Ngày nay, con người phải chịu nhiều sức ép của xã hội phát triển, với những mâu thuẫn ngày càng nhiều giữa sự gia tăng nhu cầu với mức độ thoả mãn chúng, giữa những biến đổi nhanh chóng của xã hội với khả năng thích nghi của cá nhân Không phải lúc nào mọi việc đều diễn ra một cách suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió như người ta mong muốn và sắp đặt. Có những tình huống cần những cách giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí, giữa điều kiện và khả năng, giữa mong muốn và kết quả. Những lúc ấy, không ít người không thể quyết định được là họ phải làm gì, giải quyết ra sao, đặc biệt là với những khó khăn về tâm lý. Họ cần được trợ giúp để có thể thích nghi tốt hơn với hoàn cảnh sống của riêng mình.
Là một sinh viên được đào tạo chính quy về tham vấn, chuẩn bị bước vào nghề trong điều kiện tài liệu về tham vấn còn rất ít ỏi, tôi muốn tìm hiểu từ góc độ lý luận những phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn nhằm làm sáng tỏ các cách thức trợ giúp khách hàng đang được tiến hành có hiệu quả bởi các nhà tham vấn ở các nước phát triển. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn” để làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
Tham vấn với tư cách là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cần trợ giúp những vấn đề tâm lý của con người. Tham vấn hiện nay đã rất phát triển trên thế giới nhưng vẫn còn là một ngành nghề khá mới mẻ ở Việt Nam.
Trong mươi năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế do chính sách mở cửa của nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đều được nâng cao. Nhiều trung tâm, dịch vụ tham vấn (ở nước ta thường gọi là tư vấn) đã được thành lập và đi vào hoạt động, mang đến một dịch vụ trợ giúp mới mẻ cho người dân. Tuy nhiên hoạt động của những trung tâm này còn mang giá trị tự phát, chủ yếu phát triển ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng Do đó tham vấn chưa được coi là một nghề chuyên môn với những ý nghĩa đích thực của nó.
Mục lục
Phần mở đầu 1
I. Đặt vấn đề 1
II. Quan điểm nghiên cứu của đề tài. 2
III. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. 2
1.Đối tượng nghiên cứu: 2
2.Khách thể nghiên cứu: 3
3.Phạm vi nghiên cứu: 3
IV.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 3
1.Mục đích nghiên cứu: 3
2.Nhiệm vụ nghiên cứu: 3
2.1.Nghiên cứu lý luận: 3
2.2.Kết luận và khuyến nghị. 3
V. Phương pháp nghiên cứu: 4
Phần nội dung 5
I. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu. 5
1.Lịch sử phát triển các phương pháp tiếp cận TC trong tham vấn trên thế giới. 5
1.1.Những tiền đề: 5
1.2. Sự ra đời và phát triển của tham vấn. 10
2. Lịch sử tham vấn Việt Nam. 17
II/ Các khái niệm liên quan của đề tài. 20
1. Khái niệm tham vấn. 20
1.1.Thế nào là tham vấn? 20
1.2. Phân biệt tham vấn với tư vấn (Consultant), cố vấn. 22
2. Khái niệm nhà tham vấn (NTV): 26
3. Khái niệm thân chủ và vấn đề của thân chủ 26
3.1. Con người cân bằng . 27
3.2. Khái niệm thân chủ: 29
3.3.Vấn đề của thân chủ. 29
4. Mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ. 30
5.Khái niệm phương pháp tiếp cận. 32
5.1.Khái niệm phương pháp: 32
III.Các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn. 32
1. Một số học thuyết nền tảng. 32
1.1.Thuyết Maslow về nhu cầu của con người: 32
1.2. Thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erick Erickson. 35
2.Các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn. 38
2.1.Phương pháp tiếp cận nội tâm: 39
2.1.1.Phương pháp tiếp cận tâm động học. 40
2.1.2. Phương pháp tiếp cận nhân văn - hiện sinh 58
2.1.3. Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức 81
2.2. Phương pháp tiếp cận ứng xử (hành vi) 96
IV/ Triển khai các phương pháp tiếp cận TC vào ca tham vấn Việt Nam. 113
Phần kết luận và khuyến nghị 132
I/Kết luận : 132
II/ Khuyến nghị: 132
Phần phụ lục 149
Phụ lục 1: Các từ viết tắt 149
CA 2 : Ca tham vấn qua điện thoại 04/05/2003 - So sánh với ca Ănggien 154
143 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9488 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản lĩnh như cháu sẽ biết mình phải làm gì để đạt được những điều mình mong muốn. Chúc cháu thành công!
Chúng tôi thiết nghĩ với cách tiếp cận chấp nhận, tôn trọng, không áp đặt cả trên bình diện cảm xúc lẫn hành vi của TC nêu trên, NTV sẽ giúp TC tự đương đầu với vấn đề, thấy được trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề, tự tìm ra giải pháp tối ưu phù hợp nhất với khả năng và hoàn cảnh của mình.Hơn nữa, TC sẽ tự chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân và có thể ứng phó tốt hơn với những vấn đề nảy sinh trong tương lai.
Rất khó có thể triển khai các phương pháp tiếp cận thân chủ khác nhau vào một ca tư vấn trên báo, bởi vì tất cả những phương pháp đó đều được tiến hành trong tham vấn trực tiếp mặt đối mặt giữa NTV và TC. Do đó, NTV khi tư vấn trên báo phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản của nghề như “tôn trọng TC vô điều kiện với những với những giá trị tự tại của họ” ( Carl Rogers); không áp đặt các quan điểm, giá trị của NTV cho TC; thấu cảm trọn vẹn vấn đề của TC và tin vào khả năng tiềm tàng của TC… để hạn chế một cách tối đa có thể những nhược điểm của loại hình tư vấn này, để có thể trợ giúp cho TC một cách tốt nhất.
Ngoài hình thức tư vấn trên báo, hình thức tư vấn qua đIện thoại rất phát triển trong giai đoạn gần đây. TC có vấn đề sẽ gọi điện đến các trung tâm tư vấn và được các chuyên gia về tư vấn tâm lý nói chuyện trực tiếp. Hình thức này khá gần với tư vấn đối mặt trực tiếp giữa NTV và TC.
Chúng tôi đã tiến hành ghi âm ngẫu nhiên một số ca tư vấn qua điện thoại và chọn phân tích một ca tư vấn của NTV đối với TC là một em gái 16 tuổi mang thai ngoài ý muốn ( ca 2 phần phụ lục). Trong ca tư vấn này ngay từ đầu NTV đã không chấp nhận vấn đề của TC khi thốt lên một câu đầy ngạc nhiên, đáp lại ngay tức khắc điều TC vừa nói ra:
- TC: Cháu đang rất bối rối . Cháu mới 16 tuổi… nhưng… bác sĩ vừa bảo rằng cháu … cháu …có thai cô ạ…
- NTV: 16 tuổi và đang có thai ư?
Chắc chắn rằng TC khi gọi điện đến cho NTV không mong muốn NTV sẽ có phản ứng như vậy. Điều này khiến cho TC càng cảm thấy bối rối và cảm giác tội lỗi hơn:
- TC: …Vâng…Cháu cũng không thể tin được…Chúng cháu chỉ thử một lần thôi… thật đấy, cô ạ…
- NTV: Các cháu đã thử quan hệ tình dục à?
NTV đã không lắng nghe TC một cách tích cực, không chờ đợi mà vội vàng đưa ra câu hỏi phán đoán mà không đặt ra câu hỏi mở, chẳng hạn như: ý cháu là gì khi cháu nói chỉ thử một lần thôi?
- TC: …Vâng…Cháu và người yêu cháu…Chúng cháu chỉ tò mò…muốn làm giống như những người yêu nhau trong phim thôi…Thế mà…
- NTV: Người yêu cháu có biết cháu mang thai không?
Lẽ ra phải tập trung vào cảm xúc hiện tại của TC, hoặc hành vi của TC thì NTV lại đặt câu hỏi xa rời TC trọng tâm.
- TC: Có cô ạ. Nhưng bạn ấy cũng hoảng sợ như cháu…Bạn ấy học cùng lớp với cháu…Bạn ấy cũng trẻ con như cháu…
- NTV: Trẻ con mà lại thử giống như trong phim à?
- TC: …
NTV đã phán xét TC dựa trên bình diện đạo đức, với tư cách như một người giáo dục, cha mẹ của TC, chứ không vào vai NTV. Điều này khiến cho TC phòng vệ bằng sự im lặng. Vì bản thân TC cũng đã nhận ra những bất ổn trong hành vi của mình.
-NTV: Cả hai cháu đều là trẻ con, đều đang đi học. Cháu phải đi phá thai ngay!.
NTV quyết định thay cho TC bằng một giải pháp mà NTV cho là hợp lý, mà không quan tâm đến suy nghĩ và tình cảm của TC, không để cho TC nói nguyện vọng của mình, để sau đó nhà tham vấn cùng thân chủ phân tích cái lợi và không lợi trong các quyết định của thân chủ. Nhà tham vấn phải luôn quán triệt một nguyên tắc đạo đức của nghề là: "Nhà tham vấn không chịu trách nhiệm về các hành vi của thân chủ trước toà". Vì vậy nhà tham vấn không được bảo thân chủ làm gì và làm như thế nào. Điều gì xảy ra nếu TC đi nạo thai bị chết hoặc sau này bị vô sinh?
