Hà Nội là Trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, du lịch của cả nước, là cơ quan đầu não của Trung ương và khu vực châu thổ sông Hồng và miền Bắc. Nơi đây là mảnh đất địa linh nhân kiệt, trải qua gần nghìn năm xây dựng và trưởng thành: Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội, là mảnh đất có truyền thống hiếu học. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn có nhiều người đỗ đạt: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, tiến sỹ... nhiều người ra làm quan giúp nước, một số người ra là nhà giáo, nhà buôn và xuất hiện nhiều tài năng là nhà văn, nhà thơ, hội họa, kiến trúc... góp phần thúc đẩy chấn hưng đất nước. Hà Nội trải qua các triều đại hình thành và phát triển, hoạt động tấp nập và đang dạng với các nghề buôn bán, thủ công truyền thống.
Trong thời kỳ mở cửa, đổi mới, Hà Nội và cả nước khôi phục lại làng nghề, ngành nghề thủ công truyền thống. CNH-HĐH đất nước đòi hỏi sự phát huy nội lực của Hà Nội và của cả nước. Góp phần cho sự phát triển đó, ngành MTCN có vai trò quan trọng, thay đổi thiết kế mẫu mã hàng hóa, hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp phục vụ cho đời sống ngày càng cao của xã hội và xuất khẩu. Nhu cầu cái đẹp trong sản phẩm, trong việc ăn ở, đi lại và cả trong đời sống tâm linh... ngày càng đòi hỏi trí tuệ khoa học và thẩm mỹ.
Đối với lĩnh vực đào tạo về thẩm mỹ công nghiệp những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ, song chưa xứng với tầm đòi hỏi sự phát triển của xã hội. Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp được thành lập hơn nửa thế kỷ, với những trang thiết bị, hạ tầng cơ sở, quy mô đào tạo, đội ngũ giảng viên đã có những phát triển đáng kể. Song nhu cầu của xã hội ngày càng cao về tiện lợi và cái đẹp trong sản phẩm hàng hóa, đặc biệt nhu cầu thẩm mỹ trong hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa công nghiệp, thủ công nghiệp, kiến trúc nội, ngoại thất nhà ở, công trình công cộng, nhà hát, câu lạc bộ, khu vui chơi, tạo dáng phương tiện đi lại, nghe nhìn, thời trang mà xã hội phát triển yêu cầu... Đồng thời, đặc biệt nữa là các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, các ngành nghề ở nông thôn Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tới hàng ngàn các cơ sở sản xuất cũng đang đứng trước thách thức to lớn, đó lớn đó là trình độ tay nghề rất thấp, chỉ là kinh nghiệm của các nghệ nhân truyền lại tạo ra những sản phẩm cũ kỹ, nghèo nàn về mẫu mã, chủng loại, tính thẩm mỹ thấp. Vì vậy, người tiêu dùng trong nước phải mua và sử dụng hàng ngoại là một nhu cầu chính đáng. Do đó, hàng hóa xuất khẩu cũng bị hạn chế, mất uy tín về chất lượng, kiểu dáng thẩm mỹ.
Những yếu tố đó tác động quan trọng, đòi hỏi và thúc đẩy trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu ra đời là một nhu cầu chính đáng.
61 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3173 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cảm kết bảo vệ môi trường tòa nhà cao tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Hà Nội là Trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, du lịch của cả nước, là cơ quan đầu não của Trung ương và khu vực châu thổ sông Hồng và miền Bắc. Nơi đây là mảnh đất địa linh nhân kiệt, trải qua gần nghìn năm xây dựng và trưởng thành: Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội, là mảnh đất có truyền thống hiếu học. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn có nhiều người đỗ đạt: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, tiến sỹ... nhiều người ra làm quan giúp nước, một số người ra là nhà giáo, nhà buôn và xuất hiện nhiều tài năng là nhà văn, nhà thơ, hội họa, kiến trúc... góp phần thúc đẩy chấn hưng đất nước. Hà Nội trải qua các triều đại hình thành và phát triển, hoạt động tấp nập và đang dạng với các nghề buôn bán, thủ công truyền thống.
Trong thời kỳ mở cửa, đổi mới, Hà Nội và cả nước khôi phục lại làng nghề, ngành nghề thủ công truyền thống. CNH-HĐH đất nước đòi hỏi sự phát huy nội lực của Hà Nội và của cả nước. Góp phần cho sự phát triển đó, ngành MTCN có vai trò quan trọng, thay đổi thiết kế mẫu mã hàng hóa, hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp phục vụ cho đời sống ngày càng cao của xã hội và xuất khẩu. Nhu cầu cái đẹp trong sản phẩm, trong việc ăn ở, đi lại và cả trong đời sống tâm linh... ngày càng đòi hỏi trí tuệ khoa học và thẩm mỹ.
Đối với lĩnh vực đào tạo về thẩm mỹ công nghiệp những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ, song chưa xứng với tầm đòi hỏi sự phát triển của xã hội. Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp được thành lập hơn nửa thế kỷ, với những trang thiết bị, hạ tầng cơ sở, quy mô đào tạo, đội ngũ giảng viên đã có những phát triển đáng kể. Song nhu cầu của xã hội ngày càng cao về tiện lợi và cái đẹp trong sản phẩm hàng hóa, đặc biệt nhu cầu thẩm mỹ trong hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa công nghiệp, thủ công nghiệp, kiến trúc nội, ngoại thất nhà ở, công trình công cộng, nhà hát, câu lạc bộ, khu vui chơi, tạo dáng phương tiện đi lại, nghe nhìn, thời trang mà xã hội phát triển yêu cầu... Đồng thời, đặc biệt nữa là các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, các ngành nghề ở nông thôn Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tới hàng ngàn các cơ sở sản xuất cũng đang đứng trước thách thức to lớn, đó lớn đó là trình độ tay nghề rất thấp, chỉ là kinh nghiệm của các nghệ nhân truyền lại tạo ra những sản phẩm cũ kỹ, nghèo nàn về mẫu mã, chủng loại, tính thẩm mỹ thấp. Vì vậy, người tiêu dùng trong nước phải mua và sử dụng hàng ngoại là một nhu cầu chính đáng. Do đó, hàng hóa xuất khẩu cũng bị hạn chế, mất uy tín về chất lượng, kiểu dáng thẩm mỹ.
Những yếu tố đó tác động quan trọng, đòi hỏi và thúc đẩy trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu ra đời là một nhu cầu chính đáng.
Mặt khác, cả nước hiện nay chỉ có một trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp duy nhất. Trường được thành lập từ năm 1949, khuôn viên chật hẹp, trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu, hạ tầng nhỏ bé, cũ kỹ. Đội ngũ giảng viên chính có học hàm, học vị, có trình độ tay nghề cao phần lớn đã đến tuổi nghỉ hưu. Số cán bộ, giảng viên đủ năng lực hiện nay còn ít, chưa kịp bổ sung. Do những nguyên nhân như vậy, cho nên trường hàng năm chỉ tuyển chọn trên 100 sinh viên, trong khi đó các em có năng khiếu đăng ký thi vào trường có tới nửa vạn.
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu được thành lập sẽ tập trung đào tạo nhân lực các lĩnh vực: Mỹ thuật công nghiệp-Mỹ thuật. Các lĩnh vực đào tạo này có nội dung, phương thức giáo dục gần gũi, bổ trợ cho nhau, đưa tới cái đẹp có tính khoa học công nghệ, cái đẹp phục vụ tâm lý con người và sử dụng cho sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đó là:
- Đào tạo đa ngành về mỹ thuật và đa cấp phù hợp với tính chất ngành nghề.
- Tận dụng khả năng và chất xám của đội ngũ hoạ sĩ là giảng viên chính, giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về hưu nhưng vẫn còn sức khỏe, năng lực để tiếp tục phục vụ lĩnh vực đào tạo. Đồng thời, trong tương lai Trường sẽ liên kết hợp tác với các trường Mỹ thuật Công nghiệp tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu đào tạo đa ngành: Mỹ thuật công nghiệp-Mỹ thuật; Sư phạm Mỹ thuật; Lý luận Mỹ thuật; Phục chế nghệ thuật.
