Các quá trình sản xuất cơ bản_Công nghệ môi trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Ngoài hai nguyên liệu chính cho công nghệ đúc bằng khuôn cát kể trên trong công nghệ này người ta còn dùng thêm một số chất quan trọng như chất kết dính và chất phụ để tăng tính bền cho khuôn và lõi đúc. - Chất kết dinh:là chất đưa vào hỗn hợp làm khuôn và lõi để tăng tính dẻo của hỗn hợp. Yêu cầu: + Khi trộn vào hỗn hợp,chất kết dính phải phân bố đều. + Không làm dính hỗn hợp vào mẫu và hợp lõi để phá khuôn lõi. + Khô nhanh khi sấy và không sinh nhiều khí khi rót kim loại. + Phải rẻ,dễ kiếm,không ảnh hưởng đến sức khỏe. Những chất thường dùng làm chất kết dính:dầu,nước đường,bột hồ,các chất kết dính hóa cứng,nước thủy tinh.

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4317 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các quá trình sản xuất cơ bản_Công nghệ môi trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I. ĐẶC THÙ CÔNG NGHỆ ĐÚC 2 1. Định nghĩa: 2 2. Đặc điểm: 2 3. Công dụng 2 4. Phân loại 2 5. Quy trình đúc cơ bản: 3 II. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG NGUYÊN NHIÊN VẬT LIỆU, NƯỚC VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 5 1. Các loại vật liệu làm khuôn và lõi 5 2. Hỗn hợp làm khuôn và lõi: 8 3 Vật liệu làm bộ mẫu và hộp lõi 8 4. Vấn đề nhiên liệu và năng lượng trong công nghệ đúc kim loại. 9 III. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH NẤU ĐÚC 10 1. Đặc điểm của công nghệ nấu đúc hiện tại: 10 2. Các tác nhân gây ô nhiểm chính 11 IV. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUẾT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 13 1. Xử lý bụi trong thiết bị xiclon 13 2. Xử lý kí bụi trong thiết bị ẩm 14 3. Các giải pháp xử lý thực tiễn 14 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 I. ĐẶC THÙ CÔNG NGHỆ ĐÚC 1. Định nghĩa: - Đúc là phương pháp chế tạo sản phẩm bằng cách rót kim loại lỏng vào khuôn có hình dạng nhất định sau khi kim loại hóa rắn trong khuôn ta thu được vật đúc có hình dạng giống như khuôn đúc. - Nếu vật phẩm đúc đưa ra dùng ngay ta gọi là chi tiết đúc,còn nếu vật phẩm đúc phải qua gia công để đạt được độ chính xác kích thước độ bóng bề mặt gọi là phôi đúc. 2. Đặc điểm: a. Ưu điểm - Mọi vật liệu như : gang, thép,hợp kim màu, vật liệu phi kim khi nấu chảy, đều đúc được - Tạo ra vật đúc có kết cấu phức tạp, có khối lượng lớn mà các phương pháp giacông phôi khác không thực hiện được - Có khả năng cơ khí hóa, hoặc tự động hoá cao - Giá thành của sản xuất đúc hạ hơn so với các dạng sản xuất khác. b. Nhược điểm: - Do quá trình kết tinh từ thể lỏng nên trong vật đúc dễ tồn tại các dạng rỗ co, rỗ khí, nứt, lẫn tạp chất. - Khi đúc trong khuôn cát, độ chính xác về kích thước và độ bóng thấp. - Tiêu hao một phần không nhỏ kim loại cho hệ thống rót, đậu ngót và cho các đại lượng khác (lượng dư, độ xiên . . .) 3. Công dụng Sản xuất đúc được phát triển rất mạnh và được sử dụng rộng rãi trong các nghành công nghiệp.khối lượng vật đúc trung bình khoảng 40-50% tổng khối lượng của máy móc .trong nghành cơ khí khối lượng vật đúc chiếm đến 90% mà giá thành chỉ chiếm 20-25%. 