ảnh.
Chất phosphor giữ cho độ sáng điểm ảnh vừa đủ để mắt người không cảm nhận
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 27
được sự thay đổi này. Thông số này rất quan trọng, nó càng cao thì mắt người
dùng không bị mỏi. Mỗi loại màn hình có thể hỗ trợ các tần số quét khác nhau
(50 Hz, 60 Hz, 72 Hz, 85 Hz, 90 Hz, 100 Hz, …). Màn h ình LCD thường sử
dụng tàn số quét 60Hz.
Respect ratio: tỉ số giữa ch iều cao và chiều rộng của màn hình giúp hình ảnh
không bị kéo dãn khi được thể h iện ở những kh ung h ình khác nhau, thông
thường tỉ số này là4:3.
Power Consumption: công suất tiêu thụ điện của màn hình.
Dot pitch: là khoảng cách giữa tâm các điểm ảnh, khoảng cách càng nhỏ màn
hình có độ phân giải càng cao, hình ảnh hiển thị càng sắc nét. Ví dụ: 0.31mm,
0.28mm, 0.27mm, 0.26mm, và 0.25mm bạn sẽ thấy các thông số này ở các màn
hình CRT. Đây là một t rong các yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng các
màn hình CRT. Ở các màn hình LCD các bạn sẽ không thấy các thông số này ví
nó gần như không có ý nghĩa với các màn hình LCD và theo một ngh ĩa nào đó
thì nó không tồn tại với các màn hình LCD.
Ngoài các thông số trên màn hình LCD còn có các thông số quan trọng sau:
Contrast (Độ tương phản): Tỉ lệ tương phản là sự khác biệt giữa màu sáng
trắng mạnh nhất và màu tối nhất trên màn hình. Một màn hình LCD có độ
tương phản cao sẽ cho màu sắc hình ảnh đẹp hơn. Các chi tiết sẽ xuất hiện rõ
ràng hơn. Các loại màn hình LCD trên thị trường có độ tương phản rất lớn, từ
1200:1 tới 2000:1. Độ tương phản là yếu tố hàng đầu để đánh giá các màn hình
LCD, con số càng cao thì hình ảnh càng sắc nét và rõ ràng.
Viewing angles(Góc nhìn): Nếu đã từng nhìn qua màn hình LCD, bạn sẽ nhận
thấy khi nhìn lệch đi một góc, màu sắc trên màn hình sẽ bị biến đổi, ở một số
loại màn hình rẻ t iền, có thể bạn sẽ không còn nhìn thấy gì nữa. Tuy nhiên góc
nhìn không phải là yếu tố quan trọng nhất để chọn màn hình LCD vì đa số
người dùng máy tính đều ngồi trực diện màn hình, tuy đôi lúc có thể hơi lệch
một chút nhưng việc đó không gây khó khăn gì đố i với các loại LCD hiện
đại.Góc nhìn của LCD được xác định theo chiều dọc và chiều ngang, các màn
hình LCD hiện nay đã khắc phục rất nhiều t ình trạng này, h ầu hết các màn hình
đều có góc nhìn là 160 độ, thậm chí một số loại màn hình còn đưa ra con số 180
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 28
độ, tức là có thể nhìn từ mọi hướng. Với màn hình panel TN, nếu nhìn theo
chiều dọc, từ dưới lên thì góc nhìn hơi hẹp, nó sẽ bị đảo ngược màu, tuy nhiên
nó cũng không quan trọng lắm nếu bạn không để màn hình cao hơn tầm mắt, và
thường là như thế.
