Bài cảm nhận sau chuyến thăm bảo tàng chứng tích chiến tranh
Những sự thật lịch sử : Âm mưu và quá trình các thế lực thù địch tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam
Bộ sưu tập ảnh phóng sự "Hồi Niệm" của 134 phóng viên thuộc 11 quốc tịch đã chết trong khi làm nhiệm vụ trên chiến trường Đông Dương
Chứng tích tội ác và hậu wả chiến tranh xâm lược (về mặt wân sự,kinh tế,văn hoá,xã hội,hậu wả với con người,thiên nhiên và môi trường)
Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược với hệ thống các nhà tù,trại tập trung tiêu biểu,các fương thức tra tấn,hành hạ,huỷ diệt tù chính trị về thể xác lẫn tinh thần
Bộ sưu tập ảnh fóng sự của phóng viên Nhật Ishikawa Bunyo và Nakamura Goro "Việt Nam-Chiến tranh và Hoà Bình"
Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến
Tranh thiếu nhi " Chiến tranh và hoà bình "
Các loại vũ khí,fương tiện chiến tranh xâm lược VN
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 18529 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cảm nhận sau chuyến tham quan thực tế tại Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(TPO) “Tận mắt thấy những hình ảnh, em hiểu rõ hơn sự khủng khiếp của chiến tranh…” Nguyễn Thị Thùy Liên, cô sinh viên trở về từ Đức xúc động nói khi cùng đoàn thanh niên Việt kiều thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh.
Ngày 19/7, Đoàn thanh niên Việt kiều bắt đầu chương trình hoạt động đầu tiên tại thành phố mang tên Bác bằng việc đi thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh.
Giọng nói hơi run run, Thùy Liên cho biết, khi còn nhỏ cô đã được bố kể nhiều về sự tàn khốc của chiến tranh.
Câu chuyện về việc cả một ngôi làng bị máy bay ném bom hủy diệt hay việc nhiều người dân bị sát hại dã man luôn in đậm trong cô.
Hôm nay, tận mắt chứng kiến những hình ảnh ghi lại tội ác của chiến tranh, đi thăm các chuồng cọp, nơi giam giữ những chiến sĩ cách mạng, và được nghe những câu chuyện hết sức sinh động về những tấm gương anh hùng, Liên hết sức cảm động.
“Em rất tự hào là người con của đất nước Việt Nam, một đất nước anh hùng đã dũng cảm đứng lên chiến đấu giành lại độc lập” Liên quả quyết.
Những hình ảnh đau thương của chiến tranh khiến nhiều thành viên trong đoàn xúc động.
Quay mặt giấu dòng nước mắt như chực trào ra, Nguyễn Thị Thu Trang (18 tuổi về từ Hungary) không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy bức ảnh một phụ nữ bị chất độc da cam làm cháy đen toàn bộ bề mặt của da.
Cô cũng cảm thấy khủng khiếp trước bức ảnh một lính Mỹ xách phần thi thể của một chiến sĩ Cộng sản bị đạn pháo làm rách rời.
Các bạn trong đoàn Việt kiều từ Lào về xúc động trước những bức ảnh chụp nạn nhân chất độc da cam
“Chiến tranh quả thật tàn khốc. Em rất tự hào khi được mang trong mình dòng máu của một dân tộc anh hùng”- Thu Trang nói.
Sau khi tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh, đoàn tiếp tục đến tham quan bến cảng Nhà Rồng trên sông Sài Gòn. Cả căn phòng lặng đi khi người thuyết minh kể lại hành trình gian khổ đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ khi còn trẻ.
Nhóm bạn thanh niên đến từ Mỹ, vốn rất hiếu động cũng trở nên trang nghiêm khi lắng nghe câu chuyện về người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Tâm sự bằng tiếng Việt với chất giọng chưa sõi Kha Tôn Vinh David, cậu thanh niên Việt kiều mang quốc tịch Mỹ nói: “Hôm nay là một ngày buồn đối với em. Em cảm thấy day dứt khi nhìn những hình ảnh về các phụ nữ, em nhỏ bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam.
Em cũng cảm thấy tự hào khi được nghe những câu chuyện về Bác Hồ. Người đúng là Người Cha già của dân tộc. Sau khi trở về Mỹ, em kể lại những câu chuyện mà em được nghe và chứng kiến, để những bạn thanh niên sinh ra và lớn lên tại Mỹ hiểu hơn về truyền thống anh hùng của dân tộc.
David cũng cho biết bố cậu cũng là một thương binh. Trước chuyến đi, bố mẹ David đã nói rất nhiều với cậu về lịch sử đầy tự hào của quê hương.
“Mỗi khi trở trời, mảnh bom ở chân lại khiến bố em rất đau đớn. Chính vì vậy mà em đã đăng ký theo học đại học chuyên ngành y khoa. Em cảm thấy mình có trách nhiệm phải học tập thật tốt để sau này về chữa trị cho các trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam”- David giản dị nói
Chiều cùng ngày, các thành viên trong đoàn thanh niên Việt kiều dự Trại hè Việt Nam 2005 cũng đã đi thăm và xem chiếu phim tư liệu về dinh Thống Nhất.
BÀI THU HOẠCH MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG1/ Mục đích của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam?
- Sau tháng 7/1954, ợi dụng sự thất bại và khó khăn của Pháp ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã nhảy vào để thay chân Pháp nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.
2/ Phương tiện chiến tranh, số lượng và các loại vũ khí mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam:
- Để tiến hành chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã huy động 1 khối lượng vũ khí khổng lồ cũng như rất nhiều loại phương tiện chiến tranh khác:
- Vào khoảng thời gian cao điểm của cuộc chiến (năm 1969), Mỹ đã huy động số quân lính lên tới 543.400 quân, chưa kể đến viện binh từ các nước khác.
- Theo thống kê, chỉ riêng trong cuộc chiến tranh phá phá hoại ( tháng 8/1964 đến 12/ 1972), Mỹ đã sử dụng 900.000 đại bác và 20.000 thuỷ lôi.
Theo thống kê sơ bộ, khối lượng bom mà Mỹ đã ném xuống trong thời gian đó như sau:
Miền Bắc: 937.300 tấn miền Nam: 4.444.700 tấn tổng cộng: 5.381.700 tấn
- Khi đem so sánh tổng khối lượng bom mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam với các cuộc chiến trước đó, ta không khỏi giật mình:
Trong cuộc chiến tranh thế giới II là 5.000.000 tấn, ở chiến tranh Triều Tiên là 2.600.000 tấn, và ở Việt Nam là con số khổng lồ: 14.300.000 tấn
- Phương tiện chiến tranh mà Mỹ sử dụng ở Việt Nam vô cùng đa dạng về chủng loại, theo các hiện vật còn sót lại, người ta thấy có các loại xe tăng đủ kích cỡ, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, xe bọc thép, xe ủi đất, súng đại liên, tiểu liên, súng phóng lựu và các loại đạn pháo khác nhau…
- Nhưng nếu nói đến loại phương tiện chiến tranh “phi nhân đạo” nhất, có lẽ phải kể đến các loại chất độc hoá học mà Mỹ đã rải xuống Việt Nam.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, từ năm 1961 tới 1971, có 72 triệu lít chất độc hoá học đã được Mỹ rải xuống VN, trong đó có 44 triệu lít chất độc màu da cam có chứa 170 kg chất dioxin.
Nhưng theo 1 nghiên cứu khác của ĐH tổng hợp Colombia (New York) thì số lượng chất độc mà Mỹ đã rải xuống là 100 triệu lít, còn nồng độ dioxin thì cao gấp đôi so với báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ước tính có tới 4,8 triệu người VN phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chất độc hoá học này.
