BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, thự hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã từng bước phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Quyền dân chủ của nhân dân, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo không ngừng được phát huy.
Cùng với những thành tựu đạt được trong nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân cũng có những diễn biến mới.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám khóa VIII đã ra Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước nhằm xây dựng Nhà nước ta thực sự là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Một trong các vấn đề bức xúc mà Nghị quyết Trung ương 8 nhấn mạnh là các cấp, các ngành cần tập trung giải quyết có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo của công dân.
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và sự chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo tổ chức tiếp công dân, tiếp nhân, xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, và đã đạt được những kết quả đáng kể. Nhiều khiếu nại, tố cáo của công dân đã được xem xét, giải quyết kịp thời, đúng chính sách, pháp luật, qua đó góp phần vàp việc duy trì trật tự kỷ cương, pháp luật, giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo hiện nay vẫn đang có chiếu hướng ngày càng gia tăng, số người trực tiếp đi khiếu nại, tố cáo ngày càng nhiều, tính chất khiếu nại, tố cáo rất gay gắt và phức tạp, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng và vượt cấp lên trên; việc giải quýêt còn chậm; tình trạng vi phạm pháp luật còn phổ biến.
Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiêu, trong đó có nguyên nhân quan trọng là việc tiếp công dân, giải quýêt khiếu nại, tố cáo còn qua nhiều thủ tục hành chính rườm rà hoặc trong quá trình thực hiện không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp luật đã qua định gây khó khăn, phiên hà cho công dân cũng như cơ quan nhà nước khi xem xét, giải quyết.
Tình trạng trên đòi hỏi phải nghiên cứu tìm giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới.
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu tìm ra những giải pháp chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, thiếu sót về thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo cảu công dân trong tình hình hiện nay. Qua đó hoàn thiện các thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đó là yếu tố cơ bản để hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo của công dân.
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào 3 vấn đề chính như sau:
- Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính trong tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Thực trạng về thủ tục hành chính trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Một số kết quả bước đầu thực hiện cải cách hành chính hiện nay.
- Những kiến nghị về cải cách thủ tục hành chính trong tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian tới.
48 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4237 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cải cách thủ tục hành chính trong tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc cải cách hành chính do những yêu cầu khách quan của nền kinh tế, đồng thời nền hành chính cần phải phục vụ tốt hơn đời sống nhân dân, mở rộng và phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền, dần dần tiến đến một nền hành chính hiện đại, có khả năng hội nhập và hợp tác với nền hành chính của các quốc gia trên thế giới.
Thành tựu bước đầu của cải cách hành chính tuy chưa nhiều, chưa tạo được chuyển biến lớn, nhưng đã có những kết quả nhất định, nhất là những kinh nghiệm tốt cho tiến trình cải cách hành chính sắp tới.
Về thể chế của nền hành chính
- Đã có một loạt văn bản pháp luật (luật, pháp lệnh, nghị định….) của Quốc hội và của chính phủ mang nội dung cải cách hành chính và đi vào cuộc sống
- Trên lĩnh vực kinh tế, thể chế của nền hành chính đã được cải cách một bước qua việc ban hành những văn bản và thực hiện văn bản đổi mới về quản lý kinh tế thích ứng với nền kinh tế thị trường(các văn bản luật pháp về sở hữu và quản lý đất đai, đầu tư của nước ngoài, đầu tư trong nước, xuất nhập khẩu, công ty cổ phần, công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng, hội nhập quốc tế (ASEAN, EU….).
- Trên lĩnh vực quyền tự do dân chủ của công dân, đã có những văn bản pháp luật và đổi mới thực tiễn về tự do kinh doanh, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do đi lại, về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và tài phán hành chính. Việc thành lập Tòa án hành chính để xét xử các khiếu kiện về công dân và tổ chức đối với các hành vi hành chính của cơ quan hành chính và công chức. Định chế Tòa án hành chính là một trong những điểm chủ yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, đồng thời là một cơ chế kiểm soát quyền lực hành chính rất có hiệu quả của nhân dân. Dù mới thành lập, khả năng vận hành phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ thẩm phán hành chính, nhưng chúng ta đã “cơ chế hóa” được chủ trương lớn của Đảng về vấn đề dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.Quyền được thông tin, được tham gia vào sọan thảo và ban hành các văn bản của Nhà nước, vào việc quản lý của nhà nước…Sự đổi mới mang tính chất chính trị trên lĩnh vực này cũng đã được thể hiện trong thể chế cũng như trong thực tế nền hành chính nhà nước.
- Trên lĩnh vực thể chế, vấn đề nổi bật là đã cải cách một bước các thủ tục hành chính, trước hết tập chung vào những lĩnh vực quan trọng trong việc giải quyết các quan hệ của cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân
Có thể nói, những kết quả bước đầu đạt được là ở khâu cải cách các thủ tục hành chính. Ở khâu này trước đây nhân dân ca thán nhiều, các tổ chức kinh doanh trong nước hay các pháp nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam gặp không ít phiền hà.
Chính phủ đã coi đây như một khâu đột phá, từ khâu cải cách này để phát hiện ra các khâu khácm, những yếu kém cần được khắc phục.
Những lĩnh vực đã được xem xét để cải cách thủ tục gồm có thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, thủ tục xin đầu tư của nước ngoài, thủ tục xin phép xây dựng công trình và làm nhà ở thủ tục khám hành lý , thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh…. Kết quả giảm bớt thủ tục hành chính vẫn chặt chẽ, góp phần làm cho mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với nhân dân, với các tổ chức tốt hơn, tin cậy hơn. Hiện nay, các cơ quan địa phương đang nghiên cứu nhằm đơn giản hơn nữa các thủ tục hành chính
Về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dânvà Ủy ban nhân dân…đã được ban hành; bộ máy Chính phủ cũng đã được tinh giản (giảm bớt bộ, từ 37 bộ, 40 cơ quan thuộc Chính phủ, còn 22 bộ, 26 cơ quan thuộc Chính phủ; tách một số đơn vị tỉnh; bước đầu tinh giản biên chế bộ máy ở Trung ương và địa phương ( khoảng 20%); đã từng bước xóa bỏ chế độ “chủ quản hành chính”; đổi mới cơ cấu và phương thức làm việc của các bộ quản lý nhà nước đối với toàn ngành, toàn lĩnh vực trong pham vi cả nước. Cơ cấu bộ máy và chương trình làm việc cũng như quy chế, phương thức làm việc của Chính phủ có được cải tiến từng bước, tập chung vào việc chuẩn bị những dự án lập pháp ( luật – pháp lệnh), xem trọng công tác lập quy và điều hành công việc nhanh nhạy hơn, có quy chế hơn. Cách làm việc của các bộ, các Ủy ban nhân dân địa phương cũng có cải tiến một bước.