Response rate(Tần số đáp ứng): Tần số đáp ứng của màn hình LCD được tính
bằng tổng thời gian một điểm ảnh sáng lên và sau đó tắt đi. Thường thì thời
gian bật (ri sing time) nhanh hơn thời gian tắt (falling t ime). Bật tắt ở đây không
có nghĩa như từ on/off thông thường mà là thời gian để một màu hiện lên trên 1
điểm ảnh (pixel) và thời gian để màu đó hoàn toàn biến mất. Thơi gian này
thường đượ tính bằng mili giây, bạn có thể thấy trên các thông số tron g báo giá
như 5ms, 8ms, 12ms, 16ms…con số này càn g thấp thì càng tốt , hầu hết các màn
hình LCD hiện nay đều có thời gian đáp ứn g là 8ms, và một số loại cao cấp là
5ms, hay hơn nữa là 2ms, dù 8ms, 5ms, 2ms thì các con số này hoàn toàn chấp
nhận được.
Brightness(Độ sáng): Độ sáng tính bằng đơn vị cd/m2 bạn có thể hình dung
1cd/m2=độ sáng của một ngọn nến/1m2. Tất cả các loại màn hình LCD đều
sáng hơn rất nhiều so với CRT, có thể bạn sẽ cảm thấy khá nhức mắt khi mới
làm việc với LCD. Tuy nhiên một khi đã quen, bạn sẽ cảm thấy LCD nhìn rất
“sướng”. Một chi tiết mà bạn cần chú ý đó là độ sáng mặc định của các màn
hình khi xuất xưởng đều giống nhau. Ví dụ, các màn hình Hitachi đều có độ
sáng ở mức tối đa 100% và thiết lập này sẽ làm bạn cảm thấy nhức mắt rất
nhanh. Hãy kiểm tra thiết lập và đảm bảo nó được đặt ở mức phù hợp, thường
thì vào khoảng 60-80 là vừa (tùy vào độ sáng môi trường). Một số trò chơi có
thể sẽ rất tối khi bạn sử dụng màn hình LCD, để khắc phục bạn phải thay đổi
một thông số cũng liên quan đến độ sáng là gamma.
Widescreen: Một số loại màn hình LCD được chế tạo đặc biệt cho nhu cầu
xem phim thường được gọi là wide screen (màn ảnh rộng), thường có chiều
ngang dài hơn và chiều dọc hẹp h ơn màn hình thông thường. Đối với những
loại này, cách tính kích thước theo đường chéo v ẫn đúng nhưng độ phân giải
chuẩn cũng như diện tích hiển thị hơi khác một chút.
D-Sub(Giao tiếp tương tự) và DVI (giao tiếp số): Tất cả các loại màn hình
LCD đều được kết nối với máy tính thông qua một trong hai k iểu giao tiếp -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 29
tương tự qua ngõ VGA thông dụng, giao t iếp số qua cổng DVI hiện được hỗ trợ
trên các card đồ họa cao cấp. Để sử dụng giao tiếp DVI, bạn ph ải có cổng DVI
trên màn hình và trên máy tính qua card màn hình. Một cáp DVI sẽ đảm nhận
việc nố i hai cổng này lại với nhau. Một số loại màn LCD mặc dù có hỗ trợ giao
tiếp DVI nhưng lại không bán kèm cáp. Tuy nhiên với giao tiếp số DVI, bạn sẽ
có chất lượng hình ảnh cao và nét hơn. Mặc dù sự khác biệt không lớn nhưng
để ý thật kĩ, có thể bạn sẽ vẫn nhận ra. Sự khác biệt này do khi dùng giao t iếp
tương tự, tín hiệu số từ card đồ họa phải chuyển qua dạng tương tự, đi qua dây
cáp rồi lại phải chuyển về dạng số trước khi xuất ra màn hình.
2.2.4. Quá trình phát triển của màn hình máy tính
Lịch sử màn hình máy tính trải qua 70 năm phát triển từ thuở sơ khai là các
băng giấy hay bìa đục lỗ cho đến các ống CRT và công nghệ LCD, LED hiện đại như
ngày nay.