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu là cơ sở đào tạo đa cấp, nghĩa là được đào tạo theo nhiều hệ nhằm thỏa mãn và giải quyết nguyện vọng người học và theo khả năng trình độ và các cơ sở sản xuất yêu cầu. Đào tạo nhiều tầng sẽ giải quyết được sự dồn tắc nhiều năm và sức ép của nhân dân: chỉ thi vào đại học, trong khi đó nhu cầu của xã hội, các cơ sở sản xuất lại yêu cầu các hoạ sĩ có trình độ khác nhau là rất nhiều: hoạ sĩ sáng tác, hoạ sĩ thực hành, công nhân nghề, nghệ nhân thực thi trực tiếp sản xuất. Đó chính là sự khác nhau và tính phong phú trong đào tạo giữa đại học, cao đẳng và các hệ ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu xã hội.
I.THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên Dự án: Xây dựng Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp Á Châu
1.2. Tên cơ quan, doanh nghiệp Chủ dự án: Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp Á Châu
1.3. Địa chỉ liên hệ của cơ quan, doanh nghiệp Chủ dự án: 132 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
1.4. Người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp Chủ dự án: Bà Nguyễn Thu Nga –Chủ tịch hội đồng quản trị
1.5. Phương tiện liên lạc với cơ quan, doanh nghiệp Chủ dự án:
Điện thoại: 0903234412
II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Vị trí địa lí
Dự án Xây dựng Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp Á Châu được xây dựng tại khu đất C3, thuộc Cụm trường THCN và dạy nghề, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Ranh giới khu đất dự án được xác định như sau:
Phía Đông Bắc: giáp khu đất của Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính
Phía Đông Nam: giáp đường quy hoạch rộng 17,5 m
Phía Tây Bắc : giáp đường quy hoạch rộng 17,5 m
Phía Tây Nam: giáp đường quy hoạch rộng 30 m
Dự án nằm trong khu vực quy hoạch cụm trường THCN và dạy nghề đã được UBND TP phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 226/2006/QĐ-UBND ngày 12/12/2006.
Dự án nằm trong khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội là khu vực có mức độ đô thị hóa tương đối cao, mật độ dân cư tương đối dày và hệ thống dịch vụ đô thị khá phát triển.
Cơ sở hạ tầng khu vực dự án tương đối hoàn thiện với hệ thống đường giao thông dày đặc, trong đó tuyến đường giao thông chủ đạo là quốc lộ 70.
Sơ đồ vị trí lô đất
2.2. Nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự án
Khí thải: Hiện nay dự án xây dựng Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp Á Châu đang ở trong giai đoạn triển khai và dự kiến hoàn thiện vào năm 2013
Khi dự án đi vào xây dựng và triển khai, nguồn tiếp nhận khí thải của nhà trường sẽ là tiểu khu vực thuộc Cụm các trường đại học xã Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Với đặc điểm của Trường là số lượng học sinh, sinh viên và giảng viên không lớn; hoạt động của trường chỉ là hoạt động dạy và học cho nên việc sản sinh ra các nguồn khí độc hại là không có. Tuy nhiên việc xây dựng trường ở khu vực sẽ làm gia tăng mật độ giao thông, mức tập trung dân cư…. ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường không khí khu vực xã Tây Mỗ. Dự án sẽ tiến hành trồng cây xanh, thảm cỏ (30% tổng diện tích của Trường), bố trí hệ thống mặt nước…; các phòng học bố trí các hệ thống thông gió tự nhiên để góp phần cải thiện chất lượng môi trường khu vực.
Nước thải: Nước thải của Dự án xây dựng Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp Á Châu chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn sẽ được thu gom và xử lý toàn bộ trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận.
Dự án nằm trong khu vực được quy hoạch xây dựng các trường đại học - cao đẳng - dạy nghề có hệ thống thoát nước chung, vì vậy toàn bộ nước thải của dự án sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép.
III. QUY MÔ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3.1. Quy mô đào tạo và phân khu chức năng:
Công trình được thiết kế đảm bảo nhu cầu sử dụng lâu dài, có hình thức kiến trúc đẹp, phù hợp với môi trường đào tạo bậc Đại học và dạy nghề với mục đích phục vụ nhu cầu đào tạo cho khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Về quy mô đào tạo:
Theo dự kiến Quy mô đào tạo các bậc Đại học và dạy nghề của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu là 2000 sinh viên và sẽ mở rộng quy mô đào tạo lên khoảng 2500 sinh viên, trong đó quy mô đào tạo bậc Đại học là từ 1400 đến 1750 sinh viên, bậc dạy nghề là 600 đến 750 học viên. Trước mắt mỗi năm nhà trường sẽ tuyển sinh khoảng 500 sinh viên và học viên cho cả hai hệ Đại học và dạy nghề cho tất cả các chuyên ngành của 6 khoa chính:
Khoa học cơ bản:
Bộ môn toán và Khoa học tự nhiên.
Bộ môn Mác – Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bộ môn Ngoại ngữ.
Khoa trang trí nội, ngoại thất:
Ngành thiết kế Trang trí nội, ngoại thất.
Khoa Mỹ thuật truyền thống:
Ngành tranh hoành tráng.
Ngành điêu khắc.
Ngành sơn mài.
Ngành gốm.
Khoa đồ họa quảng cáo:
Ngành đồ họa quảng cáo.
Ngành trang trí kim loại
Khoa tạo dáng công nghiệp:
Ngành tạo dáng Công nghiệp.
Ngành thiết kế thảm.
Ngành thiết kế đồ chơi.
Ngành thiết kế thủy tinh nghệ thuật.
Ngành thiết kế thời trang
Ngành thiết kế trang sức
Khoa đại học Tại chức.
b) Phân khu chức năng
Theo quy hoạch của Dự án, Trường sẽ được chia ra thành 6 cụm chức năng chính đó là:
Khu nhà hiệu bộ, thư viện, căng tin:
Diện tích xây dựng: 1.223m2
Diện tích sàn xây dựng: 3.360m2
Chiều cao: 03 tầng
Bảng 3.1. Các phòng chức năng dự kiến
TT
Chức năng
Số lượng
I
Khu hiệu bộ
1 phòng
1
Phòng hiệu trưởng
2 phòng
2
Phòng hiệu phó
1 phòng
3
Phòng họp Giao ban
5 phòng
4
Phòng Trưởng khoa
5 phòng
5
Văn phòng khoa
1 phòng
6
Phòng tổ chức cán bộ
1 phòng
7
Văn phòng khoa tại chức
1 phòng
8
Văn phòng Công đoàn, đảng bộ
1 phòng
9
Kho văn phòng phẩm, đồ dùng giảng dạy
1 phòng
10
Phòng hành chính tổng hợp
1 phòng
11
Phòng kế toán – Tài vụ
1 phòng
12
Phòng đào tạo
2 phòng
13
Phòng văn thư, lưu trữ
1 phòng
14
Phòng hợp tác quốc tế
1 phòng
15
Phòng tiếp khách
2 phòng
16
Phòng công tác sinh viên
1 phòng
17
Phòng trực ban
1 phòng
18
Phòng quản lý khoa học
1 phòng
19
Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuật ứng dụng
1 phòng
20
Phòng y tế
1 phòng
21
Phòng Đảng ủy
1 phòng
Khu vệ sinh, hành lang, cầu thang
II
Căng tin
1
Khu vực giải khát, phục vụ ăn nhẹ
1 phòng
2
Kho phục vụ giải khát
1 phòng
III
Thư viện.
