Các vấn đề khi áp dụng cơ sở tính thuế giá trị gia tăng

Một trường hợp khác là việc tái chế của công ty Kittel và Recolta. Trong đó các chủ thể cung cấp hàng hóa vi phạm gian lận trong giao dịch. Sự việc xảy ra ở Bỉ và theo qui định của luật những hợp đồng buôn bán có thể bị từ chối quyền miền giảm thuế. Trong trường hợp đó, hai đối tượng chịu thuế không thể biết giao dịch của mình có bị xem là gian lận hay không. Do họ biết là hàng hóa đầu vào của họ đã có giấu hiệu gian lận thuế mà họ vẫn tiến hành thu gom sau đó bán lại để hưởng chênh lợi. Cơ quan thuế cho rằng không thể xác định chính xác mục tiêu của đối tượng do đó họ từ chối những quyền giảm trừu được qui định trong luật. Còn rất nhiều trưởng hợp được xem xét trong một nghiên cứu khác năm 2012 [6] bao gồm quyền thay đổi mức thuế suất, quyền yêu cầu chỉnh sửa hóa đơn và chi trả lại thuế, quyền yêu cầu bảo mật đối với việc chi trả thuế. Tất cả những ví dụ được khảo sát cho thấy quyền quyết định của cơ quan thuế trong một số trường hợp mà chủ thể chịu thuế không làm rõ được mục tiêu của họ có bao gồm việc tránh, giảm trừ và miễn thuế hay không.

pdf15 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2115 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các vấn đề khi áp dụng cơ sở tính thuế giá trị gia tăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CÁC VẤN ĐỀ KHI ÁP DỤNG CƠ SỞ TÍNH THUẾ GTGT TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ Tháng 8 năm 2012 GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG HV: NGUYỄN PHƯƠNG DUY LỚP: NGÂN HÀNG ĐÊM 6 Mục lục 1. Những lý luận chung về thuế GTGT ................................................................... 4 1.1. Khái niệm và đặc điểm ................................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 4 1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT ......................................................................... 4 1.2. Nội dung cơ bản của thuế GTGT ................................................................. 4 1.2.1. Cơ sở tính thuế .......................................................................................... 4 1.2.2. Phạm vi thuế GTGT .................................................................................. 5 1.2.3. Phương pháp tính thuế GTGT ................................................................... 5 2. Xem xét tác động của thuế VAT lên hoạt động xuất nhập khẩu ........................ 7 3. Thực trạng áp dụng thuế GTGT ........................................................................... 8 3.1. Vấn đề thuế GTGT một mức thuế suất ......................................................... 8 3.1.1. Khái niệm của việc áp dụng ấn hành thuế suất cố định ............................ 9 3.1.2. Việc xác định qui mô .............................................................................. 10 3.1.3. Khả năng tiếp nhận và sử dụng dịch vụ .................................................. 10 3.1.4. Xác định nơi cung cấp dịch vụ ................................................................ 10 3.2. Vấn đề trốn thuế, tránh thuế ....................................................................... 12 3.2.1. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa (Transport Service NV) .......................... 12 3.2.2. Vụ việc ông R (Mr. R) ............................................................................ 12 3.2.3. Việc từ chối quyền miễn trừ thuế VAT ................................................... 13 4. Kết luận .............................................................................................................. 13 Danh sách hình Hình 1 Ví dụ về việc lên kế hoạch VAT ........................................................................ 