Trong khi hầu hết các máy tính ra đời đầu tiên đều có một máy in kết quả ra giấy
thì thuở sơ khai của màn hình số lại bị hạn chế bởi các bóng đèn báo nhấp nháy. Chúng là
các bóng đèn chỉ thị bật hoặt tắt khi máy tính xử lý c ác câu lệnh hay truy cập đến các vùng
nhớ.
Figure 5. Thiết bị cuối ZUSE 23 ( 1941) chỉ bao gồm các đèn báo để biểu diễn đầu ra của chương trình máy tính. Nó vẫn
còn được trang bị cho các máy tính điện tử ở những năm 1950 như máy Univac I (1951).
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 30
Bìa đục lỗ vừa là đầu ra, vừa là đầu vào
ENIAC là một trong số các máy tính điện tử đầu tiên sử dụng bìa đục lỗ để thể hiện
cho cả đầu vào lẫn đầu ra của một chương trình máy tính. Để viết một chương trình, n gười
vận hành máy tính sẽ soạn thảo trên một chiếc máy giống nh ư máy đánh chữ, mỗi câu lệnh
sẽ được mã hóa bằng cách tự động đục các lỗ trên các thẻ bằng giấy.
Sau đó, người ta sẽ thả một số lượng lớn các tấm bìa chi chít lỗ đó vào máy tính để
nó có thể đọc và thực hiện chương trình.
Phía đầu ra, kết quả cũng được mã hóa bằng việc đục lỗ các bìa và sau đó những
người vận hành sẽ giải mã nó với một thiết bị như bộ lập bảng IBM 405 ( bên phải ảnh) để
đếm và in các giá trị của tấm bìa lên một băng giấy.
Figure 6. Bên trái: một nữ vận hành máy tính đang cho các tấm bìa đục lỗ vào máy ENIAC (1947 ). Bên phải: Bộ lập
bảng IBM 405 giúp người vận hành tính kết quả của đầu ra.
Băng giấy thay cho các tấm bìa đục lỗ
Để thay thế cho các bìa đục lỗ, nhiều máy tính sau đó đã sử dụng một băng giấy dài
cũng được đục lỗ để biểu diễn cho một chương trình máy tính. Nguyên lí không hề thay
đổi, người vận hành máy tính sẽ cho chạy băng giấy qua một chiếc máy như trong ảnh, kết
quả chương trình cũng được lưu trên một băng giấy đục lỗ v à dựa trên băng giấy này, một
máy đánh chữ điện tử sẽ đánh ra kết quả bằng ngôn ngữ mà nhà lập trình dễ dàng hiểu
được.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 31
Figure 7.Máy in điện báo CREED 75 (1958) sử dụng băng giấy đục lỗ thay cho các tấm bìa đục lỗ.
Thuở sơ khai của màn hình CRT
Các ống tia ca-tốt (CRT) xuất hiện lần đầu tiên trong máy tính lại được dùng trong
bộ nhớ chứ không phải ở bộ phận hiển thị. Không lâu sau đó, người ta đã nhận r a rằng
chúng có thể được sử dụng để hiện thị nội dung của bộ nhớ dựa trên CRT (như hai máy
tính ở bên trái).
Figure 8.Các thiết bị dùng CRT làm màn hình hiển thị đơn giản: màn hình SW AC 1950), thiết bị cuối Ferranti Mark 1
Star ( 1951), SAGE (1957) và PDP-1 (1960).
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 32
Sau đó, các máy radar và máy hiện sóng đã được lắp vào các ống CRT để hiện thị
một màn hàn hình đồ họa đơn giản (không có màu sắc và chỉ thể hiện được các vec-tơ),
điển hình là hệ thống SAGE và PDP-1.
Máy điện báo trở thành “màn hình”
Trước khi có máy tính điện tử, từ năm 1902, các máy điện báo đánh chữ được sử
dụng để trao đổ i nội dung các văn bản. Đây là dạng máy đánh chữ điện tử có thể giao tiếp
(truyền tín hiệu) vớ i các máy khác thông qua các đường dây điện (sau này còn qua sóng
radio) và sử dụng một loại mã đặc biệt.