1
Phòng đọc lớn
1 phòng
Phòng Nghiên cứu
1 phòng
Kho sách
2 phòng
Các phòng phụ trợ
3 phòng
Khu vệ sinh, hành lang, cầu thang
(Nguồn: Thuyết minh dự án)
Khu học lý thuyết, chuyên ngành:
Nhà học A (Sử dụng cho đào tạo bậc Đại học)
Diện tích xây dựng: 537m2
Diện tích sàn xây dựng: 2.685m2
Chiều cao:05 tầng
Bảng 3.2. Quy mô khu học lý thuyết, chuyên ngành
TT
Chức năng
Số lượng
Diện tích
1
Phòng học lý thuyết
24 phòng
48,6m2/phòng
2
Phòng nghỉ cho giáo viên
4 phòng
21,4m2/phòng
3
Khu vệ sinh, hành lang, cầu thang
(Nguồn: Thuyết minh dự án)
Nhà học B (Sử dụng cho đào tạo bậc Đại học)
Diện tích xây dựng: 718m2
Diện tích sàn xây dựng: 3.590m2
Chiều cao:05 tầng
Bảng 3.3. Quy mô khu nhà học B
TT
Chức năng
Số lượng
Diện tích
1
Các phòng học chuyên ngành
20 phòng
73,8m2/phòng
2
Phòng mỹ thuật
3 phòng
73,8m2/phòng
3
Xưởng Mỹ thuật
1 phòng
48,6m2/phòng
4
Phòng trưng bày mỹ thuật
1 phòng
97,2m2/phòng
5
Kho đồ dùng
1 phòng
21,4m2/phòng
6
Phòng nghỉ cho giáo viên
4 phòng
21,4m2/phòng
7
Khu vệ sinh, hành lang, cầu thang
Nhà học C (Sử dụng cho đào tạo dạy nghề)
Diện tích xây dựng: 541m2
Diện tích sàn xây dựng: 2.075m2
Chiều cao: 03 tầng
Bảng 3.4. Quy mô nhà học C
TT
Chức năng
Số lượng
Diện tích
1
Nơi để xe ô tô
325m2
2
Phòng bảo vệ
1 phòng
21,4m2/phòng
3
Phòng nghỉ cho giáo viên
4 phòng
21,4m2/phòng
4
Các phòng học chuyên ngành
16 phòng
73,8m2/phòng
5
Khu vệ sinh, hành lang, cầu thang
(Nguồn: Thuyết minh dự án)
Khu giảng đường ( Sử dụng cho bậc đại học và dạy nghề):
Diện tích xây dựng: 260m2
Diện tích sàn xây dựng: 1.040m2
Chiều cao: 04 tầng
Các phòng chức năng dự kiến:
Bảng 3.5. Quy mô khu giảng đường
TT
Chức năng
Số lượng
Diện tích
1
Giảng đường (200 chỗ)
4 phòng
220m2/phòng
2
Phòng chuẩn bị
4 phòng
16 m2/phòng
3
Phòng dụng cụ
4 phòng
16 m2/phòng
(Nguồn: Thuyết minh dự án)
Khu xưởng thực hành, thí nghiệm( Sử dụng cho bậc ĐH và dạy nghề):
Diện tích xây dựng: 1126 m2
Chiều cao: 01 tầng
Các phòng chức năng dự kiến:
Bảng 3.6. Quy mô khu xưởng thực hành, thí nghiệm
TT
Chức năng
Số lượng
Diện tích
1
Xưởng thực hành
1 phòng
606m2/phòng
2
Kho xưởng thực hành
1 phòng
132m2/phòng
3
Khu vệ sinh, hành lang,….
(Nguồn: Thuyết minh dự án)
Hội trường đa năng ( Sử dụng cho bậc đại học và dạy nghề):
Diện tích xây dựng: 1126m2
Diện tích sàn xây dựng: 2.252m2
Chiều cao: 02 tầng
Các phòng chức năng dự kiến:
Bảng 3.7. Quy mô hội trường đa năng
TT
Chức năng
Diện tích
1
Hội trường đa năng (700 chỗ ngồi)
220m2/phòng
2
Phòng thay đồ nam. Nữ
53 m2
3
Kho dụng cụ biểu diễn
56,5 m2
4
Phòng hội thảo nhỏ(150 chỗ ngồi)
135m2
5
Phòng máy chiếu
43m2
6
Kho Phòng máy
30m2
7
Khu vệ sinh, hành lang,…
(Nguồn: Thuyết minh dự án)
+ Danh mục thiết bị máy móc dự kiến đầu tư cho trường
Bảng 3.8. Danh mục máy móc dự kiến đầu tư
TT
Tên thiết bị
Số lượng
Tình trạng
Nơi cung cấp
Nơi sản xuất
1
Máy vi tính
100
Mới 100%
Đơn vị trúng thầu cung cấp
China
2
Máy in laze (A4)
21
Mới 100%
Canon VietNam
3
Máy photocopy
02
Mới 100%
-
4
Máy chiếu
05
Mới 100%
Sony VietNam
5
Máy may
20
Cũ (80%)
6
Máy phát điện
02
Mới 100%
7
Máy bơm nước
03
Mới 100%
(Nguồn: Thuyết minh dự án)
Phương án bố cục mặt bằng
Quần thể trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu được xây dựng trên khu đất rộng 18.715 m2. Quy hoạch không gian và phân khu vực chức năng hợp lý tạo được điểm nhìn đẹp trên cả 3 trục đường, tạo không gian thoáng đãng. Mặt bằng được nghiên cứu toàn diện tổng thể theo tiêu chuẩn quy phạm thiết kế trường học. Quy hoạch không gian phân khu rõ ràng, sinh động xung quanh trục chính của quần thể trường nối từ cống qua Khối hiệu bộ, tạo được không gian thoáng đãng, các khối lớp học, khối hội trường đa năng được bố trì liên hoàn thành một không gian khép kín.
Trường được chia ra làm các khu chức năng riêng biệt bao gồm các khối hiệu bộ, Thư viện, Khối học lý thuyết và chuyên ngành, khu giảng đường, nhà xưởng thực hành, khu hội trường đa năng, nhà ăn và câu lạc bộ, sân thể thao. Các hoạt động này được bố trí liên hoan, đi lại liên khu bằng nhà cầu. Các phòng học cho 25-30 sinh viên, bố trí thoáng tốt và được thiết kế che năng đảm bảo quy phạm thiết kế lớp học. Hành lang đi lại thuận tiên, cầu thang đủ rộng tại các đầu mối giao lưu thoát người. Khối phòng học thực hành, lý thuyết được bố trí liên hoàn với khối hiệu bộ và thư viện, kết nối mối quan hệ chặt chẽ và thuận tiện trong việc quản lý, giảng dạy. Không gian cây xanh được kết hợp hài hòa với các bãi sân thể thao, vừa đáp ứng các yêu cầu công năng hoạt đông vui chơi, thể thao, vừa tạo không gian cảnh quan cho tổng thể của trường học.
Phương án mặt đứng và sử dụng vật liệu:
Công trình dự kiến xây dựng có hình thức kiến trúc phù hợp với cảnh quan xung quanh, mặt đứng công trình sử dụng nhiều đường nét kiến trúc Á đông như mái dốc, cột, kết hợp với các họa tiết, vật liệu ốp, màu sắc trang trí, tạo ra sự hài hòa cho hình thức tổng thể công trình, tạo nên những không gian thoáng đảm bảo chiếu sáng và thông gió thỏa mãn các yêu cầu của một lớp học. Khối thang, WC bố trí phù hợp vừa tiện cho việc đi lại đồng thời đảm bảo kín đáo cần thiết. Sảnh chính của nhà học chính trang nghiêm gắn liền với sân trước của nhà trường và kết nối với khối học và khối hiệu bộ, thuận tiện cho các hoạt động của trường.
