Các phương pháp xác định thềm lục địa theo quy định của Công ước Luật biển 1982
Thềm lục địa có một vai trò và ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế mỗi quốc gia ven biển. Chính vì thế, nơi đây dễ xảy ra các tranh chấp về chế độ pháp lý của mỗi quốc gia. Nhằm tránh xảy ra các tranh chấp này và giữ gìn trật tự hòa bình an ninh trên biển, Công ước luật biển năm 1982 ra đời đã đưa ra những quy định rõ ràng và công bằng về phương pháp xác định thềm lục địa của quốc gia.
Căn cứ khoản 1 Điều 76 Công ước luật biển năm 1982: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.”
Như vậy, bản chất của thềm lục địa được thể hiện rõ cả về phương diện tự nhiên và phương diện pháp lý. Về tự nhiên, đó là phần lãnh thổ đất liền mở rộng ra hướng biển, tại đó danh nghĩa chủ quyền tạo cho quốc gia các đặc quyền có tính chất đương nhiên. Về pháp lý, sự mở rộng lãnh thổ này không có ý nghĩa thiết lập vùng lãnh thổ mới của quốc gia, vì theo Luật biển quốc tế, biên giới biển của quốc gia được giới hạn bởi đường ranh giới phía ngoài lãnh hải và đó là sự bắt đầu của thềm lục địa pháp lý có cơ sở từ lãnh thổ đất liền.
Căc cứ vào định nghĩa thềm lục địa và các quy định khác trong Công ước 1982, có thể đưa ra các phương pháp xác định ranh giới thềm lục địa trong từng trường hợp cụ thể:
1. Xác định thềm lục địa trong các trường hợp thông thường
Công ước 1982 quy định kết hợp hài hòa tiêu hai tiêu chí cơ bản để xác định ranh giới thềm lục địa pháp lý, đó là tiêu chuẩn địa chất (dựa vào ranh giới ngoài rìa lục địa, vào chân dốc lục địa và đường đẳng sâu 2500m) và tiêu chuẩn khoảng cách (chủ yếu căn cứ vào đường cơ sở). Mục đích của việc kết hợp này là để có được kết quả phân định phù hợp giữa điều kiện tự nhiên của nước ven bờ với sự tồn tại của vùng di sản chung, sao cho không ảnh hưởng một cách thái quá đến sự hiện hữu của vùng di sản mà vẫn đảm bảo để nước ven biển có được một vùng thềm lục địa vốn thuộc về nước này. Như vậy, thềm lục địa quốc gia ven biển theo Điều 76 Công ước 1982 được xác định:
7 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6450 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các phương pháp xác định thềm lục địa theo quy định của Công ước Luật biển 1982, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thềm lục địa có một vai trò và ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế mỗi quốc gia ven biển. Chính vì thế, nơi đây dễ xảy ra các tranh chấp về chế độ pháp lý của mỗi quốc gia. Nhằm tránh xảy ra các tranh chấp này và giữ gìn trật tự hòa bình an ninh trên biển, Công ước luật biển năm 1982 ra đời đã đưa ra những quy định rõ ràng và công bằng về phương pháp xác định thềm lục địa của quốc gia.
Căn cứ khoản 1 Điều 76 Công ước luật biển năm 1982: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.”
Như vậy, bản chất của thềm lục địa được thể hiện rõ cả về phương diện tự nhiên và phương diện pháp lý. Về tự nhiên, đó là phần lãnh thổ đất liền mở rộng ra hướng biển, tại đó danh nghĩa chủ quyền tạo cho quốc gia các đặc quyền có tính chất đương nhiên. Về pháp lý, sự mở rộng lãnh thổ này không có ý nghĩa thiết lập vùng lãnh thổ mới của quốc gia, vì theo Luật biển quốc tế, biên giới biển của quốc gia được giới hạn bởi đường ranh giới phía ngoài lãnh hải và đó là sự bắt đầu của thềm lục địa pháp lý có cơ sở từ lãnh thổ đất liền.