Figure 9. Một máy điện báo đánh chữ ASR-33 (1962) được sử dụng làm "màn hình" máy tính.
Cho đến những năm 1950, các kĩ sư đã nối trực tiếp máy điện báo lên máy tính để
dùng nó như một thiết bị hiển thị. Các máy điện báo sẽ in r a kết quả liên t ục của một phiên
làm việc của máy tính. Đây vẫn là dạng giao điện đầu ra rẻ nhất đối với các máy tính cho
đến giữa những năm 1970.
Glass Teletype
Tại một thời điểm ở những năm 1960, các k ĩ sư nhận ra rằng họ có thể sử dụng các
ống CRT để tạo thành một “tờ giấy ảo” thay cho tờ giấy thật của máy điện báo. Glass
teletype là cái tên đầu tiên cho thiết bị đầu ra dạng này.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 33
Dạng màn h ình video này hiển thị nhanh và linh động hơn so với dùng giấy nên nó
đã trở thành phương pháp vượt trội để thể hiện giao diện của máy tính trong nửa đầu
những năm 1970.
Thiết bị đầu ra được nối với máy tính qua dây cáp, thường chỉ truyền các đoạn mã
biểu diễn kí tự văn bản chứ không phải đồ họa. Cho đến những năm 1980, một số màn
hình mới được hỗ trợ màu sắc.
Figure 10. Uniscope 300(1964) và ADM-3(1975) là các glass teletype sử dụng CRT để hiển thị kết quả
chương trình máy tính
Video phức hợp ra đời
Những chiếc máy điện báo đánh chữ (kể cả những chiếc có đầu ra là băng giấy)
cũng là cả một gia tài.
Tìm kiếm một biện pháp thay thế rẻ hơn, Don Lanscaster, Lee Felsenstein và Steve
Wozniak đã cùng lúc đưa ra một ý tưởng: xây dựng một thiết bị cuố i giá rẻ là màn hình
video CCTV.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 34
Figure 11.Các thiết bị cuối hiển thị video đầu tiên: CT-1024 (1974 ) và sau đó là Sol-20 và Apple I vào năm 1976.
Không lâu sau đó, Wozniak và Felsenstein đã lần lượt cho ra mắt các thiết bị hiển
thị đầu ra v ideo là Apple I và Sol-20. Những chiếc máy tính đầu tiên có màn hình video
được sản xuất vào năm 1976.
Màn hình video phức hợp nở rộ
Ngoài các màn hình ti-vi RF, nhiều loại máy tính cá nhân (PC) đã được hỗ trợ các
màn hình video phức hợp cho chất lượng hình ảnh cao hơn. Cuộc cách mạng PC đem đến
luồng gió mới, các nhà sản xuất máy tính như App le, Commodore, Radio Shack, TI đều
bắt tay thiết kế và đóng nhãn các màn hình video một màu hoặc có đa màu cho các hệ
thống máy t ính của mình.
Figure 12. Màn hình video phức hợp TRS-80 (1977) và Commodore 1702 ( 1983).
Hầu hết các màn hình như vậy đều có thể thay thế hoàn toàn được cho nhau.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 35
Ti-vi được dùng làm màn hình máy tính
Vào cuối những năm 1970, bắt đầu nảy sinh ý tưởng sử dụng chính màn hình ti-vi
làm đầu ra video cho máy tính. Một số doanh nghiệp đã mạnh dạn sản xuất các bộ điều
biến RF cho Aplle II để chuyển video phức hợp sang một dạng các tín hiệu mà ti-vi có thể
“hiểu” được.
Figure 13.Bộ điều biến RF Apple II ( 1977) được nối với một chiếc ti-vi đang hiển thị kết quả chương trình.