Kích thước các phòng học đảm bảo đúng quy phạm, bố trí diện tích cửa đủ lấy ánh sáng tự nhiên. Hành lang rộng 2,4m. Cầu thang bố trí đảm bảo yêu cầu thoát người khi có sự cố. Mặt trong và ngoài công trình quét vôi màu. Cầu thang, bậc tam cấp, tay vịn lan can trát granito. Các cửa sổ cửa đi dùng gỗ nhóm150x120, toàn bộ sàn nhà lát gạch ceramic 300x300 màu sáng. Nhà thường trực xây gạch, lớp tôn tráng kẽm liên doanh giả ngói. Nhà xe lớp tôn tráng kẽm liên doanh. Cổng và hàng rào phía trước dung hàng rào thép sơn xanh, tường rào bao quanh xây gạch tường 110 bổ trụ 220 cao 2m. Toàn bộ sân, đường đổ bê tông. Sân vườn cây xanh được thiết kế với những loại cây có tán, tạo bong mát cho khu vực sân và hoạt động ngoài trời của sinh viên
Giải pháp kết cấu
Giải pháp kết cấu móng:
Do dự kiến sử dụng móng cọc bê tông. Cụ thể khi thiết kế kỹ thuật thi công sẽ căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất
Giải pháp kết phần thân:
Phần thân nhà dung giải pháp nhà khung sàn bê tông đổ tại chỗ
Bê tông cốt thép mác 300, thép AI có cường độ Ra = 2300kg/cm2, gạch mác 75, vữa xây xi măng cát mác 50
Giải pháp kết cấu mái:
Mái được thiết kế bằng bê tông cốt thảo lợp ngói, có hệ thống sênô thu nước và tường chắn mái, sử dụng hệ thống trần treo và các tấm cách nhiệt để chống nóng cho công trình
Giải pháp chiếu sáng
Tận dụng tối đa chiếu sáng tự nhiên, kết hợp với chiếu sáng nhân tạo để đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng theo tiêu chuẩn trường học
Giải pháp thông gió
Chủ yếu thông gió tự nhiên, một số phòng đặc biệt được bố trí thông gió cưỡng bức kết hợp với thông gió tự nhiên. Phương án đạt được sự thông thoáng đối lưu tự nhiên cao nhất qua diện tiếp xúc tự nhiên công trình trong không gian và qua các hành lang, ngoài ra sử dụng hệ thống quạt trần và các hình thức thông gió hiện đại khác
Giải pháp cấp nước:
Nguồn nước cấp cho công trình được lấy từ tuyến ống phân phối dự kiến xây dựng trên tuyến đường quy hoạch ở phía Tây Nam ô đất, nước được bơm lên từ bể nước ngầm có dung tích khoảng 212 m3 để cấp nước cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và cứu hỏa công trình, đường kính của ống cấp nước được tính toán hợp lý, sử dụng thuận lợi nhưng tránh được lãng phí không cần thiết.
Đường ống cấp nước cho công trình dung loại ống nhựa hàn nhiệt.
Giải pháp thoát nước
Hệ thống thoát nước mưa và nước thải được thiết kế là hai hệ thống riêng. Nước mưa được thu gom bởi hệ thống ga và rãnh đan trong ô đất rồi chảy vào tuyến cống thoát nước mưa dự kiến xây dựng ở phía Tây và Nam ô đất. Nước thải sinh hoạt qua bể tự hoại đặt trong hệ thống thoát nước thải của Thành phố, nước thải của công trình phải được xử lý sơ bộ trong ô đất xây dựng công trình đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường rồi thoát tạm vào hệ thống nước mưa
Giải pháp phòng cháy chữa cháy
Tối ưu về điều kiện phòng cháy chữa chaý và giao thông. Các hệ thống thang cứu được bố trí đảm bảo khoảng cách theo quy định.
Hệ thống bể nước cứu hỏa và bơm tự động công suất lớn được đặt tại tầng 1 của công trình. Các họng nước cứu hỏa và bình bọt CO2 cũng bảng hướng dẫn, hệ thống đèn báo và chiếu sáng tự động được bố trí tại tất cả các tầng, ngoài ra công trình còn được trang bị các hệ thống báo cháy và khói tự động và hệ thống dập lửa tự động, đặc biệt được chú trọng khu vực cầu thang được thiết kế với hệ thống thống vách và cửa chống cháy
Giải pháp cấp điện và chống sét
Cấp điện cho công trình được được lấy từ trạm biến thế riêng xây dựng trong ô đất quy hoạch, nguồn được lấy từ tuyến cáp 22kv dự kiến xây dựng trên tuyến đường quy hoạch ở phía Tây ô đất.
Công trình được cấp điện 3 pha từ nguồn bên ngoài dẫn đến tủ điện đặt tại an toàn sử dụng aptomat. Chiếu sáng sử dụng đèn huỳnh quang, hệ thống điều hòa trung tâm. Dây dẫn đến thiết bị là dây dẫn PVC kép lõi đồng mềm đi trong ống gan nhựa ngầm trong tường.
Phương án được thiết kế an toán, đáp ứng nhu cầu về chiếu sáng, điều hòa và các thiết bị phụ trợ khác.
Chống sét dung kim thu kết hợp dây thu dẫn xuống cọc tiếp địa.
3.4.10. Giải pháp Cây xanh ngoài nhà
Trồng cây bóng mát trên các sân hè, lối đi lại xung quanh các công trình, phía sát hàng rào trồng cỏ tự nhiên. Cây bóng mát được trồng là các cây non như Bằng lăng, Muồng vàng chanh, Keo tai tượng cao trung bình 1,5m, khoảng cách giữu các cây là 8-10m.
Hình thức quản lý dự án
Hình thức quản lý dự án
Căn cứ vào tình hình thực tế và công tác quản lý về đầu tư xây dựng cơ sở, có thể lựa chọn hình thức quản lý thực hiện dự án như sau:
+ Thực hiện hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án
+ Sau khi thực hiện hoàn thành xây dựng sẽ đi vào vận hành đồng bộ
Kế hoạch thực hiện
Phương thức tổ chức quản lý:
Để tổ chức và thực hiện đầy đủ các quy định về đầu tư xây dựng của Nhà nước, các văn bản pháp quy của các cơ quan quản lý, trước mắt phải tổ chức thành lập Ban quản lý có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
+ Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, giúp Trường điều hành theo chế độ chính sách phù hợp với luật Xây dựng
+ Tiến hành các thủ tục với các cơ quan quản lý của thành phố Hà Nội về việc xin giao nhận đất, đền bù giải phóng mặt bằng
+ Phối hợp với nhà thầu xây dựng tiến hành xây dựng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn lao động, thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và sau khi đưa vào sử dụng
+ Duy tu bảo dưỡng định ký các công trình, đặc biệt là hệ thống thiết bị và kỹ thuật trong quá trình khai thác sử dụng công trình.
Giai đoạn thực hiện
Giai đoạn 1
+ Xác định chỉ giới đường đỏ, các thông số kỹ thuật, thỏa thuận Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trức trình các cấp có thẩm quyên phê duyệt….
+ Khoan thảo sát địa chất công trình
+ Lập dự án đầu tư xây dựng
Thời gian thực hiện: đến tháng 3/2010
+ Thiết kế kỹ thuật thi công- Tổng dự toán công trình
+ Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thẩm định tổng dự toán
+ Phê duyệt tổng mức đầu tư và chuẩn bị vốn đầu tư
Thời gian thực hiện: đến tháng 12/2010
Giai đoạn 2:
+ Từ tháng 12-2010 nhận, cầm mốc giao đất
+ Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2012 thi công bao gồm các hạng mục như sau:
Dọn dẹp , chuẩn bị mặt bằng thi công
Thi công xây dựng phần hậ tầng (San lấp, xây kè, Cổng, hàng rào, bể nước, hệ thống đường nội bộ…)
+ Từ tháng 6 năm 2012: Thi công công trình
+ Tháng 12 năm 2013: Khánh thành đưa vào hoạt động toàn bộ Dự án
IV.NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG
4.1. Nhu cầu cấp nước
- Trong quá trình xây dựng Trường nguồn cấp nước lấy từ giếng khoan, trữ lượng nước khai thác sử dụng trong giai đoạn thi công dự án là 6m3/ngày cụ thể:
Qnc = qđm x n
Trong đó:
+ Qnc: Lượng nước cấp trong giai đoạn xây dựng
+ qđm: Định mức 1 người/ngày sử dụng (60 lít- TCXDVN 33:2006)
+ n: Số lượng công nhân dự tính làm việc tối đa tại công trường là 100 công nhân.