Căc cứ vào định nghĩa thềm lục địa và các quy định khác trong Công ước 1982, có thể đưa ra các phương pháp xác định ranh giới thềm lục địa trong từng trường hợp cụ thể:
1. Xác định thềm lục địa trong các trường hợp thông thường
Công ước 1982 quy định kết hợp hài hòa tiêu hai tiêu chí cơ bản để xác định ranh giới thềm lục địa pháp lý, đó là tiêu chuẩn địa chất (dựa vào ranh giới ngoài rìa lục địa, vào chân dốc lục địa và đường đẳng sâu 2500m) và tiêu chuẩn khoảng cách (chủ yếu căn cứ vào đường cơ sở). Mục đích của việc kết hợp này là để có được kết quả phân định phù hợp giữa điều kiện tự nhiên của nước ven bờ với sự tồn tại của vùng di sản chung, sao cho không ảnh hưởng một cách thái quá đến sự hiện hữu của vùng di sản mà vẫn đảm bảo để nước ven biển có được một vùng thềm lục địa vốn thuộc về nước này. Như vậy, thềm lục địa quốc gia ven biển theo Điều 76 Công ước 1982 được xác định:
¯ Trong mọi trường hợp, ranh giới bên trong của thềm lục địa pháp lý chính là biên giới quốc gia trên biển (bắt đầu từ ranh giới bên ngoài lãnh hải). Công ước 1982 đã kế thừa ranh giới hợp lý này từ Công ước 1958.
¯ Đối với việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý, do điều kiện tự nhiên của bờ biển và cấu trúc thềm lục địa địa chất của các quốc gia hoặc thậm chí ngay tại từng vùng trong một quốc gia có thể không giống nhau nên Công ước 1982 đã đưa ra các cách xác định như sau:
Ø Thứ nhất: Đối với các quốc gia ven biển khoảng cách từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải đến bờ ngoài của rìa lục địa nhỏ hơn 200 hải lý:
Nếu bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia ven biển cách đường cơ sở chưa tới 200 hải lý thì thềm lục địa của nước đó được tính đến 200 hải lý, tức là đến ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế. Nói cách khác, khi bờ ngoài của rìa lục địa gần hơn, hoặc chỉ cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải một khoảng cách là 200 hải lý (370,4 km) thì ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý nước này sẽ bằng hoặc mở rộng đến khoảng cách không quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở. Như vậy, Công ước đã mặc định một ranh giới thềm lục địa pháp lí tối thiểu để đảm bảo cho quốc gia ven biển có được lợi ích công bằng nhất tại những nơi mà thềm lục địa địa chất được xem là bất lợi (tức là ở nơi mà thềm lục địa hẹp hơn so với khoảng cách trung bình).
VD: Có rất nhiều khu vực không có thềm lục địa hoặc thềm lục địa ngắn, đặc biệt là ở các khu vực mà các gờ của vỏ đại dương nằm gần vỏ lục địa trong các khu vực sút giảm ven bờ, chẳng hạn như các vùng bờ biển của Chile hay bờ biển phía tây của đảo Sumatra thì thềm lục địa của những nước này được kéo ra đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Ø Thứ hai: Khi bờ ngoài của rìa lục địa của một quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở và dao động ở khoảng cách từ ngoài giới hạn 200 hải lý ra đến các khoảng cách 250 hải lý; 300 hải lý; 350 hải lý hoặc rộng hơn thế. Đối với những trường hợp này, Công ước 1982 đã cụ thể hóa cách thức xác định thềm lục địa bằng việc dùng Công thức Gardiner, kết hợp với tiêu chuẩn khoảng cách (tức dựa vào đường cơ sở hoặc đường đẳng sâu) để hiện thực hóa những ranh giới pháp lý này. Công thức Gardiner (sơ đồ công thức Gardiner tại Phụ lục đính kèm trang 4) đưa ra hai khả năng xác định bờ ngoài của thềm lục địa địa chất như sau:
Hoặc theo bề dày trầm tích: Đường vạch nối các điểm cố định (bằng hệ tọa độ kinh vĩ độ) tận cùng nào mà bề dày lớp đá trầm tích ít nhất cũng bằng 1% khoảng cách từ điềm được xét cho tới chân dốc lục địa (điểm nhỏ i điểm a khoản 4 Điều 79 Công ước luật biển 1982).