Hệ thống Atari 800 ra mắt năm 1979 bao gồm một bộ điều biến RF gắn t rong máy
tính và một số thiết bị cần thiết khác. Tuy nhiên, băng thông cho đầu r a bị giới hạn nên độ
phân giải thấp hơn, vì vậy phần lớn máy t ính vẫn tránh làm việc với các màn hình t i-vi.
Màn hình plasma xuất hiện
Những năm 1960, công nghệ màn hình plasma bắt đầu nổi lên. Công nghệ này sử
dụng một loại khí mang điện bị giữ giữa hai tấm gương, khi một điện tích được tạo ra tại
một vị trí xác định, một vùng sáng sẽ xuất hiện.
Một trong những thiết bị sớm nhất sử dụng màn hình plasma là PLATO IV. Đầu
tiên, các công ty như IBM hay GRID đã thử nghiệm với các màn hình tương đố i nhẹ và
mỏng trên các máy tính xách tay. Công nghệ này chưa bao giờ được áp dụng cho PC
nhưng sau này nó lại xuất hiện trong các bộ ti-vi màn hình phẳng.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 36
Figure 14. Các thiết bị cuối sử dụng công nghệ plasma: PLATO IV (1972),
GRID Compass 1101 ( 1982) và IBM 3290 (1983).
Kỉ nguyên của LCD hé lộ
Một công nghệ màn hình chưa từng có, màn hình tinh thể lỏng (LCD), đã xuất hiện
trong những năm 1960 và ra mắt lần đầu tiên trên thị trường vào những năm 1970 ở trong
máy tính bỏ túi và đồng hồ đeo tay.
Figure 15. Máy tính bỏ túi SHARP PC-1211 (1980), TRS-80 Model 100 (1983) và Toshiba T1000 ( 1987) là các thiết bị
sử dụng màn hình LCD đầu tiên.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 37
Các máy tính xách tay đầu tiên của những năm 1980 đã tận dụng LCD với v iệc
xuất hiện rất nhiều các màn hình mỏng, nhẹ và tiết kiệm năng lượng. Các LCD đời đầu
thường chỉ có một màu và có độ tượng ph ản yếu.
Các tiêu chuẩn màn hình của IBM
Năm 1981, các máy tính cá nhân của IBM gắn trực tiếp một màn hình video một
màu theo tiêu chuẩn MDA và phải cảnh t ranh với một số thiết bị đầu r a video sắc nét khác.
Với các đồ họa có màu sắc, IBM đã thiết kế bộ điều hợp CGA nối tới một màn hình video
phức hợp IBM 5153.
Figure 16. Màn hình IBM 5151 (1981) sử dụng thiết kế MDA và UBM 5153 (1983 ) sử dụng thiết kế EGA.
Năm 1984, IBM cho giới thiệu EGA, một tiêu chuẩn màn h ình mới có độ phân giải
cao hơn và nhiều màu sắc hơn. Các tiêu ch uẩn video khác của IBM tiếp t ục được hoàn
thiện trong những năm 1980 nhưng chúng không đạt được thành công như MDA và EGA.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 38
Các màn hình của Macintosh
Figure 17. Máy tính Macintosh I ( 1984) có màn hình đen trắng và gắn liền với CPU trong khi màn hình Macintosh II
(1987 ) đã tách biệt và hiển thị màu sắc RGB.
Chiếc máy tính Macintosh đầu tiên ra đời năm 1987 bao gồm một màn hình Mac
đen-trắng 9 inch hiển thị đồ họa ảnh nhị phân 512x342 pixe l. Macintosh II ra đời cùng năm
đã ch ính thức hỗ trợ màu sắc đồng thời tách biệt riêng màn hình với CPU. Tiêu chuẩn
video của Mac II cũng tương tự như VGA. Các màn hình Mac tiếp tục phát triển theo thời
gian và luôn luôn nổi t iếng với màu sắc đẹp và có độ nét cao.