Vậy Qnc= 60 x 100 = 6000(lít/ngày) = 6(m3/ngày)
- Khi trường đi vào hoạt động lượng nước sử dụng phục cho cán bộ công nhân viên và học viên (2570 người : 2500 học viên + 70 CBCNV). Lưu lượng nước cấp sử dụng khoảng 212,02 m2 (làm tròn 212m3/ngày)
- Trong đó: Qccn = Qsh +Qcc + Qdp
Qccn = Lượng nước cung cấp
Qcc = Lượng nước dùng công cộng (tưới cây…) (10% lượng nước sinh hoạt hằng ngày)
Qdp = Lượng nước dự phòng (25% tổng nhu cầu hàng ngày)
Qsh = Nx Qđmc : Lượng nước cấp sinh hoạt
Qđmc= Định mức cấp nước (80 lít/người/ngày)
N = Số người (2570 người)
Qsh = 2570 x 0,06= 154,2 m3
Qcc = 10% x 154,2 = 15,42 m3
Qdp = 25% x (154,2+15,42) = 42,40 m3
Qccn = 154,2 + 15,42 + 42,40 = 212,02 m3
Nguồn nước cấp cho công trình được lấy từ tuyến ống phân phối dự kiến xây dựng trên tuyến đường quy hoạch ở phía Tây Nam ô đất, nước được bơm lên từ bể nước ngầm có dung tích khoảng 212 m3
4.2. Nhu cầu cấp điện
Nguồn điện cấp cho dự án được lấy trạm biến thế riêng xây dựng trong ô đất quy hoạch, nguồn được lấy từ tuyến cáp 22KV dự kiến xây dựng trên tuyến đường quy hoạch ở phía Tây lô đất.
V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Trong quá trình thực hiện, Dự án có thể gây ô nhiễm đến môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn ở khu vực do các hoạt động của con người, các phương tiện giao thông chuyên chở phục vụ thi công.
Nguồn gây ô nhiễm chính của Dự án đối với môi trường là nguồn nước thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt và khí thải.
Quy trình trình thực hiện dự án sẽ diễn ra qua các giai đoạn có trình tự như sau:
Hình 5.1. Quy trình xây thực hiện dự án
5.1. Các loại chất thải phát sinh
Khu đất dự án hiện đã được giải phóng mặt bằng và san lấp, không cần phải triển khai công tác đền bù giải tỏa
5.1.1. Khí thải
a. Trong giai đoạn thực hiện dự án
Nguồn phát sinh:
Khí thải:
Khí thải sinh từ các phương tiện thi công, vận chuyển và các loại máy móc, thiết bị dùng trong giai đoạn này sử dụng nhiên liệu đốt trong là xăng và dầu diezel. Thành phần của khí thải gồm: CO, SO2, NOx, H2S, Hơi hữu cơ... Tuy nhiên, mức độ tiêu hao nhiên liệu của Dự án ít, lượng khí thải từ hoạt động của dự án là tương đối nhỏ, phân bố trên diện rộng và được pha loãng nhanh chóng vào môi trường.
Trong quá trình xây dựng, các nguồn ô nhiễm không khí chính là bụi, khí thải từ công đoạn hàn kim loại, các loại máy xây dựng, máy phát điện và các phương tiện GTVT.
Bụi:
Ô nhiễm bụi phát sinh ở tất cả các hạng mục thi công của dự án như: Công tác xây dựng do vận chuyển và tập kết cát, đá sỏi, xi măng, vật liệu xây dựng đến công trường với mức độ tác động khác nhau. Bụi phát sinh khi vận chuyển đất cát nguyên vật liệu xây dựng, lắp ghép không được che chắn cẩn thận bị vương vãi ra xung quanh, hay bùn đất phát sinh do đào đắp bị khô lại, gặp gió mạnh sẽ phát tán vào không khí gây ô nhiễm. Ngoài ra, bụi còn phát sinh trong quá trình xây dựng các hạng mục của dự án như làm đường, đổ bê tông.
Lượng bụi này gây ra sự hấp thụ và khuyếch tán ánh sáng mặt trời, giảm tầm nhìn dẫn đến gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông. Ngoài ra nó ảnh hưởng đến sức khoẻ con người: gây trở ngại đối với bộ máy hô hấp, gây ra các bệnh về phổi. Nồng độ bụi ảnh hưởng trực tiếp tới cán bộ, công nhân thi công, ngoài ra còn ảnh hưởng tới các hộ dân cư liền kề dọc hai bên đường do các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng đi lại. Trong trường hợp khai thác vào những ngày thời tiết khô hanh có gió mạnh thì lượng bụi sẽ phát tán đi xa, gây ô nhiễm nhẹ trên diện rộng.
Tiếng ồn:
Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các loại máy móc, thiết bị trong quá trình xây dựng và các xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, cát, đá trên đường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của nhân dân khu vực. Với địa điểm khu vực Dự án nằm xa khu dân cư nên tiếng ồn không ảnh hưởng nhiều đến người dân gần khu vực và chủ yếu ảnh hưởng đến cán bộ, công nhân thi công.
Tải lượng ô nhiễm:
- Khí thải từ các phương tiện GTVT:
Ở giai đoạn xây dựng trường đều phải sử dụng rất nhiều xe vận tải vận chuyển đất đá và nguyên vật liệu. Khi hoạt động, các phương tiện giao thông vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như cacbuahydro, NOx, CO, CO2,... Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, chiều dài một chuyến đi, phân khối động cơ, loại nhiên liệu, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Tổ chức WHO cũng đưa ra tải lượng ô nhiễm cho các phương tiện GTVT tải trọng lớn sử dụng dầu diezel như trong bảng dưới đây:
Bảng 5.1 - Tải lượng ô nhiễm phát thải của xe tải trọng lớn ước tính theo đơn vị 1000km đường xe chạy hoặc 1 tấn nhiên liệu tiêu thụ
Đơn vị
Bụi
kg/đv
SO2
kg/đv
NOx
kg/đv
CO
kg/đv
HC
kg/đv
Động cơ < 50cc, 2 kỳ
1000km
0,9
4,29S
11,8
6,0
2,6
Tấn nhiên liệu
4,3
20S
55,0
28
12
Ghi chú: S là tỷ lệ phần trăm của lưu huỳnh có trong nhiên liệu. Thông thường, trong xăng có chứa 0,05 % và trong dầu diezel có chứa 1- 1,5%.
Như vậy có thể ước tính được tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện GTVT trong giai đoạn xây dựng hạ tầng, các công trình kiến trúc, biết rằng mỗi xe tải trọng 15 tấn tiêu thụ khoảng 58kg dầu diezel trong một ngày và xe 10 tấn tiêu thụ 40kg dầu diezel trong một ngày. Trong giai đoạn xây dựng dự kiến cần khoảng 70 - 80 xe tải trọng 15 tấn trong một ngày. Kết quả được tính cụ thể như bảng dưới đây:
Bảng 5.2 - Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải các phương tiện GTVT
Bụi
(kg/ngày)
SO2
(kg/ngày)
NOx
(kg/ngày)
CO
(kg/ngày)
HC
(kg/ngày)
Giai đoạn xây dựng
2,48
0,115
31,77
16,17
6,93
Như vậy, lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ khí thải của các phương tiện GTVT trung bình trong ngày trong giai đoạn xây dựng là lớn.
- Khí thải từ các máy xây dựng
Trong cả hai giai đoạn xây dựng hạ tầng, các công trình kiến trúc, dự án phải sử dụng một số lượng khá lớn các máy xây dựng. Các máy sử dụng dầu diezel trong quá trình làm việc phát thải ra các chất ô nhiễm như bụi, khí CO, SO2, NOx. Hầu hết các thiết bị máy móc này đều là máy tải trọng lớn nên có thể ước tính được tải lượng phát thải tương tự như các xe vận tải lớn theo phương pháp tính nhanh của WHO.
Các kết quả tính toán cho thấy, nhìn chung tổng tải lượng phát thải lớn, tuy nhiên nếu xét trên một không gian rộng thì nồng độ không lớn, mức độ ảnh hưởng chỉ mang tính cục bộ tại khu vực dự án.
