Có lẽ là đối với mỗi một người dân Việt Nam khi được hỏicảm nghĩ của họ về những thành quả phát triển của đất nước sau 20 năm đổi mớinhư thế nào, thì câu trả lời mà chúng ta nhận được từ tất cả mọi người đó là chúngta đã, đang và sẽ đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng vàphát triển đất nước. Còn đối với em, em hẳn sẽ không bao giờ quên được cái thờikhắc ấy, thời khắc vào năm 2003 khi Việt Nam ta tổ chức Seagame 22, tại sânvận động Mỹ Đình trong buổi lễ khai mạc Seagame, ống kính truyền hình đã quay đượchình ảnh một em bé cầm lá cờ Việt Nam đang được mẹ bế trên tay. Hình ảnh em bévới khuôn mặt rạng ngời, nụ cười và ánh mắt trong sáng, với hình lá cờ đỏ sao vàngvẽ trên mặt, được truyền hình trực tiếp đã góp phần nói lên những thành quả tolớn mà Đảng ta, nhân dân ta, dân tộc ta đạt được. Những thành quả ấy, càng nóilên sự đúng đắn của Đảng và nhân dân ta khi lựa chọn con đường cho cách mạng ViệtNam,đó là Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Tổng kết hơn 70 năm lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạocủa Đảng, từ thực tiễn phong phú và những thành tựu đạt được sau 20 năm đổi mới,Đảng và nhân dân ta hơn bao giờ hết xác định con đường cách mạng của dân tộc Việtnam đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn liền với độc lập dân tộc, xây dựng chủnghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủnghĩa xã hội là con đường lựa chọn duy nhất đúng của cách mạng nước ta. Nắmvững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học kinh nghiệm xuyênsuốt quá trình cách mạng nước ta từ khi có Đảng, là nguồn gốc thắng lợi củacách mạng Việt Nam.Tuy nhiên, sự biến động phức tạp của tình hình quốc tế, sự chống phá không ngừngcủa các thế lực thù địch, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và vàcác nước Đông Âu và những thách thức, khó khăn trong quá trình xây dựng chủnghĩa xã hội ở nước ta, đã và đang tác động đến tư tưởng, tình cảm của một bộphận cán bộ, đảng viên và nhân dân, ảnh hưởng tới công cuộc xây dựng chủ nghĩaxã hội của chúng ta. Là những thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, là chủ nhân tươnglai của đất nước, hơn ai hết chúng em cần hiểu và nắm vững con đường đi lên chủnghĩa xã hội của cách mạng nước ta để từ đó ra sức phấn đấu học tập, rèn luyệntrang bị cho mình những hành trang cần thiết để góp sức nhỏ bé của mình vào sựnghiệp xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh.
7 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10265 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảm tưởng về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có lẽ là đối với mỗi một người dân Việt Nam khi được hỏi cảm nghĩ của họ về những thành quả phát triển của đất nước sau 20 năm đổi mới như thế nào, thì câu trả lời mà chúng ta nhận được từ tất cả mọi người đó là chúng ta đã, đang và sẽ đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Còn đối với em, em hẳn sẽ không bao giờ quên được cái thời khắc ấy, thời khắc vào năm 2003 khi Việt Nam ta tổ chức Seagame 22, tại sân vận động Mỹ Đình trong buổi lễ khai mạc Seagame, ống kính truyền hình đã quay được hình ảnh một em bé cầm lá cờ Việt Nam đang được mẹ bế trên tay. Hình ảnh em bé với khuôn mặt rạng ngời, nụ cười và ánh mắt trong sáng, với hình lá cờ đỏ sao vàng vẽ trên mặt, được truyền hình trực tiếp đã góp phần nói lên những thành quả to lớn mà Đảng ta, nhân dân ta, dân tộc ta đạt được. Những thành quả ấy, càng nói lên sự đúng đắn của Đảng và nhân dân ta khi lựa chọn con đường cho cách mạng Việt Nam, đó là Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội.