Có thể nói, bộ máy hành chính chúng ta đã bước đầu hợp lý hóa, thực hiện việc sắp xếp cơ cấu Chính phủ, sắp xếp cơ cấu bên trong của mỗi bộ theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, bớt số lượng đáng kể các cơ quan , đòng thời đã giải quyết một bước mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương bằng việc tăng quyền quản lý ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương qua việc ban hành Luật ngân sách.
Về việc công vụ và đội ngũ công chức
Đã cải tiến một bước sự sắp xếp ngạch, bậc của cán bộ, công chức nhà nước và bước đầu cải cách hệ thống thang lương; thực hiện chế độ thi tuyển vào một số ngạch công chức hành chính của một số cơ quan. Đã đẩy mạnh hơn công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, công chức từ cấp Thứ trưởng, Vụ trưởng, Chủ tịch và Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, huyện, quận. Các tỉnh đã chú ý nhiều hơn vào công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ huyện và cán bộ xã, phường.
Có thể nói, về đào tạo, bồi dưỡng cộng chức, chung ta đã có một kế hoạch cụ thể nâng cao trình độ, kiến thức về khoa học quản lý nhà nước, về ngoại ngữ, về sự hiểu biết nền kinh tế thị trường và nhiều lĩnh vực khác và đã nâng tầm nhìn, khả năng quản lý của đội ngũ công chức lên một bước đáng kể. So với 10 năm trước đây, khả năng quản lý của công chức đã có những chuyển biến rõ rệt.
Cùng với việc đào tạo bồi dưỡng, chúng ta đang cố gắng xây dựng một chế độ công vụ mới, bao gồm quy chế công chức, chế độ kỷ luật, đạo đức làm việc của công chức và một chế độ chung về công sở hành chính theo nguyên tắc “ công chức chỉ được làm những việc mà pháp luật đã quy định và cho phép”.
Tóm lại, nền hành chính nhà nước ta, trong hơn 10 năm đổi mới đã có tiến bộ đáng kể xét về khả năng quản lý một nền kinh tế thị trường. Chất lượng của việc quản lý, khả năng hoạch định các kế hoạch, chính sách, pháp luật được cải thiện.
Tuy nhiên, cả những việc làm được, chưa làm được, những yếu kém, những kho khăn mới xuất hiện đều là kinh nghiệm bổ ích giúp chúng ta lựa chọn, hoạch định và thực hiện tiến trình cải cách hành chính sắp tới.
2 Một số két quả bước đầu thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Để khắcphục tình trạng bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra nhà nước đã phối hợp với các ngành hữu quan thực hiện cải cách một bướcthủ tục hành chình trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và đã thu được những kết quả nhất định, cụ thể là:
2.1- nghiên cứu ban hành một số văn bản pháp luật, pháp quy để hướng dẫn thực hiện nhằm khắc phục những tồn tại, vứong mắc trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Quá trình thực hiện Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 và những văn bản pháp luật, pháp quy có liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có nhiều điều khoản chua thống nhất với quy định của Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân, từ đó đã gây nên nhiều khó khăn, trở ngại hạn chế kết quả thi hành Pháp lệnh, thể hiện ở những vấn đề sau:
- Việc tiệp nhận đơn thư và quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo còn phân tán, chưa tập chung vào đầu mối theo dõi.
Việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền nhiều ngành, nhiều cấp còn chậm trễ, vi phạm tời hạn quy định của Pháp lệnh, có biểu hiện đùn đẩy, né tránh, không giải quyết kịp thời, dứt điểm các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
- Nhiều quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng chính sách, pháp luật nhưng không được thi hành.
- Khi giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cấp có thẩm quyền nhiều khi không ra quyết định hành chính mà phổ biến là chỉ ra văn bản dưới hình thức thông báo, giao cho cơ quan giúp việc làm văn bản trả lời đương sự. Điều đó gây nên phiền hà cho công dân và cơ quan quản lý cấp trên khi phải xem xét lại.
Nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trên, Thanh tra nhà nước đã nghiên cứu ban hành Thông tư 842/TTNN-TT ngày 17/7/1995 hướng dẫn và chấn chỉnh một số vấn đề tồn tại, vướng mắc gây phiền hà cho công dân trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và cụ thể hóa chỉ thị 64/TTg ngày15/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đảm bảo cho việc thực hiện Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo được thống nhất và hiệu quả hơn.
Công tác tiếp công dân trong nhiều năm qua đã bộc lộ nhiều vấn đề còn tồn tại như:
Nhiều cấp, nhiều ngành chưa phân biệt rõ nội dung, yêu cầu và trách nhiệm trong việc tiếp công dân nên có sự lẫn lộn giữa tiếp dân của lãnh đạo để trực tiếp nghe dân phản ánh tâm tư, nguyện vọng, góp ý vế chủ trương, chính sách và trả lời công dân về những quyết định giải quyết của mình cho dân biết với việc tiếp công dân của cán bộ chỉ mang tính chất tiếp nhận những khiếu nại, tố cáo hoặc hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo đúng nơi có thẩm quyền. Do vậy, mỗi nơi có những quy định khác nhau và cách làm cũng khác nhau trong việc tiếp công dân. Mặt khác, thủ tục tiếp dân còn rườm rà, thiếu sự thống nhất.
Một số nơi, việc tiếp công dân của thủ trưởng còn mang tính hình thức, mới dừng lại ở việc tiếp và hứa hẹn với dân, chưa thực hiên được yêu cầu tiếp công dân và trả lời cho công dân về những khiếu nại, tố cáo của họ.
Khi tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân thường không nắm được thông tin về việc khiếu nại, tố cáo của công dân đã được cấp có thẩm quyền nào xem xét, kết luận (người trực tiếp trình bày thường hay che giấu việc này) nên việc hướng dẫn công dân nhiều trường hợp không đúng nơi có thẩm quyền giải quyết.
Việc bố trí cán bộ thường trực tiếp công dân chưa đảm bảo về chất lượng,thiếu am hiểu về chính sách, pháp luật, tổ chức tiếp nhân các khiếu nại, tố cáo chưa chu đáo, sổ sách ghi chép, biên nhận hồ sơ, tài liệu người khiếu nại, tố cáo cung cấp không đầy đủ, còn để thất lạc hồ sơ, tài liệu của dân.
Việc tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của Tung ương Đảng và Nhà nước thiếu sự thống nhất, bố trí cán bộ của các cơ quan tham gia tiếp dân chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng, do đó việc hướng dẫn còn chồng chéo, gây phiền hà cho dân.
Để khắc phục những tồn tại, thiếu sót trên, Thanh tra nhà nước đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 18/TTg ngày 15/1/1995 về tăng cường công tác tiếp dân ở các cấp, các ngành. Tiếp đó, đã nghiên cứu xây dựng Quy chế tổ chức tiếp công dân trình Chính phủ và được Chính phủ chấp nhận, ban hành kèm theo Nghị định 89/CP ngày 7/8/1997. Ngày 25/9/1997 Tổng Thanh tra nhà nước đã ban hành Thông tư số1178/TT-TTNN hướng dẫn Quy chế tổ chức tiếp công dân.
