Đoàn kết tập hợp thanh niên là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. bởi vì thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội . Thanh niên là lực lượng hùng hậu, giàu lòng nhiệt tình, năng động sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Đảng ta khẳng định : “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường cách mạng XHCN hay không phần lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh niên , vào việc bồi dưỡng , rèn luyện Thanh niên. Công tác Thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố đem lại sự thành bại của cách mạng”. Thanh niên luôn nhạy cảm với thời cuộc, tiếp thu nhanh chóng thông tin từ xã hội, khoa học kỹ thuật trong và quốc tế, phần lớn Thanh niên là lực lượng có tiết bộ có phẩm chất chính tri lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức ,lối sống lành mạnh trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : “Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, thật vậy , nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu phần lớn là do Thanh niên”.
Do vậy tổ chức nào tập hợp được đông đảo Thanh niên thì tổ chức sẽ giành phần thắng lợi trong sự nghiệp của mình. Lịch sử đã chứng minh: trong quá trình đấu tranh giành giữ độc lập chủ quyền của đất nước để có hòa bình, hạnh phúc như ngày nay ta phải kể công lao to lớn của toàn “Đảng toàn dân và được đánh dấu từ khi có Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời tập hợp được cao nhất tinh thần yêu nước, đoàn kết của dân tộc mà đông đảo là quần chúng Thanh niên , đã giành được những chiến thắng vĩ đại qua các giai đoạn lịch sự như: cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945, chiến dịch Điện Biên Phủ 07/05/1954 hay chiến thắng Mùa xuân năm 1975 giành thắng lợi thống nhất đất nước.
Trong điều kiện hiện nay, phương thức đoàn kết tập hợp Thanh niên càng trở thành yêu cầu cấp bách. Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa , đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, nền văn hóa xã hội ngày càng được phát triển và đặc biệt là nền kinh tế đã thoát tình trạng khủng hoảng kinh tế và đang trên đà phát triển. Để đạt được những thành tựa to lớn ấy không thể không kể đến vai trò của tầng lớp Thanh niên.
Trên thực tế những năm gần đây Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tổ chức Hội LHTN Viện Nam đã có nhiều cố gắng tìm tòi những hình thức, phương pháp để đoàn kết tập hợp Thanh niên, tuy nhiên trên thực tế hiện nay chỉ mới thu hút được một phần Thanh niên đến với hoạt động của tổ chức.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 4
1. Lí do chọn đề tài: 4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 5
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 6
4. Phạm vi nghiên cứu: 6
5. Phương pháp nghiên cứu: 6
NỘI DUNG 8
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phương thức đoàn kết, tập hợp thanh niên. 8
1.1. Các khái niệm cơ bản: 8
1.1.1. Thanh niên: 8
1.1.2. Khái niệm Đoàn viên. 8
1.1.3. Khái niệm về đoàn kết tập hợp thanh niên. 8
1.1.4. Phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên: 9
1.1.5. Một số vấn đề cơ bản về Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 9
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam về đoàn kết tập hợp Thanh niên: 10
1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác tập hợp đoàn kết thanh niên. 10
1.2.2. Quan điểm cơ bản của Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác đoàn kết thanh niên. 11
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác đoàn kết tập hợp thanh niên: 14
1.2.4 Cơ sở thực tiễn. 16
1.2.5.Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đoàn kết tập hợp thanh niên. 18
Chương 2. Thực trạng công tác đoàn kết, tập hợp Thanh niên trên địa bàn Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La. 19
2.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La. 19
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 19
2.1.2. Tình hình kinh tế. 20
2.1.3. Tình hình chính trị 22
2.1.4. Tình hình Văn hóa - xã hội. 23
2.2. Thực trạng tổ chức Đoàn và công tác đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La. 23
2.2.1. Công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Huyện Mai Sơn từ 2007 đến 2010. 23
2.2.1.1 Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng. 25
2.2.2.2.phong trào hành động của tuổi trẻ địa phương trong thời gian qua. 26
2.2.3.Thực trạng công tác Đoàn kết tập hợp Thanh niên Huyện Mai Sơn. 26
2.2.3.1.kết quả. 30
2.2.3.2.Hạn chế. 31
2.3.4. Nguyên nhân và kinh nghiệm: 33
2.3.4.1.nguyên nhân. 33
2.3.4.2. kinh nghiệm 33
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đoàn kết,tập hợp thanh niên trên địa bàn huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La. 35
3.1.Bối cảnh đất nước và địa phương ảnh hương tớ công tác đoan kết tập hợp thanh niên trong giai đoạn hiện nay. 35
3.1.1.Tình hình kinh tế,chính trị của đất nước và địa phương hiện nay. 35
3.1.2.Tình hình thanh niên. 36
3.1.3. Tình hình tổ chức Đoàn. 38
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La. 39
3.2.1.Công tác cán bộ. 40
3.2.2.Phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên. 40
3.2.3. Về cơ chế chính sách. 41
3.3.Kiến nghị, đề xuất. 42
3.3.1. Đối với cấp ủy Đảng. 42
3.3.2. Đối với chính quyền địa phương. 43
3.3.3. Đối với các ban ngành đoàn thể có liên quan. 43
3.3.4. Đối với tỉnh Đoàn Sơn La. 43
3.3.5. Đối với huyện Đoàn Mai Sơn. 43
KẾT LUẬN 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 48
49 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5594 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các phương thức đoàn kết, tập hợp thanh niên trên địa bàn huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tây Bắc, nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau cộng với gió tây khô nóng làm cho thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế nhất là đối với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Về thủy sản: Huyện Mai Sơn có hệ thống sông suối phong phú nhưng phân bố không đồng đều. Lòng suối, khe hẹp, độ dốc lớn, mức nước so với bề mặt diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp hơn 10 đến 15m gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Vào mùa mưa hay xảy ra lũ quét lũ ống, hiện tượng sạt lở đất, đất màu bị rửa trôi mạnh.
Rừng ở Mai Sơn chiếm ¾ diện tích tự nhiên, là một thế mạnh của huyện, thực vật phong phú với 69 họ và hơn 300 loài điển hình như: Thông, de de, mộc lan, sau sau,… Động vật tìm thấy ở huyện Mai Sơn có: Sơn dương, Mèo rừng, Gấu, các loại chim...
Tổng dân số huyện Mai Sơn tính đến tháng 10/ 2010 Là 130.260 nhân khẩu, toàn huyện có gần 37.301 người trong độ tuổi lao động, trong đó có hơn 9.000 người là đoàn viên thanh niên cư trú trên địa bàn huyện, có nhièu dân tộc cộng cư cùng sinh sống (trong đó 6 dân tộc chủ yếu là Thái (Việt Nam). Dân tộc Thái chiếm 55,62% , người kinh 30.53%, người mông 7.42%, người Sinh Mun 3.23%, người Khơ Mú 2.49%, người Mường 0.65%.
2.1.2. Tình hình kinh tế.
Điều kiện kinh tế xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc định hướng cho bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc. Các điều kiện này bao gồm: Thu nhập, mức sống của ngươi dân, khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học kĩ thuật, hạ tầng cơ sở, cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế, sự hỗ trợ của chính quyền và các tổ chức xã hội, các thiết chế văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào… Những yếu tố này sẽ quyết định việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống như thế nào.
Với vị trí là huyện động lực của tỉnh, nằm trong tam giác kinh tế Sơn La – Mường la – Mai sơn, huyện đang mở rộng phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị đơn vị diện tích, đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, chuẩn bị cho việc nâng lên thị xã vào năm 2010.
