1. Hệ thống phân loại chính đối với chất thải nguy hại
Có nhiều cách phân loại chất thải rắn nguy hại dựa trên cơ sở về nguồn gốc, độ độc, cách bảo quản và sử dụng chất thải.
Cách phân loại CTNH còn phụ thuộc vào các yếu tố xã hội, kinh tế, MT của đất nước đó.
Có rấ nhiều cách phân loại CTNH nhìn chung theo các cách sau:
- Theo danh sách liệt kê được ban hành kèm theo luật.
- Theo dịnh nghĩa (dựa trên 5 đặc tính: dễ phản ứng, dễ bốc cháy, ăn mòn, độc hại và phóng xạ).
- Hóa chất nguy hại: bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất dược liệu
- Hóa chất nguy hại sinh học.
Sau đây là một số cách phân loại:
1.1 Phân loại tổng quát chất thải nguy hại
MỤC LỤC
CÁC QUY ƯỚC LIÊN QUAN ĐẾNCHẤT THẢI NGUY HẠI 3
1. Hệ thống phân loại chính đối với chất thải nguy hại 3
2. Dấu hiệu nhận dạng chất thải nguy hại 13
3. Quy định mã chất thải nguy hại trong nước và quốc tế. 16
4. Các công ước, quy định về chất thải nguy hại 22
5. Hệ thống các văn bản pháp quy trong nước về chất thải nguy hại 27
PHỤ LỤC 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
102 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5422 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các quy ước liên quan đến chất thải nguy hại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
Tiểu luận môn học
Đề tài
Tp Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2011
MỤC LỤC
CÁC QUY ƯỚC LIÊN QUAN ĐẾNCHẤT THẢI NGUY HẠI 3
1. Hệ thống phân loại chính đối với chất thải nguy hại 3
2. Dấu hiệu nhận dạng chất thải nguy hại 13
3. Quy định mã chất thải nguy hại trong nước và quốc tế. 16
4. Các công ước, quy định về chất thải nguy hại 22
5. Hệ thống các văn bản pháp quy trong nước về chất thải nguy hại 27
PHỤ LỤC 43
CÁC QUY ƯỚC LIÊN QUAN ĐẾNCHẤT THẢI NGUY HẠI
1. Hệ thống phân loại chính đối với chất thải nguy hại
Có nhiều cách phân loại chất thải rắn nguy hại dựa trên cơ sở về nguồn gốc, độ độc, cách bảo quản và sử dụng chất thải.
Cách phân loại CTNH còn phụ thuộc vào các yếu tố xã hội, kinh tế, MT … của đất nước đó.
Có rấ nhiều cách phân loại CTNH nhìn chung theo các cách sau:
- Theo danh sách liệt kê được ban hành kèm theo luật.
- Theo dịnh nghĩa (dựa trên 5 đặc tính: dễ phản ứng, dễ bốc cháy, ăn mòn, độc hại và phóng xạ).
- Hóa chất nguy hại: bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất dược liệu…
- Hóa chất nguy hại sinh học.
Sau đây là một số cách phân loại:
1.1 Phân loại tổng quát chất thải nguy hại
Chất thải do xử lý chất thải mạ và gia công kim loại (nước thải có hòa tan crom, niken … pH thấp)
Chất thải có tính axit (pH thấp H2S, HF, H2CO3 …)
Chất thải có tính kiềm (KOH, NaOH…)
Chất thải có tính phản ứng (có khả năng biến đổi hóa học khi tiếp xúc với các chất khác)
Chất thải chứa sơn và nhựa (PVC, benzen…)
Chất thải là các dung môi hữu cơ (Ni-tơ, Photpho …)
Chất thải gây mùi thối (từ hoạt động thu gom rác sinh hoạt, công nghiệp …)
Chất thải chứa dầu mỡ (trong nhà xưởng, gara xe …)
Chất thải của nghành dệt
Các loại bao bì loại bỏ
Các loại chất thải trơ
Chất thải là hóa chất hữu cơ
Chất thải là thuốc bảo vệ thực vật
1.2 Phân loại chất thải nguy hai theo các nhóm nguồn và dòng thải chính
(Theo quyết đinh Số:23/2006/QĐ-BTNM của Bộ tài nguyên Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại ngày 26/12/2006 ).
Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than (dầu mở, tro bụi…)
Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ (có tính axit hoặc kiềm, khí thải…)
Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ (dầu mỡ, mùi hôi …)
Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác (tro, than …)
Chất thải từ ngành luyện kim (tro bụi, khí thải, kim loại nặng…)
Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh (bụi, khí thải …)
Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác (nước tẩy rữa, bụi phát tán …)
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in (mùi hôi, khí thải, nước tẩy rữa chứa dung môi hữu cơ …)
Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy (bụi gỗ …)
Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm (dung môi hữu cơ, mùi hôi…)
Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)
Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp (nước chứa hợp chất hóa học hòa tan Cl- Al+ …)
Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)
Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải
Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant)
Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
Các loại chất thải khác
1.3 Phân loại theo tính chất chất nguy hại
Hóa chất phóng xạ
Các chất nguy hại thuộc nhóm kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, chác chất dược liệu…thuộc 2 nhóm:
+ Các chất tổng hợp hữu cơ
+ Muối kim loại, axit, kiềm vô cơ
Chất thải bệnh viện, các phòng thí nghiệm sinh học
Chất gây cháy
Chất gây nổ
1.4 Phân loại theo độ bền vững
Dựa vào tính bền vững của chất nguy hại có thể phân ra 4 nhóm sau:
Không bền vững: độ bền vững 1-12 tuần (P-hữu cơ, carbonate…)
Bền vững trung bình: độ bền vững từ 3 tháng đến 18 tháng
Bền vững: thời gian bền vững kéo dài 2-5 năm (DDT, aldrin, chlordane…)
Rất bền vững: Lưu tồn rất lâu trong cơ thể sinh vật (kim loại nặng…)
1.5 Phân loại dựa trên cơ quan tác động
Các chất gây ảnh hưởng tập trung, điểm như Cl2, O3, muối kim loại nặng….
Các chất gây ảnh hưởng hệ thần kinh như: CO2, phenol, F, formol,…
Các chât gây độc hại máu như: Zn, P,…
Các chất gây độc hại nguyên sinh chất như: F…
Các chất gây độc hại hệ enzyme như: Phc, Na2SO4, F,…
Các chất gây mê như: Chloroform, CCl4, ete…
Các chất gây tác động tổng hợp như: Formol, F, ..