Tổng kết hơn 70 năm lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ thực tiễn phong phú và những thành tựu đạt được sau 20 năm đổi mới, Đảng và nhân dân ta hơn bao giờ hết xác định con đường cách mạng của dân tộc Việt nam đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn liền với độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa xã hội là con đường lựa chọn duy nhất đúng của cách mạng nước ta. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học kinh nghiệm xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta từ khi có Đảng, là nguồn gốc thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, sự biến động phức tạp của tình hình quốc tế, sự chống phá không ngừng của các thế lực thù địch, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và và các nước Đông Âu và những thách thức, khó khăn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đã và đang tác động đến tư tưởng, tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, ảnh hưởng tới công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Là những thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, là chủ nhân tương lai của đất nước, hơn ai hết chúng em cần hiểu và nắm vững con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta để từ đó ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện trang bị cho mình những hành trang cần thiết để góp sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đảng ta đã xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Để kiên định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ khái niệm, bản chất của chủ nghĩa xã hội, để thấy được những ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với các chế độ xã hội khác. Việc hình thành những quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là công việc rất khó khăn. Mô hình xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa chưa có trong thực tiễn lịch sử, càng chưa có khi chúng ta xây dựng một nước có nền kinh tế chưa phát triển như nước ta. Đây là một vấn đề rất mới mẻ. Bác Hồ của chúng ta đã chỉ rõ: "Chủ nghĩa xã hội là gì? Là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng và tự do. Nhưng nếu tách riêng một mình mà ngồi ăn no, mặc ấm, người khác thì mặc kệ, thế là không tốt… Chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu, nước mạnh… Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con. Thế ta đã đến đấy chưa? Chưa đến, chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần" chủ nghĩa xã hội là "một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, không làm không hưởng…".
Tóm lại, "xã hội ngày càng tiến lên, vật chất càng tăng, tinh thần càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội".
Từ những tư tưởng lớn của Bác Hồ, trải qua nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi với trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, Cương lĩnh của Đảng ta chỉ rõ xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là một xã hội:
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Sáu đặc trưng nêu trên thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đã, đang và sẽ xây dựng, một xã hội tiến bộ nhất so với các chế độ xã hội đã xuất hiện trước đây. Trong xã hội đó, nhân dân lao động là người chủ chân chính và thực sự của xã hội. Nó chi phối và thể hiện trong toàn bộ thể chế của xã hội, đều hướng vào việc đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đó là sự khác nhau về chất giữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ xã hội trước đó. Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng phải có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và lực lượng sản xuất hiện đại, là cơ sở kinh tế để xóa bỏ nguồn gốc của chế độ người bóc lột người, con người được giải phóng có điều kiện phát triển toàn diện, tạo ra sự bình đẳng trong xã hội và đoàn kết giữa các dân tộc, có quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng không chỉ có nền kinh tế phát triển cao mà còn phải xây dựng một nền văn hóa tương ứng, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều đó đảm bảo sự phát triển hài hòa, lành mạnh của chủ nghĩa xã hội.
Những đặc trưng trên gắn bó mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, vừa làm tiền đề, điều kiện, vừa tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển. Cùng với quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải xác định được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tổng kết kinh nghiệm thành công và cả kinh nghiệm chưa thành công trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các nước khác, đặc biệt là những kinh nghiệm của những năm đổi mới, Đảng ta đã nêu ra những phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Và trên cơ sở các phương hướng ấy, chúng ta đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể. Đó là:
Một là, "xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nguyên kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích Tổ quốc và của nhân dân".
Hai là, "phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân". Từ thực tiễn sau hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội. Đó là nền kinh tế của chúng ta đã qua khỏi thời kỳ khủng hoảng, bước vào giai đoạn phát triển với một tốc độ cao và bền vững. Tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001 - 2005 đạt mức kế hoạch 7,51%. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, các quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế (tích lũy - tiêu dùng, thu - chi ngân sách,...) được cải thiện; việc huy động các nguồn nội lực cho phát triển có tiến bộ, tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước vượt dự kiến. Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh. Chúng ta đã cải thiện được rất nhiều về môi trường đầu tư, từ đó không ngừng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, cụ thể là chúng ta đã được đánh giá là một trong những quốc gia có môi trường đầu tư hấp dẫn nhất, và tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI liên tục tăng cao trong những năm gần đây. Ðã tạo dựng thêm nhiều cơ sở vật chất - kỹ thuật quan trọng, trong đó nhiều công trình lớn đã được đưa vào sử dụng.
