Các phương diện của từ loại : động từ

- Nội dung này đi vào thực tiễn trong thời gian ngắn nên hiệu quả chưa được cao. - HS còn nhầm lẫn giữa nhóm động từ tình thái;động từ trạng thái tâm lí với tính từ chỉ đặc trưng về trạng thái: vui,buồn,chán,chậm,mau,lề mề,vội vã,hấp tấp,nóng nảy - Phần nhiều HS đã phân biệt được các từ loại (động từ,danh từ,tính từ,số từ,chỉ từ,phó từ ) trong văn cảnh (đoạn văn,câu văn ),nhưng xác định phân nhóm thì độ chính xác chưa cao. Mặc dù vậy,tôi tin rằng với lòng yêu nghề và sự nhiệt tâm của đội ngũ GV chúng ta,trong thời gian học tập,HS sẽ tiếp thu được những vấn đề trên bằng những hiểu biết và sự sáng tạo của các em,nhằm góp phần tăng thêm vốn từ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

doc5 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các phương diện của từ loại : động từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cải tiến-SKKN CÁC PHƯƠNG DIỆN CỦA TỪ LOẠI : ĐỘNG TỪ A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong giảng dạy có ai dám khẳng định mình không một lần vướng mắc về kiến thức ? Bởi kiến thức thì vô hạn mà sự hiểu biết của con người thì có giới hạn.Nhất là dạy môn Ngữ văn sẽ gặp không ít vấn đề cần bàn. Vì văn chương nó muôn màu,muôn vẽ,một ý thức có thể diễn đạt bằng nhiều lời,và một lời cũng có thể có nhiều ý .“Ý tại ngôn ngoại”. Thực tế,bản thân tôi không ít lần vướng vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Vì không lí giải được những thắc mắc hay những ví dụ mà học sinh(HS) đưa ra.Mà khi đã phân vân không xác định đúng,sai tôi phải hẹn HS giải đáp ở các tiết học sau. Qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp,tôi cũng thấy họ lúng túng khi phân tích các ví dụ của HS đặt ra.Phải chăng chúng ta chưa tìm hiểu sâu các phương diện khác của vấn đề mà trung thành tuyệt đối với kiến thức sách giáo khoa ? Tất nhiên là chúng ta không thể vượt ra khung kiến thức ở bài học vì nhiều lí do: Kiến thức bài học quá nhiều so với thời lượng 45 phút ? GV sợ mất thời gian vì cho HS thảo luận thêm vấn đề khác (liên quan đến bài học đấy)? Theo tôi,ta nên lượt bớt ví dụ ở SGK và thêm vào những ví dụ khác mà GV cho là cần thiết (vừa đảm bảo kiến thức vừa đảm bảo thời gian). Chính vì những thắc mắc,những băn khoăn trên,tôi đã dành cho mình một khoảng thời gian dài để tìm tòi,học hỏi,nghiên cứu sách vở về phân môn tiếng Việt.Bởi tiếng Việt ta giàu đẹp và phong phú lắm,ta phải biết trau dồi,làm giàu thêm vốn từ của ta. B. NỘI DUNG: I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Khung phân phối chương trình THCS môn Ngữ văn,mà cụ thể là phân môn tiếng Việt đã cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về các từ loại. Ở lớp 6 HS được học hai phần ba từ loại.Gồm có: Danh từ,động từ,tính từ,số từ,lượng từ,phó từ và chỉ từ. Lớp 7,các em học các từ loại:Đại từ,quan hệ từ. Lên lớp 8 có thêm: trợ từ,thán từ,tình thái từ. Đến lớp 9,chỉ có ôn tập,tổng kết nâng cao về từ vựng.Song,tất cả chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện và đặt câu,viết đoạn văn,chưa đi sâu vào các phương diện khác của từ loại.Cũng vì vậy mà khả năng kết hợp giữa các từ loại với nhau còn hạn chế.Bởi một từ loại có khả năng kết hợp khác nhau,chức