Các quy định của pháp luật về đạo đức cán bộ, công chức

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Đạo đức cách mạng của người cán bộ, công chức không chỉ do các quy phạm đạo đức vốn đã hình thành phát triển được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong những lời giáo huấn của các nhà lãnh đạo của Đảng, Nhà n­ước, mà trong đó nhiều chuẩn mực, giá trị đạo đức đã được Nhà n­ước thế chế hoá thành Pháp luật. Pháp luật như­ là hình thức để thể hiện các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức.

doc2 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7005 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các quy định của pháp luật về đạo đức cán bộ, công chức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Đạo đức cách mạng của người cán bộ, công chức không chỉ do các quy phạm đạo đức vốn đã hình thành phát triển được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong những lời giáo huấn của các nhà lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, mà trong đó nhiều chuẩn mực, giá trị đạo đức đã được Nhà nước thế chế hoá thành Pháp luật. Pháp luật như là hình thức để thể hiện các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức. Trước hết, trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: "Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng". Các quy định này của Hiến pháp phản ánh bản chất, nguyên tắc của nền công vụ Việt Nam, đồng thời là những yêu cầu đòi hỏi đối với mọi cán bộ, công chức, viên chức. Từ những quy định nói trên có thể nhận thấy là đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức bao gồm: Tôn trọng nhân dân; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân; Lắng nghe ý kiến của nhân dân; Chịu sự giám sát của nhân dân; Kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch cửa quyền, tham nhũng. Đây là những chuẩn mực đạo đức được Hiến pháp hóa làm nền tảng cho việc xây dựng nền đạo đức công vụ ở Việt Nam. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, nhiều văn bản quy phạm Pháp luật tiếp theo đã cụ thể hoá về đạo đức cán bộ, công chức có thể kể đến là: Pháp lệnh Cán bộ công chức; Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm. * Điều 2 Pháp lệnh cán bộ, công chức quy định: "Cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao." * Điều 6 Pháp lệnh cán bộ, công chức quy định: 3. Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân; 4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; 5. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, không được quan hiêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng” * Điều 23, khoản 4 của Pháp lệnh cán bộ công chức quy định: Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông qua thi tuyển;… " * Điều 5, khoản 3 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: "Người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm sau đây: a) Thực hiện nhiệm vụ, công vụ đúng quy định của pháp luật; b) Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng chống, tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp”. * Điều 9 của Luật Thực hành tiết kiệm quy định. “Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí" 1. Thực hiện công vụ được giao đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 2. Sử dụng tiền, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 3. Tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công, kịp thời phát hiện, tố cáo, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền”. Các quy định của Pháp luật liên quan đến đạo đức cán bộ, công chức còn nằm trong nhiêuv ăn bản quy phạm Pháp luật khác ở đây chúng tôi chỉ lây smột số ví dụ có tính chất minh hoạ. Đây là những nội dung cơ bản về các quy định, chuẩn mực đạo đức cán bộ, công chức được thể chế hóa dưới hình thức văn bản quy phạm Pháp luật. Trên cơ sở đó, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp tục thể chế hóa thành nhiều văn bản quy phạm Pháp luật khác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác quy định của pháp luật về đạo đức cán bộ, công chức.doc
Luận văn liên quan