Một số chất có hàm lượng khác nhau gây ảnh hưởng khác nhau
Ví dụ: Phenol hàm lượng thấp ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Phenol hàm lượng cao xâm nhập vào máu
1.6 Phân loại theo mức tác dụng sinh học
Tại hội nghị quốc tế năm 1969 về độc học sinh thái, các chuyên gia đã đề nghị phân loại sinh học các chất công nghiệp. Việc phân loại này dựa vào 4 mức độ tác dụng của chất thải nguy hại
Loại A: (Tiếp xúc không nguy hiểm): tiếp xúc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Loại B: Tiếp xúc có thể gây tác hại đến sức khỏe nhưng có thể hồi phục được.
Loại C: Tiếp xúc có thể gây bệnh nhưng phục hồi được.
Loại D: Tiếp xúc có thể gây bệnh không phục hồi được hoặc chết.
Sự phân loại này phù hợp với thời gian tiếp xúc 8h/ngày và 5 ngày/năm. Tuy nhiên, phân loại này khó đối với những chất gây ung thư hoặc đột biến gen.
1.7 Phân loại dựa trên mức gây độc cho cơ thể thủy sinh vật
Cách phân loại này dựa trên nồng độ độc chất và mức gây độc cho cơ thể động vật thủy sinh (dựa trên chỉ số TLm: mức độ chất gây tử vong 50% số lượng cơ thể sinh vật thí nghiệm trong khoảng thời gian nhất định).
Nhóm độc chất cực mạnh: TLm ≤ 1mg/l (DDT C14H9Cl5, phentachlophenolate natri...)
Nhóm độc chất mạnh: 1≤ TLm ≤ 10mg/l
Nhóm độc chất trung bình: 10 ≤TLm ≤ 100mg/l
Nhóm độc chất yếu: TLm ≤ 100 mg/l
Nhóm độc chất cực yếu: TLm ≤ 1000mg/l (HBr, CaCl2…)
Danh sách các chất gây ung thư, đã được xác nhận và đề nghị con người cần tránh tiếp xúc
Bảng 01: các chất gây ung thư cần tránh tiếp xúc
Hợp chất
Sử dụng
Mức độ nguy hiểm
4-Nitrophenyl
Phân tích hóa học
Gây ung thư bàng quang
α- naphtylamins
Chất chống oxi hóa. Sản xuất phẩm màu, phim màu
Gây ung thư bàng quang
4,4-metylenebis
Tác nhân lưu hóa chất dẻo
Gây ung thư bàng quang
Metyl-cloanilin ete
Sản xuất nhựa trao đổi ion
Thường bị nhiễm chất ung thư biclometyl ete
3,3- Điclobenziđin
Sản xuất phẩm màu
Chất gây ung thư nổi tiếng
Bis (clomety) ete
Sản xuất nhựa trao đổi ion
Gây ung thư phổi
β- naphthylamin
Sản xuất thuốc nhuộm, thuốc thử
Gây ung thư bàng quang
Benzidin
Sản xuất phẩm màu cao su, chất dẻo, mực in
Gây ung thư bàng quang
Etylênimin
Chế hóa giấy, vải
Chất gây ung thư nổi tiếng
β- propiolacton
Sản xuất chất dẻo
Nghi ngờ gây ung thư cho người
Vinyl clorua
Nhựa PVC
Chất gây ung thư gan
Etylen diclorua
Dung môi công nghiệp. chất sát trùng hạt lương thực vật và chất phụ gia cho xăng để thu gom chì, mỗi năm thải ra ngoài môi trường 7,4.106 kg
Chất gây ung thư dạ dày, lá lách, phổi.
1.8 Phân loại theo phương pháp xử lý
Cách phân loại này chủ yếu dựa vào mục đích bảo quản, kiểm tra và thanh soát khi vận chuyển thể hiện qua bảng sau:
Phân loại chất thải nguy hại dựa theo cách xử lý
Đối tượng
cần xử lý
Mức
Đối tượng
quản lý
Loại chất thải
Thu hồi
A
Dầu
2
B
3,4,5
C
Chất vô cơ
6,7,8,9,10,11,18
Đốt
D
1,2,3,4,5,12,23,24,29,34,35
Lý hóa học
E
Ngậm nước
18,36,39
F
Dạng quánh đặc
6,7,8,9,10,11,14,17,38,39,
19,20,21,22,12
G
Dạng trung hòa
12,15,19
H
12,13,14,16,26,27,28,30,31,32,33
I
35,37,38,40
Điểm thải an toàn
J
Bãi đất
6,7,8,9,10,11,37,40
K
1,12
Hố sâu
L
Bãi đất để thu hồi lưu giữ mãi
19,20,21,22
Xử lý đất
M
2,15
Lọc qua các tâng lớp đất
N
6,7,8,9,10,11,16,17,18,19,20,21,22,25
Mặt đất
O
21
Bảng 02: 10 tính chất chính của chất thải nguy hại
STT
Tính chất
STT
Tính chất
1
Ăn mòn (tính kiềm hoặc axít (A)
6
Bền vững trong MT (trơ) (G)
2
Cháy (B)
7
Gây ung thư (H)
3
Hoạt động(gây phản ứng, nổ) (C)
8
Gây viêm nhiễm (J)
4
Độc hại (D)
9
Gây quái thai (K)
5
Tích đọng sinh học (F)
10
Gây bệnh thần kinh (L)
Bảng 03:Các loại chất thải nguy hại theo danh mục xử lý
Ký hiệu
Loại chất thải
Ký hiệu
Loại chất thải
1
PCB
21
Kiềm và kim loại nặng
2
Xăng dầu
22
Kiềm
3
Halogen
23
Chất dẻo
4
Khong Halogen
24
Phenol
5
Dung môi và kim loại
25
Sianua
6
Kim loại
26
Phophat
7
Chì
27
Chất nổ
8
Crom
28
Các thùng đựng và đồ chứa độc
9
Đồng
29
Đất cát lẫn chất độc
10
Nhôm
30
Tro bụi
11
Mangan
31
Ammonia
12
Thuốc trừ sâu, diệt cỏ
32
Pin thải
13
Chất thải nhà máy dệt
33
Chất thải chứa cácbon
14
Mực
34
Các chất thải nhiễm trùng
15
Các chất hữu cơ
35
Các thùng đựng
16
Bụi và cao su
36
Các chất hóa học
17
Sơn
37
Sunfua
18
Các kim loại ngậm nước
38
Tro đốt
19
Axit và các kim loại nặng
39
Chât thải chụp ảnh
20
Dung dich axit
40
Chất pha trộn dùng thừa
1.9 Phân loại chất thải nguy hại theo chuyên ngành
Phân loại chất thải nguy hại trong ngành sản xuất hóa chất:
Ngành sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản:
Sản xuất axit sulphuric: các chất SO2 , SO3 , H2S … trong dây chuyền là những chất độc có khả năng kích ứng tối đa niêm mạc và hệ thống hô hấp cũng như tiêu hóa.
