Các sáng kiến hợp tác an ninh khu vực của Mỹ
- Kêu gọi các quốc gia liên quan có trách nhiệm điều tra, khởi tố và giam giữ
những phần tử cướp biển bị bắt giữ.
- Tiếp tục tìm mọi biện pháp giải cứu các thủy thủ đoàn và tàu thuyển đang bị
hải tặc bắt giữ và khống chế.
- Các tổ chức quốc tế phải cân nhắc các biện pháp ngăn chặn và đóng băng tất
cả các tài khoản ngân hàng, tín dụng tình nghi của cướp biển.
- Các công ty đóng tàu quốc tế cũng phải có trách nhiệ m chung trong nỗ lực
chống cướp biển.
- Bộ Ngoại giao M ỹ sẽ tổ chức các phiên họp với các thành viên của chính
quyền liên bang chuyển đổi Somali và các nhà lãnh đạo các nước khu vực
vịnh Aden.
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2283 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các sáng kiến hợp tác an ninh khu vực của Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO VIỆT NAM
Bài báo cáo môn:
Các cơ chế hợp tác an ninh sau chiến tranh lạnh
Chủ đề:
CÁC SÁNG KIẾN HỢP TÁC AN NINH KHU VỰC CỦA MỸ
Nhóm thực hiện: nhóm 15
1. Phùng Hải Hà (nhóm trưởng)
2. Nguyễn Cẩm Ly
3. Trịnh Tường Vi
4. Phạm Nguyễn Ngọc Liên
5. Tào Thị Hồng Linh
Hà Nội, tháng 6/2011
MỞ ĐẦU
Chiến tranh lạnh kết thúc, một lần nữa lại đem đến cho Mỹ cơ hội thực hiện
tham vọng lãnh đạo thế giới của mình. Sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho Mỹ trở
thành siêu cường duy nhất trên thế giới. Và vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ gần
như không bị thách thức trong những thập kỉ qua. Uy tín của Mỹ ngày càng được
nâng cao khi Mỹ tham gia vào hầu hết các tổ chức quốc tế và can dự vào tất cả các
vấn đề quốc tế. Bên cạnh đó, sự lớn mạnh, tích cực tham gia vào các vấn đề quốc tế
của các nước nhỏ và sự bùng phát của những nguy cơ an ninh mới sau chiến tranh
lạnh (như khủng bố, cướp biển…) đã tác động không nhỏ đến tư duy an ninh của
Mỹ.
Để đảm bảo an ninh khu vực, giữ vững hòa bình thế giới cũng như khẳng
định vị thế siêu cường duy nhất toàn cầu của mình, Mỹ đã không ngừng đưa ra
những sáng kiến hợp tác an ninh bao gồm cả song phương và đa phương, cả quân
sự lẫn phi quân sự để nhằm giải quyết những căng thẳng, tranh chấp trên khu vực
và những nguy cơ phi truyền thống đang nảy sinh.
Bài thuyết trình xin được tập trung tìm hiểu về những sáng kiến hợp tác an
ninh khu vực của Mỹ sau chiến tranh lạnh. Những sáng kiến này bao gồm:
1. Tập trận chung song phương.
2. Tập trận chung đa phương.
3. Hợp tác chống khủng bố.
4. Hợp tác chống cướp biển.
NỘI DUNG
I. Sáng kiến “Tập trận chung song phương”:
Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương,
thực lực kinh tế Nhật Bản tăng lên nhanh nhất, ngoài tổng giá trị sản phẩm quốc
dân, các chỉ tiêu kinh tế của Nhật Bản đang đuổi kịp hoặc vượt Mỹ, thực lực kinh
tế không ngừng tiến sát Mỹ. Vì vậy, Nhật Bản vừa là bạn đồng minh chủ yếu của
Mỹ, lại vừa là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Mỹ. Trải qua 50 năm tồn tại và duy
trì, ngoại trưởng Mỹ đã mô tả liên minh Mỹ - Nhật là “hòn đá tảng” trong chính
sách đối ngoại của Nhà Trắng và không thể thiếu trong quá trình bảo đảm an ninh
và sự thịnh vượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương 1. Trước tình hình mới,
liên minh này càng khẳng định vai trò không thể phá vỡ trong kết cấu an ninh
chung của khu vực. Vì thế yêu cầu nâng cấp nhằm phát triển an ninh Mỹ - Nhật
phù hợp với bối cảnh thế giới mới và những chính sách ngoại giao của cả 2 bên Mỹ
- Nhật trở thành yêu cầu mang tính sống còn với sự tồn tại và phát huy vai trò của
liên minh đối với lợi ích của 2 bên. Trong suốt thời kỳ sau chiến tranh lạnh, cả Mỹ
và Nhật đã liên tục có những kế hoạch tập trận chung giữa 2 nước nằm trong khuôn
khổ nội dung hợp tác an ninh Mỹ - Nhật nhằm tạo nên nền tảng vững chắc cho sự
nâng cấp liên minh an ninh Mỹ - Nhật.
Việc tập trận chung giữa Mỹ-Nhật được tiến hành thường niên nhằm mục
đích huấn luyện và tăng cường khả năng chiến đấu cho lực lượng quân sự của hai
bên. Ngày 3/12/2010 Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành cuộc tập trận chung quy mô
nhất từ sau chiến tranh lạnh trong thời gian 1 tuần với tên gọi Keen Sword (Kiếm
sắc). Hơn 44 ngàn lính Nhật và Mỹ tham gia vào cuộc tập trận chung tại khu đảo
phía nam của Nhật Bản. 40 chiến hạm của Nhật và 20 của Mỹ tham gia vào cuộc
1 - Liên minh Mỹ-Nhật: ‘Hòn đá tảng’ chính sách đối ngoại
tập trận này, cùng với hàng trăm chiến đấu cơ 2. Trong cuộc tập trận này, vai trò tấn
công vào các mục tiêu mang nguy cơ đe dọa là của nước Mỹ, trong đó lực lượng
của Nhật Bản giữ vai trò bảo vệ các đảo xa và phòng thủ tên lửa đạn đạo nhằm bảo
vệ an ninh của Nhật. Rõ ràng Mỹ đã công nhận Nhật Bản với một vai trò “triển
khai quân sự , tự túc chiến đấu và không chỉ trong mà cả ngoài lãnh thổ Nhật Bản”.
Cuộc tập trận diễn ra chỉ 10 ngày sau khi Bắc Hàn bắn đạn pháo vào Nam Hàn, giết
chết 4 người. Mục đích của cuộc tập trận này còn là để thể hiện tình đoàn kết giữa
2 liên minh Thái Bình Dương vào thời điểm căng thẳng gia tăng trong khu vực.
II. Sáng kiến “Tập trận chung đa phương”:
Các quốc gia Đông Nam Á, có tầm quan trọng đặc biệt trong tổng thể kiến
trúc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Với 41 năm lịch sử, hiệp hôi các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) đã có những đóng góp đáng kể cho sự ổn định, hòa bình
khu vực. Đây được coi là hạt nhân của cấu trúc hợp tác khu vực đang nổi lên.
Đông Nam Á có một nền kinh tế tiềm năng, là một khu vực chiến lược quan
trọng và là nơi các quốc gia có những cam kết mạnh mẽ trong việc giải quyết các
thách thức an ninh đang nối lên, như vấn đề biến đổi khí hậu, chống khủng bố quốc
tế, sức khỏe toàn cầu và nhiều vấn đề quan trọng khác…Vì vậy, chính quyền Mỹ
coi quan hệ đối tác Mỹ với các nước ASEAN là một phần quan trọng trong chiến
lược tiếp cận mới đối với các vấn đề an ninh khu vực.
Hằng năm, Mỹ thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận tại hoặc gần khu
vực biển Đông cùng với một hoặc nhiều nước Đông Nam Á.