Các màn hình RGB
Những năm 1980 chứng kiến sự ra mắt của những màn hình RGB mang đồ họa
màu sắc, có độ ph ân giải cao v à sắc nét cạnh tranh với các máy tính IBM và Macintosh.
Các loạt sản phẩm Atari ST và Commondore Amiga thuộc số này, người sử dụng đã cảm
thấy khá thỏa mãn về đồ họa máy tính của những sản phẩm này.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 39
Figure 18.Màn hình Commodore 1084 (1985 ) và màn h ình Atari 5C1224 ( 1986).
Những đối mới giúp thống nhất các loại màn hình
Thời kì đầu của các máy tính cá nhân của IBM, có rất nhiều các thiết kế hiển thị
khác nhau cho các màn hình máy t ính như MDA, CGA, EGA,…
Để giải quyết vấn đề này, NEC đã phát minh ra màn hình đa đồng bộ hóa đầu tiên
hỗ trợ các độ phân giải, tần số quét và tốc độ làm tươi khác nhau trong cùng một màn hình.
Khả năng này nhanh chóng đã trở thành t iêu chuẩn trong ngành công nghiệp.
Năm 1987, IBM đã cho giới thiệu tiêu chuẩn VGA và các màn hình VGA đầu tiên
với dòng máy tính PS/2. Kể từ đó, hầu hết mọi tiêu chuẩn video analog đều kí hiệu là
VGA.
Figure 19. Màn hình đa đồng bộ hóa của NEC (1985) và màn hình IBM B513 VGA (1987 ).
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 40
Màn hình LCD cho laptop tiếp tục cải tiến
Figure 20.Các laptop Altima NSX ( 1990) và Extensa 570CDT ( 1996) có màn hình LCD với màu sắc đẹp hơn nhiều so với
trước đó.
Khi các màn h ình LCD mới xuất hiện, chúng là các công nghệ đơn sắc có độ tương
phản thấp và tốc độ làm tươi chậm. T rong suốt các thập kỉ 1980 và 1990, công nghệ LCD
được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của máy tính xách tay đã liên tục được cải tiến. Chúng đã
hiển thị được độ tương phản cao hơn, các góc nhìn tốt hơn và màu sắc đẹp hơn. Công nghệ
LCD sớm muộn sẽ nhảy sang một thị trường tiềm năng hơn, máy tính để bàn.
Kỉ nguyên của màn hình VGA
Vào giữa nh ững năm 1990, đã có thêm nhiều cải tiến và phát t riển đối với màn hình
cho PC. Đây là kỉ nguyên của màn h ình VGA đa đồng bộ hóa, có màu sắc và giá r ẻ, có khả
năng xử lí trên một phạm vi rộng độ phân giải. Các nhà sản xuất bắt đầu thử nghiệm với
nhiều kích thước (từ 14-21 inch và hơn nữa) và tỉ lệ màn ảnh (tỉ lệ 4:3 hoặc theo tỉ lệ của
trang giấy theo chiều dọc). Một số màn hình CRT phẳng đã ra đời vào cuố i những năm
1990.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 41
Figure 21.Bên trái là một màn hình có tỉ lệ màn ảnh đặt theo đúng một trang giấy.
Bên phải là một màn hình màu theo tỉ lệ 4:3.
LCD cho máy tính bàn
Các công ty máy tính đã có các thử nghiệm về màn hình LCD dành cho máy tính
bàn từ những năm 1980 vớ i một số lượng nhỏ. Những màn hình kiểu này có giá thành khá
cao và hiệu suất hoạt động cũng kém hơn so với các màn hình CRT phổ biến lúc đấy.
Figure 22. Các màn hình LCD dành cho máy tính bàn của các hãng điện tử ViewSonic ( bên trái), IBM (ở giữa) và Apple
(bên phải).
Điều này đã bị thay đổi từ khoảng năm 1997 khi một số công ty như ViewSonic,
IBM và Apple cho giới thiệu các màn hình LCD màu có chất lượng đã đủ để cạnh tranh
với các màn hình CRT và giá thành của chúng đã ở mức hợp lý.