- TC: Nhưng cháu sợ, sợ lắm cô ạ
- NTV: Vấn đề của cháu bây giờ không phải là sợ mà phải tìm cách giải quyết. Nếu cháu không quyết định ngay, cái thai to ra thì không còn cách nào cứu vãn đâu. Cháu hiểu ý cô chứ?
Đáng lẽ NTV phải chấp nhận nỗi sợ hãi của thân chủ và làm rõ nỗi sợ hãi của TC, nhưng ở đây NTV này không cho phép TC được quyền có nỗi sợ hãi đó. NTV cũng không có thông tin gì về cái thai của TC đã có từ bao giờ, mà mặc định rằng nó còn bé và đe doạ TC nếu không nhanh chóng đi phá thai thì sẽ không thể làm gì khác được nữa. Chưa chắc giải pháp này của NTV lại phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của TC.
- TC : Vâng ( TC một cách miễn cưỡng chấp nhận lời khuyên của NTV)
- NTV: Cô mong cháu hãy quyết định đúng đắn và nhanh chóng. Phá thai là cách tốt nhất với cháu bây giờ đấy. Sau đó cháu hãy cố bình tâm, giữ gìn sức khoẻ và học tập cho tốt nhé. Đây là bài học suốt đời cho cháu đấy!
-TC: Vâng, cháu cám ơn cô. Chào cô.
NTV đã quyết định thay cho TC rồi nhưng vẫn bao biện bằng một câu nói sáo rỗng. Thay vì trợ giúp cho TC bình tâm lại, thì NTV lại góp phần làm tăng thêm nỗi lo lắng của TC khiến cho TC càng rối bời, chấp nhận hướng giải quyết mà NTV đã vạch ra cho mình một cách miễn cưỡng.
Vì đây là một ca tham vấn chúng tôi được chứng kiến nên chúng tôi biết rõ rằng kết thúc ca Tư vấn, hầu như NTV chẳng giúp được gì cho TC. TC càng trở nên yếu kém và phụ thuộc vào những nhận xét đánh giá và giải pháp của NTV. Trong các hoàn cảnh tư vấn khác nhau, có thể giải pháp cho lời khuyên đôi khi cũng làm cho TC yên lòng, nhưng nó chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên về lâu dài không giúp cho TC chủ động đương đầu được với những khó khăn sẽ nảy sinh tiếp theo của vấn đề. Tư vấn làm cho TC thụ động, phụ thuộc vào NTV nhiều khi còn có hại hơn cho TC khi không Tư vấn.
Mặc dù việc áp dụng những phương pháp tiếp cận TC ở những nơi khác nhau tuỳ thuộc nhiều điều kiện và sự khác biệt về văn hoá, không thể dập khuôn, bê nguyên vẹn lý thuyết mà phải linh hoạt. Chúng ta có thể tham khảo hiệu quả trợ giúp TC trong một ca Tham vấn tương tự của NTV Barry Neil Kaufman với TC Ănggien qua đoạn trích sau đây ( Câu chuyện của Ăngien, phần phụ lục) {34}
“…- Cháu cảm thấy thế nào?- Tôi hỏi.
- Lại trở lại vấn đề à?
Tôi mỉm cười với cô
- Chính cháu quyết định, Ănggien ạ. Bác nêu ra những câu hỏi nhưng cháu không bắt buộc phải trả lời. Không phải vì bác mà cũng không vì bố mẹ cháu .
- Thế tại sao phải trả lời?
- Vì bản thân cháu. Nếu cháu trả lời là vì cháu muốn thôi.
- Như vậy có vẻ rất hay, bác Bia nhỉ
Ănggien đi lại phía đầu kia sân, ngồi vào một góc và khóc. Ngực cô run lên. Cô nắm tay xát vào phía trên đùi. Thân hình cô run rẩy vì sôi sục trong lòng. Cuối cùng nước mắt cạn dần.
- Việc gì làm cháu đau khổ như vậy Ănggien?
- Nhiều việc. Vấn đề là…mang thai…
- Vì sao mang thai lại làm cháu đau khổ?
- Bởi vì… bác biết đấy, cháu không muốn mang thai.
- Tất nhiên! Nhưng điều đó khác với với đau khổ vì cháu mang thai…Vì sao việc đó làm cháu đau khổ? (Phương pháp tiếp cận xúc cảm thuần lý của Ellis)
Mặt cô tái nhợt đi. Cô nhắm hẳn mắt lại và nói:
- Cháu không muốn là kẻ sát nhân.
Đi trở lại phía tôi, cô đứng giáp mặt tôi và nói:
- Nạo thai là như vậy…đúng không?
- Điều bác nghĩ về nạo thai sinh ra từ những niềm tin của bác. Quan điểm của bác có thể cho thấy rõ về bác chứ không có nghĩa gì đối với cháu và điều cháu muốn làm. Ănggien, cháu nghĩ sao về ý ‘cháu không muốn là kẻ sát nhân’?
- Nếu cháu nạo thai cháu sẽ giết đi một sinh vật bên trong cháu. Cháu biết mọi lợi hại. Cháu đã xem một cuộc tranh luận trên ti vi vào thời kỳ mà việc đó đối với cháu không có nghĩa lí gì. Trước một thời kì nào đó thai nhi không được coi là một sinh vật. Khi không có thai nhi trong người thì dễ nói thôi. Mục sư phản đối việc đó có vẻ ngu ngốc hơn những môn đồ của sự phá thai. Việc đó chẳng có đầu đuôi gì. Nhưng bây giờ thì khác rồi.
- Khác thế nào?
- Không phải là cuộc tranh luận giữa sinh viên nữa.Cháu thấy đơn giản là một việc giết người?
- Nào, chúng ta thử tìm nguồn gốc của niềm tin đó. Vì sao cháu xem nạo thai như một việc giết người? ( Tiếp cận nhận thức)
- Vì người ta chấm dứt một cuộc sống đáng lẽ phải có.
- Cháu nghĩ thế nào về ‘đáng lẽ phải có’?
Cô hít sâu.
- Thế này! Nếu không nạo thai, người ta sinh ra một đứa trẻ.
- Đồng ý, có lẽ việc đó sẽ có nếu cháu không nạo thai- tôi nói
- Còn nếu cháu nạo thai…Ănggien thở dài.
- Cháu trả lời câu hỏi đó xem sao?
- Đúng- cô nói- Nếu người ta không muốn có con hoặc không thể nuôi nấng nó thì tốt hơn là không nên có. Đồng ý nếu thai nhi không sống, không nghĩ, không thở, thì việc làm đó cũng như uống một viên thuốc tránh thai như một số bạn cháu đã làm. Cách làm khác nhưng cũng như nhau thôi. Người ta cũng có thể nói mỗi trứng có thể trở thành một con người. Ôi lạy Chúa! Phức tạp đến thế !
- Vì sao?
- Bởi vì cháu có thể bảo vệ luận điểm nạo thai là một việc giết người và tìm lý lẽ để bảo vệ nó.
- Chà- tôi nói- Đấy là cả một phát hiện.Và điều này có ý nghĩa như thế nào đối với cháu?
….
- Cháu có bao nhiêu lý do để xem nạo thai như một việc giết người hơn và ngược lại.
- Nếu cháu không xem nạo thai là một việc giết người thì điều gì sẽ đến? ( Tiếp cận nhận thức – hành vi)
- Chắc chắn cháu sẽ nạo thai.
- Được, có phải cháu nói vì nạo thai là một việc giết người nên cháu không muốn làm?
- Vâng, cháu nghĩ đúng như thế.
-Tại sao?
- Vì cháu không muốn người ta gây áp lực với cháu, cháu muốn tự quyết định lấy.
- Nếu cháu không có gì phản đối việc nạo thai thì cháu có buộc mình sử dụng cách đó không?
- Không, hoàn toàn không.- Ănggien trả lời.
- Cháu có nghĩ nạo thai là một vụ ám sát không?
- Không, lạ thật, nhưng cháu không bao giờ thực sự tin như vậy. Cháu cần làm theo ý cháu vì bố mẹ cháu cứ cố nài ép. Cháu đã để thời gian sáng suốt để đấu tranh với họ. Cháu không muốn là yếu đuối.
-Cháu nghĩ ‘ yếu đuối’ là như thế nào?
- Nhượng bộ. Không làm như cháu muốn.
- Thế cháu cho cháu là yếu đuối à?
- Trong lúc đó cháu yếu đuối nhưng bây giờ thì không nữa- Cháu thấy rõ ràng hơn, bác Bia ạ. Nhưng cháu vẫn không biết làm thế nào.
- Cháu cảm thấy ra sao về ý nghĩ này? ( Tập trung vào cảm xúc của TC )
- Cháu cảm thấy khá hơn trước. Nhưng cháu muốn có một quyết định, nếu không thì quá muộn.
- Cháu muốn nói sao?
- Các bác sĩ bảo nạo thai sau 3 tháng thì nguy hiểm. Nếu cháu chờ lâu quá cháu buộc phải sinh con.
- Cháu hiểu thế nào với chữ ‘buộc phải’?
- ồ!… cháu biết bác muốn nói gì rồi.
- Bác chỉ hỏi cháu thôi, Ănggien. Cháu biết ‘cháu’ muốn nói gì chứ?
Cô chặc lưỡi để tỏ ra mình đã hiểu.
- Nếu cháu bị động chờ có nghĩa cháu quyết định sinh con. Vậy nếu cháu không có quyết định gì thì cũng như là cháu cũng đã có một quyết định.