Trong phát triển kinh tế huyện đặc biệt quan tâm đến việc củng cố, phát triển văn hóa dân tộc, coi văn hóa là nền tảng, là động lực cho sự phát triển. Việc đồng thời vừa giữ gìn vừa phát triển văn hóa của một huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống là việc khá phức tạp; làm sao vừa phát triển kinh tế vừa giữ được nét văn hóa truyền thống của đồng bào, từ đó tạo động lực cho văn hóa phát triển tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Về lĩnh vực công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: huyện có 12 cơ sở sản xuất hàng mây tre đan và hàng thủ cẩm phục vụ xuất khẩu, tiếp tục quy hoạch phát triển nhà máy xi măng, nâng cấp nhà máy đường Sơn La. Bên cạnh đó huyện đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ , thương mại. Toàn huyện có 1742 hộ kinh doanh, 467 hộ làm dịch vụ vận tải, 97 doanh nghiệp là các công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Về xây dựng cơ sở hạ tầng, trường học, y tế, đường giao thông ôtô đến 100% số xã, 98% số bản trong huyện, 40% đường dải nhựa cấp III, 65% đường dải cấp phối, trụ sở làm việc được đầu tư xây dựng kiên cố hóa.
Về nông nghiệp, lâm nghiệp: Hiện nay huyện đang nâng cao thu nhập trên đơn vị theo hướng nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Với mật độ dân cư tương đối thấp nếu so với huyện khác ở miền xuôi.Huyện Mai Sơn hoàn toàn thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp. Hơn nữa, chỉ số lương thực bình quân trên đầu người khá cao gần 500 kg,cùng với việc huyện Mai Sơn là nơi chung chuyển hàng vạn tấn ngô,sắn từ các huyện khác đổ về nên rất thuận lợi cho việc đầu tư phát triển chăn nuôi.Hiện nay huyện Mai Sơn đang hình thành các trang trại nuôi tập trung như: Bò thịt chất lượng cao, lợn siêu nạc, mô hình nuôi gà thả vườn…Về trồng trọt tổng diện tích gieo trồng của huyện khoảng 25.000 ha, sản lượng ngô đạt 46.300 tấn, mía đạt 38.503 tấn,các loại đậu đỗ đạt 574.4 tấn, xoài nhãn đạt trên 380 tấn, na đạt 240 tấn. Về lâm nghiệp, huyện đã hoàn thành việc giao đất giao rừng cho hộ quản lý đã hạn chế được hiện tượng đốt nương rẫy, nâng độ che phủ của rừng lên 35%.
Về tài chính, tín dụng: hiện nay trên địa bàn huyện các hộ gia đình đã được tiếp cận với các nguồn tài chinh thông qua hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng quốc tế tại địa phương. Tính đến tháng 12 năm 2007 các dịch vụ tài chính và ngân hàng đã cho 10.678 lượt hộ vay đạt số dư nợ trên 4779 tỷ đồng,trong đó vốn vay ngân hàng chính sách đạt 570 tỷ đồng với lãi suất 0,65%.Hộ vay nhiều nhất là 1,2 tỷ đồng, hộ vay thấp nhất là 2 triệu đồng, 50% hộ vay phục vụ chăn nuôi, 30 hộ vay đầu tư nhà xưởng,mở doanh nghiệp thu nhập ngô, 205 hộ vay cho đầu tư phát triển dịch vụ.
2.1.3. Tình hình chính trị
Như đã nêu, huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc mang một nét riêng làm đẹp thêm cho vườn hoa muôn màu. Nhưng bên cạnh đó thêm nhiều vấn đề cần chú ý quan tâm giải quyết.
Những năm gần đây tình hình chính trị trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, xung đột, khủng hoảng, bạo loạn xảy ra triền miên. Do đó các công tác giáo dục về chính trị và quốc phòng được Đảng bộ huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La hết sức quan tâm, triển khai tích cực, tập trung giáo dục cho lực lượng vũ trang và nhân dân về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới: Về âm mưu thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch…
Tiếp thu củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận an ninh nhân dân; các tiềm lực trong khu vực phòng thủ huyện được củng cố và tăng cường; nhiệm vụ xây dựng huyện vững mạnh toàn diện đạt được sự chuyển biến tích cực. Các phương án, kế hoạch tác chiến phòng thủ được xây dựng, bổ sung kịp thời, bảo đảm sát với tình hình phát triển của huyện.
Quan tâm củng cố nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang địa phương. Lực lượng dự bị được đăng kí, quản lý kịp thời và từng bước được củng cố; lực lượng dân quân tự vệ tổ chức rộng khắp, có số lượng phù hợp và chất lượng ngày càng cao. Công tác huấn luyện hàng năm được triển khai tích cực, công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ, tuyển sinh quân sự có nhiều cố gắng, đạt chỉ tiêu cao.
Trong những năm vừa qua, công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được giữ vững và ổn định không để xảy ra bị động, bất ngờ, luôn nắm bắt tình hình và giải quyết kịp thời phát hiện và xử lý nhiều vụ việc xảy ra trên địa bàn.
Đã lãnh đạo mở nhiều đợt tấn công cao điểm truy quét tội phạm hình sự, tội phạm ma túy. Tổ chức kiểm tra bắt giữ, xử lý hành chính vụ việc phạm pháp hình sự, thu khối lượng lớn tài sản trả lại cho Nhà nước và nhân dân. Thực hiện chương trình Quốc gia phòng trống ma túy, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp tập trung giải quyêt tội phạm, ổn định về tình hình chính trị và xã hội.
2.1.4. Tình hình Văn hóa - xã hội.
Về văn hóa xã hội, giáo dục được quan tâm đầu tư, 100% số xã có lớp học 2 tầng kiên cố, 98% trẻ em trong độ tuổi được đi học, 100% số xã đã hoàn thành chương trình phổ cập tiểu học và xóa mù chữ, trong đó 19/22 xã hoàn thành chương trình phổ cập THCS. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, hiện nay 100% số xã có trạm y tế, trong đó 30% số trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia loại I. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, thu nhập bình quân đầu người của 4 huyện đạt 350.000 nghìn đồng/ một tháng. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 61%, mỗi năm giảm trung bình khoảng 0,5%. Tỷ lệ hộ được xem truyền hình đạt 72%, tỷ lệ hộ được sử dụng điện thoại đạt 100người/ 30 máy, hộ có phương tiện xe máy đạt 66,5%. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được đến trường và thụ hưởng các ưu đãi của nhà nước về y tế đạt 100%.
2.2. Thực trạng tổ chức Đoàn và công tác đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La
2.2.1. Công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Huyện Mai Sơn từ 2007 đến 2010.
Công tác xây dựng tổ chức Đoàn - Hội - Đội đã có nhiều chuyển biến tích cực gắn với việc triển khai chương trình “rèn luyện đoàn viên”, tổ chức Đoàn từ huyện đến xã đã được củng cố và phát triển, chất lượng đoàn viên được nâng lên, tỷ lệ đoàn viên xếp loại xuất sắc và khá từ 87,9% năm 2007 lên 91% năm 2008 và 95% năm 2009,đến nay số thanh niên được tập hợp, kết nạp vào Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tính đến năm 2009 là 3.689.
Công tác đào tạo cán bộ Đoàn các cấp được chú trọng hơn từ khâu lựa chọn, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ công tác Đoàn, Ban chấp hành Huyện Đoàn có 6 đồng chí trong đó 4/6 đồng chí có trình độ đại học, 2/4 đồng chí có trình độ cao đẳng. Ban chấp hành Đoàn các xã, thị trấn trong thời gian qua đã có 750 đồng chí được tập huấn kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, 14 đồng chí được cử đi học tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam và 15 đồng chí đang theo học lớp nghiệp vụ công tác Đoàn – Hội tại tỉnh.
Công tác xây dựng tổ chức Hội viên thanh niên cũng được củng cố và phát triển, mặt trận tập hợp đoàn kết thanh niên được mở rộng, công tác xây dựng tổ chức hội liên hiệp thanh niên có bước phát triển: Năm 2007 chỉ có 3.174 thanh niên được kết nạp, sinh hoạt tại 21 chi hội cấp xã đến năm 2009 đã có 29 chi hội cấp xã và 7 chi hội cấp trường học, thu hút hàng ngàn thanh niên tham gia.
