Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức. một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Khả năng sinh lời ảnh hưởng cùng chiều đến chi trả cổ tức Rủi ro kinh doanh lại có quan hệ ngược chiều đến chi trả cổ tức. Có một sự liên hệ giữa cổ tức và loại hình công ty, chất lượng kiểm toán được phát hiện trong bài nghiên cứu này. Yếu tố quan trọng nhất tác động đến chính sách cổ tức.

ppt32 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2881 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức. một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC. MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM GVHD: TS Lê Đạt Chí NTH: Nhóm 20 Lớp: Ngân hàng đêm 2 – K22 Nội dung 1. Giới thiệu Mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Ý nghĩa thực tiễn TÌM RA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐÓ ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC. Mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Không gian: Việt Nam Thời gian: năm 2009 Đối tượng: các công ty trên sàn HOSE và HNX Ý nghĩa thực tiễn Hỗ trợ các nhà đầu tư chọn mua, nắm giữa hay bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Các nghiên cứu trước đây và giả thuyết nghiên cứu Quản trị Công ty Đặc điểm công ty 1. Khả năng sinh lợi Lintner (1956), Jensen at al. (1992) , Fama và French (2002) đều cho rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa khả năng sinh lợi và chính sách cổ tức.  H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa khả năng sinh lợi và chi trả cổ tức của các công ty trên HOSE và HNX. 2. Các nghiên cứu trước đây và giả thuyết nghiên cứu 2.Quy mô công ty Deshmukh (2003) cho rằng thông tin mất cân xứng càng cao có thể cho thấy bởi quy mô công ty nhỏ, xác xuất đầu tư dưới mức cao hơn; vì thế cổ tức trả cho cổ đông sẽ thấp hơn. Maceur et al’s (2006), nghiên cứu 48 công ty trên thị trường chứng khoán Tunisia giữa năm 1996 và 2002, đã cho thấy rằng những công ty nhỏ muốn chi trả cổ tức nhiều hơn bởi vì họ muốn gây chú ý cho các nhà đầu tư tiềm năng. 2. Các nghiên cứu trước đây và giả thuyết nghiên cứu  H2: Có mối liên hệ giữa quy mô công ty và chi trả cổ tức của các công ty trên HOSE và HNX. 3.Mức độ nợ Chang và Rhee (1990), Belden et al. (2005) đã cho rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa đòn bẩy tài chính và mức chi trả cổ tức. Jensen et al. (1992) , Bebczuck (2005) và Kowalewski et al. (2008) cho rằng không có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ và mức chi trả cổ tức. Neutrally, Al-Najjar và Hussainey (2009); Naceur et al.’s (2006) cho rằng không có mối quan hệ giữa 2 yếu tố trên 2. Các nghiên cứu trước đây và giả thuyết nghiên cứu  H3: có mối quan hệ giữa chi trả cổ tức và tỷ lệ nợ của các công ty trên HOSE và HNX. 4.Khả năng thanh toán Ho (2003) tìm ra rằng các công ty có khả năng thanh toán cao ở Nhật có sự chi trả cổ tức cao Mehar (2002), Myers và Bacon (2004) có mối quan hệ ngược chiều giữa 2 yếu tố trên. Al-Najjar và Hussainey (2009) đã chứng minh rằng chi trả cổ tức cao hay thấp không phụ thuộc vào khả năng thanh toán của công ty  H4: Có mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và chính sách cổ tức của các công ty trên HOSE và HNX. 2. Các nghiên cứu trước đây và giả thuyết nghiên cứu 5.Cấu trúc tài sản Myers (1984) cho rằng các công ty sở hữu tài sản hữu hình càng lớn thì chi trả cổ tức cao hơn. Aivazian et al.’s (2003a) ; Al-Najjar và Hussainey (2009) đều cho rằng công ty có tài sản hữu hình càng lớn thì chỉ trả cổ tức càng nhỏ.  H5: Có mối quan hệ giữa cấu trúc tài sản và chính sách cổ tức của các công ty trên thị trường HOSE và HNX. 2. Các nghiên cứu trước đây và giả thuyết nghiên cứu 6.Loại hình công ty Có nghiên cứu cho rằng có mối quan hệ giữa loại hình công ty và chi trả cổ tức.  H6: Có mối quan hệ giữa loại hình công ty với chính sách cổ tức của các công ty trên HOSE và HNX. 2. Các nghiên cứu trước đây và giả thuyết nghiên cứu 7.Cơ hội tăng trưởng Myers và Majluf (1984); Chang và Rhee (1990) cho rằng gia tăng cơ hội tăng trưởng thì chi trả cổ tức giảm. Naceur et al. (2006) nghiên cứu ở Tunisia, Kowalewski et al. (2008) nghiên cứu ở Ba Lan thì cho rằng không có mối quan hệ giữa 2 yếu tố trên.  