3/ Cảm nhận của bản thân trước những cảnh tàn sát, tra tấn của thực dân Mỹ:
Có thể nói, nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh ắt hẳn mỗi người trong chúng ta ít nhiều cũng đã đọc, đã biết qua. Thế nhưng khi đến với bảo tàng chứng tích chiến tranh, được tận mắt nhìn thấy những bức ảnh mà thực dân Mỹ tàn sát, đồng bào mình, không ai là không khỏi cảm thấy nghẹt thở. Cùng là đồng loại với nhau, thế mà những tên thực dân Mỹ có thể thản nhiên xách mảnh xác tả tơi của 1 chiến sĩ cộng sản lên để chụp hình. Rồi trong 1 bức ảnh khác là 5 tên lính Mỹ chặt đầu các chiến sĩ của ta để chụp ảnh lưu niệm! Tôi không thể nói gì hơn ngoài cảm giác điếng ngừơi vì phẫn uất. Bên dưới những tấm ảnh là dòng chữ được trích ra từ 1 quyển sách của tác giả người Pháp: “Quân viễn chinh Mỹ đã đi đến chỗ coi người VN là 1 sinh vật hạ đẳng, coi việc giết họ không phải là tội ác…Người VN không có 1 chút quỳên sở hữu và quyền được sống. Tất cả cái mà họ có: thân thể, tính mạng của họ đều thuộc quyền sở hữu của người Mỹ…” Thật xót xa!
Từng tấm ảnh hiện lên, rõ nét như chứng minh cho tội ác lịch sử của quân Mỹ. Kia là hình ảnh xác người chồng chất trên bờ ruộng nhắc nhở ta không bao giờ được quên cái ngày mà quân Mỹ tàn sát 504 người dân vô tội làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi. Chúng giết phụ nữ, mổ bụng trẻ sơ sinh, và không bỏ qua cả ngừơi già. Thật không bằng loài cầm thú! Những người dân ấy nào có tội tình gì đâu? Họ chỉ là những con người yếu ớt không có khả năng tự vệ. Bọn thực dân dã man hình như đã mất hết tính người, chúng nhẫn tâm nổ súng vào những con người vô tội như thế! Thử hỏi nếu mẹ già của chúng, vợ chúng, con cái bé bỏng của chúng cũng bị chĩa súng vào người như thế, liệu chúng sẽ có suy nghĩ gì?
Những người sống sót sau cuộc tàn sát của quân Mỹ chưa hẳn đã có thể sống cuộc sống bình thường. Tôi nhìn thấy những vết phỏng sâu hoắm trên cơ thể chị Kim Phúc sau mấy chục năm kể từ khi bị phỏng bom Napalm của Mỹ mà không khỏi đau lòng, tôi giật mình khi nhìn thấy gương mặt bị biến dạng hoàn toàn, dường như chỉ còn trơ lại đầu lâu của 1 nạn nhân bom phosphore, tôi cắn chặt răng khi nhìn thấy những thân người teo tóp xiêu vẹo của các nạn nhân chất độc màu da cam, và tôi sững sờ trước những quái thai trong lồng kính. Phải, tội ác của Mỹ đã huỷ hoại không chỉ 1 mà rất nhiều thế hệ của con người Việt Nam như thế!
Và khi nghe thuyết minh về những thủ đoạn tra tấn của quân Mỹ đối với các người tù cộng sản, tôi lại 1 lần nữa cảm nhận được nỗi đau của dân tộc mình. Càng rùng mình trước những cảnh tra tấn kinh hoàng bao nhiêu, tôi lại càng cảm phục những người con gan dạ của đất Việt Nam bấy nhiêu. Thật tự hào khi được mang trong mình dòng máu của 1 dân tộc anh hùng. Tôi cứ ngỡ thành ngữ “thịt nát xương tan” chỉ có trong trang giấy, nhưng hôm nay tôi tin là nó có thật! Những người tù cộng sản kiên cường bất khuất đã bị chúng bẻ gãy cả 2 tay, 6 lần cưa chân ra từng khúc nhỏ, máu trong người cạn kiệt chỉ còn lại da bọc xương, nhưng lửa cách mạng vẫn còn! Tôi nghiêng mình kính cẩn trước những con người như thế!
Những gì mà tôi đã chứng kiến có lẽ chỉ là 1 phần rất nhỏ đối với những mất mát đau thương của dân tộc tôi. Nhưng nó cũng đã một lần nữa nhắc nhở tôi không thể, và không bao giờ được lãng quên quá khứ.
4/Thực tế của chiến tranh, nêu suy nghĩ của mỗi người trong bối cảnh VN hiện nay:
Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, nhưng những gì mà nó để lại thật khủng khiếp. Kết thúc cuộc chiến chỉ toàn là những đau thương và mất mát cho cả 2 bên. Ngay cả tổng thống Mỹ Nixon trong quyển hồi kí của mình cũng đã phải thừa nhận: ” Chiến tranh Việt Nam thực sự là 1 sai lầm, 1 sai lầm khủng khiếp…Và chính bản thân tôi cũng không biết phải trả lời thế nào với các thế hệ sau về sai lầm này…” Vâng, thực tế của chiến tranh là sai lầm và đau thương, tôi xin khẳng định thế.
Chính vì vậy, trong bối cảnh đất nước thanh bình như hôm nay, thiết nghĩ mỗi người trong chúng ta phải biết trân trọng nền hoà bình độc lập mà cha ông đã đánh đổi bằng xương, bằng máu. Có lần tình cờ tôi đọc được những dòng chữ của 1 độc giả post trên trang web của đài BBC: “Tôi nghĩ bảo tàng chứng tích chiến tranh không nên trưng bày những hình ảnh thiên lệch như thế. Nó làm cho thằng con trai 12 tuổi của tôi sau khi đi tham quan về đã nhất quyết không muốn đi Mỹ, vì “thằng Mỹ ác lắm”. Dòng chữ ấy mang lại cho tôi rất nhiều suy nghĩ. Dẫu biết bây giờ là thời kì hoà hợp để phát triển, mỗi người trong chúng ta cần phải gác hận thù sang 1 bên, bắt tay nhau để đi lên, thế nhưng nếu nói như người cha nọ thì thật là vô trách nhiệm. Có lẽ ông ta đã không sinh ra trong thời chiến nên không biết quý giá trị của nền hoà bình hôm nay. Đáng lẽ phải giải thích cho đứa con hiểu và phân biệt giữa nỗi đau chiến tranh và sự hợp tác trong thời bình thì ông ta lại quay sang đổ thừa cho những sự thật lịch sử. Đáng buồn thay!
Và nói rộng ra hơn, mỗi người Việt Nam sống trong bối cảnh đất nước hiện tại cần phải gác lại hận thù để có thể bắt tay hợp tác phát triển với nước Mỹ, điều đó đem lại lợi ích cho chính chúng ta. Nhưng nói như thế không có nghĩa là ta được phép lãng quên quá khứ, quay lưng lại với nỗi đau mà dân tộc ta vẫn còn phải gánh chịu đến tận hôm nay. Những hành động đền ơn đáp nghĩa, 1 tiếng nói bênh vực nạn nhân chất độc màu da cam … tôi nghĩ, không thừa với những người Việt Nam yêu nước!
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Monday, 2. February 2009, 12:47:10
USA, viet nam
Chiến tranh Việt Nam là một sai lầm. Khi tôi tham quan nước Đức và các nước Đông Âu trước đây theo cộng sản, tôi thấy rõ sự sai lầm này. Cuộc chiến đã giết chết hơn 3 triệu người Việt Nam, hơn 3 triệu người Việt Nam phải bỏ nước ra đi sau khi cuộc chiến chấm dứt hiện còn sống, không biết bao nhiêu triệu khác đã chết trong rừng sâu nước độc, trong các trại tập trung cải tạo, trên biển cả mênh mông mấy chục năm sau khi tiếng súng chấm dứt, và sự kỳ thị đối với miền Nam chiến bại tới nay vẫn còn, cả thế hệ trẻ học được không được học sau khi chiến tranh chấm dứt, vì lý do lý lịch của cha mẹ.. Tất cả những điều này không được thể hiện trong bảo tàng viện này.
Thấy dân Đức thống nhất đất nước của họ, dân tộc hai vùng cộng sản và tự do mừng vui đoàn kết trong tình anh em, tôi rất tủi thân với cách thống nhất đất nước của một số người Việt Nam chúng ta.. Sự kỳ thị của kẻ chiến thắng đối với người chiến bại cho tới nay vẫn còn, không biết bao giờ mới hết.
“Cùng với sự tăng trưởng vũ bão của du lịch Việt Nam trong thập niên 1990, hàng triệu người trên thế giới bắt đầu đến thăm một đất nước mà suốt nhiều thập niên ở ngoài lề bản đồ du lịch toàn cầu.
