Các vấn đề toàn cầu vấn đề cạn kiệt nguồn năng lượng dầu lửa

Chiến tranh dầu lửa hiện nay: Vào thời kì cuối chiến tranh lạnh, Liên Xô đã tìm cách thâm nhập Đông Phi, Yemen và Afghanistan để có thể kiểm soát các con đường dầu mỏ. Điều đó sẽ giúp cho Liên Xô có được nhiều thuận lợi trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Nhưng kết thúc chiến tranh lạnh là sự sụp đổ của nhà nước Xô Viết. Sản xuất của nước Nga sau này chỉ bằng một nửa Liên Xô, nguyên nhân một phần do Nga còn bám riết Tchetchenie. Với nước Nga hiện nay cần phải có thời gian để khôi phục lại sức mạnh. Nga đã có tiếng nói nhất định và đang dần khôi phục được địa vị của một cường quốc trên bản đồ địa chính trị thế giới. Điều này đạt được có đóng góp một phần không nhỏ của các nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt, bởi hiện nay châu Âu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Nga về mặt này.

pdf16 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3093 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các vấn đề toàn cầu vấn đề cạn kiệt nguồn năng lượng dầu lửa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU VẤN ĐỀ CẠN KIỆT NGUỒN NĂNG LƯỢNG DẦU LỬA (Thực trạng và tác động của An ninh năng lượng tới An ninh quốc tế) 2 1. Thế nào là vấn đề toàn cầu? Nếu đã từng xem bộ phim “năm đại họa 2012” chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ những hình ảnh đáng sợ của bộ phim như các vết đứt gãy của vỏ trái đất, các đợt sóng thần, các trận động đất hay cả sự phun trào của núi lửa... đã phá hủy gần như toàn bộ bề mặt vỏ trái đất. Đó là một thảm họa. Tuy nhiên nhờ có sự dự báo trước mà hơn 46 quốc gia trên thế giới đã chung tay cùng nhau xây dựng những chiếc phi thuyền lớn. Đó là cả một công trình vượt sức đối với bất cứ quốc gia nào ngay cả với Mỹ, bởi vì vậy, trước vấn đề chung của toàn cầu đó, rất nhiều nước đã tham gia vào xây dựng. Như vậy ta có thể nói rằng, một vấn đề là vấn đề toàn cầu khi và chỉ khi vấn đề đó xảy ra nhưng cần phải có sự hợp tác của nhiều quốc gia trên thế giới để giải quyết chứ không có bất cứ một quốc gia nào có đủ khả năng để giải quyết vấn đề trên. Về Khái niệm các vấn đề toàn cầu: trong cuốn “Vấn đề toàn cầu với Trung Quốc,” tác giả Doãn Hy Thành giải thích cụ thể: - Thứ nhất, đó là những vấn đề có tính toàn thế giới và tính toàn nhân loại; là những vấn đề tồn tại phổ biến trên phạm vi toàn thế giới và liên quan tới lợi ích cả nhân loại chứ ko phải ở một quốc gia hay một khu vực cục bộ nào đó; - thứ hai, là những vấn đề mà xét về hậu quả của nó là vô cùng nghiêm trọng; không phải là những khó khăn trở ngại thông thường gặp phải trong quá trình phát triển xã hội loài người, mà là những vấn đề trọng đại đe doạ đến sự sinh tồn và phát triển của loài người, quyết định vận mệnh của loài người; - Thứ ba, chính vì có tính toàn thế giới, tính toàn nhân loại, tính nghiêm trọng cao cho nên chỉ có dựa vào sự nỗ lực chung của toàn nhân loại mới có thể giải quyết được chúng. 2. Dầu lửa và tầm quan trọng của Dầu lửa đối với cuộc sống chung của toàn xã hội: a. Sự hình thành Dầu lửa: Các nhà khoa học cho rằng phần lớn lượng dầu mỏ hiện nay được hình thành từ kỷ Jura, khoảng 150 triệu năm trước. Ở kỷ Jura, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc hình thành dầu lửa với nhiều đầm lầy và đại dương, nơi thuận lợi cho các loài động thực vật sinh trưởng. Khi những loài này chết đi, xác của chúng sẽ được phân hủy thành chất hữu cơ. Dần dần các chất này tạo nên những lớp bùn ngăn khí oxy xâm nhập vào lòng đất và điều này khiến thời gian phân hủy xác động vật rút ngắn lại. Dần dần, sự kết hợp của nhiệt độ cao, áp suất lớn cùng với các vi khuẩn kị khí sẽ biến các loài thực vật đã 3 chết thành một chất có màu sáp gọi là kerongen. Sau đó, ở nhiệt độ càng cao, dầu