Sản xuất xút và clo điện phân: Khí clo và hơi axit HCl là sản phẩm của công nghệ điện phân cực kỳ độc.
Ngành sản xuất phân hóa học: chủ yếu là sản xuất phân lân và phân đạm
Phân lân: sản xuất phân lân là nguồn tạo ra các chất độc là F2, HF, SiF4 và H2SiF6 …
Phân đạm: các hợp chất H2S , CN, phenol … tồn tại ở mức độ cao.
Ngành sản xuất sơn, vecni và dầu bóng: hơi dung môi ngay ở nhiệt độ thường (dung môi hữu cơ), các hạt phân tán có kích thước cực kì nhỏ phân tán trong môi trường lao động, các hơi đâu thực vật có tính kích thích hay gây dị ứng cao, …
Ngành sản xuất các sản phẩm cao su: hóa chất dạng amin hay carbamat hữu cơ mạch vòng, các chất độn (muội than đen), dầu hóa dẻo, làm mền, axit stearic, xăng công nghệ, ….
Ngành sản xuất sản phẩm chất dẻo: PP, PE, PVC, TDI, DOP, bột mầu nhựa…
Phân loại chất thải nguy hại trong hóa chất bảo vệ thực vật:
Các hóa chất bảo vệ thực vật rất đa dạng về thành phần, về tác dụng đối với cây trồng và cách sử dụng…Vì vậy có nhiều cách phân loại chúng. Thường phân thành:
Các chất trừ sâu
Các chất diệt cỏ
Các chất diệt côn trùng
Các chất diệt chuột
1.10 Phân loại chất thải nguy hại theo môi trường chất độc tồn tại
Chất thẩi nguy hại trong nước (nước tự nhiên và nước thải): As, Cd, Be, B, Cr, Cu, F, Pb, Mn, Hg, Mo, SE, Zn… gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm.
Chất độc nguy hại trong đất: hóa chất và kim loại nặng (Cu, Zn, Pb, As, Hg, Cd), các chất phóng xạ …làm thay đổi tính chất thành phần của đất, làm cứng đất, làm thay đổi cân bằng các chất dinh dưỡng giữa cây trồng và đất.
Chất thải nguy hại trong không khí: các khí thải như H2S , CO2 , CO , NOx , ….trong không khí gây ra hiện tượng mưa axit, làm chua đất, sương mù, phá hoại vật chất
1.11 Phân loại dựa vào nguy cơ gây ung thư ở người:
Dựa trên những chứng cứ rõ ràng, IARC (cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) đã phân các chất hóa học theo 4 nhóm có khả năng gây ung thư:
Nhóm 1: Tác nhân là chất ung thư ở người.
Nhóm 2A: Tác nhân có thể gây ung thư ở người.
Nhóm 2B: Tác nhân có lẽ gây ung thư ở người.
Nhóm 3: Tác nhân không thể phân loại dựa trên tính gây ung thư ở người.
Nhóm 4: Tác nhân có lẽ gây ung thư ở người.
IARC xem xét toàn thể các chứng cứ để đánh giá toàn diện về khả năng gây ung thư ở người của các tác nhân, hỗn hợp và tình huống gây nhiễm.
Việc phân nhóm các yếu tố này mang tính khoa học dựa trên thông tin số liệu tin cậy, chứng cứ thu được từ những nghiên cứu ở người, động vật thí nghiệm.
Trong đó:
Nhóm 1: Tác nhân (hoặc hỗn hợp) chắc chắn gây ung thư cho người. Đây là những chất mà khả năng gây ung thư ở người của chúng đã có những chứng cớ chắc chắn. Ngoài ra tác nhân(hỗn hợp) có thể xếp vào nhóm này khi bằng chứng gây ung thư cho người chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng chắc chắn gây ung thư trên động vật thí nghiệm và có luận cứ cho thấy khi vào cơ thể người có thể nó sẽ có tác động theo cơ chế dẫn đến ung thư.
Nhóm 2: Nhóm này bao gồm các tác nhân, hỗn hợp, tình huống nhiễm mà trong một số trường hợp thì có đầy đủ bằng chứng về tính gây ung thư ở người, trong những trường hợp khác không có đủ dữ liệu về tính gây ung thư ở người nhưng có đủ bằng chứng trên động vật thí nghiệm. Các tác nhân hỗn hợp trong những trường hợp này phân thành 2 nhóm: nhóm A và B dựa trên cơ sở chứng cớ thí nghiệm và dịch tễ học về khả năng gây ra ung thư hoặc những dữ liệu thích hợp khác.
Nhóm 3: Tác nhân (hỗn hợp) chưa thể xếp vào nhóm gây ung thư cho người. Đó là tác nhân (hỗn hợp) không có bằng chứng rõ ràng gây ung thư ở người nhưng lại có bằng chứng gây ung thư ở động vật thí nghiệm, song cơ chế gây ung thư ở đây không giống như đối với người.
Nhóm 4: Tác nhân (hỗn hợp) có thể không gây ung thư cho người. Đó là những tác nhân (hỗn hợp) mà bằng chứng cho thấy không có tình gây ung thư cho người và động vật thí nghiệm. Trong một số trường hợp, những tác nhân (hỗn hợp) có bằng chứng không chắc chắn là gây ung thư cho người, nhưng từ nhiều thông tin, số liệu rõ rang chứng minh là không gây ung thư cho động vật thí nghiệm cũng được xếp vào nhóm này.
Danh sách các chất gây ung thư, đã được xác nhận và đề nghị con người cần tránh tiếp xúc:
Bảng 01: các chất gây ung thư cần tránh tiếp xúc
Hợp chất
Sử dụng
Mức độ nguy hiểm
4-Nitrophenyl
Phân tích hóa học
Gây ung thư bàng quang
α- naphtylamins
Chất chống oxi hóa. Sản xuất phẩm màu, phim màu
Gây ung thư bàng quang
4,4-metylenebis
Tác nhân lưu hóa chất dẻo
Gây ung thư bàng quang
Metyl-cloanilin ete
Sản xuất nhựa trao đổi ion
Thường bị nhiễm chất ung thư biclometyl ete
3,3- Điclobenziđin
Sản xuất phẩm màu
Chất gây ung thư nổi tiếng
Bis (clomety) ete
Sản xuất nhựa trao đổi ion
Gây ung thư phổi
β- naphthylamin
Sản xuất thuốc nhuộm, thuốc thử
Gây ung thư bàng quang
Benzidin
Sản xuất phẩm màu cao su, chất dẻo, mực in
Gây ung thư bàng quang
Etylênimin
Chế hóa giấy, vải
Chất gây ung thư nổi tiếng
β- propiolacton
Sản xuất chất dẻo
Nghi ngờ gây ung thư cho người
Vinyl clorua
Nhựa PVC
Chất gây ung thư gan
Etylen diclorua
Dung môi công nghiệp. chất sát trùng hạt lương thực vật và chất phụ gia cho xăng để thu gom chì, mỗi năm thải ra ngoài môi trường 7,4.106 kg
Chất gây ung thư dạ dày, lá lách, phổi.