2 www.bbc.co.uk/vietnamese - Nhật Mỹ tập trận chung
- CARAT là một loạt các cuộc tập trận thường niên giữa Hạm đội 7 của Mỹ
với 7 quốc gia ASEAN. CARAT là chữ viết tắt của "Cooperation Afloat
Readiness and Training", tức diễn tập duy trì sự sẵn sàng chiến đấu của hải
quân, do Mỹ đóng vai trò chủ chốt. 3
Bảy nước ASEAN tham gia các cuộc tập trận song phương hằng năm này
bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và
Thái Lan. Mục tiêu của CARAT là tăng cường hợp tác trong khu vực, xây
dựng quan hệ hữu nghị giữa Mỹ và các nước tham gia và nâng cao kỹ năng
chuyên môn ở mọi cấp độ.
- SEACAT là cuộc diễn tập thường niên hợp tác chống khủng bố giữa hải
quân Mỹ và hải quân 6 nước ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore và Thái Lan. SEACAT bắt đầu từ năm 2002. Mục
đích của cuộc diễn tập, được tổ chức ở Singapore, là tăng cường chia sẻ
thông tin hàng hải và điều phối phản ứng an ninh trên biển.
Tại cuộc diễn tập năm 2010, lực lượng hải quân các nước tham gia tiến hành
lập kế hoạch diễn tập tại Trung tâm chỉ huy và kiểm soát Changi tại căn cứ
Hải quân Changi. Ngoài ra, lực lượng hải quân các nước còn tiến hành nhiều
hoạt động khác, như theo dõi và tấn công các mục tiêu giả định là tàu thương
mại hỗ trợ các hoạt động tội phạm và khủng bố trên biển.
- COPE TIGER là một cuộc diễn tập không quân đa phương, thường niên lớn
được tiến hành tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả các
chương trình hỗ trợ nhân đạo và dân sự. Cuộc diễn tập này sẽ diễn ra tại các
căn cứ không quân Korat và Udon Thani tại Thái Lan.
Cope Tiger nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng phối hợp và khả năng tác
chiến giữa quân đội các nước tham gia, đồng thời tăng cường cam kết của
quân đội Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và chứng minh khả
3 - Những cuộc tập trận Mỹ - ASEAN
năng điều phối các lực lượng chung và hỗn hợp một cách chiến lược trong
một môi trường đa phương.
Năm 2010, Cope Tiger quy tụ 1.600 binh sĩ, gồm 500 lính Mỹ và 1.100 lính
Thái Lan và Singapore. Tham gia cuộc diễn tập huấn luyện này có tổng cộng
120 đơn vị phòng không và máy bay, trong đó có 21 máy bay của Mỹ, bao
gồm các loại máy bay vận tải C-130 Hercule và C-17 Globemaster III, máy
bay tấn công A-10 Thunderbolt II, máy bay kiểm soát và cảnh báo trên
không E-3 Sentry, và máy bay tiêm kích F-15 Eagle. 4
- Từ một cuộc diễn tập quân sự chung khiêm tốn của lính thủy đánh bộ Thái
Lan và Mỹ năm 1982, ngày nay Hổ mang vàng trở thành một trong những
cuộc tập trận thường niên lớn nhất thế giới với sự tham gia và quan sát của
hàng chục quốc gia. Malaysia là nước mới nhất góp mặt trong cuộc tập trận
này, tham gia thao diễn trên chiến trường cùng nước chủ nhà Thái Lan, Mỹ,
Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Khoảng 30 nước, bao gồm
một số nước ASEAN, làm quan sát viên tại Hổ mang vàng 2011 (CG 2011),
kéo dài từ 7-18.2.
Trước đây, chỉ huy quân đội trong cuộc tập trận Thái - Mỹ cùng nhau chống
lại kẻ thù chung, giả định là các nước xung quanh. Ngày nay các nước tham
gia cuộc tập trận này nhằm giải quyết các vấn đề chung liên quan đến hòa
bình, cũng như những vấn đề xuyên quốc gia khác, bao gồm chống cướp
biển, ma túy và buôn người, hoạt động cứu trợ nhân đạo, đối phó thiên tai,
xây dựng cộng đồng và hoạt động tái thiết.
