Ngoài các tiêu chí khác làm hài lòng khách hàng, thì giá cả của một phần
cơm là một tiêu chí cạnh tranh. Với kết quả tổng hợp khảo sát trên, nhất thiết quan
trọng đối với các quán cơm hiện nay và những người có ý định mở các quán cơm
văn phòng. Chúng ta cần nghiên cứu bài toán kinh tế, chi phí để làm sao đáp ứng
tốt nhất các nhu cầu của NVVP bên cạnh giá cả hợp lý với đa số NVVP đã chọn.
Ngoài ra, một số bộ phận NVVP ngại đi ra ngoài vào lúc giữa trưa, các quán
cơm văn phòng cần nghiên cứu thêm dịch vụ Cơm văn phòng tại nơi làm việc,
bằng cách gọi điện đặt món và nhân viên quán mang đến nơi.
20 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3090 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn quán cơm của nhân viên văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN QUÁN CƠM
CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GV GIẢNG DẠY:
NGUYỄN PHƯƠNG NAM
SV THỰC HIỆN:
1.LÊ NGỌC THIỆN
2.PHẠM TRẦN ANH VŨ
3.LÊ VĨNH KHIÊM
4.LẦM A TẮC
5.NGUYỄN ĐỨC MINH
6.NGUYỄN TRUNG HIẾU
7.NGUYỄN ĐỨC TRUNG
8.TRẦN HOÀI AN
9.TRẦN BÁ LÂM
2
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, hầu hết các công ty đều có thời gian cho việc nghỉ trưa rất ít,
khoảng 1 tiếng đồng hồ. Do đó, hầu hết các nhân viên văn phòng đều ăn trưa và
nghỉ ngơi tại Công ty. Tùy theo thu nhập bình quân hàng tháng, tình trạng hôn
nhân, giới tính… của mỗi cá nhân mà họ có những quyết định lựa chọn quán cơm
trưa cho phù hợp với mình như: Chọn quán bình dân, sang trọng, gần hoặc xa
công ty hay gọi cơm qua điện thoại/interner hoặc cũng có thể tự mang cơm đến
văn phòng…Mục tiêu chung nhất của họ đều là làm sao đảm bảo được một bữa
trưa vừa sạch sẽ, vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể với
giá cả phù hợp và quỹ thời gian nghỉ trưa hạn hẹp đó.
Như ta đã biết, xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn, thu nhập của
người dân ngày càng tăng do đó các nhu cầu về dịch vụ, ăn uống, giải trí ngày
càng cao và đòi hỏi chất lượng ngày một tốt hơn. Đặc biệt, hiện nay vấn đề vệ
sinh, an toàn thực phẩm, ngày càng được người dân, đặc biệt là giới nhân viên văn
phòng quan tâm, với một quỹ thời gian có giới hạn và một khoản chi phí vừa phải
dành cho bữa trưa, để tìm được một quán cơm trưa phù hợp cũng là một vấn đề
nan giải hiện nay.
Hiện nay cũng đã có rất nhiều quán cơm trưa với quy mô và cung cách phục
vụ cũng khác nhau dành cho giới nhân viên văn phòng như: quán cơm truyền
thống, quán cơm tự phát với quy mô gia đình, hay các quán cafe, nhà hàng chuyển
qua kinh doanh thêm cơm văn phòng nhằm đáp ứng nhu cầu khá lớn của cơm văn
phòng nên chất lượng phục vụ và dịch vụ đôi khi vẫn chưa phù hợp và đáp ứng
đúng nhu cầu của giới văn phòng.
Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tiêu chí lựa
chọn quán cơm trưa của nhân viên văn phòng tại các khu trung tâm TP.HCM”
nhằm nghiên cứu các tiêu chí lựa chọn quán cơm của giới văn phòng, đánh giá của
họ về chất lượng phục vụ và dịch vụ của các quán cơm hiện nay từ đó nắm bắt
được các nhu cầu và yêu cầu của họ về cơm văn phòng để có thể đưa ra mô hình
kinh doanh hay thiết kế các quán cơm phù hợp có thể đáp ứng được nhu cầu của
giới văn phòng hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán cơm của nhân viên văn
phòng ở TP.HCM.