Huyện Đoàn cũng đã chỉ đạo thành lập được 35 đội văn nghệ tại các xã, khối cơ quan thu hút hơn 400 hội viên tham gia. Nét mới trong phong trào này là xuất hiện của nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng đến với đồng bào các xã vùng cao khó khăn như : Phiêng Pằn, Chiềng Nơi, Phiêng Cằm, thông qua việc biểu diễn các ca khúc cách mạng để lồng ghép tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước những hành động này được cấp ủy, chính quyền các cấp đánh giá cao. Tiêu biểu cho phong trào này là: Đoàn thị trấn huyện, chi đoàn Công an huyện, chi đoàn Ban chỉ huy Quân sự huyện.
Huyện Đoàn đã thực hiện tốt các chương trình phối hợp hoạt động với phong trào văn hóa, trung tâm văn hóa thể thao để xây dựng và phát triển các phòng văn hóa, trung tâm văn hóa thể thao để xây dựng và phát triển các phong trào văn hóa, văn nghệ , thể dục thể thao trong thanh thiếu niên cụ thể đã thành lập 16 câu lạc bộ bóng chuyền, 21 câu lạc bộ bóng bàn, cầu lông, 21 đội đá 21 xã, thị trấn đều có câu lạc bộ thể dục thể thao. Hàng năm đều tổ chức các giải thể thao truyền thống cấp huyện như: giải việt dã báo tiền phong, giải cầu lông, giải bóng đá thiếu niên…Tổ chức tốt ngày hội văn hóa thể thao thanh niên và hội khỏe Phù Đổng cho đoàn viên thanh niên khối trường học. Các hoạt động thể thao tạo điều kiện để tuổi trẻ rèn luyện thể lực, trí tuệ góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bài trừ tệ nạn x Thanh niên huyện Mai Sơn luôn là lực lượng xung kích, tiên phong đi đầu không chỉ trong xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc mà ngay cả trong việc phát triển kinh tế. Thanh niên là lực lượng lao động chính, với sức trẻ, khỏe vốn có thanh niên là lực lượng to lớn trực tiếp tham gia lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho bản thân, gia đình và xã hội.
2.2.1.1 Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng
Công tác giáo dục của huyện Đoàn Mai Sơn trong thời gian qua tập trung chủ yếu vào công tác giáo dục chính trị, tư tưởng thông qua việc chỉ đạo có kết quả việc học tập 6 bài học lý luận chính trị cho đoàn viên thanh niên, huyện Đoàn thường xuyên tổ chức tuyên truyền về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc X, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mai Sơn lần thứ VI nhiệm kỳ 2007- 2012. Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức lối sống, pháp luật cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Nâng cao chất lượng hoạt động các nhóm “Tuyên truyền ca khúc cách mạng”, chiếu phim tư liệu “ Hồ Chí Minh chân dung một con người”. Đặc biệt đợt sinh hoạt chính trị “Tiếp lửa truyền thống – mãi mãi tuổi 20” và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai trong năm 2007 đã giúp đoàn viên, thanh niên củng cố niềm tin vào sự nghiệp đổi mới của Đảng và đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Bên cạnh công tác tuyên truyền giáo dục vẫn còn một số hạn chế như: Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng mới chỉ dừng lại ở khâu tuyên truyền chưa thực sự biến thành hành động của một bộ phận thanh niên, chất lượng sinh hoạt chính trị ở cấp chi đoàn còn yếu. Nội dung tuyên truyền phần lớn còn dàn trải chưa quan tâm đến nhu cầu và đặc điểm đối tượng đoàn viên thanh niên là người dân tộc thiểu số.
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên còn thiếu và yếu về trình độ, cơ sở vật chất, thiết bị và tài liệu phục vụ cho tuyên truyền chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế.
2.2.2.2.phong trào hành động của tuổi trẻ địa phương trong thời gian qua.
Với phong trào “ Thanh niên xung kích sáng tạo” trong phong trào phát triển kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Nhiều cán bộ, đoàn viên đã tích cực, mạnh dạn vay vốn, dựa vào kinh nghiệm vốn có, nêu gương làm kinh tế điển hình như: anh Hoàng Văn Nguyễn bí thư Đoàn xã hát lót ( dân tộc Thái) đã biết tận dụng những cái sẵn có như là hương hoa của các loại rừng nuôi ong lấy mật, hàng năm thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng. đồng chí Lò Văn Toán cán bộ Đoàn xã cò nòi đầu tư chăn nuôi nhím, đồng chí đã giúp các bạn đoàn viên trong xã tìm hiểu và bày cách nuôi nhím giúp thanh niên có việc làm và có thu nhập, nhiều đoàn viên, thanh niên tự vay vốn, mua sắm các loại máy móc để phục vụ sản xuất, chăn nuôi các mô hình sản xuất chăn nuôi cũng được hình thành như trồng cỏ voi nuôi bò của Ban chấp hành Đoàn xã Cò Nòi, Đoàn xã hát lót, xã Chiềng Sung, Chiềng Mung đang phát triển trồng cây cà phê, đã có hàng vạn đoàn viên thanh niên tham gia nhằm nâng cao sản xuất và có thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống. Mô hình trồng cây cà phê sẽ còn được mở rộng thêm nhiều xã tới nhiều Đoàn viên thanh niên, giúp Đoàn viên thanh niên có điều kiện chuyển giao khoa học kỹ thuật nâng cao kiến thức và giúp họ vươn lên làm giầu lập thân lập nghiệp. Chương trình tham mưu giúp nhau lập thân, lập nghiệp ngày càng đa dạng hơn thông qua phong trào cần, kiệm giúp nhau về vốn, giống, thông tin khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất kinh tế.
2.2.3.Thực trạng công tác Đoàn kết tập hợp Thanh niên Huyện Mai Sơn
Trong những năm qua được sự quan tâm của huyện ủy, UBND, HĐND, huyện Mai Sơn và các cơ quan ban ngành chức năng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Mai Sơn đã nhận được và triển khai thực hiện các chương trình dự án lớn như chương trình: “ vốn vay 120” dự án “ Trang trại thanh niên”, cuộc vận động các cơ sở Đoàn đảm nhiệm “ Công trình thanh niên”….Để đầu tư các chương trình, dự án có hiệu quả, nhiều đoàn viên thanh niên đã mạnh dạn vay vốn phát triển sản xuất, các dự án ngày càng có hiệu quả cao. Tổng số tiền cho vay dự án là 600.000.000 đồng ( Sáu trăm triệu đồng) trên 100 hộ đoàn viên, thanh niên được vay. Toàn huyện đã có 150 công trình thanh niên tri giá 700.000.000 đồng ( bảy trăm triệu đồng), thu hút 8.685 đoàn viên, thanh niên tham gia.
Những dự án và chương trình phát triển kinh tế nói trên do Đoàn thanh niên huyện Mai Sơn thực hiện đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thanh niên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện như phát triển các mô hình: chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn, nuôi nhím, nuôi ong lấy mật, trồng rừng và nuôi trồng thủy hải sản.
Qua những con số tuy còn chưa đầy đủ nhưng cũng phần nào phản ánh được tác dụng to lớn trong việc thu hút tập hợp thanh niên qua các chương trình dự án phát triển kinh tế. Qua đó không chỉ đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng lợi ích chính đáng cho đoàn viên, thanh niên mà còn tạo điều kiện cho thanh niên được vay vốn, giải quyết việc làm tăng thu nhập ngày càng cao giúp cho Đoàn thật sự là người bạn, người đại diện chăm lo quyền lợi hợp pháp của thanh niên. Kinh tế, xã hội của địa phương ngày càng phát triển thì vai trò của tập hợp, đoàn kết thanh niên thông qua chương trình, dự án, các cuộc vận động ngày càng được nâng cao, không chỉ trên địa bàn Huyện Mai Sơn mà còn trong các địa phương trong cả nước
*Đối với thanh niên khối trường học
Hiện nay, Mai Sơn trong giai đoạn đổi mới và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên.