H7: Có mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và chính sách cổ tức của các công ty trên HOSE và HNX. 2. Các nghiên cứu trước đây và giả thuyết nghiên cứu 8.Rủi ro kinh doanh Holder et al. (1998) cho rằng một chính sách cổ tức thấp hơn áp dụng với những công ty có rủi ro cao hơn. Chang và Rhee (1990) đã cho rằng rằng nguyên nhân của mối quan hệ ngược chiều là một công ty với rủi ro thấp hay thu nhập ổn định hơn có nhiều năng lực duy trì thu nhập hoặc trả cổ tức cao hơn trong tương lai  H8: Có mối quan cùng chiều giữa rủi ro kinh doanh và chính sách cổ tức của các công ty Việt Nam trên HOSE và HNX 2. Các nghiên cứu trước đây và giả thuyết nghiên cứu 9.Quyền sở hữu Jense et al. (1992) và Short et al. (2002) đã chứng minh rằng chi trả cổ tức là quan hệ ngược chiều với quyền sở hữu bên trong công ty Khan (2006) khám phá ra rằng quyền sở hữu tập trung càng cao thì việc chi trả cổ tức càng thấp khi nghiên cứu ở Anh. Naceur et al. (2006) đã tìm ra rằng sự tập trung sở hữu không ảnh hướng lên CSCT ở Tunisia 2. Các nghiên cứu trước đây và giả thuyết nghiên cứu  H9: Có mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và quyền sở hữu của ban quản trị.  H10: Có mối quan hệ giữa chi trả cổ tức và tập trung sở hữu của các công ty Việt Nam trên HOSE và HNX. 10.Thành phần ban quản trị Belden et al. (2005) ở Mỹ, đã tìm ra rằng có nhiều nhà quản lý bên ngoài thì cổ tức chi trả cao, chi phí đại diện thấp và tự do hơn khi các cổ đông dùng tiền của họ Bathala và Rao (1995) cũng như Al-Najjar và Hussainey (2009) đã đưa ra mối quan hệ ngược chiều giữa các yếu tố này. Schellenger et al.’s (1989) cho rằng thành phần ban quản lý không ảnh hưởng lên chính sách cổ tức 2. Các nghiên cứu trước đây và giả thuyết nghiên cứu H11: Thành phẩn ban quản trị công ty không ảnh hưởng đến chi trả cổ tức ở các công ty Việt Nam trên HOSE và HNX. 11.Chất lượng kiểm toán Deshmukh (2003) cho rằng thông tin mất cân xứng càng cao có thể được cho thấy thông qua chất lượng kiểm toán thấp của các báo cáo tài chính, cổ tức thấp hơn được chi trả cho các cổ đông Milton (2004) đã tìm ra rằng những công ty được kiểm toán bởi 5 công ty kiểm toán hàng đầu dường như trả cổ tức cao hơn.  H12: Chất lượng kiểm toán ảnh hướng cùng chiều lên chính sách cổ tức của các công ty ở Việt Nam trên HOSE và HNX 2. Các nghiên cứu trước đây và giả thuyết nghiên cứu 3. Thiết kế nghiên cứu Số lượng mẫu nghiên cứu cuối cùng là 116 công ty, bao gồm 63 công ty từ sàn HOSE và 53 công ty từ HNX. Có 12 biến dự kiến ​​sẽ có một mối tương quan với việc chi trả cổ tức tại Việt Nam và chúng có thể được chia thành nhóm đặc điểm công ty và nhóm quản trị công ty. Chi trả cổ tức: DPS (Cổ tức trên mỗi cổ phần) Khả năng sinh lời: ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản) Quy mô công ty: LoA (tổng tài sản) Mức độ nợ: DtA (tỷ lệ nợ trên tổng tài sản) Khả năng thanh toán: Cur (khả năng thanh toán ngắn hạn) Cấu trúc tài sản: TANGtA (tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản. 3. Thiết kế nghiên cứu Loại hình công ty: INTdum Cơ hội tăng trưởng: MBV (tỷ số giá trị thị trường của vốn cổ phần trên tổng giá trị sổ sách của vốn cổ phần) Rủi ro kinh doanh: hệ số Beta Quyền sở hữu: Modum (tỷ lệ vốn cổ phần thuộc sở hữu của các giám đốc và những người liên quan của họ) Sở hữu tập trung: NuLs (số cổ đông lớn nắm giữ 5% cổ phiếu trở lên) Thành phần ban quản trị: INDtD (tỷ lệ giữa số quản lý độc lập trên tổng số quản lý) Chất lượng kiểm toán: AuSdum 3. Thiết kế nghiên cứu Mô hình DPS = a + b1ROA + b2LoA + b3DtA + b4 Cur + b5TANGtA + b6MBV + b7BETA + b8Modum + b9NuLs + b10INDtD 4.Kết quả thực nghiệm Bảng 1: Tương quan giữa 10 biến độc lập và cổ tức mổi cổ phần 4.Kết quả thực nghiệm Bảng 2: Tóm tắt mô hình hồi quy 4.Kết quả thực nghiệm Bảng 3: Phân tích ANOVA 4. Kết quả thực nghiệm Ta chọn mô hình 1 và đưa các biến định tính vào ta có mô hình sau: DPS = a + b1*ROA + b2* INTdum + b3* (ROA*INTdum) + b4* AuSdum + b5*(ROA*AuSdum) 4.Kết quả thực nghiệm Bảng 4: Mối tương quan giữa lợi nhuận, loại hình công ty, chất lượng kiểm toán và cổ tức mổi cổ phần 4.Kết quả thực nghiệm DPS = 954.112 + 4824.007*ROA Bảng 5: Hệ số mô hình DPS 4.Kết quả thực nghiệm 5. Kết luận Khả năng sinh lời ảnh hưởng cùng chiều đến chi trả cổ tức Rủi ro kinh doanh lại có quan hệ ngược chiều đến chi trả cổ tức. Có một sự liên hệ giữa cổ tức và loại hình công ty, chất lượng kiểm toán được phát hiện trong bài nghiên cứu này. Yếu tố quan trọng nhất tác động đến chính sách cổ tức. Đề xuất nghiên cứu tiếp theo Cần khảo sát chuỗi dữ liệu nghiên cứu các công ty trên sàn HOSE từ năm 2001 và sàn HNX từ nằm 2006 đến hiện tại. Phỏng vấn các nhà quản lý để thu thập các thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến chi trả cổ tức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptnhd2k22_nhom20_tcdn_2786.ppt
Luận văn liên quan