4 - Những cuộc tập trận Mỹ - ASEAN
III. Sáng kiến về “Hợp tác chống khủng bố”
Chiến tranh lạnh kết thúc, để biện hộ cho mưu đồ tiếp tục can thiệp đế quốc
chủ nghĩa của mình, Mỹ đã lựa chọn chủ nghĩa khủng bố và đưa vào danh mục các
thế phẩm mà chính giới Mỹ giả định; do vậy, sự kiện khủng bố ngày 11/9 xảy ra
gây chấn động nước Mỹ và thế giới đã trở thành một cơ hội cho giới quân phiệt Mỹ
thực hiện mưu đồ tiếp tục chiến tranh trong thời kỳ mới.
Siêu cường Mỹ đang khẳng định vai trò lãnh đạo thế giới đã nhanh chóng
đưa cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố vào chương trình nghị sự, coi đó là “vấn
đề thực sự nghiêm trọng trật tự thế giới”. “Một chiến lược chống khủng bố” đã ra
đời trong đó Mỹ nhấn mạnh:
1. Chống khủng bố là một cuộc chiến tranh liên tục và lâu dài, “không rõ
hạn định”.
2. Tiêu diệt ô dù bảo vệ chủ nghĩa khủng bố là một mục tiêu then chốt trong
chống khủng bố, rằng tấn công chủ nghĩa khủng bố phải kết hợp chặt chẽ với tấn
công những kẻ bao che, giấu giếm, tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố.
3. Các biện pháp chiến lược phải vận dụng các thủ đoạn quân sự, ngoại
giao, kinh tế, rằng ngoài thủ đoạn quân sự còn phải thực hiện cô lập về ngoại giao,
đồng thời xóa sạch tận gốc cơ sở cung cấp tiền bạc cho chủ nghĩa khủng bố.
Dựa vào “chiến lược chống khủng bố”, chính quyền Mỹ đã tự mình phân đôi
thế giới thành hai phe (khủng bố và chống khủng bố), không những thế Mỹ còn liệt
tất cả các quốc gia trên thế giới không ủng hộ Mỹ chống khủng bố “vào chế độ thù
địch” đối với Mỹ và do vậy, không tránh khỏi bị “tấn công”, “tiêu diệt” và “xóa
sạch tận gốc”. Tổng thống G.W.Bush đã nhân danh chống khủng bố để Mỹ thực thi
chính sách sử dụng tùy tiện sức mạnh, tạo ra một tiền lệ nguy hiểm để Mỹ can thiệp
vào công việc của bất cứ quốc gia nào mà theo Mỹ muốn. Và hơn thế, chính quyền
Mỹ còn cho mình quyền tấn công trước đối với các quốc gia mà theo Mỹ có thể
gây ra hiểm họa tiềm tàng cho nước Mỹ.
IV. Sáng kiến về “Hợp tác chống cướp biển”:
Sau chiến tranh lạnh, nạn cướp biển đã trở thành “một đại dịch lớn” đe dọa
ngành hàng hải và thương mại quốc tế. Trong khi đó, các quốc gia làm chủ những
vùng biển nguy hiểm nhất lại chưa đủ khả năng một mình dẹp bỏ các nhóm cướp
biển đang ngày càng hùng mạnh. 5
Kể từ năm 1991, Somalia đã không còn một chính quyền trung ương đủ
mạnh để đảm bảo an ninh vùng ven biển, đặc biệt là khu vực vịnh Aden. Nigeria
chỉ có 17 tàu chiến ọp ẹp, bọn hải tặc còn được vũ trang tinh nhuệ hơn hẳn lực
lượng hải quân. Indonesia thiếu tàu tuần tiễu và các phương tiện, vũ khí hiện đại.