4. Phân loại Kĩ thuật đúc được phân loại theo sơ đồ sau:  a.Đúc thông thường Là công nghệ có từ cổ xưa, đúc thông thường được thực hiện với các khuôn cát b.Đúc đặc biệt Là phương pháp khác đúc thông thường, đúc đặc biệt có sự khác biệt về nguyên liệu và công nghệ làm khuôn, cách điền đầy và tạo hình vật đúc. Đúc đặc biệt thường sử dụng khuôn kim loại. Thường có các dạng: Đúc trong khuôn kim loại, Đúc áp lực, Đúc ly tâm, Đúc liên tục và một số công nghệ đúc đặc biệt khác. 5. Quy trình đúc cơ bản: Một quy trình đúc cơ bản có thể được thực hiện theo sơ đồ như sau:  Trong đó một quy trình quan trọng không thể bỏ qua là làm khuôn đúc. Dưới đây là hình ảnh của một khuôn đúc bằng cát:  Muốn đúc một chi tiết,trước hết phải vẽ một bản vẽ vật đúc dựa trên bản vẽ chi tiết có tính đến độ ngót của vật liệu và lượng dư gia công cơ khí .căn cứ theo bản vẽ vật đúc ,bộ phận xưởng mộc mẫu chế tạo ra mẫu và hộp lõi. - Mẫu tạo ra long khuôn 6-có hình dạng bên ngoài của vật đúc.lõi 7 được chế tạo từ hộp lõi có hình dáng giống hình dạng bên trong của vật đúc.lắp lõi vào khuôn và lắp ráp khuôn ta được một khuôn đúc. - Để dẫn kim loại lỏng vào khuôn ta phải tạo hệ thống rót 10.rót kim loại lỏng qua hệ thống này,sau khi kim loại hóa rắn,nguội đem phá khuôn ta được vật đúc. - Long khuôn 6 phù hợp với hình dáng vật đúc,kim loại lỏng được rót vào khuôn qua hệ thống rót.bộ phận 11 để dẫn hơi từ long khuôn ra ngoài gọi là đậu hơi đồng thời còn làm nhiệm vụ bổ xung kim loại cho vật đúc khi hóa rắn còn gọi là đậu ngót. - Hòm khuôn trên 1, hòm khuôn dưới 9 để làm rửa khuôn trên và dưới. Để có thể lắp 2 nửa khuôn chính xác ta dung chốt định vị 2. Vật liệu trong khuôn 4 gọi là hỗn hợp làm khuôn trong khuôn ta dung những xương 5. Để tăng tính thoát khí cho khuôn ta tiến hành xiên các lỗ khí thoát 8. II. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG NGUYÊN NHIÊN VẬT LIỆU, NƯỚC VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Các nguyên nhiên vật liệu được sử dụng cho công nghệ đúc kim loại trên thực tế có thể nói rất đa dạng và phức tạp.trên thức tế các nhà chuyên đúc kim và hợp kim luôn tìm và sử dung loại nguyên vật liệu có giá thành giẻ và dễ sử dụng .để chúng ta có thể hình dung rõ hơn về cách phối hợp và sử dụng các nguyện vật liệu này chúng ta xét tới một công nghệ đúc điển hình và rất phổ biến hiện nay,đó là công nghệ đúc kim loại bằng khuôn cát. 1. Các loại vật liệu làm khuôn và lõi a. Cát - Cát là nguyên liệu chính cho một công nghệ đúc bằng khuôn cát bởi số lượng và giá thành giẻ và dễ tạo thành khuôn cho bất cứ hình dạng nào của vật thể cần đúc. * Phân loại cát - Theo nơi lấy cát:gồm cát núi hạt sắc cạnh,cát sông hạt tròn đều. - Theo đọ hạt: người ta xác định độ hạt của cát theo kích thước lỗ rây.