Các màn hình LCD giúp tiết kiệm không gian làm việc, tiêu tốn ít điện và sinh
nhiệt cũng ít hơn nên nhanh chóng được nhiều để ý tới.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 42
Màn hình máy tính ngày nay
Từ năm 2007, các màn hình LCD dành cho máy tính bàn đã vượt doanh thu bán ra
so với các màn hình CRT và thị trường của nó tiếp t ục được mở rộng. Ngày nay, các màn
hình LCD đã trở thành tiêu chuẩn phổ biến nh ất cho ngành công nghiệp máy tính.
Gần đây, màn hình LCD ngày càng r ẻ hơn và thậm chí các nhà sản xuất đã thiết kế
cả các màn hình đôi như trong ảnh trên.
Figure 23. Màn hình LCD đã trở nên phổ biến, xuất hiện nhiều thiết kế độc đáo như màn hình đôi, màn hình 3D.
Ngành công nghiệp đang có xu hướng nhắm tới các màn hình có khả năng hỗ trợ
3D và có tốc độ làm tươi siêu nhanh.Ngoài ra, ranh giới giữa màn hình máy tính và những
chiếc ti-vi đang dần vị xóa nhòa. Bây giờ bạn đã có thể dễ dàng mua được một chiếc ti-vi
màn hình phẳng, độ nét cao 42 inch với giá 999 USD trở xuống có thể nối với máy tính của
bạn.Có lẽ đầu óc của một số người cách đây nửa thế kỷ sẽ nổ tung với những ý tưởng kiểu
như vậy, vì thời đó “màn hình ” máy t ính của họ vẫn còn là các trang giấy hay các tấm bìa
đục lỗ.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 43
Sau đây là bảng tóm tắt quá trình phát triển của màn hình máy tính
Thông số Quá trình phát triển
Loại màn hình Giấy, bìa đục lỗ CRT PLASMA LCD LED
Kính thước đèn hình Càng ngày càng nhỏ dần
Công nghệ Giấy Tia điện từ Plasma Nhiều lớp Diot
Viewable area Ngày càng t ăng, kích t hước càng lớn, đa dạng: 4:3, 16:9, 22:9
Độ phân gi ải Ngày càng cao; hiện nay là full HD và super HD.
Tiêu thụ điện năng Ngày càng ít hơn.
Độ sâu của màu Ngày càng nhiều, thể hiện màu s ắc càng phong phú.
Góc nhìn Ngày càng rộng (hiện nay là 178o-178o)
Tốc độ refresh Ngày càng cao.
Độ tương phản Ngày càng cao. Hiện nay lên đến 50 t riệu.
Các ngõ xuất ra Ngày càng đa dạng : RBG VGA DVI HDMI…
2.2.5. Các nguyên tắc sáng tạo được áp dụng để phát triển
màn hình máy tính
Nguyên tắc phản đối xứng
Màn hình máy tính càng ngày với hình dạng càng bắt mắt, quy tắc đối xứng trong
hình dạng của các màn hình hiện đại ngày nay dường như bị loại bỏ, thay vào đó là những
hình dạng bất đố i xứng, v í dụ, các nút điều khiển (hoặc nút cảm ứng) được đặt ở 1 góc phải
bên dưới màn hình, tạo sự cách điệu và cũng tiện cho việc sử dụng cũng như thiết kế dây,
mạch bên tron g.
Nguyên tắc tách khỏi
Các màn hình máy tính ban đầu, muốn điều khiển phải dùng các nút bấm trực tiếp
hoặc thao tác trực tiếp trên màn hình, ngày nay, các côn g nghệ không dây phát triển mạnh,
các nút bấm gần như biến mất, thay vào đó là các nút cảm ứng, các remote control điều
khiển từ xa, hoặc thậm chí ra lệnh bằng giọng nói.
