Cách thức xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế trong các hiệp định tương trợ tủ pháp giữa Việt Nam và các nước trên thế giới

Khái niệm thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế Tố tụng dân sự là hoạt động của toà án một nước trong việc giải quyết các vụ việc phát sinh từ các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thuộc thẩm quyền xét xử của toà án theo một thể thức do luật định. Do vậy, trong tố tụng dân sự quốc tế, thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tức là thẩm quyền của toà án tư pháp một nước nhất định đối với việc xét xử các vụ việc dân sự quốc tế cụ thể. Trong thực tiễn tư pháp quốc tế, khi có một vụ án dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, lao động hoặc vụ việc khác có yếu tố nước ngoài thì đồng thời cũng làm phát sinh tình trạng có 2 hoặc nhiều cơ quan tư pháp của các nước khác nhau có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Đây là tình trạng xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế. Xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế có thể giải quyết bằng cách xây dựng các quy phạm pháp luật thống nhất xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế hoặc bằng cách vận dụng các quy phạm xung đột về thẩm quyền được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trong nước hoặc các điều ước quốc tế liên quan. 2.Cách thức xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước. Cùng với sự phát triển và xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá trên thế giới để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các lĩnh vực dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình Việt Nam đã kí các hiệp định tương trợ tư pháp xác định thẩm quyền xét xử của toà án nhằm đảm bảo lợi ích của các bên đương sự đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác của các quốc gia với nhau. Tính đến thời điểm hiện nay, nước ta đã kí kết 15 hiệp định tương trợ tư pháp, và đang xúc tiến kí hiệp định tương trợ tư pháp với Cămpuchia, đàm phán xong việc ký hiệp định tương trợ tư pháp với Angiêri, triển khai rà soát sửa đổi hiệp định tương trợ tư pháp với Cộng hoà Séc. STT TÊN NƯỚC NGÀY KÝ 1 Ba Lan 22/3/1993 2 Bê-la-rút 14/9/2000 3 Bun-ga-ri 03/10/1986 4 CHDCND Triều Tiên 04/5/2002 5 Cu Ba 30/11/1984 6 Hung-ga-ri 18/01/1985 7 CHDCND Lào 06/7/1998 8 Liên Xô (cũ) 10/12/1981 9 Mông Cổ 17/4/2000 10 Nga 25/8/1998 11 CH Pháp 24/2/1999 12 Tiệp Khắc 12/10/1982 13 Trung Quốc 19/10/1998 14 U-crai-na 06/4/2000 15 Hàn Quốc 15/9/2003 Các hiệp định đó thừa nhận và điều chỉnh sự hợp tác giữa các cơ quan tư pháp của hai bên về các vấn đề: xác định thẩm quyền của các Toà án, áp dụng pháp luật, đảm bảo các quyền tố tụng của cá nhân và pháp nhân nước ngoài, thực hiện các uỷ thác tư pháp, công nhận và thi hành các quyết định của Toà án hoặc Trọng tài nước ngoài về các vấn đề dân sự, chuyển giao tài liệu, dẫn độ tội phạm và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực hình sự. Trong phần trình bày nhóm chỉ nghiên cứu về cách thức xác định thẩm quyền xét xử được quy định trong một số hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết.

doc12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4660 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách thức xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế trong các hiệp định tương trợ tủ pháp giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 5 ĐỀ TÀI: CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN XÉT XỬ DÂN SỰ QUỐC TẾ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TỦ PHÁP GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.khái niệm thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế Tố tụng dân sự là hoạt động của toà án một nước trong việc giải quyết các vụ việc phát sinh từ các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thuộc thẩm quyền xét xử của toà án theo một thể thức do luật định. Do vậy, trong tố tụng dân sự quốc tế, thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tức là thẩm quyền của toà án tư pháp một nước nhất định đối với việc xét xử các vụ việc dân sự quốc tế cụ thể. Trong thực tiễn tư pháp quốc tế, khi có một vụ án dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, lao động hoặc vụ việc khác có yếu tố nước ngoài thì đồng thời cũng làm phát sinh tình trạng có 2 hoặc nhiều cơ quan tư pháp của các nước khác nhau có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Đây là tình trạng xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế. Xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế có thể giải quyết bằng cách xây dựng các quy phạm pháp luật thống nhất xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế hoặc bằng cách vận dụng các quy phạm xung đột về thẩm quyền được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trong