Kiểm soát từ vựng: Từ vựng được sử dụng khi mô tả biểu ghi Dublin Core
phải là từ vựng có kiểm soát, được lựa chọn trong các hệ thống tiêu đề đề mục như
LCSH, MeSH, nhằm mục đích kiểm soát tính nhất quán trong các hệ CSDL và hỗ
trợ việc tìm kiếm, biên mục tự động.
Sử dụng Khung mô tả nguồn (RDF - Resource Description Framework):
RDF là một khuôn mẫu trao đổi và thể hiện thông tin trong môi trường Web. Ngoài
ra, RDF còn được coi là khung chuyển đổi giúp nhận biết nội dung các yếu tố cho
dù chúng ở trong nhiều loại CSDL khác nhau.
Hồ sơ áp dụng: Trên lý thuyết, tất cả 15 trường đều mang thuộc tính lựa
chọn và lặp lại. Tuy nhiên, mức độ tối thiểu theo khuyến cáo của các tổ chức có liên
quan bao gồm các yếu tố như: Nhan đề, Tác giả, Ngày tháng, Mô tả, Ngôn ngữ. Tùy
theo mức độ chi tiết được đòi hỏi trong việc mô tả dữ liệu, người ta cũng có thể
nhập thêm một số yếu tố bổ trợ từ các Metadata khác. Trong trường hợp đó, thuật
ngữ sử dụng để mô tả cần được định nghĩa một cách chặt chẽ.
74 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các văn bản tổ chức quản lý của hệ thống thư viện Đại học quốc gia - Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật ngữ, cũng như chỉ rõ thuật ngữ
nào có giá trị và thuật ngữ nào không có giá trị trong việc thiết lập các tiêu đề chủ
đề làm điểm truy cập.
42
Tham chiếu chỉ ra mối quan hệ tương đương: là tham chiếu chỉ ra quan hệ
giữa một tiêu đề có giá trị và một/các tiêu đề không có giá trị. Để chỉ ra mối quan hệ
này, tham chiếu UF (Dùng cho), sẽ nối một tiêu đề có giá trị đến một/các tiêu đề
không giá trị; ngược lại tham chiếu USE (Sử dụng), sẽ nối một tiêu đề không có giá
trị đến một một tiêu đề có giá trị.
Các trường hợp cần sử dụng loại tham chiếu này bao gồm:
- Giữa các từ đồng nghĩa, gần nghĩa
- Giữa các từ viết tắt và từ viết đầy đủ
- Giữa các từ cổ và hiện đại
- Giữa các từ phổ thông và khoa học
- Giữa các từ có tiếng bản xứ và các từ tiếng nước ngoài nhưng được sử dụng
phổ biến
- Giữa các từ có cách đánh vần khác nhau
- Giữa hình thức được chọn và không được chọn làm tiêu đề của một thuật
ngữ
Tham chiếu chỉ ra mối quan hệ thứ bậc: là tham chiếu chỉ ra quan hệ giữa
một tiêu đề với một/các tiêu đề mang nghĩa rộng hơn hoặc hẹp hơn. Để chỉ ra mối
quan hệ này, tham chiếu BT (Thuật ngữ nghĩa rộng), sẽ nối một tiêu đề/các tiêu đề
mang nghĩa rộng hơn; và tham chiếu NT (Thuật ngữ nghĩa hẹp), sẽ nối một tiêu đề
đến một/các tiêu đề mang nghĩa hẹp hơn.
Các tham chiếu thứ bậc được làm theo quy định sau:
(1) Giống/Loài (hoặc Lớp/Thành viên của lớp)
Tham chiếu NT không được tạo dựng trong trường hợp tiêu đề bị đảo và
được bổ nghĩa bằng tên của ngôn ngữ, dân tộc, tộc người. Tức sẽ không có tham
chiếu để chỉ mối quan hệ thứ bậc giữa một tiêu đề có nghĩa rộng hơn, với một tiêu
đề đảo có nghĩa hẹp hơn.
43
(2) Tổng thể/Bộ phận
Khi một tiêu đề trực thuộc nhiều mối quan hệ thứ bậc thì làm tham chiếu cho
tiêu đề có nghĩa rộng hơn sát cạnh nó trong chuỗi thứ bậc.
(3) Đề tài/Tên các thực thể trực thuộc
(4) Các mối quan hệ kép và phức
Đối với những tiêu đề có chứa nhiều đề tài hoặc nhiều khái niệm, người ta
làm tham chiếu BT cho đề tài hoặc khái niệm không được dùng làm yếu tố truy cập,
tức là yếu tố đi đầu trong tiêu đề.
Tham chiếu chỉ ra mối quan hệ liên đới: là tham chiếu chỉ ra quan hệ giữa
một tiêu đề vối một/các tiêu đề có ý nghĩa liên quan, gần gũi. Để chỉ ra mối quan hệ
này, Tham chiếu RT (Thuật ngữ liên đới), sẽ nối một tiêu đề đến một/các tiêu đề có
ý nghĩa liên quan, gần gũi.
Tham chiếu RT được làm để:
(1) Nối hai thuật ngữ có nghĩa trùm lên nhau
(2) Nối một môn ngành khoa học với đối tượng nghiên cứu của nó
(3) Nối nhóm người với lĩnh vực mà họ hoạt động
(4) Mối một thuật ngữ đến thuật ngữ khác có mối liên quan gần gũi
Tham chiếu “See Also” (Cũng xem), tham chiếu này có nghĩa là cũng xem từ
một tiêu đề đến một nhóm các tiêu đề. Nhóm các tiêu đề này là những tiêu đề riêng
lẻ, được coi như là những ví dụ điển hình cho một dạng tiêu đề nào đó.
Có 3 kiểu tham chiếu “See Also” như sau:
(1) Tham chiếu “See Also” chỉ đến các phụ đề tự do
(2) Tham chiếu “See Also” từ một tiêu đề chủ đề đến một loại hoặc một kiểu
của tên tiêu đề mà thường tên gọi này không có trong bộ tiêu đề chủ đề
(3) Tham chiếu “See Also” chỉ đến các các tiêu đề có từ bắt đầu giống nhau hoặc
từ cùng gốc
44
Tham chiếu cho tiêu đề tên cá nhân:
Dựa vào AACR2 và Hồ sơ tên gọi (Name files) người ta tạo lập tham chiếu
cho tiêu đề là tên cá nhân.
Đối với các tác giả đương đại hoặc những tác giả hoạt động trong nhiều lĩnh
vực (nên có thể có nhiều tiêu đề về họ) thì chỉ dùng một tên gọi có giá trị khi thiết
lập tiêu đề cho các tài liệu nói về họ mà thôi.
Ngoài những tham chiếu trên, có một số trường hợp tiêu đề cần một ghi chú
hoặc chú giải xác định rõ phạm vi ý nghĩa của tiêu đề (Scope notes). Việc này giúp
cho cán bộ biên mục giữ được tính ổn định trong quá trình biên mục chủ đề.
3.5.2. Tiêu đề chủ đề trong LCSH
3.5.2.1. Chức năng tiêu đề chủ đề
Chức năng của TĐCĐ là thể hiện ý nghĩa nổi bật của chủ đề được đề cập
trong tài liệu. Các ý nghĩa nổi bật này có thể thể hiện thông qua tên đề tài cụ thể, tên
riêng của người, tên của cơ quan, tổ chức hoặc của các thực thể, tên của các địa
điểm. Trong vài trường hợp, tiêu đề chủ đề còn thể hiện tên hình thức hoặc thể loại
của tài liệu.
• Thể hiện đề tài: Hầu hết tiêu đề trong các bộ tiêu đề chủ đề đều nhằm thể
hiện nội dung đề tài, tức là thể hiện khái niệm hoặc sự vật chủ yếu được nói đến
trong tài liệu. Một cách cụ thể hơn, tiêu đề chủ đề có thể thể hiện một sự vật; một
môn/ngành khoa học; một lĩnh vật hoạt động; giai cấp, tầng lớp hoặc nghề nghiệp
của nhóm người. Loại tiêu đề này được gọi là tiêu đề đề tài.
• Thể hiện tên riêng: Tiêu đề chủ đề có thể thể hiện tên gọi của một cá nhân,
cơ quan, tổ chức, thực thể hoặc địa điểm. Tiêu đề thể hiện những tên gọi loại này
được gọi là tiêu đề định danh.
Tiêu đề tên riêng thể hiện tên người, tên cơ quan tổ chức, tên của những thực thể có
tên gọi riêng.