- Đánh giá mức độ hài lòng của NVVP đối với các quán cơm hiện nay.
- Thiết kế mô hình kinh doanh, quán ăn phù hợp nhằm đáp ứng được nhu cầu
hiện tại của NVVP về quán cơm trưa.
3
2.1 Phạm vi và giới hạn
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nhân viên văn phòng và các quán cơm ở
khu vực Trung tâm TP.HCM như: Quận 1, 3, 5, 10.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
- Các nhân viên đang làm việc tại các tòa nhà, các văn phòng Công ty ở khu
vực trung tâm TP.HCM.
- Các quán ăn đang hoạt động trên địa bàn khu vực Trung tâm TP.HCM như:
Quận 1, 3, 5, 10.
2.3 Cơ sở lý thuyết
2.3.1. Một số định nghĩa.
- “Hữu Dụng (Utility) được định nghĩa là mức thỏa mãn hoặc hài lòng đi
cùng với những sự lựa chọn thay thế”1
2.3.2. Cơ sở lý thuyết.
Đề tài này dựa trên các cơ sở lý luận của các lý thuyết và mô hình nghiên cứu
như sau:
2.3.2.1 Mô hình hành vi của người tiêu dùng.
Theo Philip Kotler, nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng là nhiệm vụ
khá quan trọng có ảnh hưởng rất lớn trong quy trình các quyết định về tiếp thị của
các doanh nghiệp.
Đầu vào
Đầu ra
Các yếu tố bên ngoài Các yếu tố bên trong
Quyết định của người
mua
Tác nhân
tiếp thị
Tác nhân
khác
Đặc điểm
người
mua
Quá trình quyết
định mua Lựa chọn sản phẩm
Sản phẩm Kinh tế
Văn hóa
Nhận thức vấn
đề Lựa chọn nhãn hiệu
Giá
Công
nghệ Xã hội
Tìm kiếm thông
tin Lựa chọn đại lý
Địa điểm Chính trị Cá nhân Quyết định Định thời gian mua
1
4
Chiêu thị Văn hóa Tâm lý Mua sắm Định số lượng mua
Hình 1 Mô hình hành vi của người mua (Philip Kotler, 2005)
2.3.2.2: Mô hình các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng:
Hình 2 Mô hình các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
2.3.2.3 Lý thuyết lựa chọn.
Lý thuyết lựa chọn kinh tế dựa trên khái niệm Hữu Dụng. Theo John Kane và
các nhà kinh tế cho là “khi các cá nhân đối mặt với một sự lựa chọn những hàng
hóa thay thế khả dĩ, họ luôn lựa chọn hàng hóa thay thế mang lại mức Hữu Dụng
lớn nhất”2.
2.4 Thiết kế nghiên cứu
2.4.1. Kế hoạch nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích thăm dò đối tượng khảo sát để đáp ứng
mục tiêu nghiên cứu là khảo sát các tiêu chí ưu tiên lựa chọn quán cơm trưa của
nhân viên văn phòng.
Trưởng nhóm dự án sẽ lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ để khảo sát và
đáp ứng được kế hoạch nghiên cứu sau đây:
2
Quyết định
mua hàng
Nhóm các
yếu tố môi
trường
Nhóm các
yếu tố
cá nhân
Nhóm các
yếu tố
tâm lý
5
Bước 1: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn quán cơm trưa của
nhân viên.
Bước 2: Điều tra, khảo sát các thông tin của một số quán cơm trưa hiện tại.
Điều tra chi tiết số lượng, vị trí, chất lượng và giá bình quân của các quán
cơm hiện nay. Đánh giá số liệu điều tra.
Bước 3: Thiết kế Bảng câu hỏi (BCH) khảo sát, sơ đồ lấy mẫu, kế hoạch
nhân lực phục vụ cho quá trình khảo sát, đào tạo các Phỏng vấn viên (PVV)
về hình thức PV, cách đặt câu hỏi.
Bước 4: Thiết kế công cụ đo lường.
Bước 5: Tiến hành khảo sát thực tế và thu thập số liệu.