năng cú pháp khác nhau,phân loại và miêu tả khác nhau.Cho nên GV cần phải nắm vững để truyền đạt đến HS một cách có hiệu quả. Ở bài viết này,tôi trình bày các phương diện của từ loại: động từ mong được chia sẽ cùng đồng nghiệp phần nào những khúc mắc trong giảng dạy phân môn tiếng Việt. II. NỘI DUNG CỤ THỂ: CÁC PHƯƠNG DIỆN CỦA TỪ LOẠI: ĐỘNG TỪ 1. Ý nghĩa khái quát: Động từ là từ biểu thị ý nghĩa quá trình,trạng thái của vận động. 2. Khả năng kết hợp: Động từ làm trung tâm trong cụm động từ.Các từ chứng tiêu biêu biểu của động từ là:hãy,đừng,chớ,đã,đang,sẽ,đều,vẫn,cũng… (đứng trước); xong,rồi,nữa… (đứng sau). 3. Chức năng cú pháp: Chức năng cú pháp chính là làm vị ngữ trong câu.(Cũng như danh từ,động từ có khả năng đảm nhận nhiều chức năng cú pháp khác nhau. Nhưng chức năng phổ biến và quan trọng nhất là làm vị ngữ trong cấu tạo câu,có vị trí trực tiếp đứng sau chủ ngữ.Do đó,chức năng của vị ngữ của động từ làm thành một tiêu chuẩn đối lập động từ và danh từ trong tiếng Việt. 4. Phân loại và miêu tả: 4.1: Nhóm động từ không tác động đến đối tượng(nội động từ):là những động từ biểu thị ý nghĩa tự thân(không tác động đến đối tượng khác).Loại động từ này không cần có bổ ngữ trực tiếp. Ví dụ: Ngồi,đứng,nằm,ẩn,náu,ngủ,thức,cười,khóc,cằn nhằn… 4.2: Nhóm động từ tác động đến đối tượng (động từ ngoại động): là loại động từ chỉ hoạt động mà kết quả của nó làm cho đối tượng khách quan phải thay đổi vị trí,tính chất,trạng thái.Loại động từ này đòi hỏi phải có thành tố phụ(bổ ngữ)đi sau (+ B). Ví dụ: Làm,cắt,chặt,quăng,trồng,vẽ,để, đánh,dán… (làm cá,chặt cây,vẽ tranh…).Thành tố phụ cho nó thường là danh từ. 4.3: Nhóm động từ trao nhận: là những động từ biểu thị những hoạt động có tính chất ban phát hoặc tiếp nhận.Chúng thường đòi hỏi hai bổ ngữ (một biểu thị đối tượng tiếp nhận và một biểu thị đồ vật,sự vật do hoạt động của đối tượng chi phối),trả lời câu hỏi ai ? cái gì ? (+B1,B2 ). Ví dụ: cho,biếu,tặng,gửi,cấp,trao tặng (trao),nhận,vay,đoạt,chiếm,lấy,thu,nhặt… (nhận). Đặt câu: - Tặng bạn món quà. - Vay chị ấy 5 triệu đồng. 4.4: Nhóm động từ chỉ sự nối kết,tháo gỡ: nối,tháo,kết… Đặt câu: - Tháo sợi dây thừng. - Kết lại khuy áo. 4.5: Nhóm động từ gây khiến: biểu thị sự hoạt động có tác dụng thúc đẩy hay cản trở việc thực hiện những hoạt động khác.Loại này cũng cần hai thành tố phụ: một thành tố phụ là danh từ chỉ đối tượng tiếp nhận sự gây khiến,hai là động từ chỉ kết quả hoạt động gây khiến (+B1,B2 ). Ví dụ: Cấm,bảo,bắt buộc,kêu gọi,đề nghị,xin,ép,khuyên,nhờ… Đặt câu: - Nhờ bạn chép bài. Bắt bò kéo xe. Bảo nó không nghe. 4.6: Nhóm động từ chuyển động: biểu thị sự chuyển động trong không gian.Động từ chuyển động trong tiếng việt thường mang nghĩa tố chỉ hướng và thường hướng đến một địa điểm nhất định (bổ ngữ của nó thường là những từ chỉ địa điểm):ra,vào,lên,xuống,đến,tới,sang,qua,về,lại, đi,chạy,bò,lăn,kéo,xô,đẩy… Ví dụ: ra Hà Nội,vào Quy Nhơn,lên Tây Nguyên,xuống đồng bằng, về Cà Mau. Ai qua Phú Thọ Ai xuôi Trung Hà Ai về Hưng Hóa Ai xuống Khu Ba Ai vào Khu Bốn (Tố Hữu) 4.7: Nhóm động từ tồn tại hoặc tiêu biến: biểu thị sự xuất hiện,tồn tại,biến mất của sự vật: còn,có,xuất hiện,mọc,biến,mất,hết,vỡ… Ví dụ: Còn duyên kẻ đón người đưa Hết