thô và khí ga tự nhiên bắt đầu được hình thành. Hay nói rõ hơn, ở nhiệt độ cao hơn thì sẽ tạo ra khí ga tự nhiên còn ở nhiệt độ thấp hơn thì sẽ tạo ra dầu thô. b. Tầm quan trọng của Dầu lửa: Hiện nay có khá nhiều tài nguyên năng lượng có sẵn trong tự nhiên như: Dầu mỏ, Ánh sáng mặt trời, sức gió, sức nước, than đá... Đó là những nguồn năng lượng gần gũi và có vai trò rất lớn đôi với cuộc sống sinh hoạt của loài người. Nhờ sự sáng tạo và linh hoạt, con người đã biết vận dụng các nguồn năng lượng đó để tạo ra những thứ thiết yếu trong sinh hoạt như dòng điện, than đá, xăng dầu... So với các năng lượng khác thì Dầu lửa và than đá là những loại hình năng lượng không tái tạo và sẽ có thể bị cạn kiệt trong nay mai. Đặc biệt là Dầu lửa. Con người đã khám phá ra dầu lửa từ hàng nghìn năm trước đây. Trong suốt thiên niên kỷ vừa qua, dầu lửa đã được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống: dùng làm nguyên liệu sản xuất các vật liệu không thấm nước, dùng trong y tế, trong xây dựng, và trong chữa trị các vết thương. Đặc biệt, trong chiến tranh, người Ba Tư còn dùng dầu để bôi lên các mũi tên khi bao vây thành Athen năm 480 trước công nguyên. Ngày nay, ngành công nghiệp sản xuất, phân phối, lọc dầu là ngành công nghiệp lớn nhất về mặt doanh thu trên toàn thế giới. Dầu đã có mặt trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Khi nhắc đến dầu người ta thường nghĩ ngay đến gas, loại dầu được dùng để nấu nướng, sưởi ấm ở nhà, và dầu động cơ. Ngoài ra, dầu cũng có nhiều ứng dụng khác. Hầu hết các loại nhựa plastic đều có nguồn gốc từ dầu. Rất nhiều thứ được làm từ nhựa plastic: từ bàn phím máy tính, vỏ bọc máy in, bút, hộp đựng thức ăn, các vật dụng bằng nhựa plastic dùng một lần trong bệnh viện, lốp xe ôtô, tấm thảm lót chân, điện thoại di động, tấm lợp mái nhà… Dầu lửa đều tham gia vào việc sản xuất tất cả các sản phẩm trên, cung cấp hàng hóa tiêu dùng cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Dầu là nhiên liệu cho nhiều loại động cơ như ôtô, máy bay, tàu thủy, tàu hỏa… Hãy cùng tưởng tượng tới một ngày không xa trong tương lai gần, Điều gì sẽ xảy nếu trái đất không còn dầu mỏ? Điều gì sẽ xảy ra nếu huyết mạch của cuộc sống văn minh hiện đại này ngừng chảy? Câu trả lời là nền kinh tế toàn cầu sẽ sụp đổ nhanh chóng. Cuộc sống mà nhân loại từng biết đến sẽ đi đến hồi kết. Tất cả các vật dụng hàng ngày được làm từ dầu mỏ sẽ không được sản xuất nữa. Việc vận chuyển và sản xuất hàng hóa cũng sẽ bị dừng lại. Hàng triệu người sẽ bị mất việc làm. Xu thế phát triển của nhiều 4 ngành khác cũng sẽ đóng băng. Ngành sản xuất thực phẩm cũng sẽ bị đình trệ. Hàng triệu người có nguy cơ chết đói, và khi đó, xã hội mà chúng ta cố gắng tạo dựng bấy lâu sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều tai họa... Bởi vì vậy mà Vấn đề cạn kiệt nguồn năng lượng quan trọng nhất mà chúng ta vẫn thường gọi là “Vàng đen” đã và đang trở thành một mối quan tâm lớn của không riêng một quốc gia nào trên thế giới, mà nó đã trở thành một vấn đề chung của toàn cầu, toàn nhân loại. 3. Thực trạng khai thác và sử dụng: a.Thực trạng phân bố và sử dụng dầu lửa: Dầu lửa ngày nay là nguồn năng lượng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Chính vì vậy, nó đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng toàn cầu. Có tới 2/3 trữ lượng dầu mỏ đã được thẩm định hiện nằm ở khu vực Trung Đông. 82,2% trữ lượng dầu mỏ của thế giới tập trung ở khoảng mười nước: Arab Saudia, Iran, Iraq, Kuwait, Venezuela, Nga, Libi, Kazakstan, Nigieria… 55,8% nguồn cung khí đốt của thế giới tập trung chủ yếu ở 3 nước Nga, Iran, Qatar. Nga chiếm hơn 10% trữ lượng dầu mỏ, 20% trữ lượng than của thế giới, 7% trữ lượng khí thiên nhiên... Với trữ lượng như vậy, hiện Nga đứng đầu thế giới về khí đốt thiên nhiên, đứng