Dấu hiệu nhận dạng chất thải nguy hại
Dấu hiệu cảnh báo chất thải nguy hại cho biết cần phải chú ý và đề phòng đối với các nguy hiểm hoặc bất lợi có thể xảy ra đối với con người và môi trường do chất thải nguy hại gây ra
Các dấu hiệu bao gồm sự kết hợp giữa biểu tượng, hình dạng, màu sắc và lời viết cho từng dấu hiệu.
Dấu hiệu cảnh báo được sử dụng để cảnh báo cho người làm việc với chất thải nguy hại và cho cộng đồng chú ý tới mối nguy hại, nhắc nhở phải thực hiện những yêu cầu an toàn khi tiếp cận với chất thải nguy hại; hoặc chỉ dẫn những thông tin cần thiết khác đã được quy định để phòng tránh các rủi ro, tai nạn cho con người và môi trường.
Dấu hiệu cảnh báo được áp dụng tại các khu vực và trên các phương tiện làm việc liên quan đến chất thải nguy hại hoặc nơi mà cơ quan quản lý chất thải nguy hại có yêu càu sử dụng.
Dấu hiệu cảnh báo phải được bố trí trong phạm vi nhìn thấy của người cần được báo hiệu, tại vị trí dễ nhận thấy và bản thân chúng không được trở thành nguồn gây nguy hại mới.
2.1. Biểu tượng, tên viết tắt / mô tả nguy hiểm quốc tế và Việt Nam:
Quốc tế
Việt Nam
Biểu tượng
Tên viết tắt
Gây nguy hiểm
Mô tả mối nguy
Tên viết tắt
Gây nguy hiểm
Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại
(Hóa lý)
E
Thuốc nổ
Hóa chất nổ.
N
Dễ nổ
O
Oxy hóa
Hóa chất có phản ứng exothermically với hóa chất khác.
OH
Oxy hóa
F+
Cực kỳ dễ cháy
Hóa chất có một điểm sáng rất thấp và điểm sôi, và các loại khí mà có thể cháy tiếp xúc với không khí.
C
Dễ cháy
F
Rất dễ cháy
Hóa chất có thể bắt lửa tiếp xúc với không khí, chỉ cần liên hệ ngắn ngủi với một nguồn lửa, có một điểm sáng rất thấp hoặc phát triển các loại khí rất dễ cháy trong tiếp xúc với nước.
(Y tế)
T +
Rất độc hại
Hóa chất đó ở mức rất thấp, gây thiệt hại cho sức khỏe.
Đ
Có tính độc
T
Độc hại
Hóa chất đó ở mức thấp gây thiệt hại cho sức khỏe.
Carc Cat 1
Chất gây ung thư loại 1
Hóa chất có thể gây ung thư hoặc tăng tỷ lệ của nó.
Carc Cat 2
Chất gây ung thư loại 2
Carc Cat 3
Chất gây ung thư loại 3
Muta Cat 1
Chất gây đột biến loại 1
Hóa chất gây ra các khuyết tật di truyền di truyền hoặc tăng tỷ lệ của họ.
Muta Cat 2
Chất gây đột biến loại 2
Muta Cat 3
Chất gây đột biến loại 3
Repr Cat 1
Sinh sản độc tố loại 1
Hóa chất sản xuất hoặc tăng tỷ lệ mắc các hiệu ứng không di truyền ở thế hệ con cháu và / hoặc làm suy giảm một trong các chức năng sinh sản hay năng lực.
Repr Cat 2
Sinh sản độc tố loại 2
Repr Cat 3
Sinh sản độc tố nhóm 3
Xn
Có hại
Hóa chất có thể gây hại cho sức khoẻ.
C
Ăn mòn
Hóa chất có thể tiêu diệt mô sống khi tiếp xúc.
AM
Ăn mòn
Xi
Kích thích
Hóa chất có thể gây viêm nhiễm cho da hoặc niêm mạc khác.
(Môi trường)
N
Nguy hiểm cho môi trường
Hóa chất có thể hiện một mối nguy hiểm ngay lập tức hoặc bị trì hoãn cho một hoặc nhiều thành phần của môi trường
ĐS
Có độc tính sinh thái
LN
Dễ lây nhiễm
2.2 Ký hiệu chất thải nguy hại trong hộ gia đình:
2.2.1. Dễ nổ:
Thùng chứa có gắn nhãn với những biểu tượng này có thể phát nổ. Chúng cũng có thể tạo khói gây chết người hoặc hơi khi tiếp xúc với không khí hoặc hỗn hợp với vật liệu khác. Một số sản phẩm chất nổ xung quanh nhà bao gồm:
Bình phun lon (toàn bộ hoặc một phần đầy đủ)
Két quay propan.
Thiết bị báo khói.
Bếp ga, hột quẹt.
2.2.2. Dễ cháy
Những sản phẩm này có thể gây cháy. Bất kỳ sản phẩm có biểu tượng này trên nhãn của nó phải được giữ cách xa tất cả các nguồn của tia lửa và lửa.
Một số sản phẩm dễ cháy xung quanh nhà bao gồm:
Xăng
Động cơ dầu
Vẹt ni và các dung môi đánh bóng (kim loại, gỗ, móng tay)
2.2.3. Độc hại:
Sản phẩm được đánh dấu bằng biểu tượng này là các chất độc hoặc gây chết người nếu nuốt hoặc hít vào, thậm chí với số lượng nhỏ.
Một số sản phẩm độc hại xung quanh nhà bao gồm:
Nước sơn (toàn bộ hoặc một phần đầy đủ hộp)
Thuốc trừ sâu
Các loại chất lỏng có chứa vật liệu dễ cháy: chất làm sạch quần áo tại chỗ, chất lỏng tẩy rửa máy,…)
2.2.4. Ăn mòn:
Một sản phẩm có gắn nhãn với những biểu tượng này có thể gây bỏng cho da và mắt của bạn và có thể ăn mòn các vật liệu khác.