Nguyên tắc kết hợp
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 44
Màn hình máy tính ban đầu có ít chức năng, ít nút điều khiển, ít cổng giao t iếp,
càng ngày, các nhà sản xuất càng tăng thêm các tiện ích, kết hợp nhiều tính năng vào cái
màn hình máy tính, ví dụ thêm cổng VGA, RBG, HDMI, USB, LAN…có màn hình còn
tích hợp cả loa để người dùng có thể nghe nhạc và giải trí khi làm việc.
Nguyên tắc chứa trong
Các màn hình CRT thời xưa, còn có các nút đưa ra ngoài, dần dần các nút được che
lại vừa tạo thẩm mỹ, vừa gọn gàng, đẹp mắt. Các màn hình LCD, LED hiện nay cũng vậy,
các cổng giao tiếp thường được giấu bên trong, đằng sau thân màn hình rất tinh tế. Kể cả
dây dẫn t ín hiệu,… cũng có các khớp rảnh để cặp v ào, t iện việc sử dụng.
Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
Việc sử dụng chuột một thời gian dài sẽ làm cho người dùng mỏi tay, chai tay(phần tì lên
mặt bàn) nên người ta đã tạo ra những miếng kê chuột tiện lợi, có thêmphần kê tay cho đỡ
mỏi.
Nguyên tắc vạn năng
Để làm tăng tính tiện dụng sử dụng màn hình máy tính, người ta bổ sung thêm một
số chứcnăng remote control của màn hình bằng cách k ết hợp các phím chức năng như: mở
trình duyệt web, trình chiếu file trực tiếp từ USB, tăng/giảm âm lượng loa trên màn hình,
… và cho ra đời các dòng màn hình đa phương tiện.
Nguyên tắc phản trọng lượng
Tùy vào mục đích sử dụng của các màn hình máy tính khi h iển thị thông tin mà
người ta đặt chúng ở những nơi khác nhau, ví dụ ở sân bay, có rất nhiều màn hình máy tính
được treo trên cao để thông báo cho hành khách ngày giờ khởi hành của các chuyến bay,
các màn hình này muốn treo được trên cao, phải có các giá đỡ theo quy tắc đòn bẩy, chắc
chắn, để làm giảm trọng lượng của chúng, để có thể treo trên cao và có thể xoay nhiều
chiều một cách linh hoạt.
Nguyên tắc thay đổi các thông số lý hóa
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 45
Các màn hình thời xưa, kích thước r ất to, chất liệu đa phần là kim loại, ngày nay vỏ
màn hình được sản xuất bằng các loại nhựa cao cấp, composite…vừa nhẹ, bền, đẹp, dễ
thay thế, giá thành giảm.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Trần Chánh Trực – K21 – 1112039 Trang 46
PHẦN III. KẾT LUẬN
Trong tiểu luận này, 40 nguyên tắc sáng tạo đã được trình bày, giới thiệu sơ lược các
loại màn hình máy tính chính yếu, cấu tạo, cũng như cách thức hoạt động của chúng, quá
trình phát triển của màn hình máy tính và sự áp dụng các n guyên tắcsáng tạo để phát triển.
Nhờ vào đó ta thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nghiên cứu và sang tạo khoa học đã mang
lại cho con người rất nhiều tiện ích cũng như nhiều thành tựu trong lĩnh vực tin học nói
riêng và các lĩnh vực khác nói chung. Qua các hoạt động sang tạo khoa học, đã góp phần
sản sinh ra của cải, các lợi ích, giá trị gia tăng, sản ph ẩm cho cuộc sống, cho xã hộ i, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của
con người. Vì vậy việc nghiên cứu, và sáng tạo khoa học cần được kh uyến khích, áp dụng,
và phổ biến vào các chương trình giáo dục, đào t ạo cũng như thực tiễn của đời sống hằng
ngày của chúng ta.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1112039nckh_tranchanhtruc_k21_3948.pdf