thứ hai về dầu mỏ và là nguồn cung cấp than và urani quan trọng cho thế giới. Song theo nghiên cứu của các chuyên gia, khoảng 20-30 năm nữa tài nguyên thiên nhiên ở Nga sẽ chẳng còn lại là bao. Hiện tỷ lệ khai thác dầu của Nga đã vượt quá 60%, việc tìm kiếm những mỏ mới thay thế ngày càng khó, 50 năm qua việc phát hiện những mỏ mới giảm 10 lần. Thời kỳ hoàng kim năng lượng của Nga sẽ nhanh chóng biến mất và đối diện với thời kỳ cạn kiệt tài nguyên. Saudia Arabia, nước chiếm 25% trữ lượng dầu mỏ thế giới và là nước sản xuất và xuất khẩu dầu thô hàng đầu thếâ giới. Saudia Arabia giữ một vai trò chủ chốt trong việc làm thỏa mãn những cơn khát “vàng đen” của thế giới. Dầu mỏ đem lại khoản tiền có số dư tương đương với số dư của Trung Quốc có được từ khoản đầu tư và xuất khẩu. Dầu mỏ và khí đốt là con bài kinh tế quan trọng bậc nhất của khu vực Arab. Ni-giê-ri-a là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi và đứng hàng thứ 6 thế giới. Trữ lượng dầu mỏ đã được phát hiện lên đến 27 tỷ thùng. Trữ lượng khí đốt được khẳng định là 4.007 tỷ m3. Hiện nay, Ni-giê-ri-a xuất khẩu hơn 2,5 triệu thùng/ngày. . Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm, lượng dầu thô bị rò rỉ lên đến 10 nghìn thùng và thường 5 gây ra cháy rừng, làm hư hại đất nông nghiệp, ô nhiễm các dòng sông và bầu khí quyển. Tại vùng châu thổ sông Ni-giê ở miền Nam, nơi sản xuất dầu mỏ và khí thiên nhiên chủ yếu ở quốc gia này. Từ những năm 1970, dầu mỏ đã đem lại sự hưng thịnh và giàu có cho khu vực này. Nhưng người ta đang lo ngại rằng trữ lượng dầu của nước này đang sụt giảm vì phần lớn dầu lửa của Saudia Arabia được khai thác từ một số mỏ dầu khổng lồ nhưng các mỏ này đã được khai thác quá lâu, hơn một nửa thế kỷ qua, và thực tế đang ngày một khó khai thác hơn. Người ta cũng đang lo ngại về thời kỳ hậu dầu mỏ của khu vực này. Tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc tiếp tục chiếm phần lớn mức tăng trưởng tiêu thụ năng lượng toàn cầu và nước này hiện chiếm trên 15% năng lượng sử dụng thế giới. Trên thực tế, Trung Quốc cũng có trữ lượng lớn, tương đương 2% dự trữ của thế giới. Nhưng tốc độ bùng nổ của nền kinh tế cùng với việc dân số ngày càng tăng khiến nhu cầu năng lượng của Trung Quốc “tăng tốc” theo, chiếm hơn 5% lượng tiêu thụ toàn cầu. Năm 2003, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Hiện nay, một phần ba nhu cầu năng lượng của Trung Quốc là phải nhập khẩu và trong tương lai rất gần, tỷ lệ này sẽ lên tới 50%. Thậm chí, theo dự báo của IEA, đến năm 2030, Trung Quốc phải nhập khẩu tới 85% lượng dầu mỏ tiêu thụ, trở thành quốc gia thu mua dầu mỏ lớn nhất thế giới. Ngoài ra, “lỗ đen” hút dầu của thế giới sẽ còn đổ vào Ấn Độ, quốc gia châu Á được dự báo sẽ trở thành con rồng của nền kinh tế công nghiệp toàn cầu. Có thể nói rằng Xăng dầu là một thị trường khá sống động với những mức điều chỉnh giá đến chóng mặt. Theo nguồn tin từ trang báo điện thử baodatviet.vn thì giá xăng dầu đã lên cao chót vót. Giá dầu thô hôm nay(11/01/2010) vọt lên trên 83 USD, đánh dấu mức đỉnh của 15 tháng do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh và USD tiếp tục suy giảm. 6 Trên thị trường New York tính đến 15h30 ngày 11/01/2010, giá dầu giao tháng 2 tăng 92 xu, tương đương 1,1%, chạm mốc 83,67 USD một thùng. Trong khi đó, dầu Brent tại thị trường London có thêm 78 xu, tương ứng với 1%, chạm mốc 82,15 USD một thùng. Trước tình hình như vậy Thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đồng thuận giữ nguyên sản lượng khai thác dầu mỏ do nhu cầu tiêu thụ dầu của các nước phát triển vẫn đang đứng ở mức thấp. Đây là khẳng định của các quan chức Saudi Arabia và các nước thành viên OPEC trước cuộc họp tại Luanda, Angola. OPEC quyết định giữ nguyên sản lượng khai thác dầu. (Ảnh: Biz W) “Hạn