Một số sản phẩm ăn mòn xung quanh nhà bao gồm:
Pin (hộ gia đình và ô tô)
Chất giặt rửa, chất tẩy
Dung dịch rửa ảnh
3. Quy định mã chất thải nguy hại trong nước và quốc tế.
3.1. Các bước nhận dạng:
Bước 1: Lập danh mục chất thải
Đối với doanh nghiệp cần : liệt kê tất cả các loại chất thải phát sinh tại cơ sở từ hoạt động sản xuất, hoạt động văn phòng, sinh hoạt, các kho nguyên vật liệu, hoá chất, khu vực xử lý chất thải...để từ đó xây dựng thành danh mục chất thải trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Đối với người dân cần : liệt kê tất cả các chất thải có trong chất thải sinh hoạt của gia đình, chất thải trong quá trình làm việc để xây dựng danh mục chất thải theo yêu cầu đăng ký chủ nguồn thải của thông tư 12/2006/TT-BTNMT và nộp lại cho Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
Danh mục chất thải gồm các nội dung sau (áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất và người sử dụng): tên chất thải ; số lượng ước tính phát sinh (kg/tháng) ; trạng thái tồn tại ; nguồn phát sinh (theo phụ lục 1 thông tư 12/2006/TT-BTNMT)
Bước 2 : Xác định chất thải nguy hại
Đối với doanh nghiệp tiến hành xác định loại hình ngành nghề sản xuất của đơn vị thuộc nhóm mục nào trong 19 mục của danh mục chất thải nguy hại được quy định trong quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
Đối với người dân cần tiến hành xác định chất thải trong chất thải sinh hoạt thuộc loại nào trong các loại chất thải nêu ra trong mục 16 của danh mục CTNH được quy định trong quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc ban hành danh mục CTNH.
Bước 3 : Tiến hành thí nghiệm để xác định đặc tính nguy hại
Nếu chất thải thuộc danh mục CTNH được nêu trong quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT thì không cần kiểm tra đặc tính nguy hại mà cần kiểm tra nồng độ để xác định chất đó có đạt tiêu chuẩn môi trường hay không. Nếu chất thải không nằm trong danh mục chất thải nguy hại mà có thành phần hoá chất nguy hại thì cần phải kiểm tra đặc tính nguy hại theo quy trình sau :
Chất hoặc hỗn hợp chất thải ban đầu sẽ được tiến hành thí nghiệm ( có thể thí nghiệm tại phòng thí nghiệm của doanh nghiệp hoặc gửi mẫu thí nghiệm tới các cơ quan chức năng). Sau khi thí nghiệm cần phân tích kết quả thu được và sau đó đối chiếu kết quả với tiêu chuẩn hiện hành quy định về ngưỡng nguy hại của các chất. Cụ thể :
Kiểm tra đặc tính độc : kết quả thu được sau quá trình thí nghiệm cần tra cứu theo bảng được quy định tại khoản 1 điều 17 quy định về ngưỡng hàm lượng chất nguy hiểm trong nghị định 108/2008/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật hoá chất.
Kiểm tra đặc tính cháy : kết quả thu được sau khi thí nghiệm và phân tích chúng ta so sánh với tiêu chuẩn hiện hành TCVN 7629 :2007 về ngưỡng chất thải nguy hại để xác định chất thải có đăc tính nguy hại là cháy hay không.
Kiểm tra đặc tính oxy hoá: kết quả thu được sau khi thí nghiệm và phân tích chúng ta so sánh với tiêu chuẩn hiện hành TCVN 7629 :2007 về ngưỡng chất thải nguy hại để xác định chất thải có tính chất oxy hoá hay không.
Kiểm tra đặc tính ăn mòn : kết quả thu được sau khi thí nghiệm và phân tích. Nếu như chất thải có pH nhỏ hơn hoặc bằng 2 hoặc lớn hơn hoặc bằng 12 thì kết luận chất thải có tính ăn mòn.
Kiểm tra đặc tính độc sinh thái : kết quả thu được sau khi thí nghiệm và phân tích chúng ta so sánh với tiêu chuẩn quy định. Nếu như chất thải có hàm lượng lớn hơn hoặc bằng 1.0% thì kết luận chất thải đó có tính nguy hại là gây độc đối với môi trường sinh thái (theo ngưỡng hàm lượng chất nguy hiểm quy định trong khoản 1 điều 17 nghị định số 108/2008/NĐ-CP).
Kiểm tra đặc tính nổ : kết quả thu được sau khi thí nghiệm và phân tích chúng ta so sánh với tiêu chuẩn hiện hành TCVN 7629 :2007 về ngưỡng CTNH.
Kiểm tra đặc tính dễ lây nhiễm kết quả thu được sau khi thí nghiệm và phân tích chúng ta so sánh với tiêu chuẩn hiện hành TCVN 7629 :2007 về ngưỡng CTNH.
3.2 Hướng dẫn sử dụng Danh mục chất thải nguy hại của Việt Nam:
3.1.1 Mã CTNH (mã chất thải nguy hại): là cột thể hiện mã số của các chất thải trong Danh mục khi được xác định là chất thải nguy hại. Mã CTNH được tổ hợp từ 1, 2 hoặc 3 cặp chữ số (hay 2, 4 hoặc 6 chữ số) như sau:a) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ nhất thể hiện mã của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;
b) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ hai thể hiện mã của nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;c) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ ba thể hiện mã của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải.
3.1.2 Tên chất thải: là cột thể hiện tên gọi của các chất thải trong Danh mục, được phân loại theo 3 cấp như sau:
a) Cấp 1 (tương ứng với mã có 1 cặp chữ số): tên gọi của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;b) Cấp 2 (tương ứng mã có 2 cặp chữ số): tên gọi của nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;
c) Cấp 3 (tương ứng mã đầy đủ 3 cặp chữ số): tên gọi của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải.
3.1.3 Mã EC: là cột thể hiện mã đối chiếu theo Danh mục chất thải của Cộng đồng Châu Âu (EC).
3.1.4 Mã Basel (A/B): là cột thể hiện mã đối chiếu A/B theo Phụ lục VIII hoặc IX (Danh mục A hoặc B) của Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và tiêu huỷ chúng năm 1989 (www.basel.int). Đối với những loại chất thải trong Danh mục mà có một số phương án mã đối chiếu A/B thì cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và nội dung các Phụ lục nói trên của Công ước Basel để lựa chọn phương án phù hợp.
3.1.5 Mã Basel (Y): là cột thể hiện mã đối chiếu Y theo Phụ lục I của Công ước Basel. Đối với những loại chất thải trong Danh mục mà có một số phương án mã đối chiếu Y thì cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và nội dung các Phụ lục nói trên của Công ước Basel để lựa chọn phương án phù hợp.
3.1.6 Tính chất nguy hại chính: là cột thể hiện các tính chất nguy hại chính mà một chất thải nguy hại trong Danh mục có thể có, đối chiếu theo Phụ lục III của Công ước Basel. Tuỳ vào từng trường hợp, một chất thải nguy hại có thể có một, một số hoặc toàn bộ các tính chất được ghi tại cột này.