+ Tiêu đề thể hiện tên người: Tên riêng của một cá nhân kèm theo năm sinh
và năm mất nếu có.
45
Trong bộ LCSH, loại tiêu đề này không chỉ thể hiện tên riêng của cá nhân và
còn thể hiện tên của gia đình, triều đại, hoàng tộc, tên của các nhân vật thần thoại,
truyền thuyết, các nhân vật hư cấu, tên của thánh thần.
+ Tiêu đề thể hiện tên cơ quan, tổ chức: Loại tiêu đề này thể hiện tên của các
tổ chức, bao gồm tổ chức công cộng và cá nhân, hiệp hội, liên hiệp, viện nghiên
cứu, các đơn vị của chính phủ, các cơ sở kinh doanh, nhà thờ, trường học, viện bảo
tàng, vv Ngoài ra, tên cơ quan, tổ chức còn là những nhóm cơ quan khác mà có
tên gọi riêng như là các hội nghị, các cuộc thám hiểm.
+ Tiêu đề thể hiện tên của những thực thể có tên gọi riêng: Loại tiêu đề này
thể hiện tên sự kiện lịch sử, tên giải thưởng, phần thưởng, tên ngày lễ hội, tên nhóm
tộc người, bộ lạc, tên các tôn giáo, hệ thống triết học, và những vật thể có tên gọi
riêng.
Trong bộ LCSH, những sự kiện lịch sử có tên gọi cụ thể thì sẽ có tiêu đề là tên gọi
đó kèm theo ngày tháng.
• Thể hiện địa danh: Như đã đề cập, tiêu đề có thể thể hiện tên gọi của địa
điểm. Trong trường hợp này chúng được gọi là tiêu đề địa danh. Địa danh gồm có
địa danh hành chính và phi hành chính. Tiêu đề địa danh hành chính bao gồm tên
của các quốc gia, như là tình, tiểu bang, thành phố, địa hạt, quận hành chính.
Tiêu đề địa danh phi hành chính thể hiện những vùng địa lý tự nhiên và
những công trình do con người làm ra có liên quan đến một địa danh cụ thể. Các
vùng địa lý tự nhiên và những công trình do con người làm ra có thể là địa điểm
khảo cổ học, kênh đào, đập nước, trang trại, nông trường, trại nuôi gia súc, khu
vườn, công viên, khu bảo tồn, khu vui chơi giải trí, đường phố, đường mòn.
• Thể hiện hình thức: Có một số tiêu đề chỉ ra hình thức, nhất là hình thức thư
mục của tài liệu hơn là nội dung chủ đề của tài liệu. Tiêu đề dạng này có thể gọi là
tiêu đề hình thức và thường được dùng cho các tài liệu có nội dung không giới hạn
ở một chủ đề cụ thể nào hoặc có chủ đề rất rộng, như là Bách khoa toàn thư, Thư
mục, Từ điển, Niên giám.
Tiêu đề hình thức còn được dùng để thể hiện hình thức nghệ thuật và văn
học. Chúng được dùng trong ba lĩnh vực cụ thể sau: văn học, nghệ thuật và âm
46
nhạc. Trong các lĩnh vực này, thể loại của tài liệu được coi là quan trọng hơn nội
dung của nó.
3.5.2.2. Cú pháp của tiêu đề chủ đề
Cú pháp của tiêu đề là ngôn ngữ và hình thức trình bày của tiêu đề được quy
định trong ngôn ngữ tiêu đề chủ đề. Tiêu đề chủ đề là một sự pha trộn của ngôn ngữ
tự nhiên và ngôn ngữ chỉ mục.
Gồm các loại tiêu đề sau:
• Tiêu đề chủ đề đơn: là những tiêu đề đứng một mình, không kèm theo các
yếu tố phụ khác, bản thân nó đã nói lên đầy đủ, trọn vẹn chủ đề của tài liệu.
Tiêu đề đơn là danh từ: Hình thức đơn giản nhất của tiêu đề là một danh từ
hoặc một từ bị danh từ hóa. Một danh từ đơn hoặc một từ tương đương danh từ
được chọn làm tiêu đề khi nó thể hiện một hiện tượng, một sự vật hay một khái
niệm một cách cụ thể.
Tiêu đề là cụm từ: Khi một sự vật hoặc một khái niệm đơn lẻ không thể thể
hiện một cách thích đáng bằng một danh từ đơn thì một cụm từ sẽ được sử dụng làm
tiêu đề.
• Tiêu đề chủ đề phức: là tiêu đề thể hiện nội dung chính của đề tài đồng thời
thể hiện các khía cạnh nhỏ hoặc các góc độ trực thuộc của đề tài. Các khía cạnh
hoặc góc độ này bao gồm đề tài chia nhỏ, khía cạnh địa lý, thời gian và hình thức
của đề tài. Phần thể hiện nội dung chính của đề tài gọi là tiêu đề chính, phần thể
hiện khía cạnh hoặc góc độ chia nhỏ gọi là phụ đề.
Ngoài ra, còn có tiêu đề chủ đề kép, tiêu đề chủ đề có phần bổ nghĩa, và tiêu đề chủ
đề đảo.
• Tiêu đề chủ đề kép: là tiêu đề thể hiện mối quan hệ giữa hai vấn đề trong một
chủ đề. Hai vấn đề trong một chủ đề có mối quan hệ mật thiết với nhau là do chúng
tương tự nhau, do chúng thường được đề cập cùng với nhau, và cũng có thể là do
chúng luôn luôn đối kháng nhau. Thường người ta dùng liên từ AND (và) để nối
hai vấn đề với nhau.
47
• Tiêu đề chủ đề có phần bổ nghĩa: Trong nguyên tắc ngôn ngữ tiêu đề chủ đề,
mỗi tiêu đề chỉ thể hiện một chủ đề mà thôi, do đó, khi một thuật ngữ đa nghĩa
được chọn làm tiêu đề thì cần một phần bổ nghĩa đi kèm để xác định rõ ý nghĩa của
tiêu đề. Phần bổ nghĩa là một từ hoặc một cụm từ đặt trong ngoặc đơn đi ngay sau
tiêu đề.
Phần bổ nghĩa cũng có thể được dùng để làm rõ nội dung của những thuật
ngữ kỹ thuật. Trong trường hợp này phần bổ nghĩa thường là tên gọi của một ngành
hoặc loại, tính chất của sự vật.
Phần bổ nghĩa còn được dùng để làm rõ các thuật ngữ không rõ nghĩa hoặc
các từ nước ngoài.
Đối với tiêu đề tên người, phần bổ nghĩa được dùng để thể hiện dân tộc của nhân
vật.
Đối với tiêu đề tên cơ quan, tổ chức, phần bổ nghĩa được dùng để chỉ ra tính
chất của cơ quan dựa theo yêu cầu của AACR2.
Đối với địa danh, phần bổ nghĩa được dùng để chỉ ra đặc tính chung, tính
chất địa lý, tính chất chính trị hoặc hành chính của địa điểm.
• Tiêu đề chủ đề đảo: Để cho các đề tài liên quan với nhau có khả năng đứng
cạnh nhau thì việc chọn từ nào làm từ đi đầu của tiêu đề có ý nghĩa rất quan trọng.
Đối với các tiêu đề có dạng cụm từ thì việc đảo trật tự của các từ trong cụm từ có
thể giúp tăng khả năng các đề tài liên quan với nhau sẽ đứng cạnh nhau.
Chính vì vậy, có rất nhiều tiêu đề dạng cụm từ có hình thức đảo ngữ nhằm
mang từ quan trọng, có tính chất gợi ý nhất đặt vào vị trí đi đầu trong tiêu đề tạo
thành yếu tố quan trọng để truy cập và tăng khả năng các điểm truy cập liên quan
với nhau sẽ được đứng cạnh nhau.
3.5.3. Phụ đề trong LCSH
Trong biên mục chủ đề, khi một tài liệu tập trung phản ánh một hoặc vài khía
cạnh hoặc góc độ nghiên cứu của một đề tài thì bên cạnh việc thể hiện nội dung của
đề tài, tiêu đề chủ đề còn thể hiện các khía cạnh, góc độ của nội dung đó nữa. Nội
dung của đề tài được thể hiện bằng tiêu đề chính, còn các khía cạnh, góc độ nghiên
48
cứu của đề tài được thể hiện bằng phụ đề. Như vậy có thể nói, phụ đề đã giúp cho
việc cụ thể hóa nội dung của các tiêu đề chính, khiến cho các tiêu đề chủ đề có thể
thể hiện vừa chính xác vừa cụ thể nội dung của tài liệu.