ngạch sẽ được duy trì như cũ do chúng hiện khá hợp lý. Không cần thiết phải thay 7 đổi”, Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia, ông Ali al-Naimi nói với báo giới trước khi cuộc họp diễn ra. Giá dầu đã tăng 66% kể từ đầu năm cho tới nay sau khi OPEC quyết định cắt giảm sản lượng vào cuối năm 2008. Quyết định cắt giảm sản lượng khi đó được OPEC đưa ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái và giá dầu lao dốc từ đỉnh cao 145 USD/thùng xuống gần 40 USD/thùng. Trong phiên ngày 22/12/2009, giá dầu trên sàn New York được giao dịch ở mức gần 74 USD/thùng. Theo Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia, Al-Naimi, giá dầu nằm ở mức 70-80 USD/thùng là “lý tưởng nhất” và cho biết thêm Saudi Arabia - thành viên lớn nhất trong OPEC - trong tháng 1 sẽ khai thác và cung cấp số lượng dầu đúng bằng trong tháng này. Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA) hôm 11/12/09 đã nâng dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu trong năm 2010 lên với cơ sở là sự tăng trưởng của các nền kinh tế tại châu Á và Trung Đông. b. Những dự đoán về mộtTương lai thiếu dầu mỏ: Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) mới đây nhận định, 5 nước xuất khẩu dầu mỏ Vùng Vịnh chủ chốt gồm A-rập Xê-út, Cô-oét, các Tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất (UAE), I-ran và I-rắc cần phải bơm tổng cộng 51,8 triệu thùng/ngày vào năm 2030. Tuy nhiên đến thời điểm đó, 5 nước này tối đa cũng chỉ bơm được 38 triệu thùng/ngày. Mặc dù có sự trợ giúp từ các quốc gia xuất khẩu dầu lớn của thế giới như Vê-nê-xu-ê-la hoặc Nga, nhu cầu sử dụng thông thường trong vài chục năm nữa cũng vẫn sẽ thiếu hụt trầm trọng. Không chỉ riêng dầu mỏ; các nguồn cung khí đốt tự nhiên, than và urani có thể bắt đầu suy giảm sau một đến hai thập kỷ nữa. Nếu muốn khai thác được than người ta càng phải đào sâu hơn vào trong lòng đất, càng đào sâu càng ngốn nhiều tiền hơn và càng nguy hiểm hơn. Lấy ví dụ ở Trung Quốc khi công việc khai thác than là một công việc nguy hiểm nhất và than là sản phẩm của máu, nước mắt và sinh mạng của biết bao người thợ mỏ cùng với những gì mà trái đất đã tích góp trong lòng hàng tỷ năm. Điều gì sẽ xảy nếu trái đất không còn dầu mỏ? Điều gì sẽ xảy ra nếu huyết mạch của cuộc sống văn minh hiện đại này ngừng chảy? Câu trả lời là nền kinh tế toàn cầu sẽ sụp đổ nhanh chóng. Cuộc sống mà nhân loại từng biết đến sẽ đi đến hồi kết. Tất cả các vật dụng hàng ngày được làm từ dầu mỏ sẽ không được sản xuất nữa. Việc vận chuyển và sản xuất hàng hóa cũng sẽ bị dừng lại. Hàng triệu người sẽ bị mất việc làm. Xu thế 8 phát triển của nhiều ngành khác cũng sẽ đóng băng. Ngành sản xuất thực phẩm cũng sẽ bị đình trệ. Hàng triệu người có nguy cơ chết đói. Nhưng trước khi nguồn dầu lửa thế giới bị cạn kiệt trong vòng hơn 40 năm tới, nhân loại cần đặc biệt chú ý đến hậu quả của việc này. Khi mà nhu cầu về dầu mỏ vượt quá nguồn cung thì giá của các sản phẩm phụ thuộc vào dầu mỏ như lương thực sẽ tăng giá chưa từng có. Điều này cũng sẽ gây ra hậu quả khôn lường cho nền kinh tế toàn cầu và những người dân có mức thu nhập trung bình. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng nếu con người không chuyển hướng khỏi việc xây dựng một xã hội dựa trên dầu mỏ thì nền kinh tế của chúng ta sẽ sụp đổ. Nhiều nhà khoa học cho rằng điều này có thể sẽ xảy ra chỉ trong bốn năm tới, một số người khác cho rằng có thể nhiều thập kỷ nữa thì điều này mới xảy ra. Tuy nhiên, dù thế nào thì mọi người cũng đều nhất trí cho rằng điều này sẽ xảy ra trong một ngày nào đó. Dầu lửa là một loại nhiên liệu có hạn và không thể tái tạo. Từ khi con người bắt đầu khai thác dầu mỏ, thì nguồn cung đã giảm dần, tỷ lệ sụt giảm nguồn dầu mỏ đang ngày càng tăng lên mỗi năm. Phải mất hàng triệu năm dầu