Thanh niên khối trường học là nơi tập trung tất cả các bạn trẻ muốn tham gia vào tổ chức Đoàn và nơi đây cũng là nơi có tính kỷ luật cao nhất trong việc hoạt động và tổ chức, qua tiếp xúc với bí thư Đoàn trường THPT Mai Sơn bí thư Đoàn trường Đại học Tây Bắc thì họ cho biết các bạn trẻ rất sôi nổi trong hoạt động Đoàn, các phong trào do Đoàn thanh niên phát động trường huy động 100% học sinh sinh viên tham gia. Tháng 3/2009 trong một hội trại của Trường Đại học Tây Bắc chào mừng ngày 26 -3 có 100% các chi đoàn tham gia, qua nói chuyện nhiều bạn sinh viên cho rằng: “Tham gia hoạt động Đoàn là phong trào tự rèn luyện mình, phát huy khả năng của mình đóng góp cho xã hội”. Tuy nhiên cũng có người nói “ hoạt động Đoàn chưa đủ thu hút thanh niên, một số thanh niên tham gia hoạt động Đoàn còn mang tính cá nhân chưa hòa nhập vào tập thể”. Vậy câu hỏi đặt ra là Đoàn phải có cách thức sinh hoạt mới phù hợp với từng đối tượng để họ muốn tham gia vào các hoạt động tập thể và đồng thời phát huy phong trào của Đoàn.
* Thanh niên nông thôn
Đây là một số lượng thanh niên khá đông ở huyện Mai Sơn nơi đây hoạt động Đoàn cũng lúc mạnh lúc yếu theo mùa vụ, vì Đoàn thanh niên ở nông thôn chủ yếu làm nghề nông, nên đầu mùa gieo cấy thì sinh hoạt không thường xuyên, khi hết mùa vụ họ mới tham gia sinh hoạt Đoàn cho nên khó tập trung được tổ chức đoàn vững mạnh.
Đặc biệt đại đa số thanh niên là người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn chưa cao, nhận thức về Đoàn rất hạn chế thậm chí có người chưa hiểu Đoàn là gì. Có một số cán bộ đoàn trình độ thấp, nên thiếu kỹ năng và phương pháp tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn, Hội.
* Thanh niên đô thị
Thanh niên đô thị của huyện Mai Sơn không có nhiều và chủ yếu làm nghề kinh doanh buôn bán. Thanh niên đô thị chủ yếu đi học hoặc đi công tác xa nhà nên rất khó tập trung sinh hoạt không đầy đủ, quan trọng hơn là họ được điều kiện tốt nhất để hoạt động như các công viên, sân vận động bóng đá, bóng truyền, cầu lông, nhà văn hóa…nhưng họ ngại tham gia sinh hoạt Đoàn, họ chú trọng phát triển kinh tế gia đình nhiều hơn. Cũng có thể do tổ chức Đoàn ở cấp cơ sở chưa có những mô hình hay để đủ cuốn hút thanh niên tham gia hoạt động
Đoàn huyện Mai Sơn đã có những kết quả nhất định được sự quan tâm của lãnh đạo của cấp ủy tạo điều kiện của chính quyền địa phương. Trong những năm gần đây, các loại hình sinh hoạt câu lạc bộ rất phổ biến. Trên địa bàn huyện đã thu hút gần 50 mô hình câu lạc bộ với 1.985 đoàn viên, thanh niên tham gia sinh hoạt nổi bật như: Câu lạc bộ gia đình trẻ, câu lạc bộ múa xòe, câu lạc bộ khuyến nông, câu lạc bộ thanh niên, câu lạc bộ phòng chống ma túy…Ban chủ nhiệm của các câu lạc bộ chủ yếu là các đồng chí trong Ban chấp hành Đoàn, do đặc thù chỉ hoạt động và sinh hoạt theo một chuyên đề tổ chức gọn cho nên sinh hoạt rất tốt, nhiều câu lạc bộ có quỹ lớn nên tổ chức được nhiều các hoạt động, các chuyến tham gia du lịch dã ngoại, hành trình về nguồn, quan tâm giải quyết các vấn đề trọng tâm đã góp phần rất lớn trong việc tập hợp thanh niên trong toàn huyện.
Biểu 1 : Số liệu Đoàn viên thanh niên Huyện Mai Sơn qua các năm.
Năm
Số
Đoàn viên
Số
Thanh niên
Số cơ sở Đoàn xã
2007
5604
20654
21
2008
5624
20706
21
2009
5645
20768
21
2010
5720
20786
21
Biểu 2 :Biểu thống kê Đồng chí Bí thư xã Đoàn tháng 10 năm2010.
TT
Họ và tên
Tuổi
Dân tộc
VH
c.môn
Lý luận
Đảng
Đoàn
Ghi chú
1
Hoàng Văn Nguyễn
27
Mường
12/12
ĐH
X
2
Linh Thị Thúy
30
Kinh
12/12
ĐH
X
3
Ngân Văn Bài
26
Thái
12/12
TC
X
4
Hoàng Kim Cương
30
Thái
12/12
TC
X
5
Hà Văn Thong
32
Thái
12/12
TC
X
6
Tòng Văn Long
26
Thái
12/12
TC
X
7
Hoàng Thị Nhung
32
Kinh
12/12
ĐH
X
8
Tòng Văn Xuân
28
Thái
12/12
TC
X
9
Giàng A Lưới
30
Mông
12/12
TC
X
10
Bùi Hồng Quân
27
Kinh
12/12
CĐ
X
11
Vi Văn Việt
25
Thái
12/12
TC
X
12
Lò Văn Chung
26
Thái
12/12
TC
X
13
Lương Văn Thịnh
28
Khơme
12/12
TC
X
14
Sùng A Dua
26
Mông
12/12
TC
X
15
Hà Văn Tuyền
27
Thái
12/12
TC
X
16
Lò Văn Toán
28
Thái
12/12
CĐ
X
17
Chu Văn Thịnh
27
Mường
12/12
TC
X
18
Lường Thị Thoa
30
Thái
12/12
TC
X
19
Lò Thị Chim
25
Thái
12/12
CĐ
X
20
Hà Quyết Thắng
28
Thái
12/12
TC
X
21
Lệnh Đức Toàn
27
Kinh
12/12
TC
X
Biểu 3 : Đoàn viên ưu tú được giới thiệu cho Đảng kết nạp.
năm
Số lượng đoàn viên ưu tú được giới thiệu kết nạp Đảng
Số lượng đoàn viên được kết nạp
2007
315
200
2008
350
220
2009
385
300
2010
465
346
2.2.3.1.kết quả.
Sự nghiệp của đất nước nói chung và của huyện Mai Sơn nói riêng đã thu được nhiều thành tựu to lớn, tạo lòng tin cho thanh niên vào đường lối đôổi mới của Đảng và Nhà nước.
Đoàn Thanh niên huyện Mai Sơn thường xuyên nhận được sự quan tâm của Ban thường vụ huyện ủy và sự chỉ đạo sát sao, cụ thể của tỉnh đoàn Sơn La, sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan ban ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở đối với công tác thanh niên, nên đã tạo ra được điều kiện thuận lợi cho huyện Đoàn Mai Sơn thực hiện tốt các nhiệm vụ.
Huyện Đoàn đã có nhiều dự án, chương trình hành động cách mạng phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên vào phong trào chung. Đặc biệt là các phong trào “Thanh niên thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo” đã thực sự thu hút thanh niên, tạo môi trường điều kiện cho thanh niên học tập nâng cao trình độ tay nghề, được vay vốn giải quyết việc làm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát huy được tiềm năng sẵn có của địa phương, tạo điều kiện cho công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương và sự phát triển của tổ chức Đoàn ở cơ sở.