Các tính chất nguy hại được trình bày chi tiết ở bảng sau:
Số TT
Tính chất nguy hại
Ký hiệu
Mô tả
Mã H(Theo Phụ lục IIICông ước Basel)
1
Dễ nổ
N
Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của H1 phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.
H1
2
Dễ cháy
C
Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất thải ở dạng lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ bắt cháy thấp theo các tiêu chuẩn hiện hành.
H3
Chất thải rắn dễ cháy: là các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
H4.1
Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy.
H4.2
Chất thải tạo ra khí dễ cháy: là các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự cháy hoặc tạo ra lượng khí dễ cháy nguy hiểm.
H4.3
3
Oxy hoá
OH
Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.
H5.1
4
Ăn mòn
AM
Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).
H8
5
Có độc tính
Đ
Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
H6.1
Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.
H11
Sinh khí độc: Các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật.
H10
6
Có độc tínhsinh thái
ĐS
Các chất thải có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích luỹ sinh học và/hoặc gây tác hại đến các hệ sinh vật
H12
7
Dễ lâynhiễm
LN
Các chất thải có chứa vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh cho người và động vật.
H6.2
3.1.7 Trạng thái (thể) tồn tại thông thường: là cột thể hiện các trạng thái hay thể tồn tại thông thường (rắn, lỏng hoặc bùn) của chất thải trong Danh mục.
3.1.8 Ngưỡng nguy hại: là cột ghi chú về tiêu chí xác định một chất thải trong Danh mục là chất thải nguy hại hay không nguy hại, bao gồm hai loại như sau:a) Loại 1 (ký hiệu là *): chỉ là chất thải nguy hại khi có ít nhất một tính chất hoặc ít nhất một thành phần nguy hại ở mức độ hay hàm lượng bằng hoặc vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại các tiêu chuẩn hiện hành. Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn thì áp dụng theo các tiêu chuẩn đã có của quốc tế sau khi được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền về môi trường
b) Loại 2 (ký hiệu là **): luôn là chất thải nguy hại trong mọi trường hợp.3.1.9 Hướng dẫn quy trình tra cứu, sử dụng Danh mục:
3.1.9.1 Xác định một chất thải nguy hại bất kỳ căn cứ vào mã chất thải nguy hại: nếu đã biết mã của một chất thải nguy hại, căn cứ vào cột thứ nhất (cột “Mã CTNH”) trong Danh mục chất thải nguy hại tại Phần III để tìm ra loại chất thải nguy hại tương ứng.3.1.9.2 Xác định các chất thải nguy hại căn cứ vào nguồn hoặc dòng thải:a) Bước 1: căn cứ danh sách chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính tại Phần II để sơ bộ xác định một nguồn thải đang được xem xét có thể phát sinh các chất thải nằm trong những Mục nào, có thứ tự bao nhiêu. Lưu ý là một nguồn thải bất kỳ có thể phát sinh những chất thải nằm trong nhiều Mục khác nhau thuộc hai nhóm Mục như sau:- Các Mục từ 01 đến 16 bao gồm những nhóm chất thải đặc trưng cho từng loại nguồn hoặc dòng thải khác nhau;
- Các Mục 17, 18 và 19 bao gồm những nhóm chất thải chung mà mọi nguồn thải đều có thể phát sinh;
b) Bước 2: căn cứ vào thứ tự nêu trên để xác định vị trí của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính trong Danh mục chất thải nguy hại ở Phần IIIc) Bước 3: rà soát trong nhóm nguồn hoặc dòng thải chính nêu trên để xác định nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải liên quan;d) Bước 4: rà soát trong nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải nêu trên để xác định từng loại chất thải nguy hại trong đó.
3.3 Danh mục chất thải nguy hại của Việt Nam:
Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
( phụ lục)
4. Các công ước, quy định về chất thải nguy hại
Công ước Basel về kiểm soát, loại bỏ việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại 1992
Gồm 29 điều, VN tham gia công ước vào ngày 13/5/1995.
Công ước Basel là một hiệp ước toàn cầu để ngăn chặn việc bán lại chất thải độc hại ở các nước phát triển cho nước đang phát triển đã được chuẩn bị tốt để đối phó với tác động của nó. Mục tiêu chính của Công ước là giảm thiểu, loại trừ, các hoạt động vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại. Công ước này cũng nhằm mục đích ngăn chặn buôn bán bất hợp pháp trong chất thải.
Bằng cách cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật về việc hướng dẫn thực hành tốt nhất và thủ tục xử lý chất thải, lưu trữ và tiêu hủy, Công ước khuyến khích việc quản lý môi trường và xử lý chất thải nguy hại. Công ước Basel không bao gồm các chất thải phóng xạ, chất thải được thải ra từ tàu thuyền. Công ước đã có hiệu lực vào năm 1992.
Mục đích của Công ước Basel là:
Ngăn chặn vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại
Giảm thiểu việc sản xuất các chất thải nguy hại và chất độc hại
Đảm bảo xử lý chất thải được thực hiện theo cách thân thiện môi trường và càng gần với vị trí các nguồn thải càng tốt
Hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc quản lý môi trường các chất thải nguy hại mà họ tạo ra
Công ước này bao gồm các chất độc hại, dễ nổ, ăn mòn, dễ cháy, ecotoxic và chất thải lây nhiễm đang được chuyển từ nước này sang nước khác (vận chuyển xuyên biên giới).
Các nước nên cấm nhập khẩu chất thải nguy hại, cần giảm thiểu việc sản xuất các chất thải nguy hại và hợp tác để đảm bảo rằng chất thải được xử lý và xử lý một cách tốt nhất và thân thiện với môi trường.
Công ước Basel quy định việc vận chuyển các hóa chất nguy hiểm đến sức khỏe con người và môi trường sẽ bị hạn chế hoặc cấm. Điều này sẽ có lợi ích đáng kể.
Hơn nữa, các nước đang phát triển có khả năng thu hút hỗ trợ tài chính để giúp họ quản lý chất thải nguy hại.
Các nước đang phát triển có thể có thể sử dụng Công ước cho các mục đích sau đây:
Để nhận được hỗ trợ trong việc xử lý chất thải nguy hại tại quốc gia của họ.
Được cấp giấy phép để xuất khẩu chất thải nguy hại để tiêu hủy ở một nước khác
Cấm việc trung chuyển chất thải nguy hại qua lãnh hải của họ.
Được cấp giấy phép để xuất khẩu các yếu tố của chất thải gia đình đến một nước khác để tái chế (ví dụ lon nhôm).