mỏ mới có thể được tạo ra nhưng con người chỉ mất chưa đầy 200 năm để tiêu thụ hết nguồn cung dầu mỏ có trên trái đất. c.Giải Pháp: Trước tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, nhiều quốc gia và các tổ chức liên kết khu vực đã tích cực nghiên cứu, triển khai các giải pháp xử lý cuộc khủng hoảng. Các nhà phân tích cho rằng, các giải pháp gây áp lực buộc OPEC phải tăng sản lượng khai thác dầu để hạ giá dầu chỉ là biện pháp trước mắt chứ không phải là giải pháp gốc. Vì vậy, tất cả các quốc gia đều đi tìm nguồn năng lượng mới, kêu gọi tiết kiệm trong sử dụng xăng dầu, khí đốt, than, điện và giải quyết xung đột ở các điểm nóng.. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có những hạn chế của nó và cần có thời gian cũng như tiền bạc.Hiện nay, con người đang nỗ lực tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế dầu mỏ. Trong số này có thể kể đến một vài giải pháp sau: Nguồn nhiên liệu sinh học , phát triển năng lượng sinh học như sản xuất ê-ta- nôn, dầu diezen từ dầu cọ và lương thực. Năng lượng sinh học được xem như một loại “năng lượng xanh” bởi nó ít thải ra khí các-bon-níc gây hiệu ứng nhà kính, hủy hoại môi 9 trường. Tuy nhiên, giải pháp này đang bị các nhà khoa học, bảo vệ môi trường phản đối. Sản xuất diêzen sinh học sẽ cướp đi một diện tích đất canh tác (hiện nay là 14 triệu ha, chiếm 1%, và sẽ là 3,5% vào năm 2030 diện tích đất canh tác của thế giới, bằng cả diện tích Pháp và Tây Ban Nha cộng lại) sẽ làm làm giảm sản lượng lương thực, trong khi thế giới đang đối mặt với khủng hoảng lương thực. Không thể chấp nhận được tình trạng, trong khi hàng tỉ người trên hành tinh đang ở tình trạng thiếu đói thì hàng triệu tấn lương thực lại được dùng để làm nhiên liệu. Hơn thế nữa, việc phá rừng để trồng cây nguyên liệu (chủ yếu là cọ) sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp về môi trường. Vấn đề phá rừng, trồng cọ ở đảo Bô-rơ-nê-ô (In-đô-nê-xi-a) là một ví dụ điển hình. Việc phá hàng ngàn héc-ta rừng trồng cọ ở đây đã làm thay đổi lưu vực sông, phá hoại môi trường sống của các loài động vật, tạo ra những đợt khói dày đặc kéo dài hàng tháng, lan toả hàng trăm km, bao phủ cả Đông Nam Á. Một nghiên cứu được đưa ra trước hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã xếp In-đô-nê-xi-a là ước có lượng khí thải các-bon-níc nhiều thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Chính vì vậy mà vào tháng 10 năm 2006, Ủy ban Nghị viện châu Âu kiến nghị Liên minh châu Âu (EU) cấm tất cả nhiên liệu sinh học làm từ dầu cọ. Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường quốc tế đã ngăn chặn được một dự án trồng cây cọ làm nguyên liệu sản xuất dầu diêzen sinh học lớn nhất thế giới tại In-đô- nê-xi-a trị giá 8 tỉ USD. Các loại pin bằng khí hydro có thể cung cấp nguồn nhiên liệu sạch và có thể tái tạo, song công nghệ tạo ra nó lại rất đắt đỏ và còn một số điểm bất cập. Nguồn năng lượng Tái sinh: Năng lượng mặt trời và năng lượng gió sạch và rẻ nhưng lại không đủ để có thể đáp ứng nhu cầu của con người như dầu mỏ. cũng được các quốc gia hướng tới. Hiện có ít nhất 45 quốc gia đang sử dụng loại năng lượng này, 60 nước có chương trình quốc gia phát triển năng lượng tái sinh, 19 nước khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời để thắp sáng và sưởi ấm. Theo ước tính, đến năm 2010, các nước muốn thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào nguyên liệu hoá thạch sẽ nhận được 30% sản lượng điện từ năng lượng tái sinh. Ở một số nước, tỷ lệ này sẽ cao hơn tỷ lệ trung bình của thế giới như Áo (từ 75-80%), Thụy Điển (dự kiến 60%), Lát-vi-a (49%)… Tuy nhiên, năng lược tái sinh có khá nhiều nhược điểm. Ví dụ, nguồn nước trên thế giới ngày một khan hiếm nên không thể phát triển thuỷ điện, các công trình thuỷ điện lớn có thể gây