Các tổ chức Đoàn tích cực trong hoạt động, cán bộ Đoàn năng động nhiệt tình, sáng tạo tổ chức các hoạt động lành mạnh phù hợp với tâm lý thanh niên. Do đó đã thu hút được thanh niên tham gia hoạt động tốt hơn, đông đảo hơn.
2.2.3.2.Hạn chế
* Những yếu kém
Bên cạnh những thành công, thực trạng tổ chức các phương thức tập hợp đoàn kết thanh niên huyện Mai Sơn vẫn còn những yếu kém sau:
Các phương thức tập hợp đoàn kết thanh niên chưa đổi mới kịp thời so với những thay đổi trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước, các phương thức tập hợp đoàn kết thanh niên do huyện Đoàn Mai Sơn tổ chức còn nghèo nàn, cứng nhắc, ít đổi mới, thiếu tính sáng tạo phù hợp với nhu cầu của thanh niên, cho nên chưa thu hút được thanh niên ở cơ sở. Tỷ lệ thanh niên thu hút tập hợp vào tổ chức Đoàn – Hội mới đạt 70%, các hoạt động của Đoàn – Hội chủ yếu ở khối trường học và một số cơ sở Đoàn có điều kiện. Công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên ở một số nơi vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người đạt kết quả thấp. Nhận thức về vai trò, vị trí của thanh niên không đồng đều, nội dung công tác vận động thanh niên chưa sâu sắc, chậm đổi mới, có quan niệm cho rằng các phong trào hoạt động của Đoàn chỉ chú ý đến bề nổi.
* Nguyên nhân khách quan
Đất nước ta hiện nay đang có những bước chuyển mình đáng kể, từng bước hội nhập với kinh tế thế giới. Chúng ta đang ở giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đó gặp rất nhiều thách thức, khó khăn phức tạp.
Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thật sự quan tâm, còn xem nhẹ công tác lãnh đạo thanh niên, công tác tham mưu của nhiều cơ sở Đoàn với cấp ủy cơ sở còn hạn chế. Điều kiện vật chất kinh phí trang thiết bị cho hoạt động của Đoàn còn hạn hẹp. Đội ngũ cán bộ Đoàn chưa đáp ứng được trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế, mặt khác việc sử dụng, chế độ đãi ngộ cán bộ Đoàn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết thỏa đáng nhất là ở cơ sở, việc hụt hẫng trong chuyển tiếp các lớp cán bộ Đoàn hiện nay đang là một vấn đề đặt ra đối với công tác Đoàn mà cấp ủy cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới.
Do bị tác động mặt trái của cơ chế thị trường, đã nảy sinh tệ nạn xã hội tràn lan trong một bộ phận thanh niên xa vào các tệ nạn xã hội như: Ma túy, mại dâm, cờ bạc…Một bộ phận thanh niên chạy theo lối sống thực dụng thờ ơ với các hoạt động chính trị, coi hoạt động kinh tế là trên hết. Nguy hiểm hơn là một bộ phận thanh niên đang hoang mang, giao động không xác định được định hướng chính trị từ đó giảm ý trí phấn đấu.
Mở rộng giao lưu quốc tế cũng là cơ hội để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “ diễn biến hòa bình” lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo truyền đạo trái pháp luật, kích động dân di cư tự do gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị và đời sống của nhân dân.
Nền kinh tế của huyện còn chưa phát triển, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn và trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân và thanh niên còn thấp, giao thông đi lại giữa các xã và thôn bản vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến việc xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn.
Cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền và các hoạt động còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu.
2.3.4. Nguyên nhân và kinh nghiệm:
2.3.4.1.nguyên nhân.
Chất lượng cán bộ Đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, một số đồng chí bí thư Đoàn chưa thực sự tiêu biểu cho trí tuệ của thanh niên thụ động trông chờ vào sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên, thiếu tinh thần cầu thị học hỏi để nâng cao trình độ, chậm thích ứng với tác phong công nghiệp khả năng và sự nhạy bén chính trị chưa cao, vì vậy trước nhứng nhu cầu mới của thanh niên một số tổ chức Đoàn ở cơ sở còn lúng túng chưa thật sự đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của thanh niên.
Số ít cơ sở Đoàn chưa thật sự nhận thức đúng đắn, sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phải xây dựng, phát triển tổ chức còn thụ động trong việc tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng trong việc xây dựng tổ chức Đoàn phát triển.
Nghiệp vụ công tác Đoàn của một số cán bộ còn hạn chế, chưa mạnh dạn chủ động trong công việc, chưa đầu tư thỏa đáng nghiên cứu chức năng nhiệm vụ của tổ chức và nâng cao trình độ nghiệp vụ Đoàn – Hội – Đội.
Sự chủ động phối hợp với các tổ chức ở một số cơ sở Đoàn không thường xuyên, chưa chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng những vấn đề cần thiết trong công tác đào tạo cán bộ, vì vậy một số cơ sở Đoàn và cán bộ Đoàn còn ở tình trạng chắp vá, không đảm bảo sự luân chuyển và kế thừa.
Do chế độ đãi ngộ cán bộ Đoàn còn thấp, trong khi cuộc sống gặp nhiều khó khăn nên nhiều đồng chí cán bộ Đoàn chưa yên tâm, chưa nhiệt tình với công tác Đoàn.
2.3.4.2. kinh nghiệm
Công tác chỉ đạo của Ban thường vụ, Ban chấp hành Đoàn từ cấp huyện đến cấp xã cần phải xác định rõ được nhiệm vụ trọng tâm và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện khoa học và có sức thuyết phục. Phải biết tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền và phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể để tổ chức các phong trào. Ban chấp hành Đoàn các cấp phải chủ động tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền để đảm nhận các công trình phần việc của thanh niên và xác định đó là trách nhiệm của thanh niên trong việc thực hiện các chương trình đề án phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng vừa tạo ra phong trào vừa có thêm điều kiện hoạt động.
Các cơ sở Đoàn phải biết phát huy sức mạnh tập thể, biết lựa chọn thời cơ, thời điểm để triển khai nhiệm vụ làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục thuyết phục để đoàn thanh niên hưởng ứng tham gia mọi hoạt động, khi tổ chức hoạt động phải quan tâm đến lợi ích và quyền của đoàn viên, thanh niên đồng thời phải làm tốt công tác thi đua khen thưởng tuyên dương các cá nhân, tập thể có thành tích để làm nòng cốt thực hiện phong trào.
Phải làm tốt công tác cán bộ Đoàn, ở đâu cán bộ đoàn thật sự tâm huyết với công việc, nhiệt tình với trách nhiệm và có uy tín, có trình độ năng lực, chịu khó đi cơ sở nắm bắt tình hình và tổ chức các phong trào phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên thì ở đó có vai trò của tổ chức Đoàn được khẳng định rõ nét.
Chủ động làm tốt công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền về công tác thanh niên, năng động phối hợp với các ngành xây dựng và khai thác cơ chế thuận lợi phục vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên thực hiện xã hội hóa công tác thanh niên.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đoàn kết,tập hợp thanh niên trên địa bàn huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La
3.1.Bối cảnh đất nước và địa phương ảnh hương tớ công tác đoan kết tập hợp thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
3.1.1.Tình hình kinh tế,chính trị của đất nước và địa phương hiện nay.
Đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập, xã hội có nhiều biến đổi, nhu cầu của thanh niên ngày càng đa dạng, phong phú và không ngừng thay đổi. Do đó, công tác tập hợp đoàn kết thanh niên đang đứng trước những khó khăn thách thức mới và chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố. Đặc biệt với huyện Mai Sơn thanh niên phần đông thuộc các thành phần dân tộc thiểu số khác nhau nên công tác tập hợp đoàn kết thanh niên càng gặp nhiều khó khăn.