nước hoặc các điều ước quốc tế liên quan. 2.Cách thức xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước. Cùng với sự phát triển và xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá trên thế giới để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các lĩnh vực dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình Việt Nam đã kí các hiệp định tương trợ tư pháp xác định thẩm quyền xét xử của toà án nhằm đảm bảo lợi ích của các bên đương sự đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác của các quốc gia với nhau. Tính đến thời điểm hiện nay, nước ta đã kí kết 15 hiệp định tương trợ tư pháp, và đang xúc tiến kí hiệp định tương trợ tư pháp với Cămpuchia, đàm phán xong việc ký hiệp định tương trợ tư pháp với Angiêri, triển khai rà soát sửa đổi hiệp định tương trợ tư pháp với Cộng hoà Séc. STT TÊN NƯỚC NGÀY KÝ 1 Ba Lan 22/3/1993 2 Bê-la-rút 14/9/2000 3 Bun-ga-ri 03/10/1986 4 CHDCND Triều Tiên 04/5/2002 5 Cu Ba 30/11/1984 6 Hung-ga-ri 18/01/1985 7 CHDCND Lào 06/7/1998 8 Liên Xô (cũ) 10/12/1981 9 Mông Cổ 17/4/2000 10 Nga 25/8/1998 11 CH Pháp 24/2/1999 12 Tiệp Khắc 12/10/1982 13 Trung Quốc 19/10/1998 14 U-crai-na 06/4/2000 15 Hàn Quốc 15/9/2003 Các hiệp định đó thừa nhận và điều chỉnh sự hợp tác giữa các cơ quan tư pháp của hai bên về các vấn đề: xác định thẩm quyền của các Toà án, áp dụng pháp luật, đảm bảo các quyền tố tụng của cá nhân và pháp nhân nước ngoài, thực hiện các uỷ thác tư pháp, công nhận và thi hành các quyết định của Toà án hoặc Trọng tài nước ngoài về các vấn đề dân sự, chuyển giao tài liệu, dẫn độ tội phạm và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực hình sự. Trong phần trình bày nhóm chỉ nghiên cứu về cách thức xác định thẩm quyền xét xử được quy định trong một số hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết. Cách thức xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước: Trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào. Thứ nhất: Đối với các tranh chấp liên quan đến việc xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, tranh chấp liên quan đến việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết. Về vấn đề liên quan tới năng lực hành vi dân sự tại điều 17 khoản 1 Hiệp định tương trợ tư pháp đã quy định như sau: “1. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự sẽ tuân theo pháp luật của Nước ký kết mà cá nhân đó là công dân”. “1. Việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tuân theo pháp luật và phụ thuộc vào thẩm quyền của Cơ quan tư pháp của Nước ký kết mà cá nhân trên là công dân”. ð Như vậy trong hiệp định này việc xác định thẩm quyền khi xác định các vấn đề về năng lực hành vi dân sự thì quy tắc luật nhân thân mà cụ thể là luật quốc tịch được ưu tiên áp dụng.Quy tắc này cũng được áp dụng cho cả trường hợp hủy bỏ việc tước, hạn chế năng lực hành vi, tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự , việc xác định công dân mất tích hay đã chết được quy định tại điều 18 ,19 và 20 của Hiệp định: Điều 18 khoản 1: “1. Việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tuân theo pháp luật và phụ thuộc vào thẩm quyền của Cơ quan tư pháp của Nước ký kết mà cá nhân trên là công dân”. Điều 19 khoản 1: “Các quy định tại Điều 18 Hiệp định này cũng được áp dụng cho trường hợp huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự”. Điều 20 khoản 1: “1. Việc tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp của Nước ký kết mà người đó là công dân khi người đó còn sống”. Về quy định này ta còn có thể thấy xuất hiện trong một số hiệp định tương trợ tư pháp như: Hiệp định tương trợ tư pháp với Tiệp Khắc, với Cu Ba, với Ba Lan… Thứ hai: Đối với quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng và ly hôn giữa vợ chồng với nhau. Quy tắc nơi thường trú chung (hoặc thường trú cuối cùng) của vợ chồng được kết hợp với quy tắc luật quốc tịch của đương sự để giải quyết xung đột về thẩm quyền dân sự quốc tế. Điều này thể hiện ở các quy định sau: Điều 26 “1. Quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi vợ chồng cùng cư trú 2. Nếu hai vợ chồng cùng một quốc tịch nhưng cư trú mỗi người ở một nước ký kết thì quan hệ pháp lý giữa họ tuân theo pháp luật của Nước ký kết mà họ là công dân. 3. Nếu hai vợ chồng mang quốc tịch khác nhau và mỗi người cư trú ở một Nước ký kết thì quan hệ pháp lý giữa họ tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi cư trú chung cuối cùng của vợ chồng đó. 4. Nếu vợ chồng theo quy định tại khoản 3 của Điều này chưa bao giờ có nơi cư trú chung thì quan hệ pháp lý giữa họ tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi có cơ quan tư pháp nhận được đơn kiện. 5. Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết vấn đề quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng là cơ quan tư pháp của Nước ký kết quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 của Điều này, thì Cơ quan tư pháp của các Nước ký kết đều có thẩm quyền giải quyết”. Điều 27: Ly hôn “1. Nếu vợ chồng có cùng quốc tịch thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của Nước ký kết mà vợ chồng là công dân 2. Nếu vợ chồng có quốc tịch khác nhau nhưng cùng cư trú ở một Nước ký kết, thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của Nước ký kết nơi vợ chồng đó cùng cư trú. Nếu trong thời gian đưa đơn xin li hôn, vợ chồng không cùng cư trú ở một Nước ký kết, thì Cơ quan tư pháp Nước ký kết nhận được đơn xin li hôn sẽ tiến hành xét xử theo pháp luật của nước mình. 3. Đối với trường hợp ly hôn quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết là Cơ quan tư pháp của Nước ký kết mà vợ chồng là công dân. 4. Đối với trường hợp ly hôn được quy định tại khoản 2 của Điều này, Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết là Cơ quan tư pháp của Nước ký kết, nơi vợ chồng cùng cư trú. Nếu vợ chồng cư trú ở các Nước ký kết khác nhau, thì Cơ quan tư pháp của các Nước ký kết đều có thẩm quyền giải quyết.” Quy tắc này chúng ta cũng có thể thấy xuất hiện ở một số hiệp định như Hiệp định tương trợ tư pháp với Ba Lan, với Bungari, với Hunggari. Thứ ba: Đối với tranh chấp liên quan tới hệ quả pháp lý giữa cha mẹ và con. Hiệp định quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp ý giữa cha mẹ và con thuộc cơ quan tư pháp của nước ký kết mà người con cư trú. Điều 20 Hiệp định quy định: “1. Việc xác định cha mẹ cho con và truy nhận con ngoài giá thú tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi người con cư trú vào thời điểm có đơn yêu cầu. 2. Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi cư trú chung của người con và cha mẹ. 3. Nếu cả hai cha mẹ hoặc cha hay mẹ cư trú ở một Nước ký kết này, còn người con cư trú ở Nước ký kết kia, thì quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi người con cư trú. 4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề được quy định tại khoản 1, khoản2 và khoản 3 của Điều này là cơ quan của Nước ký kết nơi người con cư trú”. Thứ tư: Đối với tranh chấp thuộc vấn đề nuôi con nuôi. Điều 31 khoản 1 Hiệp định đã nêu: “1. Công dân của Nước ký kết này có thể nhận trẻ em là công dân của Nước ký kết kia làm con nuôi. Việc nhận con nuôi phải tuân theo pháp luật của Nước ký kết mà trẻ em đó là công dân”. 3. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc thay đổi, chấm dứt nuôi con nuôi phải tuân theo pháp luật của nước ký kết mà cha mẹ nuôi là công dân. Trong trường hợp cha và mẹ nuôi là công dân của hai nước khác nhau thì phải tuân theo pháp luật của nước ký kết nơi người con nuôi cư trú. ð Như vậy hiệp định này áp dụng quy tắc luật quốc tịch của người nhận con nuôi, trong trường hợp cha mẹ nuôi là công dân của 2 nước khác nhau thì áp dụng nguyên tắc luật nơi con nuôi cư trú. Thứ năm: Đối với các tranh chấp liên quan đến việc giám hộ. Điều 32 “1. Việc giám hộ trẻ em và người mất năng lực hành vi dân sự thuộc thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền của Nước ký kết mà người được giám hộ là công dân và tuân theo pháp luật của Nước ký kết nói trên, nếu Hiệp định này không có quy định khác”. Hiệp định đã áp dụng quy tắc luật quốc tịch của người giám hộ để xác định thẩm quyền trong tố tụng dân sự quốc tế. Nguyên tắc này còn được thể hiện trong các hiệp định với Liên Xô(cũ), Tiệp Khắc… Thứ sáu: Đối với các tranh chấp liên quan tới bồi thướng thiệt hại. Điều 23 “1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Nước ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại và thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp của Nước ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại đó. 2. Nếu người gây thiệt hại và người bị thiệt hại cùng có quốc tịch của Nước ký kết này nhưng cư trú trên lãnh thổ của Nước ký kết kia, thì vận dụng pháp luật của Nước ký kết nơi họ cư trú. 3. Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết vụ án đã được khởi kiện để đòi bồi thường thiệt hại là cơ quan tư pháp của Nước ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại, nơi phát sinh hậu quả thực tế hoặc nơi bị đơn cư trú. Ngoài ra, Cơ quan tư pháp của Nước ký kết nơi nguyên cư trú cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu bị đơn có tài sản trên lãnh thổ của nước ký kết đó”. ðQua quy định ở trên ta có thể thấy quy tắc nơi xảy ra hành vi thiệt hại được ưu tiên áp dụng. Ngoài ra, Cơ quan tư pháp của Nước ký kết nơi nguyên cư trú cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu bị đơn có tài sản trên lãnh thổ của nước ký kết đó. Thứ bảy: Đối với các tranh chấp về thừa kế Điều 36 Hiệp định quy định: “1. Việc thừa kế động sản được thực hiện theo pháp luật của Nước ký kết mà người để lại di sản là công dân khi qua đời. 2. Việc thừa kế bất động sản được thực hiện theo pháp luật của Nước ký kết nơi có di sản là bất động sản”. Quy tắc quốc tịch của người để lại tài sản được áp dụng kết hợp với quy tắc nơi có tài sản thừa kế để xác định thẩm quyền. ð Như vậy chúng ta có thể thấy rằng tùy theo loại tranh chấp mà việc xác định thẩm quyền theo nguyên tắc luật quốc tịch, luật nơi cư trú, hay luật nơi xảy ra hành vi được áp dụng. Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với CHDCND TriêuTiên ngày 04/05/2002 đã xác định thẩm quyền xét xử dân sự: Thứ nhất, trương hợp tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi hoặc bị mất năng lực hành vi: Theo điều 19 của hiệp định tương trợ tư pháp (HĐTTTP) thì nếu hiệp định này không có quy đinh khác thì việc tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi hoặc bị mất năng lực hành vi thuộc thẩm quyền của tòa án nơi kí kết là công dân, tòa án áp dụng luật của nước mình Thứ hai, trường hợp công nhận một người mất tích, chết và xác nhận sự kiện chết: Theo điều 20 của HĐTTTP thì việc công nhận một người mất tích, chết và xác nhận sự kiện chết thuộc thẩm quyền giải quyết và theo pháp luật của bên kí kết mà người đó là công dân khi còn sống. Cơ quan tư pháp của các bên kí kết có thẩm quyền công nhận sự chết hoặc mất tích và xác nhận sự kiện chết của công dân của bên kí kết kia đang thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của nước mình. Thứ ba, trường hợp li hôn và hủy kết hôn trái pháp luật, quan hệ nhân thân và tài sản vợ chồng: theo K1 Đ22 HĐTTTP thì việc li hôn, hủy kết hôn trái pháp luật, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của vợ chồng phải tuân theo phá luật và thuộc thẩm quyền của tòa án bên kí kết mà cặp vợ chồng đều là công dân. Trong trường hợp 2 vợ chồng không cùng quốc tịch, các vụ việc trên được giải quyết theo pháp luật và thuộc thẩm quyền của tòa án của bên kí kết nơi họ thường trú cuối cùng. Nếu vợ chồng không có nơi thường trú chung thì tòa án của bên kí kết nơi nhận được đơn yêu cầu đầy tiên giải quyết theo pháp luật nước mình. Thứ tư, trường hợp xác nhận cha mẹ, con và các tranh chấp liên quan: Theo điều 23 HĐTTTP thì vấn đề xác nhận cha mẹ, con và các tranh chấp liên quan cũng như quan hệ pháp lí giữa cha mẹ và con thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án và tuân theo pháp luật của bên kí kết mà người con là công dân. Thứ năm, trường hợp xử lí di sản: Theo Đ25 HĐTTTP thì trong trường hợp công dân của bên kí kết mà chết trên lãnh thổ của bên kí kết kia cơ quan có thẩm quyền của bên kí kết kia phải thông báo ngay cho cơ quan đại diện ngoại giao, co quan lãnh sự của bên kí kết này, đồng thời chuyển giao di sản của người chết và các giấy tờ kèm theo. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của bên kí kết mà người chết là công dân tại nơi có di sản phải áp dụng các biện pháp bảo vệ và quản lí di sản của người chết và có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến di sản người chết mà không cần bất cứ thư ủy quyền nào của người đại diện Thứ sáu, trường hợp thừa kế: Theo khoản 3 điều 26 HĐTTTP thì quan hệ pháp lí về thưa kế bất động sản được pháp luật của bên kí kết nơi có BĐS và việ thừa kế được giải quyết theo pháp luật nước này. Thứ bảy, trường hợp kí kết hợp đồng: Theo K3Đ28 HĐTTTP thì việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án của bên kí kết nơi bị đơn cư trú hoặc có trụ sở. Trường hợp đối tượng của tranh chấp hoặc tài sản của bị đơn nằm trên lãnh thổ nơi nguyên đơn cư trú hoặc có trụ sở thì tòa án của bên kí kết đó sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Thứ tám, trường hợp tranh chấp về hợp đồng lao động: Theo Đ29 HĐTTTP thì các bên tham gia hợp đồng lao động có thể lựa chọn pháp luật áp dụng đối với các quan hệ lao động giữa họ với nhau. Nếu các bên không lựa chọ được pháp luật áp dụng thì pháp luật của bên kí kết noie thực hiện công việc sẽ được áp dụng để giải quyết vấn đề hiệu lực, thay đổi, chấm dưt hợp đồng lao động và cácranh chấp phát sinh từ hợp đồng lap động đó. Tòa án của bên kí kết nơi công việc đã và đang hoặc cần được thực hiện có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp đối tượng của tranh chấp hoặc tài sản của bị đơn nằm trên lãnh thổ nơi nguyên đơn cư trú hoặc có trụ sở, tòa án của bên kí kết sẽ có thẩm quyền giải quyết đối với hợp đồng. Thẩm quyền tòa án có thể thay đổi thông qua thỏa thuận bằng văn bản của các bên giao kết hợp đồng lao động. Như vậy việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự trong HĐTTTP giữa Việt Nam với Triều Tiên chủ yếu là xác định theo dấu hiệu quốc tịch và trong một số trường hợp áp dụng luật nơi cư trú để cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh. 3. HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ CÁC VẤN ĐỀ DÂN SỰ, GIA ĐÌNH VÀ HÌNH SỰ GIỮA CHXHCN VIỆT NAM VÀ MÔNG CỔ Trường hợp: tuyên bố người mất tích hoặc chết và xác nhận sự kiện chết.