ra những biến đổi về địa chất, gây ra những thảm họa thiên tai khó lường (đập Tam Hiệp của Trung Quốc là một ví dụ điển hình); năng lượng gió và năng lượng mặt trời lại 10 bị phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết và chế độ gió, số giờ nắng vốn hết sức thất thường, không phải ở đâu cũng sản xuất được điện từ gió và nắng. Năng lượng hạt nhân thì sạch và tiện dụng nhưng nhiều lò phản ứng hạt nhân hiện đang được sử dụng trên toàn thế giới có thể gây ra thảm họa hạt nhân. Nguy hiểm hơn, nó có thể là phương tiện tiếp tay cho bọn khủng bố. đến nay đã có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ (dân số gần 4 tỉ người) có nhà máy điện hạt nhân với 441 tổ máy, công suất đạt 367.197 MW, cung cấp 16,4% sản lượng điện toàn cầu. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), tổng thời gian vận hành tích luỹ của các tổ máy điện hạt nhân trên thế giới đạt tới 12.000 năm. Ở nhiều nước, năng lượng điện nguyên tử giữ vai trò chủ chốt trong chiến lược an ninh năng lượng. Ở Pháp, điện nguyên tử cung cấp 80% tổng nhu cầu điện năng quốc gia; ở Hàn Quốc con số này là 46% (tính đến 2005); Nhật Bản và Mỹ: 25%, Nga: 16%… Tuy nhiên, năng lượng hạt nhân có nhược điểm là thiếu sự an toàn (đã xảy ra sự cố xảy ra ở Mỹ, Nga, Nhật Bản), nguy cơ bị chủ nghĩa khủng bố quốc tế đánh cắp, bị lợi dụng sản xuất vũ khí hạt nhân, và không phải quốc gia nào cũng có đủ tài chính và công nghệ để xây dựng và vận hành nhà máy điện nguyên tử. Mặc dù các nguồn năng lượng này đều có thể giúp con người thoát khỏi việc phụ thuộc vào dầu mỏ nhưng hầu hết mọi người đều nhất trí rằng chẳng có nguồn năng lượng nào hoàn toàn có thể thay thế được nó. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đẩy thế giới tới trước bờ vực thiếu hụt dầu mỏ chính là tốc độ tăng mạnh của nhu cầu tiêu thụ. Chính vì vậy tiết kiệm năng lượng cũng là một giải pháp được các gia ưu tiên, điển hình là ở Nhật Bản. Tuy tiết kiệm là một ưu tiên hàng đầu, nhưng nó không thể làm giảm được nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một tăng của thế giới. Người ta vẫn phải tìm ra loại năng lượng khác để thay thế dầu lửa, than đá, khí đốt mà không gây ra những hậu quả về môi trường và an ninh. Câu trả lời vẫn còn ở phía trước. Tại việt nam, trả lời phỏng vấn của báo chí, vụ trưởng vụ năng lượng Bộ công thương – Ông Nguyễn xuân Dĩnh đã nêu ra một số giải pháp đối mặt với vấn đề cạn kiệt nguồn năng lượng trong tương lai. “Việt Nam đang tìm kiếm nguồn năng lượng mới và chú trọng hơn đến các loại hình nhiên liệu tái tạo, chẳng hạn như điện nguyên tử, khai thác năng lượng từ nguồn nhiên liệu Bio diesel, Bio Itanon… đồng thời tìm thêm nguồn cung cấp dầu khí. 11 Tuy nhiên, để trồng được cây nguyên liệu làm ra Bio diesel, Bio Itanon, diện tích đất nông nghiệp sẽ phải co lại. Nếu VN theo hướng này lại đụng chạm nghiêm trọng đến vấn đề đất nông nghiệp, đụng đến an ninh lương thực.Thời điểm này, vấn đề an ninh lương thực và an ninh năng lượng đang có xung đột. Vì vậy Việt Nam buộc phải lựa chọn giữa bình ổn an ninh lương thực và an ninh năng lượng. Vì vậy, nếu chúng ta lựa chọn không tốt, có thể hôm nay sẽ kiếm được lợi nhuận nhưng phải trả giá trong tương lai. Điều này mang tính chất toàn cầu chứ không riêng Việt Nam.Để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng, bảo đảm an ninh lương thực, không nhất thiết sử dụng quỹ đất ít ỏi trong nước để phát triển cây nguyên liệu làm ra Bio diesel, Bio Itanon, ta cần phát triển ra nước ngoài. Ta có thể thuê đất ở châu Phi, châu Mỹ La Tinh trồng cây nguyên liệu, chuyển về VN. Vấn đề ở chỗ chúng ta phải thiết lập được mối quan hệ hữu hảo với những quốc gia có điều kiện về đất để thúc đẩy quá trình hợp tác nông nghiệp, phát triển nhiên liệu năng lượng.” 