Phụ đề thể hiện nội dung chia nhỏ, khía cạnh hoặc góc độ nghiên cứu của đề
tài. Dưới mỗi tiêu đề có giá trị là tập hợp các phụ đề được phép ghép với nó. Trong
trường hợp cần thiết cũng sẽ có các tham chiếu chỉ ra phụ đề có giá trị và phụ đề
không giá trị.
Có 4 loại phụ đề: Phụ đề đề tài, phụ đề địa lý, phụ đề thời gian và phụ đề hình
thức.
3.5.3.1. Phụ đề đề tài
Phụ đề đề tài thể hiện khía cạnh nội dung của một tiêu đề chính, nhưng không
phải khía cạnh không gian, thời gian và hình thức. Phụ đề đề tài được sử dụng chủ
yếu nhằm thể hiện các khái niệm, phương pháp, hoặc kỹ thuật của nội dung chủ đề.
Ngoài ra, phụ đề đề tài cũng thể hiện các phần chia nhỏ của nội dung chủ đề.
3.5.3.2. Phụ đề địa lý
Phụ đề địa lý thể hiện yếu tố địa lý có liên quan đến nội dung chủ đề. Có thể
thấy rằng yếu tố địa lý mang ý nghĩa rất quan trọng đối với một số vấn đề, vì vậy
thể hiện được yếu tố này sẽ giúp tiêu đề thể hiện cụ thể và chính xác nội dung tài
liệu. Thông thường khi một vấn đề được nghiên cứu tại một địa điểm cụ thể, hoặc
liên quan, hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến một địa điểm cụ thể thì phải dùng phụ đề
địa lý thể hiện địa điểm đó.
Có hai hình thức phụ đề địa lý: trực tiếp và gián tiếp. Phụ đề địa lý trực tiếp
dùng trong trường hợp địa danh là tên quốc gia hoặc các vùng địa lý lớn hơn quốc
gia. Trong trường hợp này, tên của địa điểm ghép ngay sau têu đề chính hoặc phụ
đề đề tài.
Phụ đề địa lý gián tiếp dùng thể hiện vùng địa lý địa phương. Trong trường
hợp này, trước phụ đề địa lý tên địa phương cần một phụ đề địa lý tên của vùng địa
lý cấp cao hơn (thường là tên quốc gia). Lưu ý là không có tiêu đề chứa nhiều hơn
hai mức độ của yếu tố địa lý.
49
Không phải tất cả các tiêu đề điều được phân nhỏ theo yếu địa lý. Trong bộ
LCSH, một tiêu đề phải có chỉ định (May Subd Geog) – (có thể ghép với phụ đề địa
lý) theo sau thì mới được ghép với phụ đề địa lý. Trong trường hợp chỉ định địa lý
(May Subd Geog) vừa xuất hiện sau tiêu đề chính, vừa xuất hiện sau phụ đề đề tài,
thì phụ đề địa lý sẽ được ghép vào sau phụ đề đề tài. Nói một cách khái quát, trong
tiêu đề chủ đề phức, phụ đề địa lý được ghép vào yếu tố cuối cùng có chỉ định địa
lý.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng trong các lĩnh vực của khoa học xã hội, nhất là
lịch sử và địa lý, địa danh thường có vai trò rất quan trọng cho nên yếu tố địa lý của
các đề tài thuộc lĩnh vực này thường được thể hiện ở tiêu đề chính hơn là ở phụ đề
địa lý.
3.5.3.3. Phụ đề thời gian
Phụ đề thời gian thể hiện thời kỳ cụ thể nào đó của lĩnh vực khoa học mà tài
liệu đề cập đến, hoặc là thể hiện khoảng thời gian thường xuyên được đề cập đến
trong tài liệu. Những phụ đề này có thể trực tiếp đi ngay sau tiêu đề chính hoặc
được ghép sau một phụ đề khác. Không phải tất cả các tiêu đề đều được phân nhỏ
theo thời gian. Thông thường, phụ đề thời gian có trong các tiêu đề mô tả nội dung
các chủ đề thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là lịch sử. Sự phân
chia các thời kỳ phụ thuộc vào chủ đề cụ thể và địa điểm cụ thể, và thường là tuân
theo sự phân chia của giới học giả.
Đối với hình thức trình bày, phụ đề thời gian có rất nhiều hình thức. Dựa theo
bộ LCSH có các hình thức của phụ đề thời gian như sau:
* Phụ đề thời gian thể hiện mốc thời gian bắt đầu và kết thúc hoặc chỉ có mốc
thời gian bắt đầu của một thời kỳ.
* Phụ đề thời gian là tên của một vị vua/triều đại, một thời kỳ lịch sử, hoặc
một sự kiện, theo sau là ngày tháng.
* Phụ đề thời gian là tên của thế kỷ.
Hình thức này của phụ đề thời gian thường được áp dụng khi mà thời kỳ hoặc
sự kiện được đề cập đến trong tài liệu không có tên gọi cụ thể, riêng biệt, hoặc khi
50
mà khoảng thời gian thể hiện của phụ đề bao trùm rộng hơn là thời gian của sự việc,
hoặc khi chỉ cần một phụ đề thời gian tổng quát.
* Phụ đề thời gian được bắt đầu bằng giới từ Trước theo sau là năm tháng.
3.5.3.4. Phụ đề hình thức
Trong trường hợp cần thiết, tiêu đề chính có thể được ghép với phụ đề hình
thức nhằm thể hiện loại hình hay thể loại, cũng có khi là hình thức vật lý của tài
liệu. Chúng có thể được ghép vào bất kỳ một kiểu nào của tiêu đề đơn hoặc tiêu đề
phức.
Những phụ đề chỉ ra đối tượng độc giả, hình thức thể hiện hoặc là cách tiếp
cận của tác giả đối với nội dung tài liệu cũng được coi là phụ đề hình thức. Trong
một vài trường hợp, một phụ đề hình thức có thể được phân chia chi tiết hơn thành
một hoặc vài phụ đề hình thức bổ sung.
Có khi phụ đề hình thức được sử dụng để thể hiện cả khía cạnh hình thức của
tài liệu lẫn nội dung tài liệu nói về hình thức ấy. Trong trường hợp thứ hai thì phụ
đề hình thức đóng vai trò như phụ đề đề tài.
Như vậy, trong một tiêu đề phức, một phụ đề có hình thức là phụ đề hình thức
có thể có vai trò là phụ đề đề tài, cũng có thể có vai trò là phụ đề hình thức.
Tuy nhiên, có một số trường hợp, tài liệu có hình thức đặc biệt và tài liệu nói
về hình thức ấy lại được thể hiện bằng các phụ đề khác nhau hoặc là các phụ đề kết
hợp.
Thông thường, trật tự của các phụ đề trong một tiêu đề phức như sau:
(1) Tiêu đề chính – Đề tài – Địa lý – Thời gian – Hình thức
(2) Tiêu đề chính – Địa lý – Đề tài – Thời gian – Hình thức
Ngoài bốn loại phụ đề trên còn có phụ đề tự do, đây là loại phụ đề hình thức
hoặc phụ đề đề tài có tần suất sử dụng rất lớn. Vì vậy LC đã tập hợp chúng tạo
thành một loại phụ đề riêng và coi chúng là các phụ đề được ghép tự do vào các tiêu
đề chính. Các tiêu đề tự do không được liệt kê dưới các tiêu đề trong bộ LCSH mà
được trình bày trong Cẩm nang biên mục của LC có kèm theo hướng dẫn sử dụng.
51
3.6. Ứng dụng LCSH
Tại Việt Nam, hiện nay các thư viện đang hướng đến một Hệ thống Tiêu đề
chủ đề chuẩn, nhưng vẫn chưa có bộ Tiêu đề chủ đề chuẩn chung cho toàn hệ thống
thư viện Việt Nam. Trên thực tế các thư viện xây dựng Hệ thống Tiêu đề chủ đề của
mình căn cứ vào vốn tài liệu hiện có, và mỗi thư viện một kiểu không có sự thống
nhất. Để thuận tiện trong việc trao đổi và chia sẻ nguồn lực thông tin trong cùng hệ
thống thư viện Việt Nam cũng như trên phạm vi thế giới, chúng ta cần phải triển
khai áp dụng các chuẩn nghiệp vụ. Bộ Tiêu đề chủ đề chuẩn quốc tế như LCSH có
cấu trúc ổn định và giúp tạo ra một điểm truy cập chủ đề của thư viện theo một
nguyên tắc nhất định và giúp quá trình biên mục chủ đề của thư viện được nhất
quán.