(điều 23) Việc tuyên bố một người bị mất tích hoặc chết cũng như việc xác nhận sự kiện chết thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp của Bên ký kết mà theo những tin tức cuối cùng người đó là công dân khi còn sống. Trường hợp: Quan hệ pháp lý về thân nhân và tài sản giữa vợ chồng.( điều 25) Quan hệ pháp lý về thân nhân và tài sản giữa vợ chồng được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi họ cùng thường trú. Nếu vợ chồng có chung quốc tịch, nhưng một người thường trú trên lãnh thổ bên ký kết này, còn người thường trú trên lãnh thổ bên ký kết kia, thì quan hệ pháp lý về thân nhân và tài sản giữa họ được xác định theo pháp luật của bên ký kết mà họ là công dân. Nếu vợ chồng, người thường trú trên lãnh thổ bên ký kết này, người thường trú trên lãnh thổ bên ký kết kia và người là công dân bên ký kết này, người là công dân bên ký kết kia, thì quan hệ pháp lý về thân nhân và tài sản giữa họ được xác định theo pháp luật của bên ký kết mà họ đã có nơi thường trú chung cuối cùng. Nếu vợ chồng nói tại khoản 3 điều này chưa từng có nơi thường trú chung thì áp dụng pháp luật của bên ký kết có Tòa án đã nhận đơn kiện. Trường hợp: Ly hôn( điều 26) Đối với việc ly hôn sẽ áp dụng pháp luật của bên ký kết mà vợ chồng là công dân vào thời điểm đưa đơn. Nếu vộ chồng, một người là công dân bên ký kết này, một người là công dân của bên ký kết kia thì áp dụng pháp luật của bên ký kết có cơ quan đã nhận đơn. Đối với trường hợp nói tại khoản 1 điều này, thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc cơ quan của bên ký kết mà vợ chồng là công dân vào thời điểm đưa đơn. Nếu vào thời điểm đưa đơn cả hai vợ chồng đều thường trú trên lãnh thổ bên ký kết kia, thì cơ quan của bên ký kết kia cũng có thẩm quyền giải quyết. Đối với trường hợp nói tại khoản 2 điều này, thẩm quyền giải quyết thuộc về cơ quan của bên ký kết nơi cả hai vợ chồng thường trú. Nếu một người thường trú trên lãnh thổ bên ký kết này, còn người thường trú trên lãnh thổ bên ký kết kia thì cơ quan của công dân hai bên ký kết đều có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp: Tuyên bố hôn nhân vô hiệu (Điều 27) Đối với việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu, pháp luật áp dụng được xác định phù hợp với điều 24 Hiệp định này. Thẩm quyền của các cơ quan trong việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu được xác định phù hợp với các khoản 3, 4 của điều 26 Hiệp định này. Trường hợp: Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con(điều 28) Đối với việc xác định và hủy bỏ quan hệ cha con sẽ áp dụng pháp luật của bên ký kết mà người con là công dân khi sinh ra. Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con được xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi họ cùng cư trú. Nếu cả cha mẹ hoặc một trong hai người cư trú ở bên ký kết này, còn người con lại cư trú ở bên ký kết kia thì quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con được xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi người con cư trú. Đối với việc kiện đòi con đã thành niên trợ cấp nuôi dưỡng cha mẹ sẽ áp dụng luật của bên ký kết nơi người yêu cầu cấp dưỡng đang thường trú. Việc ra quyết định về quan hệ pháp lý nói tại khoản 1 điều này thuộc thẩm quyền của cơ quan bên ký kết mà người con là công dân hoặc đang cư trú. Các trường hợp nói tại các khoản 2, 3, 4 của điều này thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan bên ký kết nơi nguyên đơn đang cư trú. Trường hợp: Nuôi con nuôi( điều 29) Đối với việc nhận nuôi con nuôi sẽ áp dụng pháp luật của bên ký kết mà người nhận nuôi là công dân vào thời điểm nhận nuôi con nuôi. Nếu pháp luật của bên ký kết mà con nuôi là công dân đòi hỏi phải có sự đồng ý của con nuôi hoặc của người đại diện hợp pháp của người đó, cũng như đòi hỏi phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, thì cần thiết phải có sự đồng ý hoặc giấy phép đó. Nếu trẻ em được một cặp vợ chồng nhận làm con nuôi mà người là công dân bên ký kết này, người là công dân bên ký kết kia, thì việc nuôi con nuôi phải tuân theo pháp luật của cả hai bên ký kết. Việc giải quyết các vấn đề về con nuôi thuộc thẩm quyền của cơ quan bên ký kết mà người nhận nuôi là công dân. Trường hợp nói tại khoản 3 điều này thuộc thẩm quyền của cơ quan bên ký kết nơi vợ chồng đang hoặc đã cùng thường trú hoặc tam trú. Những quy định của các khoản 1, 2, 3 và 4 của điều này cũng áp dụng tương ứng đối với việc hủy bỏ việc nuôi con nuôi. Trường hợp: Giám hộ và trợ tá (Điều 30) 1. Việc đặt giám hộ và trợ tá đối với công dân của các Bên ký kết do các cơ quan của Bên ký