4. Sự tác động của An ninh năng lượng tới an ninh thế giới: Năng lượng, đã từ lâu, cho đến nay và cho mai sau luôn là động lực cho phát triển của xã hội nhân loại. “Lửa” đã đưa con người tiến lên từ thời kỳ đồ đá đến kỷ nguyên vũ trụ. Chính nó cũng là những nguyên nhân gây ra tranh giành quyền lực của các thế lực trong xã hội loài người.Trữ lượng năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt, nhu cầu về nó càng cao, nên vấn đề an ninh năng lượng càng trở nên cấp bách. Các cuộc khủng hoảng chính trị đã đẩy giá dầu lên cao, ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế thế giới, đồng thời kéo theo những mối quan hệ căng thẳng giữa các nước sản xuất dầu mỏ với các nước nhập dầu mỏ, giữa các nước nhập dầu mỏ chính với nhau, đã sinh ra những cuộc xung đột vũ trang mất an ninh khu vực và dễ bùng nổ hiểm hoạ lan rộng trên toàn thế giới. Từ đầu thế kỉ 20, dầu lửa đã trở thành lá bài chiến lược trong chính sách của rất nhiều quốc gia. a. Dầu lửa trong chiến tranh thế giới thứ 2: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, 3 cường quốc Châu Âu đã bị đặt ra ngoài cuộc đua là Đức, Nga và Áo Hung. Do đó, Vương quốc Anh và Pháp là hai quốc gia giành được quyền kiểm soát các mỏ dầu của khu vực Trung Đông. Các hiệp định Sykes-Picot phân chia ảnh hưởng và quyền khai thác khu vực giữa vịnh Persique, Viễn Đông của Sinai và nam Anatolie, vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Thổ Nhĩ Kì. 12 b. Chiến tranh lạnh và dầu lửa : Thế chiến 2 đã cho thấy tầm quan trọng của dầu lửa. Chính nhờ kiểm soát nguồn dầu lửa mà quân đồng minh có ưu thế giành chiến thắng. Sau năm 1946, hai siêu cường thế giới – Mỹ và Liên Xô - bắt đầu tìm cách sở hữu nguồn tài nguyên giàu có này. Iran, nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới đã được Liên Xô giúp đỡ và thành lập một công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ; Liên Xô chiếm 51 % tổng vốn. Tuy nhiên, Mỹ và Anh đã can thiệp, tổ chức các cuộc nổi dậy dẫn đến việc hiệp định bị huỷ bỏ. Năm 1951, Dr Mossadegh tác động vào Nghị viện nhất trí bỏ phiếu thông qua việc quốc hữu hoá tài sản của Anglo-Iranian. c.Các cuộc chiến của OPEC: Trong 10 năm đầu tiên, đó là thời gian đấu tranh giữa OPEC và các công ty dầu lửa. OPEC muốn ổn định mức giá niêm yết và tăng khoản hoàn trả định kì của các công ty và tiền thuế. Để thực hiện điều này, OPEC đã gia tăng kiểm soát các mỏ dầu của mình và chỉ cho phép các nước sản xuất dầu khai thác trực tiếp. Các công ty đã phải chấp nhận tăng giá và xem xét lại giá cả theo quy luật thị trường quốc tế sau khi Hiệp định Teheran và Tripoli được kí (tháng 2 và tháng 4 năm 1971). Đi xa hơn, OPEC cố gắng giành lại cho các nước thành viên quyền sở hữu đầy đủ các nguồn dầu mỏ. 13 Tháng 2/1971, Houari ra quyết định Algerie phải chiếm phần lớn trong các công ty dầu lửa của Pháp hoạt động ở Algerie, đồng thời, các đường ống dẫn dầu và mỏ khai thác dầu được tuyên bố thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Chính quyền Bagdad cũng tiếp bước khi tiến hành quốc hữu hoá Iraq Petroleum, và Kadhafi cũng tuyên bố nhà nước Lybie trở thành chủ sở hữu 51 % các doanh nghiệp hoạt động ở Lybie. Ở các nước mà giới doanh nghiệp còn cố “gỡ gạc” quyền lợi cho mình, các hợp đồng khai thác cũng được kí kết lại theo hình thức khác. Và như vậy, các công ty nước ngoài chỉ tham gia khai thác theo hình thức công ty liên doanh giữa nhà nước và công ty theo % sở hữu. Đây thực sự là một quá trình phi thực dân hoá nguồn dầu mỏ. Arập tuyên bố cấm vận với Mỹ, người luôn ủng hộ cho Israel. Biện pháp cấm vận cũng nhanh chóng được áp dụng đối với Hà Lan, Bồ Đào Nha, Rhodesie và Nam Phi. Cuộc chiến Kippour đã tạo cơ hội cho các nước thành viên OPEC quan trọng hoá vấn đề năng lượng và đã đạt được mục tiêu tăng giá và lật đổ các công ty dầu lửa lớn. Như