Quy chế tổ chức tiếp công dân của Chính phủ đã quy định rõ về trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc tiếp công dân, bố trí nơi tiếp dân tại địa điểm thuận tiện và trang bị các phương tiện cần thiếttại nơi tiếp công dân, tăng cường cán bộ có năng lực, phẩm chất làm công tác tiếp công dân thường xuyên. Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã được củng cố và tăng cường đáp ứng với yêu cầu công tác tiếp công dân của Đảng va Nhà nước. các thủ tục trong công tác tiếp công dân cũng được đơn giản, tạo điều kiện cho công dân đến khiếu nại, tố cáo được dễ dàng, thuận tiện.
Để giải quyết cơ bản các khiếu nại, tố cáo của công dân phát sinh trong pham vi quản lý hành chính nhà nước, sau khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính co hiệu lưc, ngày(1/7/1996) và Tòa án nhân dân các cấp đi vào xét xử các vụ án hành chính, Thanh tra nhà nước đã ban hành Thông tư 1118/TTNN- TT ngày 20/7/1996 hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo và lựa chọn hướng giải quyết theo thủ tục hành chính hoặc khởi kiện trước Tòa án hành chính có thẩm quyền. Đồng thời, triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ: “ Việc giải quyết khiếu nại của công dân trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước sau khi Tòa án hành chính được thành lập” nhằm làm sáng tỏ hơn trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước các cấp, các nghành khi phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Tòa án các cấp để xem xét, giải quyết có hiệu quả các khiếu kiện của dân, tránh sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, tránh gây khó khăn, phiền hà cho công dân.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong tình hình mới, căn cứ vào Nghị quyết kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa IX, Chính phủ đã giao cho Thanh tra nhà nước chủ trì cùng với các ngành hữu quan của Trung ương nghiên cứu hoàn thành Dự án Luật khiếu nại, tố cáo trình Chính phủ xem xét và được Quốc hội khóa X thông qua tại kỳ họp thứ tư. Luật khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 với những quy định cụ thể, rõ rang, giảm nhiều thủ tục phiền hà, tạo thuận lợi để công dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong việc khiếu nại, tố cáo.
2.2 Nghiên cứu xây dựng các đề án về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trình Chính phủ và Bộ Chính trị.
Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám khoá VII và được Chính phủ giao nhiệm vụ, Thanh tra nhà nước đã soạn thảo báo cáo về đề án “Công tác thư từ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân”; xây dựng đề án “Giải quyết khiếu nại về nhà đất do lịch sử để lại” (nhà cải tạo, nhà vắng chủ) và đề án “Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới”. Nội dung các đề án đã đánh giá khái quát tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân trong thời gian từ 1991 đến 1998. Kết quả xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp, các ngành, những khó khăn. vướng mắc, những thủ tục đã và đang gây phiền hà cho dân làm ảnh hưởng và hạn chế kết quả công tác tiếp công dân, xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dan ở các cấp, các ngành. Trên cơ sở đó, đề án đã kiến nghị với Bộ Chính trị một số chủ trương và giải pháp khắc phục những tồn tại, vướng mắc giảm các thủ tục phiền hà đưa công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đi vào nề nếp. Toàn bộ những nội dung của đề án đã được Thanh tra nhà nước chuyển hoá đưa vàp nghiên cứu ứng dụng xây dựng dự án Luật khiếu nại, tố cáo đã được Quốc hội thông qua góp phần đưa công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước giành nhiều thắng lợi.
2.3 Để đảm bảo cho công tác quản lý điều hành được nhan chóng, chính xác, khắc phục những thủ tục chồng chéo, trì trệ trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thanh tra nhà nước đã triển khai chương trình ứng dụng tin học trong quản lý công tác xét khiếu tố và đã nghiên cứu hoàn thành đề án tiền khả thi và đề án khả. Trước mắt, tổ chức thực hiện nội mạng tại cơ quan Thanh tra nhà nước, tiến tới nối mạng trên phạm vi toàn quốc.
Hiện tại, Thanh tra nhà nước đã chuẩn bị cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật nghiên cứu nội dung chương trình ứng dụng, lựa chọn cán bộ, lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ trước mắt và lâu dài cho đội ngũ cán bộ này, đã nghiên cứu hoàn thành các chương trình phần mềm về quản lý nhà nước và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; quản lý các vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền Thanh tra nhà nước; quản lý công văn, tài liệu, mẫy biểu phục vụ công tác tổng hợp, báo cáo tháng, quý, năm về lĩnh vực xét khiếu tố phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Thanh tra nhà nước, Chính phủ và Quốc hội.
2.4 Cùng với việc nghiên cứu ứng dụng tin học trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra nhà nước đã nghiên cứu đề án “Củng cố tăng cường đội ngũ cán bộ và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo” và đã trình Chính phủ.
Phần III
NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO THỜI GIAN TỚI
Công cuộc đổi mới đang đặt ra nhiều vấn đề phải cải cách trong đó có việc đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách các thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trên tinh thần đó, chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo như sau:
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, pháp quy về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Thời gian qua Thanh tra nhà nước đã phối hợp với Bộ Tư pháp tiến hành rà soát gần 1.000 văn bản pháp luật, pháp quy được ban hành từ năm 1976 đến nay liên quan đến lĩnh vưc thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Qua xem xét cho thấy hầu hết các văn bản có tính quản lý nhà nước đều có quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong nhiều trường hợp các quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, không nhất quán với pháp luật về khiếu nại, tố cáo dẫn đến các cấp thường vận dụng giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân không thống nhất.
Trước tình trạng trên, Nhà nước cần khẩn trương nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng với yêu cầu triển trong tình hình mới, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo cho các thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của công dân, cơ quan, tổ chức được đơn giản, giảm sự chồng chéo, mâu thuẫn, phiền hà, giải quyết công việc được nhanh chóng, đúng pháp luật.
Vừa qua, để khắc phục một bước các văn bản chồng chéo về thẩm quyền, thủ tục, trình tự trong việc giải quyết các khiếu nai, tố cáo, Luật khiếu nại, tố cáo đã được ban hành; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cũng được sửa đổi một phần.
Song, xét về tương lai phải tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực này, do vậy cần tiếp tục sửa đổi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hướng tăng them quyền hạn cho Toà án, mở rộng phạm vi, nội dung xét xử để khắc phục căn bản những vướng mắc, hạn chế việc giải quyết các khiếu kiện tại cơ quan hành chính nhà nước.
Cùng với việc hoàn thiện Luật khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, chúng tôi kiến nghị Nhà nước cần sớm triển khai nghiên cứu ban hành Luật thanh tra để xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan Thanh tra nhà nước, khắc phục sự bất cập, sự mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản quy phạm pháp luật khác đang hiện hành, đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời kỳ đổi mới.
2. Củng cố tăng cường tổ chức bộ máy thanh tra, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra để đáp ứng yêu cầu công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới.