Bước 6: Phân tích và xử lý số liệu.
Bước 7: Kết luận để đưa ra mô hình quán cơm văn phòng phù hợp và đáp
ứng được những tiêu chí ưu tiên lựa chọn của Nhân viên văn phòng nói
chung.
Để có thể đánh giá chính xác và đầy đủ những tiêu chí lựa chọn quán cơm
của nhân viên văn phòng (biến Y) ở bước 1, ta căn cứ vào những giả thiết sau:
- Chất lượng dịch vụ:
Giá cả phù hợp
Vệ sinh, an toàn
Chế biến hợp khẩu vị
- Giá trị dịch vụ:
Sự tiện lợi (địa điểm, các dịch vụ kèm theo như giữ xe, giữ nón
bảo hiểm... đáng tin)
Sự đặc trưng (Món ăn Bắc, Trung, Nam, Tàu…)
Cách thức phục vụ
Trình bày đẹp, bắt mắt
Sự phong phú, mới lạ của món ăn
Không gian và môi trường xung quanh (môi trường thoáng mát
theo kiểu vườn, nhà hộp máy lạnh hay nhà cổ, nhà 3 gian…)
Dịch vụ khác hoặc kết hợp (mang cơm tận nơi, đọc sách, chơi cờ,
…)
- Giá trị vô hình:
Thương hiệu (đối với những quán ăn đã có sẵn)
Mức độ phổ biến (nhiều chi nhánh...)
6
Tên quán (dễ nhớ, ấn tượng...)
2.4.2 Cấu trúc nghiên cứu:
Cấu trúc nghiên cứu thể hiện theo sơ đồ:
7
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.3.1 Thu thập dự liệu thứ cấp:
Từ các nguồn sau:
- Các nghiên cứu trước đây.
- Các số liệu thống kê về số lượng nhân viên làm việc trên địa bàn qua Cục
Thống Kê, Sở Lao Động Và Thương Binh Xã Hội…
- Số lượng các quán cơm, nhà hàng trên địa bàn.
- Các báo, tạp chí chuyên về phê bình ẩm thực.
- Các nhận xét của cộng đồng trên Internet.
Giá trị
vô hình
Chất
lượng
dịch vụ
Giá trị
dịch vụ
Nhân viên
văn phòng
(đối tượng
khảo sát)
Mô hình cơm
trưa văn
phòng
(cần xây
dựng)
Quyết định
CHỌN
ĐÁP ỨNG
QUÁ TRÌNH
NGHIÊN CỨU
8
- Từ Website: Nghiên cứu thị hiếu khách hàng của Phở 24h; Bảng giá cơm
trưa VP và các loại món ăn (
phong-ngon-bo-re.html); Báo Doanh nhân điện tử...
2.4.3.2 Thu thập dự liệu sơ cấp:
Công cụ: Bảng câu hỏi (xem phụ lục).
Lập bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ.
Tiến hành phỏng vấn thử 30-40 mẫu để kiểm tra đánh giá lại nội dung
bảng câu hỏi, loại bỏ các câu hỏi không cần thiết, bổ sung thêm nội dung
các câu hỏi còn thiếu hay ý chưa đạt.
Chỉnh sửa thành bảng câu hỏi hoàn chỉnh để khảo sát chính thức.
Hình thức:
Phỏng vấn trực tiếp theo BCH.
Đào tạo các Phỏng vấn viên (PVV) về hình thức PV, cách đặt câu hỏi.
Phân loại đối tượng khảo sát để xác định đối tượng mục tiêu, phân phối
mẫu khảo sát và hình thức thu thập:
Theo nghề nghiệp và hình thức công việc.
Theo độ tuổi, giới tính.
Theo thu nhập.
Theo mức độ thường xuyên, thỉnh thoảng , hiếm khi, ...
Theo khu vực.
Thang đo: Sử dụng thang đo xếp loại (Rating scales) để đánh giá mức độ
ưu tiên lựa chọn của đối tượng khảo sát.
Cỡ mẫu: 300 mẫu (dựa theo bảng câu hỏi, một tiêu chí lựa chọn của từng
câu hỏi phỏng vấn, ít nhất 30 mẫu).