Tuy nhiên, ngoài việc định TĐCĐ phải tuân thủ theo các nguyên tắc trong bộ
LCSH, chúng ta cần có một sự thống nhất và mở rộng thêm một số trường hợp
ngoại lệ vì trong LCSH không thể hiện hết được tất cả những đặc trưng văn hóa
tuyền thống, chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước ta. Vì sự khác nhau về văn hóa,
quan điểm chính trị, về các học thuyết tư tưởng của họ về các vấn đề về một chủ thể
quốc gia, nên sẽ có những chủ đề ở Việt Nam không được thể hiện trong bộ LCSH.
Ví dụ: có chủ đề “Ho Chi Minh Trail (Hồ Chí Minh, Đường mòn)”; “Dien Bien
Phu, Battle of, Điện Biên Phủ, Việt Nam,1954 (Điện Biên Phủ, Trận đánh, Điện
Biên Phủ, Việt Nam, 1954)” hay “Khe Sanh, Battle of, Vietnam, 1968 (Khe Sanh,
Trận đánh, Việt Nam, 1968)”, nhưng không có chủ đề cho “Chiến dịch Hồ Chí
Minh” mà phải dùng dưới tiêu đề tổng quát “Vietnam War, 1961-1975 – Vietnam --
Ho Chi Minh City (Chiến tranh Việt Nam, 1961-1975 – Việt Nam – Thành phố Hồ
Chí Minh)”.
Một đề tài hay một khái niệm thường có thể được diễn đạt bằng nhiều thuật
ngữ khác nhau. Một chủ đề có thể có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo khu vực địa
phương hay ở những thời điểm khác nhau. Cán bộ thư viện không có Bộ Tiêu đề
chủ đề thống nhất sẽ gặp khó khăn khi gặp phải các từ vựng đồng nghĩa, đồng âm
khác nghĩa, phương ngữ, tên khoa học, tên đồng nhất,Vì thế, khi cán bộ biên mục
dựa trên cấu trúc chủ đề tiếng Anh của bộ LCSH chuyển dịch sang ngôn ngữ tiếng
Việt thường gặp khó khăn đó là:
52
(1) Không am hiểu hết về các chủ đề (chủ đề toán học, chủ đề chính trị hoặc
tôn giáo, )
(2) Không thể am hiểu hết kiến thức về chuyên môn. Tính chuyên môn cũng là
đặc trưng quan trọng nhất của hệ thuật ngữ KH&KT. Tính chuyên môn
được hiểu ở đây là mức độ chúng ta sử dụng các từ ngữ từ các ngành, nghề
cụ thể theo một cách chính xác hơn.
(3) Tính kết hợp các ngữ vực chuyên ngành. Trong tiếng Anh phổ thông việc
kết hợp từ vựng thường được đoán rất dễ dàng vì chúng rất tiêu biểu và
phổ biến nhưng đối với ngôn ngữ chuyên ngành, một số kết hợp như vậy
có vẻ như không đặc trưng lắm trong ngôn ngữ hàng ngày nhưng lại rất
phổ biến trong ngữ vực chuyên ngành.
(4) Tính đa nghĩa của từ. Các từ có nhiều nghĩa khác nhau cũng là một khó
khăn cho cán bộ biên mục chọn lựa. Ví dụ: từ "medicine" có 3 nghĩa: 1) y
học/ ngành y; 2) thuốc uống; 3) nội khoa.
(5) Các từ kỹ thuật hướng về sự vật và các từ khoa học hướng về quan niệm
thường có nhiều nghĩa ở các ngành công nghệ cũng là một vấn đề. Ví dụ:
từ "Module", “Powers” nhiều nghĩa ở các chuyên ngành khác nhau.
Chính vì những lý do trên mà đòi hỏi phải có một Bộ Tiêu đề chủ đề thống
nhất bằng tiếng Việt được tuân thủ và dựa trên các nguyên tắc của LCSH và đồng
thời mở rộng thêm các chủ đề phù hợp với tình hình của Việt Nam.
Một điều quan trọng cần lưu ý khi xây dựng Tiêu đề chủ đề Việt ngữ là vấn đề
ngôn từ và chính tả, việc sử dụng các thuật ngữ khoa học thể hiện trong các Tiêu đề
chủ đề của các thư viện tại Việt Nam có giống nhau về phương pháp luận song vẫn
có những điểm chưa thống nhất. Ví dụ: Một số thư viện thường dùng "Tiếng Anh,
Tiếng Pháp, Tiếng Việt, Anh (nước Anh), Pháp, Mỹ,..." Trong khi đó một số thư
viện thì dùng "Anh ngữ, Pháp ngữ, Việt ngữ, Anh quốc, Pháp quốc, Hoa kỳ,..."
53
CHƯƠNG 4: CHUẨN BIÊN MỤC ĐỌC MÁY
4.1. KHỔ MẪU BIÊN MỤC ĐỌC MÁY MARC21
4.1.1. Khái niệm
MARC (viết tắt từ MAchine Readable Cataloguing) là chuẩn để trình bày và
trao đổi thông tin thư mục và những thông tin liên quan dưới dạng máy tính đọc
được và xử lý được, trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống máy tính.
Machine-readable: “có thể đọc được bằng máy” có nghĩa là một loại máy
tính cụ thể, có thể đọc và diễn giải dữ liệu theo khổ mẫu biên mục.
Cataloging record: “khổ mẫu biên mục” có nghĩa là một biểu ghi thư mục.
Bao gồm 4 phần:
- Mô tả (description)
- Điểm truy cập chính và những điểm truy cập phụ (main entry and
added entries)
- Đề mục chủ đề (Subject headings)
- Số để gọi biểu ghi (MFN- call number)
4.1.2. Lịch sử hình thành MARC21
MARC khởi đầu từ Thư viện Quốc hội Mỹ từ những năm 1960 nhằm mục
đích ban đầu là tự động hoá bộ máy tra cứu và chia sẻ dữ liệu. Với những ưu điểm
vượt trội MARC đã được nghiên cứu và triển khai ở nhiều nước, là cơ sở cho hàng
loạt các khổ mẫu quốc gia (UKMARC, CANMARC, AUS-MARC, INTER
MARC,...)
MARC21 là kết quả của sự hợp nhất USMARC và CAN/MARC năm 1996.
MARC21 được xây dựng theo chuẩn ANSI Z39.2 cho phép trao đổi dữ liệu giữa
các phần mềm khác nhau. Việc sử dụng chung một khổ mẫu MARC21 trong việc
xây dựng cơ sở dữ liệu là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho việc trao đổi thông
tin, chia sẻ nguồn tài nguyên, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thông tin thư
viện trên thế giới.
54
4.1.3. Ấn bản đang được sử dụng cho công tác phân loại tại hệ thống
thư viện
Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Hà Nội (2004), Khổ mẫu
MARC21 cho dữ liệu thư mục, 2 tập, Hà Nội.
4.1.4. Tính năng của MARC21
MARC21 là một khổ mẫu tích hợp có thể dùng chung cho các loại hình tài
liệu thư viện không phải thiết kế các mẫu nhập tin khác nhau, mà chỉ cần thêm bớt
các trường dữ liệu đặc thù cho phù hợp.
Chuẩn MARC21 cho phép tạo ra cơ sở dữ liệu thư mục theo một khuôn mẫu
thống nhất giúp các thư viện trong và ngoài nước có thể chia sẻ được tài nguyên thư
mục dễ dàng; Sử dụng được các phần mềm quản lý thư viện tích hợp để tự động hóa
thư viện; Đảm bảo được dữ liệu vẫn tương thích khi chuyển từ phần mềm quản lý
thư viện này sang phần mềm quản lý thư viện khác.
Thông qua các thông tin được mã hoá, máy tính nhận diện và thực hiện chính
xác yêu cầu xử lý thông tin như tìm kiếm và truy cập thông tin từ những trường dữ
liệu đặc thù, hiển thị các biểu ghi mục lục, in danh mục, kiểm soát tính nhất quán ...
MARC không hạn chế độ dài của các dữ liệu thư mục cho phép ghi nhận
nhiều thông tin hơn so với phiếu thư mục truyền thống, số lượng các điểm truy cập
tăng, mở rộng khả năng tiếp cận tài liệu.