9 1. Những lý luận chung về thuế GTGT 1.1. Khái niệm và đặc điểm 1.1.1. Khái niệm Theo luật thuế GTGT: “Thuế GTGT là thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Trong đó giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Thuế GTGT đánh vào người tiêu dùng cuối cùng. Trong trường hợp không phải người tiêu dùng cuối cùng thì đối tượng nộp thuế sẽ được hoàn thuế [1]. 1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm :  Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp, luật DNNN và luật hợp tác xã.  Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;  Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.  Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.  Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế. 1.2. Nội dung cơ bản của thuế GTGT 1.2.1. Cơ sở tính thuế Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế : Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu, giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá hàng hoá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn giảm. Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất để tiêu dùng không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải tính thuế GTGT đầu ra. Giá tính thuế tính theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại. Đối với dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng ở Việt nam, giá tính thuế GTGT là giá dịch vụ phải thanh toán cho phía nước ngoài. Dịch vụ cho thuê tài sản bao gồm cho thuê nhà, xưởng, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị. Giá để tính thuế GTGT là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình thức thu tiền từng kỳ hoặc thu trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế GTGT tính trên số tiền thu từng kỳ hoặc thu trước, bao gồm cả các khoản thu dưới hình thức khác như thu tiền để hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê theo yêu cầu của bên thuê. Đối với các hàng hoá, dịch vụ khác là giá do Chính phủ quy định. Thuế suất: Luật thuế GTGT hiện nay quy định 3 mức thuế suất : 0%, 5%, 10% trong đó :  Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu.  Thuế suất 5%, 10% đối với hàng hoá, dịch vụ. 1.2.2. Phạm vi thuế GTGT  Hoạt động kinh doanh nhập khẩu.  Hoạt động sản xuất mặt hàng thuộc diện đánh thuế TTĐB.  Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nói chung bao gồm cả sản xuất nông nghiệp đang thuộc diện chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp. 1.2.3. Phương pháp tính thuế GTGT Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế trực tiếp trên GTGT. Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp sau : Phương pháp khấu trừ thuế Đối tượng áp dụng: Là các đơn vị, tổ chức kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, hợp tác xã và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Xác định số thuế GTGT phải nộp Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải tính thuế và thu thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn chứng từ. Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT Đối tượng áp dụng [2]  Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt nam.  Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.  Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó Trong đó: GTGT của hàng hoá, dịch vụ = Doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra - Giá vốn của hàng hoá, dịch vụ bán ra Giá trị gia tăng xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau:  Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh bán hàng là số chênh lệch giữa doanh số bán với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịchvụ mua vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì được xác định như sau: Giá vốn hàng bán ra = Doanh số tồn đầu kỳ + Doanh số mua trong kỳ - Doanh số tồn cuối kỳ  Đối với xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ (-) chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực, vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình.  Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ (-) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động vận tải.  Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ, GTGT là số chênh lệch giữa doanh số bán ra, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ trừ (-) giá vốn của vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ bán ra. 2. Xem xét tác động của thuế VAT lên hoạt động xuất nhập khẩu Các khảo sát ở phần trước đã cho thấy được những trường hợp qui định không rõ ràng trong Liên minh châu Âu với các mức thuế khác nhau giữa các nước thành viên và bên ngoài. Đây là một quan hệ đặc biệt cung cấp kinh nghiệm đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. Trong phần này ta trở lại xem xét việc “hưởng” lợi từ thuế VAT. Theo qui định VAT là thuế nhà nước dựa trên giá cả hàng hóa dịch vụ, và thường được xem như cao hơn thuế môn bài ở Mĩ khoảng 10% hoặc cao hơn trong hầu hết các trường hợp. Kết quả là, thuế ở Châu Âu và Mỹ có thể không đồng đều nếu so sánh ở mức giá tại Mỹ. Do vậy, những đối tượng cá nhân và doanh nghiệp được xem xét liên minh ở các nước có tính VAT và thường được hoàn thuế. Một đôi giày giá 85$ ở Mỹ đã có thuế môn bài. Đôi giày giống vậy có thể được bán ở Anh £50 tức là khoảng 100$. Nếu bạn là công dân Mỹ đã mua giày ở Anh và sau đó trở về Mỹ mang theo chúng bạn sẽ được hoàn thuế VAT. Nếu tỷ lệ thuế VAT ở Anh là 20% thì bạn chỉ phải trả cuối cùng là £40 tức 80$. Điều này giúp bạn tiết kiệm 5$ mỗi đôi giày. Lý thuyết tương tự cũng có thể áp dụng trong kinh doanh. Nếu bạn đặt hàng nguyên liệu từ một nhà cung cấp nước ngoài, bạn có thể đủ điều kiện để hoàn thuế khi hàng hóa được tiêu thụ. Những công ty lớn thường thích phân tán việc kinh doanh ra nhiều chi nhánh để tổng hợp những lợi ích gộp trên nhiều quốc gia để hưởng lợi từ chi phí cung cấp địa phương và lợi ích thuế VAT. Có một vài yếu tố để xem xét khi lựa chọn kinh doanh mở rộng. Sự ổn định của đồng nội tệ, chi phí vận chuyển và chi phí cung cấp địa phương tất cả những ảnh hưởng việc có thể mở rộng kinh doanh xuyên lục địa hoặc không [3]. Trong nhiều trường hợp, điều này có thể đem lại lợi ích cho việc kinh doanh, ví dụ như việc cung cấp nguyên liệu thiết yếu có thể xem nhập khẩu là ít tốn kém hơn sử dụng nội địa. Cần chú trọng các phí phải trả cho địa phương, nhưng có nhiều dịch vụ tài chính cung cấp cho cả nước ngoài và nội địa, đặc biệt là quá trình khai báo hoàn thuế. Xem xét việc hoàn thuế khi mua hàng và rời khỏi nước chịu thuế Nếu bạn sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, ban có thể có được phần hoàn thuế khi mua sản phẩm. Các công ty lớn thích mở rộng kinh doanh trên nhiều chi nhánh để kết hợp các lợi ích về thuế. Tác động này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: sự ổn định của đồng nội tệ, chi phí vận tải, chi phí cung cấp địa phương. Nếu bạn cần nhập khẩu hàng từ nước ngoài, ban phải trả thuế VAT nhập khẩu, và duty (lưu ý duty tách biệt và dựa trên giá trị hàng hóa nhập khẩu, các mức duty khac nhau phụ thuộc vào xuất xư và chủng loại hàng hóa). Nhưng nếu hàng hóa có xuất xứ trong cùng khu vực EU thì không có thuế (không có duty nếu hàng hóa được vận chuyên giữa các nước EU). Nếu bạn muốn xuất khẩu hàng hóa sau khi đã chế biến. Hàng hóa chỉ chịu thuế nếu bạn chế biến và bán ở Anh. Để hoàn thuế VAT nhập khẩu bạn phải điền mẫu đơn trong khoảng thời gian khi hàng hóa được nhập khẩu. 3. Thực trạng áp dụng thuế GTGT 3.1. Vấn đề thuế GTGT một mức thuế suất Cách thức tính thuế GTGT là một mức thuế suất áp dụng trên tất cả giao dịch và khách hàng chịu thuế và người cung cấp dịch vụ nộp thuế. Các qui định này không quan tâm đến giao dịch diễn ra ở đâu, qui định áp dụng ở nơi diễn ra giao dịch hay nơi thành lâp