Có vẻ như bỗng dưng xuất hiện một đất nước của vẻ đẹp tuyệt vời và gia sản văn hóa to lớn. Mà cũng lại có một cuộc chiến. Dĩ nhiên không phải là một cuộc chiến đang diễn ra, mà đúng hơn là ký ức về một cuộc chiến mà từ lâu, trong mặt nhiều du khách, đã làm Việt Nam trở thành một cuộc chiến thay vì một đất nước.
Gợi nên cảm xúc
Không có nhiều thứ gợi nên nhiều cảm xúc trong lòng du khách hơn là tính đạo đức hay phi đạo đức của cuộc xung đột đó. Và không nơi nào mà cảm xúc của họ trở nên rõ rệt hơn là tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Là danh thắng “phải đến” trong kế hoạch của nhiều du khách nước ngoài, địa chỉ ở TP. HCM nhanh chóng trở thành bảo tàng đông khách nhất ở miền Nam.
Đến đầu thế kỷ 21, nó thu hút hàng trăm ngàn du khách mỗi năm.
Không khó để hiểu vì sao. Những vật trưng bày tại đây đem lại chân dung đau lòng về một đất nước trong xung đột. Khách có thể học về Hiệp định Geneva 1954 tạm thời phân đôi một nhà nước Việt Nam độc lập. Khách có thể xem hình ảnh về cuộc thảm sát ở Sơn Mỹ. Khách có thể xem máy chém hay mô hình “chuồng cọp” ở Đảo Côn Sơn. Hay khách có thể xem video chiếu cảnh Mỹ sử dụng chất Da Cam và các hóa chất khác.
Tuy nhiên, những nhà tổ chức thể hiện cuộc chiến bằng những vật không chỉ đại diện cho nỗi đau khổ của người cách mạng Việt Nam. Cũng có những vật phẩm nói về phong trào phản chiến toàn cầu, về sự hòa giải thời hậu chiến, và về những phóng viên ảnh – cả người Việt và nước ngoài – bị giết trong cuộc xung đột. Cũng có cả một phòng dành cho các tác phẩm nghệ thuật của trẻ em về chủ đề chiến tranh và hòa bình.
Giống như mọi định chế, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một không gian mang tính chính trị, và hình thức kể chuyện của nó rất rõ. Cuộc chiến, mặc dù bi thảm, thể hiện sự kháng cự anh dũng của dân tộc Việt Nam thống nhất và yêu nước. Nhưng có những người không đồng ý, vì họ tin rằng cuộc tranh đấu của chính thể Sài Gòn và nhà bảo trợ Washington đại diện cho “chính nghĩa”, mượn lời của Ronald Reagan. Và không ngạc nhiên khi một số khách thăm phản ứng bằng sự khinh thị.
Tranh cãi
Sổ ý kiến của bảo tàng trở thành những không gian để tranh cãi không chỉ về ý nghĩa cuộc chiến mà còn cả về cách thức trình bày nó.
Lật trang bìa, ta thấy hàng trang cho thấy những chia cắt từ cuộc xung đột thập niên 1960 và 1970 vẫn chưa giảm sút. Một du khách viết: “Nếu anh tin một nửa những gì anh đọc tại đây, anh là thằng ngốc.”
Người khác bình phẩm: “Cuộc chiến là bi kịch cho tất cả nhưng cái ta thấy ở đây là sự thiên vị. Hồ Chí Minh lẽ ra không nên xâm lược miền nam. Nếu chính phủ cộng sản tuyệt vời thế, sao hàng triệu người lại bỏ Việt Nam ra đi?”
Nhưng mặc dù một số khách tận dụng cơ hội để phê phán ban tổ chức, những người khác lại dùng sổ ý kiến để chỉ trích sự can thiệp của Mỹ hoặc bày tỏ ăn năn.
Một du khách từ San Francisco bình phẩm: “Tôi tự hào, biết ơn và hạnh phúc vì là người Mỹ có cuộc sống đàng hoàng như tôi có. Nhưng hôm nay tôi cảm giác xấu hổ trước những gì đất nước tôi đã làm thật dại dột.”
Một người khác chia sẻ: “Tôi muốn bày tỏ nỗi buồn vì những bi thảm ghi lại ở bảo tàng.”
Quả thực, bảo tàng nêu bật sự thừa nhận tội lỗi hay ăn năn của người Mỹ. Một trong những vật đập vào mắt du khách trong căn phòng về “Sự thật lịch sử” là bản copy hồi ký cựu bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara năm 1995, với lời nhận tội gây tranh cãi: “[Chúng ta] đã sai, sai thậm tệ. Chúng ta mắc nợ thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao.”
Bảo tàng cũng trưng bày bộ huy chương được William Brown, cựu binh Mỹ, hiến tặng. “Gửi nhân dân Việt Nam thống nhất,” ông viết, “Tôi đã sai. Tôi xin lỗi.”
Mặc dù đây chỉ là quan điểm thiểu số, nhưng vẫn có than phiền rằng Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là tuyên truyền cho chính phủ Việt Nam. Dĩ nhiên có một phần sự thật trong đó. Tính chính danh của đảng, về nhiều mặt, có gốc rễ từ vai trò thời chiến khi đảng cổ vũ cho độc lập đất nước. Và cái nhìn này hiển hiện tại bảo tàng.
Nhưng đồng thời, sự phê phán đó cho thấy nhiều người biện hộ cho cuộc chiến, đa số là người Mỹ, vẫn không thoải mái trước cách kể về cuộc xung đột mà đặt người Việt, chứ không phải Mỹ, ở trong trung tâm. Đối với họ, cuộc chiến là một bi kịch của người Mỹ, và nếu bảo tàng không thừa nhận nỗi đau Mỹ, thì nó cho thấy có sự thiên vị ý thức hệ.
Điều đáng nói là thường ta không nghe thấy những chỉ trích tương tự về các tổ chức Mỹ, ví dụ Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Mỹ tại Washington, D.C., với sự tập trung duy nhất về Mỹ và không có lời nào cho nỗi đau của người Việt.
Nếu ta chấp nhận mục đích của bảo tàng chỉ là tuyên truyền, thì lẽ ra nhà chức trách hẳn phải hăm hở quảng cáo về nó cho hàng trăm ngàn du khách đến thăm Việt Nam mỗi năm. Nhưng có phải vậy đâu. Sổ tay du lịch chính thức của Việt Nam, bản tiếng Anh năm 2001, không hề nhắc tới Bảo tàng. Các bản đồ trong sách cũng bỏ qua địa điểm.
Nhưng không có nghĩa là nhà chức trách không nhận ra tiềm năng du lịch của bảo tàng. Bản tiếng Việt của sách thì lại nhắc tới nơi này. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh cho thấy những ký ức chiến tranh vẫn còn được tranh cãi quyết liệt. Ngay cả giữa những du khách tìm vui ở một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á, bảo tàng vẫn có thể khơi dậy những xúc cảm tập thể trong người nước ngoài.
Chuyến tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh đáng nhớ
Sáng ngày 24/05/2008, sau khi làm bài Final test, kết thúc khóa học Clever Kids 7-4 (GV Tiger phụ trách), Trung tâm Anh ngữ Clevelearn đã tổ chức buổi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh dành cho các em học sinh. Đây là một dịp để các em tham quan, tìm hiểu lịch sử hào hùng của dân tộc trong những năm tháng chiến tranh ác liệt đồng thời là một dịp nghỉ ngơi sau khi khóa học kết thúc, chuẩn bị cho một khóa học mới đầy niềm hân hoan.
Sáng thứ bảy, các em tập trung tại trung tâm và được các thầy cô dẫn cả đoàn đi bộ qua Bảo tàng chứng tích chiến tranh (nằm gần trung tâm). Hầu hết các bạn nhỏ lần đầu tiên tham gia chuyến tham quan Bảo tàng nên tỏ ra rất háo hức. Lần đầu tiên, các bạn có cơ hội tận mắt chứng kiến hình ảnh tội ác của chiến tranh và thật sự xúc động.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh được thành lập vào tháng 9 năm 1975, là nơi trưng bày các hiện vật, hình ảnh tội ác của bọn Mỹ - Ngụy với các chủ đề: Lính Mỹ tàn sát nhân dân, rải chất độc hóa học, tra tấn, tù đày, chiến tranh phá hoại Miền Bắc. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém, và hai ngăn “chuồng cọp” được xây dựng mô phỏng với kích thước như ở nhà tù Côn Đảo.