kết mà người cần được giám hộ hoặc trợ tá là công dân quyết định, nếu Hiệp định này không có quy định khác. 2. Điều kiện đặt và huỷ bỏ giám hộ và trợ tá được xác định theo pháp luật của Bên ký kết người cần được giám hộ hoặc trợ tá là công dân. 3. Quan hệ pháp luật giữa người giám hộ hoặc trợ tá và người được giám hộ hoặc được trợ tá được xác định theo pháp luật của Bên ký kết có cơ quan đã chỉ định người giám hộ hoặc trợ tá. 4. Về nghĩa vụ đặt giám hộ hoặc trợ tá, sẽ áp dụng pháp luật của Bên ký kết mà người được chỉ định làm giám hộ hoặc trợ tá là công dân. 5. Công dân của Bên ký kết này có thể được chỉ định làm người giám hộ hoặc người trợ tá cho công dân của Bên ký kết kia, với điều kiện người này thường trú trên lãnh thổ của Bên ký kết nơi sẽ thực hiện nhiệm vụ giám hộ hoặc trợ tá. Trường hợp: Thẩm quyền giải quyết các vấn đề thừa kế ( điều 37 ) 1. Đối với các vấn đề thừa kế động sản, thẩm quyền giải quyết thuộc Cơ quan tư pháp của Bên ký kết nơi người để lại di sản thừa kế thường trú cuối cùng. 2. Đối với các vấn đề thừa kế bất động sản, thẩm quyền giải quyết thuộc cơ quan tư pháp của Bên ký kết nơi có bất động sản. 3. Các tranh chấp phát sinh từ vụ thừa kế được giải quyết theo quy định của các khoản 1 và 2 của Điều này. => Qua các quy định trên ta thấy, cách thức xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Mông Cổ chú yếu dựa vào dấu hiệu quốc tịch. Bên cạnh đó còn dựa vào dấu hiệu nơi thường trú, tạm trú để xác định thẩm quyền. 4. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Liên Bang Nga Trường hợp: Tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi hoặc mất năng lực hành vi (Điều 20) Nếu Hiệp định này không có quy định khác, thì việc tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi hoặc mất năng lực hành vi thuộc thẩm quyền của Toà án của Bên ký kết mà người đó là công dân. Toà án áp dụng pháp luật của nước mình. Trường hợp: Tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết ( điều 21) 1. Việc tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết, cũng như việc xác nhận sự kiện chết được thực hiện theo pháp luật và thuộc thẩm quyền của Toà án của Bên ký kết mà theo những tin tức cuối cùng người đó là công dân khi còn sống. 2. Toà án của Bên ký kết này, căn cứ theo pháp luật của nước mình, có thể tuyên bố công dân của Bên ký kết kia mất tích hoặc là đã chết, cũng như xác nhận sự kiện chết của người đó trong các trường hợp sau đây: 1) Theo yêu cầu của người muốn thực hiện các quyền thừa kế của mình hoặc các quyền phát sinh từ quan hệ tài sản giữa vợ chồng đối với bất động sản của người chết hoặc mất tích để lại trên lãnh thổ của Bên ký kết có Toà án phải ra quyết định về việc đó; 2) Theo yêu cầu của chồng (hoặc vợ) của người chết hoặc mất tích mà vào thời điểm nộp đơn yêu cầu cư trú trên lãnh thổ của Bên ký kết có Toà án phải quyết định về việc đó. 3. Quyết định của Toà án được tuyên theo khoản 2 Điều này chỉ có hiệu lực pháp lý trên lãnh thổ của Bên ký kết có Toà án đã ra quyết định đó Trường hợp: Quan hệ thân nhân và tài sản giữa vợ chồng (điều 25) 1. Quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ chồng được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi họ cùng thường trú. 2. Nếu một người thường trú trên lãnh thổ của Bên ký kết này, còn người kia thường trú trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, thì quan hệ nhân thân và tài sản của họ được xác định theo pháp luật của Bên ký kết mà họ là công dân. Nếu một người là công dân của Bên ký kết này, còn người kia là công dân của Bên ký kết kia thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết có Toà án đang xem xét vụ việc. 3. Toà án của Bên ký kết nơi vợ chồng thường trú có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu hai vợ chồng đều là công dân của Bên ký kết kia thì Toà án của Bên ký kết ấy cũng có thẩm quyền giải quyết. 4. Toà án của Bên ký kết mà hai vợ chồng là công dân có thẩm quyền giải quyết các vụ việc quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu một người là công dân của Bên ký kết này, còn người kia là công dân của Bên ký kết kia thì Toà án của cả hai Bên ký kết đều có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp: ly hôn và tuyên bố hôn nhân vô hiệu Điều 26. Ly hôn 1. Việc ly hôn tuân theo pháp luật và thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan tư pháp của Bên ký kết mà vợ chồng đều là công dân vào thời điểm nộp đơn xin ly hôn. Nếu hai vợ chồng đều thường trú trên lãnh thổ của Bên ký kết kia thì Cơ quan tư pháp của Bên ký kết ấy cũng có thẩm quyền giải quyết. 