của các đối tác trong giao dịch. Điều này có một số vấn đề đối với các giao dịch có qui mô rộng như người khách hàng và người cung cấp dịch vụ ở hai địa phương (quốc gia khác nhau), giao dịch diễn ra ở một nơi khác nữa. Khi không qui định rõ những chi tiết này thì việc áp dụng mức thuế ở những địa phương khác nhau sẽ tạo nên những mức thuế khác nhau. Trong phần này chúng ta xem xét những vấn đề liên quan đến việc làm thế nào để ấn định một mức thuế suất cố định trong các trường hợp như trên. Người đóng thuế có thể sử dụng các công cụ lên kế hoạch cho các giao dịch xuyên biên giới để tối ưu dòng thuế của họ. Việc nay là đặc biệt quan trọng cho một số ngành tài chính vốn phải chịu việc không hoàn trả thuế VAT. Các kĩ thuật lên kế hoạch VAT để gia tăng khoản hoàn thuế VAT và làm giảm xuống chi phí VAT tại nơi mua bán lại. Một trong những công cụ lên kế hoach VAT cho các dịch vụ xuyên bên dưới là đối phó với các mức thuế cố định cho việc mua bán và phân phối dịch vụ. Các công ty có thể linh động chọn nơi cung cấp các dịch vụ và phân bổ chúng đến nhưng nơi khác nhau với có các qui định khác nhau để đảm bảo kết quả tính thuế GTGT có lợi nhất. Điều này có thể thực hiện được bởi việc tồn tại những qui chế tham khảo khác nhau cũng như sự linh hoạt nhất định tại những điều khoản về nhà cung cấp dịch vụ với ví dụ tham khảo điều luật 44 chỉ dẫn VAT (VAT directive) của EU. Xét chỉ dẫn trong quan hệ giữa hai đơn vị kinh doanh (B2B- business2bussiness), nơi áp dụng qui định với nhà cung cấp có thể được chuyển đổi đến nơi phát sinh giao dịch với khách hàng (cụ thể là chỉ dẫn Directive 2006/112/EC về nơi cung cấp dịch vụ). Điểm này có thể được chú ý bởi có khác biệt với thực tế trước đó như khi điều luật COJ lại qui định sự ưu tiên đối với nơi thành lập của người cung cấp trong giao dịch. Để minh họa, xét ví dụ ở EU với một công ty trụ sở chính ở Đức và có chi nhánh ở Ý: Hình 1 Ví dụ về việc lên kế hoạch VAT (công ty có trụ sở ở Anh và chi nhánh ở Pháp) Trong ví dụ vửa mô tả, công ty Đức áp đặt nơi thành lập ở pháp để giảm phần thuế VAT không hoàn trả. Nếu các dịch vụ được yêu cầu bởi ngân hàng Anh sẽ được thực hiện bằng cách phân phối lại cho chi nhánh ở Pháp, thuế VAT đầu vào có thể làm tăng chi phí ngân hàng. Một số nước thành viên (EU) cho phép các tổ chức tài chính tránh việc lan truyền các khoản thuế VAT đầu vào không được khấu trừ bằng cách xây dựng danh mục thuế. 3.1.1. Khái niệm của việc áp dụng ấn hành thuế suất cố định Khái niệm áp dụng ấn hành thuế suất cố định được diễn giải đồng nhất ở các nước thành viên. Chỉ dẫn thuế VAT không áp đặt việc sử dụng CỌ trong đó qui định mức thuế suất cố định bắt buộc phải dựa trên số lượng, sự hiện diện và kĩ thuật cần thiết cho việc cung cấp dịch vụ. Những trường hợp khác của COJ được qui định theo hướng mở rộng định nghĩa này. Việc sử dụng mức thuế suất cố định không phụ thuộc vào hình thức pháp qui của qui định áp dụng, một thương hiệu không dù là tư cách pháp nhân hay một công ty con vẫn được xem xét như nhau. Những qui định của COJ cho phép một công ty hoạt động đại diện cho công ty mẹ với nguồn nhân lực và kĩ thuật đặc thù có thể được xem như ấn định một mức thuế suất cố định tương không có tách biệt. Do vậy việc sử dụng các thương hiệu, hay các chi nhánh vẫn được xem xét mức thuế suất cố định cho thuế VAT. Định nghĩa mức thuế suất cố định có thể được tìm thấy trong các qui định của chỉ dẫn VAT (Implementing Regulation) bắt đầu có hiệu lực tử 1/7/2011. Theo những tài liệu hướng dẫn thực thi, mức thuế suất cố định có thể được xác định nhằm áp dụng đồng nhất cho tất cả các điều luật luên quan áp dụng trên các giao dịch chịu thuế. Các điều khoản đó có thể hoặc là xác đinh mức ấn định thuế suất tại giao dịch của khác hàng hoặc một số điều luật áp dụng tại nơi giao dịch của người cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp đối với khách hàng, việc ấn định phải dựa trên một cơ sở ổn định có tính lâu dài cũng như nguồn nhân lực và kĩ thuật để có thể tiếp nhận và sử dụng hàng hóa cho nhu cầu của họ. Trong trường hợp kia thì việc ấn định thuế suất có cùng những đặc điểm nhưng với mục tiêu hướng đến khả năng cung cấp dịch vụ của người sản xuất (cung cấp dịch vụ). Thực tế cũng cho thấy việc xác định một chỉ số định danh VAT không giống như việc xem xét đối tượng đóng thuế trong việc ấn định thuế suất cố định. Việc định nghĩa nơi cung cấp dịch vụ cần xác định dựa trên những nhận biết về khả năng cung cấp hoặc tiếp nhận dịch vụ. Do vậy, cần lưu ý thuật ngữ "ấn định mức thuế suất cố định" có thể được diễn giải theo mục tiêu của nó có thể sử dụng những tham khảo đến nhưng qui định về việc cung cấp dịch vụ. Nhà cung cấp dịch vụ Chi nhánh Ý Công ty Đức không thuế VAT dịch vụ + VAT 3.1.2.Việc xác định qui mô Việc xác định qui mô được mô tả sau đâu gồm những thuộc tính để ấn định mức thuế suất cố định cho người cung cấp và sử dụng dịch vụ được làm rõ thông qua các ví dụ liên quan. Đầu tiên là khả năng cung cấp dịch vụ, theo đó việc ấn dịch cơ sở thuế trong VAT dựa trên mức thuế suất cố định ở một mức độ sao cho đảm bảo tác động ổn định lên nguồn lực về con người (nhân lực) và kĩ thuật cần thiết cho việc cung cấp dịch vụ lâu xài. Khả năng cung cấp dịch vụ có thể được xác định dựa trên việc phân tích dữ liệu có định hướng để kết luận mức ấn định về lâu dài có tác động đến cung cấp dịch vụ đó không. Ví dụ như điều khoản Aro Lease (C-190/95 ARO lease của Amsterdam - Hà Lan) qui định mức thuế suất ấn định trên một công ty cung cấp xe hơi của Hà Lan dưới hợp đồng thuê khoán của Bỉ. Để phân tích mức thuế suất cố định, cơ quan thuế phải xem xét các trường hợp sau đây. Cơ quan thuế xác định dịch vụ cung cấp bao gồm quá trịnh đàm phán, xác định, kí kết và quản lý những thỏa thuận để sản xuất phụ tùng xe hơi thuộc sở hữu công ty thuê khoán được cung cấp (vật lý) cho khách hàng. Cơ quan thuế đi đến kết luật mức ấn định thuế suất cố định không thể áp dụng trong trưởng hợp công ty thuê khoán không được đặt tại các nước thành viên (Liên minh châu Âu) thì hoặc là sự thỏa thuận nhưng điểm khung sườn hoặc quyết định quản lý cho phép dịch vụ được cung cấp dựa trên những cơ sở độc lập. Những yếu tố và các giao dịch được thực thi tại Bỉ có thể được xem xét như là sự bổ sung và phụ trợ cho dịch vụ cho thuê. Việc xác định qui mô bao gồm các bước phân tích chính như sau:  Xác định mục tiêu và nội dung dịch vụ được cung cấp.  Xác định nguồn lực và con người để dịch vụ được thực hiện.  Xác định những mức ấn định liên quan đến những nguồn lực đặc thù. 3.1.3.Khả năng tiếp nhận và sử dụng dịch vụ Các tiêu chí về khả năng tiếp nhận và sử dụng dịch vụ được thông qua như một tiêu chuẩn để xác định sự hợp lý của mức thuế suất cố định (qui định trong Qui định thực thi Implementing Regulation). Không có hướng dẫn chi tiết nhưng nhưng gì được xem xét khả năng áp dụng mức thuế suất cố định ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và sử dụng dịch vụ cũng như trong hiện tại cũng không phải lúc nào cũng có các trưởng hợp cũng điển hình như COJ. Việc xem xét điều luật 44 trong chỉ dẫn thuế VAT đề cập ở trên nhấn mạnh nơi cung cấp dịch vụ trong giao dịch giữa hai đối tác cần hiểu chính xác về khả năng tiếp nhận và sử dụng dịch vụ để xác định được các tính toán ra mức thuế suất cố định có thể được kiểm soát. Tại nơi dịch vụ được tiếp nhận có thể cho phép việc sử dụng dịch vụ tạo ra những khoản chịu thuế được kết hợp vào nền tảng tạo nên hàng hóa và dịch vụ. Đến đây chúng ta đã làm rõ việc áp dụng mức thuế suất cố định có hai dạng áp dụng cho đối tượng cung cấp dịch vụ hoặc đối tượng tiếp nhận và sử dụng dịch vụ cho mục đích của họ. Trong phạm vi đề tại, thuật "ngữ tiếp nhận và sử dụng dịch vụ" có thể được sử dụng thống nhất không tách biệt bởi cả hai đều cần thiết cho áp dụng sau này. 3.1.4.Xác định nơi cung cấp dịch vụ Khi việc cung cấp được quản lý bởi nơi của khách hàng nó bắt buộc người cung cấp phải xác định nơi giao dịch với khách hàng để định ra các giao dịch chịu thuế và ai sẽ là người chịu thuế (dĩ nhiên là nhà cung cấp vẫn sẽ là người chịu trách nhiệm thực thi đóng khoản thuế đó). Dĩ nhiên những thảo luận ở trên đã nhấn mạnh mã số thuế VAT không còn được xem xét dựa trên nơi thành lập của khách hàng (các qui định cũ mà trong đề tài này đang quan tâm giải quyết những tình huống mới hơn). Cơ quan thuế có thể đưa ra giả định nơi diễn ra giao dịch là điểm tham khảo chính để định hướng các vấn đề liên quan. Cách này có thể linh hoạt áp dụng các mức thuế cố định tại nhưng nơi bên ngoài EU, có một kết luận liên quan đến vấn đề này "việc áp dụng địa điểm giao dịch giúp tránh được một số kết quả không hợp lý hoặc giảm bới các tình huống trung lập khi mà thuế VAT không thể được áp dụng ở tất cả các địa điểm". Như chúng ta đề cập ở đầu phần này các địa điểm bao gồm nơi thành lập của khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ và nơi diễn ra giao dịch. Dĩ nhiên một qui định mới có thể ảnh hưởng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Như trong điều 44 chỉ dẫn thuế, địa điểm ấn định thuế cố định có thể là nơi diễn ra giao dịch nếu đó là giao dịch cho thuê hoặc giao dịch diến ra ở một nơi khác với nơi thành lập của nhà cung cấp dịch vụ. Điều này cũng đảm bảo nguyên tắc chung của việc áp dụng thuế VAT tức là người sản xuất là người đóng thuế không quan tâm tới ai sử dụng dịch vụ được cung cấp đó (người chịu thuế) và đây cũng phù hợp áp dụng trong trường hợp người cung cấp dịch vụ và khách hàng không ở cùng một địa phương. Việc xác định chính xác nơi cung cấp dịch vụ cũng là một vấn đề khi áp dụng trong việc xây dựng văn bản về thuế. Trong một nghiên cứu mới đây của Senyk (2011) [4] cũng nghiên cứu về các trường hợp này, ví dụ như một nhà sản xuất ở khối Liên minh châu Âu muốn xem xét việc cung cấp dịch vụ (hàng hóa) để có được mức áp thuế suất bên ngoài châu Âu của khách hàng của họ (nhằm né thuế VAT ở châu Âu). Bằng cách thành lập chi nhánh chuyển dịch vụ của họ ra ngoài, thì trụ sở chính của họ ở châu Âu không chịu mức thuế nào cả. Như vậy ở đây có một vấn đề về tính xác thực của việc không chi trả thuế VAT. Đối chiếu với các điều luật của Liên minh châu Âu trong chỉ dẫn thuế (điều 205, điều 262 và điều 196) xác định các giao dịch có các đối tác không xác định rõ hoặc có một số nghi vấn sẽ bị giới hạn bằng việc áp đặt giao dịch như giữa các đối tác trong các nước thành viên. Đây cũng là một vấn đề có nhiều điểm giống như việc chống chuyển giá. Ngoài ra cũng cần xem xét các giao dịch chỉ có một đối tác tham gia trong đó người đóng thuế cũng là người chịu thuế và nằm trong phạm vi điều chỉnh của thuế VAT. Chúng ta quay trở lại xem xét một liên minh với nhiều chi nhánh khác nhau mà ở đầu phần này thông thường được xem như nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của thuế VAT. Nhưng ở đây vấn đề được đặt ra khi có những giaod ịch diến ra ở các nước cùng là thành viên Liên minh châu Âu nhưng diễn ra trên nhiều nước. Những qui định trong COJ cũng có những cho phép việc áp dụng nhiều cách thức tổ chức kinh doanh để đạt hiệu quả. Dĩ nhiên, phương án không đánh thuế có ưu điểm mạnh trong các trường hợp thuế VAT không thể hoàn trả nhưng việc không đánh thuế dẫn đễn việc rò rỉ (thất thu) thuế VAT. Trong trưởng hợp đó, các dịch vụ được cung cấp bên ngoài các nước EU lại bị chuyển hướng về các nước trong khối EU nhằm hưởng lợi từ việc tránh thuê VAT của EU. Do vậy, các giao dịch có sự tham gia của các nước không là thành viên EU bị chịu điều khoản áp dụng riêng và được xem như một hoạt động xuất nhập khẩu. Cũng có nhiều nghiên cứu khác đang được tiến hành để xem xét việc liên minh giữa các công ty nhằm né tránh việc bị áp đặt phạm vi điều chỉnh của thuế VAT. Để tổng kết phần này, chúng ta trở lại xem xét vì sao lại chỉ nghiên cứu về dịch vụ ở đây mà không đề cập đến hàng hóa. Cần lưu ý ở đây là việc vận chuyển hảng hóa giữa các chi nhánh và trụ sở được xem như đương nhiên chịu điều chỉnh của thuế VAT chỉ có các dịch vụ mập mờ giữa việc áp dụng hay không áp dụng các qui định điều chỉnh. 