Tuy nhiên, do đặc thù của dự án được xây dựng trên diện tích đất trống, thuộc khu vực quy hoạch của Thành phố. Tuy nhiên, dự án sẽ có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phát sinh từ khí thải máy xây dựng và các phương tiện GTVT nhằm bảo vệ ô nhiễm môi trường và cộng đồng.
- Khí thải từ các máy phát điện
Nguồn phát sinh khí thải của dự án chỉ là khí thải do chạy máy phát điện. Dự án dự kiến sẽ đầu tư 2 máy phát điện dự phòng, 1 máy đặt tại phòng máy phát khu văn phòng công suất 400 KVA cung cấp điện cho khu văn phòng làm việc của cán bộ công nhân viên, một máy đặt tại khu vực riêng, công suất 1.500 KVA cung cấp điện cho toà nhà phòng học của sinh viên. Nhiên liệu sử dụng là dầu DO với định mức tiêu thụ dự kiến như sau:
Bảng 5.3. Lượng dầu DO tiêu thụ cho máy phát điện
TT
Công suất máy
Định mức tiêu thụ nhiên liệu (lít/giờ)
1
1500 KVA
300
2
400 KVA
78
Tổng cộng
378
Bảng 5.4. Thành phần và tính chất dầu DO
STT
Chỉ tiêu – đơn vị
Mức quy định (thông dụng)
1
Trị số Xêtan
Min
45
2
Thành phần cất (0C)
- Điểm cất 50% VOL
- Điểm cất 90% VOL
Max
Max
290
370
3
Độ nhớt/400C (mm2/s) (cS1)
Max
1,8 –5,0
4
Nhiệt độ bắt cháy cốckin (0C)
Min
60,00
5
Điểm đông đặc (0C)
Max
9,00
6
Hàm lượng tro (%Wt)
Max
0,02
7
Hàm lượng nước (%VOL)
Max
0,05
8
Hàm lượng lưu huỳnh (%Wt)
Max
1,00
9
An mòn đồng, 3giờ/500C
Max
N-1
10
Màu sắc (ASTM)
Max
N-2
11
Tỷ trọng/150C (g/cm3)
Max
0,87
(Nguồn: Petrolimex - 1994)
Tính toán sơ bộ về lượng khí thải và tải lượng ô nhiễm của máy phát điện như sau:
+ Lưu lượng khí thải
Lượng không khí lý thuyết cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 1 kg dầu DO là:
(kg không khí/kg dầu DO)
Lượng khí thải tạo thành:
Vt = (mf - mNC) + At
Trong đó:
mf = 1
mNC = 0,001 (độ tro trong nguyên liệu)
Vt = (1 - 0,001) + 13,49
= 14,49 kg khí thải/kg dầu DO
= 19,4 m3 khí thải/kg dầu DO
(Tỷ trọng không khí khô ở 2000C là 0,746 kg/m3)
Lượng khí thải tính ở điều kiện nhiệt độ 2730K và hệ số không khí thừa là 1,15 được tính như sau:
( 38 m3 khí thải/kg dầu DO
Vậy lưu lượng khí thải sinh ra do đốt dầu DO khi vận hành 2 máy phát điện công suất 1.500 KVA và 400 KVA là khoảng 3,2 m3/s.
+ Tải lượng ô nhiễm
Khí thải sinh ra từ quá trình đốt dầu DO bao gồm bụi, SO2, NOX, CO và VOC.
Bảng 5.5. Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải khi đốt dầu DO
Các chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm (g/kg nhiên liệu)
Bụi
0,28
SO2
20 S
NOX
2,84
CO
0,71
VOC
0,035
(Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, WHO 1993)
Dựa vào định mức tiêu thụ và hệ số ô nhiễm, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO của máy phát điện công suất 1500.
Bảng 5.6. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO khi vận hành máy phát điện
Chất ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm (g/s)
Nồng độ (mg/m3)
QCVN 19:2009 (B) (mg/m3)
TCVN 6992-2001, cấp A, Q1 (mg/m3)
Bụi
0,0235
7,34
200
-
SO2
0,560
175
500
240
NOX
0,239
74,6
850
480
CO
0,060
18,6
1.000
240
VOC
0,003
0,92
-
-
Ghi chú:
QCVN 19:2009: Quy chuẩn Việt Nam về khí thải công nghiệp và các chất vô cơ
TCVN 6992:2001. Chất lượng không khí. Khí thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất vô cơ trong vùng đô thị
Nhận xét:
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải với tiêu chuẩn cho thấy tất cả các chỉ tiêu bụi, SO2, CO2, NO2, CO đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, máy phát điện chỉ hoạt động trong trường hợp mất điện, chế độ hoạt động không liên tục. Do đó, đối với nguồn ô nhiễm này Chủ đầu tư sẽ áp dụng biện pháp phát tán qua ống khói thải có chiều cao phù hợp.
- Khí thải từ các công đoạn cắt hàn kim loại
Trong quá trình cắt hàn các kết cấu thép, các loại hoá chất chứa trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ người công nhân. Bảng thể hiện dưới đây là tỷ lệ ô nhiễm trong quá trình hàn điện các vật liệu kim loại, khi biết khối lượng và chủng loại que hàn sử dụng sẽ dễ dàng tính được tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ công đoạn hàn.
Bảng 5.7 - Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện kim loại
(mg/1 que hàn)
Chất ô nhiễm
Đường kính que hàn, mm
2,5
3,25
4
5
6
Khói hàn (có chứa các chất ô nhiễm khác)
285
508
706
1.100
1578
CO
10
15
25
35
50
NOx
12
20
30
45
70
(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2000)
Ước tính lượng que hàn sử dụng là 1000 que. Tải lượng ô nhiễm trung bình ngày do hàn điện được thể hiện trong bảng 5.8
Bảng 5.8 - Tải lượng ô nhiễm do hàn điện
Chất ô nhiễm
Tải lượng (kg/ngày)
- Khói hàn
0,8354
- CO
0,027
- NOx
0,0354
Tải lượng này không cao, nhất là khi so sánh tải lượng khí CO và NOx với khí thải phát sinh từ các xe vận tải, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến những người công nhân và thợ hàn. Nếu không có các phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp, người thợ hàn khi tiếp xúc với các loại khí độc hại có thể bị những ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ, thậm chí ở nồng độ cao có thể bị nhiễm độc cấp tính.
- Bụi:
Bảng 5.9 - Dự báo tải lượng bụi phát sinh trong quá trình san nền và xây dựng
Nguồn phát sinh
Hệ số phát sinh bụi
Lượng bụi phát sinh đơn vị [kg/1000km.xe]
Tổng lượng bụi phát sinh [kg]
Tải lượng phát thải trung bình ngày [kg/ngày]
Hoạt động giao thông
21.f
14,868
-
10,408
Ghi chú: f là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường, có công thức tính bằng (v là vận tốc trung bình của xe, M là tải trọng trung bình của xe, n là số bánh xe trung bình).
Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình kiến trúc, nguồn phát sinh bụi chủ yếu là bụi thứ cấp phát sinh do các phương tiện giao thông vận tải (GTVT) vận chuyển nguyên vật liệu và phế thải trên đường. Lượng bụi này có thể ước tính theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với giả thiết vận tốc trung bình của các xe là 50km/h, tải trọng trung bình là 15 tấn, số bánh xe trung bình cho một xe là 8 cái, số lượng xe vận chuyển trung bình trong ngày là 150 lượt (ước tính phải vận chuyển 406.463 tấn nguyên vật liệu trong khoảng 6 tháng (tính thời gian liên tục, cần thiết cho công tác vận chuyển) – nguồn: Thuyết minh dự án) quãng đường trung bình mỗi xe đi trong ngày tại khu vực dự án là 5km.
Các kết quả tính trên cho thấy lượng bụi gây ra do các phương tiện GTVT trên đường vận chuyển tại công trường trong thời gian thi công xây dựng rất lớn, cần phải có biện pháp giảm thiểu để tránh gây ô nhiễm. Tuy nhiên, hầu hết các loại bụi này có kích thước lớn nên không phát tán xa mà chủ yếu gây ô nhiễm cục bộ tại khu vực, nhất là ở khu vực cuối hướng gió, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân tham gia thi công và khu vực dân cư nằm trong khu quy hoạch.