Ba là, "quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu". Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được thể hiện qua đường lối, chủ trương, chính sách lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Đó là chúng ta không ngừng cố gắng xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế được phát triển. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản xuất của các doanh nghiệp quốc doanh, nhà nước đã tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp trên cơ sở nhà nước nắm cổ phần cần thiết để định hướng sự phát triển của nó theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên canh đó, chúng ta cũng không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác, đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Từ đó thu hút đầu tư từ nước ngoài để tận dụng nguồn vốn, trình độ khoa học công nghệ, khả năng tổ chức quản lý để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một trong những sự kiện nổ bật nhất đó là Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Bốn là, "tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội". Xu hướng hội nhập là tất yếu, nhưng Đảng và nhà nước ta luôn xác định, hoà nhập chứ không hoà tan. Cùng với nỗ lực phát triển kinh tế, chúng ta đã không ngừng đẩy mạnh công tác giáo dục văn hoá, tư tưởng, nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thới với việc mở rộng, giao lưu văn hoá với các nước bạn bè trong khu vực và thế giới, tiếp thu chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại trên toàn thế giới, Đảng, nhà nước và nhân dân ta cũng đã có những nỗ lực rất lớn trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc. Những truyền thống văn hóa như tôn sư trọng đạo, yêu nước, thương người luôn được nhân dân ta quý trọng. Chúng ta đã huy động được toàn thể xã hội vào việc duy tu, bảo dưỡng các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Với những nhã nhạc cung đình Huế, với cồng chiêng Tây Nguyên cùng với nhiều di sản khác được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, nhân dân ta hoàn toàn có thể tự hào với bè bạn thế giới về bề dày văn hoá, lịch sử của đất nước ta, dân tộc ta. Trong những năm gần đây, văn hóa - xã hội đã đạt được nhiều tiến bộ trên một số mặt; việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện; chỉ số phát triển con người được nâng lên.
Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn. Cơ sở vật chất được tăng cường. Quy mô đào tạo tăng nhanh và tương đối đều, nhất là ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Khoa học và công nghệ góp phần tích cực vào việc hoạch định đường lối, chính sách, điều tra nghiên cứu đánh giá tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học; nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.
Công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức và thu được nhiều kết quả tốt; đến cuối năm 2005 tỉ lệ hộ nghèo còn 7% (theo chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 - 2005). Việc kết hợp các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội cho các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc bước đầu thu được kết quả tốt.
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân tiếp tục đạt được nhiều thành tựu. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được mở rộng; một số dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; nhân dân ở hầu hết các vùng, miền được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng từ 68 (năm 1999) lên 71,3 (năm 2005).
Các hoạt động văn hóa, thông tin, báo chí, thể dục thể thao, giải trí... có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, gia đình liệt sĩ, các hoạt động nhân đạo, từ thiện... thu hút được sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.
Năm là, "thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước; trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới". Nước ta tuy có diện tích nhỏ, nhưng chúng ta có đến năm mươi tư dân tộc anh em cùng chung sống, Đảng và nhà nước ta đã luôn rất chú trọng đến việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố giữ vững tinh thần đoàn kết toàn dân, huy động mọi tầng lớp xã hội vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Trong chính sách đối ngoại, chúng ta đã chủ trương và thực hiện chính sách mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới. Với chính sách ấy, vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, điều này được minh chứng bằng việc chúng ta tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC 15 vào năm 2006 và trở thành thành viên không chính thức của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vào tháng 10 năm 2007. Những thành tựu đó đã mở ra cho dân tộc ta rất nhiều thời cơ, vận hội để phát triển.
Sáu là, "xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng". Ðộc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia được giữ vững; chính trị - xã hội ổn định. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; vững vàng về chính trị, có tinh thần chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu cao. Việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng ở một số địa bàn được thực hiện có hiệu quả. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố.
Bảy là, "xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta". Trước những thời cơ mới, để giữ vững và củng cố vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng, hơn bao giờ hết, toàn Đảng, toàn dân cần phải nỗ lực để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Đó là những thành tựu to lớn mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được trên con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu ấy là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, là nỗ lực cố gắng không mệt mỏi của tất cả các tầng lớp nhân dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Những thành tựu này cũng góp phần củng cố hơn nữa niềm tin của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta về con đường cách mạng của dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn ấy mà chúng ta đã đạt được, chúng ta vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm. Đó là:
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chưa vững chắc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Cơ chế, chính sách về văn hóa - xã hội chậm đổi mới; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt. Thành tựu xóa đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn lớn. Chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng tăng. Nhu cầu bức xúc về việc làm ở các thành thị và nông thôn chưa được đáp ứng tốt. Nhiều vấn đề xã hội quan trọng chưa được giải quyết thỏa đáng.
Giáo dục và đào tạo chất lượng còn thấp, cơ cấu chưa hợp lý. Khoa học và công nghệ chưa đáp ứng kịp yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xu hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu thấp kém vì lợi ích vật chất đơn thuần, vì lợi ích cục bộ, cá nhân trong một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, nghệ thuật chưa được khắc phục có hiệu quả. Quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực trong y tế, thể dục thể thao còn yếu kém.
Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng. Tội phạm và một số tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng. Tai nạn giao thông gây ra nhiều thiệt hại về người và của.
Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số mặt hạn chế. Sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang còn một số mặt chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tình hình mới. Ở một số địa bàn, có những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội cục bộ. Công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược về quốc phòng, an ninh, đối ngoại chưa theo kịp diễn biến của tình hình. Sự phối hợp giữa an ninh, quốc phòng và đối ngoại trong việc giải quyết một số vấn đề cụ thể thiếu chặt chẽ.
Tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân còn một số khâu chậm đổi mới. Việc thực hiện vai trò giám sát của Quốc hội còn lúng túng. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương, nhất là tổ chức hội đồng nhân dân, còn những điểm bất hợp lý. Cải cách hành chính chậm, cải cách tư pháp mới bước đầu được triển khai, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở nhiều nơi còn thụ động, mang tính hành chính, hình thức. Dân chủ trong xã hội còn bị vi phạm. Kỷ cương, kỷ luật ở một số cấp và lĩnh vực không nghiêm.
Chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thiếu trung thực và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng. Nhiều tổ chức cơ sở đảng thiếu sức chiến đấu và không đủ năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh. Công tác tư tưởng còn thiếu tính chiến đấu, tính thuyết phục. Công tác lý luận chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới. Việc kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và công tác tổ chức cán bộ trên một số mặt còn yếu kém. Chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao.
Từ phân tích, đánh giá tổng kết tình hình cách mạng trong nước, trong khu vực và trên thế giới, chúng ta nhận thấy rằng chúng ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh có những khó khăn và thử thách rất lớn, nhưng chúng ta cũng có những thời cơ và thuận lợi rất cơ bản:
Một là, chúng ta có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, một Đảng giàu tinh thần cách mạng, vững vàng, sáng tạo, đã kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, có kinh nghiệm lãnh đạo qua các thời kỳ cách mạng, đặc biệt kinh nghiệm của những năm đổi mới vừa qua có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta… Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ cơ bản hoàn thành cho phép ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng xác định rõ hơn. Đó chính là cơ sở để chúng ta có thể khẳng định dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhân dân ta nhất định xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Hai là, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng số đông đã trải qua rèn luyện thử thách trong thực tiễn của cuộc đấu tranh cách mạng, gắn bó với Đảng, với chế độ, trung thành với đường lối của Đảng, đang nỗ lực phấn đấu biến đường lối của Đảng thành hiện thực sinh động. Đảng đã xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo đoàn kết, trung thành với sự nghiệp cách mạng, vững vàng về chính trị, có khả năng lãnh đạo đất nước, đối phó với những khó khăn, thách thức để đưa cách mạng tiếp tục đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Ba là, nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, cần cù, thông minh, sáng tạo. Trải qua thực tiễn cách mạng, ý thức giác ngộ chính trị của nhân dân đã được nâng cao, gắn bó với chế độ, với Đảng. Qua thực tiễn của tình hình chính trị trên thế giới và trong nước những năm qua, nhân dân ta càng nhận rõ: Chỉ có đi theo Đảng, đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng thì đất nước mới phát triển, cuộc sống của nhân dân mới được ấm no, tự do và hạnh phúc. Đó là cơ sở chính trị quan trọng, quyết định sự thắng lợi của cách mạng.
Từ những bài học của cách mạng Việt Nam trong mấy chục năm qua, nhất là những kinh nghiệm thu được trong những năm đổi mới, chúng ta có cơ sở khoa học để tin tưởng rằng: Với chủ nghĩa yêu nước, truyền thống quý báu của dân tộc ta, với tinh thần chủ động sáng tạo, ý chí tự lực tự cường của nhân dân ta, lại có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cách mạng kiên cường, với sự giúp đỡ và hợp tác của bạn bè quốc tế, nhân dân ta có đủ khả năng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Là một sinh viên được học tập trong môi trường xã hội chủ nghĩa, sau khi được giảng dạy, nghiên cứu về con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của cách mạng nước ta, em đã nhận thức sâu sắc sự đúng đắn của việc lựa chọn con đường cách mạng cho dân tộc của Đảng và nhân dân ta, những thành tựu và hạn chế, thuận lợi và khó khăn mà cách mạng nước ta đã, đang và sẽ có. Từ nhận thức đó, em quyết tâm sẽ không ngừng học tập, trau dồi tri thức để góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước, vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Phấn đấu học tập rèn luyện để trở thành người cử nhân, người thầy thuốc vừa hồng, vừa chuyên, thực sự là công dân có ích cho xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai lam.doc
- Bia in.doc