để hiểu rõ sự đa dạng ta xem bảng số liệu sau:   Và theo thành phần đất sét ta có bảng phân loại sau:  * Chọn cát: - Tùy thuộc vào khối lượng vật đúc,kim loại vật đúc mà người ta chọn loại cát,thành phần và độ hạt nhất định. - Để làm khuôn cát tươi đúc gang xám có khối lượng nhở hơn 200kg,ta dùng cát gầy có độ hạt 01;016;02;04. - Vật đúc có khối lượng từ 200-2000kg thì dùng cát mỡ tăng thạch anh để tăng chịu nhiệt,độ hạt p16-04. - Để làm khuôn lõi đúc thép m<500kg,dùng cát nửa mỡ độ hạt 01;016;02 thạch anh ít. b. Đất sét: Đặc điểm:dẻo,dính khi có lượng nước thích hợp,khi sấy thì độ bền tăng nhưng dòn dễ vỡ,không bị cháy khi rót kim loại vào. Phân loại đất sét: - Theo thành phần khoáng chất : Có 2 loại đất sét thường và đất sét bentônoit. - Theo khả năng kết dính: + Loại kết dính ít(M): có độ bền nén tươi 0.5-0,8kg/cm2.Loại này thường dùng làm khuôn đúc kim loại màu,nhỏ,vừa. + Loại kết dính vừa(C):có độ bền nén tươi 0,79-1,1kg/cm3. + Loại kết dính bền (B):có độ bền nén tươi >1,1kg/cm3 - Theo khả năng bền chịu nhiệt + Nhóm 1: bền nhiệt cao. + Nhóm 2: bền chịu nhiệt vừa. + Nhóm 3 : bền chịu nhiệt thấp. c. Chất kết dính và chất phụ: Ngoài hai nguyên liệu chính cho công nghệ đúc bằng khuôn cát kể trên trong công nghệ này người ta còn dùng thêm một số chất quan trọng như chất kết dính và chất phụ để tăng tính bền cho khuôn và lõi đúc. - Chất kết dinh:là chất đưa vào hỗn hợp làm khuôn và lõi để tăng tính dẻo của hỗn hợp. Yêu cầu: + Khi trộn vào hỗn hợp,chất kết dính phải phân bố đều. + Không làm dính hỗn hợp vào mẫu và hợp lõi để phá khuôn lõi. + Khô nhanh khi sấy và không sinh nhiều khí khi rót kim loại. + Phải rẻ,dễ kiếm,không ảnh hưởng đến sức khỏe. Những chất thường dùng làm chất kết dính:dầu,nước đường,bột hồ,các chất kết dính hóa cứng,nước thủy tinh. Những chất dính kết thường dùng: + Dầu: dầu lanh, dầu bụng, dầu trẩu... đem trộn với cát vỡ sấy ở to=200 ~ 250oC , dầu sẽ bị oxy hóa vỡ tạo thành màng oxyt hữu cơ bao quanh các hạt cát làm chúng dính kết chắc với nhau. + Nước đường (mật): dựng để làm khuôn, lõi khi đúc thép. Loại này khi sấy bề mặt, khuôn sẽ bền nhưng bêm trong rất dẻo vẫn đảm bảo độ thoát khí và tình lún tốt. Khi rót kim loại nó bị cháy, do đó tăng tính xốp, tính lún, thoát khí và dễ phá khuôn nhưng hút ẩm nên sấy xong phải dùng ngay. + Bộ hồ: (nồng độ 2,5 ~3%) hút nướng nhiều, tính chất như nước đường, dùng làm khuôn tươi rất tốt + Các chất kết hóa cứng: Nhựa thông, xi măng, hắc ín, nhựa đường. Khi sấy chúng cháy lỏng ra và bao quanh các hát cát. Khi khô chúng tự hóa cứng làm tăng độ bền, tính đinh kết cho khuôn. Thường được dùng loại xi măng pha vào hỗ hợp khoảng 12%, độ ẩm của hỗn hợp 6 ~ 8%, để trong không khí 24 ~27 giờ có khả năng tự khô, loại này rất bền. + Nước thuỷ tinh: chính là các loại dung dịch silicat Na2O.nSiO2.mH2O hoặc K2O.nSiO2.mH2O sấy ở 200 ~2500C, nú tự phân hủy thành nSiO2.(m-p)H2O lỡ loại keo rất dình. Khi thổi CO2 vào khuôn đã làm xong, nước thủy tinh tự phân hủy thành chất keo trên, hỗn hợp sẽ cứng lại sau 15~30 phút - Các chất phụ: Là các chất được đưa vào hỗn hợp để khuôn và lõi có một số tính chất đặc biệt như nâng cao tính lún,tính thong khí,làm nhẵn mặt khuôn,lõi và tăng khả năng chịu nhiệt cho bề mặt khuôn lõi,gồm 2 loại: + Chất phụ gia: trong hỗn hợp thường cho thêm mùn cưa, rơm vụn, bột than…khi rót kim loại lỏng vào khuôn,những chất này cháy để lại trong khuôn những lỗ rỗng làm tăng tính xốp,thong khí,tính lún cho khuôn lõi.tỉ lệ khoảng 3% cho vật đúc thành mỏng và 8%cho vật đúc thành dầy. + Chất sơn khuôn: để mặt khuôn nhẵn bong và chịu nổi nóng tốt,người ta thường quét lên mặ long khuôn ,lỗi một lớp sơn.có thể là bột than,bột gratit,bột thạch anh hoặc dung dịch của chúng với đất sét.bột than và gratit quét vào thanh khuôn ,khi rót kim loại vào nó sẽ cháy và tạo thành CO,CO2 làm thành môi trường hoàn nguyên rất tốt,đồng thời tạo ra một lớp khí ngăn cách giữa kim loại và mặt long khuôn . 