- Tiếng ồn:
Tiếng ồn đặc trưng bởi độ lớn của mức áp suất âm thanh. Sau đây là giá trị mức áp suất âm thanh của một số nguồn ồn thường gặp :
Bảng 5.10. Mức tiếng ồn của một số nguồn thường gặp
Các loại nguồn ồn
Mức tiếng ồn
- Tiếng nói chuyện vừa
60 - 70 dBA
- Máy nghiền
86 - 104 dBA
- Cưa vòng
94 - 98 dBA
- Máy đầm bê tông
75 - 80 dBA
- Máy đóng cọc diezel, đo cách 10 m
100 - 108 dBA
- Máy phát điện 75 KVA, đo cách 3 m
100 - 105 dBA
- Máy khoan đá dùng khí nén, đo cách 1 m
104 - 110 dBA
- Ô tô vận tải
70 - 80 dBA
Như vậy, trong quá trình triển khai dự án các máy xây dựng (máy đóng cọc Diezel, máy phát điện, máy khoan,...) có khả năng gây tiếng ồn ở mức khá cao trong phạm vi hoạt động của người lao động (92(110dBA). Tuy nhiên, do tiếng ồn lan truyền trong không khí tắt nhanh theo khoảng cách (theo hàm logarit), diện tích khu quy hoạch rộng nên mức độ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh khu quy hoạch hầu như không đáng kể. Tuy nhiên, dự án sẽ có các biện pháp để hạn chế mức độ ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng đến sinh hoạt của dân cư trong khu vực.
Các phương tiện giao thông vận tải, mặc dù mức tiếng ồn không cao bằng các máy xây dựng nhưng tần số hoạt động cao hơn nhiều. Mức ồn của các phương tiện giao thông vận tải được đưa ra trong bảng 5.8 dưới đây. Các số liệu trong bảng dưới đây cũng có thể sử dụng cho cả khi đánh giá ô nhiễm tiếng ồn trong giai đoạn dự án đã đi vào hoạt động.
Bảng 5.11 - Mức ồn của các loại xe
Loại xe
Tiếng ồn (dBA)
Xe du lịch
77
Xe minibus
84
Xe thể thao
91
Xe vận tải
93
Xe mô tô 4 thì
94
Xe mô tô 2 thì
80
- Phương pháp xác định mức tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải đường bộ gây ra.
+ Đối với xe chạy độc lập (Phương pháp của Cộng đồng Châu Âu)
Vị trí đánh giá mức tiếng ồn của xe ôtô là ở khoảng cách 7,5m tính từ trục của xe và ở độ cao 1,2m tại một khu đất trống.
Đối với xe ôtô con, mức tiếng ồn khi xe chạy ở chế độ ổn định với vận tốc là ‘v’ được tính theo công thức sau:
L (dBA) = 20 + 30log(v)
Đối với xe tải tải trọng trên 3,5 tấn chạy dầu diezel, mức tiếng ồn khi xe chạy ở chế độ ổn định với vận tốc ‘v’ được tính theo công thức sau:
L (dBA) = 30 + 30log(v)
Ở chế độ tăng tốc để đạt vận tốc 50km/h, mức tiếng ồn của xe ôtô con là 83 dBA và của xe tải là 90 dBA, với sai phương là 4 dBA. Nhìn vào hai công thức trên, có thể thấy nếu chạy với cùng một vận tốc, xe tải luôn có mức tiếng ồn cao hơn xe ôtô con là 10 dBA.
+ Mức tiếng ồn chung
Có rất nhiều mô hình toán học để ước tính mức tiếng ồn của một đoạn đường giao thông có xe chạy liên tục. Mức tiếng ồn này phụ thuộc vào lượng xe qua lại, vận tốc xe, tỷ lệ xe tải trọng lớn, địa hình, tình trạng gió,... Những mô hình này rất có ý nghĩa trong việc dự báo mức tiếng ồn dọc theo một trục đường cao tốc dự kiến sẽ xây dựng. Sau đây là một mô hình tính đơn giản của Liên Xô trước đây:
LAtđ = LA7 + (( LAi (dB)
Trong đó:
- LAtđ - Mức ồn tương đương trung bình của dòng xe (ở độ cao 1,5m và cách trục dòng xe 7,5m);
- LA7 - Mức ồn tương đương trung bình của dòng xe ở điểm cao 1,5m và cách trục dòng xe 7,5m trong điều kiện chuẩn là xe chạy trên đoạn đường thẳng và bằng phẳng, khi dòng xe có 60% xe tải và xe khách, với vận tốc chạy trung bình là 40km/h
- (( LAi - Tổng các số hiệu chỉnh cho các trường hợp khác với các điều kiện trên:
+ Tăng hoặc giảm 10% lượng xe tải và xe khách thì (( LAi= (0,8dB
+ Tăng hoặc giảm tốc độ xe chạy trung bình (10km/h thì (( LAi= (1,5dB
+ Khi đường phố có chiều rộng trên 60m thì (( LAi= - 2dB
Sử dụng phương pháp trên ta có thể dễ dàng lượng tính được mức tiếng ồn chung do các phương tiện xe cơ giới gây ra trong từng giai đoạn.
Bảng 5.12. Mức ồn tương đương trung bình của dòng xe với điều kiện chuẩn
Lưu lượng dòng xe (xe/h)
40
50
60
80
100
150
200
Mức ồn LAtđ
68
68,5
69
69,5
70
71
72
Lưu lượng dòng xe (xe/h)
300
400
500
700
900
1000
1500
Mức ồn LAtđ
73
73,5
74
75
75,5
76
77
Lưu lượng dòng xe (xe/h)
2000
3000
4000
5000
10000
Mức ồn LAtđ
77,5
78,5
79
80
81
+ Giai đoạn xây dựng:
Mức tiếng ồn tương đương trung bình do các phương tiện xe cơ giới là khoảng 72,9dB với các thông số đầu vào như sau:
Lượng xe đi qua trong 1 giờ: 200 xe, ta có LAtđ = 72dB
Tỷ lệ xe tải trọng lớn trên công trường: 90%, (( LAi = + 2,4dB
Vận tốc xe trung bình: 30km/h, (( LAi = -1,5 dB
Như vậy, tiếng ồn do các phương tiện GTVT sử dụng để vận chuyển vật liệu và phế thải thấp hơn so với tiếng ồn gây ra bởi các thiết bị, máy móc xây dựng.
b. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Nguồn phát sinh:
Sau khi xây dựng cơ bản xong dự án sẽ đi vào hoạt động. Do đặc thù là trường học đào tạo các học viên, họa sĩ, do đó các tác động tới môi trường là nhỏ. Các tác động chính chủ yếu là bụi, khí thải của khu vực bãi đỗ xe và các khí thải, mùi phát sinh từ xưởng thực hành.
Tải lượng ô nhiễm:
Trong quy hoạch giao thông, sau khi dự án đi vào hoạt động, trong phạm vi khuôn viên trường sẽ chỉ có các phương tiện giao thông cá nhân của giáo viên và học viên. Theo thiết kế của dự án, bãi đỗ xe cũng chỉ chứa các loại phương tiện giao thông cá nhân (xe máy, ô tô con).