Thời gian và địa điểm phỏng vấn: Thời gian phỏng vấn trong khoảng 1-2
tuần, tại các quán cơm, tại văn phòng công ty, quán cà phê…v.v.
9
3.1 Công cụ đo lường:
Đề tài rất dễ dàng được áp dụng trong thực tế ngày nay, nhất là các quận
trong nội thành. Đề tài thuộc vấn đề nghiên cứu thị trường phức tạp nên sử dụng
nhiều loại thang đo để có kết quả đánh giá đúng.
Sử dụng thang đo đánh giá chỉ một lựa chọn để chọn lọc và phân loại các
đối tượng khảo sát:
Để chọn lọc đối tượng: câu 1 và câu 5.
Để phân loại đối tượng: câu 2 và câu 6.
Để chọn lọc và phân loại: câu 3, câu 4 và câu 11.
Sử dụng thang đo Likert 11 mức (mức 0 là “không hài lòng tí nào” đến mức
10 là “hoàn toàn hiện tại hài lòng”) để đánh giá mức độ hài lòng của đối tượng
khảo sát đối với các quán ăn hiện tại: câu 8.
Sử dụng thang đo xếp hạng để đánh giá những tiêu chí quan trọng nhất mà
đối tượng khảo sát đánh giá, từ đó đưa ra những lĩnh vực đầu tư ưu tiên (bởi vì
không thể đủ tiềm năng để đầu tư dàn trải với tất các tiêu chí): câu 10.
Ngoài ra, Bảng câu hỏi còn có các câu hỏi mở để đối tượng khảo sát có thể
bổ sung thêm ngoài các nội dung đã được liệt kê: câu 9, câu 11.
3.2 Tổng hợp và Phân tích kết quả:
Dùng phần mềm SPSS để thống kê và phân tích số liệu.
Tổng số phiếu phỏng vấn thu thập được: ….. (phiếu).
Bảng tổng hợp kết quả, dựa trên một số câu hỏi phân loại đầu cuộc phỏng
vấn. Số lượng và kết quả phỏng vấn sau dành cho Nhân viên văn phòng, đã và
đang ăn cơm văn phòng.
Bảng 4.1 Tổng hợp thông tin đối tượng điều tra
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính (% )
1 Giới tính
10
Nam ……
Nữ ……
2 Độ tuổi
- Dưới 22 Không PV tiếp
- Từ 22 – 35 ……
- Từ 35 – 50 ……
- Trên 50 tuổi Không PV tiếp
4 Mức thu nhập
- Dưới 3,0 triệu đồng Không PV tiếp
- Từ 3,0 – 7,0 triệu ……
- Từ 7,0 – 15,0 triệu ……
- Trên 15,0 triệu ……
5 Mức độ ăn cơm văn phòng
- Không Không PV tiếp
- Hiếm khi (< 4 lần/tháng) Không PV tiếp
- Thỉnh thoảng (4-8 lần/tháng) ……
- Thường xuyên (>8 lần/tháng) ……
6 Mức giá cho cơm trưa
- Dưới 15.000 đồng ……
- Từ 15.000 – 20.000 đồng ……
- Từ 20.000 – 25.000 đồng ……
- Từ 25.000 – 30.000 đồng ……
- Trên 30.000 đồng ……
7
Số người cùng dùng cơm
chung bàn
- Từ 1-2 người ……
- Từ 3-5 người ……
- Trên 5 người ……
Thông qua bảng kết quả trên, chúng ta có đánh giá sơ bộ về Nhân viên văn
phòng ở các tiêu chí như: giới tính, độ tuổi, thu nhập, xem xét tỉ lệ phần trăm số
11
người có nhu cầu ăn cơm Văn phòng trong tổng số những người khảo sát. Để từ
đó đánh giá thực sự về nhu cầu và mức độ phổ biến của các quán cơm văn phòng
hiện nay.
Một tiêu chí quan trọng trong bảng tổng hợp trên là giá cả của một xuất cơm.
Đây là tiêu chí quan trọng, để NVVP lựa chọn giữa các quán cơm và cũng để xem
xét mức giá nào là hợp lý, chấp nhận được đối với đa số lực lượng NVVP nói
chung.