Về kinh tế, Mai Sơn là một huyện vùng cao, kinh tế còn nghèo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế cơ bản vẫn là tự nhiên, tự cung tự cấp, ít sản phẩm hàng hóa, dân cư hầu hết làm nông – lâm nghiệp, trình độ canh tác còn thấp, chủ yếu dựa vào thói quen và các kinh nghiệm cổ truyền, lệ thuộc vào thiên nhiên. Thanh niên là trụ cột của các gia đình nên cơ hội, điều kiện để học tập, giao lưu rất khó khăn mà phải chăm lo phát triển kinh tế đảm bảo cuộc sống gia đình.
Về văn hóa, giáo dục, y tế: tuy có phát triển nhưng trình độ còn thấp so với sự phát triển chung của cả nước. Sức khỏe vốn là hàng đầu của con người thì công tác chăm sóc sức khỏe ở các xã xa trung tâm huyện còn chưa thật sự được chú trọng, hệ thống trạm y tế xã bị xuống cấp, trang thiết bị y tế còn lạc hậu, cán bộ trình độ còn hạn chế. Còn tồn tại nhiều các thủ tục lạc hậu làm cản trở sự phát triển của thanh niên. Tình trạng tảo hôn, mê tín, rượu chè, ma chay ..tình trạng mù chữ, thất học trong thanh niên còn tồn tại. Hệ thống trường lớp còn thiếu thốn. Tỷ lệ thanh niên học cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp còn thấp. Phương tiện giao thông còn nhiều hạn chế gây không ít khó khăn cho công tác tuyên truyền vận động thêm vào đó là sự nhận thức về xã hội còn giản đơn, tư duy thường thiên về cụ thể, tự ti, an phận với cuộc sống thực tại, những biểu hiện cục bộ của địa phương, mang tâm lý dân tộc hẹp hòi hay những định kiến hãnh tiến…cũng là những yếu tố làm ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền vận động thanh niên.
Đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập, mặt trái của kinh tế thị trường tác động không nhỏ đến nhận thức hành động của thanh niên. Nhiều thanh niên mải mê làm giàu mà ít quan tâm đến chính trị. Một số thanh niên lao vào vòng xoáy của đồng tiền mà làm giàu bất chính. Một bộ phận thanh niên lười lao động thích ăn chơi hưởng thụ nên xa vào các tệ nạn xã hội: ma túy, cờ bạc, mại dâm…làm băng hoại đạo đức. Việc tuyên truyền vận động, tập hợp đoàn kết những thanh niên vào tổ chức gặp nhiều khó khăn.
Một yếu tố nữa cũng rất quan trọng với công tác tập hợp đoàn kết thanh niên, đó là yếu tố cán bộ. Nhiều cán bộ đoàn hiện nay trình độ năng lực còn yếu, hoạt động chủ yếu vào lòng nhiệt tình, chưa tạo dựng được niềm tin trong đoàn viên, thanh niên chưa thực sự xứng đáng với vai trò là thủ lĩnh của thanh niên, do vậy chưa tập hợp được đông đảo đoàn viên, thanh niên vào hoạt động. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ với cán bộ đoàn còn chưa thực sự thỏa đáng, do vậy cán bộ đoàn phải lo làm kinh tế mà chưa thể toàn tâm, toàn ý với công tác của mình.
Nhìn chung công tác tập hợp đoàn kết thanh niên, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số còn là một vấn đề nan giải về nhiều mặt cần được quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương sự đầu tư thích đáng từ nhiều phía cả về định hướng chỉ đạo cán bộ, kinh phí đến cơ sở vật chất.
3.1.2.Tình hình thanh niên.
Thanh niên luôn là lực lượng xung kích, tiên phong đi đầu không chỉ trong xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc mà ngay cả trong việc phát triển kinh tế. Thanh niên là lực lượng lao động chính, với sức trẻ, khỏe vốn có thanh niên là lực lượng to lớn trực tiếp tham gia lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho bản thân, gia đình và xã hội.
Đối với thanh niên khối trường học
Hiện nay, Mai Sơn trong giai đoạn đổi mới và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên.
Thanh niên khối trường học là nơi tập trung tất cả các bạn trẻ muốn tham gia vào tổ chức Đoàn và nơi đây cũng là nơi có tính kỷ luật cao nhất trong việc hoạt động và tổ chức, qua tiếp xúc với bí thư Đoàn trường THPT Mai Sơn bí thư Đoàn trường Đại học Tây Bắc thì họ cho biết các bạn trẻ rất sôi nổi trong hoạt động Đoàn, các phong trào do Đoàn thanh niên phát động trường huy động 100% học sinh sinh viên tham gia. Tháng 3/2009 trong một hội trại của Trường Đại học Tây Bắc chào mừng ngày 26 -3 có 100% các chi đoàn tham gia, qua nói chuyện nhiều bạn sinh viên cho rằng: “Tham gia hoạt động Đoàn là phong trào tự rèn luyện mình, phát huy khả năng của mình đóng góp cho xã hội”. Tuy nhiên cũng có người nói “ hoạt động Đoàn chưa đủ thu hút thanh niên, một số thanh niên tham gia hoạt động Đoàn còn mang tính cá nhân chưa hòa nhập vào tập thể”. Vậy câu hỏi đặt ra là Đoàn phải có cách thức sinh hoạt mới phù hợp với từng đối tượng để họ muốn tham gia vào các hoạt động tập thể và đồng thời phát huy phong trào của Đoàn.
* Thanh niên nông thôn
Đây là một số lượng thanh niên khá đông ở huyện Mai Sơn nơi đây hoạt động Đoàn cũng lúc mạnh lúc yếu theo mùa vụ, vì Đoàn thanh niên ở nông thôn chủ yếu làm nghề nông, nên đầu mùa gieo cấy thì sinh hoạt không thường xuyên, khi hết mùa vụ họ mới tham gia sinh hoạt Đoàn cho nên khó tập trung được tổ chức đoàn vững mạnh.
Đặc biệt đại đa số thanh niên là người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn chưa cao, nhận thức về Đoàn rất hạn chế thậm chí có người chưa hiểu Đoàn là gì. Có một số cán bộ đoàn trình độ thấp, nên thiếu kỹ năng và phương pháp tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn, Hội.
* Thanh niên đô thị
Thanh niên đô thị của huyện Mai Sơn không có nhiều và chủ yếu làm nghề kinh doanh buôn bán. Thanh niên đô thị chủ yếu đi học hoặc đi công tác xa nhà nên rất khó tập trung sinh hoạt không đầy đủ, quan trọng hơn là họ được điều kiện tốt nhất để hoạt động như các công viên, sân vận động bóng đá, bóng truyền, cầu lông, nhà văn hóa…nhưng họ ngại tham gia sinh hoạt Đoàn, họ chú trọng phát triển kinh tế gia đình nhiều hơn. Cũng có thể do tổ chức Đoàn ở cấp cơ sở chưa có những mô hình hay để đủ cuốn hút thanh niên tham gia hoạt động
Đoàn huyện Mai Sơn đã có những kết quả nhất định được sự quan tâm của lãnh đạo của cấp ủy tạo điều kiện của chính quyền địa phương. Trong những năm gần đây, các loại hình sinh hoạt câu lạc bộ rất phổ biến. Trên địa bàn huyện đã thu hút gần 50 mô hình câu lạc bộ với 1.985 đoàn viên, thanh niên tham gia sinh hoạt nổi bật như: Câu lạc bộ gia đình trẻ, câu lạc bộ múa xòe, câu lạc bộ khuyến nông, câu lạc bộ thanh niên, câu lạc bộ phòng chống ma túy…Ban chủ nhiệm của các câu lạc bộ chủ yếu là các đồng chí trong Ban chấp hành Đoàn, do đặc thù chỉ hoạt động và sinh hoạt theo một chuyên đề tổ chức gọn cho nên sinh hoạt rất tốt, nhiều câu lạc bộ có quỹ lớn nên tổ chức được nhiều các hoạt động, các chuyến tham gia du lịch dã ngoại, hành trình về nguồn, quan tâm giải quyết các vấn đề trọng tâm đã góp phần rất lớn trong việc tập hợp thanh niên trong toàn huyện.