- Cứ bị động, dù ý nghĩa ra sao cũng là một cách làm cái gì đó. Chúng ta luôn luôn lựa chọn dù chúng ta không có ý thức. Ănggien, cháu muốn gì? ( Tiếp cận tâm động học)
Những ngón tay cô gõ vào thành ghế dựa.
- Không đơn giản như vậy. Tất cả câu chuyện này ít nhất cũng có một kết thúc tốt đẹp.
- Cháu muốn nói sao?
- Cháu nói về đứa con.
- Có phải cháu nói cháu muốn có một đứa con không?
- Cháu không biết. Cháu muốn …chuyện này kết thúc tốt. Bàn tay cô run lên.
- Câu chuyện nào?- Tôi hỏi.
Mặt cô nghiêm lại. Đôi mắt đen ánh lên trong lúc cô nở một nụ cười.
- Bác lại đây, cháu muốn chỉ cho bác xem khi đứng trên đIểm cao. Chúng ta đi, không xa đâu.
……
Chúng tôi ngồi ở một chỗ đất trống dưới mỏm núi.
Ănggien nghịch đám đất nâu. Cô dùng ngón tay trỏ viết: “ Chúng ta tiếp tục chứ?”
-Cháu muốn tiếp tục như thế nào?- Tôi hỏi
( ở đoạn này NTV đã rất tôn trọng TC, không thúc ép mà chờ đợi để cho TC tự nhiên bày tỏ vấn đề theo cách riêng của mình khi TC thấy thích hợp)
Bỗng mặt cô đầy nước mắt. Thân cô run lên.
- Cháu nắm tay bác có được không?
Tôi gật đầu và nắm lấy bàn tay trái cô.( Sự chia sẻ nồng ấm, tin cậy vô cùng cần thiết và có ý nghĩa của NTV đối với TC trong lúc này). Cong những ngón tay bên kia, cô viết tiếp chữ ‘h’ trên đất. Cô thở gấp hơn. Rồi cô thêm chữ ‘i’ vào bên cạnh. Cô nhìn mặt tôi xem có phản ứng gì không ( TC dò xét thái độ của NTV). Thấy tôi mỉm cười, cô khóc.( TC cảm thấy sự tôn trọng, yêu mến không phê phán của NTV đối với mình).Nắm tay tôi thật chặt, cô viết tiếp chữ ‘ê’ sau những chữ trước ( TC lấy được can đảm để từng bước đối diện với vấn đề của mình). Tôi thử đoán xem chữ gì.
Tựa hẳn xuống đất, cô viết thêm chữ ‘p’ để hình thành chữ ‘hiếp’. Một chữ nhói lên nỗi đau khổ. Cô xoá xoá những chữ cái đã viết rồi giận dữ đấm tay xuống. Rồi cô đứng dậy, dùng chân dẫm, xoá hết chữ đã viết.
Người cô cứng đờ, ngã xuống đất như một túi quần áo cũ. Cô đã kiệt sức, thả lỏng mình. Một tiếng thét ghê rợn bật lên từ cổ họng. Cô kêu to hết sức mình rồi để nước mắt chảy tràn trề.
Sau mấy phút, tiếng thổn thức mất dần. Không ngửng đầu, cô thong thả đưa cánh tay về phía tôi. Tôi nắm lấy, bóp nhẹ để cô cảm thấy có tôi bên cạnh.
Chúng tôi cứ ngồi như vậy, chỉ nghe tiếng gió thổi trên biển.( NTV sử dụng cách tiếp cận thân chủ- trọng tâm, cùng trải nghiệm cảm xúc đang tuôn trào của TC)
-Cháu sẵn sàng - cô phá vỡ im lặng với giọng khàn khàn.
-Cháu nói thế nào về chữ ‘ hiếp’?- Tôi hỏi.
- Cháu biết bác đã hiểu.
- Ănggien, bác hiểu hay không không đáng kể. Chính cháu hiểu mới cần bàn. Cháu nói thế nào về chữ ‘hiếp’?
- Vì thế mà cháu mang thai. Thật quá kinh khủng - Và cháu không nhớ hết được. Cháu luôn luôn nhớ lại… cảnh đó. Cháu không muốn quên đi điều gì về đêm ghê tởm đó, không bao giờ.
- việc gì ghê tởm vậy?
Cô cười đôi lúc lại bật khóc.
- Bác đùa đấy à? Bác cứ thử bị hiếp xem!
- Nếu bác bị hiếp và cho là kinh hoàng, ghê tởm, bác và cháu không nhất thiết phải nói như nhau. Tất cả chúng ta đều có phản ứng riêng, cảm giác, kỷ niệm riêng. Một tiếng nói có thể có ý nghĩa với bác và có thể hoàn toàn khác đối với cháu.
- Đó là một bữa tiệc cuối năm học, Lôrăng và cháu uống quá nhiều. Lạy Chúa, anh ấy không ngớt nói muốn gần gũi cháu hơn…gần gũi cháu hơn.
Giọng cô vỡ ra.
- Chúng cháu đi ra bãi đỗ xe, có cả bạn anh là Alanh. Cháu không ngờ đã để điều đó xảy đến.
- Cháu muốn nói sao?
- Đáng lẽ cháu phải nghi ngờ. Mỗi lần nghĩ đến, điều đó đối với cháu có vẻ dĩ nhiên.
Cô hạ giọng, hơi ngột ngạt. Đôi mắt cô quay tròn như những viên bi trong hốc mắt. Cô mở miệng, nét mặt thể hiện những điệu bộ khác như đang xem những hình ảnh nối tiếp nhau trên một màn ảnh bí mật.
- Khi chúng cháu cùng ngồi trên ghế sau chiếc xe của bố anh, cháu rất khó chịu. Cháu không dứt nghĩ về Alanh đang ngồi phía trước chúng cháu .Lôrăng nói Alanh trông chừng xem xó ai đến không. Thế là cháu nhượng bộ.
Cô giận dữ kêu lên, đấm mạnh tay xuống đất dằn theo từng tiếng.
- Cháu đã nhượng bộ! Cháu đã nhượng bộ!
Cô hít thở sâu và nhắm mắt lại.
- Cả khi anh ta nằm trên người cháu, cháu vẫn tưởng chúng cháu chỉ âu yếm nhau. Nhưng khi anh kéo váy cháu lên, cháu hiểu việc gì sẽ xảy đến nhưng cháu không dậy được. Cháu hi vọng mọi việc đó chỉ là một giấc mộng. Việc đó không thể xảy ra với cháu. Không ở chỗ này. Không phải với Lôrăng.
Đôi bàn tay cô lại run lên.
- Cháu không biết thực ra cháu đang làm gì, cháu… mọi cái rối tung lên. Cháu đạp, đẩy, cào cấu… cố hết sức. Nhưng chẳng ăn thua gì . Lạy Chúa! Rồi Alanh lại giữ đôi tay cháu. Cháu tự nhủ có lẽ cháu sẽ chết. Cơn đau làm cháu dễ chịu hơn. Có cái gì đó để cháu bấu víu. Cơn đau. Đó là cơn đau của cháu.
Cô chắp hai tay lại, thở một hồi dài.
- Tất cả việc còn lại thật mơ hồ. Anh ta ngăn cản Alanh, ít nhất thằng đểu cũng ngăn không cho Alanh hiếp cháu. ít nhất? Đáng lẽ cháu phải gọi cảnh sát. Cháu đã ngàn lần nghĩ đến điều đó. Sau đó còn hơi say, Lôrăng quì xuống trước chân cháu, trên bãi cỏ và khóc rất nhiều. Hay thật! Anh ta xin lỗi! Hiếp cháu như một con vật và rồi xin tha thứ. Cháu nghĩ lúc đó cháu mong anh ta chết đi còn hơn.
- Vì sao?
-Anh cướp đi cơn giận của cháu bằng cách tỏ ra thống khổ như vậy. Cháu muốn ghét anh ta nhưng không thể được nữa.
- Tại sao cháu muốn ghét anh ta?
- Để chắc chắn không ghét bản thân mình- cô trả lời.
- Thế cháu có ghét cháu không?
- Có. Hơn tất cả. Cháu không chịu nổi ý nghĩ đã đần độn, dại dột đến thế. Cháu gần như chạy theo việc đó.
- Cháu nghĩ thế à?
- Cháu không hiểu thật rõ- cô rên lên - không thực sự không phải. Chúa biết cho là cháu không muốn bị hãm hiếp. Cháu không muốn việc đó xảy ra như vậy, nhất là lần đầu.
Cô khóc nức nở.
- Ănggien, sao cháu lại khóc?
- Để không bao giờ quên.
- Sao cháu lại không muốn quên?
- Để việc đó không bao giờ lại xảy ra. Không bao giờ.
- Có phải cháu nói nếu cháu cứ đau khổ thì sẽ ngăn cản sự cố đó xảy ra lạI?
- Vâng như vậy cháu chắc chắn việc đó không bao giờ xảy ra nữa!
- Thế nếu cháu quên cơn đau và khổ não của mình thì cháu sợ việc gì sẽ xảy ra?
- Có lẽ cháu sẽ không đề phòng nữa.
- Cháu tưởng thế à?
- Cháu không rõ- Ănggien tuyên bố - Coi như là cháu không cảm thấy đau nữa thì cháu sẽ quên đi sự việc ấy.
- Cháu tin như vậy?
- Không, cháu không bao giờ quên.