2. Hỗn hợp làm khuôn và lõi: a. Hỗn hợp làm khuôn:có hai loại - Cát áo: dùng để phủ sát mẫu khi chế tạo khuôn nén cần có dộ bền độ dẻo cao,đôg thời nó trực tiếp tiếp xúc với kim loại lỏng nên cần có độ chịu nhiệt cao, độ hạt cần nhỏ hơn đề bề mặt đúc nhẵn bong.thông thường cát áo làm bằng vật liệu mới,nó chiếm khoảng 10-15% tổng lượng cát khuôn. - Cát đệm: Dùng để đệm cho phần khuôn còn lại,không trực tiếp tiếp xúc với kim loại lỏng nên tính chịu nhiệt,độ bền không cao lắm,nhưng tính thông khí tốt chiếm khoảng 85-90% lượng cát.vật đúc càng lớn yêu cầu độ hạt của hỗn hợp làm khuôn càng lớn để tăng tính thông khí. b. Hỗn hợp làm lõi Điều kiện làm việc của lõi khá bất lợi nên hỗn hợp cần độ bền,tính lún,độ thông khí cao hơn khi làm khuôn nhiều,để tăng độ bền cần giảm lượng đáy sét,đêt tăng tính chịu nhiệt ,lượng thạch anh đạt tới 100%,ít dùng hỗn hợp cũ,độ thông khí yêu cầu cao,dùng hạt cát có độ hạt 02 và nhiều chất phụ.hầu hết các lõi đều phải sấy trước khi lắp vào khuôn. 3 Vật liệu làm bộ mẫu và hộp lõi * Yêu cầu : - Bảo đảm độ bong,chính xác khi gia công cắt gọt. - Cần bền,cứng,nhẹ,không bị co,trương ,nứt,cong vênh khi làm việc. - Chịu được tác dụng cơ,hóa lý của hỗn hợp làm khuôn,ít bị mòn,không bị rỉ ăn mòn hóa học.rẻ tiền và dễ kiếm. * Các loại vật liệu làm mẫu và hộp lõi: Vật liệu thường dùng:gỗ,kim loại,thạch cao,xi măng,chất dẻo.chủ yếu là gỗ,kim loại. - Gỗ:ưu điểm rẻ tiền,nhẹ,dễ gia công,nhưng có nhược điểm là độ bền,cứng kém,dễ trương nứt cong vênh nên gỗ chỉ dùng trong sản xuất đơn chiếc,loại nhỏ,trung bình và làm mẫu lớn. - Kim loại:Có độ bền,cứng,độ nhẵn bong,độ chính xác bề mặt cao,không bị thấm nước,ít bị cong vênh,thời hạn sử dụng lâu hơn,nhưng kim loại rất khó gia công nên chỉ sử dụng trong sản xuất khối và hang loạt.thường dùng: + Hợp kim nhôm:hợp kim nhôm silic và hợp kim nhôm đồng. Loại này nhẹ, dễ gia công cơ khí,độ bong,chính xác cao,tính chống mòn hóa học cao, dùng nhiều lần nên sử dụng nhiều nhất. + Gang xám:có độ bền cao hơn hợp kim nhôm, giá thành hạ.nhưng nặng, khó gia công cơ khí, dễ bị oxi hóa. + Đồng thau và đồng thanh: bền, dễ gia công, bề mặt nhẵn bong, chính xác không bị oxi hóa. + Thạch cao: bền hơn gỗ, nhẹ, dễ chế tạo, dễ cắt gọt.nhưng giòn, dễ vỡ, dễ thấm nước + Ximăng: bền, cứng hơn thạch cao, chịu va chạm tốt, rẻ, dễ chế tạo, nhưng nặng không hút nước, khó gọt, sửa nên làm những mẫu phức tạp, mẫu lớn, mẫu làm khuôn bằng máy. 4. Vấn đề nhiên liệu và năng lượng trong công nghệ đúc kim loại. Trong công nghệ đúc kim loại vấn đề sử dụng nguồn nhiên liệu và tận dụng nguồn năng lượng cũng cần phải được cân nhắc rất kĩ lưỡng.hiện nay trên thế giới,tại những nước có nền công nghiệp phát triển như:nhật