3.1.3. Tình hình tổ chức Đoàn.
Đoàn là tổ chức do Đảng trực tiếp sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến phấn đấu vì mục tiêu, lý tưỏng của Đảng.
Đoàn thưòng xuyên chăm lo giáo dục về lý luận chính trị, tư tuỏng phảm chất cách mạng cho ĐVTN nhằm hình thành lớp thanh niên sống có lý tưởng,phân đấu thực hiện đương lối, chủ trương nghị quyết của Đảng.
Đoàn tích cực tham gia xây dựng Đảng (giao dục tuyên truyền về Đảng cho ĐVTN, đóng góp ý kiên phê bình đảng viên lam cho trong sạch, vưng mạnh, giơi thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng).
Đoàn là đội xung kích cánh mạng của Đảng đi đầu trên tất cả lĩnh vực KT- CT;VH-XH.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học XHCN của thanh niên việt nam.Trương học XHCN là môi trương giáo dục rèn luyện định hướng giá trị cho thanh niên theo lý tưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.Đoàn đóng vai trò định hướng có giá trị XHCN cho tuổi trẻ.
Đoàn là môi trường văn hoá, môi trường tiên tiến, môi trương thân ai để thanh niên được rèn luyện giáo dục và trưởng thành. Đoàn là người đại diện,chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổi trẻ.
Đoàn tạo mọi điều kiện tối thiểu, từng bước đáp ứng nhu cầu chính đáng về đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, giúp đoan viên thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ, đảm bảo sự công bằng trong học tập, lao động trước pháp luật và công luận.
Đoàn có nhiệm vụ khuyến khích bảo vệ và phát huy những mặt tốt của ĐVTN giúp họ trưởng thành về mọi mặt. Đồng thời chống những hiện tượng tiêu cực,tệ nạn xã hội góp phần bảo vệ nhân cách, sự phát triển về thể chất và tinh thần của đoàn viên thanh niên.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La.
Đào tạo, bồi dưỡng sử dụng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sỏ là khâu quyết định đối với công tác xây dựng củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh.
Phải kiện toàn ổn định đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt ở cơ sở.
Lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, uy tín với ĐVTN. Cần thay thế những cán bộ Đoàn không đủ phảm chất năng lực, không được ĐVTN tín nhiệm. Cần làm tốt công tác bồi dưỡng cán bộ Đoàn. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tuongr cho ĐVTN. Thường xuyên tổ chức các hoạt đông Đoàn phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của ĐVTN. Đổi mới cách thức sinh hoạt. Chăm lo đến lợi ích của ĐVTN. Xây dưng cơ sở vật chất cho hoạt động của Đoàn. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Phối kết hợp với các nghành, các tổ chức liên quan, tổ chức hoạt động của Đoàn. Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền và các tổ chức xã hội khác.
Làm tố chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn.
3.2.1.Công tác cán bộ
Giúp cho học viên thấy rõ vai trò quan trọng trong công tác cán bộ của Đoàn thanh niên.
Nắm được các đặc trưng, tiêu chuẩn của người cán bộ Đoàn trong giai đoạn hiện nay.
Giải quyết một số tình huống trong công tác tuyển chọn, luân chuyển, quy hoạch và đào tạo cán bộ Đoàn.
BTV huyện Đoàn tiếp tục tham mưu cho BTV huyện ủy, phối hợp với Đảng ủy cơ sở quy hoạch, bồi dưỡng, chọn nhân sự thay thế những đồng chí Bí thư, phó Bí thư cơ sở do chuyển công tác trong đợt Đại hội Đảng bộ các xã, thi trấn trong 6 tháng đầu năm, đã thay thế bổ xung 3 đồng chí bí thư và 4 đồng chí phó bí thư cơ sở. Cấp huyện, đồng chí bí thư huyện đoàn được điều động chuyển công tác phó chánh văn phòng huyện ủy.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức được 5 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn – Hội – Đội cho 324 cán bộ Đoàn cơ sở. Cấp cơ sở, có 4 đồng chí đang học trung cấp lý luận chính trị - hành chính 18 đòng chí đang theo học các lớp đại học, trung cấp tại chức về chuyên môn.
3.2.2.Phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên.
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đoàn kết tập hợp thanh niên ở huyện Mai sơn, tỉnh Sơn La trong thời gian qua, nhằm nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên trong thời gian tới. Em xin đưa ra một số giải pháp sau:
* Một là: Đổi mới lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên. Cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở phải xác định rõ sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định. Vì vậy cấp ủy Đảng các cấp phải có chương trình về công tác thanh niên, phân công cấp ủy phụ trách công tác thanh niên. Định kỳ tổ chức đối thoại trực tiếp với thanh niên và cán bộ Đoàn, tạo cơ chế chính sách để thanh niên thực hiện có hiệu quả các phong trào cách mạng, các chương trình hành động của thanh niên.
* Hai là: Đổi mới công tác cán bộ Đoàn từ khâu tuyển chọn, đào tạo sử dụng và luân chuyển cán bộ. Coi trọng nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn thông qua việc sinh hoạt chi Đoàn, quản lý đoàn viên, công tác đoàn vụ với phương châm “Chất lượng cơ sở là trọng tâm, cán bộ là then chốt, tập hợp đoàn kết thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu”.
* Ba là: Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa phương thức tập hợp, đoàn kết thanh niên các chương trình kế hoạch hoạt động của Đoàn – Hội, hướng về cơ sở trên cơ sở đem lại lợi ích chính đáng cho đoàn viên, thanh niên bằng chương trình, kế hoạch cụ thể sát với điều kiện thực tế của địa phương.
* Bốn là: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết phong trào thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng và chế độ thông tin báo cáo hai chiều.
*Năm là: Làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong huyện đối với công tác thanh niên tạo điều kiện thuân lợi để tổ chức hoạt động thanh niên có hiệu quả, nhằm xã hội hóa công tác thanh niên.
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, việc nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam, sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ đoàn ở huyện Mai Sơn, đặc biệt là cán bộ đoàn ở cơ sở linh hoạt sáng tạo trong việc vận dụng các phương thức tập hợp, đoàn kết thanh niên, mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đoàn Hội trong điều kiện mới
3.2.3. Về cơ chế chính sách.
Giải quyết viêc làm làm cho thanh niên , tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên là một ưu tiên hàng đầu của Đảng và nhà nước. Khuyến khích thanh niên hăng say lập nghiệp, tự tạo việc làm và giúp nhau tạo việc làm. Nhà Nước tổ chức và huy động thanh niên tham gia xây dựng các công trình, các lĩnh vực, các vùng kinh tế quan trọng, đầu tư ngân sách chính đáng cho các chương trình giải quyết việc làm. Mở rộng việc cho các gia đình vay vốn để sản xuất kinh doanh.
Sửa đổi, bổ sung những quy định về quả lý lao động và cư trú để thanh niên dễ dàng tìm việc làm. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Mở rộng mamg lưới dạy nghề và giới thiệu việc lam cho thanh niên. Đáp ứng thiêt thực các yêu cầu về học tập, lao động, sinh hoạt văn hoá, du lịch, thể dục, thể thao, xây dựng hạnh phúc gia đình cho thanh niên.