- Như vậy có cần cháu phải khổ sở và đau đớn để nhắc nhở mình tự bảo vệ không?( Tiếp cận nhận thức- NTV tấn công vào niềm tin phi lý của TC)
Một nụ cười nửa miệng dãn đôi môi cô. Cô nhảy như một vũ nữ. Đôi mắt cô thong thả lướt nhìn chân trời.
- Làm sao cháu mà cháu bỗng nhận ra vẻ dại dột khi mình làm thế? Bây giờ cháu thông minh hơn nhiều rồi, rất nhiều. Đó là một cách học hỏi đáng sợ, nhưng cháu đã học được.
- Cháu cảm thấy ra sao?
- O.K. về vấn đề ấy, nhưng còn rất khó chịu.
- ở trường hợp nào?
- Cháu giận mình đã không làm gì hơn.
- Làm về việc gì?
- Về Lôrăng và Alanh-cô nói- ồ! Cháu chẳng cần nói đến Alanh. Nhưng về Lôrăng cháu không ngớt tự nhủ phải làm hơn thế.
- ý cháu muốn nói?
- Tố cáo anh ta. Làm anh ta bị bỏ tù hoặc làm gì tương tự.
- Tại sao?
- Vì anh làm một việc xấu, ghê tởm, dại dột. Có lẽ anh còn làm nữa. Bây giờ nếu cháu hành động, cháu có thể ngăn cản anh ta.
- Thế vì sao cháu chần chừ?
- Chắc cháu nghĩ anh không bao giờ làm lại nữa. Trước khi ra nươc ngoài, cháu có gặp lại anh. Anh có vẻ như một thây ma, phải sút đến hàng chục kí lô. Anh bảo không thể chịu đựng được nữa và đi tìm một phương pháp tâm lí trị liệu. Anh lại khóc và xin cháu tha thứ.
Nước mắt làm nhoè đôi mắt cô:
- Anh yêu cầu được giúp đỡ cháu, chi phí cho việc nạo thai. Được cưới cháu. Thậm chí đến cảnh sát nếu cháu muốn.
Ănggien ngừng nói và lắc đầu . Cô có thái độ nghiêm khắc và cố chấp.
-Nếu bây giờ anh thực lòng muốn làm điều gì đó, anh hãy làm lạI cử chỉ của anh, hãy lấy lại ngày hôm đó và đừng để xảy ra việc gì. Có thế cháu mới tha thứ cho anh.
…..
Cô giang hai tay vòng trên đầu :
- Cháu được giả thoát khỏi anh ta.Việc đó không tính đến nữa, trừ…
- Trừ gì?
- Trừ việc cháu mang thai. Bác hiểu vì sao cháu không thể nói với bố mẹ? Nếu bố mẹ cháu biết, họ có thể buộc cháu nạo thai, đúng không?
- Bác không rõ họ có quyền trước pháp luật ra sao. Cháu còn bé. Bác ngại họ có thể buộc cháu chịu một sự can thiệp ngoài ý muốn của cháu.Nhưng bác không chắc.
- Cháu vẫn còn sợ phải nói với họ.
- Vì sao?
- Trước khi cháu giải thích rõ việc mang thai, bố cháu quát mắng cháu, xem cháu như đĩ bợm. Theo một cách nào đó, cháu thích chịu đựng thế hơn việc thú nhận đã để người yêu hãm hiếp trong xe của bố anh ta.
…”
Chúng ta có thể thấy rất rõ ràng sự phức tạp trong tâm lý của một em gái mang thai ngoài ý muốn. NTV ở đây đã rất thành công trong việc là một người trợ giúp hữu ích cho TC giải toả cảm xúc. Bằng các kĩ thuật tham vấn, cách tiếp cận TC đầy linh hoạt, NTV đã đưa TC nhìn lại vấn đề, trải nghiệm lạI cảm xúc, phân tích những khía cạnh liên quan, tự mình đưa ra các quyết định hợp lý , sáng suốt và tự chịu trách nhiệm với bản thân. TC đã được ‘lớn lên’ thông qua quá trình tham vấn:
“…
- Cái thai của cháu. Có một đứa con. Bây giờ cháu không còn chống đối việc nạo thai, không còn lo nạo thai là giết người nhưng cháu chắc chắn không muốn nạo thai nữa. Cháu biết sẽ có điều nói ra nói vào. Nhưng cháu không muốn đấu tranh với bố mẹ nữa. Cũng không đấu tranh với bản thân cháu nữa.
Cô sờ vào bụng mình.
- Nó đã bắt đầu lớn lên trong mình cháu: thế là xong. Cháu muốn để mọi việc tiến triển. Có một đưa con là một việc tuyệt vời nhất trên đời. Cháu biết sẽ là trách nhiệm nặng nhưng cháu sẽ xoay sở lấy…vâng, cháu sẽ xoay sở! Cháu đã nghĩ đến việc đó hàng nghìn lần , ngay trước cả sự cố này. Cháu biết cháu có thể thu xếp được.
- Cháu có chắc thế không?
- Có- cô trả lời- Trong tình trạng cháu cứ bình tĩnh và không nổi nóng lên nữa thì cháu có thể.
- Bây giờ cháu cảm thấy thế nào?
- Như một người khác. Trước đây cháu cảm thấy xấu, mơ hồ đến thế , nhưng bây giờ cháu cảm thấy mình đẹp và linh hoạt. Xin cám ơn, bác Bia.”
Chúng tôi không muốn bình luận thêm về hiệu quả của ca tham vấn này vì không có lời khen tặng bề ngoài nào chính xác bằng sự nhận định của chính TC, xin trích ra đây bức thư mà Ănggien viết cho NTVsau buổi nói chuyện 10 tháng:
“Bác Bia thân mến!
Chắc bác cũng biết, cháu sinh con đã năm tuần nay. Khi cháu nhìn Giêrêmi, cháu biết có một Chúa trời và cháu hiểu vì sao sự việc này xảy ra. Con cháu đẹp lắm nhưng cháu cho rằng mọi người mẹ đều nói như vậy. Nó nặng đúng 3 kí lô, không phải tồi so với việc cháu không phải là người to lớn nhất trên đời.
Nếu bác thấy bố cháu với những điếu xì gà và mọi thứ vô dụng trong tay. Mấy tháng nay ông thật tốt nhưng cháu nghĩ ông sẽ phiền lòng khi cháu sinh. Nhưng không hề . Có lẽ Giêrêmi là đứa con trai ông không bao giờ có. Mẹ cháu cũng thật tuyệt vời. Cả hai người thực sự làm cháu kinh ngạc.
Lúc đầu bạn học cháu nói nhiều về việc đó dù cháu khó chịu. Nhưng bây giờ họ tò mò thậm chí vui mừng.
Cháu thật hạnh phúc. Cháu không bao giờ quên ngày bác cháu nói chuyện với nhau. Cháu nhớ lại từng lời nhất là những câu hỏi của bác. Thật kỳ diệu. Bác Bia, mỗi lần cháu nhìn Giêrêmi, cháu tự nhủ trong mọi cái đều có vẻ đẹp nếu chúng ta muốn thấy.
Với tất cả sự kính mến của cháu,Ănggien.”
Trở lại với hiệu quả tham vấn ở nước ta, theo bài báo Thực trạng tham vấn ở Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tế {6}, hầu hết các chuyên gia được phỏng vấn đều cho rằng “ chưa đạt hiệu quả cao”, “ chưa có bài bản”. Có nhiều lý do để giải thích cho nhận định này trong đó có sự thiếu chuyên nghiệp trong hành nghề của các cán bộ đang làm công tác tham vấn.Thực tế là đa số họ không được đào tạo bài bản nên chưa đạt yêu cầu, hoạt động chủ yếu bằng nhiệt tình, bằng kinh nghiệm là chính dẫn đến áp đặt chủ quan quan đIểm của bản thân cho TC. Do đó có rất nhiều người đang hành nghề tham vấn , mặc dù đã được học và hiểu rõ bản chất của tham vấn nhưng hành động của họ vẫn giống như một cố vấn, một nhà giáo một luật sư hoặc đóng vai trò làm cha mẹ, bề trên của TC.
Phần kết luận và khuyến nghị
I/Kết luận :
- Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp tiếp cận TC trong tham vấn. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, đóng góp cho sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành khoa học và nghề chuyên môn tham vấn. Trong đó phải kể đến các phương pháp tham vấn chủ đạo sau: PPTC Tâm động học; PPTC NV-HS ; PPTC Nhận thức; PPTC ứng xử.
- Các phương pháp tiếp cận TC vẫn đang được triển khai một cách sôi động và hiệu quả trong công tác tham vấn. Tuy nhiên ranh giới để phân biệt giữa các phương pháp có xu hướng thu hẹp dần, bởi các NTV chuyên nghiệp ưu tiên sử dụng một các linh hoạt phương pháp tiếp cận tổng hợp nhằm trợ giúp tốt nhất cho TC giải quyết những vấn đề tâm lý, để họ trở thành người cân bằng với đúng nghĩa của nó.
- Ngành tham vấn ở Việt Nam chưa được phát triển theo hướng chuyên nghiệp hoá, các NTV đa số chưa được đào tạo chính quy nên trong việc thực hành công tác tham vấn cho TC không tuân theo một phương pháp bài bản nào và cũng không có phương pháp tiếp cận TC riêng. Điều này được chứng minh rất rõ trong các ca tham vấn trên đài, báo, mạng, điện thoại, và tham vấn trực tiếp.