2. Nếu vào thời điểm gửi đơn xin ly hôn một người là công dân của Bên ký kết này, còn người kia là công dân của Bên ký kết kia thì điều kiện ly hôn tuân theo pháp luật của Bên ký kết nơi họ thường trú. Nếu một người cư trú trên lãnh thổ của Bên ký kết này, còn người kia cư trú trên lãnh thổ của Bên ký kết kia thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết có cơ quan đang giải quyết việc ly hôn. 3. Việc ly hôn quy định tại khoản 2 Điều này thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp của bên ký kết nơi cư trú của hai vợ chồng. Nếu một người cư trú trên lãnh thổ của Bên ký kết này, còn người kia cư trú trên lãnh thổ của Bên ký kết kia thì cơ quan của cả hai Bên ký kết đều có thẩm quyền giải quyết. 4. Toà án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về nuôi dưỡng và trợ cấp nuôi con chưa thành niên. Điều 27. Xác định hôn nhân và huỷ hôn nhân vô hiệu Việc xác định có hôn nhân hay không có hôn nhân và huỷ hôn nhân vô hiệu được giải quyết theo pháp luật của Bên ký kết đã được áp dụng khi kết hôn. Thẩm quyền giải quyết của Toà án được xác định theo quy định tại Điều 26 của Hiệp định này. Trường hợp: Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con 1. Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi họ cùng thường trú. 2. Nếu một người trong cha mẹ và con thường trú trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, thì quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con được xác định theo pháp luật của Bên ký kết mà người con là công dân. 3. Các vấn đề quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thuộc thẩm quyền giải quyết của Bên ký kết mà người con là công dân, cũng như của Bên ký kết nơi người con cư trú. Điều 29. Các trường hợp khác về cấp dưỡng 1. Đối với trường hợp khác về cấp dưỡng thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết nơi người yêu cầu cấp dưỡng thường trú. 2. Những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án Bên ký kết nơi người yêu cầu cấp dưỡng thường trú. Trường hợp: Nuôi con nuôi (điều 30) 1. Các vấn đề về công nhận việc nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật của Bên ký kết mà người nuôi là công dân vào thời điểm xin nhận con nuôi. Nếu người nuôi là công dân của Bên ký kết này, nhưng thường trú trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết nơi người ấy thường trú. 2. Đối với việc công nhận việc nuôi con nuôi cũng áp dụng pháp luật của Bên ký kết mà con nuôi là công dân để giải quyết các vấn đề liên quan đến sự đồng ý của con nuôi, của người đại diện hợp pháp của con nuôi, sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cũng như các vấn đề liên quan đến sự hạn chế việc nuôi con nuôi do sự thay đổi nơi thường trú của con nuôi từ quốc gia này sang quốc gia khác. 3. Nếu trẻ em được một cặp vợ chồng nhận làm con nuôi, trong đó một người là công dân của Bên ký kết này, còn người kia là công dân của Bên ký kết kia, thì yêu cầu đối với việc nhận nuôi con nuôi phải tuân theo pháp luật của cả hai Bên ký kết. Nếu vợ chồng cùng thường trú trên lãnh thổ của một Bên ký kết thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết này. 4. Các quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với việc thay đổi, chấm dứt và tuyên bố việc nuôi con nuôi vô hiệu. 5. Thẩm quyền giải quyết các vấn đề về công nhận việc nuôi con nuôi, thay đổi, chấm dứt và tuyên bố việc nuôi con nuôi vô hiệu thuộc Bên ký kết mà con nuôi là công dân vào thời điểm xin nuôi con nuôi. Nếu con nuôi là công dân của Bên ký kết này, nhưng thường trú trên lãnh thổ của Bên ký kết kia nơi người nuôi thường trú, thì Bên ký kết ấy cũng có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp: Giám hộ và trợ tá (điều 31) 1. Các vấn đề về giám hộ và trợ tá được xác định theo pháp luật của Bên ký kết mà người cần được giám hộ và trợ tá là công dân, trừ trường hợp Hiệp định này quy định khác. 2. Quan hệ pháp lý giữa người giám hộ hoặc trợ tá và người được giám hộ hoặc trợ tá được xác định theo pháp luật của Bên ký kết có cơ quan chỉ định việc giám hộ hoặc trợ tá. 3. Nghĩa vụ nhận việc giám hộ hoặc trợ tá được xác định theo pháp luật của Bên ký kết mà người được chỉ định làm người giám hộ hoặc người trợ tá là công dân. 4. Công dân của Bên ký kết này có thể được chỉ định làm người giám hộ hoặc người trợ tá cho công dân của Bên ký kết kia, nếu người đó thường trú trên lãnh thổ của Bên ký kết nơi thực hiện việc giám hộ hoặc trợ tá và nếu việc chỉ định đó sẽ đáp ứng tốt hơn lợi ích của người được giám hộ hoặc trợ tá. 5. Các vấn đề về công nhận việc giám hộ và trợ tá thuộc thẩm quyền giải quyết của Bên ký kết mà người cần được giám hộ hoặc trợ tá là công dân. Trường hợp: tranh chấp về bồi thường thiệt hại Điều 36. Nghĩa vụ hợp đồng 1. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước do các bên lựa chọn, nếu điều đó không trái với pháp luật của các Bên ký kết. Nếu các bên không lựa chọn pháp luật áp dụng thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết nơi bên phải thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng thường trú, được thành lập hoặc có trụ sở. Đối với hợp đồng thành lập doanh nghiệp, thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết nơi doanh nghiệp đó cần được thành lập. 2. Các vấn đề quy định tại khoản 1 Điều này thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án của Bên ký kết nơi bị đơn thường trú hoặc có trụ sở. Toà án của Bên ký kết nơi nguyên đơn thường trú hoặc có trụ sở cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu trên lãnh thổ của nước này có đối tượng tranh chấp hoặc tài sản của bị đơn. Các bên giao kết hợp đồng có thể thoả thuận với nhau nhằm thay đổi thẩm quyền giải quyết các vấn đề nêu trên. Điều 37. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (do hành vi vi phạm pháp luật) 1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (do hành vi vi phạm pháp luật) được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi xảy ra hoàn cảnh làm căn cứ để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Nếu nguyên đơn và bị đơn đều là công dân của một Bên ký kết hoặc đều được thành lập hoặc có trụ sở ở một Bên ký kết, thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết đó. 2. Các vấn đề quy định tại khoản 1 Điều này thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án của Bên ký kết nơi xảy ra hoàn cảnh làm căn cứ để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, hoặc nơi bị đơn thường trú hoặc có trụ sở. Toà án của Bên ký kết nơi nguyên đơn thường trú hoặc có trụ sở cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu trên lãnh thổ của nước này có tài sản của bị đơn. Trường hợp: Thẩm quyền giải quyết các vấn đề về thừa kế (điều 42) 1. Việc giải quyết các vấn đề về thừa kế động sản thuộc thẩm quyền của Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết. 2. Việc giải quyết các vấn đề về thừa kế bất động sản thuộc thẩm quyền của Bên ký kết nơi có bất động sản đó. 3. Nếu tất cả động sản là di sản của công dân của Bên ký kết này ở trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, thì, theo đề nghị của một người thừa kế và được sự đồng ý của tất cả những người thừa kế đã biết khác, cơ quan của Bên ký kết đó sẽ tiến hành các thủ tục giải quyết việc thừa kế. KẾT LUẬN Trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài đã thừa nhận các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế sau: Đối với các tranh chấp liên quan đến việc hạn chế và tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, quy tắc quốc tịch được ưu tiên áp dụng. Đối với tranh chấp liên quan đến việc xác định công dân mất tích hay đã chết, quy tắc luật quốc tịch cũng được ưu tiên áp dụng, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định các nước còn áp dụng quy tắc nơi cư trú của nguyên đơn để xác giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc xác định công dân nước ngoài mất tích hoặc đã chết. Đối với các tranh chấp liên quan đến quan hệ thân nhân và quan hệ tài sản iữa vợ và chồng quy tắc nơi thường trú chung hoặc nơi thường trú chung cuối cùng của vợ chồng kết hợp với quy tắc quốc tịch của đương sự để giải quyết xung đột về thẩm xét xử dân sự quốc tế Đối với các tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con, quy tắc luật quốc tịch được kết hợp với quy tắc nơi thường trú của đương sự. Đa số các hiệp định đã quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con thuộc cơ quan tư pháp của nước kí kết mà người con là công dân hoặc là người cư trú. Đối với cac tranh chấp thuộc vấn đề nuôi con nuôi quy tắc quốc tịch của người nhận nuôi con nuôi được áp dụng, nếu họ khác quốc tịch thì quy tắc nơi cư trú chung( nơi cư trú chung cuối cùng) của vợ chồng được áp dụng. Đối với việc ly hôn và tuyên bố hôn nhân vô hiệu quy tắc quốc tịch của đương sự được kết hợp với quy tắc nơi thường trú( nơi thường trú chung cuối cùng) của họ được áp dụng. Đối với các tranh chấp liên quan đến việc giám hộ và trợ tá quy tắc quốc tịch của người được giám hộ hoặc được trợ tá được ưu tiên áp dụng. Tuy vậy các nước ký kết còn thoả thuận thẩm quyền của cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi người được giám hộ hoặc được trợ tá cư trú hoặc có tài sản của người đó trong việc áp dụng các biện pháp tạm thời cấp thiết để bảo vệ quyền lợi của người đó. Đối với các tranh chấp liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại quy tắc nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại được ưu tiên áp dụng. Đối với các tranh chấp liên quan đến vấn đề thừa kế quy tắc quốc tịch của người để lại tài sản được áp dụng kết hợp với quy tắc nơi có tài sản thừa kế để xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCách thức xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế trong các hiệp định tương trợ tủ pháp giữa việt nam và các nước trên thế giới.doc