Các phương tiện thanh toán thường sử dụng trong mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu

I. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG MUA BÁN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU 1. Hối phiếu 2. Thẻ tín dụng ( Credit Card) 3. Séc (cheque) 4. Lệnh phiếu ( Promissory Note) II . CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ QUY ĐỊNH TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. 1. Điều kiện về tiền tệ 2. Điều kiện về địa điểm thanh toán. 3. Điều kiện và thời gian thanh toán 4. Điều kiện về phương thức thanh toán I. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG MUA BÁN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU Các phương tiện thanh toán thường sử dụng trong mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu hiện nay là: (1) Hối phiếu ( Bill of lading) (2) Thẻ tín dụng ( Credit card) (3) Séc ( Cheque) (4) Lệnh phiếu( Promissory Note) 1. Hối phiếu Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho ngừơi khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiều, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định, hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu. Nguồn luật điều chỉnh việc ký phát và sử dụng hối phiếu

doc22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5277 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các phương tiện thanh toán thường sử dụng trong mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THANH TOÁN I. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG MUA BÁN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU Các phương tiện thanh toán thường sử dụng trong mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu hiện nay là: Hối phiếu ( Bill of lading) Thẻ tín dụng ( Credit card) Séc ( Cheque) Lệnh phiếu( Promissory Note) Hối phiếu Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho ngừơi khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiều, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định, hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu. Nguồn luật điều chỉnh việc ký phát và sử dụng hối phiếu .Luật quốc tế Luật thống nhất về hối phiếu (ULB- Uniform law for bill of Exchange) ban hành năm 1930 (thường gọi: ULB 1930). Luật này được áp dụng ở các nước Châu Âu lớn. Văn kiện về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế : do Uỷ ban luật quốc tế của Liên Hợp quốc ban hành. Số hiệu văn kiện: A/CN9/211. tất cả các nước thuộc liên Hợp quốc đều có thể áp dụng văn kiện này. Luât quốc gia mang tính quốc tế Đạo luật về hối phiếu của Anh năm 1882 ( Bill of Exchange Acts) viết tắt là BEA. Bộ luật thương mại Mỹ ( Uniform commercial code – UCC). Luật này đựơc áp dụng ở Mỹ và các nước theo luật Mỹ. Ở Việt Nam: Pháp lệnh thương phiếu 1999. Những vấn đề pháp lý liên quan đến việc tạo lập hối phiếu Các chủ thể trong quan hệ lưu thông hối phiếu gồm: Người ký phát hối phiếu ( Drawer). Người bị ký phát hối phiếu ( Drawee): Còn gọi là người trả tiền. Trong ngoại thương, người bị ký phát hối phiếu thường là người nhập khẩu hoặc ngân hàng của người nhập khẩu. Các chủ thể khác: + Người hưởng lợi hối phiếu. + Người ký hậu. + Người được ký hậu. + Người cầm phiếu: Là người hưởng lưọi cuối cùng của hối phiếu mang hối phiếu xuất trình đòi tiền con nợ. Điều kiện chủ thể. Theo ULB 1930: Các chủ thể trong quan hệ lưu thông hối phiếu phải có năng lực hành vi và năng lực pháp lý. Theo Pháp lệnh thương phiếu Việt Nam 1999: Các chủ thể trong quan hệ lưu thông hối phiếu phải là pháp nhân. Lưu ý: Nếu người ký phát hối phiếu không đủ điều kiện chủ thể thì người bị ký phát có thể từ chối thanh toán. Nếu các chủ thể trong quan hệ lưu thông hối phiếu không đủ điều kiện chủ thể thì hối phiếu sẽ không có giá trị thanh toán. Việc tạo lập hối phiếu Về hình thức: Hối phiếu phải đươc lập bằng văn bản. Mẫu hối phiếu ở Việt Nam hiện nay là mẫu hối phiếu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Doanh nghiệp phải lập hối phiếu theo mẫu này. Ở các nước khác, hình thức mẫu hối phiếu thương mại do doanh nghiệp tự phat hanhg. Hình thức mẫu hối phiếu không quyết định giá trị pháp lý của hối phiếu. Ngôn ngữ của hối phiếu: Luật quốc tế không quy định rõ ngôn ngữ của hối phiếu bắt buộc là ngôn ngữ nào, chỉ quy định một thứ tiếng nhất định và thống nhất. Một hối phiếu sẽ không có giá trị pháp lý nếu như nó được lập bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, hay trên hối phiếu viết bằng bút chì, bằng thứ mực dễ phai ( ví dụ: mực đỏ). Nhưng theo Pháp lệnh thương phiếu Việt Nam, ngôn ngữ trên hối phiếu là Tiếng Việt. Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ hối phiếu là tiếng Anh và tiếng Việt. Hối phiếu không được sửa chữa rồi đóng dấu “ correct” như một vài chứng từ khác ( chẳng hạn vận đơn). nếu hối phiếu đã phát hành sai thì phải đựơc phát hành lại. Hối phiếu có thể lập thành một hay nhiều bản, mỗi bản đều đánh số thứ tự, các bản đều có giá trị như nhau( nghĩa là : hối phiếu chỉ có bản chính, không có bản phụ). Vì vậy, không được gửi hơn một bản hốiphiếu trong cùng một bộ chứng từ. Khi thanh toán, người ta thường gửi hối phiếu cho người trả tiền làm hai lần kế tiếp nhau đề phòng sự thất lạc, bản nào đến trước thì sẽ được thanh toán, bản nào đến sau sẽ trở thành vô giá trị. Vì vậy trên hối phiếu thường ghi câu: “ Sau khi nhìn thấy bản thứ nhất của hối phiếu này ( bản thứ hai cùng ngày tháng và nội dung không trả tiền)...:” ở bản số một của hối phiếu. Bản số hai của hối phiếu lại ghi “ sau khi nhìn thấy bản thứ hai của hối phiếu này( bản thứ nhất cùng ngày tháng và nội dung không trả tiền)...:”. Về nội dung Sau đây là một mẫu hối phiếu hướng dẫn chi tiết các nội dung ghi trên hối phiếu NO1-02-112(1) BILL OF EXCHANGE(2) FOR USD 18.880.000(3) (4) HANOI SEP.14.2002(5) At 90 days after (6)... sight of this First bill of exchange ( second of the same tenor and date being unpaid) pay to the order of Bank for Foreign Trade of Vietnam, Hanoi branch (7)... the sum of US dollar eighteen thousand eight hundred and eighty only....(8) Value received and charge the same to account of Sanyo Co., Ltd, Tokyo Japan... (9a) L/C No. 02503021 LC 02 dated June 10th 2002 (9b). To: Sumitomo bank .....Japan(10) Generalexim Company ....Hanoi Vietnam (11) Giải thích các điểm ghi trong hối phiếu : (1)Số hối phiếu : Đây là số do người xuất khẩu tự lập ra để tự theo dõi, là mục không bắt buộc. (2)Tiêu đề của hối phiếu: tiêu đề của hối phiếu là bắt buộc đối với các hối phiếu ký phát theo ULB 1930 và Pháp lệnh thương phiếu Việt Nam, nhưng là không bắt buộc theo pháp luật Anh Mỹ. (3)Số tiền của hối phiếu: Có thể ghi bằng số và/ hoặc ghi bằng chữ. (4)Địa điểm lập hối phiếu: Địa điểm này có ý nghĩa để chọn luật điều chỉnh về hình thức của hối phiếu. Địa điểm tạo lập hối phiếu không nhất thiết phải là nơi hối phiếu được viết ra, nó có thể là nơi có trụ sở kinh doanh của người ký phát. (5)Ngày tháng ký phát: Tất cả các nguồn luật này đều quy định ngày tháng ký phát bắt buộc phải ghi trên hối phiếu. Nếu thiếu mục này, hối phiếu không có giá trị pháp lý. Ngày tháng ký phát hối phiếu vừa là mốc để xác định năng lực pháp lý, năng lực hành vi và tư cách pháp nhân của các chủ thể tham gia vào lưu thông hối phiếu, vừa là để xác định thời hạn hối phiếu phải được xuất trình theo luật để đòi tiền. Theo ULB 1930: Thời hạn hối phiếu phải được xuất trình là 1 năm. Theo pháp lệnh thương phiếu Việt Nam: Thời hạn hối phiếu phải được xuất trình là 90 ngày. (6)Thời hạn trả tiền của hối phiếu: Trả tiền ngay ghi “at....sight”. giữa “at” và “sight” không ghi gì hoặc thường được gạch chéo ( “at....sight” hoặc “at...