II/ Khuyến nghị:
- Từ những kết luận nêu trên, chúng tôi cho rằng việc đào tạo NTV một cách chính quy và bài bản có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của Tham vấn. Tất cả những phương pháp tiếp cận TC trên thế giới mà chúng tôi đã trình bày hoàn toàn có thể được áp dụng trong tiếp cận TC Việt Nam, nếu NTV hiểu rõ lý thuyết, nắm vững và thường xuyên rèn luyện những kĩ thuật thực hành của từng phương pháp. NTV phải biết lựa chọn phương pháp mà mình cho là phù hợp nhất với TC, tuỳ từng giai đoạn tham vấn cho TC và phải luôn ghi nhớ rằng tất cả sự trợ giúp của mình là cần thiết cho sự ‘trưởng thành’, ‘lớn lên’ của TC.
- Ngoài ra, các ban ngành có liên quan, những chuyên gia TLH, những cán bộ tham vấn đang công tác tại các trung tâm tư vấn rất cần có sự nhóm họp để thống nhất về các nguyên tắc đạo đức cũng như pháp lý của tham vấn; thành lập một tổ chức có nhiệm vụ kiểm tra, sát hạch và đánh giá hiệu quả của công tác này, từng bước chuyên nghiệp hoá ngành tham vấn ở Việt Nam và đề nghị đưa vào khung pháp lý của nhà nước.
Thay cho lời kết của khoá luận này, chúng tôi xin đưa ra một ca tham vấn của một sinh viên khoa TLH (đã được đào tạo chính quy về tham vấn) tiến hành trực tiếp với TC, để chứng minh rằng các NTV Việt Nam hoàn toàn có thể triển khai các phương pháp tiếp cận TC trên thế giới vào thực tiễn tham vấn ở nước ta. Đây là một ca thực tập của sinh viên trong khoá học tham vấn.
TC là một nữ sinh viên bị người yêu bỏ nên đi tự tử. Sau khi được cứu sống trở nên lầm lì không muốn giao tiếp với mọi người. Bà mẹ cô ta nhờ NTV giúp đỡ để cô có thể hoà nhập lại cuộc sống như trước đây. Quá trình tham vấn kéo dài bốn buổi.
Buổi I
- NTV: Chào cháu ! Cháu có phải là Trang không?
- TC : …. Vâng….
- NTV : Cô đã nghe mẹ cháu giới thiệu về cháu. Hôm nay cháu đến đây, cô cháu ta cùng nói chuyện. Cô hi vọng là sẽ giúp được cháu điều gì đó. Cô xin tự giới thiệu, cô là Phương, chuyên gia tư vấn tâm lý của trung tâm. Thế cháu đã từng đi tư vấn bao giờ chưa?
- TC : ( Im lặng )….. Chưa ạ.
- NTV : Vậy thì cô muốn trao đổi với cháu một số vấn đề, để cho cháu hiểu hơn về Tư vấn tâm lý. Cô ở đây là để giúp đỡ những người gặp khó khăn về tâm lý thông qua việc cùng trao đổi để họ sẽ tự tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình. Nào, bây giờ cô cháu mình nói chuyện nhé! Cháu có thể bắt đầu từ bất cứ chỗ nào mà cháu muốn hoặc nói ra bất kì cái gì mà cháu đang nghĩ. Bởi vì cô chỉ có thể giúp đỡ được cháu nếu cô biết điều gì đang xảy ra với cháu.
- TC : Cháu chẳng muốn nói gì …
- NTV : Cháu có biết tại sao mẹ cháu lại giới thiệu cháu đến gặp cô không?
- TC : … Mẹ cháu muốn cháu đến gặp cô, và cô có thể giúp đỡ được cháu. Mẹ cháu muốn cháu không như bây giờ nữa.
- NTV : ý cháu nói cháu không như bây giờ nữa có nghĩa là như thế nào?
- TC : ( Im lặng )….
- NTV : Thế cháu cảm giác tình huống của cháu hiện tại như bây giờ khác gì những tình huống bình thường trong cuộc sống của cháu?
- TC : Cháu không cảm nhận được…. Cháu không muốn gặp ai cả. Đến với cô là điều bắt buộc chứ cháu không muốn.
- NTV : Cháu nói với cô là cháu không muốn gặp ai cả. Điều gì khiến cháu lại cảm thấy như vậy ?
- TC : Cháu không thích, cháu không muốn….
- NTV : Nếu như cháu không thích gặp mọi người thì cháu cảm thấy như thế nào khi cháu chỉ có một mình thôi?
- TC : Cháu không thích …. Cháu cảm thấy cô đơn.
- NTV : Người ta thường cảm thấy cô đơn khi có một mình. Với cháu sự cô đơn có ý nghĩa gì đặc biệt không?
- TC : …. điều này… rất khó nói cô ạ…
- NTV : Cô biết, chúng ta không dễ dàng nói ra những điều bí mật với người lại. chúng ta càng khó nói khi sự việc diễn ra ngoài ý muốn của chúng ta và chính chúng ta không chưa hiểu hết về nó.
- TC : Cháu không biết, không biết bắt đầu từ đâu cả.
- NTV : Vậy cháu có thể nói với cô là cháu đang nghĩ gì?
- TC : Tại sao cháu lại rơi vào tình trạng như bây giờ. Cháu không biết nữa, không biết là cháu nên như thế này hay như thế nào cho nó tốt hơn. Cháu không thiết sống nữa.
- NTV : Cháu đã trải qua sự việc làm cháu và khiến cháu không thiết sống. Tuy nhiên cháu biết lí do cháu rơi vào tình trạng đó. Điều gì khiến cháu không thiết sống nữa?
- TC : Đơn giản là cháu thấy nhiều thứ của cuộc sống nhiều trở nên vô nghĩa, thật là buồn tẻ.
- NTV : Cháu có lý, một số người khi cảm thấy nhiều thứ của cuộc sống trở nên vô nghĩa, thì không còn thiết sống. Vậy điều gì làm cho cháu cảm thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa và buồn tẻ như vậy?
- TC : Cháu thấy mọi người…. ( im lặng ) …. Cháu không biết nữa, hình như một sự tin tưởng nào đó đã mất đi tất cả, tất cả !
- NTV : Khi niềm tin tưởng mất đi, người ta thường rơi vào cảm giác chán nản và thất vọng. Cháu đã nói là sự tin tưởng của cháu đã mất đi. Cháu có thể nói sự tin tưởng của cháu đặt vào cái gì không?
- TC : ( im lặng ) …. Tại sao cháu lại rơi vào hoàn cảnh như bây giờ? Chẳng lẽ cháu lại quá dại khờ hay sao?
- NTV : Chúng ta đôi khi trở nên dại khờ chỉ vì chúng ta quá tốt, chúng ta tin tưởng nhiều vào một giá trị nào đó, vậy nó lại không như vậy và ta lại tự trách là mình dại khờ. Đó không phải là lỗi của chúng ta.
- TC : Cháu luôn luôn bị lừa gạt, cháu hay bị lừa gạt …. ( im lặng ) … làm cho cháu chán ghét tất cả.
- NTV : Cô không chắc là cô đã hiểu hết ý cháu. Có phải cháu muốn nói là sự lừa gạt, việc cháu hay bị lừa gạt, làm cho cháu chán ghét tất cả mọi thứ không?
- TC: Đúng là như vậy cô ạ… Thực sự là rất khó, rất là khó nói, cháu không biết bắt đầu từ đâu nữa, cháu không muốn nói gì nữa và cháu cảm thấy thực sự là …..
( TC trở nên vô cùng xúc động )
- NTV : Nếu hôm nay cháu chưa sẵn sàng nói về vấn đề của mình, cô cháu ta sẽ hẹn gặp nhau vào một buổi khác, khi nào cháu muốn. Liệu thời gian nào thì thích hợp với cháu ?
- TC : Cháu có thể gọi điện cho cô sau được không?
- NTV: ừ, cô sẽ chờ điện thoại của cháu.
Buổi II: Thân chủ đến muộn 20 phút.
- NTV : Chào Trang.
- TC : Chào cô …
- NTV : Cô đã đợi cháu ở đây 20' rồi. Cháu có thể nói cho cô biết điều gì khiến cháu đến muộn không?
- TC : Cháu …. đã hẹn gặp cô, cháu lại định không đến nữa. Bây giờ cháu không biết tại sao cháu lại đến đây.
- NTV : Dù với bất kì lí do gì thì việc cháu đã đến đây có nghĩa rằng là cháu đã có sự tin tưởng nhất định nơi cô và cô hi vọng rằng buổi nói chuyện của chúng ta hôm nay sẽ đạt được kết quả nào đó. Trang muốn bắt đầu từ chỗ nào?
- TC : Thưa cô ….cháu không biết mình phải bắt đầu từ đâu cả. Thật là khó nói.
- NTV : Cháu có nghĩ rằng khi cháu nói ra được điều gì với người khác thì cháu sẽ cảm thấy thoải mái hơn không?
- TC : Cháu cũng không rõ nữa, nhưng điều đó có tốt hơn hay không, hay là nó vẫn xấu đi?
- NTV : Cháu đã từng chia sẻ điều khó nói này với ai chưa?
- TC : Cháu chẳng biết là ai có thể để cho cháu chia sẻ được. Cháu không biết được, liệu ai có thể giúp cháu được hay không?
- NTV : Cô chỉ có thể giúp được cháu nếu cháu chia sẻ với cô những băn khoăn cảu cháu?
- TC : Nó thật là kinh khủng !