Trước tình hình đó, Mỹ với vai trò là siêu cường trên thế giới đã thúc giục
cộng đồng quốc tế phải nỗ lực hơn nữa trong việc giải quyết nạn cướp biển có tính
chất nguy hiểm để cải thiện tình hình trên khu vực có tuyến đường giao thông hàng
hải quốc tế quan trọng. Trong khi đó, lực lượng hải quân Mỹ hoạt động tại vùng
biển Somalia cũng đang chuyển nhiệm vụ chống khủng bố sang chống cướp biển.
Hiện Mỹ và một số đồng minh đang có khoảng 10 tàu chiến tại Vịnh Aden.
Đáng chú ý hơn, ngoại trường Mỹ Hilary Clinton cho biết, Mỹ sẽ làm mọi
cách để “đóng băng” tất cả các tài sản tình nghi, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tất cả
các tập đoàn và công ty đóng tàu quốc tế nhận các hợp đồng đóng tàu biển cho các
tổ chức hải tặc. Ngoài ra, Mỹ cũng đưa ra kế hoạch loại trừ cướp biển bao gồm:
- Mỹ sẽ phối hợp và làm việc chặt chẽ với Nhóm liên lạc chống cướp biển
ngoài khơi Somalia để tăng cường phản ứng đa phương.
5 – Hợp lực chống cướp biển
- Kêu gọi các quốc gia liên quan có trách nhiệm điều tra, khởi tố và giam giữ
những phần tử cướp biển bị bắt giữ.
- Tiếp tục tìm mọi biện pháp giải cứu các thủy thủ đoàn và tàu thuyển đang bị
hải tặc bắt giữ và khống chế.
- Các tổ chức quốc tế phải cân nhắc các biện pháp ngăn chặn và đóng băng tất
cả các tài khoản ngân hàng, tín dụng tình nghi của cướp biển.
- Các công ty đóng tàu quốc tế cũng phải có trách nhiệm chung trong nỗ lực
chống cướp biển.
- Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ tổ chức các phiên họp với các thành viên của chính
quyền liên bang chuyển đổi Somali và các nhà lãnh đạo các nước khu vực
vịnh Aden.
V. Đánh giá:
1. Ưu điểm:
- Có tác dụng làm hậu cần và hỗ trợ cho Mỹ trong việc ứng phó với các tình
huống trong khu vực, đảm bảo hòa bình và an ninh thế giới.
- Giúp Mỹ thực hiện tốt chiến lược an ninh 3 bộ phận của mình bao gồm định
hướng, ứng phó, sẵn sàng, nhằm chống lại sự đe dọa thách thức và tranh
giành vai trò bá chủ khu vực của Mỹ, ngăn chặn sự đổ vỡ và xung đột giữa
Mỹ với các quốc gia trong khu vực.
- Duy trì sức mạnh, tầm ảnh hưởng và sự có mặt về quân sự và kinh tế của Mỹ
ở khu vực.
- Khẳng định vị thế siêu cường của Mỹ trên thế giới.
2. Hạn chế:
- Tốn kém, tiêu hao về kinh tế (đặc biệt là những cuộc tập trận chung quy mô).
- Một số ít phần tử tôn giáo cực đoan hình thành nhằm chống phá, trả thù các
kế hoạch của Mỹ, hình thành nên mạng lưới đen tối chống lại chính quyền.
KẾT LUẬN
Kể từ sau chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ - siêu cường duy nhất còn lại trên thế
giới - đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc đảm bảo và giữ vững hòa bình an
ninh toàn cầu. Những sáng kiến an ninh của Mỹ dù tốt dù không nhưng vẫn mang
lại những hiệu quả nhất định và cần thiết cho sự ổn định của thế giới, ngăn chặn và
kiềm chế được những nguy cơ, căng thẳng trong khu vực.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2. www.bbc.co.uk/vietnamese
3.
4.
5. Khóa luận “Liên minh an ninh Mỹ - Nhật”.
6. Khóa luận “Chiến lược an ninh châu Á Thái Bình Dương của Mỹ từ sau sự
kiện 11/9”.
7. Sách “Chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sang_kien_an_ninh_my_0035.pdf