4.1.5. Thành phần biểu ghi MARC21
Biểu ghi MARC21 bao gồm 3 thành phần quan trọng (Cấu trúc biểu ghi,
Định danh nội dung, Nội dung dữ liệu).
Cấu trúc biểu ghi (Record Structure) là một phát triển ứng dụng dựa trên cơ
sở tiêu chuẩn quốc tế ISO 2709 về Khổ mẫu trao đổi thông tin (Format for
information exchange), tương đương với tiêu chuẩn ANSI/NISO Z39.2 – Trao đổi
thông tin thư mục (Bibliographic Information Interchange) của Hoa Kỳ.
Định danh nội dung (Content Designators) là các mã và những quy ước
được thiết lập để xác định một cách rõ ràng các yếu tố dữ liệu có trong biểu ghi và
55
hỗ trợ việc xử lý những dữ liệu này. Mã xác định nội dung là nhãn trường, dấu phân
cách trường con, v.v....
Nội dung Dữ liệu (Content data) được xác định bởi các chuẩn bên ngoài khổ
mẫu như chuẩn mô tả ISBD, AACR2, chuẩn mã ngôn ngữ, chuẩn mã nước, từ điển
từ chuẩn....
4.1.6. Cấu trúc biểu ghi MARC21
Một biểu ghi thư mục theo khổ mẫu MARC21 bao gồm 3 thành phần chủ
yếu: đầu biểu, danh mục và các trường độ dài biến động. Những thông tin sau đây
giới thiệu tóm tắt cấu trúc một biểu ghi MARC21. Chi tiết đầy đủ hơn được trình
bày trong tài liệu Đặc tả MARC21 cho cấu trúc biểu ghi, bảng mã ký tự và môi
trường trao đổi.
4.1.6.1. Đầu biểu (leader)
Đầu biểu là trường đầu tiên của biểu ghi MARC. Phần đầu biểu có độ dài cố
định 24 vị trí ký tự (00-23). Đầu biểu bao gồm những yếu tố dữ liệu thể hiện bằng
số hoặc các giá trị mã hóa để xác định các tham biến xử lý biểu ghi. Các yếu tố tùy
thuộc vào hệ thống, người biên mục có thể đưa vào một số dữ liệu. Thông thường
thì dữ liệu này do máy tính sinh ra.
Ví dụ : 000 01504cam##2200481#a#4500
Có 24 vị trí ký tự trong đầu biểu được đánh số từ 00-23. Mỗi vị trí có một nghĩa
theo quy định.
00-04 độ dài logic của biểu ghi. Gồm 5 ký tự số được viết căn phải và
những vị trí không sử dụng được thể hiện bằng số 0
05 Tình trạng biểu ghi, nó chỉ ra mối quan hệ của biểu ghi với cơ sở
dữ liệu để phục vụ cho mục tiêu bảo trì dữ liệu.
06 Dạng tài liệu
07 Cấp thư mục
08 Loại hình kiểm soát
09 Bộ mã ký tự
56
10 Số lượng chỉ thị, luôn có giá trị là 2
11 Độ dài mã trường con, luôn có giá trị là 2.
12-16 Địa chỉ bắt đầu dữ liệu. Nó là 5 ký tự số chỉ ra vị trí của ký tự
đầu tiên của trường kiểm soát có độ dài biến dộng đầu tiên trong biểu ghi
17 Cấp mô tả.
18 Quy tắc biên mục áp dụng.
19 Đòi hỏi biểu ghi liên kết.
20 Độ dài của phần độ dài trường
21 Độ dài của phần vị trí ký tự bắt đầu
22 Độ dài của phần do cơ quan thực hiện xác định
23 Không xác định
4.1.6.2. Danh mục
Một loạt những mục trường trong đó mỗi mục chứa nhãn trường thông tin,
độ dài, vị trí bắt đầu của mỗi trường có độ dài biến động trong biểu ghi. Mỗi mục
trường có độ dài 12 ký tự. Những mục trường danh mục của các trường kiểm soát
có độ dài biến động được trình bày trước và theo trình tự nhãn trường tăng dần.
Tiếp sau là những mục trường của các trường có độ dài biến động, được xếp theo
thứ tự tăng dần theo ký tự đầu tiên của nhãn trường. Trình tự lưu trữ của các trường
dữ liệu có độ dài biến động trong biểu ghi không nhất thiết phải trùng hợp với thứ
tự của các mục trường trong vùng Danh mục. Những nhãn trường lặp lại được phân
biệt bằng vị trí của những trường tương ứng trong biểu ghi. Danh mục được kết
thúc bằng một ký tự kết thúc trường (một mã ASCII 1E hex).
4.1.6.3. Trường có độ dài biến động
Các dữ liệu trong Marc được chứa trong các trường có độ dài biến động, mỗi
trường được nhận dạng bằng một nhãn gồm 3 ký tự. Tiêu chuẩn ISO 2709 cho phép
nhãn trường có thể là số hoặc chữ cái, nhưng sử dụng phổ biến vẫn là số
57
Có hai loại trường có độ dài biến động:
• Các trường kiểm soát có độ dài biến động là các trường trong nhóm
có nhãn trường 00X. Những trường này được xác định bằng một nhãn trường trong
Danh mục nhưng chúng đồng thời không chứa các vị trí chỉ thị và/hoặc mã trường
con. Những trường kiểm soát có độ dài biến động có cấu trúc khác với các trường
dữ liệu có độ dài biến động. Chúng có thể chứa hoặc một yếu tố dữ liệu đơn trị hoặc
một loạt những yếu tố dữ liệu có độ dài cố định được quy định bằng vị trí ký tự
tương ứng.
• Các trường dữ liệu có độ dài biến động: là các trường trong nhóm có
nhãn từ 01X đến 8XX. Dữ liệu trong biểu ghi thư mục MARC21 được tổ chức
thành trường có độ dài biến động, mỗi trường được xác định bằng một nhãn trường
ba ký tự, được lưu trong mục trường tương ứng của trường tại vùng Danh mục. Mỗi
trường kết thúc bằng một ký tự kết thúc trường. Trường có độ dài biến động cuối
cùng trong biểu ghi kết thúc bằng một ký tự kết thúc trường và một ký tự kết thúc
biểu ghi (mã ASCII 1D hex). Các trường này chứa các vị trí chỉ thị và/hoặc mã
trường con.
Trường dữ liệu có chỉ thị bao gồm 4 phần:
(1) các chỉ thị;
(2) các Ký hiệu phân cách trường con (gồm 2 thành phần: dấu phân cách và
mã trường con);
(3) dữ liệu của các trường con đó;
(4) Mã kết thúc trường (KTT).
Chỉ thị: Chỉ thị là 2 vị trí ký tự đầu tiên của mỗi trường dữ liệu có độ dài biến
động, có các giá trị giải thích hoặc bổ sung cho các dữ liệu trong trường, giúp máy
tính xử lý thông tin chi tiết hơn. Các giá trị chỉ thị được giải thích độc lập, nghĩa là
hai chỉ thị không có ý nghĩa chung. Mỗi chỉ thị là một con số và mỗi trường có 2 chỉ
thị. Có thể có chỉ thị không được xác định. Khi đó vị trí của chỉ thị này sẽ bỏ trống và
được thể hiện bằng một ký tự dấu #. Còn ở vị trí của một chỉ thị xác định, một
khoảng trống có thể có nghĩa là không có thông tin.
58
Ví dụ: 14 245 $aThe War of centuries /$cWilliam Tucker
Chỉ thị thứ nhất bổ sung mang giá trị 1: chỉ ra rằng phải lập điểm truy cập bổ sung
theo nhan đề.
Chỉ thị thứ hai mang giá trị 4 : thông báo với máy tính có 4 ký tự cần bỏ qua trong
khi sắp xếp.
Mã trường con: Mã trường con là hai vị trí ký tự đứng đầu mỗi yếu tố dữ liệu
có độ dài biến động trong phạm vi một trường. Mỗi trường đòi hỏi phải xử lý riêng
đối với trường con và đều có ít nhất 1 trường con.
Mã trường con gồm một dấu phân cách (ASCII 1 F hex) và ký hiệu trường con.
MARC Việt Nam quy định dấu phân cách trong biểu ghi là $ và ký hiệu trường con
có thể là chữ cái hoặc số. ví dụ: a, Khi đó mã trường con là $a.
Dữ liệu của trường con nào thì sẽ được gán ngay sau mã trường con đó.