- NTV : Nó ở đây cụ thể là điều gì?
- TC : Bất cứ một điều gì cháu cũng cảm thấy kinh khủng và ghê tởm.
- NTV : …
- TC : Một sự dối trá, một sự lọc lừa.
- NTV : Cháu nói về sự dối trá, sự lọc lừa nhưng cô chưa hiểu…
- TC : Luôn luôn có những con người hay thích đi lọc lừa người khác, luôn luôn muốn huỷ hoại người khác.
- NTV : ý cháu là gì khi cháu nói là luôn luôn có người lọc lừa và muốn huỷ hoại người khác?
- TC : Người ta đã … người ta đã …. đã lợi dụng … đã lợi dụng những cái …. những cái tốt đẹp nhất của người khác, chà đạp lên những cái tốt đẹp đó.
- NTV : …
- TC : Cháu không biết được, có lẽ nếu …. nếu cô rơi vào hoàn cảnh như cháu bây giờ thì cô sẽ …. Cô sẽ cảm nhận được điều đó, nhưng mà cô không phải là như vậy, cô không rơi vào hoàn cảnh của cháu hiện nay, cô không thể cảm nhận hết điều đó.
- NTV : Không phải ai rơi vào hoàn cảnh đó thì mới cảm nhận hết điều mà cháu đang cảm nhận. Cô có cảm nhận hết điều mà cháu đang nghĩ hay không và những cảm xúc của cháu hay không là phụ thuộc rất nhiều vào cháu, nếu như cháu giãi bày cho cô các tâm sự của mình.
- TC : ….. thực sự là cháu cũng không biết được.
- NTV : Cô tin rằng, hôm nay cháu đến đây vì cháu chủ động muốn gặp cô…và cháu muốn chia sẻ với cô điều gì đó.
- TC : Cháu không biết bắt đầu từ đâu cả, cháu nói với cô điều này thực sự là khó khăn và có lẽ là rất khó giải quyết, không ai giải quyết hộ cháu được.
- NTV : Cô tin rằng, một người hiểu biết như cháu thì không dễ đầu hàng đối với hoàn cảnh của mình. Cháu đã nói là không ai có thể giải quyết cho cháu được thì chắc là cháu phải có hướng nào đó để giải quyết cho mình chứ?
- TC : Cháu không rõ nữa. Bây giờ đầu óc của cháu đang rối bời, cháu không biết như thế nào, cháu không thể làm được việc gì cả.
- NTV : Khi sự việc xảy ra bất ngờ, chưa biết phải sử lý thế nào, người ta có cảm giác bất lực.
- TC : Cháu không rõ nữa… một lúc nào đó cháu lại cảm thấy cuộc sống thực sự là vô nghĩa, thực sự là vô nghĩa. Nhưng nghĩ đến những người trong gia đình cháu, bố cháu, mẹ cháu thì cháu lại thấy rằng là không nên…
- NTV : ý cháu có phải là cháu không nên cảm thấy cuộc sống vô nghĩa khi cháu nghĩ đến gia đình không?
- TC : ( im lặng ) … nhiều lúc cháu không thích sống, chắc là cô có thể hiểu được điều đó, cháu không muốn sống.
- NTV : Con người trong lúc chán nản quá, đôi khi cũng nghĩ đến việc không muốn sống nữa…
- TC : Hiện giờ cuộc sống thật là vô nghĩa đối với cháu cô ạ…. Cháu không biết được, trước kia cháu có phải là người như vậy đâu. Trước kia cháu là một người yêu đời, năng nổ, hoạt bát. Cháu không biết là tại sao bây giờ mình lại như thế này và cháu cảm thấy nó vô nghĩa, vô nghĩa hoàn toàn đối với cháu. Cháu không biết ai đã làm cho cuộc sống của cháu vô nghĩa như -
- NTV : Cháu là người biết rõ nhất điều gì đã làm cho cuộc sống của mình vô nghĩa. Tuy nhiên cháu không muốn nghĩ đến điều đó, vì điều đó làm cháu buồn?
- TC : Điều đó là sự dối trá và lọc lừa, điều đó … là sự phản bội.
- NTV : Cháu đã nói với cô lần này là lần thứ ba về sự dối trá và lọc lừa. Nhưng đây là lần đầu tiên cháu nói về sự phản bội. Vậy có sự liên hệ nào giữa chúng không?
- TC : ( im lặng ) …. Hôm nay cháu muốn dừng lại tại đây. Cô cháu mình sẽ gặp nhau vào buổi khác cô nhé.
- NTV : Nếu mà cháu muốn có một buổi hẹn khác thì cô sẽ đồng ý thôi, nhưng mà cô muốn cháu suy nghĩ về vấn đề mà hôm nay cô cháu mình dừng lại. Hôm nay cháu đã nói với cô nhiều hơn trước và cô thấy là chúng ta đã bắt đầu đi vào những khía cạnh cụ thể trong vấn đề của cháu. Và cô muốn cháu hãy suy nghĩ xem là cháu sẽ nói điều gì với cô trong buổi sau. Cô hi vọng là buổi sau cô cháu mình sẽ tâm sự được nhiều chuyện hơn, cô cháu mình sẽ hiểu nhau hơn.
- TC : ( im lặng )
- NTV : Chiều thứ hai thì có thuận tiện cho cháu không?
- TC : Cũng được thôi ạ.
- NTV : Cô sẽ chờ cháu ở đây và hi vọng là chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện cởi mở.
- TC : Cháu chào cô.
Buổi III
- NTV : A, chào Trang. Thế hôm nay, Trang có nhớ buổi trước cô cháu mình đã dừng lại ở đâu không? Và về nhà cháu có suy nghĩ về vấn đề mà hôm nọ cô cháu mình đã dừng lại?
- TC : ….. Cô có gia đình… Và cuộc sống hiện tại của cô như thế nào ạ?
- NTV : Cuộc sống của cô à …. nói chung bao giờ thì cuộc sống của ai cũng có nhiều vấn đề nhưng cô cảm thấy hài lòng với chính cuộc sống của mình.
- TC : Cháu trông cô rất là hạnh phúc… Cháu hỏi tò mò một chút có được không cô? Không biết là ngày xưa cô có một tình yêu như thế nào nhỉ? Hồi sinh viên của cô, cô đã trải qua tình yêu như thế nào?
- NTV : Cô nghĩ tình yêu sinh viên dù ở thời nào đều có những điều bất ngờ. Tình yêu sinh viên của cô cũng thế … Tuy nhiên cô và người cô yêu thời sinh viên đã chia tay. Cháu có muốn kể cho cô nghe về tình yêu của cháu không?
- TC : Chẳng còn có ý nghĩa gì nữa cô ạ, không có một ý nghĩa nào cả.
- NTV : ý cháu là gì khi cháu nói là tình yêu không còn có ý nghĩa đối với cháu?
- TC : Nó chỉ đem đến cho người ta sự đau khổ mà thôi.
- NTV :Đau khổ và hạnh phúc vốn là hai mặt của tình yêu, phải không cháu?
- TC : ( im lặng ) …. Cô có cảm giác như thế nào khi mà cô và người yêu của cô thời sinh viên chia tay nhau?
- NTV : Cảm giác khi mà phải chia tay ai đó thì rất là buồn rồi, nhất là chia tay với người mình yêu mến. Nhưng mà còn tuỳ thuộc vào lí do mà hai người chia tay.
-TC : Cô nghĩ sao về sự phản bội hả cô?
- NTV : Thông thường không ai ưa sự phản bội cả…Nhưng việc cô nghĩ gì về sự phản bội khác với việc cháu nghĩ phải không?
- TC : Ví dụ khi mà cô bị ai đó phản bội. Cô yêu một người nhưng mà người ta lại bỏ cô thì cô sẽ cảm thấy như thế nào?
- NTV : ý cháu muốn hỏi sự phản bội ở mức độ như thế nào?
- TC : Người ta lợi dụng cô, sau đó….. người ta phản bội cô, người ta bỏ cô, một sự lừa dối, một sự lọc lừa, cô nghĩ thế nào?
- NTV : Việc cô nghĩ về sự phản bội khác với việc cháu nghĩ về nó. Cháu nghĩ thế nào
- TC : …Cháu nghĩ là tại sao mà …..chúng ta lại như thế nhỉ?
- NTV : Cháu nói " chúng ta" là cháu muốn đề cập đến những ai?
- TC : Cháu biết rõ con người ấy, một con người xấu xa, một con người lừa lọc. Thế mà hắn lại là người cháu đã từng yêu thương...
- NTV : Cô nhận thấy rằng cháu đang rất buồn bực, đau khổ và tức giận. Trong lời nói của cháu có sự mâu thuẫn, một con người mà cháu đã từng yêu thương, một con người xấu xa và là một con người lừa lọc, có phải cháu đã nghĩ là cháu có sự lựa chọn nhầm không?
- TC : Cháu đã dành hết cho người ta bao tình cảm, bao sự yêu thương, thế mà hắn lại là một kẻ dối trá, một kẻ phản bội, một kẻ tồi tệ.
- NTV : Với cháu người ta xấu xa tồi tệ như thế nào?
- TC : Cháu đã từng yêu thương hắn hết mình, hắn là một con người lợi dụng. Khi mà hắn không còn lợi dụng cháu về cái gì nữa, về tiền bạc, hắn chẳng đáng một xu. Hắn thật là tồi tệ và cái người mà hắn đang theo đuổi chắc là cũng giống cháu về sau này mà thôi.