Hoặc theo khoảng cách: Đường vạch nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý (111,1 km) (điểm nhỏ ii điểm a khoản 4 Điều 79 Công ước luật biển 1982).
Tuy nhiên, theo khoản 5 Điều 76 Công ước luật biển 1982 thì thềm lục địa pháp lý mở rộng ngoài giới hạn 200 hải lý kể từ đường cơ sở được tính từ đường ranh giới phía ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý (648,2 km) tính từ đường cơ sở hoặc cách đường thẳng sâu 2500m một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý (185,2 km), với điều kiện tuân thủ các quy định cụ thể về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa trong Công ước luật biển 1982 và phù hợp với các kiến nghị của Ủy ban ranh giới thềm lục địa được thành lập trên cơ sở Phụ lục II của Công ước.
Cần lưu ý, nếu việc dùng công thức Gardiner cho thấy ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý chưa vượt khỏi các khoảng cách 350 hải lý kể từ đường cơ sở hoặc 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2500m thì thềm lục địa pháp lý của quốc gia ven biển sẽ dừng lại ở ranh giới thực tế đã được xác định chứ không đương nhiên kéo dài đến khoảng cách tối đa nêu trên, vì về pháp lý và thực tế, các giới hạn này thực sự cần thiết để hạn chế sự mở rộng quá mức thềm lục địa pháp lý của quốc gia ven biển, làm ảnh hưởng đến vùng di sản chung, mặc dù sự giới hạn đó có thể không trùng với thềm lục địa địa chất của nước này.
Mặc dù đã có khoản 5 Điều 76 thì theo khoản 6 Điều 76: “Một dải núi ngầm, ranh giới ngoài của thềm lục địa không vượt quá một đường vạch ra ở cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 350 hải lý. Khoản này không áp dụng cho các địa hình nhô cao dưới mặt nước tạo thành các yếu tố tự nhiên của rìa lục địa, như các thềm, ghềnh, sông núi, bãi hoặc mỏm.”
2. Xác định thềm lục địa trong trường hợp có hoạt động phân định trên biển:
Theo Luật biển quốc tế, mỗi quốc gia ven biển đều có quyền quy định các vùng biển nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đây là quyền được hiện bằng hành vi pháp lý đơn phương của từng quốc gia khi những vùng biển này tồn tại độc lập không chồng lấn với vùng biển các quốc gia khác. Tuy nhiên, đối với các quốc gia có vùng biển tiếp giáp hoặc đối diện nhau thì khi các quốc gia này thực hiện yêu sách về các vùng biển danh nghĩa pháp lý của mình có thể dẫn đến thực tiễn là có sự chồng lần về các vùng này.
Căn cứ theo Điều 83 Công ước luật biển 1982: “Việc hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng luật pháp quốc tế như đã được nêu ở Điều 38 của Quy chế tòa án quốc tế, để đi tới một giải pháp công bằng…”
Như vậy, nguyên tắc chung thường được viện dẫn trong quá trình phân định biển là nguyên tắc thỏa thuận, công bằng và tự do lựa chọn các phương pháp phân định như phương pháp trung tuyến, cách đều, vùng khai thác chung, các dàn xếp tạm thời. Trong phân định biển, áp dụng nguyên tắc công bằng không có nghĩa là sửa chữa lại tự nhiên mà là đảm bảo cho mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùng biển đúng và công bằng, có tính đến hoàn cảnh hữu quan (Nguyên tắc công bằng trong phân định đã được đề cập trong phán quyết về thềm lục địa biển Bắc năm 1969 và hàng loạt các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế). Mặc dù, không bắt buộc nhưng thực tiễn và các phán quyết của Tòa án quốc tế khuyến nghị áp dụng phương pháp đường cách đều (hoặc trung bình) như một đường tạm thời đưa ra để đàm phán do tính chất đơn giản, thực tiễn, dễ xác định và ngay từ đầu bảo đảm phân chia đồng đều về diện tích. Đường tạm thời này sẽ được điều chỉnh bởi các hoàn cảnh hữu quan để đi đến một kết quả công bằng mà hai bên có thể chấp nhận. Kết quả này có thể được kiểm nghiệm bằng công thức tỉ lệ chiều dài bờ biển phải phù hợp với tỉ lệ diện tích được hưởng…