Tất cả những hiện vật trưng bày này được chia thành nhiều phòng. Các bạn nhỏ của chúng ta tỏ ra thích thú khi chứng kiến, tận tay sờ vào các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng. Có bạn còn ghi lại cảm nhận của mình trên sổ lưu niệm của Bảo tàng: “I am very horrible because American killed a lot of Vietnamese” và đó cũng là cảm nhận chung của các em.
Chuyến đi đã giúp cho các em hiểu thêm về tội ác chiến tranh. Từ đó thêm yêu quê hương, tự hào về dân tộc Việt Nam hơn và đặc biệt là cơ hội thực hành anh ngữ sau một khóa học hoàn tất.
Có lẽ không cần phải nói nhiều về bảo tàng “Chứng tích chiến tranh” này cả thì bất kì ai, kể cả những người chưa bước chân vào bảo tàng cũng biết trong bảo tàng trưng bày những gì. Vâng! Đúng như thế, không còn gì khác ngoài câu chuyện về cuộc đấu tranh hào hùng chống lại đế quốc Mĩ và tay sai trong những trang sử vẻ vang của dân tộc ta! Bước vào bảo tàng, cái nhìn đầu tiên của Nhóc là những cỗ máy chiến tranh thật hiện đại vào thời đó, nào là: xe tăng,máy bay chiến đấu, bom và súng đạn, rồi lần lượt Nhóc đi tham quan qua các gian nhà trưng bày hình ảnh nào là: những sự thật lịch sử, bộ sưu tập ảnh phóng sự hoài nịêm, chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược, chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược, nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến, tranh thiếu nhi “Chiến Tranh Và Hòa Bình”, những con người sau chiến tranh(đa số là họ là những nạn dân của chất độc màu da cam) khi Nhóc đi đến đây và Nhóc thấy trưng bày mô hình của hai đứa bé bị chất độc màu da cam mà chưa ra đời, đến đây cảm giác cảm nhận về hậu quả chiến tranh đã để lại như thế nào, thật là cảm động, thật là thương tâm!! Nhưng khi đi đến gian nhà mà người ta dựng lại nhà tù ở Côn Đảo: “Chuồng cọp” thật rùng rợn, diển lại những cảnh tra tấn tù binh của bọn đế quốc thật dã man, không còn tính người gì cả, nguời xem mà còn cảm nhận được ghê rợn đến buốt xương như thế nào mặc dù đó chỉ là những mô hình được dựng lại! Và Nhóc cũng được các chị hướng dẫn viên xinh đẹp giới thiệu, thuyết minh về những giai đoạn, những điểm mốc trong cuộc kháng chiến này trong lịch sử. 22 năm chống Mỹ cứu nước, 22 năm nhân dân ta nói chung và những người cộng sản nói riêng đã phải chịu những đau thương mất mát to lớn như thế nào: mẹ già mất con, vợ mất chồng, con mất cha, mổ côi mẹ, những con người không biết bám vào đâu mà sống khi xung quanh luôn có người kiểm tra, theo dõi, tra tấn dã man thậm chí là có thể giết người khi cần hay chỉ đơn giản là thích. Những năm tháng tưởng chừng như không thể nào qua! 22 năm, liên tục hứng chịu những cơn giận dữ của Mỹ - Diệm, là đối tượng trực tiếp của hàng ngàn tấn bom đạn thả xuống đầu dân ta, đã từng chịu những trận càn khốc liệt của địch, tưởng chừng như nhân dân miền Nam nói riêng và lực lượng bộ đội cụ Hồ nói chung không thể nào vượt qua được, những hình ảnh tàn ác và đẫm máu ấy vẫn ngày đêm ám ảnh những người trẻ tuổi đã có dịp bước chân vào bảo tàng như chúng ta! 22 năm đã trôi qua, chiến tranh cũng đã qua đi, hi sinh của nhân dân Việt Nam, con cháu Bác Hồ đã không là vô ích, ngày 30/4/1975, nước ta giành được độc lập trong nỗi vui mừng khôn xiết của tất cả mọi người. Những tưởng rằng từ đây, cuộc sống hạnh phúc, ấm no của mọi người sẽ không còn là mơ nữa, nhưng không! Chiến tranh đã qua đi, nhưng hậu quả của nó vẫn để lại khiến cho bao nhiêu người dân phải lao đao, những đứa trẻ sơ sinh hay nằm trong bụng mẹ nào có tội tình gì mà phải chịu số phận như thế: dị hình dị dạng ngay từ khi còn trong bụng mẹ, hay là sinh ra lại bị thiểu năng trí tuệ, không phát triển được như người thường! Thật tội nghiệp, chúng chỉ là những nạn nhân của chiến tranh chỉ vì một lý do duy nhất: cha mẹ chúng là kẻ địch của chế độ Mỹ - Diệm hay chỉ đơn thuần là vì người dân nằm trong vùng nghi ngờ của chúng, là những người hít thở bầu không khí đầy chất độc màu da cam. Rồi những người lính cụ Hồ năm xưa bây giờ mỗi khi trời trở gió là lại đau nhức, hậu quả của những viên đạn, quả bom và những hình thức tra tấn dã man của giặc Mỹ. Cùng là con người với nhau, tại sao họ có thể làm được như thế: một bên thì cười vui, lấy việc tra tấn, giết chóc nhân dân Việt Nam và chiến sĩ cách mạng làm niềm vui, một bên thì kiên cường, bất khuất với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, vẫn mỉm cười ngạo nghễ dù cho thịt nát, xương tan vẫn không nói nửa lời! Nhìn những hình ảnh đáng sợ trưng bày trong các gian phòng của bảo tàng, không ai có thể tin được rằng chúng ta, một dân tộc với hình thể nhỏ bé lại có thể chịu đựng và vượt qua được. Theo Nhóc, điều đau đớn nhất trong tim người cộng sản, trong tim những người con sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc chính là bị tra khảo bởi những người anh em của mình, những người con Việt Nam lầm đường lạc lối theo địch tàn sát lại chính đất nước của mình. Cùng là người Việt Nam, tại sao lại là kẻ thù của nhau trong chiến tranh? Tất cả là vì nhận thức con người mà thôi, người thì được Đảng giác ngộ, kẻ thì bị lu mờ bởi hào nhoáng của sự giàu sang mà địch quân hứa hẹn mang lại. Càng đi sâu vào bảo tàng, điều ấy càng lộ ra ngày một rõ, tất cả vì lòng tham không đáy của con người! Tại sao lại có những người không còn tính người vì sao họ lại có thể cười khi chụp cạnh một tử thi(tử thi đó là một người dân Việt Nam,là một anh chiến sĩ giải phóng)? Đơn giản vì đó chính là thành quả của họ, bởi vì chính tay họ đã giết hại những người đó, phải chụp hình lưu lại những hình ảnh mà có lẽ chỉ có một mình họ dám làm: Giết người mà vẫn cười vui vẻ, thậm chí còn ganh đua nhau để giết cho đủ số lượng. Thật là kinh khủng! Có đau thương nào to lớn như chiến tranh Việt Nam? Có mất mát nào nhỏ bé hơn chiến tranh Việt Nam? Và cũng có ai vĩ đại như nhân dân Việt Nam, sẵn sàng tha thứ cho những kẻ lầm đường lạc lối quay trở về? Có người mẹ nào có lòng vị tha vĩ đại như người mẹ Việt Nam, có thể tha thứ cho những kẻ đã giết con mình, đẩy con mình vào cảnh máu chảy đầu rơi, làm cho mình rơi vào cảnh sớm hôm một mình neo đơn? Ai có thể hiểu được cho sự tha thứ cao quí ấy? Tại sao khi họ đẩy người dân Việt Nam vào tình cảnh dở sống dở chết ấy, họ không nghĩ một lần về gia đình họ, họ không thể tưởng tượng ra được cảnh không phải là những chiến sĩ cộng sản đang chịu đòn roi, đang chịu bom đạn mà là chính họ đang chịu? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, và cũng hàng loạt câu hỏi rơi vào trong im lặng, không có câu trả lời. Tất cả đều được biện minh bằng một ly do duy nhất: Chiến tranh! Phải,chỉ có hai từ “chiến tranh” thôi mà mang lại nhiều đau thương quá, chiến tranh gây mất mát nhiều quá, tổn thương về tinh thần do chiến tranh gây ra đau đớn quá! Nhưng dù sao thì chiến tranh cũng đã qua, chúng ta đang sống và học tập trong thời bình, thành quả mà cha ông ta đã phải đánh đổi bằng máu và nước mắt trong suốt những năm dài trường kì kháng chiến, chúng em có nghĩa vụ và bổn phận phải làm cho đất nước ta lưu danh thiên sử với những thành tựu trong các mặt của đời sống và xã hội, và dần dần xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh. Xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh không có nghĩa là để cuộc kháng chiến chống Mỹ đi vào quên lãng, mà chúng ta và những thế hệ con cháu sau này càng phải biết về chiến tranh để biết được giá trị của hòa bình, trân trọng từng phút giây mình được sống trên đất nước hòa bình, thống nhất và độc lập! Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh đã giúp Nhóc không thể nào quên được những tội ác chiến tranh của bọn đế quốc, bọn tay sai đã gây ra cho nhân Việt Nam chúng ta, và nhắc nhở chúng ta phải ra sức học tập tốt để đền đáp công ơn các chiến sĩ giải phóng,bộ đội cụ Hồ ngày đêm ra sức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chúng ta như được những ngày hôm nay! Hôm Nhóc đi tham quan, Nhóc rất vui một điều là có rất nhiều người nước ngoài tìm đến tham quan bảo tàng cùng với người dân Việt Nam,Nhóc cảm thấy họ khâm phục nhân dân ta dũng cảm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, và họ cũng lên án tội án chiến tranh đã gây ra cho một đất nước kiên cường như thế này, đó là nước: Việt Nam!!