- NTV : Cháu nói là người đó đã lợi dụng cháu về mặt tiền bạc?
- TC : Và cả tình cảm nữa. Hắn đã lợi dụng cháu, …..cứ nghĩ rằng là một con người chân chất, thôn quê, một người yêu lao động, một người giỏi giang, nhưng ai ngờ hắn lại biến đổi nhanh như vậy.
- NTV : Cô hiểu là người mà cháu nói đến, lúc đầu cháu yêu thì không giống người ta bây giờ phải không?
- TC : Anh ta đã biến đổi quá nhiều, quá nhiều…. mà cháu lại đặt hết tình cảm và sự tin yêu của mình vào đó. Cháu cũng không biết hiện giờ mình vẫn còn yêu anh ta hay không nhưng cực kì thù ghét anh ta.
- NTV : …
- TC : …. Thực sự là cháu đã có một thời gian rất là dài, rất là đẹp, rất là hạnh phúc bên cạnh anh ta, nhưng giờ thì hết rồi cô ạ.
- NTV : Cháu đã phát hiện ra điều gì khiến cháu nghĩ anh ta đã lừa dối, đã lợi dụng, đã phản bội cháu?
- TC : Anh ta không còn như trước nữa.
- NTV : Việc đó khiến cháu cảm thấy nuối tiếc, day dứt, đau khổ, thù ghét và cháu nản sao?
Bây giờ điều cháu thực sự muốn là gì?
- TC : Cháu chẳng muốn mình như bây giờ nữa.
- NTV : Nghĩa là…
- TC : Tại sao cháu lại phải chịu đau khổ một mình như vậy. Cháu có đáng phải chịu đau khổ, cháu không nên đau khổ, day dứt mãi như vậy… cháu cũng không rõ nữa những cảm xúc đan xen lẫn lộn, lúc cháu muốn thế này, lúc cháu muốn thế kia, cháu không biết nữa.
- NTV : Hiện tại, có phải cháu muốn anh ta cũng phải đau khổ như cháu phải không?
- TC : Anh ta sẽ chẳng đau khổ, chắc là như vậy.
- NTV : Điều đó có ý nghĩa gì với cháu?
- TC : …. Cháu muốn anh ta đau khổ như cháu. Nếu cháu chết anh ta sẽ đau khổ và hối hận…
- NTV : Cháu muốn dùng cái chết của mình để gây nên đau khổ cho anh ta?
- TC : Trước kia thì cháu muốn như vậy.
- NTV : Còn bây giờ?
-TC : Bây giờ cháu thấy cháu thật ngu ngốc khi nghĩ như thế… Có lẽ là những người xung quanh cháu, bố mẹ cháu, gia đình cháu rất buồn và thất vọng về cháu… Cháu đã mắc một sai lầm lớn.
- NTV : Cháu nghĩ là cháu đã sai lầm về việc gì?
- TC : Cháu đã tự tử, cô ạ. Bây giờ cháu thấy thật may là đã được cứu sống…
- NTV : Cô hiểu. Có phải cháu đang tự trách mình vì đã hành động như thế?
- TC : Đúng, cháu đã nghĩ: cháu chán bởi anh ta bỏ cháu làm cháu mất hết tất cả. Thực sự cháu đã sai lầm. Anh ta chẳng đáng để cháu phải như vậy. Cháu đã muốn chết đi vì anh ta, cháu đã không thiết sống nữa. Bây giờ thì cháu thấy điều đó là vô nghĩa. Thật là buồn cười….. Nhưng chuyện này vẫn như "vết dao" cứa sâu vào lòng cháu, cháu thấy thực sự vẫn còn bất mãn, khó rứt bỏ.
- NTV : Tại sao cháu muốn dứt bỏ nó.
- TC : Vì nó là chuyện ngu ngốc của cháu. Cô có cách nào giúp cháu. Cháu không biết rứt bỏ tình cảm đó như thế nào cả. Cháu muốn xoá sạch những kí ức về anh ta trong đầu cháu, tất cả những gì từ trước đến nay. Cháu không muốn như bây giờ nữa. Cháu muốn cuộc sống phải khác cơ, không phải như bây giờ nữa.
- NTV : Cháu nghĩ nếu không nhớ gì về chuyện đó thì cháu có thể sống khác bây giờ à?
TC : Vâng.
- NTV : Thế nếu cháu không thể quên thì sao?
- TC : …Cháu sẽ mãi đau khổ và có lẽ không thể làm được việc gì cả.
- NTV : Vậy cháu đã nghĩ được cách nào để cháu có thể thoát khỏi tình trạng này không?
- TC : Cháu không biết được cô ạ. Giờ cháu đang bị lẫn lộn giữa hai thứ, đang bị mâu thuẫn, trong con người cháu luôn luôn mâu thuẫn, với cái mà cháu muốn gạt bỏ đi và cháu muốn trở thành cái khác. Nhưng khó lắm cô ạ. Hôm nay, cô cháu mình dừng lại ở đây cô nhé, chúng ta sẽ gặp nhau vào buổi sau, được không cô?
- NTV : điều gì khiến cháu muốn dừng lại ở đây?
- TC : Cháu muốn dừng lại để cháu suy nghĩ thêm một vài điều nữa.
- NTV : Nếu mà cháu muốn suy nghĩ thêm thì cô rất đồng ý. Và cô hi vọng chúng ta sẽ gặp nhau luôn vào chiều mai. Liệu khoảng thời gian từ hôm nay đến ngày mai có đủ cho cháu suy nghĩ không?
- TC : Cháu nghĩ là đủ ạ.
- NTV : Vậy cô sẽ chờ cháu lúc 2h nhé.
Buổi IV
- TC : Chào cô Phương!
- NTV : Chào Trang. Cô thấy hôm nay cháu có vẻ vui vẻ hơn mọi hôm.
- TC : Vâng, có lẽ như vậy thì tốt hơn, và lại cháu cũng không thể buồn mãi được.
- NTV : Như vậy, cô rất mừng. Cháu chắc hẳn đã suy nghĩ về những vấn đề mà hôm qua cô cháu mình đang dừng lại?
- TC : Cháu đã suy nghĩ rất nhiều cô ạ. Cháu nghĩ rằng mình không nên như bây giờ nữa.
- NTV : …Tại sao cháu lại nghĩ là cháu không nên như bây giờ nữa?
- TC : Cháu đã không tin tưởng vào chính mình, cháu đã từng thấy rằng thế giới sụp đổ trước mắt cháu sau khi cháu bị anh ta bỏ, nhưng mà việc đó không nên chút nào cả. Và cháu đã sai lầm khi mà cháu đã đi tự tử, đã chết hụt một lần. Sai lầm để cho bố mẹ cháu phải lo lắng. Cháu không thể mãi như thế này đúng không cô? Cháu không thể mãi mãi giữ một nỗi đau, mà nỗi đau đó không đáng để cháu phải quá đau khổ như vậy.
- NTV : Điều gì đã làm cho cháu nghĩ ra như vậy?
- TC : Vì cháu đã mù quáng và sai lầm khi yêu anh ta. Anh ta không xứng đang với cháu, với tình yêu của cháu, anh ta chẳng xứng đáng chút nào cả. Và cháu không nên đau khổ về điều đó, không phải day dứt về điều đó nhiều như vậy.
- NTV : Thế cháu đã có hoạch định gì cho tương lai chưa?
- TC : Cháu đã suy nghĩ rất kỹ, rất nhiều, lắm lúc cảm thấy bất lực với chính bản thân mình. Nhưng cháu đã quyết định rồi cô ạ.
- NTV : Cháu đã quyết định điều gì?
-TC : Cháu sẽ tập trung vào việc học tập. Cháu có nhiều bạn bè và muốn hiểu biết nhiều thứ, nhiều điều mới. Cháu muốn trở lại như ngày xưa, hoạt động năng nổ, yêu đời và được mọi người yêu quí.
- NTV : Cháu sẽ làm lại những việc mà trước đây cháu đã từng làm?
- TC: Cháu nghĩ như vậy cô ạ ! Và chỉ có điều đó sẽ giúp cháu, nâng đỡ cháu và làm cho cháu gặp những người tốt chứ không phải như con người phản bội kia cô ạ !
- NTV : Cháu nghĩ là cháu sẽ gặp được một người tốt hơn người đó à?
- TC : Cháu không dám chắc nhưng cháu nghĩ rằng đó là một bài học, một bài học đáng nhớ đời đấy cô ạ.
- NTV : Bây giờ thì cháu thấy thế nào?
- TC : Cháu nghĩ rằng là sau sự việc này cháu sẽ có thêm kinh nghiệm sống cô ạ. Và đó là một điều rất tốt giúp cháu trưởng thành hơn. Cảm ơn cô rất nhiều.
- NTV : Cô rất mừng vì đã được gặp gỡ tâm sự với cháu. Và cô hi vọng rằng là trong cuộc sống sau này dù có gặp bất cứ khó khăn gì cháu cũng tin tưởng vào bản thân mình và có đủ khả năng giải quyết chúng. Cô mong sẽ được biết về những thành công của cháu để cô cháu mình còn cùng nhau ăn mừng nữa chứ?
- TC : Chắc chắn rồi. Cháu sẽ báo cho cô. Tạm biệt cô!
- NTV : ừ , chào cháu. Chúc cháu mọi điều tốt lành.