Ví dụ: 245 10 $aNỗi buồn chiến tranh /$cChu Lai
Mã trường con được xác định độc lập cho từng trường, tuy nhiên những ý
nghĩa tương tự sẽ được duy trì bất kỳ lúc nào có thể (thí dụ trong các trường 100,
400 và 600 Tên cá nhân). Mã trường con được quy định với mục đích để xác định,
mà không phải để sắp xếp. Thứ tự trường con thường được xác định bằng các chuẩn
xử lý dữ liệu, thí dụ quy tắc biên mục ISBD, AACR2.
Dữ liệu của các trường: Dữ liệu của các trường không thuộc quy định của
khổ mẫu mà tuân thủ các chuẩn mô tả bên ngoài khổ mẫu (thí dụ chuẩn mô tả ISBD
hay AACR2). Đây là dữ liệu thực tế của của biểu ghi để trình bày và trao đổi theo
khổ mẫu MARC.
Mã kết thúc trường: Mã kết thúc trường là ký tự cuối cùng của trường thông
báo trường đã kết thúc.
Các trường của MARC21 hiện đang được sử dụng phổ biến bao gồm các nhóm
trường sau:
00X: Nhóm trường kiểm soát
0XX: Nhóm trường số và mã
59
1XX: Nhóm trường tiêu đề chính
20X-24X: Nhóm trường nhan đề và các thông tin liên quan
25X-26X: Nhóm trường thông tin in ấn, xuất bản,
3XX: Nhóm trường mô tả vật lý
4XX: Nhóm trường thông tin tùng thư
5XX: Nhóm trường phụ chú
6XX: Nhóm trường điểm truy cập chủ đề
70X-75X: Nhóm trường tiêu đề bổ sung
76X-78X: Nhóm trường liên kết
80X-83X: Nhóm trường tiêu đề bổ sung tùng thư
841-88X: Nhóm trường liên quan đến thông tin về vốn tài liệu. Nơi và vị trí lưu
giữ
Ngoài các nhóm trường trên, các cơ quan biên mục còn quy định các trường
thuộc nhóm trường 9XX để đáp ứng các yêu cầu xử lý thông tin cục bộ.
Ví dụ biểu ghi MARC:
LDR 01295cam a22003254a 4500
001 vtls000026573
003 VRT
005 20101027101900.0
008 090810s2006 maua b 001 0 eng
020 $a 0072967471 (alk. paper)
020 $a 007296748X (CD-ROM)
020 $a 0071115870
020 $a 0071119345
60
039 $a201010271019 $bHanh $c201010230945 $dHanh $c
201010050943 $d Hanh $c 201010050940 $d Hanh $y
200908101052 $z Lan
040 $a DLC $c DLC $d DLC $d TVTTHCM
082 0 4 $a 302 $b F8378S 2006
100 1 $a Franzoi, Stephen L.
245 1 0 $a Social psychology / $c Stephen L. Franzoi.
250 $a 4th ed.
260 $a Boston : $b McGraw-Hill, $c c2006.
300 $a xxvii, 568 p. : $b ill. (some col.) ; $c 29 cm. + $e 1 CD-ROM (4
3/4 in.)
500 $a Includes registration code to access online resources
(www.mhhe.com/franzoi4).
504 $a Includes bibliographical references and indexes.
650 0 $a Social psychology.
650 4 $a Tâm lý học xã hội.
856 4 1 $z Cover image - $u
856 4 1 $z Table of contents -
$u
900 $a D23 M10 Y10
999 $a
VTLSSORT0010*0080*0200*0201*0202*0203*0400*0820*1000*2
450*2500*2600*3
999 $a VIRTUA
61
4.1.7. Một số quy ước dùng trong khổ mẫu
0 Ký tự 0 thể hiện số không (zero) trong nhãn trường, vị trí ký tự cố
định và những nơi khác sử dụng con số. Cần phân biệt số 0 với chữ O (chữ o hoa)
trong các thí dụ hoặc trong văn bản.
# Ký hiệu # được sử dụng để thể hiện khoảng trống trong trường mã
hoá hoặc trong các trường hợp đặc biệt khi khoảng trống có thể gây nhầm lẫn
$ Ký hiệu $ được sử dụng để xác định dấu phân cách của mã trường
con. Ví dụ $a.
/ Ký hiệu được sử dụng với con số để chỉ thị vị trí ký tự đặc biệt trong
Đầu biểu, danh mục, trường 007, trường 008 và trong trường con $7 hoặc trường
liên kết (760-787), thí dụ Đầu biểu/06, 007/00, 008/09.
1 Ký hiệu chỉ thị số một (1). Ký tự này phải được phân biệt với ký tự l
(chữ L thường) và chữ I (i hoa) trong thí dụ và trong văn bản.
| Ký tự đồ hoạ | thể hiện ký tự lấp đầy trong các thí dụ của MARC. Khi
ký tự ( | ) được sử dụng ở bìa trái, nó cho biết vùng này của văn bản trong tài liệu đã
có những sửa đổi.
4.1.8. Ứng dụng khổ mẫu MARC21
Trong những năm qua các thư viện và các cơ quan thông tin ở Việt Nam đã
xây dựng rất nhiều CSDL nhưng hầu như chỉ phục vụ hoạt động tra cứu nội bộ,
không có khả năng tích hợp, trao đổi vì vậy chúng ta gặp nhiều khó khăn trong chia
sẻ nguồn tài nguyên thông tin và trao đổi quốc tế. Một trong vấn đề đặt ra là phải
chuẩn hóa hoạt động biên mục, cụ thể là thống nhất xây dựng mục lục đọc máy.
Nếu chúng ta thống nhất cùng thực hiện ứng dụng biên mục khổ mẫu MARC21, sẽ
thuận lợi trong việc tổ chức, lưu giữ và trao đổi tài nguyên thông tin giữa các thư
viện trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, khổ mẫu này không có mục tiêu trình bày đầy đủ các yếu tố mà
chỉ đưa ra những yếu tố cơ bản cần có, có tính đến sự tương hợp quốc tế. Trong quá
trính ứng dụng thực tế, chúng ta cũng cần xem xét và thống nhất việc bổ sung
62
những yếu tố cần thiết cho phù hợp với thực tế hoạt động biên mục ở Việt Nam hiện
nay. Một số vấn đề cụ thể như sau:
- Trong MARC21 có trường phụ chú cho luận án, luận văn (502). Tuy nhiên,
đây là dạng tài liệu không công bố nên không có nhà xuất bản vậy tại trường 260$b
cần thống nhất nên đưa vào tên của nơi luận án được bảo vệ, hay ghi [K.nh.x.b.]
- Trong MARC21 có hai trường dành cho mã báo cáo (027 và 088), ở Việt
Nam khi biên mục cho luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học thường có mã
số do nơi bảo vệ quy định, mã số này không được lập theo quy định trong tiêu
chuẩn quốc tế nên đưa vào trường 088.
- Trong MARC21 có hai trường dành cho thông tin tùng thư (440 và 490),
trước đây các thư viện trên thế giới hầu như dùng trường 440, nhưng vài năn gần
đây trường 440 được xem như lỗi thường và hướng đến dùng trường 490, bên cạnh
dùng thêm trường 830.
4.2. CHUẨN SIÊU DỮ LIỆU DUBLIN CORE - METADATA
4.2.1. Khái niệm
Chuẩn Dublin Core viết tắt là DC, là cách gọi ngắn gọn của Dublin Core
Metadata (Dublin là tên của thành phố ở Bang Ohio, Hoa Kỳ, nơi cuộc họp đầu tiên
được tổ chức vào năm 1995) là chuẩn dùng để mô tả dữ liệu trong các Metadata
nhằm khai thác các tài nguyên thông tin điện tử và các thông tin về các tài nguyên ở
những dạng khác với cách thức như sử dụng mục lục thư viện.
Chuẩn Dublin Core bao gồm 15 thành tố được thiết lập từ các cuộc hội thảo
mang tầm cỡ quốc tế và mang ý nghĩa kết hợp của các ngành khoa học: thư viện, tin
học, bảo tàng, mã hoá văn bản và các lĩnh vực khác có liên quan.
Những thành tố có thể được cải tiến trong quá trình sử dụng. Tất cả những
thành tố đều có thể lập lại khi cần thiết và gắn kết thêm các các yếu tố mở rộng.