Đổi mới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là yêu cầu cần thiết khách quan hiện nay. Đổi mới phải được bắt nguồn từ nhận thức đến phương pháp xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Nhưng đổi mới công tác xét khiếu tố mà không đề cập đến vấn đề đổi mới công tác tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ là sai lầm.
Trong công tác thanh tra, cũng như công tác tiếp công dân, nhận đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đội ngũ cán bộ là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả công việc, hiệu suất công tác. Nếu đặt đúng chỗ, đúng vị trí sẽ phát huy tài năng, toạ ra năng lực tổng hợp của tổ chức. Mấy năm qua nhiều nơi do nhận thức đầy đủ về công tác thanh tra cũng như công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nên chưa quan tâm đầy đủ đến công tác tổ chức và cán bộ. Tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ làm công tác tiếp công dân, nhận đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được tăng cường và đổi mới.
Qua nghiên cứu nắm tình hình thực tế ở các cấp, các ngành, chúng ta thấy đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ, năng lực và nghiệp vụ, nhất là ở cơ sở phường, xã, huyện và một số ngành liên quan tới lĩnh vực có nhiều đơn thư như: địa chính, giao thông công chính, xây dựng, thanh tra lĩnh vực quy hoạch đô thị, kiến trúc trưởng thành phố… Ở phường, xã và đơn vị cơ sở là nơi trực tiếp gần dân, nơi phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo, song không được bố trì cán bộ chuyên trách làm công tác này nên cán bộ được giao giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ, thiếu tính kế thừa. Công tác quản lý nàh nước về khiếu nại, tố cáo còn lúng túng do không có cán bộ chuyên sâu, am hiểu chính sách, pháp luật và tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương.
Chúng tôi cho rằng: Đổi mới công tác xét khiếu tố phải là sự đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác quản lý nhà nước về xét khiếu tố. Để làm được điều này vai trò của tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ phải đóng góp đáng kể vào sự nghiệp đổi mới. Đồng thời sắp xếp bộ mày phải đi đôi với cải cách thủ tục hành chính thì công tác tiếp công dân, xử lý đơn, xem xét, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền và quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dan mới có hiệu quả.
Ngoài việc sắp xếp tổ chức bộ máy phù hợp còn phải lựa chọn những cán bộ có năng lực, trình độ, am hiểu tình hình kinh tế - xã hội, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tó cáo. Cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải có trình độ đại học hoặc tương đương đại học. Nên dành một khoản kinh phí cần thiết để đào tạo lại cán bộ thanh tra xét khiếu tố, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, khuyến khích học ngoại ngữ, vi tính để Thanh tra viên và cán bộ xét khiếu tố có đủ năng lực, trình độ sử dụng những phương tiện hiện đại phục vụ công tác thanh tra xét khiếu tố.
Về chế độ tiền lương đối với cán bộ làm công tác thanh tra xét khiếu tố cũng cần nghiên cứu một cách khoa học để phù hợp với tính chất công việc khó khăn, phức tạp này. Mặt khác, để tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác xét khiếu tố toàn tâm toàn ý thực hiện nhiệm vụ được giao, chống mọi biểu hiện tiêu cực, cần có chính sách tiền lương phù hợp. Theo chúng tôi, có chính sách đãi ngộ về tiền lương hợp lý đối với cán bộ làm công tác xét khiếu tố cũng như cán bộ làm công tác thanh tra là nền tảng để cán bộ thanh tra xét khiếu tố nâng cao trách nhiệm và chống tiêu cực có kết quả, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Ưu tiên đầu tư kinh phí nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Với sự tiến bộ kỹ thuật tin học, máy tính có khẳ năn giúp con người soạn thảo văn bản, quản lý một lượng công việc rất lớn nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo là rất cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được nhanh chóng, kịp thời, chính xác, có hiệu lực, hiệu quả hơn.
Như trên đã trình bày, trong công tác xét khiếu tố hiện nay, một thực tế đặt ra là yêu cầu công việc ngày càng lớn, khối lượng công việc ngày càng nhiều, yêu cầu về chất lượng thông tin khai thác ngày càng cao và đòi hỏi phải chính xác, song với cách làm việc cũ thất rằng ở nhiều khâu hiệu qủa giải quyết công việc chậm, việc quản lý hồ sơ còn lỏng lẻo, theo kiểu thủ công và sổ sách còn quả lớn, nhiều khâu công tác không có sự phối hợp và sử dụng kết quả của nhau, do vậy, vừa mất nhiều thời gian, công sức nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu của lãnh đạo.
Từ những bất cập đó, việc ứng dụng tin học trong công tác xét khiếu tố tại cơ quan Thanh tra nhà nước trong 2 năm qua, chương trình trên đã được vận hành và đi vào hoạt động. Thực tế đã đáp ứng được yêu cầu khai thác thông tin trong thời gian ngắn nhất. Với mô hình đó, Thanh tra nhà nước đang từng bước làm chủ được công tác quản lý nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và quản lý hoạt động thanh tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Tuy nhiên, chỉ đảm bảo hoạt động quản nhà nước cảu Thanh tra nhà nước thì chưa phải là đã phát huy tác dụng của công tác tin học hoá trong hoạt động quản lý khiếu nại, tố cáo của công dân. Ngày nay, để khai thác hết thế mạng của tin học hoá công tác quản lý nhà nước về đơn thư khiếu nại, tố cáo, ta có thể cài đặt thành hệ thống mạng diện rộng của Chính phủ để quản lý, khai thác, trao đổi thông tin từ Chính phủ xuống Thanh tra nhà nước và toàn bộ 61 tỉnh, thành phố và 20 bộ, ngành.
Để đạt được kết quả đó, kiến nghị Chính phủ cần ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống máy tính và mạng máy tính trên toàn quốc, đồng thời mỗi địa phương, bộ, ngành cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tin học cho đội ngũ cán bộ để việc vận hành và khai thác hệ thống máy tính có hiệu quả.