Tùy thuộc vào mức độ của chất thải nguy hại sẽ có một số chi phí trong hoạt động xử lý. Các cơ quan có thẩm quyền (công an, hải quan, cảng hoặc sân bay chính quyền, bảo vệ bờ biển) có thể cần phải thực hiện các chức năng sau:
Xác định loại chất thải nguy hại
Tìm hiểu về hoạt động của công ty đó
Áp dụng quy định của Liên hợp quốc khuyến nghị về vận tải hàng nguy hiểm (tất cả các phương thức vận tải)
Tiến hành lấy mẫu và thử nghiệm loại chất thải
Thống kê thông tin và xử lý dữ liệu được cung cấp bởi Tổ chức Hải quan thế giới
Xác định các trường hợp nhập khẩu lưu lượng chất thải bất hợp pháp.
Hỗ trợ tài chính được cung cấp bởi Quỹ Uỷ thác để hỗ trợ các nước đang phát triển đáp ứng các chi phí thực hiện các nghĩa vụ của Công ước.
Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (Công ước POP)
Được kí kết năm 2001 và chính thức có hiệu lực năm 2004. Việt Nam phê chuẩn công ước stockholm năm 2002 là thành viên thứ 14 trong 173 nước, gồm 30 điều.
Mục tiêu của Công ước Stockholm là bảo vệ sức khỏe con người và môi trường từ chất ô nhiễm hữu cơ hoặc các chất POPs. POPs bao gồm các thuốc trừ sâu clo hữu cơ, DDT, endrin, dieldrin, aldrin, chlordane, toxaphene, heptachlor, mirex, hexachlorobenzene và các hóa chất công nghiệp PCBs, dioxin và furan.
Công ước này nhằm loại bỏ việc sản xuất, sử dụng và phát thải các chất POPs trong khi ngăn chặn sự xuất hiện của các hóa chất mới với các đặc tính giống như POP và đảm bảo các tiêu hủy các kho dự trữ chất thải POPs. Công ước đưa ra các hành động được thực hiện bởi các bên để giảm bớt và có thể loại bỏ các sản phẩm phụ của hóa chất POPs. Công ước chính thức có hiệu lực từ ngày 17/5/2004.
Hầu hết các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi đã phân tán một lượng POPs trên khắp đất nước. Công ước Stockholm đã tạo cơ hội cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi nhận được hỗ trợ để giải quyết bằng cách bảo đảm loại bỏ an toàn và xử lý POPs trong tương lai, cũng như khí thải dioxin và furan.
Chất hóa học POPs được đánh giá là chất độc hại được tìm thấy trên khắp thế giới. Cấm sử dụng và buôn bán các hóa chất này để sẽ có lợi ích đáng kể sức khỏe con người.
Tùy thuộc vào lượng POPs được sản xuất hoặc dự trữ ở các nước sẽ có một số chi phí hoạt động. Các cơ quan có thẩm quyền (ví dụ: bộ phận môi trường, cảnh sát, hải quan, cảng hoặc sân bay chính quyền) có thể cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xác định các chất POPs;
Tìm hiểu về hoạt động của các công ty có thể sản xuất POPs;
Thí nghiệm về lấy mẫu và thử nghiệm các chất hóa học
Tìm hiểu các phương pháp để giảm thiểu hoặc hủy POPs một cách thân thiện môi trường
Công ước Waigani ngăn chặn việc nhập khẩu chất thải nguy hại, chất phóng xạ vào khu vực Nam Thái Bình Dương.
Công ước Waigani được mở ra dành cho các thành viên của các nước ở Nam Thái Bình Dương tại Waigani, Papua New Guinea vào tháng 9/1995. Công ước Waigani cung cấp một chương trình để ngăn chặn buôn bán chất thải vào Nam Thái Bình Dương như là một kho chứa chất thải độc hại. Trong Công ước Waigani, đất nước có đủ điều kiện để được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để giúp đỡ trong việc quản lý chất thải nguy hại hoặc hạt nhân, từ đó tạo ra một cơ chế hiệu quả trong khu vực để tạo thuận lợi cho việc xử lý chất thải nguy hại, chất phóng xạ.
Mục đích của Công ước là:
Giảm hoặc loại bỏ các hoạt động vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại, chất phóng xạ vào và trong khu vực Thái Bình Dương
Giảm thiểu việc sản xuất các chất thải nguy hại và chất độc hại trong khu vực Thái Bình Dương
Đảm bảo xử lý chất thải được thực hiện một cách thân thiện môi trường và càng gần với nguồn thải càng tốt
Hỗ trợ các nước đang phát triển NamThái Bình Dương trong việc quản lý môi trường các chất thải nguy hại
Công ước này bao gồm độc hại, độc hại, dễ nổ, ăn mòn, dễ cháy, ecotoxic, truyền nhiễm và chất thải phóng xạ.
Các nước nên cấm nhập khẩu chất thải nguy hại, chất phóng xạ. Trên hết cần giảm thiểu việc sản xuất các chất thải nguy hại và hợp tác để đảm bảo rằng chất thải được xử lý và xử lý một cách thân thiện với môi trường.
Có nhiều lý do tại sao Công ước Waigani là quan trọng đối với khu vực:
Nó cung cấp một nội dung hiệu quả bảo vệ để ngăn chặn buôn bán chất thải vào Nam Thái Bình Dương như một bãi chứa chất thải quốc tế.
Nó sẽ ngăn chặn tàu vận chuyển chất thải vào Nam Thái Bình Dương
Nó sẽ tạo ra một cơ chế khu vực để tạo điều kiện làm sạch chất thải nguy hại, chất phóng xạ trong khu vực.
Công ước Rotterdam về Thủ tục Thông báo được sự đồng ý trước cho một số hóa chất độc hại và thuốc trừ sâu trong thương mại quốc tế (1998)
Công ước Rotterdam là một đa phương hiệp ước để thúc đẩy chia sẻ trách nhiệm liên quan đến nhập khẩu hoá chất độc hại. Công ước khuyến khích trao đổi cởi mở thông tin và kêu gọi các nhà xuất khẩu hóa chất nguy hiểm để sử dụng đúng nhãn mác, bao gồm hướng dẫn về xử lý an toàn. Các bên có thể quyết định cho phép hoặc cấm việc nhập khẩu các hoá chất được liệt kê trong hiệp ước, và các nước xuất khẩu có nghĩa vụ đảm bảo rằng các nhà sản xuất thuộc thẩm quyền của họ thực hiện. Công ước Rotterdam chính thức có hiệu lực từ tháng 2/2004 với hơn 50 quốc gia tham gia, đến nay đã có 105 quốc gia tham gia.
Công ước này bao gồm 27 loại thuốc trừ và năm hóa chất công nghiệp.