Bồi dưỡng tài năng trẻ, giao việc cho thanh niên, sử dụng và đề bạt cán bộ trẻ vào vị trí xứng đáng với đức - tài của họ, nâng cao tỷ lệ cán bộ trẻ trong cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp, các nghành.
Tổ chức tốt việc phục hồi chức năng, chăm lo dạy nghề, dạy văn hoá, bố trí viêc làm thích hợp cho thương binh, thanh niên, thiếu niên tàn tật.Có chủ trương, biện pháp cụ thể thích hợp đối với các hoạt động của thanh niên dân tộc.
3.3.Kiến nghị, đề xuất.
Từ những khó khăn, thách thức trong công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Em xin kiến nghị một số vấn đề cụ thể như sau:
3.3.1. Đối với cấp ủy Đảng.
Đảng ủy từ cấp huyện đến cơ sở cần có nội dung cụ thể để tổ chức quán triệt một cách sâu sắc việc thực hiện các nghị quyết của Đảng ủy trên về công tác thanh niên. Cần xây dựng những chương trình mang tính chiến lược cho thanh niên.Các cấp ủy đảng cần quan tâm hơn nữa đến tổ chức Đoàn tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên có sân chơi bổ ích.
Huyện ủy cần thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy cơ sơ xây dựng quy chế về việc Đoàn thanh niên tham gia xây dựng Đảng. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đất nước ta đã và đang giữ vững ổn định chinh trị - Văn hoá - Xã hôi và phát triển kinh tế. Là một nước vẫn còn trẻ, vừa bước vào kinh tế hội nhập kinh tế thế giới với nhiều khó khăn và thách thức lớn, những năm gần đây nước ta có rất nhiều người tài trên các lĩnh vực toán học, điện tử, các lĩnh vực nghiên cứu khoa học….là sinh viên hoặc công nhân, kỹ sư của các nhà máy, xí nghiệp đã đạt danh hiệu, giải quốc tế…,lực lương lao động phần lớn là thanh niên đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò tầm quan trong của mình trong thời đại CNH, HĐH đất nước.
3.3.2. Đối với chính quyền địa phương
Tạo điều kiện đầy đủ về kinh phí, về cơ sở vật chất cho hoạt động Đoàn như: trụ sở làm việc, các tụ điểm vui chơi giải trí, các phương tiện phục vụ hoạt động của Đoàn thanh niên.
Cần quan tâm đến giải pháp việc làm và tăng thu nhập cho đoàn viên, thanh niên tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ Đoàn.
3.3.3. Đối với các ban ngành đoàn thể có liên quan.
Phối hợp đồng bộ với các ban ngành đoàn thể trong công tác thanh niên.
3.3.4. Đối với tỉnh Đoàn Sơn La.
Ban thường vụ, Ban chấp hành tỉnh Đoàn cần xây dựng những kế hoạch hoạt động cho từng quý phù hợp với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đáp ứng khát vọng của tuổi trẻ.
Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tạo điều kiện hoạt động cho thanh niên.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh cho thanh niên, cung cấp thường xuyên tài liệu và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn cơ sở.
3.3.5. Đối với huyện Đoàn Mai Sơn.
Cần tiếp tục quan tâm đầu tư cải tiến, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt và phương thức hoạt động phù hợp với đối tượng thanh niên nhất là những thanh niên chưa tham gia tổ chức Đoàn, chú trọng phát huy tính tình nguyện, xung phong của tuổi trẻ, xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác từng tháng, năm, phân công công tác phụ trách cán bộ từng mặt công tác. Thường xuyên đến cơ sở để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của tuổi trẻ.
Cần tuyên truyền và tổ chức hoạt động để khẳng định vai trò chính trị của tổ chức Hội, khơi dậy phát huy tinh thần tự nguyện của tuổi trẻ, tạo điều kiện cho tuổi trẻ tham gia giải quyết nhu cầu chính đáng của họ chú trọng phát triển quê hương.
Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kiến thức khoa học kỹ thuật cho thanh niên để áp dụng vào sản xuất sinh hoạt.
Tổ chức các hoạt động tập thể hữu ích cho thanh niên, giúp thanh niên được giao lưu học hỏi và tham gia các mô hình làm kinh tế giỏi hình thành quỹ thanh niên lập nghiệp hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh.
Chỉ đạo thu đoàn phí đạt chỉ tiêu và kế hoạch thường xuyên tổ chức giao lưu kết nghĩa giữa các Đoàn cơ sở, cơ quan… để thắt chặt tình đoàn kết.
KẾT LUẬN
Thanh niên trong mọi thời kỳ lịch sử đều được thừa nhận là lực lượng quan trọng của cách mạng, do vậy Đảng ta rất coi trọng công tác thanh niên nói chung và công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên nói riêng, coi đó là vấn đề sống còn của dân tộc mình quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Do vậy vấn đề tập hợp, đoàn kết thanh niên là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.
Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi đoàn viên, thanh niên cũng như các cấp bộ Đoàn phải nỗ lực vượt bậc nhanh chóng khắc phục những hạn chế yếu kém, nắm bắt khoa học công nghệ hiện đại để thực hiện thành công chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc đổi mới và phát triển đất nước vững chắc.
Đối với huyện Mai Sơn hiện nay, công tác tập hợp, đoàn kết đoàn viên thanh niên nói chung và đổi mới phương thức tập hợp, đoàn kết nói riêng luôn được các tổ chức Đoàn các cấp hết sức coi trọng vì tập hợp, đoàn kết thanh niên vào tổ chức Đoàn - Hội tạo môi trường cho hoạt động rèn luyện và trưởng thành là trách nhiệm của tổ chức Đoàn. Nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tác Đoàn cũng như việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của địa phương.
Trong thời gian qua, huyện Đoàn Mai Sơn luôn phát huy tốt vai trò của mình, đã triển khai các chỉ thị, Nghị quyết xuống đến cơ sở. Từng bước nâng cao chất lượng Đoàn cơ sở đồng thời mở rộng các hình thức phương thức tập hợp, đoàn kết thanh niên với các chỉ tiêu cụ thể.
Bên cạnh đó để hoạt động đem lại kết quả cao và đánh giá được thực trạng các cơ sở Đoàn, huyện Đoàn đã cử cán bộ xuống cơ sở trực tiếp sinh hoạt với đoàn viên, thanh niên, tìm hiểu những nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên phù hợp với từng cơ sở Đoàn. Tuy nhiên công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên huyện Mai Sơn cũng còn gặp nhiều khó khăn cần được quan tâm hơn nữa của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của cán bộ Đoàn các cấp huyện Mai Sơn.
Công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng, là việc làm thường xuyên của tổ chức Đoàn nhằm góp phần thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các Mác - Ăngghen: Về giáo dục thanh niên, NXB Matxcơva 1972.
2. Hồ Chí Minh: về giáo dục thanh niên - Nxb Thanh niên, Hà Nội 1980.
3. Lênin toàn tập: tập 1, Nxb Matxcơva 1978.
4. Lênin toàn tập: tập 4, Nxb Matxcơva 1978.
5. Lênin bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên Hà Nội.
6. Văn kiện Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ IX, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
7. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng củng cố tổ chức Đoàn, Nxb Thanh niên Hà Nội 1999.
8. Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu niên năm 2008.
9. Báo cáo sơ kết công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu niên năm 2009.
10. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện Mai Sơn lần thứ XVIII.
11. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII.
12. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mai Sơn lần thứ XVIII.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH : Ban chấp hành
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐVTN : Đoàn viên thanh niên
CLB : Câu lạc bộ
ĐCSVN : Đảng cộng sản Việt Nam
TTN : Thanh thiếu niên
ĐH : Đại học
CĐ : Cao đẳng
TC : Trung cấp
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
LĐTB&XH : Lao động thương binh và xã hội
CNH,HĐH : Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KHCN : Khoa học công nghệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các phương thức đoàn kết, tập hợp thanh niên trên địa bàn huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La.doc