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát phỏng vấn cũng cho chúng ta đánh giá khá
chính xác nhóm người (người quen, đồng nghiệp …) cùng đi dùng cơm chung,
cùng ngồi chung bàn, để bố trí không gian, vị trí chỗ ngồi và phong cách….
12
3.3 Mức độ hài lòng của NVVP đối với các quán cơm VP hiện nay:
Dựa vào các giả thiết về chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ, giá trị vô hình
của một quán cơm văn phòng để đưa ra các tiêu chí nhằm đánh giá mức độ hài
lòng của NVVP. Các tiêu chí được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.2: Mức độ hài lòng của NVVP đối với các quán cơm VP
Tiêu chí
Phần trăm số người chọn
Hòan toàn
không hài
lòng
Ít
hài lòng
Bình
thường
Hài lòng
Hoàn toàn
hài lòng
Khẩu vị các món ăn
Số lượng các món ăn để lựa chọn
Không gian đẹp, sang trọng, lịch sự
Địa điểm thuận lợi
Chất lượng ổn định
Chế biến an toàn vệ sinh
Thời gian phục vụ
Thái độ phục vụ
Giá cả phải chăng
Dịch vụ phụ (giữ xe, báo chí, wifi...)
Mức hài lòng của anh/chị đối với quán ăn hiện tại
Từ bảng tổng kết quả, có nhận xét sơ bộ về mức độ hài lòng của NVVP.
Xem xét đánh giá những nhu cầu mong muốn và thái độ của NVVP về các tiêu chí
đưa ra:
+ Những tiêu chí nào mà khách hàng thực sự quan tâm để chúng ta tập trung
phát triển các quán cơm theo nhu cầu và sở thích của khách hàng nhằm nâng cao
chất lượng phục vụ và thu hút thêm nhiều khách hàng.
+ Những tiêu chí nào mà mức độ quan tâm của khách hàng dưới mức trung
bình để chúng ta đưa ra các giải pháp cải thiện ngày càng tốt hơn.
Bên cạnh những đánh giá về các tiêu chí nêu trên, chúng ta cần quan tâm đến
những góp ý của khách hàng đối với những tiêu chí trên, mà mức độ của họ dưới
mức trung bình (dưới 5). Họ thực sự quan tâm đến những tiêu chí nào, để chúng ta
tập trung phát triển các quán cơm theo nhu cầu và sở thích của khách hàng.
Phân tích tập trung từng tiêu chí riêng:
Khẩu vị các món ăn
13
Số lượng các món ăn để lựa chọn
Không gian đẹp, sang trọng, lịch sự
Chất lượng ổn định
Địa điểm thuận lợi
Chế biến an toàn vệ sinh
Thời gian phục vụ
Thái độ phục vụ
Giá cả phải chăng
Dịch vụ phụ (giữ xe, báo chí, wifi,....)
Mức hài lòng của anh/chị đối với quán ăn hiện tại
3.4 Một số yêu cầu của NVVP đối với các quán cơm VP:
Với các tiêu chí có sẳn, khảo sát đánh giá đến cấp độ quan trọng, nhu cầu
thực sự của NVVP đối với một quán cơm.
Bảng 4.3 Bảng kết quả sắp xếp các tiêu chí quan trọng nhất
Thứ tự Tiêu chí
Mức độ quan trọng
(nhất, nhì, ba, tư và
năm)
1 Khẩu vị các món ăn
2 Số lượng các món ăn để lựa chọn
3 Không gian đẹp, sang trọng, lịch sự
4 Chất lượng ổn định
5 Địa điểm thuận lợi
6 Chế biến an toàn vệ sinh
7 Thái độ phục vụ
8 Giá cả phải chăng
9 Thương hiệu
10 Người quen giới thiệu
11 Được quảng cáo nhiều trên các phương tiện truyền
thông
12 (Khác).....................................................................