vậy, khủng hoảng kinh tế đã xảy ra và các quyết định của OPEC càng thúc đẩy tiến trình đó, đồng thời cũng càng ngày càng có ảnh hưởng đến toàn thế giới. Nhưng Mỹ, tuy bị ảnh hưởng bởi cấm vận kéo dài đến năm 1974, lại không bị tác động nhiều. Các nước OPEC vẫn không thể kiểm soát được điểm cập bến của các tàu chở dầu. Cuộc khủng hoảng năng lượng lần thứ 2 (sau chiến tranh Iran – Irak) đã khiến cho nhiều nước muốn ổn định giá cả và kìm hãm sự cạn kiệt các nguồn dầu mỏ trên thế giới. Câu lạc bộ Roma, vào năm 1972, đã cảnh báo nguy cơ khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu nếu chỉ dựa hoàn toàn vào dầu lửa. 14 Như vậy, sau hai cuộc khủng hoảng năng lượng liên quan đến dầu mỏ, người ta mới nghĩ đến việc cần phải hãm lại việc khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên dầu mỏ trên thế giới. Đồng thời, các quốc gia cũng phải phát triển và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Pháp hiện này đã dựa chủ yếu vào nguồn năng lượng hạt nhân. Ở biển Bắc, Mêxicô, Angola, Alaska, nhiều mỏ dầu mới cũng bắt đầu đi vào khai thác. Nếu như vậy thì OPEC cũng khó có thể gây ảnh hưởng nhiều và Mỹ sẽ vẫn giành chiến thắng trong cuộc chiến dầu lửa. d. Chiến tranh dầu lửa hiện nay: Vào thời kì cuối chiến tranh lạnh, Liên Xô đã tìm cách thâm nhập Đông Phi, Yemen và Afghanistan để có thể kiểm soát các con đường dầu mỏ. Điều đó sẽ giúp cho Liên Xô có được nhiều thuận lợi trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Nhưng kết thúc chiến tranh lạnh là sự sụp đổ của nhà nước Xô Viết. Sản xuất của nước Nga sau này chỉ bằng một nửa Liên Xô, nguyên nhân một phần do Nga còn bám riết Tchetchenie. Với nước Nga hiện nay cần phải có thời gian để khôi phục lại sức mạnh. Nga đã có tiếng nói nhất định và đang dần khôi phục được địa vị của một cường quốc trên bản đồ địa chính trị thế giới. Điều này đạt được có đóng góp một phần không nhỏ của các nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt, bởi hiện nay châu Âu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Nga về mặt này. Trung Quốc là một nước đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng luôn ở mức trên 11 %, nhưng cũng mới chỉ là đối thủ tiềm tàng của Mỹ trong tương lai. Để đảm bảo cho sự phát triển của mình, Trung Quốc hiện đang khát dầu hơn bao giờ hết. Còn Châu Âu, đây là cường quốc về kinh tế nhưng lại thấp kém về mặt quân sự. Chính trong bối cảnh thế giới như vậy mà Mỹ đã muốn áp đặt sự thống trị của mình, nhân danh tự do, dân chủ và nhân quyền, mà che giấu sau đó là những âm mưu, toan tính cho những lợi ích riêng của mình. Mỹ luôn muốn xây dựng một thế giới đơn cực, và mục tiêu trước hết để đạt được điều đó là phải nắm giữ những vị trí chiến lược quan trọng cùng các mỏ dầu lớn của thế giới. 5. Kết luận: Có thể nói, Nguồn tài nguyên là của cải vô giá mà trái đất hàng tỷ năm tích lũy được nhưng nó không phải là vô tận. Nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt, sớm hay muộn, điều đó chỉ còn là thời gian và phụ thuộc vào con người. Sự xung đột để tranh giành đã, đang 15 và sẽ tiếp diễn khốc liệt. Đó là những vấn đề cấp bách đòi hỏi sự quan tâm của rất nhiều những cá thể con người, cá thể của mỗi quốc gia, và từ đó cần có những chiến lược, những chính sách hợp tác nhất định để cùng nhau đi đến một quan điểm chung đối với giải pháp cho sự cạn kiệt dần của nguồn tài nguyên không tái tạo này. 16 DANH SÁCH NHÓM 4 1. Sùng văn Thắng – G34 2. Đào thị Hồng – G34 3. Triệu thị Thủy – G34 4. Hà hoài Thanh – G34 5. Sùng a Cu – G34 6. Que Tuborld – K34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Vấn đề toàn cầu với Trung Quốc” tác giả Doãn Hy Thành 2. baodatviet.vn 3. tapchicongsan.org.vn 4. ....

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_4_nang_luong_5939.pdf
Luận văn liên quan