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Monday, 2. February 2009, 12:47:10
USA, viet nam
Chiến tranh Việt Nam là một sai lầm. Khi tôi tham quan nước Đức và các nước Đông Âu trước đây theo cộng sản, tôi thấy rõ sự sai lầm này. Cuộc chiến đã giết chết hơn 3 triệu người Việt Nam, hơn 3 triệu người Việt Nam phải bỏ nước ra đi sau khi cuộc chiến chấm dứt hiện còn sống, không biết bao nhiêu triệu khác đã chết trong rừng sâu nước độc, trong các trại tập trung cải tạo, trên biển cả mênh mông mấy chục năm sau khi tiếng súng chấm dứt, và sự kỳ thị đối với miền Nam chiến bại tới nay vẫn còn, cả thế hệ trẻ học được không được học sau khi chiến tranh chấm dứt, vì lý do lý lịch của cha mẹ.. Tất cả những điều này không được thể hiện trong bảo tàng viện này.Thấy dân Đức thống nhất đất nước của họ, dân tộc hai vùng cộng sản và tự do mừng vui đoàn kết trong tình anh em, tôi rất tủi thân với cách thống nhất đất nước của một số người Việt Nam chúng ta.. Sự kỳ thị của kẻ chiến thắng đối với người chiến bại cho tới nay vẫn còn, không biết bao giờ mới hết.“Cùng với sự tăng trưởng vũ bão của du lịch Việt Nam trong thập niên 1990, hàng triệu người trên thế giới bắt đầu đến thăm một đất nước mà suốt nhiều thập niên ở ngoài lề bản đồ du lịch toàn cầu.Có vẻ như bỗng dưng xuất hiện một đất nước của vẻ đẹp tuyệt vời và gia sản văn hóa to lớn. Mà cũng lại có một cuộc chiến. Dĩ nhiên không phải là một cuộc chiến đang diễn ra, mà đúng hơn là ký ức về một cuộc chiến mà từ lâu, trong mặt nhiều du khách, đã làm Việt Nam trở thành một cuộc chiến thay vì một đất nước. Gợi nên cảm xúc Không có nhiều thứ gợi nên nhiều cảm xúc trong lòng du khách hơn là tính đạo đức hay phi đạo đức của cuộc xung đột đó. Và không nơi nào mà cảm xúc của họ trở nên rõ rệt hơn là tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Là danh thắng “phải đến” trong kế hoạch của nhiều du khách nước ngoài, địa chỉ ở TP. HCM nhanh chóng trở thành bảo tàng đông khách nhất ở miền Nam. Đến đầu thế kỷ 21, nó thu hút hàng trăm ngàn du khách mỗi năm. Không khó để hiểu vì sao. Những vật trưng bày tại đây đem lại chân dung đau lòng về một đất nước trong xung đột. Khách có thể học về Hiệp định Geneva 1954 tạm thời phân đôi một nhà nước Việt Nam độc lập. Khách có thể xem hình ảnh về cuộc thảm sát ở Sơn Mỹ. Khách có thể xem máy chém hay mô hình “chuồng cọp” ở Đảo Côn Sơn. Hay khách có thể xem video chiếu cảnh Mỹ sử dụng chất Da Cam và các hóa chất khác. Tuy nhiên, những nhà tổ chức thể hiện cuộc chiến bằng những vật không chỉ đại diện cho nỗi đau khổ của người cách mạng Việt Nam. Cũng có những vật phẩm nói về phong trào phản chiến toàn cầu, về sự hòa giải thời hậu chiến, và về những phóng viên ảnh – cả người Việt và nước ngoài – bị giết trong cuộc xung đột. Cũng có cả một phòng dành cho các tác phẩm nghệ thuật của trẻ em về chủ đề chiến tranh và hòa bình. Giống như mọi định chế, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một không gian mang tính chính trị, và hình thức kể chuyện của nó rất rõ. Cuộc chiến, mặc dù bi thảm, thể hiện sự kháng cự anh dũng của dân tộc Việt Nam thống nhất và yêu nước. Nhưng có những người không đồng ý, vì họ tin rằng cuộc tranh đấu của chính thể Sài Gòn và nhà bảo trợ Washington đại diện cho “chính nghĩa”, mượn lời của Ronald Reagan. Và không ngạc nhiên khi một số khách thăm phản ứng bằng sự khinh thị. Tranh cãi Sổ ý kiến của bảo tàng trở thành những không gian để tranh cãi không chỉ về ý nghĩa cuộc chiến mà còn cả về cách thức trình bày nó. Lật trang bìa, ta thấy hàng trang cho thấy những chia cắt từ cuộc xung đột thập niên 1960 và 1970 vẫn chưa giảm sút. Một du khách viết: “Nếu anh tin một nửa những gì anh đọc tại đây, anh là thằng ngốc.”Người khác bình phẩm: “Cuộc chiến là bi kịch cho tất cả nhưng cái ta thấy ở đây là sự thiên vị. Hồ Chí Minh lẽ ra không nên xâm lược miền nam. Nếu chính phủ cộng sản tuyệt vời thế, sao hàng triệu người lại bỏ Việt Nam ra đi?” Nhưng mặc dù một số khách tận dụng cơ hội để phê phán ban tổ chức, những người khác lại dùng sổ ý kiến để chỉ trích sự can thiệp của Mỹ hoặc bày tỏ ăn năn. Một du khách từ San Francisco bình phẩm: “Tôi tự hào, biết ơn và hạnh phúc vì là người Mỹ có cuộc sống đàng hoàng như tôi có. Nhưng hôm nay tôi cảm giác xấu hổ trước những gì đất nước tôi đã làm thật dại dột.”Một người khác chia sẻ: “Tôi muốn bày tỏ nỗi buồn vì những bi thảm ghi lại ở bảo tàng.”Quả thực, bảo tàng nêu bật sự thừa nhận tội lỗi hay ăn năn của người Mỹ. Một trong những vật đập vào mắt du khách trong căn phòng về “Sự thật lịch sử” là bản copy hồi ký cựu bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara năm 1995, với lời nhận tội gây tranh cãi: “[Chúng ta] đã sai, sai thậm tệ. Chúng ta mắc nợ thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao.” Bảo tàng cũng trưng bày bộ huy chương được William Brown, cựu binh Mỹ, hiến tặng. “Gửi nhân dân Việt Nam thống nhất,” ông viết, “Tôi đã sai. Tôi xin lỗi.” Mặc dù đây chỉ là quan điểm thiểu số, nhưng vẫn có than phiền rằng Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là tuyên truyền cho chính phủ Việt Nam. Dĩ nhiên có một phần sự thật trong đó. Tính chính danh của đảng, về nhiều mặt, có gốc rễ từ vai trò thời chiến khi đảng cổ vũ cho độc lập đất nước. Và cái nhìn này hiển hiện tại bảo tàng. Nhưng đồng thời, sự phê phán đó cho thấy nhiều người biện hộ cho cuộc chiến, đa số là người Mỹ, vẫn không thoải mái trước cách kể về cuộc xung đột mà đặt người Việt, chứ không phải Mỹ, ở trong trung tâm. Đối với họ, cuộc chiến là một bi kịch của người Mỹ, và nếu bảo tàng không thừa nhận nỗi đau Mỹ, thì nó cho thấy có sự thiên vị ý thức hệ.Điều đáng nói là thường ta không nghe thấy những chỉ trích tương tự về các tổ chức Mỹ, ví dụ Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Mỹ tại Washington, D.C., với sự tập trung duy nhất về Mỹ và không có lời nào cho nỗi đau của người Việt. Nếu ta chấp nhận mục đích của bảo tàng chỉ là tuyên truyền, thì lẽ ra nhà chức trách hẳn phải hăm hở quảng cáo về nó cho hàng trăm ngàn du khách đến thăm Việt Nam mỗi năm. Nhưng có phải vậy đâu. Sổ tay du lịch chính thức của Việt Nam, bản tiếng Anh năm 2001, không hề nhắc tới Bảo tàng. Các bản đồ trong sách cũng bỏ qua địa điểm. Nhưng không có nghĩa là nhà chức trách không nhận ra tiềm năng du lịch của bảo tàng. Bản tiếng Việt của sách thì lại nhắc tới nơi này. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh cho thấy những ký ức chiến tranh vẫn còn được tranh cãi quyết liệt. Ngay cả giữa những du khách tìm vui ở một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á, bảo tàng vẫn có thể khơi dậy những xúc cảm tập thể trong người nước ngoài.