\...sight”). Bán chịu ghi “at ...days after sight”. Điền số ngày vào giữa “at” và “sight”. (7) Tên người hưởng lợi đầu tiên của hối phiếu: Nếu sau “pay to” là “the order of”: Hối phiếu là loại hối phiếu theo lệnh. Nếu sau “pay to” là tên của người hưởng lợi ( không có “the order of”): Hối phiếu là hối phiếu đích danh. Nếu sau “pay to” không ghi gì: Hối phiếu là hối phiếu vô danh ( trên thực tế không có loại hối phiếu này). (8)Số tiền của hối phiếu: Mẫu hối phiếu thường ghi: “ the sum of...” và ghi tiền vào chỗ trống sau “ the sum of...” Số tiền của hối phiếu còn được ghi ở mục (3). Theo luật ULB 1930: số tiền của hối phiếu phải ghi là một số tiền nhất định được ghi đơn giản và rõ ràng bằng số và / hoặc bằng chữ. Không được ghi mức lãi suất vào bên cạnh số tiền mức lãi suất cụ thể đối với trường hợp hối phiếu là hối phiếu trả tiền sau. Theo pháp lệnh thương phiếu của Việt Nam: Số tiền ở mục (8) phải ghi đồng thời bằng chữ và bằng số. Lưu ý: Trường hợp nếu số tiền ghi bằng chữ khác với số tiền ghi bằng số thì: Theo Luật Mỹ: + Điều khoản đánh máy sẽ bị loại bỏ điều khoản in sẵn. + Điều khoản viết tay sẽ loại bỏ điều khoản đánh máy và in sẵn. + Điều khoản bằng chữ sẽ loại bỏ điều khoản bằng số. Theo ULB 1930: + Điều khoản bằng chữ có giá trị thanh toán. Theo Pháp lệnh thương phiếu Việt Nam: Số tiền nhỏ hơn sẽ được thanh toán Trường hợp có sự khác nhau giữa số tiền ghi ở mục (3) và số tiền ghi ở mục (8) thì theo ULB 1930 số tiền nhỏ hơn sẽ có giá trị. (9a) “ Mọi chi phí và giá trị nhận được đồng thời tính vào tài khoản của người mua”: thường thì sau “ to account of” được để trống sau đó sẽ điền tên người mua. (9b)Số hiệu và ngày mở L/C. Lưu ý: Các mục (9a) và (9b) chỉ có trong hối phiếu sử dụng trong thanh toán bằng L/C. (10) Tên và địa chỉ, chữ ký của người ký phát. (11) Vị trí để ghi tên, địa chỉ và chữ ký của người được ký phát hối phiếu. Có thể thấy các nguồn luật điều chỉnh trên quy định khá khác nhau về nội dung và hình thức của hối phiếu, cách sử dụng hối phiếu. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét tờ hối phiếu mình đang có trong tay là hốip hiếu do luật nào điều chỉnh, tránh trường hợp hiểu nhầm đáng tiếc. Thẻ tín dụng ( Credit Card) Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán hiện đại do Ngân hàng phát hành cho phép chủ sở hữu thẻ sử dụng nó để thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ với một hạn mức chi tiêu nhất định hoặc để rút tiền mặt khi cần thiết. Quy trình thanh toán: Bước 1: Ngân hàng phát hành thẻ cho chủ sở hữu thẻ sử dung. Điều kiện để được phát hành thẻ là Ngân hàng đó phải là thành viên chính thức của các tổ chức thẻ quốc tế lớn. Bước 2: Chủ thẻ sử dụng thẻ để đi mua hàng hoá và dịch vụ tại các cơ sở bán hàng mà việc thanh toán bằng thẻ được chấp nhận. Bước 3: Cơ sở chấp nhận thẻ gửi một hoá đơn thanh toán cho Ngân hàng đại lý thanh toán. Bước 4: Ngân hàng đại lý thanh toán kiểm tra các thông tin rồi ghi cho cơ quan chấp nhận thẻ. Bước 5: Ngân hàng đại lý thanh toán báo nợ về Ngân hàng phát hành. Bước 6: Quyết toán thẻ giữa chủ thẻ và Ngân hàng phát hành thẻ theo định kỳ. Séc (cheque) Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho Ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người đó hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay chuyển khoản. séc có đặc điểm là có giá trị thanh toán như tiền tê nhưng không phải là tiện tệ. Séc có thời hạn thanh toán, nếu séc xuất trình chậm quá quy định sẽ bị từ chối thanh toán. Lệnh phiếu ( Promissory Note) Lệnh phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập nên phiếu phát ra hứa sẽ trả tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó. Lệnh phiếu có đặc điểm cơ bản: Kỳ hạn của kỳ phiếu được quy định rõ. Một kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi. II . CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ QUY ĐỊNH TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, điều kiện thanh toán thường gồm 4 điều kiện sau: Điều kiện về tiền tệ Điều kiện về địa điểm thanh toán Điều kiện về thời gian Điều kiện về phương thức thanh toán 1. Điều kiện về tiền tệ Trong điều kiện này người ta thường quy định rõ: Đồng tiền tính giá Đồng tiền thanh toán Điều kiện về đảm bảo hối đoái Về đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán ( Xin xem phần hợp đồng mua bán ngoại thương) Về điều kiện đảm bảo hối đoái Điều kiện đảm bảo ngoại hối Là lựa chọn một loại đồng tiền tương đối ổn định và xác định mối quan hệ tỷ giá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị của tiền tệ thanh toán. Có