bản,mĩ,pháp..vấn đề năng lượng trong công nghệ đúc đã được khắc phục và tiến bộ hơn rất nhiều. Hầu hết các cơ sở luyện đúc kim loại hiện nay đều dùng một công cụ phổ biến đó là lò nấu luyện. - Lò nấu luyện rất đa dạng,lò nấu có ảnh hưởng lớn tới năng suất,chất lượng kim loại và cả về vấn đề môi trường.trong nghành đúc kim loại,lò và Thiết bị đốt lạc hậu nên tiêu hao nhiều nhiên liệu,giảm năng suất và chất lượng kim loại nấu,sinh nhiều chất thải độc hại. - Đa số các lò sử dụng nguyên liệu rắn(than đá,than cám),nhiên liệu lỏng.khi cháy sinh ra nhiều chất ô nhiễm môi trường. - Sử dụng nguồn khí hóa lỏng vừa tận dụng được nguồn nhiên liệu quý báu,sẵn có,vừa có hiệu quả về kinh tế,kỹ thuật môi trường. * Hiện nay để nhằm mục đích nâng cao năng suất và tận dụng được nguồn năng lượng tối đa,tăng chất lượng sản phẩm,tăng hiệu quả kinh tế và hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường nên hầu hết các công nghệ có sử dụng lò nấu cải tiến. Lò nấu nhôm sau đây là một ví dụ điển hình về sự cải tiến đó:  - Lò cải tiến được xây dựng trên cơ sở lò nấu nhôm hiện hành,tận dụng một phần của kết cấu lò cũ.lò có tên gọi là LÒ BUỒNG ĐỨNG. - Lò có buồng đốt riêng để quá trình cháy nhiên liệu được thực hiện triệt tiêu.nhiệt độ cao của ngọn lửa truyền trực tiếp cho nhôm đã chảy lỏng trong phần nồi lò. - Nguyên liệu trước khi nấu chảy được sấy và nung nóng sơ bộ bằng khí thải thoát ra bằng buồng lò,vừa tận dụng nhiệt vừa giảm cháy hao nguyên liệu. - Dùng nhiên liệu dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh thấp. - Sử dụng mở đốt nhiên liệu được cải tiến phù hợp để đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu với hiệu suất cao nhất. - Có trang bị bộ đo nhiệt độ lò để duy trì nhiệt độ nấu tối ưu và chỉnh tốc độ nấu chảy nhôm. - Sử dụng vật liệu chịu lửa cao alumin:thể xây ít bị ăn mòn và đưa tạp chất vào nhôm lỏng. - Có thể tự động hóa điều khiển nhiệt độ lò và sự cháy của nhiên liệu dễ dàng. - Lò cải tiến được thực hiện trong thời gian ngắn và tận dụng nhiều phần thiết bị cũ, sẵn có của cơ sở cũ nên nên giảm chi phí đầu tư. III. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH NẤU ĐÚC 1. Đặc điểm của công nghệ nấu đúc hiện tại: - Khâu chuẩn bị nguyên liệu không được chú trọng, điều này sẽ làm phức tạp khâu nấu luyện, làm tiêu tốn thêm nhiều nhiên liệu để đốt cháy các tạp chất lẫn trong nguyên liệu và biến chúng thành các loại khói, bụi độc hại. - Sử dụng các loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhiều như than, dầu F.O, củi. - Công đoạn nấu chảy và tinh luyện được tiến hành trên cùng một thiết bị lò nên kém hiệu quả về kỹ thuật và kinh tế, đồng thời gây khó khăn cho việc xử lý ô nhiễm. - Không sử dụng chất trợ dung nấu luyện hoặc sử dụng không đúng chủng loại, thành phần hoặc số lượng; điều này làm tăng lượng cháy hao do có thêm nhiều kim loại nguyên liệu bị đốt cháy thành các loại khí độc hại làm ô nhiễm không khí và quá trình trên cũng làm tăng tiêu hao nhiên liệu. 2. Các tác nhân gây ô nhiểm chính  IV. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUẾT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị tổng sản lượng công nghiệp tại thành phố HỒ CHÍ MINH đạt mức 14% năm,trong đó sản xuất kim loại khá cao 24% năm, do vậy sự tồn tại và phát triển của nghành nấu đúc kim loại có ý nghĩa lớn.tuy nhiên,nấu đúc kim loại là nghành có tải lượng ô nhiễm rất cao,đặc biệt là thải ra nhiều khói, bụi; việc khắc phục các tác nhân gây ô nhiễm trên nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động và bảo về môi trường chung là cần thiết cho sự phát triển bền vững. Ta đi tìm hiểu chi tiết về biện pháp xử lý chất thải trong công nghệ đúc bằng lò luyện nhôm đã nói ở trên. Sau khi thực hiên các bước luyện trên, lượng khói bủi thải phát sinh khi nấu đúc kim loại giảm khá nhiều, tuy vậy, để có thể đảm bảo các yêu cầu cao hơn về chất lượng môi trường, khí thải của lò nấu luyện kim loại cần phải được xử lý bằng các biện pháp bổ sung. Đặc điểm của khí thải của lò nấu luyện kim loại:nhiệt độ cao,bụi có độ phân tán cao,chứa cả các hơi kim loại và khí độc hại,vì vậy thiết bị xử lý kí thải phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Thiết bị phải làm việc ở nhiệt độ cao của khối thải - Hiệu suất thu hồi được bụi cao - Cấu taojddown giản,dễ lắp đặt và chiếm diện tích nhỏ - Đầu tư chế tạo và chi phí vận hành thiết bị thấp Trên cơ sở đó có thể đề xuất lựa chọn các loại thiết bị xử lý khí thải sau: 1. Xử lý bụi trong thiết bị xiclon - Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, giá thành thấp, trở lực thiết bị không lớn nên ít tốn năng lượng, hiệu suất lọc bụi tương đối cao, hiệu quả khi nhiệt độ khói thải cao, không gian lắp đặt nhỏ. Đề xuất loại xiclon kiểu NHIO GAS ký hiệu SN-15,là loại xiclon được sử dụng rộng rái nhất trong công nghiệp(hình vẽ bên dưới) Cấu tạo xiclon  2. Xử lý kí bụi trong thiết bị ẩm Đối với các cơ sở có đủ điều kiện về kinh phí,thì nên áp dụng phương pháp xử lý triệt đẻ hơn,cả đối với các khí độc hại. Thích hợp hơn cả là các thiết bị:tháp rửa rỗng,tháp rửa có vaatjlieeuj đệm hay thiết bị sủi bọt ,sử dụng nước hay các dung dịch hóa học để tăng khả năng hấp thụ khí độc hại. 3. Các giải pháp xử lý thực tiễn Trên thực tiễn các công ty có những phương án giải quết vấn đề môi trường khác nhau. * Công ty Cadivi Sử dụng hệ thống lò nấu nhôm năng suất liên tục 1 tấn/giờ,cung cấp nhôm lỏng có nhiệt độ chính xác cho dây chuyền đúc.cải tạo lại nhiên liệu khí hóa lỏng,giảm thiểu ô nhiễm môi trường. * Công ty Nhôm Kim Hằng Sử dụng lò ủ nhôm năng suất 1.500kg/mẻ.năn 1996 đã thay lò đốt củi bằng lò đốt nhiên liệu là dầu D.O với quá trình đốt và điều chỉnh nhiệt độ lò hoàn toàn tự động.sau khi cải tạo giảm được chi phí nhiên liệu 50%,chất lượng nhôm ủ cao và đồng đều ,đồng thời giảm thiểu mức độ phát sinh ô nhiễm. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công nghệ đúc-ths LƯU ĐỨC HÒA 2. Website Bách khoa toàn thư: 3.. Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiểm môi trường trong ngành nấu đúc kim loại – Sở khoa học công nghệ và môi trường thành phố Hồ Chí Minh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu Luan CND.doc
  • docCng ngh7879 s7843n xu7845t gi7845y nhi7879t c417.doc
  • docGi7845y ti ch7871.doc
Luận văn liên quan