Tất cả các quán cơm hiện nay, đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó về các
tiêu chí: Địa điểm quán cơm, không gian, giá cả, các món ăn, chất lượng món ăn,
14
thương hiệu.…. Từ kết quả khảo sát trên, chúng ta đánh giá sự cần thiết của các
tiêu chí, kết hợp với nguồn lực, sự thuận lợi mà ta đang có, để lựa chọn các tiêu
chí phù hợp nhất, các tiêu chí theo số đông để mở các quán cơm cho phù hợp.
Bảng 4.4 Một số yêu cầu khác của NVVP
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính (% )
1 Giá phần cơm hợp lý
- Trên 40.000 đ ……
- Từ 30.000 – 40.000đ ……
- Từ 20.000 – 30.000đ ……
- Dưới 20.000 đ ……
2 Địa điểm dùng cơm
- Tại văn phòng làm việc (cơm hộp) ……
- Tại quán cơm ……
Ngoài các tiêu chí khác làm hài lòng khách hàng, thì giá cả của một phần
cơm là một tiêu chí cạnh tranh. Với kết quả tổng hợp khảo sát trên, nhất thiết quan
trọng đối với các quán cơm hiện nay và những người có ý định mở các quán cơm
văn phòng. Chúng ta cần nghiên cứu bài toán kinh tế, chi phí để làm sao đáp ứng
tốt nhất các nhu cầu của NVVP bên cạnh giá cả hợp lý với đa số NVVP đã chọn.
Ngoài ra, một số bộ phận NVVP ngại đi ra ngoài vào lúc giữa trưa, các quán
cơm văn phòng cần nghiên cứu thêm dịch vụ Cơm văn phòng tại nơi làm việc,
bằng cách gọi điện đặt món và nhân viên quán mang đến nơi.
3.5 Kết luận
Sau khi đề tài “Nghiên cứu tiêu chí lựa chọn quán cơm của nhân viên văn
phòng ở khu Trung tâm TP.HCM” được thực hiện, với kết quả thu thập được
chúng ta sẽ biết được tiêu chí chọn quán ăn của các nhân viên văn phòng ra sao?
15
mức sẳn lòng chi trả tương quan với thu nhập như thế nào? Sở thích ẩm thực,
không gian, cung cách phục vụ… có quan trọng hơn giá trị dinh dưỡng, mỹ thuật
của các món ăn hay không? Bữa ăn trưa có phải là bữa ăn quan trọng, bữa ăn
chính trong ngày hay không ?... Khi ta có các số liệu điều tra khảo sát, thì dựa vào
đó ta có thành lập một chuỗi các quán ăn văn phòng đáp ứng được những yêu cầu
của các nhân viên văn phòng, để bữa ăn trưa không chỉ đáp ứng nhu cầu “tồn tại”
mà còn là thời gian thư giãn đầu óc để phục hồi sức khỏe cho buổi chiều làm việc
tiếp theo.
Phụ lục:
BẢNG CÂU HỎI
Tên người trả lời: .......................................................................................................................
Địa chỉ cơ quan:................................................................................................................
Tên PVV: .................................................Ngày PV: ........................./ ....................../2011
Thời gian phỏng vấn: Bắt đầu:...:........Kết thúc: .......:...........
Xin chào Anh Chị,
Hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Tiêu chí lựa chọn quán
cơm của nhân viên văn phòng ở khu Trung tâm TP” nhằm đáp ứng ngày một tốt
hơn nhu cầu của các Anh/Chị . Xin anh/ chị vui lòng dành ít phút để trả lời một số
câu hỏi của chúng tôi.
Chúng tôi cam dữ liệu khảo sát này chỉ phục vụ cho nghiên cứu của đề tài và
bảo đảm rằng những thông tin anh/ chị cung cấp sẽ không ảnh hưởng gì đến quyền
lợi cũng như cuộc sống cá nhân của anh/chị.
Chúng tôi chân thành cảm ơn sự tham gia của anh/chị.