hai cách quy định như sau: Cách 1: trong trường hợp quy định đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán là một loại tiền, đồng thời phải xác định tỷ giá giữa đồng tiền đó với một đồng tiền khác ( thường là đồng tiền tương đối ổn định). Đến khi trả tiền, nếu tỷ giá đó thay đổi thì giá trị cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng phải được điều chỉnh một cách tương ứng. Ví dụ:Đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là phrăng Pháp(FRF), tổng giá trị hơp đồng là 1.000.000 FRF, xác định quan hệ tỷ giá với đồng đôla Mỹ là đồng tiền tương đối ổn định: 1USD= 5FRF. Đến lúc trả tiền, tỷ giá thay đổi là 1USD= 6FRF thì tổng giá trị hợp đồng phải được điều chỉnh lại là 1.200.000 FRF Cách 2: Trong trường hợp quy định đồng tìên tính toán và đồng tiền thanh toán là một đồng tiền( thường là đồng tiền tương đối ổn định) và thanh toán bằng đồng tiền khác ( tuỳ thuộc vào sự thoả thuận trong hợp đồng). Khi trả tiền, căn cứ vào tỷ giá giữa đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán để tính ra số tiền phải trả là bao nhiêu. Ví dụ: Trong hợp đồng lấy đôla Mỹ làm đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán, tổng giá trị hợp đồng là 100.000 USD, thanh toán bằng phrăng Pháp, đến lúc trả tiền, tỷ giá hối hoá giữa đồng đôla Mỹ và phrăng Pháp là:1USD= 5FRF thì số tiền phải trả là 500.000 FRF. Đây là cách thường dùng trong thanh toán quốc tế hiện nay. Trong hai cách đảm bảo ngoại hối trên, cần chú ý tới vấn đề tỷ giá thanh toán là tỷ giá nào. Người ta thường lấy tỷ giá trung bình giữa tỷ giá thấp nhất và tỷ giá cao vào ngày hôm trước trả tiền. Trong trường hợp hai đồng tiền cùng sụt giá một mức độ như nhau thì điều kiện đảm bảo ngoại hối mất tác dụng. Điều kiện đảm bảo bằng vàng hình thức thường dùng của điều kiện đảm bảo bằng vàng là giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng mua bán được quy định bằng một đồng tiền nào đó và xác định giá trị vàng của đồng tiền này. nếu giá trị vàng của đồng tiền đó thay đổi thì giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng mua bán phải được điều chỉnh lại một cách tương ứng. Các quy định điều kiện đảm bảo bằng vàng như sau: Quy định một đồng tiền tính toán và một đồng tiền thanh toán đồng thời quy định giá vàng lúc đó trên thị trường thay đổi so với giá vàng lúc ký kết thì giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng cũng sẽ được điều chỉnh một cách tương ứng. Cách đảm bảo này phản ánh nhạy bén tình hình biến động của tiền tệ lên xuống nhưng chỉ có hiệu quả khi thị trường vàng tương đối ổn định và chỉ áp dụng ở những mức có liên quan trực tiếp tới vàng và có thị trường vàng tự do. Trong trường hợp tại nước mà đồng tiền nước đó được dùng để thanh toán không có thị trường vàng tự do hoặc thị trường vàng nước đó không thể nói rõ được tình hình thực tế, người ta có thể căn cứ vào giá vàng trên thị trường của một nước khác. Ví dụ: Tổng giá trị hợp đồng là 1.000.000 curon Đan Mạch ( hàm lượng vàng của curon Đan Mạch là 0,12866 gam vàng nguyên chất). Khi trả tìên căn cứ vào giá vàng thị trường London ngày hôm trước ngày trả tiền của số vàng ngang với trị giá vàng của 1.000.000 curon Đan Mạch hôm trả tiền nhưng số curon này không được ít hơn 1.000.000 curon Đan Mạch. Người bán hàng có quyền yêu cầu dùng tỷ giá điện hối bán bảng Anh của ngày hôm trứơc hôm trả tiền tại Copenhagen, Đan Mạch. Điều kiện về địa điểm thanh toán. Trong hợp đồng có thể quy định địa điểm thanh toán ở nước người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc ở nước thứ ba. Điều kiện và thời gian thanh toán. Trong hợp đồng mua bán quốc tế, điều kiện thời gian thanh toán thường có 3 cách quy định . Thời hạn trả tiền trước Sau khi ký hợp đồng nhưng trước ngày giao hàng người nhập khẩu sẽ trả cho người xuất khảu một phần hoặc toàn bộ tiền hàng. Thời hạn trả tiền ngay Có 5 cách quy định thời hạn trả tiền ngay thường sử dụng trong hợp đồng là: Trả tiền ngay COD( Cash on Delivery ) : Người nhập khẩu sẽ trả tiền ngay cho người xuất khẩu sau khi nhạnh đựơc thông báo người xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người vận tải. Trả tiền ngay COB (Cash on Board ): người nhập khẩu trả tiền ngay cho người xuất khẩu sau khi nhận đựơc thông báo người xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng lên phương tiện ở cảng đi. Trả tiền ngay D/P ( At sight document against payment): người nhập khẩu sau khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu sẽ trả tiền ngay cho người xuất khẩu. Trả tiền ngay D/P sau X ngày: Người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu sau khi nhận được bộ chứng từ từ 5 ngày đến 7 ngày. Trả tiền ngay COR (Cash on receipt): Người Người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu sau khi nhận được hàng ( trong hợp đồng cẩn quy định rõ thế nào là việc người mua đã nhận hàng). Thanh toán trả tiền sau Điều kiện về phương thức thanh toán Một số phương thức thanh toán thường dùng trong thanh toán quốc tế: Phương thức thanh toán chuyển tiền. Là phương thức mà trong đó khách hàng ( người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của người chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Phương tiện chuyển tiền có thể bằng điện ( Telegraphic Transfer) hoặc bằng thư ( Mail Transfer). Trình tự nghiệp vụ: Ngân hàng chuyển tiền Bước 1: Giao dịch thương mại: Người xuất khẩu và người nhập khẩu thoả thuận mua bán thanh toán bằng phương thức chuyển tiền. Sau khi ký hợp đồng, người xuất khẩu giao luôn trực tiếp hàng hoá và chứng từ cho người nhập khẩu. Bước 2: Sau khi nhập hàng xong, người nhập khẩu viết giấy yêu cầu chuyển tiền gửi tới ngân hàng của mình đề nghị ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người xuất khẩu. Các thủ tục chính ở bước này gồm: Người nhập khẩu điền vào mẫu giấy yêu cầu chuyển tiền gọi là lệnh chuyển tiền. Lưu ý: Khách hàng được chuyển tiền ra nước ngoài hay không phụ thuộc vào luật quản chế ngoại hối của quốc gia , không có văn bản pháp lý quốc tế. ở Việt Nam, xem nghị định 63. Người nhập khẩu xuất trình cho ngân hàng chứng từ thương mại ( gồm hợp đồng mua bán ngoại thường, Bộ chứng từ gửi ngân hàng của người xuất khẩu gửi đến, uỷ nhiệm chi ngoại tệ và chi phí chuyển tiền) và giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ( nếu có). Giấy yêu cầu chuyển tiền cần ghi rõ và đủ: + Tên người hưởng lợi, địa chỉ đầy đủ của người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu. + Số ngoại tệ xin chuyển cần ghi rõ bằng số và bằng chữ, loại ngoại tệ. + Lý do chuyển tiền + Những yêu cầu khác. + Ký tên, đóng dấu. Bước 3: Ngân hàng lập lệnh chuyển tiền đối ngoại cho ngân hàng đại lý. Bước 4: Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người xuất khẩu. Phương thức thanh toán nhờ thu ( Collection of payment) Khái niệm: Phương thức thanh toán nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc ứng một dịch vụ cho khách hàng uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiều của người bán lập ra. Nguồn pháp lý điều chỉnh: Quốc tế: Quy tắc điều chỉnh phương thức thanh toán bằng nhờ thu ( Uniform Rules for the Collection – URC.522.ICC.1995) Quốc gia: Các văn bản pháp luật quốc gia có liên quan. ở Việt Nam, phương thức thanh toán bằng nhờ thu cũng được điều chỉnh bởi URC.522.ICC.1995 Lưu ý: Muốn sử dụng URC.522.ICC.1995 phải dẫn chiếu vào hợp đồng. Các chứng từ sử dụng bởi phương thức thanh toán nhờ thu gồm: Chứng từ tài chính: Hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các chứng từ khác được sử dụng nhằm mục đích thu tiền. Chứng từ thương mại: Hoá đơn, các chứng từ vận tải, các chứng từ về quyền sở hữu hàng hoá hoặc các chứng từ mà không phải chứng từ tài chính. Có hai loại nhờ thu thường dùng trong thanh toán quốc tế: (1)Nhờ thu phiếu trơn ( Clean Collection) Người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi ngân hàng thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng. Trình tự nghiệp vụ: Bước 1: Người xuất khẩu và người nhập khẩu ký hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc một giao dịch thương mại nói chung trong đó thoả thuận sử dụng phương thức thanh toán