Thực tiễn trong tranh chấp thềm lục địa giữa Việt Nam và Inđônêsia kéo dài 25 năm, các bên đã thỏa thuận thành công với nhau về ranh giới thềm lục địa ở biển Đông Nam bằng một hiệp định song phương phân định ranh giới thềm lục địa giữa hai quốc gia năm 2003. Đồng thời, 2 bên có thỏa thuận khai thác chung những vùng thềm lục địa chồng lấn. Trước đó, VN cũng đã có những hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa với Thái Lan và Trung Quốc…
Tóm lại, với những quy định rõ ràng, tiến bộ và công bằng trong việc xác định ranh giới thềm lục địa của từng quốc gia ven biển, Công ước luật biển 1982,
đã đảm bảo cho quốc gia ven biển có một vùng thềm lục địa trung bình hoặc tối thiểu đối với bờ biển không thuận lợi và cũng là sự giới hạn cần thiết cho một yêu sách về vùng thềm lục địa rộng, để không quá lấn vào biển cả và vùng di sản chung của nhân loại. Cách quy định này khắc phục được nhược điểm của khái niệm thềm lục địa trong Công ước 1958 khi không thể hiện được đặc điểm cấu trúc của thềm lục địa ven biển ở từng nơi, từng đoạn.
PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
Sơ đồ thềm lục địa thuộc cấu trúc lãnh thổ
trong luật quốc tế
KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ
9
Vùng trời quốc gia
Vùng trời quốc tế
2
7
8
Ranh giới phía ngoài lãnh hải
Tiếp giáp lãnh hải
24 HL
Đường
cơ sở
Lãnh hải
12 HL
Bờ biển
Nội thủy
Ranh giới phía ngoài
đặc quyền kinh tế
Biển cả
Đặc quyền kinh tế
200 HL
1
Thềm
Dốc
Bờ ngoài rìa
lục địa > 2000 HL
ĐL
Bờ ngoài
rìa lục địa
6
Bờ
Thềm lục địa địa chất
(Rìa lục địa)
3
Đường Đẳng
sâu 2500m
4
Thềm lục địa pháp lý 200 HL
5
Thềm lục địa pháp lý > 200 HL
(350 HL = 100 HL kể từ đưởng đẳng sâu 2500m)
Chú thích:
Mặt nước biển trung bình
Độ cao vùng trời (không quy định trong Luật quốc tế và Luật quốc gia)
Thềm lục địa địa chất (Từ bờ biển đến bờ ngoài rìa lục địa)
Thềm lục địa pháp lý 200 hải lý (Từ RGPNLH đến BNRLĐ = 200 HL)
Thềm lục địa pháp lý >200 hải lý (Từ RGPNLH đến tối đa không quá cách 350 HL kể từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường Đẳng sâu 2500m)
Đường Đẳng sâu 2500m (Là đường nối liền các điểm có cùng độ sâu 2500m)
Vùng trời quốc gia
Vùng trời quốc tế
Khoảng không vũ trụ
Sơ đồ xác định bờ ngoài rìa lục địa của thềm lục địa mở rộng ngoài giới hạn 200 hải lý kể từ đường cơ sở
Đường
cơ sở
200 hải lý
Chân dốc lục địa
Ranh giới phía ngoài lãnh hải
TT 1%
Bờ ngoài rìa lục địa
Mặt biển
60 hải lý
Bờ ngoài thềm lục địa pháp lý theo công thức Gardiner
Thềm lục địa
Các vùng biển theo luật biển quốc tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công an nhân dân, 2004.
2. Công ước luật biển năm 1982.
3. Tạp chí nhà nước và pháp luật số 2/2005, tr.77
4. TS. Trần Văn Thắng – Th.S. Lê Mai Anh, Luật quốc tế và lý luận thực tiễn, Nxb Giáo dục.
5.
6. TS. Lê Mai Anh (chủ biên), Luật biển quốc tế hiện đại, Nxb Lao động – xã hội, 2005.
Đề bài số 13: Trình bày các phương pháp xác định thềm lục địa theo quy định của Công ước Luật biển 1982.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các phương pháp xác định thềm lục địa theo quy định của Công ước Luật biển 1982.doc