-TC : Cảm ơn cô.
phần phụ lục
Phụ lục 1: Các từ viết tắt
1. CN: Cử nhân
2. ĐH KHXH&NV: Đại học khoa học xã hội và nhân văn
3. ĐHQGHN: Đại học quốc gia Hà Nội.
4. GS: Giáo sư
5. NC: Nhu cầu
6. NTV: Nhà tham vấn
7. NV-HS : Nhân văn- Hiện sinh
8. NXB: Nhà xuất bản
9.PGS.: Phó giáo sư
10. PTS.: Phó tiến sĩ
11. PPTC: Phương pháp tiếp cận
12.TLH: Tâm lý học
13.TC: Thân chủ
14.TS.: Tiến sĩ
Phụ lục 2: Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Việt
{1}. Võ Văn Bản, Thực hành điều trị Tâm lý, NXB Y học 2002
{2}. Ngô Xuân Điệp, Những sai phạm trong các ca tư vấn tâm lý, Hà Nội 2000
{3}. TS .Trần Thị Minh Đức, Quan niệm về tư vấn tâm lý,Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp,Tháng 6/2000
{4}. TS. Trần Thị Minh Đức, Bàn về hiệu quả của tư vấn trên báo,Tạp chí TLH số 7/2002
{5} TS. Trần Thị Minh Đức- CN. Trương Phúc Hưng, Một số cảm xúc tiêu cực ở người nhiễm HIV/AIDS và cách thức hỗ trợ, Tạp chí TLH số 6/2000
{6}. PGS.TS. Trần Thị Minh Đức, Thực trạng tham vấn ở Việt Nam : Từ lý thuyết đến thực tế, Tạp chí TLH số 2/2003
{7}. PGS.TS. Trần Thị Minh Đức, Bài giảng TLH Tư vấn, Khoa TLH, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN.
{8}. PTS .Nguyễn Thị Phương Hoa, Về TLH Tư vấn,Tạp chí TLH số 2/1999,
{9}. PTS. Nguyễn Thị Phương Hoa, Một số nhận xét bước đầu về tư vấn tâm lý ở nước ta, Tạp chí TLH số 4/2001
{10}.Phạm Minh Hạc, Nhập môn tâm lý học, NXB Giáo dục, 1980.
{11}.GS. PTS. Lê Diên Hồng chủ biên, Tư vấn HIV/AIDS
{12}.Đỗ Ngọc Khanh, Các phản ứng tư vấn cơ bản ,Tạp chí TLH số 8, 9 /2002
{13}.Nguyễn Công Khanh, Tâm lý trị liệu, NXB ĐHQG HN 2000
{14}.Phạm Minh Lăng, Tâm Phân học,NXB Văn hoá thông tin 2000
{15}. Nguyễn Thị Oanh, Tâm lý truyền thông và giao tiếp, Đại học mở bán công thành phố Hồ Chí Minh,1996
{16}.Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng,2000
{17}.Tài liệu tập huấn về Tham vấn, Bản thảo Unicef HN, Tháng 6/2000
{18}. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ tư vấn chống bạo hành trong gia đình, Tp HCM Tháng5/1999
{19}. Tài liệu dùng cho lớp tập huấn, Trung tâm Tư vấn tâm lý - Giáo dục &
Tình yêu - Hôn nhân gia đình, Văn phòng hỗ trợ gia đình, Tp HCM Tháng 2/2001
{20} .PGS.TS. Trần Thị Minh Đức, Tư vấn và tham vấn – thuật ngữ và cách tiếp cận, Hội thảo Tâm lý học, tháng 2/2003, trang 293 – 299
{21}. Tài liệu Tâm lý học lâm sàng, chương trình hợp tác đào tạo, khoa Tâm lý học và Đại học Toulouse, Pháp
{22}. Vũ Kim Thanh,Tư vấn tâm lý - một nhu cầu xã hội cần được
đáp ứng, Tạp chí TLH số 2/2001.
{23}. Nguyễn Hà Thành, Nhận thức của người dân về tư vấn tâm lý và thực
trạng hoạt động của các trung tâm tư vấn tâm lý ở Hà Nội, Hà Nội 2002
{24}. Mai Thanh Thế, Về kỹ năng tìm hiểu trong tư vấn tâm lý trực
tiếp, Tạp chí TLH số 1/2000
{25}.Nguyễn Trọng Thể, Tư vấn quản lý, NXB lao động HN 1995
{26}.Nguyễn Khắc Viện, Từ điển Tâm lý học, NXB Văn hoá thông tin HN 2001
{27}.Edward Amstrong Bennet, Jung đã thực sự nói gì, NXB Văn hóa thể thao ,2002
{28}.Michel Daigniault, Giáo trình mối quan hệ trợ giúp, Nguyễn Phương Hoà & Lưu Song Hà dịch
{29}.Sigmund Freud, Phân tâm học nhập môn, Nguyễn Xuân Hiến, NXB ĐHQG HN 2002
{30}.Kathryn Geldard & David Geldard, Công tác tham vấn trẻ em- Giới thiệu thực hành - tập 1, Nguyễn Xuân Nghĩa và Lê Lộc dịch, NXB ĐH Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh, 2000
{31}.Jo.Godefroid, Những con đường của Tâm lý học tập 3, NXB Pierre Mardage Liege - Bruxelles 1987, Trung tâm nghiên cứu Tâm lý trẻ em, Tủ sách NT 1998
{32}.Dr. Julian Hafner, Đoạn kết của cuộc sống lứa đôi, Nguyễn Thanh Vân dịch, NXB Phụ nữ 1998
{33}.Dr. Har Vielle Hendrix, Để có một cuộc hôn nhân hoàn hảo, Phan Linh Lan & Phan Lưu Ly dịch, NXB Phụ nữ 1997
{34}.Baryneil Kauf Man, Hãy để lớp trẻ tự lựa chọn hay Nghệ thuật yêu thương, Đoàn Doãn biên dịch, NXB Thanh niên 1998
{35}.TS. Fesse Nirenberg, Bạn có hấp dẫn không, nhóm ánh Dương biên soạn, NXB Trẻ 1996
{36}.Carl Rogers, Tiến trình thành nhân, TS. Tô Thị ánh & Vũ Trọng ứng dịch, NXB TPHCM 1992
{37}. David Stanfford - Clark, Freud đã thực sự nói gì, Lê Văn Luyện & Huyền Giang dịch, NXB Thế giới 1998
[38] . G..E.Rald, Gorey, Lý thuyết và thực hành về tham vấn và trị liệu, chương Các tiêu chuẩn đạo đức của hiệp hội tham vấn Hoa Kỳ, Books/Cole Publishing, Company Pacific, Grove California, 1991 (tiếng Anh).
Tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài:
{38}.Corey. G, Theory and Practice of Counseling & Psychotherapy, Brooks / Cole Publishing Company, 1999
{39}.B.Herlihy &L.Golden, Ethical Standards Casebook, The fourth Edition ,1990
{40}.E.D. Neukrug, The world of the counselors, Brooks / Cole Publishing Company, 1999
{41}.Workshop February 2003, Counseling for Investment in Health Promotion/CIHP
địa chỉ Internet
{42}.>Social Science>Psychology>Psychologists
{43}.
{44}.
{45}.
{46}.
[47].
Phụ lục 3: Các ca tham vấn
CA 1: Ca tư vấn trên báo
CA 2 : Ca tham vấn qua điện thoại 04/05/2003 - So sánh với ca Ănggien
- NTV : Trung tâm tư vấn tình cảm Linh Tâm xin nghe.
- TC : Cô ơi….
- NTV : Cô có thể giúp gì cho cháu?
- TC : Cháu muốn xin cô một lời khuyên.
- NTV : Cháu có thể nói rõ hơn không?
- TC : Cháu đang rất bối rối… Cháu mới 16 tuổi…. Nhưng bác sĩ lại vừa bảo rằng cháu có thai.
- NTV : 16 tuổi và đang có thai ư?
- TC : Vâng…. Cháu cũng không thể tin được. Chúng cháu chỉ thử có 1 lần
thôi. Thật đấy cô ạ!
- NTV : Chúng cháu đã thử quan hệ tình dục à?
- TC : … Vâng, cháu và người yêu cháu. Chúng cháu chỉ tò mò muốn làm
như những người yêu nhau trong phim thôi…. Thế mà…
- NTV : Người yêu cháu có biết cháu mang thai không?
- TC : Có cô ạ. Nhưng bạn ấy cũng rất hoảng sợ. Bạn ấy học cùng lớp với
cháu. Bạn ấy còn trẻ con lắm…
- NTV : Trẻ con mà lại thử giống như trong phim à?
- TC : …( im lặng )
- NTV : Cả hai cháu đều là trẻ con, đều đang đi học. Cháu phải đi phá thai đi
thôi.
- TC : Nhưng cháu sợ….. Sợ lắm cô ạ !
- NTV : Vấn đề của cháu bây giờ không phải là sợ mà phải tìm cách giải
quyết. Nếu cháu không quyết định ngay, cái thai to ra thì không còn
cách nào khác đâu. Cháu hiểu ý cô chứ?
- TC : Vâng…
- NTV : Cô mong cháu hãy quyết định đúng đắn và nhanh chóng. Phá thai là
cách tốt nhất cho cháu bây giờ đấy. Sau đó cháu hãy cố bình tâm giữ
gìn sức khoẻ và học tập cho tốt nhé!
- TC : Vâng. Cảm ơn cô. Chào cô.
- NTV : Không có gì, chào cháu. Chúc cháu sớm có quyết định đúng đắn.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn.doc