3.2. Vấn đề trốn thuế, tránh thuế Chúng ta tiếp tục xem xét trong Liên minh Châu Âu vì đây là một đề tài thú vị bởi lẽ các nước có một cơ sở tính thuế riêng trong khi mức thuế suất có sự khác biệt giữa các nước trong và ngoài Liên minh. Các nước có thể liên kết với nhau nhằm chống lại khả năng trốn thuế, tránh thuế và trục lợi thuế dựa trên những trừng phạt của các nhà lập pháp. Điều đó cũng có nghĩa là các điều luật sẽ được xem xét nhằm đo lường và răn đe những hành vi không phù hợp pháp luật làm biến tướng thuế VAT [5]. Xem xét khả năng từ chối giữa các nước trong Liên minh châu Âu trong việc cung cấp hàng hóa. 3.2.1. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa (Transport Service NV) Trường hợp được đề cập là hai xe tải được bán tại Luxembourg. Dĩ nhiên những chiếc xe này sẽ được giao tới Luxembourg. Cơ quan thuế của Bỉ sẽ nhận được khai báo về việc cung cấp xe nhưng không phải là giữa đơn vị vận chuyển và khách hàng mà là một công ty Bỉ khác có tên là BeaC. Chắc chắn là công ty BeaC phải trả phần thuế VAT do nó cung cấp. Có một vấn đề là: Liệu lý cơ sở pháp lý có xac định phần không tính trong giá trị tăng thêm được khai bảo trong phần thuế VAT bổ sung bởi một cá nhân chịu thuế với đầy đủ hóa đơn một cách chính xác vi theo điều luật số 39 về luật Thuế của Bỉ thì những chứng từ cho việc tính thuế VAT được trả bởi người phát hành hóa đơn và được chuyển cho cơ quan quản lý thuế. Tuy nhiên ở đây người bởi người cầm hóa đơn hóa liệu cũng là người dùng cuối đó. Trong trường hợp đó, cơ quan thuế dựa trên luật của Liên minh châu Âu qui định không câms cơ quan thuế xem những hóa đơn bất thường là một biểu hiện trốn thuế. Cơ quan thuế quốc gia có thể quyết định đơn vị cung cấp xe có đáp ứng được những điều kiện giữa các nước Liên minh về việc cung cấp hàng hóa hay không. Nếu không, hệ thống thuế cơ bản được áp dụng cho từng giao dịch của sản phẩm hoặc tình trạng phân phối để xem xét việc hoàn thuế như trong các điều khoản 2(mục 1 điểm a) và điều khoản 273 hướng dẫn. Các điều khoản này chỉ mang tính chất minh họa không đi vào chi tiết nhưng nó cũng phản ánh được những ý tưởng chính. Việc cho phép cơ quan thuế quyết định chấp nhận việc hoàn trả thuế bởi người chịu thuế với hóa đơn cung cấp các hàng hóa được xem xét miễn thuế. Theo qui định, cơ quan thuế có thể từ chối miễn thuế cho các cung cấp giữa các nước trong khối và khôi phục việc đóng thuế chỉ khi các điều kiện về cung cấp hàng hóa không được đảm bảo mặc dù việc này có thể không gây ra việc thất thoát thuế. 3.2.2. Vụ việc ông R (Mr. R) Trường hợp tiếp theo gọi là R khi mà các điều kiện cung cấp hàng hóa được thỏa mãn nhưng người cung cấp hàng hóa biết mình tham gia vào một giao dịch nhằm mục đích trốn thuế. Sự việc diễn ra vào 7/12/2010, cơ quan thuế Bồ Đào Nha thông báo kết luậ của mình cho một người quản lý gọi là ông R (Mr R) ở một công ty Đức tham gia một giao dịch mua bán xe siêu sang. Người mua, do một vài lí do, tiến hành ở Bồ Đào Nha. Ông R thực hiện hàng loạt hành động nhằm tránh việc phải nộp thuế GTGT ở Bồ Đào Nha bằng cách thực hiện các giao dịch giữa các nhà cung cấp trong Liên minh châu Âu. Ông R trích dẫn các giao dịch này trong báo cáo thuế của mình cho cơ quan hành chính. Cơ quan quan lý thuế dựa trên điều khoản 28x và điều 138 