Nước đang phát triển hoặc các nước có nền kinh tế trong chuyển đổi có thể sử dụng Công ước Rotterdam để thiết lập một cơ chế để cấm nhập khẩu một số thuốc trừ sâu và hoá chất công nghiệp từ các nước khác. Các thuốc trừ sâu và hoá chất công nghiệp đã bị cấm hoặc bị hạn chế đối với sức khỏe hoặc các lý do môi trường ở các nước khác. Các quốc gia khuyến khích để điều tra và thông báo cho nhân dân thuốc trừ sâu đang gây sức khỏe hoặc các vấn đề môi trường theo các điều kiện sử dụng trong nước của họ, mặc dù các thuốc trừ sâu có thể không bị cấm ở nơi khác.
Công ước cải thiện luồng thông tin cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế trong chuyển đổi, cảnh báo họ về sức khỏe và các vấn đề môi trường liên kết với một số hoá chất độc hại. Hiệu quả là ngăn chặn hàng nhập khẩu các hóa chất độc hại vào các nước, tránh việc tiếp xúc với hoá chất nguy hiểm.
Công ước có thể đóng một vai trò trung tâm trong việc phát triển các sáng kiến xây dựng năng lực để giúp chính phủ cải thiện quy định về hóa chất. Các bên tham gia Công ước nhận được sáu cập nhật hàng tháng thông báo các hành động pháp lý được thực hiện bởi các nước khác cấm hoặc bị hạn chế một loại thuốc trừ sâu hay hóa chất công nghiệp.
Công ước Bamako kiểm soát việc nhập khẩu chất thải nguy hại vào các nước ở Châu Phi
Công ước này đã được đàm phán bởi mười hai quốc gia của Tổ chức Thống nhất châu Phi ở Bamako, Mali vào tháng Giêng, 1991. Công ước đã có hiệu lực vào ngày 22 tháng 4 năm 1998 và đã được phê chuẩn bởi 23 quốc gia.
Công ước Bamako ngăn chặn việc nhập khẩu chất thải nguy hại bao gồm chất thải phóng xạ vào nước châu Phi được tham gia Công ước này.
Mục đích của Công ước là:
Cấm nhập khẩu tất cả các chất thải nguy hại, chất phóng xạ vào trong lục địa châu Phi vì bất kì lý do nào
Giảm thiểu và kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại trong lục địa châu Phi.
Cấm tất cả các đảo quốc và nội địa bán phá giá hoặc thiêu đốt chất thải nguy hại.
Đảm bảo xử lý chất thải được thực hiện một cách thân thiện môi trường
Thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong việc xử lý chất thải nguy hại
Thiết lập các nguyên tắc phòng ngừa
Công ước này quy định bao gồm nhiều chất thải hơn trong Công ước Basel quy định vì nó không chỉ bao gồm chất thải phóng xạ mà còn xem xét chất thải với đặc tính độc hại bất kì.
Công ước Bamako là quan trọng đối với khu vực:
Nó cung cấp một cơ chế hiệu quả bảo vệ để ngăn chặn buôn bán chất thải vào châu Phi
Nó sẽ ngăn chặn bán phá giá của các chất thải nguy hại trên biển và trong đất liền.
Nó đảm bảo việc buôn bán chất thải trong phạm vi châu Phi được kiểm soát và ngăn chặn
5. Hệ thống các văn bản pháp quy trong nước về chất thải nguy hại
5.1. LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chương I: Những quy định chung
Điều 3: giải thích từ ngữ
10. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
11. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
12. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
Chương II: Tiêu chuẩn môi trường:
Điều 10. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia
1. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia bao gồm tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải.
2. d) Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại
Điều 12. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải
1. Tiêu chuẩn về chất thải phải quy định cụ thể giá trị tối đa các thông số ô nhiễm của chất thải bảo đảm không gây hại cho con người và sinh vật.
2. Thông số ô nhiễm của chất thải được xác định căn cứ vào tính chất độc hại, khối lượng chất thải phát sinh và sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
3. Thông số ô nhiễm quy định trong tiêu chuẩn về chất thải phải có chỉ dẫn cụ thể các phương pháp chuẩn về lấy mẫu, đo đạc và phân tích để xác định thông số đó.
Chương III: Đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và cam kêt bảo vệ môi trường.
Mục 3: Cam kêt bảo vệ môi trường
Chương V: Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Chương VI: Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
Chương VII: Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác
Chương VIII: Quản lý chất thải
Mục 2: Quản lý chất thải nguy hại
Điều 70. Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại hoặc bên tiếp nhận quản lý chất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện về năng lực và hướng dẫn việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, mã số hành nghề quản lý chất thải nguy hại.
Điều 71. Phân loại, thu gom, l ưu giữ tạm thời chất thải nguy hại
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại.
2. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.
Điều 72. Vận chuyển chất thải nguy hại
1. Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định.
2. Chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển.
3. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do chất thải nguy hại gây ra.
4. Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại chịu trách nhiệm về tình trạng để rò rỉ, rơi vãi, xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.
Điều 73. Xử lý chất thải nguy hại
1. Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hoá học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý.
2. Chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường.
4. Việc chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
5. Hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại phải ghi rõ xuất xứ, thành phần, chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chôn lấp chất thải còn lại sau xử lý.
Điều 74. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại
1. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại đã được phê duyệt
b) Đã đăng ký danh mục chất thải nguy hại được xử lý
c) Đã đăng ký và được thẩm định công nghệ xử lý chất thải nguy hại
d) Có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất
đ) Có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
e) Được thiết kế, xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ bảo đảm xử lý chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn môi trường
g) Trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền kiểm tra xác nhận
h) Chất thải nguy hại trước và sau khi xử lý phải được lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng phù hợp với loại hình chất thải nguy hại
i) Bảo đảm an toàn về sức khoẻ và tính mạng cho người lao động làm việc trong cơ sở xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở xử lý chất thải nguy hại.
Điều 75. Khu chôn lấp chất thải nguy hại
1. Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu chôn lấp chất thải nguy hại có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh báo
b) Có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
c) Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh
d) Trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu kỹ thuật tiếp nhận, chôn lấp chất thải nguy hại.
2. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận khu chôn lấp chất thải nguy hại.
Điều 76. Quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại
1. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại bao gồm:
a) Điều tra, đánh giá, dự báo nguồn phát sinh chất thải nguy hại, loại và khối lượng chất thải nguy hại
b) Xác định địa điểm cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại
c) Xác lập phương thức thu gom, tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại, vị trí, quy mô, loại hình, phương thức lưu giữ xác định công nghệ xử lý, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải nguy hại
d) Xác định kế hoạch và nguồn lực thực hiện bảo đảm tất cả các loại chất thải nguy hại phải được thống kê đầy đủ và được xử lý triệt để.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng xây dựng khu chôn lấp chất thải nguy hại theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các quy ước liên quan đến chất thải nguy hại.doc