Trên đây là khái quát việc tin học hóa công tác quản lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Làm tốt chương trình này sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thiện một bước chương trình cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Tăng cường quản lý nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trong quá trình quản lý nhà nước, viêc phát sinh các khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định và hành vi hành chính của cơ quan nhà nước và công chức nhà nước là một tất yếu khách quan và luật pháp đã qui định việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo trước hết thuộc về các cơ quan nhà nươc. Theo quy định tại Điều 80 Luật khiếu nại, tố cáo, nội dung quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm:
- Ban hành các văn bản pháp luật, quy chế, điều lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo;
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác tiếp công dân;
- Tổng hợp tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Tổng kết kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Đổi mới thủ tục hành chính trong tiếp công dân
Công tác tiếp công dân là thể hiện quan điểm “dân là gốc”, thực sự tong trọng nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chính là thể hiện việc luôn luôn quan tâm đến nguyện vọng tâm tư, đời sống của nhân dân và trước hết là quan tâm đến quyền lợi chính đáng của nhân dân. Thông qua việc tiếp công dân, cơ quan nhà nước sẽ thu thập những thông tin cần thiết, hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân và đóng góp trực tiếp những ý kiến vào việc dựng Đảng, xây dựng Nhà nước. Tiếp công dân của các cơ quan nhà nước có ý nghĩa lớn lao trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội và chỉ đạo giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo của công dân. Vì vậy, tổ chức tốt công tác tiếp công dân là thiết thực mở rộng quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tạo điều kiện để công dân tham gia vào quản lý nhà nước, xây dựng lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Trong những năm qua, nhiều đơn vị, địa phương đã làm tốt công tác tiếp công dân, qua đó góp phần củng cố xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên cũng còn nhiều cấp, nhiều ngành chưa làm tốt công tác này. Nguyên nhân cơ bản làm cho công tác tiếp công dân chưa đạt như mong muốn là do thủ trưởng nhiều cấp, nhiều ngành nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác này. Vì thế, để thực hiện cải cách hành chính trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thì phải đổi mới về nhận thức. Đổi mới về nhận thức là tiền đề, là điều kiện để đổi mới toàn bộ công tác xét khiếu tố trên địa bàn cả nước gắn với việc thực hiện Nghị quyết 38/CP của Chính phủ về cải cách một bước các thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và của các tổ chức. Để đổi mới khâu này, trước mắt cần củng cố việc tổ chức tiếp công dân thường xuyên của chính quyền và cơ quan Thanh tra các cấp, các ngành. Chính quyền các cấp và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần bố trí trụ sở tiếp công dân ở vị trí thuận lợi và trang bị cơ sở vật chất cần thiết để trụ sở hoạt động có hiệu quả. Trước mắt, cần khắc phục sự chống chéo trong tiếp công dân, tăng cường sự phối hợp giữa tiếp công dân, nhận đơn và chỉ đạo, điều hành giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền. Do đó, theo chúng tôi, tại tỉnh, thành phố nên tổ chức một nơi tiếp công dân chung cả Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và Thanh tra; và tươgn tự như vậy ở quận, huyện, thị xã. Tại địa điểm tiếp công dân, bố trí những người có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ. Đặc biệt, nên bố trí đội ngũ cán bộ tiếp công dân am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, có kiến thức về xã hội, hiểu biết tâm lý để tiếp công dân phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương mình, trong đó quy định rõ mối quan hệ nơi tiếp công dân với các cơ quan chức năng, tổ chức thông tin kịp thời để thông báo tình hình kết quả giải quyết, trả lời cho dân, tránh việc đùn đẩy hứa hẹn suông mà không giải quyết dứt điểm các khiếu kiện của công dân.
6. Đổi mới thủ tục hành chính trong tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo.
Tiếp nhận đơn, xử lý đơn là khâu đầu tiên thể hiệ sự tôn trọng quyền dân chủ của nhân dân. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận những “oan, sai” mà công dân đề cập để xem xét, giải quyết cho thấu lý, đạt tình. Hoạt động của khâu mở đầu mới chỉ trả lời câu hỏi: công dân khiếu nại hay tố cáo? Nội dung khiếu nại, tố cáo là gì? Nếu là khiếu nại thì thời hiệu khiéu nại còn hay hết? Cơ quan nào có thẩm quyền xem xét đơn mà công dân đề cập, các văn bản pháp luật nào điều chỉnh những nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân? Hoạt động mở đầu mới chỉ là thủ tục hành chính để chỉ đến xác định thẩm quỳên xem xét, giải quýêt đơn thuộc cơ quan, đơn vị nào.
Trong những năm trước đây, quy trình xử lý đơn được thực hiện chủ yếu dựa vào các chuyên viên đọc đơn, phân ra các loại gồm: đơn thư thuộc thẩm quyền, đơn thư gửi không đúng thẩm quyền, đơn vượt cấp. Số đơn thư thuộc thẩm quyền được lưu giữ lại và giao cho bộ phận kiểm tra thụ lý, tiến hành xem xét, kết luận ra quyết định giải quyết. Số đơn thư gửi vượt cấp được viết tắt vào sổ theo dõi, đơn được xử lý tiếp bằng một phiếu hướng dẫn đương sự hoặc phiếu chuyển gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.
Quy trình này nghe thì đơn giản, song thực tế nhiều điểm bất lợi trong quá trình thực hiện. Do phải quản lý đơn tập trung theo tên người và theo địa phương, bộ, ngành nên mỗi đia phương hoặc bộ, ngành phải có một quỷên sổ theo dõi đơn. Thực tế có nhiều trường hợp một người gửi nhiều đơn đến nhiều cơ quan rồi được chuỷên về Thanh tra nhà nước, mà bộ phận xử lý đơn nếu không quản lý được sẽ có trường hợp có nhiều phiếu chuyển, phiếu hướng dẫn khác nhau, dó các chuyên viên khác nhau xử lý với những hướng giải quyết khác nhau dẫn đến một sự chồng chéo làm công dân không biết tin vào ai. Như vậy, để quản lý đơn phải quản lý tên người theo vần A, B, C… Tuy nhiên, để tra trùng, cán bộ chuyên viên lại phải đọc lướt qua các hang tên của những người có cùng tên vần đó xem đã có chưa, nếu có rồi cũng chưa hẳn đã bỏ được sự trùng lặp mà cần xem tiếp nội dung tóm tắt trong số có trùng nội dung không. Nếu nội dung không có gì khác thì xem như đơn trùng lặp và viết sổ ngày xử lý của đơn đã xử lý vào đơn mới, ghi rõ là đơn trùng. Nếu sau quá trình kiểm tra, tìm kiếm trong sổ nếu chưa có đơn của người đó, hoặc nội dung đơn khác hẳn thì xem như đơn mới và cán bộ xử lý đơn viết tóm tắt đơn vào sổ theo dõi và viết phiếu hướng dẫn hoặc phiếu chuyển đơn.
Quá trình xử lý đơn như trên được thực hiện lần lượt đối với từng đơn một do vậy mất rất nhiều công sức và thời gian. Vì thế, việc xử lý đơn theo quy trình cũ đòi hỏi phải có nhiều người, nhiều thời gian mà đơn luôn bị tồn đọng, chậm được xử lý.
Mặt khác, nếu có yêu cầu tìm kiếm xem đơn của một người có tên bất kỳ nào đó thì việc thực hiện sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để tìm tên người trên tất cả các sở với rất nhiều người có cùng tên gọi. Thông thường, việc tìm kiếm này rất chậm và không chính xác.
Đồng thời, hàng tháng, hành quý, hàng năm phải tiến hàn làm báo cáo thống kê về số lượng đơn đã xử lý. Với phương pháp quán lý trên, việc lấy số liệu thống kê không đơn giản, các cán bộ xử lý đơn đến ngày thống kê phải mất một hoặc hai ngày để tra sổ, tổng hợp và cộng số liệu thống kê, mất rất nhiều thời gian và công sức mà kết quả vẫn chậm và chất lượng số liệu thống kê không cao.