là nhờ thu trơn. trên cở sở hợp đồng mua bán ngoại thương, người xuất khẩu sẽ giao hàng và giao luôn chứng từ thương mại cho người nhập khẩu. Bước 2: Người xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu và gửi ngân hàng của mình nhờ thu hộ tiền từ ngân hàng người mua trên cơ sở một chỉ thị nhờ thu ( có mẫu in sẵn ở ngân hàng). Bước 3: Ngân hàng người xuất khẩu sẽ chuyển hối phiếu nhờ thu hộ cho ngân hàng đại lý trên cơ sở một thư uỷ thác nhờ thu gửi ngân hàng đạilý. Bước 4: Ngân hàng của người xuất khẩu xuất trình hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu. Bước 5: Nếu hối phiếu là loại tiền trả ngay thì người nhập khẩu sẽ trả tiền ngay cho người xuất khẩu. Nếu hối phiếu là loại chấp nhận có kỳ hạn thì người nhập khẩu sẽ chấp nhận và ngân hàng của người nhập khẩu sẽ chuyển hối phiếu đã chấp nhận cho ngân hàng của người xuất khẩu Ngân hàng chuyển chứng từ Ngân hàng thu và xuất trình chứng từ Người bán Người mua (2)Nhờ thu kèm chứng từ ( Documentary Collection): Người bán hàng uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi ngân hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ để người mua nhận hàng. Trình tự nghiệp vụ: Các bước trong nhờ thu kèm chứng từ tương tự như các bước trong nhờ thu trơn, chỉ khác ở bước (2) là người bán sẽ lập một bộ chứng từ là ký phát hối phiếu gửi tới ngân hàng nhờ ngân hàng nhờ thu hộ tiền từ người mua, và bước (4): ngân hàng thu và xuất trình chứng từ chỉ trao chứng từ gửi hàng cho người mua nếu như người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu. Phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary Credit) Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bằng văn bản trong đó một ngân hàng ( ngân hàng mở tín dụng ) theo yêu cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác ( người hường lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Nguồn pháp lý điều chỉnh: Nguồn pháp lý quốc tế: + Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của ICC Unform Custom and practice for the Documentary Credit – UCP 500, ICC 1993. + Thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế- International Standard Banking Practice – ISBP. No 645.ICC.10/2002. + Phụ trương UCP 500 dành cho việc xuất trình các chứng từ điện tử – Supplement to UCP 500 for presentation of electronic documents- eUCP 1.0, ICC.4/2002. + Một số văn bản khác chủ yếu dùng cho các ngân hàng. Các văn bản pháp luật liên quan ở Việt Nam: + Luật dân sự Việt Nam 1995. + Luật thương mại 1997 ( đang trong quá trình sửa đổi) + Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam 1998. + Nghị định 63/CP/1998 về quản lý ngoại hối. + Nghị định 64/CP/2001 về tổ chức công tác thanh toán giữa các tổ chức tín dụng Trình tự nghiệp vụ: Bước 1: Người nhập khẩu viết giấy yêu cầu mở L/C gửi tới ngân hàng của mình đề nghị ngân hàng phát hành một thư cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Bước 2: Ngân hàng của người nhập khẩu nếu chấp nhận việc mở L/C của người nhập khẩu sẽ được phát hành L/C cam kết trả tiền cho người nhập khẩu. Bước 3: Người nhập khẩu sau khi nhận được L/C và trên L/C ghi rõ ngân hàng đó là ngân hàng thông báo, thì ngân hàng đó sẽ thông báo L/C cho người nhập khẩu Bước 4: Người xuất khẩu sau khi nhận được L/C và trên L/C quy định người xuất khẩu là người hưởng lợi thì tiến hành kiểm tra L/C, nếu chấp nhận thì sẽ giao hàng cho người nhập khẩu. Nếu không chấp nhận thì liên lạc với người nhập khẩu để tu chỉnh L/C, rồi giao hàng khi đã chấp nhận L/C. Bước 5: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định của L/C xuất trình tới ngân hàng thông báo. Bước 6: Ngân hàng thông báo sau khi nhận được bộ chứng từ sẽ chuyển nó tới ngân hàng phát hành. Bước 7: ngân hàng phát hành kiểm tra toàn bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C thì ngân hàng phát hành sẽ trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu của người hưởng lợi. Bước 8: Ngân hàng phát hành chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu. Bước 9: Người nhập khẩu kiểm tra lại bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C thì người nhập khẩu trả tiền cho ngân hàng phát hành. Nếu bộ chứng từ không phù hợp với quyđịnh của L/C thì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán. Lưu ý: + Về việc kiểm tra L/C: Kiểm tra L/C là khâu cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. nếu không phát hiện được sự phù hợp giữa L/C với hợp đồng mà người xuất khẩu cứ tiến hành giao hàng theo hợp đồng thì sẽ không đòi được tiền, ngược lại, nếu giao hàng theo yêu cầu của L/C thì vi phạm hợp đồng. Cơ sở kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán ngoại thương. + Các nộidung L/C cần kiểm tra kỹ: (1)Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C ( No of L/C, place and date of issuing). Mỗi L/C đều có số hiệu riêng dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến L/C và để ghi các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán. Địa điểm mở L/C: có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp (nếu có). Ngày mở L/C: là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở L/C đúng hạn hay không. (2)Tên ngân hàng mở L/C (opening bank; issuing bank). Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra tên và địa chỉ ngân hàng mở L/C có thật không. Còn người xuất khẩu kiểm tra xem L/C có được mở đúng tại ngân hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán ngoại thương hay không. (3)Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo ( advising bank), ngân hàng trả tiền (Negotiating Bank or Paying Bank), ngân hàng xác nhận ( Confirming Bank). (4)Tên và địa chỉ người thụ hưởng ( benificiary hoặc L/C có ghi In favour of...). (5)Tên và địa chỉ người mở L/C. (6)Số tiền của L/C ( amount): Số tiền của L/C vừa ghi bằng số vừa ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên của đơn vị tiền tệ phải ghi rõ ràng, phải kiểm tra kỹ xem có phù hợp với hợp đồng hay không. (7)Loại L/C ( form of documentary credit). Đối với nhà xuất khẩu, ngân hàng khuyến cáo loại L/C có lợi nhất là L/C không huỷ ngang miễn truy đòi ( Irrevocable without recourse L/C). Nếu lô hàng có giá trị lớn, ngân hàng phát hành không phải là ngân hàng có uy tín thì nên lựa chọn L/C có xác nhận. (8) Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C. Khi kiểm tra phải lưu ý ngày hết hiệu lực của L/C phải sau ngày mở L/C ( date of issue) và sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý, thường được tính bằng khoảng thời gian gia ohàng cộng với thời gian chuyển chứng từ từ ngân hàng người bán qua ngân hàng mở L/C. Hiện nay, tại các công ty xuất nhập khẩu ở TP Hồ Chí Minh, thời gian lập bộ chứng từ trung bình khoảng 3-4 ngày. thời gian lưu giữ chứng từ tại Vietcambank HCM là 2 ngày. Số ngày chuyển chứng từ bằng DHL từ Việt Nam: Đi Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore, Hồng Kông mất 3-4 ngày. Đi Châu Âu: Iitalia, Đức, bỉ...mất 5-7 ngày. Số ngày chuyển chứng từ bằng thư đảm bảo từ Việt Nam: - Đến các nước Châu á hết 5-7 ngày Đến các nước Châu Âu hết 10-15 ngày. Địa điểm hết hiệu lực: thường là tại nước bán. (9)Thời hạn giao hàng (shipment date or time of delivery) Thời hạn giao hàng có thể được ghi như sau: Ngày giao hàng chậm nhất hay sớm nhất: shipment must be effected not later than.... hoặc ghi time of delivery: latest December 31st, 2000 or earliest September 1st, 2001). Trong vòng : shipment must be effected during..... Khoảng : shipment must be about... Ngày cụ thể: shipment must be effected on.... Trong trường hợp hợp đồng quy định thời gian giao hàng bằng cách nào thì L/C phải quy định bằng cách ấy căn cứ vào hợp đồng, người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở L/C theo đúng như vậy không? (10) Cách giao hàng: có nhiều cách giao hàng khác nhau mà người nhập khẩu có thể cụ thể hoá trong L/C như: Giao hàng một lần: partial shipment not allowed. Giao hàng nhiều lần trong thời gian quy định, số lượng quy định: partial shipment allowed: + During October 2000: 100 MTS. + During November 2000: 100 MTS. Giao hàng nhiều lần nhưng quy định giới hạn trọng lượng của mỗi chuyến, giới