ảo tàng chứng tích chiến tranh- Ghé thăm và cảm nhận.
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh nằm trên đường Võ Văn Tần, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng được thành lập ngày 4 tháng 9 năm 1975 với tên gọi "Nhà trưng bày tội ác Mỹ-Ngụy". Ngày 10 tháng 11 năm 1990 đổi tên thành "Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược”. Bảo tàng Chứng tích chiến tranh trưng bày một số hiện vật, hình ảnh trong Chiến tranh Việt Nam với các chủ đề: lính Mỹ tàn sát, tra tấn, tù đày dân, rải chất độc hóa học, phá hoại miền Bắc. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn "chuồng cọp" được xây dựng đúng kích thước như ở nhà tù Côn Đảo. Có các phòng trưng bày về: Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực địch... Ngoài ra, bảo tàng có những gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hoá dân tộc Việt Nam, phòng rối nước Việt Nam. Hơn 20 năm qua đã có gần 6 triệu lượt người xem, trong đó có gần 1 triệu lượt khách nước ngoài, đông nhất vẫn là các du khách người Mỹ.Bước chân đến bảo tàng vào một chiều tháng 4, nhóm sinh viên chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước những gì được tận mắt chứng kiến. Những tội ác của thực dân xâm lược chúng tôi đều từng được học qua, hay từng nghe các bậc tiền nhân kể lại . Nhưng chỉ khi đến với bảo tàng, chúng tôi mới thấm thía những hi sinh, mất mát của quân dân ta trong cuộc chiến tranh 30 năm chống Mỹ- Ngụy xâm lược, chúng tôi mới cảm nhận rõ nét tội ác phi nhân tính của quân xâm lược đối với nhân dân Việt Nam. Những hình ảnh, những số liệu là bằng chứng, lý lẽ đanh thép nhất tố cáo những tội ác ấy.
Trong cuộc chiến tranh 30 năm (1945-1975), dân tộc ta đã chịu những tổn thất nặng nề:· Khoảng 3 triệu người chết, trong đó có 2 triệu dân thường· Khoảng 2 triệu người bị thương· 300.000 người mất tíchNhưng những số liệu ấy không dừng lại, vì sau chiến tranh, số vũ khí bị rải tràn lan khắp chiến trường Việt Nam còn sót lại tiếp tục gây sát thương cho người dân ngay trong thời bình. Những bài báo về người dân ở Quảng Trị bị sát thương do bom mìn nổ đặt ra cho người đọc những câu hỏi nhức nhối: “Bao giờ nỗi đau mới dừng lại?”
Trong chiến tranh, ngoài việc sủ dụng bom mìn, vật nổ, quân đội Mỹ vô tội vạ rải chất độc hóa học xuống nhằm triệt con đường sinh sống của nhân dân Việt Nam, ngăn chặn bước tiến của quân giải phóng Việt Nam.
“Trong vòng 10 năm, từ 1961-1971, những “cơn mưa chất độc” không ngừng trút xuống miền Trung và miền Nam Việt Nam nhằm phát quang trên diện rộng rửng núi, đồng ruộng, tàn phá mùa màng, triệt nguồn nước sinh hoạt, hủy hoại môi sinh. Theo số liệu của bộ quốc phòng Mỹ, tù năm 1961-1971, không lực Mỹ đã rải xuống Việt Nam 72 triệu lít chất độc hóa học các loại, trong đó có 44 triệu lít chất độc da cam chứa170kg chất dioxin. Còn theo nghiên cứu của các nhà khoa học trường đại học Tổng hợp Colombia- New York đăng tải trên tạp chí Nature số 6933 ngày 17/4/2003 thì số lượng chất độc hóa học Mỹ rải xuống Việt Nam là 100 triệu lít, lượng chất dioxin trong đó gấp 2 lần so với ước tính trước đây. Cũng theo nghiên cứu này, có 3851 xã bị rải trực tiếp và có ít nhất là 2,1-4,8 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp từ chất độc này”. Qua kết quả nghiên cứu trong 18 năm của Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga, các nhà khoa học kết luận rằng chất độc da cam đã gây ra hậu quả y học và sinh học lâu dài đối với sức khoẻ con người, không những đối với các cựu chiến binh Việt Nam đã từng tham gia chiến tranh, mà còn cả thế hệ thứ 2, thứ 3 là con em của những người đã bị phơi nhiễm. Thậm chí, cả những trẻ em sống trong vùng bị nhiễm chất độc hoá học cũng có biểu hiện bệnh lý. Chất da cam/điôxin đã có ảnh hưởng về di truyền sinh thái, đặc biệt gây ra tình trạng sảy thai, lưu thai hoặc có con bị dị tật bẩm sinh ở phụ nữ bị nhiễm đioxin. Cũng theo hai nhà khoa học Nga này, tác động lâu dài của chất độc da cam/điôxin không chỉ có 20 năm, mà có thể lên tới trên 100 năm. Số người bị ảnh hưởng của chất độc này cũng không chỉ dừng ở 4,8 triệu người mà có thể là hàng chục triệu người. Ngày nay, vẫn còn vô số trẻ em phải chịu nỗi đau từ chất độc màu da cam, các em không thể sinh hoạt, học tập như bạn bè cùng trang lứa. Công lý nào cho các em?Choáng ngợp, căm phẫn trước các số liệu thống kê là thế, chúng tôi càng bàng hoàng hơn khi chứng kiến những hình ảnh tang thương của người dân vô tội, hay những đòn tra tấn dã man đối với những chiến sĩ yêu nước. Qua đó, chúng tôi càng trân trọng, cảm phục lòng quả cảm, tinh thần bất khuất của quân dân ta trong chiến tranh dầu sôi lửa bỏng. Những “chuồng cọp”,nơi giam cầm và tra tấn tù nhân dã man và tàn bạo nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo được tái hiện trong khuôn viên bảo tàng. Chúng tôi không thể hình dung hết sự khổ ải mà các tù nhân, đặc biệt là các nữ tù khi bị giam giữ nơi “địa ngục trần gian” này.