Quy trình xử lý đơn như trên không thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Để khắc phục tình trạng này, Thanh tra nhà nước đã thực hiện xử lý đơn bằng máy vi tính từ năm 1996 đến nay và đã cho kết quả xử lý nhanh, chính xác, đơn không còn tồn đọng như trước.
Từ thực tế đó, xin kiến nghị các địa phương, bộ, ngành sớm đầu tư trang bị máy vi tính để phục vụ cho công tác xử lý và quản lý đơn thư, qua đó sẽ góp phần quan trọng vào chương trình cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo cho việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo ở bộ, ngành và địa phương đượng nhanh chóng và chính xác.
7. Đổi mới thủ tục hành chính trong việc xem xét, kết luận, ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo.
7.1. Phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
a) Nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ việc khiếu nại, tố cáo.
b) Khi xem xét khiếu nại, tố cáo phải thật sự tôn trọng quyền dân chủ và tính công khai.
c) Khi xem xét khiếu nại, tố cáo phải khẩn trương, kịp thời và xây dựng hồ sơ vụ việc đầy đủ, chính xác.
e) Khi xem xét khiếu nại, tố cáo phải có quan điểm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
7.2.Đổi mới thủ tục hành chính trong giai đoạn chuẩn bị xem xét, giải quyết một vụ việc khiếu nại, tố cáo:
a) Thủ tục ban hành quyết định giao nhiệm vụ xem xét đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Qua quá trình tiếp xúc ban đầu, cơ quan chức năng giải quyết vụ việc ra quyết định thụ lý vụ việc khiếu nại, tố cáo để làm cơ sở pháp lý chính thức giao nhiệm vụ cho cán bộ trực tiếp giải quyết. Quyết định này nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người thi hành công vụ và các cá nhân hay tổ chức có liên quan.
Khi có quyết định chính thức giao cho cán bộ thụ lý giải quyết vụ việc thì người trực tiếp thụ lý cần phải nhận đủ hồ sơ và các thông tin cần thiết liên quan đến vụ việc. Làm tốt vấn đề này sẽ tránh được những sai sót và giữ được tính liên tục của quá trình giải quyết vụ việc.
Trong trường hợp vụ việc khiếu nại phức tạp, nhiều nội dung, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ quyết định thành lập Đoàn thanh tra để giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo.
b) Thủ tục hành chính xây dựng kế hoạch giải quyết vụ việc.
Xem xét, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân là một công việc phức tạp. Nó bị điều chỉnh bởi luật hình thức là Pháp lệnh thanh tra, Luật khiếu nại, tố cáo và nhiều văn bản luật, dưới luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do đó, kế hoạch hóa hoạt động xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đảm bảo cho hoạt động này được tiến hành bình thường theo dự kiến và có sự chuẩn bị chu đáo, dự báo trước khả năng xảy ra và kết quả của nó.
Kế hoạch hóa giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo gồm: Kế hoạch hóa toàn bộ quá trình giải quyết và kế hoạch hóa từng hoạt động cụ thể. Việc lập kế hoạch càng toàn diện, tỉ mỉ càng đảm bảo cho công việc tiến hành thuận lợi.
Nội dung của kế hoạch gồm:
- Mục đích, yêu cầu khi xem xét.
- Căn cứ pháp lý để xem xét, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo.
- Nội dung xem xét.
- Thời điểm cần xem xét.
Thời hạn xem xét (phải theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, lần đầu không quá 30 ngày, các lần tiếp theo không quá 60 ngày).
- Biện pháp tổ chức thực hiện.
Tóm lại, người được phân công giải quyết cần hình dung ra tất cả các công việc chính phải tiến hành, những yêu cầu chính sẽ phải làm và thể hiện nó bằng văn bản. Văn bản kế hoạch cần được lãnh đạo phê duyệt để trở thành nhiệm vụ của cán bộ xét khiếu tố khi bắt tay vào giải quyết vụ việc.
7.3 Đổi mới thủ tục hành chính trong quá trình xem xét giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền:
a) Đổi mới thủ tục hành chính khi tiếp xúc với đương sự.
Việc tiếp cận vụ việc thông qua tiếp xúc với đương sự, thông thường là tiếp xúc với nguyên đơn, đây là người có các yêu cầu khiếu nại. Về mặt tâm lý, họ cho rằng bị xâm hại về mặt quyền lợi hợp pháp, tổ chức và đòi hỏi phải khẩn trương giải quyết.
Để có được những thông tin cần thiết cho quá trình xem xét, cán bộ làm công tác xét khiếu tố cần giữ được thái độ mềm mỏng, lắng nghe, biết gợi ý cho họ đi vào những vấn đề chính, trọng tâm của vụ việc, trên cơ sở đó có sự xét đoán một cách khách quan; yêu cầu nguyên đơn đưa ra những bằng chứng chứng minh những vấn đề họ nêu ra.
Sau khi nghe và xem xét kỹ các bằng chứng họ đưa ra, cán bộ xét khiếu tố phải lọc ra được những nội dung có căn cứ để xem xét, giải quyết.
Khi tiếp xúc với đương sự, cán bộ xét khiếu tố phải lập biên bản ghi nhận lại các nội dung trao đổi, các tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp, các yêu cầu của đương sự… Biên bản này ghi chép rõ ràng, có chữ ký của đương sự.
Tóm lại: Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thông thường phải tiếp xúc với nguyên đơn trước, sau đó trong quá trình xem xét còn phải tiếp xúc với các bị đơn. Về phương pháp, yêu cầu cũng tương tự như tiếp xúc với nguyên đơn.
b) Đổi mới thủ tục hành chính khi tiếp xúc với hồ sơ vụ việc:
Trong nhiều vụ việc, cán bộ giải quyết khiếu tố không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với đương sự mà thông qua đơn khiếu tố và các hồ sơ do đương sự gửi tới hoặc của cơ quan khác chuyển đế. Trong trường hợp này, cán bộ được giao cần thực hiện các công việc:
- Nghiên cứu đơn: Xem đây là dạng đơn khiếu nại, tố cáo hay là đơn vừa khiếu nại, vừa tố cáo.
Thông qua đọc đơn cần xác định rõ các nội dung khiếu tố và các yêu cầu đặt ra của đương sự. Trên cơ sở đó, xác định thẩm quyền giải quyết có đúng của cơ quan mình hay không? Nếu đúng cần xem xét về hình thức pháp lý của hồ sơ có đảm bảo đúng quy định không?
Sau khi đọc đơn cán bộ xét khiếu tố cần có những xử lý cần thiết để đảm bảo có đủ yêu cầu tối thiểu của hồ sơ theo quy định của pháp luật trước khi bắt đầu nghiên cứu và giải quyết.