duyên đi sớm về trưa một mình. (Ca dao) Loại động từ này thường tham gia cấu tạo nên câu đơn đặc biệt có trạng ngữ chỉ nơi chốn (trong nước biển có muối ; trên bàn còn một quyển sách…) 4.8: Nhóm động từ tình thái: - Tình thái về sự cần thiết: cần,nên,phải,cần phải… - Tình thái về khả năng: có thể,không thể,chưa thể… - Tình thái về ý chí: định,toan,nỡ,dám… - Tình thái về mong muốn: mong,muốn,tưởng,ngỡ,tơ tưởng… - Tình thái về sự tiếp thu,chịu đựng: bị,mắc,phải,được… - Tình thái về đánh giá: cho,xem,thấy (thường đi kèm với “rằng” )… 4.9: Nhóm động từ trạng thái tâm lí: thương,yêu,ghét,sợ,thích,mê (kết hợp được với “rất,quá…” ). Ví dụ : - Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)- (Giang Nam ) - Tôi rất thích hoa mai. 4.10: Nhóm động từ cảm nghĩ,nói năng: biết,hiểu,nghĩ,nghe,thấy,tin,nói (kết hợp được với “rất,quá…” ). Ví dụ: Tôi hiểu rất rõ về anh ta. 4.11: Nhóm động từ tổng hợp: đi đứng,ngủ ngáy,ra vào,trò chuyện… Ví dụ: - Đi đứng phải cẩn thận chứ. - Ngủ ngáy như bò rống. Qua học tập,nghiên cứu,tìm hiểu và tiếp thu được 11 nhóm phân loại động từ.Đây chỉ là cái khung hình cho GV dễ nhận dạng các từ trong phạm vi động từ. Khi HS thảo luận đưa ra nhiều phương án,GV biết cách phân tích,giải quyết xem động từ đó thuộc nhóm nào. Thiết nghĩ,với cách phân loại này (11 nhóm) cũng chưa thật đầy đủ. Qua đây,mong sự đóng góp của đồng nghiệp để nội dung bài viết được hoàn chỉnh hơn. III. HIỆU QUẢ: Tính khoa học: Áp dụng đối với từng khối lớp: Khối lớp Mức độ tiếp nhận 6 - Nắm được khái niệm về động từ,cụm động từ. - Khả năng kết hợp và chức năng cú pháp chính của động từ. - Xác định được động từ nội động và động từ ngoại động. 7 - Phân tích các nhóm động từ: trao nhận;nối kết,tháo gỡ;gây khiến;chuyển động. 8 - Phân tích,thực hành các nhóm động từ: tiêu biến;tình thái; trạng thái tâm lí;cảm nghĩ,nói năng;tổng hợp. 9 - Ôn tập,thực hành nâng cao 11 nhóm động từ. Phạm vi ứng dụng: Áp dụng cho HS THCS và PTTH; nhưng trọng tâm vẫn là HS THCS,mà cụ thể là HS khối lớp 6. Vì SGK Ngữ văn 6 có 2 tiết cho bài động từ; cụm động từ. Thời lượng ít,dung lượng kiến thức lại nhiều,mà từ loại động từ nói riêng và các từ loại khác nói chung sẽ đi suốt quá trình học tập của HS. Chính vì vậy,ở khối lớp học nào GV cũng phải nắm vững kiến thức tổng hợp về từ loại để ôn tập,nâng cao cho HS. Kết quả thực tiễn: - Nội dung này đi vào thực tiễn trong thời gian ngắn nên hiệu quả chưa được cao. - HS còn nhầm lẫn giữa nhóm động từ tình thái;động từ trạng thái tâm lí với tính từ chỉ đặc trưng về trạng thái: vui,buồn,chán,chậm,mau,lề mề,vội vã,hấp tấp,nóng nảy… - Phần nhiều HS đã phân biệt được các từ loại (động từ,danh từ,tính từ,số từ,chỉ từ,phó từ…) trong văn cảnh (đoạn văn,câu văn…),nhưng xác định phân nhóm thì độ chính xác chưa cao. Mặc dù vậy,tôi tin rằng với lòng yêu nghề và sự nhiệt tâm của đội ngũ GV chúng ta,trong thời gian học tập,HS sẽ tiếp thu được những vấn đề trên bằng những hiểu biết và sự sáng tạo của các em,nhằm góp phần tăng thêm vốn từ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. ĐẶNG MAI HỒNG (Khi cần,liên hệ qua số ĐT: 0916234627)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccach_xac_dinh_tu_loai_1489.doc
Luận văn liên quan