Hơn nữa, những đòn tra tấn không thể dã man hơn, liên tiếp trút xuống đầu những tù nhân nơi đây. Chúng tôi được đọc một tấm bảng về hình thức tra tấn được các “chúa ngục” trút xuống tù nhân yêu nước. Những ngón đòn đánh vào cả thể chất lẫn tinh thần chiến sĩ cách mạng. Dù bị đóng đinh mười đầu ngón tay, bị rút móng tay móng chân, bị đánh bằng đuôi cá đuối,… những chiến sĩ cách mạng vẫn kiên cường ý chí đấu tranh, không hề khai báo. Rất nhiều chiến sĩ đã hi sinh bởi những ngón đòn hiểm độc, tàn bạo, bởi điều kiện sinh hoạt không dành cho con người.
Hình ảnh lính Mỹ thản nhiên đếm xác, hay nhặt một mảnh xác của chiến sĩ Việt cộng như một “chiến công”, đã phản ánh mức độ vô nhân tính của lính Mỹ đối với nhân dân Việt Nam.
Những chiến sĩ cách mạng hi sinh, mất mát là thế, những người dân thường cũng không thoát khỏi chính sách tàn bạo “Giết sạch, đốt sạch, phá sạch” của bè lũ xâm lược và tay sai bán nước. Những hình ảnh tang thương chết chóc gây choáng váng, căm phẫm cho thế hệ đi sau chúng tôi. Qua đó, chúng tôi càng thêm trân trọng hạnh phúc hiện tại, không khỏi hổ thẹn khi đã không cố gắng hơn để xứng đáng với những hi sinh, mất mát đó.Chúng tôi tự hỏi, nếu không có chuyến đi này, liệu rằng mình có thể trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc đến thế: choáng ngợp, căm phẫn, đau thương, tự hào,… Chúng tôi choáng ngợp bởi những sự thật lịch sử nêu ra trong bảo tàng. Chúng tôi căm phẫn bởi những mất mát, hi sinh không thể bù đắp, bởi những nỗi đau còn tiếp diễn nơi những trẻ em vô tội.
Chúng tôi tự hào bởi mình được sinh ra từ một đất nước quật cường trong chiến tranh và sau chiến tranh, tự hào bởi lịch sủ hào hùng của dân tộc, tự hào bởi sức mạnh diệu kì của thế hệ đi trước giành lấy độc lập cho nước nhà.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh, "ngôi nhà" của hòa bình
Khách tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh.
Được Liên hiệp quốc công nhận là một trong số 61 bảo tàng thuộc hệ thống "Bảo tàng vì hòa bình" của thế giới, đến nay, Bảo tàng chứng tích chiến tranh đã có 13.000 hiện vật, hình ảnh, hàng nghìn thước phim tư liệu về chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Thành lập, mở cửa phục vụ nhân dân ngay sau khi chiến tranh vừa chấm dứt, năm 1998 được Liên hiệp quốc công nhận là một trong số 61 bảo tàng thuộc hệ thống "Bảo tàng vì hòa bình" của thế giới, đến nay, sau 32 năm hoạt động, với trên 13.000 hiện vật, hình ảnh, hàng nghìn thước phim tư liệu về chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh như một ngôi đền thiêng gìn giữ và lưu truyền những ký ức hào hùng, đầy bi tráng của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, trở thành ngôi nhà của hòa bình và tình hữu nghị của các dân tộc trên thế giới, là điểm dừng chân không thể thiếu khi khách tham quan du lịch đặt chân đến TP HCM.
Nơi không có ngày nghỉ lễ
Trái ngược với không gian khá yên ắng bên ngoài - góc đường Võ Văn Tần, quận 3, TP HCM, những ngày nghỉ lễ, các nhân viên của Bảo tàng chứng tích chiến tranh càng bận rộn hơn bởi hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đã, đang tấp nập đổ về.
Dù đã trở đi trở lại Bảo tàng đến cả trăm lần nhưng người bảo vệ mẫn cán vẫn vừa tranh thủ hướng dẫn vị trí đỗ xe, mua vé cho du khách, vừa lật đi lật lại tấm giấy giới thiệu của chúng tôi như một nghi lễ bắt buộc, trước khi bước vào nơi lưu giữ những chứng tích về một thời kỳ lịch sử đầy hào hùng và bi tráng của dân tộc.
Nhân viên quầy vé luôn tay với những xấp vé và trao các bản giới thiệu tổng quát về bảo tàng cho khách. Tại các phòng trưng bày theo từng chuyên đề, các nữ hướng dẫn viên liên tục thay phiên nhau hướng dẫn, thuyết minh cho du khách như thể bên ngoài kia không hề có ngày nghỉ lễ.
Vừa vén mấy sợi tóc mai trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi, hướng dẫn viên Kim Yến tâm sự, càng vào những dịp lễ như thế này, bảo tàng càng đông khách, nên không thể có khái niệm nghỉ lễ như nhiều cơ quan, đơn vị khác.
Yến làm việc tại cơ quan nên cuối ngày còn được về nhà, nhiều đồng nghiệp của cô còn ra tận Nghệ An để thu thập tài liệu, hiện vật chuẩn bị cho triển lãm, trưng bày chuyên đề sắp tới.
Khát vọng hòa bình từ nỗi đau quá khứ
Những ngày này, khách đến tham quan đa số là người nước ngoài. Các phòng trưng bày đều đầy chật khách. Hướng dẫn viên du lịch Trần Công Tiến cho biết, đây là lần thứ 15 anh trở lại nơi này, nhưng lần nào thuyết minh cho khách vẫn không thể ngăn nổi cảm xúc.
Đó là sự xót xa cho những thảm cảnh của đồng bào trong chiến tranh nhưng cũng đầy tự hào về dân tộc, thấy mình thật nhỏ bé trước sự vĩ đại của các thế hệ cha anh…
Anna, cô sinh viên đến từ Canada cũng xúc động tâm sự: "Đây là ngày cuối cùng của đoàn trong chuyến du lịch ở Việt Nam. Chúng tôi đã định không tới đây song anh Tiến thuyết phục rất nhiều lần và rất may là chúng tôi đã nghe theo. Tôi đã từng tìm hiểu về Việt Nam qua các bài học lịch sử, nhưng không ngờ sự thật mà dân tộc bạn phải trải qua lại khủng khiếp đến như vậy. Việt Nam thật vĩ đại. Tất cả những gì chúng tôi được chứng kiến hôm nay còn hơn tất cả các bài học, những câu chuyện về lịch sử tôi đã được học từ trước đến nay…".
Không chỉ riêng Anna, hầu hết các du khách ghé thăm bảo tàng này đều có chung cảm nghĩ như vậy. Trong ký ức của những cán bộ, công nhân viên đang công tác tại đây có cả hàng trăm, nghìn câu chuyện cảm động về những cuộc viếng thăm của khách tham quan bảo tàng.
Đó là kỷ niệm về những người cựu chiến binh Mỹ từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam đã quỳ xuống trước những hình ảnh tàn khốc được trưng bày tại bảo tàng, ôm mặt nức nở khóc, xin Việt Nam thứ lỗi cho những tội ác họ đã gây ra. Đó là kỷ niệm về những cuộc giao lưu, gặp gỡ đầy xúc động giữa những người cựu chiến binh Việt Nam với thế hệ thanh niên…
Lật giở những cuốn sổ ghi cảm tưởng của du khách khi ghé thăm bảo tàng, qua từng dòng chữ nghuệch ngoạc được viết vội vàng bằng đủ các loại chữ viết khác nhau, chúng tôi bắt gặp vô số dòng cảm xúc khác nhau của các du khách đến từ mọi miền trái đất, từ sự ngỡ ngàng, thương cảm, xót xa, thán phục đến thái độ căm ghét chiến tranh, kêu gọi bảo vệ hòa bình, hoặc cũng có khi là chuyển biến cả một thái độ ứng xử, suy nghĩ của một con người.
Đó có thể là những dòng chữ khá riêng tư của một cô bé học trò: "Tôi đã từng ganh tỵ với người bạn thân vì cậu ấy luôn được ưu tiên trong các kỳ thi, được trợ cấp khó khăn… nhưng đến đây tôi mới hiểu mình thật ích kỷ, tôi mang ơn cha mẹ cậu ấy vì họ chính là người đã góp một phần xương máu của mình để tôi có cuộc sống hòa bình này".