Hệ số ô nhiễm của các loại xe được thể hiện ở bảng dưới đây để ước tính tổng tải lượng ô nhiễm của các phương tiện GTVT sau khi Trường đã đi vào hoạt động bằng tổng quãng đường ước tính cho mỗi lượt xe trong khu vực là 1km, số lượng xe ô tô con (xe 4 chỗ) vào khoảng 80 lượt xe/ngày, 2 kỳ và khoảng 1600 lượt xe/ngày đối với xe động cơ >50cc, 4 kỳ. Kết quả được tính cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 5.13 - Hệ số ô nhiễm khí thải của xe ô tô và xe máy ước tính theo đơn vị 1000km đường xe chạy hoặc 1 tấn nhiên liệu tiêu thụ
Đơn vị
Bụi
kg/đv
SO2
kg/đv
NOx
kg/đv
CO
kg/đv
HC
kg/đv
Động cơ > 50cc, 4 kỳ
1000km
-
0,76S
0,3
20
3
Tấn nhiên liệu
-
20S
8
525
80
Ôtô con và xe tải nhỏ
1000km
0,07
1,94S
0,25
1,49
0,19
Tấn nhiên liệu
0,72
20S
2,57
15,39
1,93
Bảng 5.14 - Tải luợng ô nhiễm phát thải của xe ô tô và xe máy
Bụi
[kg/ngày]
SO2
[kg/ngày]
NOx
[kg/ngày]
CO
[kg/ngày]
HC
[kg/ngày]
Động cơ >50cc, 4kỳ
-
1,14
4,5
300
45
Ôtô con và xe tải nhỏ
0,21
0,582
0,75
4,47
0,57
Tổng cộng
1,002
4,242
5,76
442,47
139,17
Như vậy, nếu chỉ so sánh tải lượng phát thải của các phương tiện GTVT thì tổng tải lượng phát thải của các phương tiện này sau khi dự án hoạt động nhìn chung thấp hơn so với trong quá trình xây dựng do các phương tiện vào trong Trường đều sử dụng xăng làm nhiên liệu, mặc dù số lượng xe tăng hơn nhiều. Chỉ có khí CO và VOC giai đoạn này có cao hơn giai đoạn xây dựng công trình. Lượng phát thải này lại thấp hơn rất nhiều nếu so sánh với tổng lượng thải của các máy xây dựng. Như vậy, có thể thấy sau khi dự án đi vào hoạt động, mức độ ô nhiễm không khí thấp hơn rất nhiều khi so sánh với giai đoạn thi công xây dựng.
5.1.2. Nước thải
a. Trong giai đoạn thực hiện dự án
Nước thải sinh hoạt
Với lượng công nhân thường xuyên trên công trường khoảng 100 người hàng ngày sử dụng trung bình 60 lít nước sẽ có khối lượng nước sử dụng khoảng 6 m3, nếu tính lượng nước thải phát sinh chiếm 80% lượng nước cấp được sử dụng thì mỗi ngày sẽ thải ra khoảng 4,8 m3 nước thải sinh hoạt. Khối lượng nước thải này không lớn nhưng phải được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Tuy nhiên tại các nhà vệ sinh tạm sẽ được thi công trước, trong đó nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh này đều được xử lý qua hệ thống bể phốt phân huỷ sinh học theo kiểu tự hoại trước khi thải ra hệ thống thoát nước của khu vực đảm bảo tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt quy định QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Dựa vào tính toán thống kê của nhiều Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất gây ô nhiễm do con người thải vào môi trường mỗi ngày thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 5.15 - Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm- g/người-ngày
Không xử lý
Đã xử lý
BOD5
45 - 54 (49,5)
10 - 20 (15)
COD
72 - 102 (87)
18 - 36 (27)
Chất rắn lơ lửng
70 - 145 (107,5)
8 - 16 (12)
Tổng N
6 - 12 (9)
2 - 4 (3)
Amoniăc
2,3 - 4,8 (3,55)
0,5 - 1,5 (1)
Vi sinh (Đơn vị MPN/100ml):
Tổng coliform
106 - 109
(*)
Fecal coliform
105 - 106
(*)
Trứng giun sán
103
(*)
Ghi chú: ( ) - Số liệu trung bình (*) - Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể
Tính bình quân, 1 công nhân sử dụng 60 l/ngày. Trên cơ sở số liệu này, có thể tính được nồng độ các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt tạo ra tác động tới môi trường trong bảng dưới đây:
Bảng 5. 16 - Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt củacông nhân thi công dự án (100 người)
Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm (kg/ngày)
Không xử lý
Đã xử lý (bể tự hoại)
BOD5
2,475
0,75
COD
4,35
1,35
Chất rắn lơ lửng
5,375
0,6
Tổng Nitơ
0,45
0,15
Amoni
0,1775
0,05
Vi sinh (§¬n vÞ MPN/100ml):
Tổng Coliform
50 x 109
(*)
Fecal coliform
50 x 106
(*)
Trứng giun sán
50 x 103
(*)
Ghi chú: (*) - Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể
Vì vậy cần có các biện pháp xử lý trước khi thải ra khu vực thoát nước chung của Thành phố.
Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn là nguồn gây ô nhiễm thủy vực. Khối lượng và đặc điểm của nước mưa chảy trản phụ thuộc vào diện tích, vùng mưa và thành phần, khối lượng chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước mưa chảy qua.
Áp dụng công thức tính lưu lượng: Q = φ.q.F , (TCVN 7957:2008)
Trong đó:
+ Q là lưu lượng tính toán (m3/s)
+ φ là hệ số dòng chảy. Với chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán là 2, thì φ=0,75 (TCVN 7957:2008).
+ q là lưu luợng mưa trung bình tại trận mưa tính toán (q=3,78x10-8 mm/s căn cứ vào lượng mưa trung bình năm tại khu vực là 1187mm)
+ F: Diện tích khu vực (m2)
Q = 0,75 x 3,78 x 10-8 x 18715 = 530,57 x 10-6 m3/s.
Lưu lượng thoát nước tại khu vực nhỏ. Đối với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó). Hàm lượng chất bẩn trong nước mưa đợt đầu tại khu vực được ước tính như sau: BOD5 khoảng 35 đến 50 mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng khoảng 1500 đến 1800 mg/l.
Lượng chất bẩn (chất không hoà tan) tích tụ lại trong khu vực được xác định theo công thức sau đây:
M=MMax (1- e-Kz,t ).F, kg
Trong đó:
+ MMax: lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất, tại khu vực thi công MMax=250kg/ha,
+ Kz :Hệ số động học tính luỹ chất bẩn, Kz = 0,4/ngày
+ t: Thời gian tích luỹ chất bẩn,15 ngày,
+ F: diện tích khu vực thi công, F ( 1,8715 ha,
M = 250x (1-e -0,4x15).1,8715 = 466,69 kg
Như vậy, lượng chất bẩn có thể tích tụ trong khoảng 15 ngày tại khu vực thi công là 466,69 kg. Lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động nhỏ tới nguồn thuỷ vực tiếp nhận.
Nước mưa có rất nhiều cặn bẩn nên trang bị hệ thống cống thu nước, sau đó nước thoát theo rãnh thoát nước trên đậy tấm đan, có hố ga, song chắn rác. Dự án sẽ thiết kế tách riêng đường thoát nước mưa ra khỏi đường thoát nước thải. Đường thoát nước mưa sẽ có bộ phận chắn rác trước khi đổ vào hệ thống cống thoát nước khu vực. Song chắn rác là công đoạn xử lý đầu tiên rất cần thiết, nó cho phép bảo vệ công trình phía sau, cản các vật lớn đi qua có thể gây lên các tắc nghẽn đường thoát nước thải, đồng thời tách và tháo một cách dễ dàng các vật lớn trôi theo nước.
b. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Giai đoạn vận hành dự án, nước thải của công trình chủ yếu là nước thải sinh hoạt phát sinh từ các cán bộ, nhân viên và học viên trong khu vực trường. Dự báo khối lượng nước sinh hoạt thải ra cho hàng ngàn cán bộ công nhân viên, khách làm việc là cao vì vậy các yếu tố tác động đến môi trường từ nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý sẽ gây tác động tiêu cực tới môi trường. Tuy nhiên với hệ thống xử lý từ hệ thống vệ sinh tự hoại cải tiến để phân huỷ và đảm bảo tiêu chuẩn thải nên các tác động này cũng được hạn chế rất nhiều đến môi trường khu vực.
Khối lượng nước thải ra khoảng 170 m3/ngđ, sẽ được thu gom vào từng khu vực xử lý để xử lý trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cảm kết bảo vệ môi trường tòa nhà cao tầng.doc