Tất cả các tài liệu kèm theo đều phải được đối chiếu với bản gốc và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
c) Đổi mới thủ tục xác minh vụ việc khiếu nại, tố cáo:
- Người tham gia giải quyết khiếu anị, tố cáo có trách nhiệm thu thập tài liệu, chứng cứ thông qua việc tiếp xúc với nguyên đơn, bị đơn và các cơ quan hữu quan khi phải thanh tra, xác minh.
Khi tiến hành công tác xác minh tài liệu cần bảo đảm tính khách quan, trung thực, tìm ra được bản chất của vụ việc khiếu tố, các nguyên nhân và các mâu thuẫn dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo. Điều quan trọng nhất trong thẩm tra, xác minh là xác định rõ nguồn gốc của các tài liệu, chứng cứ, mức độ nhận thức và chính xác của các tài liệu, chứng cứ, loại trừ được các chứng cứ giả.
Công tác thẩm tra, xác minh thường có 4 dạng:
- Xác minh trực tiếp:
Được thực hiện theo phương pháp như khi tiếp xúc với người làm chứng, kết thúc phải được thể hiện bằng biên bản để xác định rõ việc làm và nội dung thẩm tra.
- Xác minh tại hiện trường:
Được tiến hành trực tiếp tại nơi xảy ra vụ việc, hoặc nơi có tang vật, chứng cứ cần xác minh. Việc tiến hành xác minh tại hiện trường phải được tiến hành thông qua các họat động nghiệp vụ cụ thể. Kết thúc xác minh phải lập biên bản có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc đơn vị nơi tiến hành xác minh.
- Đối thoại với người khiếu nại và người bị khiếu nại.
Là hoạt động nghiệp vụ được tiến hành bằng phương pháp đối thoại gữa nguyên đơn cùng một lúc, cùng mộ vấn đề nhằm làm rõ hoặc giải quyết các mâu thuẫn trong tài liệu, chứng cứ mà hai bên cung cấp. Việc tiến hành đối chất thông thường phải được thực hiện ở trụ sở cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Phương pháp tiến hành đối chất được chia thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị:
- Nghiên cứu hồ sơ và các tài liệu có liên quan để phát hiện những vấn đề còn mâu thuẫn, phân loại các mâu thuẫn, từ đó xác định mâu thuẫn nào cần giải quyết bằng đối chất.
- Nghiên cứu các đối tượng đưa ra đối chất. Động cơ, mục đích của các lời trình bày và các tài liệu họ cung cấp, nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn trong các tài liệu của họ.
+ Giai đoạn tiến hành đối chất: Tùy từng vấn đề cụ thể mà tổ chức cuộc đối chất, mục đích là thông qua đó giải quyết được các mâu thuẫn. Kết thúc phải lập biên bản đối chất, biên bản phải ghi nhận được các vấn đề trao đổi trong khi đối chất, các bên tham gia đối chất phải ký vào biên bản.
+ Kết thúc đối chất: Thẩm tra, xác minh lại kết quả đối chất.
- Trưng cầu giám định và sử dụng kết quả giám định.
Giám định là việc sử dụng các kiến thức, phương tiện khoa học, chuyên môn, nghiệp vụ để kết luận những vấn đề thực tiễn theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Để tiến hành giám định phải xác định các vấn đề chuyên môn cần làm rõ, dưới dạng các câu hỏi. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành giám định, nhưng phải đảm bảo tạo điều kiện cần thiếy cho việc giám định như thời gian, số lượng đối với đối tượng giám định.
- Đánh giá kết quả giám định.
Đánh giá riêng đối với kết quả giám định phải căn cứ vào:
+ Đánh giá vật chứng hoặc tài liệu được giám định có bảo đảm yêu cầu pháp lý và kỹ thuật không.
+ Các phương pháp, phương tiện kỹ thuật giám định là đúng đắn, thích hợp.
+ Những kết quả thu thập trong quá trình giám định tin cậy.
+ Những mâu thuẫn tồn tại được giải thích hợp lý.
+ Những cơ sở kết luận là đủ, có căn cứ khoa học và giá trị pháp lý.
Sau khi đánh giá riêng kết quả giám định thì tiến hành đánh giá chung với các tài liệu có trong hồ sơ. Nếu kết quả giám định mâu thuẫn với tài liệu có trong hồ sơ thì hết sức thận trọng khi đánh giá, nếu cần thiết thì giám định lại.
- Sử dụng kết quả giám định: Kết luận giám định mang tính chất khẳng định có giá trị là chứng cứ pháp lý hồ sơ vụ việc. Kết luận không có tính chất khẳng định sẽ không có giá trị để chứng minh, do đó chỉ dùng làm tài liệu tham khảo, làm căn cứ để xây dựng giả thuyết.
d) Đổi mới thủ tục hành chính khi tổng hợp phân tích đánh giá tài liệu chứng cứ đã thu thập được.
+ Chứng cứ và phương pháp đánh giá chứng cứ:
Chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo trình tự do pháp luật quy định mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo sử dụng làm căn cứ để kết luận sự việc, kết luận các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình xem xét, giải quyết vụ việc.
Chứng cứ được xác định bằng: Các vật chứng, các lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người làm chứng, kết luận giám định, biên bản thẩm tra, xác minh và các tài liệu khác có trong hồ sơ. Do đó, khi sử dụng chứng cứ, cần đánh giá chúng ở hai ý nghĩa:
- Nguồn chứng cứ, tức là việc thu lượm chứng cứ ở các nguồn khác có đúng hay không.
- Nếu như nguồn chứng cứ là xác thực thì có thể dựa vào tình tiết của sự việc để rút ra kết luận.
Việc đánh giá chứng cứ luôn phải được tiến hành song song với việc kiểm tra lại độ tin cậy của chúng. Chứng cứ dung làm căn cứ kết luận phải là chứng cứ được thu lượm từ nguồn xác thực và nó chứng minh cho sự kiện phù hợp với thực tế khách quan.
+ Áp dụng pháp luật:
Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, áp dụng pháp luật là việc cơ quan có thẩm quyền của Nhà nwocs căn cứ vào chính sách, pháp luật và hồ sơ chứng cứ để kết luạn vụ việc, kết luận các hành vi vi phạm pháp luật, từ đó làm căn cứ cho việc ta quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo buộc các chủ thể thực hiện những kết luận và kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Để áp dụng pháp luật một cách chính xác đối với một vấn đề cụ thể thì trước khi áp dụng pháp luật phải làm công tác pháp điển hoá, nghĩa là trên cơ sở tổng hợp, phân tích hệ thống nhiều văn bản pháp luật có liên quan để đưa ra điều khoản cần áp dụng đối với vấn đề cụ thể. Trên cơ sở điều khoản và các tài liệu có trong hồ sơ, đưa ra căn cứ của kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Thăm dó ý kiến các bên hữu quan:
Để đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai và một lần nữa kiểm tra lại các căn cứ của dự kiến kết luận và hoàn thiện hơn nữa tính tối ưu của kiến nghị giải quyết vụ việc, đối với vụ việc tố cáo, sau khi có trao đổi dự kiến kết luận với người tố cáo, nếu thống nhất ý kiến thì có thể đi đến kết luận và lập biên bản ghi rõ ý kiến của người được tiếp xúc đối với phương án kết luận.