Đó cũng có thể là những dòng chữ của những con người từng trải, những người có học hàm, học vị, những vị lãnh đạo cao cấp khác. Nhà báo Nhật Isao Ogiso viết: "Tổng thống Mỹ đang nhắc đến nhân quyền. Tôi muốn ông ta hãy đến ngắm nhìn những gì trưng bày tại đây trước đã"…
Không chỉ có sự tàn khốc của chiến tranh
Hiện nay Bảo tàng chứng tích chiến tranh tại TP HCM có khoảng trên 13.000 hiện vật, hình ảnh cùng hàng nghìn thước phim tư liệu được trưng bày theo 8 chủ đề chính về những sự thật lịch sử, trưng bày những hình ảnh về âm mưu và quá trình các thế lực thù địch tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, các chế độ lao tù của Mỹ trong chiến tranh xâm lược, bộ sưu tập ảnh phóng sự "Hồi niệm" của 134 phóng viên thuộc 11 quốc gia khác nhau đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trên chiến trường Đông Dương, những chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược về mặt quân sự, kinh tế, văn hóa, con người, thiên nhiên Việt Nam, các loại vũ khí, phương tiện tiến hành chiến tranh, những hình ảnh về sự ủng hộ của nhân dân thế giới với cuộc kháng chiến của Việt Nam…
Chị Anh Thư, cán bộ của bảo tàng cũng cho biết thêm, bên cạnh việc tổ chức trưng bày cố định tại trụ sở bảo tàng, 28 Võ Văn Tần, quận 3, TP HCM, những năm qua, bảo tàng còn phối hợp với các đơn vị khác tổ chức hàng chục cuộc trưng bày tại các địa phương trong nước, cũng như nước ngoài, không những giúp nhân dân, đặc biệt là những thế hệ trẻ trong nước hiểu thêm về lịch sử dân tộc Việt Nam, người nước ngoài hiểu thêm về Việt Nam, mà còn là bức thông điệp về giá trị, sự cần thiết phải bảo vệ, giữ gìn nền hòa bình chung trên toàn thế giới.
Ngoài ra, còn có rất nhiều cuộc trưng bày theo chủ đề, thay đổi vào các khoảng thời gian khác nhau trong năm được tổ chức với cái nhìn về chiến tranh dưới nhiều góc độ phong phú: tình yêu chung thủy, sắt son và đầy lãng mạn của thế hệ cha anh trong hoàn cảnh ngặt nghèo, khốc liệt của cuộc chiến; chiến tranh trong cảm nhận của trẻ thơ qua các bức vẽ, các cuộc giao lưu, tiếp xúc giữa những người tù chính trị năm nào với thế hệ thanh thiếu niên thành phố, cho thấy thế hệ cha anh đã từng sống, chiến đấu, làm việc như thế nào trong cuộc chiến tranh vệ quốc…
Xoa dịu nỗi đau chiến tranh (ghi nhận từ chuyến thăm bảo tàng chứng tích chiến tranh)
Thứ sáu, 13/08/2010 12:29 pm
Tôi có mặt ở bảo tàng chứng tích chiến tranh vào một buổi sáng đẹp trời để chuẩn bị cho hành trình 96 giờ thử thách. Trong suy nghĩ của tôi, đây chính là nơi lưu lại dấu vết của những cuộc chiến khốc liệt và lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc. Nhưng vượt ra ngoài tưởng tượng, đây còn là nơi in đậm những nỗi đau chiến tranh không dễ gì xoa dịu.
Trên thế giới, không có một quốc gia, một dân tộc nào muốn chiến tranh xảy ra. Nhưng một vài trong số họ lại đem những nỗi đau gieo rắc lên đất nước, lên dân tộc khác. Đã hơn 30 năm sau chiến tranh, cùng với sự đổi thay của đất nước, con người Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ và có thể ngẩng cao đầu về lịch sử hào hùng và cuộc đấu tranh anh dũng của dân tộc. Nhưng đâu đó trên đất nước này những đau thương của chiến tranh vẫn không ngừng đeo bám những mảnh đời cơ cực…
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh nằm trên đường Võ Văn Tần – một góc khuất của Sài Gòn phồn hoa nhộn nhịp. Không khí yên tĩnh ở nơi đây giúp mỗi người có 1 khoảng không gian trầm lắng để xem, để nhìn, để nghĩ về những gì đã diễn ra.
Theo dấu cô hướng dẫn viên tôi được biết thêm nhiều chi tiết về 2 cuộc chiến đấu chống Pháp và chống Mỹ hào hùng của dân tộc. Cha ông tôi đã hi sinh tính mạng và 1 phần thân thể để đổi lấy hòa bình, đổi lấy tự do và độc lập dân tộc. Họ đã đứng lên chống lại kẻ thù giày xéo quê hương, giày xéo lên đát nước mình. Tôi khâm phục biết bao tấm gương anh hùng lưu truyền sử sách.
Nhưng…
… mất mát…Họ - những người con anh hùng của dân tộc Việt Nam đã hi sinh, đã mất đi 1 phần thân thể, nhưng ai…., ai? Có thể bù đắp lại những nỗi đau này? ai có thể đem những người con trở về bên cha me, bên mái ấm thân yêu. Và ai có thể bù đắp lại phần cơ thể không còn nguyên vẹn. Chiến tranh là thế đấy. Đau thương, mất mát của dân tộc tôi biết bao giờ cho hết…
Và… những giọt nước mắt đã rơi khi được chứng kiến câu chuyện và những bức ảnh về vụ thảm sát những người dân vô tội trên đất nước tôi. Từ đau đớn chuyển thành căm phẫn. Tôi căm ghét chiến tranh, căm ghét tội ác của những tên dã thú đội lốt người. Họ giày xéo lên quê hương, lên dân tộc tôi. Gieo rắc nỗi đau lên từng tấc đất, từng con người nơi đây. Những nỗi đau này biết bao giờ xoa dịu?
Tôi đặt chân đến căn phòng tham quan cuối cùng của chuyến đi trong tiếng nhạc nhẹ nhàng và nỗi xúc động to lớn. Đây là phòng trưng bày những bức ảnh, những sản phẩm của các nạn nhận chất độc màu da cam - Điôxin. Trên thế giới hiện nay, có thể nói chất độc màu da cam là chất độc gây tác hại nghiêm trọng nhất. Hơn 5 triệu lít chất độc này đã được không quân Mĩ rải xuống Việt Nam và chỉ vài giờ sau đó những cánh đồng, những khu rừng lập tức trở nên khô héo. Thế mới thấy được mức độ độc hại của nó. Nhưng không chỉ dừng ở đó, những gì chất độc này gây ra cho con người càng khiến người ta ghê sợ. Những đứa trẻ chào đời thiếu đi 1 phần thân thể hay mất đi khả năng của 1 người bình thường. Những mảnh đời vật lộn với gian nan, với nỗi đau của chiến tranh.
Hơn 30 năm đã trôi qua. Những tội ác của chiến tranh đã bị xóa bỏ. Nhưng đâu đó trên đất nước này, những dấu tích của chiến tranh vẫn còn hằn sâu trên từng khuôn mặt, từng mảnh đời bất hạnh. Tất cả những gì chiến tranh mang lại chỉ là đau thương, mất mát không gì có thể xoa dịu…
Là 1 thanh niên được sinh ra và lớn lên trong thời bình. Có lúc tôi đã vô tâm với quá khứ, vô tâm với nỗi đau của đồng bào, của dân tộc. Nhưng hôm nay, sau tất cả những gì đã được chứng kiến, tôi nhận ra rằng : chúng tôi - tất cả thanh niên Việt Nam, con người Việt Nam cần chung tay đấu tranh xây dựng hòa bình, dập tắt mầm mống chiến tranh và xoa dịu nỗi đau chiến tranh vẫn còn âm ĩ trong nhiều mảnh đời. Hãy góp 1 tay để thế giới tốt đẹp hơn – vì một thế giới ngày mai, một thế giới không có chiến tranh…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cảm nhận sau chuyến tham quan thực tế tại Qảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh.doc