4.2.2. Lịch sử Dublin Core - Metadata
Dublin Core Metadata là một trong những sơ đồ yếu tố siêu dữ liệu phổ biến
và được nhiều người biết đến. Bộ yếu tố này được hình thành lần đầu tiên vào năm
1995 bởi sáng kiến yếu tố siêu dữ liệu Dublin Core (Dublin Core Metadata Element
63
Initiative). Tập hợp yếu tố siêu dữ liệu này được gọi là “cốt lõi” (core) vì nó được
thiết kế đơn giản và chỉ bao gồm 15 yếu tố mô tả cốt lõi nhất (trong khi Marc21 có
hơn 200 trường và rất nhiều trường con).
Phạm vi quốc tế: tháng 11 - 1999, đã có phiên bản của hơn 20 thứ tiếng:
Phần Lan, Na Uy, Thái Lan, Nhật, Pháp, Đức, Hy Lạp, Indonesia, Tây Ban Nha. Tổ
chức WWW phát triển Chuẩn Dublin Core trên nền tảng kết hợp đa ngôn ngữ, phục
vụ cho môi trường tài nguyên thông tin điện tử mang tính chất đa văn hoá và đa
ngôn ngữ.
Tháng 9/2001 bộ yếu tố siêu dữ liệu Dublin Core được ban hành thành tiêu
chuẩn Mỹ, gọi là tiêu chuẩn “The Dublin Core Metadata Element Set” ANSI/NISO
Z39.85-2001. (tham khảo:
4.2.3. Tính năng của Dublin Core Metadata
Đơn giản trong tạo lập và bảo trì: được thiết kế nhằm phục vụ những người
không chuyên; dễ sử dụng và rẻ nhưng mang lại hiệu quả lớn
Ngữ nghĩa thông dụng: khắc phục những khó khăn trong việc hiển thị các
thuật ngữ. Vd.: yếu tố (Creator) được gán cho người tạo lập, nhà soạn
nhạc, đạo diễn, trong vai trò là tác giả chính.
Khả năng mở rộng: với cơ chế mở, chuẩn Dublin Core có thể được mở rộng
bởi các chuyên gia bằng việc gắn kết thêm các yếu tố mở rộng. Khả năng này còn
được thực hiện một cách đơn giản thông qua việc kết nối nhiều CSDL khác nhau
thông qua mạng Internet.
Là một phương thức mô tả nguồn thông tin, đặc biệt là nguồn thông tin điện
tử một cách có hiệu quả. Dublin Core càng đặc biệt phát huy tác dụng khi được sử
dụng để mô tả tư liệu điện tử vốn khó xác định được loại hình và nội dung các yếu
tố cần thể hiện.
Thay thế cho các dạng thức trình bày thông tin trước đây như MARC do sự
đơn giản trong cấu trúc mà người sử dụng có thể tự thiết kế theo yêu cầu của riêng
mình.
64
Cung cấp cho người sử dụng một phương án tiếp cận thông dụng thông qua
các giao diện quen thuộc như Web.
Tạo cho người cán bộ thư viện sự thuận tiện trong công tác khi không còn
phải gò bó trong các trường, các yếu tố vốn đa dạng và phức tạp
4.2.4. Các Thành tố của Dublin Core – Metadata (Hay còn gọi là các
Trường)
4.2.4.1. Phân loại các thành tố
DC đưa ra cơ cấu tìm tài liệu dựa trên 15 thành tố mô tả, có thể chia thành 3 nhóm:
• Nhóm các thành tố liên quan đến nội dung của nguồn tài liệu (7 thành tố)
• Nhóm các thành tố liên quan đến tài nguyên được xem như có sở hữu trí
tuệ (4 thành tố)
• Nhóm các thành tố liên quan đến một tài liệu cụ thể (thuyết minh): dạng
thức, thể loại, nhận dạng (4 thành tố)
Nội dung Sở hữu trí tuệ Thuyết minh
Nhan đề (Title) Tác giả (Creator) Ngày tháng (Date)
Đề mục (Subject) Tác giả phụ (Contributor) Mô tả vật lý (Format)
Mô tả (Description) Xuất bản (Publisher) Định danh (Identifier)
Loại hình (Type) Bản quyền (Rights): Ngôn ngữ (Language)
Nguồn gốc (Source)
Liên kết (Relation)
Diện bao quát
(Coverage)
65
4.2.4.2. Các thành tố cơ bản của Dublin Core
Các thành tố cơ bản của Dublin Core đều mang thuộc tính lựa chọn và có thể
lặp lại. Mỗi thành tố cũng có một giới hạn những hạn định, thuộc tính nhằm diễn
giải chính xác ý nghĩa của các thành tố.
(1) Nhan đề (Title): Tên của nguồn thông tin thường do tác giả hoặc nhà
xuất bản đặt cho tài liệu.
(2) Tác giả (Creator): Người hoặc cơ quan chịu tránh nhiệm chính về nội
dung trí tuệ của nguồn thông tin
(3) Đề mục (Subject): Chủ đề của nguồn thông tin và được thể hiện bằng từ
vựng có kiểm soát gồm tiêu đề đề mục, số phân loại,...
(4) Mô tả (Description): Phần thể hiện nội dung của nguồn thông tin bao
gồm cả phần tóm tắt của tư liệu văn bản hoặc nội dung của tư liệu nghe
nhìn
(5) Xuất bản (Publisher): Cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tạo lập, xuất
bản nguồn thông tin trong định dạng thực.
(6) Tác giả phụ (Contributor): Cá nhân hay tổ chức có những đóng góp về
mặt trí tuệ cho tư liệu nhưng không phải là tác giả chính.
(7) Ngày tháng (Date): ngày tháng có liên quan đến việc tạo lập, xuất bản
hay công bố tư liệu.
(8) Loại hình (Type): hình thức vật chứa nội dung tư liệu
(9) Mô tả vật lý (Format): Định dạng vật lý và kích thước của tư liệu như
kích cỡ, thời lượng,.. Định dạng cũng còn được dùng để chỉ rõ phần mềm
và phần cứng cần thiết để sử dụng tư liệu.
(10) Định danh tài liệu (Identifier): Là một dãy ký tự hoặc số nhằm thể
hiện tính đơn nhất của tài liệu như: URLs và URNs, ISBN, ISSN,...
(11) Nguồn gốc (Source): Nguồn gốc mà tư liệu được tạo thành, yếu tố
này có thể bao gồm siêu dữ liệu về nguồn thông tin thứ hai nhằm khai
thác tư liệu hiện hành.
66
(12) Ngôn ngữ (Language): Ngôn ngữ của nội dung tư liệu, được thành
lập theo quy tắc RFC 1766.
(13) Liên kết (Relation): Một định danh cho nguồn thứ hai và những mối
quan hệ của nó với tư liệu hiện hành. Yếu tố này thể hiện những kết nối
giữa những nguồn tư liệu có liên quan.
(14) Diện bao quát (Coverage): Những đặc tính về không gian và/hoặc
thời gian của tư liệu. Không gian nơi chứa chỉ ra một vùng sử dụng địa
danh hoặc toạ độ. Đặc tính thời gian trong yếu tố này chỉ ra khoảng thời
gian mà tư liệu đề cập tới và thường sử dụng tên thời kỳ.
(15) Bản quyền (Rights): Thông tin về tình trạng bản quyền, kết nối tới
thông tin về tình trạng bản quyền hoặc dịch vụ cung cấp thông tin bản
quyền cho tư liệu.
4.2.4.3. Các thành tố mở rộng của Dublin Core
Thực tế sử dụng Dublin Core cho thấy mỗi thành tố cơ bản còn gộp chứa
trong nó một vài thành tố phụ nhằm diễn đạt chi tiết hơn nội dung chính thành tố
đó. Các thành tố phụ được coi là các thành tố mở rộng và được thể hiện thông qua
những khung mã hoá cụ thể. Ví dụ khi thể hiện nội dung của một tài liệu, người ta
cung cấp một vài cách tiếp cận khác nhau như qua ký hiệu phân loại, tiêu đề đề
mục, từ khoá.