hạn số chuyến: Total 1000 MTS, each shipment minimum 50 MTS to maximum 100 MTS the intervering period between 20 to 10. Giao hàng nhiều lần mỗi lần có số lượng như nhau: Shipment is equaly monthly in September, October, November and December 2000 for total 4000 MTS. (11)Cách vận tải Trong L/C cho phép chuyển tải hay không, nếu cho phép thì phải ghi transhipment permitted; không cho phép ghi transhipment not allowed. Chuyển tải có thể thực hiện tại một cảng chỉ định do người chuyên chở và người nhập khẩu lựa chọn : transhipment at ..... port with bill of lading acceptable. Người xuất khẩu không thể chấp nhận L/C quy định việc chuyển tải một cách cứng nhắc khiến cho người xuất khẩu gặp khó khăn hoặc không thể thuê phương tiện vận tải phù hợp. (12)Phần mô tả hàng hoá ( discription of goods) Người xuất khẩu phải kiểm tra : tên hàng, quy cách, số lượng hoặc trọng lượng hàng, giá cả hàng hoá có phù hợp với hợp đồng ngoại thương đã thoả thuận không? Người bán có năng lực thực hiện hay không ? (13) Các chứng từ thanh toán ( Documents for payment) khi nhận được L/C, người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ quy định về bộ chứng từ trên các khía cạnh: Số lượng chứng từ phải xuất trìnhư Số lượng chứng từ phải làm đối với từng loại ( thông thường lập 3 bản) Nội dung cơ bản được yêu cầu đối với từng loại Thời hạn muộn nhất phải xuất trình các chứng từ Quy định cách thức trả tiền Trong hợp đồng quy định cách nào thì L/C phải quy định theo cách đó. Cách giải quyết các sai sót thông thường trong bộ chứng từ thanh toán: Khi có sai sót trong bộ chứng từ thanh toán trong phương thức L/C, có thể giải quyết theo một trong những cách sau: (1) Người xuất khẩu cam kết miệng với ngân hàng của mình về những sai sót trong bộ chứng từ để được thanh toán. Ngân hàng sẽ chấp nhận thanh toán trong trường hợp này khi bộ chứng từ có sai sót nhỏ. Cách này chỉ phổ biến khi có sự tín nhiệm lẫn nhau. Khi đó: Người xuất khẩu phải có tình trạng tài chính khả quan và là khách hàng quen thuộc của ngân hàng. Trong một vài trường hợp, ngân hàng giao dịch có thể giữ lại một số tiền trong tài khoản chờ đến lúc ngân hàng mở cho phép giải toả. (2)Người xuất khẩu viết thư cam kết bồi thường. Theo tập quán , người xuất khẩu có thể nhờ ngân hàng của mình chiết khấu các chứng từ. nếu như bồi thường của nhà xuất khẩu không được ngân hàng giao dịch chấp nhận hoặc L/C cấm giao nhận bằng thư bồi thường, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng của mình điện cho ngân hàng mở xin được phép thanh toán. Trong bức điện, ngân hàng giao dịch thường mô tả ngắn bộ chứng từ liện hệ cũng như các chi tiết về các sai biệt chứng từ. Ngân hàng giao dịhc của người xuất khẩu thường phải mất vài ngày hoặc một tuần để nhận được điện trả lời. Ngừơi bán là người phải chịu chi phí điện báo. (3)Người xuất khẩu chuyển sang phương thức nhờ thu. Nếu không thể sử dụng một trong những cách trên, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng giao dịch gửi bộ chứng từ với trách nhiệm của mình về mọi rủi ro đến ngân hàng mở để nhờ thu. Với cách này, người xuất khẩu phải chờ một thời gian mới được thanh toán. ngân hàng mở sẽ hành động như một ngân hàng nhờ thu, sẽ chuyển số tiền thu được bằng thư hàng không cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng của người này. Nếu giá trị hối phiếu là một số tiền lớn, người xuất khẩu nên yêu cầu ngân hàng thu ngân chuyển số tiền thu được trên bằng điện chuyển tiền để thu được tiền nhanh hơn. Doanh nghiệp có thể tham khảo các trang Web của các ngân hàng để biết thêm về các quy trình thủ tục cần thực hiện khi sử dụng dịch vụ thanh toán của các ngân hàng. Trang Web của một số ngân hàng ở Việt Nam: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng á Châu Ngân hàng Phương Nam Ngân hàng Công thương Việt Nam Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng Đông á

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác phương tiện thanh toán thường sử dụng trong mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu.doc
Luận văn liên quan