1. Nghề nghiệp của anh, chị hiện nay?
a. Nhân viên văn phòng 1 tiếp tục PV
b. Khác: 2 kết thúc PV
16
2. Giới tính:
Nam 1
Nữ 2
3. Xin Anh/Chị vui lòng cho biết tuổi:
Dưới 23 1 kết thúc PV
Từ 25-35 2 tiếp tục PV
Từ 35-50 3 tiếp tục PV
Trên 50 4 kết thúc PV
4. Câu nào sau đây mô tả đúng nhất thu nhập hàng tháng của anh/chị?
Dưới 3.000.000 1 kết thúc PV
Từ 3.000.000 đến 6.000.000 2 tiếp tục PV
Từ 6.000.000 đến 10.000.000 3 tiếp tục PV
Trên 10.000.000 4 tiếp tục PV
5. Anh, chị có thường ăn cơm trưa ở quán không?
Không 1 kết thúc PV
Hiếm khi (<3 lần/tháng) 2 kết thúc PV
Thỉnh thoảng (3-7 lần/tháng) 3 tiếp tục PV
Thường xuyên (>7 lần/tháng) 4 tiếp tục PV
6. Anh /chị hiện đang ăn cơm với mức giá như thế nào?
Dưới 15.000 đồng 1 kết thúc PV
Từ 15.000 đến 20.000 đồng 2
Từ 20.000 đến 25.000 đồng 3
Từ 25.000 đến 30.000 đồng 4
Trên 30.000 đồng 5
7 Trong các tiêu chí sau đây anh/chị hài lòng như thế nào về các quán cơm văn
phòng mà anh/chị thường ăn nhất bằng cách sử dụng thang đo từ 0 đến 10, với
0=”Hoàn toàn không hài lòng”, và 10=”Hoàn toàn hài lòng”. (liên hệ với câu 6)
Tiêu chí
Mức độ hài lòng
Hòan toàn
không hài
lòng
Hoàn toàn
hài lòng
Khẩu vị các món ăn 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
17
Số lượng các món ăn để lựa chọn 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Không gian đẹp, sang trọng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Chỗ ngồi sạch sẽ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Địa điểm thuận lợi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Chất lượng vệ sinh 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thời gian phục vụ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Dịch vụ phụ (giữ xe, đọc báo...) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Phục vụ chu đáo 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Chất lượng ổn định 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Giá cả phải chăng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Hiểu ý khách hàng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Mức hài lòng của anh/chị đối vói quán ăn hiện
tại
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
18
8. Đối với những tiêu chí có mức hài lòng <5 ở câu 8, hỏi: Vui lòng cho biết vì sao
anh/chị cho yếu tố dưới trung bình?
Tiêu chí Nguyên nhân không hài lòng
Khẩu vị các món ăn
Số lượng các món ăn để lựa chọn
Không gian đẹp, sang trọng
Chỗ ngồi sạch sẽ
Địa điểm thuận lợi
Chất lượng vệ sinh
Thời gian phục vụ
Dịch vụ phụ
Phục vụ chu đáo
Chất lượng ổn định
Giá cả phải chăng
Hiểu ý khách hàng
19
9. Nếu phải chọn 5 tiêu chí để lựa chọn quán ăn anh/chị sẽ ưu tiên lựa chọn 5 tiêu
chí nào nhất xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 5 (chỉ được chọn 5 tiêu chí).
STT Tiêu chí Quan trọng từ 1 đến
5
1 Khẩu vị các món ăn
2 Số lượng các món ăn để lựa chọn
3 Không gian đẹp, sang trọng
4 Quán sạch sẽ vệ sinh
5 Địa điểm thuận lợi
6 Chất lượng vệ sinh
7 Nhân viên phục vụ chu đáo
8 Chất lượng ổn định
9 Giá cả phải chăng
10 Hiểu ý khách hàng
11 Thương hiệu
12 Được quảng cáo nhiều trên các phương tiện truyền
thông
13 Đẳng cấp của quán
14 Khác
10. Với những tiêu chí lựa chọn như trên, theo anh/chị một phần cơm văn phòng
giá khoảng bao nhiêu là hợp lý?
Trên 40.000 đồng 1
Từ 30.000 đến 40.000 đồng 2
Từ 20.000 đến 30.000 đồng 3
Dưới 20.000 đồng 4
11. Anh/chị mong muốn thêm điều gì khi ăn cơm văn phòng?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
20
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bia_6024.pdf