YẾU TỐ YẾU TỐ MỞ RỘNG KHUNG MÃ HOÁ
Nhan đề Nhan đề thay thế
Tác giả
Đề mục LCSH, MeSH; DDC,LCC,
UDC
Mô tả Mục lục (Table of
Contents)
Tóm tắt (Abstract)
67
Xuất bản
Tác giả phụ
Ngày tháng Tạo lập (Created)
Có giá trị (Valid)
Có hiệu lực (Available)
Xuất bản (Issued)
Hiệu đính (Modified)
Bảng thời kỳ của DC
Định dạng ngày tháng của
W3C
Loại tài liệu
Thuật ngữ về loại hình
của Dublin Core
Mô tả vật lý Kích thước và thời lượng
(Extent)
Vật mang tin (Medium)
IMT loại tư liệu
Định danh
URI Uniform Resource
Identifier
Nguồn gốc
URI Uniform Resource
Identifier
Ngôn ngữ ISO 639-2
RFC 1766
Liên kết
Diện bao quát
Bản quyền
68
4.2.4.4. Các Quy tắc sử dụng
Kiểm soát từ vựng: Từ vựng được sử dụng khi mô tả biểu ghi Dublin Core
phải là từ vựng có kiểm soát, được lựa chọn trong các hệ thống tiêu đề đề mục như
LCSH, MeSH, nhằm mục đích kiểm soát tính nhất quán trong các hệ CSDL và hỗ
trợ việc tìm kiếm, biên mục tự động.
Sử dụng Khung mô tả nguồn (RDF - Resource Description Framework):
RDF là một khuôn mẫu trao đổi và thể hiện thông tin trong môi trường Web. Ngoài
ra, RDF còn được coi là khung chuyển đổi giúp nhận biết nội dung các yếu tố cho
dù chúng ở trong nhiều loại CSDL khác nhau.
Hồ sơ áp dụng: Trên lý thuyết, tất cả 15 trường đều mang thuộc tính lựa
chọn và lặp lại. Tuy nhiên, mức độ tối thiểu theo khuyến cáo của các tổ chức có liên
quan bao gồm các yếu tố như: Nhan đề, Tác giả, Ngày tháng, Mô tả, Ngôn ngữ. Tùy
theo mức độ chi tiết được đòi hỏi trong việc mô tả dữ liệu, người ta cũng có thể
nhập thêm một số yếu tố bổ trợ từ các Metadata khác. Trong trường hợp đó, thuật
ngữ sử dụng để mô tả cần được định nghĩa một cách chặt chẽ.
4.2.5. Ứng dụng Dublin Core
Trên thực tế Dublin core sử dụng rộng rãi cho tất cả các CSDL của các
ngành các lĩnh vực, Thư viện chỉ là một phần trong ứng dụng của Dublin Core.
Trong khi đó MARC chỉ ứng dụng cho các CSDL của Thư viện. Nói đúng hơn
Dublin Core là chuẩn của trao đổi dữ liệu và biên mục ngành Công nghệ thông tin
cho các tài liệu số hóa và MARC.
Hầu hết các phần mềm quản lý điều sử dụng Dublin Core, nhưng việc vận
dụng các trường có khác nhau cũng như người sử dụng phần mềm không hề biết
đến chuẩn này. Các nhà thiết kế phần mềm thường thiết kế các biểu nhập liệu khác
nhau tùy thuộc vào yêu cầu của từng loại hình tài liệu cũng như quan niệm của họ,
người biên mục thường theo các trường có sẵn mà nhập dữ liệu, trong khi đó biểu
nhập MARC thường thể liệt kê từ nhỏ đến lớn nên người biên mục MARC thường
thấy sự thể hiện MARC rất rõ ràng.
69
Thông tin siêu dữ liệu
DC Field Value Language
dc.contributor.author Kardaras, Konstantinos -
dc.date.accessioned 2007-12-10T06:40:53Z -
dc.date.available 2007-12-10T06:40:53Z -
dc.date.issued 2005 -
dc.identifier.uri -
dc.description.abstract We study the existence of the numeraire
portfolio under predictable convex
constraints in a general semimartingale
financial model. The numeraire portfolio
generates a wealth process which makes
the relative wealth processes of all other
portfolios with respect to it
supermartingales. Necessary and
sufficient conditions for the existence of
the numeraire portfolio are obtained in
terms of the triplet of predictable
characteristics of the asset price process.
This characterization is then used to
obtain further necessary and sufficient
conditions, in terms of an arbitrage-type
notion. In particular, the full strength of
the "No Free Lunch with Vanishing Risk"
(NFLVR) is not needed, only the weaker
-
70
"No Unbounded Profit with Bounded
Risk" (NUPBR) condition that involves
the boundedness in probability of the
terminal values of wealth processes. We
show that this notion is the minimal a-
priori assumption required, in order to
proceed with utility optimization. The fact
that it is expressed entirely in terms of
predictable characteristics makes it easy
to check, something that the stronger
(NFLVR) condition lacks.
dc.language.iso en_US en
dc.publisher Columbia University en
dc.relation.ispartofseries Doctor of Philosophy en
dc.subject Tài chính en
dc.subject Chứng khoán -
dc.title The Numeraire Portfolio and Arbitrage in
Semimartingale Models of Financial
Markets
en
dc.type Thesis en
Appears in Collections: ProQuest
Với những ứng dụng rộng rãi của Dublin Core hiện nay không thể tránh khỏi
các quan niệm khác nhau về các trường và các trường mở rộng của Dublin Core để
phù hợp với từng ngành cũng như từng loại hình tài liệu được biên mục vào. Các
cán bộ thư viện khi sử dụng các trường và các trường mở rộng nên tham chiếu sang
71
các trường của biểu mẫu MARC cho phù hợp. Đồng thời, khi tiến hành biên mục
nên theo đúng chuẩn mô tả của AACR2.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2009), Quy tắc biên
mục Anh – Mỹ (Bản dịch tiếng Việt lần 1), Lần 2, Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
2. Joint Steering committee for Revision of AACR (2003), Anglo-American
cataloguing rules, 2nd ed., 2002 revision.
3. Anglo-American Cataloguing Rules, (
4. Vũ, Văn Sơn, Qui tắc biên mục Anh-Mỹ AACR2 và thực tiễn biên mục Việt
Nam, (
aacr2-va-thuc-tien-bien-muc-viet-nam)
5. Ngô, Ngọc Chi (2009), Phân loại tài liệu : Giáo trình ngành Thư viện –
Thông tin học, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
6. Ngô, Ngọc Chi (2008), Phân loại tài liệu áp dụng Khung phân loại thập
phân Dewey – (DDC), Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
7. Dewey, Melvil (2003), Dewey Decimal Classification and Relative Index,
22th ed., OCLC Online Computer Library Center, USA.
8. OCLC, Introduction to Dewey Decimal Classification,
(
9. Thư viện Quốc gia Việt Nam (2006), Khung phân loại tập phân Dewey và
Bảng chỉ mục quan hệ (Bảng dịch tiếng Việt), Ấn bản 14, Hà Nội.
10. Nguyễn, Hồng Sinh (2009), Biên mục chủ đề : Giáo trình dành cho sinh viên
ngành Thư viện – Thông tin học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
72
11. Library of Congress (2007), Library of Congress Subject Headings. 5 vol.,
30th ed., Library of Congress, Washington, D. C.
12. Chan, Lois Mai (1995), Library of Congress Subject Headings: Principle
and Application, 3rd ed., Libraries Unlimited, Inc, Englewood, Colorado.
13. Lê, Ngọc Oánh (2007), “Cần thiết phải có một bộ Tiệu đề đề mục tiếng Việt
trong ngành Thông tin Thư viện Việt Nam”, Bản tin Thư viện – Công nghệ
thông tin, (7/2007)
14. Mann, Thomas, Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, Tiêu Đề "Việt Nam" Trong
Bảng Tiêu Đề Đề Mục Của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ,
(
tieu-de-de-muc/)
15. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Hà Nội (2004), Khổ
mẫu MARC21 cho dữ liệu thư mục, 2 tập, Hà Nội.
16. Library of Congress – Network Development and MARC Standards Office,
MARC Standards, (
17. Hillmann, Diane, Using Dublin Core,
(
18. Hopkinson, Alan, UNIMARC and Metadata: Dublin Core,
(
19. Library of Congress, MARC to Dublin Core,
(
20. Kokkelink, Stefan , Expressing Qualified Dublin Core in RDF / XML,
(
21. Beckett, Dave , Expressing Simple Dublin Core in RDF/XML
(
22. Guinchard, Carolyn, Dublin Core use in libraries: a survey,
(
73
23. The-Crankshaft Knowledge Bank, Metadata for Electronic Documents
Using the Dublin Core, (
for-electronic-documents-using.html)
24. Powell, Andy, Dublin Core and metadata: a tutorial,
(
25. Hoàng, Lê Minh, Chuẩn trao đổi tài liệu số hóa dựa trên Dublin Core
Metadata,
(
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuan_nghiep_vu_thu_vien_thong_tin1_9728_2079234.pdf