để từ chối việc miễn thuế khi họ biết ông R tham gia vao một giao dịch nhằm tránh thuế. Cơ quan Thuế xac định rằng việc miễn giảm cho các nhà cung cấp hàng hóa được áp dụng khi hàng hóa thuộc sở hữu đã được chuyển giao cho người giao dịch và thực sụ (về mặt vật lý) đã ra khỏi lãnh thổ của người cung cấp đó. Dĩ nhiên đây là điểm cũng khó khăn để cơ quan thuế xác định được yêu cầu đáp ứng này. Việc trình các hóa đơn chứng minh việc buôn bán nhưng lại không phản ánh chính xác giao dịch thực tế do vậy cơ quan thuế từ chối miễn thuế khi không có sự tương ứng giữa hóa đơn và hàng hóa thực tế trong trường hợp này. Cũng tương tự như ví dụ trước khi mà bán xe thì sự không thống nhất giữa hóa đơn và hiện trạng hàng hóa trong các giao dịch đặc biệt này đang dựa vào quyết định của cơ quan thuế có chápa nhận hai không. 3.2.3. Việc từ chối quyền miễn trừ thuế VAT Các trường hợp miễn trừ thuế VAT có ở Đức trong một số giao dịch được qui định. Vụ việc được gọi tên là Sudholz vào ngày 28/12/2000, cơ quan thuế của Đức ra quyết định 2000/186 không thi hành các điều 16 và 17 trong chỉ dẫn thuế để giảm trừ 50% thuế. Quyết định này không áp dụng việc giảm trừ 50% thuế cho chiếc xe được mua bởi lẽ cơ quan thuế cho rằng không thể biết chính xác mục đích sử dụng của chiếc xe cho mục tiêu phi thương mại hay dùng để vận chuyển hàng hóa. Một trường hợp khác là việc tái chế của công ty Kittel và Recolta. Trong đó các chủ thể cung cấp hàng hóa vi phạm gian lận trong giao dịch. Sự việc xảy ra ở Bỉ và theo qui định của luật những hợp đồng buôn bán có thể bị từ chối quyền miền giảm thuế. Trong trường hợp đó, hai đối tượng chịu thuế không thể biết giao dịch của mình có bị xem là gian lận hay không. Do họ biết là hàng hóa đầu vào của họ đã có giấu hiệu gian lận thuế mà họ vẫn tiến hành thu gom sau đó bán lại để hưởng chênh lợi. Cơ quan thuế cho rằng không thể xác định chính xác mục tiêu của đối tượng do đó họ từ chối những quyền giảm trừu được qui định trong luật. Còn rất nhiều trưởng hợp được xem xét trong một nghiên cứu khác năm 2012 [6] bao gồm quyền thay đổi mức thuế suất, quyền yêu cầu chỉnh sửa hóa đơn và chi trả lại thuế, quyền yêu cầu bảo mật đối với việc chi trả thuế. Tất cả những ví dụ được khảo sát cho thấy quyền quyết định của cơ quan thuế trong một số trường hợp mà chủ thể chịu thuế không làm rõ được mục tiêu của họ có bao gồm việc tránh, giảm trừ và miễn thuế hay không. 4. Kết luận Rõ ràng việc áp các mức thuế cố định trên một vùng lãnh thổ hoặc các mức thuế khác nhau giữa các vùng lãnh thổ đều gây ra những vấn đề tiêu cực nhất định trong vấn đề né tránh, lợi dụng giảm trừ hay miễn thuế. Trong các nghiên cứu được khảo sát trong đây, Liên minh châu Âu nổi bật do có chính sách khác biệt giữa các nước trong và ngoài Liên minh. Đây cũng là điểm được các đối tượng chịu thuế tìm cách để có được một mức thuế có lợi cho họ bằng các phương pháp thay đổi vị trí giao dịch, tiến hành các giao dịch qua nhiều trung gian. Mặc dù các cơ quan lập pháp cũng đã có sự mở rộng sự linh động trong việc áp dụng các cơ sở tính thuế dựa trên cả khách hàng và người cung cấp dịch vụ, hàng hóa tuy nhiên lỗ hổng vẫn được lợi dụng. 5. Tài liệu tham khảo [1] "Luật thuế GTGT năm 2008". [2] P. S. Đ. T. &. T. B. T. M. Hoài, "Tài chính công và phân tích chính sách thuế," 2010. [3] O. Lytvnenko, "Khảo sát bốn trường hợp về mối liên quan giữa VAT và nhập khẩu, một số ảnh hưởng trong tương lai". [4] Senyk, "Lên kế hoạch thuế VAT cho các giao dịch xuyên quốc gia," 2011. [5] B. Moossdorff, "Lý thuyết hấp thụ và việc phòng chống việc lợi dụng giảm trừ và miễn thuế," 2012. [6] E. Sutkaitis, "Giao dịch nội địa Liên minh châu Âu và giao dịch chuỗi liên tiếp trong khung điều chỉnh bởi thuê EU VAT," 2012.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuegtgt_npduy_6549.pdf
Luận văn liên quan