Tuy nhiên, việc thăm dò ý kiến có đặt ra hay không là tuỳ thuộc vào yêu cầu của việc giải quyết các vụ việc và cần được suy tính kỹ lưỡng để đảm bảo phương pháp đưa ra không phản tác dụng gây khó khăn cho vụ việc giải quyết.
Viết báo cáo tổng hợp:
Báo cáo tổng hợp là tài liệu quan trong trong hồ sơ, nó tổng hợp được tình hình giải quyết vụ việc. Tuỳ tính chất vuk việc có thể lập báo cáo theo các dạng khác nhau nhưng thông thường gồm các vấn đề sau:
Phần thứ nhất: Giới thiệu khái quát vụ việc:
- Tên, địa chỉ, nơi công tác của nguyên đơn (nếu là đơn khiếu nại).
- Tên, địa chỉ, nơi công tác của bị đơn.
- Tóm tắt nội dung khiếu tố.
Phần thứ hai: Trình bày quá trình giải quyết khiếu nại:
- Quá trình giải quyết từng vấn đề trong nội dung khiếu tố.
- Phân tích các chứng cứ, tài liệu và văn bản áp dụng để đi đến kết luận.
Trong đó có nêu rõ các vịêc làm, quá trình xác minh và kết quả xác minh. Mỗi vấn đề có phân tích đúng, sai, nguyên nhân, trách nhiệm và hậu quả.
Phần thứ ba: Tổng hợp kết luận toàn bộ vụ việc:
- Nếu nhận xét tổng quát và kết luận.
- Kiến nghị biện pháp giải quyết.
Báo cáo trên do Thanh tra viên hoặc Trưởng đoàn thanh tra viết được thủ trưởng thông qua. Trên cơ sở báo cáo xác minh, xem xét ban hành văn bản kết luận vụ việc khiếu nại, tố cáo. Đây là cơ sở để hình thành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp có thẩm quyền.
7.4 Đổi mới thủ tục hành chính trong giai đoạn kết thúc, ra quyết định giải quyết.
a) Mở hội nghị tư vấn
Tùy theo từng nội dung, tính chất của vụ việc mà thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo quyết định có mở hội nghị tư vấn hay không. Thông thường, việc mở hội nghị tư vấn chỉ nên áp dụng đối với những vụ việc mà tính chất của nó:
- Liên quan đến khía cạnh phức tạp.
- Phải làm rõ các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn.
- Hướng giải quyết vụ việc đặt ra với nhiều phương án giải quyết.
Không mở hội nghị tư vấn đối với các vụ việc tố cáo có liên quan chủ yếu đến các vấn đề thuộc nhân thân, phẩm chất các bộ.
Khi tổ chức mở hội nghị tư vấn phải thể hiện được toàn bộ diễn biến của hội nghị, ý kiến của các thành viên tham gia, kể cả các ý kiến trái ngược nhau đều được ghi nhận. Cuối hội nghị nếu ý kiến của hội nghị thống nhất với ý kiến của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo thì thủ trưởng cơ quan chủ trì hội nghị có thể cho ý kiến kết luận. Ý kiến kết luận phải trai ngược nhau, thủ trưởng cơ quan chủ trì hội nghị chỉ tóm tắt từng loại ý kiến và không kết luận, các ý kiến tóm tắt cũng được ghi trong biên bản hội nghị.
Giá trị pháp lý của hội nghị tư vấn chỉ là các ý kiến tư vấn giúp cho thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền tham khảo để cân nhắc trước khi ra văn bản kết luận và quyết định giải quyết được sáng suốt, tạo nên sự ủng hộ của đương sự và những cơ quan, tổ chức hữu quan.
b) Thủ trưởng thông qua văn bản kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu tố.
Việc thông qua văn bản kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền dựa trên nguyên tắc độc lập chỉ tuân theo pháp luật. Các căn cứ để thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cân nhắc trước khi kết luận và ra quyết định giải quyết là:
- Các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ, áp dụng văn bản pháp luật có liên quan.
- Ý kiến của hội nghị tư vấn và cán bộ thụ lý vụ việc.
- Niềm tin nội tâm và tính chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Khả năng thực thi của quyết định giải quyết.
Nội dung của văn bản kết luận và quyết định giải quýêt khiếu nại, tố cáo phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau:
+ Văn bản kết luận:
. Nêu được tình tiết diễn biến của vụ việc một cách khái quát.
. Nêu nhận định trên cơ sở các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ.
. Nêu rõ điều khoản của văn bản pháp luật được áp dụng để từ đó đi đến kết luận.
. Trên cơ sở kết luận và tình hình thực tiễn kiến nghị giải pháp tối ưu để xử lý.
+ Văn bản quyết định:
. Phải nêu rõ vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được kết luận đúng, sai như thế nào, căn cứ vào điều khoản của văn bản pháp luật nào?
. Quyết định phải quy định rõ nội dung, mức độ, thời gian, đia điểm và người thi hành.
. Nếu quyết định có điều khoản hủy bỏ, chuyển giao một phần hay toàn bộ phải ghi rõ từng khoảng mục cần huỷ bỏ hay chuyển giao.
. Quyết định phải gửi đến những người cần biết và thi hành trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký.
c) Việc công bổ kết luận và quyết định.
Đối với tính chất từng vụ việc và hoàn cảnh của đương sự mà đưa ra phương pháp công bố kết luận và quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong thực tiễn có 3 hình thức công bố kết luận và quyết định.:
- Gửi trích lục văn bản kết luận, quyết định giải quyết qua đương văn thư. Hình thức này được áp dụng đối với các vụ việc không phức tạp, quyết định giải quyết không làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ các quan hệ khi ra quyết định.
- Mời đương sự đến để thông báo kết luận và quyết định.
- Trường hợp đặc biệt có thể tố chức hội nghị để công bố kết luận và quyết định giải quyết. Hình thức này thường áp dụng đối với địa phương họăc đơn vị có số đông người quan tâm đến kết luận và quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước và các vấn đề khiếu tố phát sinh trong địa phương, đơn vị mình.
Khi tổ chức các hội nghị công bố kết luận và quyết định giải quyết ở một địa phương, đơn vị cần hết sức lưu ý các vấn đề sau:
+ Tình hình an ninh của nơi sẽ tổ chức hội nghị phải lường trước được tính phức tạp xảy ra trong diễn biến hội nghị để có sự phối hợp trong việc giữ gìn trật tự.
+ Phải chuẩn bị tốt các tài liệu, hồ sơ để có thể trả lời các chất vấn tại hội nghị.
+ Theo dõi, đôn đốc thực hiện quyết định.
Sau khi đã công bố kết luận và quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo một vấn đề đặt ra là hiệu lực thực tế của quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do đó phải thường xuyên đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đó cũng là hình thức thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cải cách thủ tục hành chính trong tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo.doc