Cần một “cú hích” để tạo động lực cho đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh hiện nay

Trong hệthống giáo dục quốc dân ởnước ta giáo dục bậc đại học và sau đại học là bậc thứ5 nhằm để đào tạo nguồn lực có trình độchuyên môn cao thuộc nhiều lĩnh vực phục vụsản xuất và đời sống. Sựnghiệp ấy chỉcó thể đặt trên vai của giáo dục đại học. Hãy hành động ngay, nếu không muốn tự mình lạc hậu và đứng ngoài cuộc trong thếgiới vận động và biến đổi không ngừng. Vào đầu năm 2006, Báo Thanh Niên mở một diễn đàn khá thú vịvềchủ đề “Nước Việt Nam ta nhỏhay không nhỏ”, với sự tham gia ý kiến rất nhiều và đa dạng trên nhiều lĩnh vực, ngõ ngách của cuộc sống, của nhiều tầng lớp, giới, nghềnghiệp khác nhau. Các quan điểm rất đa dạng, nhiều chiều khiến những người có lương tri đều phải suy nghĩ. Một dân tộc có nền văn hiến như dân tộc Việt Nam sẽkhông bao giờlà nhỏtrong tâm thức của mọi người, của bạn bè trên khắp thếgiới. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều đó, muốn đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần phải phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc trong đó có vai trò to lớn của đội ngũ trí thức, trước hết là trong ngành giáo dục đại học. Thiết nghĩ, nếu Đảng và Nhà nước ta biết chăm lo xây dựng, đào tạo và sửdụng những bậc hiền trí, phát huy sức mạnh tiềm tàng của họthì mọi việc đều có thểthành công.

pdf7 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2480 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cần một “cú hích” để tạo động lực cho đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 136 CẦN MỘT “CÚ HÍCH” ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY THE NECESSITY TO MAKE A DRIVING FORCE FOR INNOVATION OF HIGHER EDUCATION IN THE PRESENT CONTEXT Lê Hữu Ái Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Hiện nay, giáo dục Đại học là nhân tố quyết định để xây dựng nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở điểm qua những bài học kinh nghiệm lịch sử của một số quốc gia ở châu Á và trên thế giới đã thành công trên lĩnh vực giáo dục Đại học, từ thực trạng giáo dục Đại học ở nước ta hiện nay, bài báo xây dựng một số giải pháp nhằm tạo cú hích cho giáo dục Đại học hiện nay. Các giải pháp đó là: trao quyền tự chủ về tài chính và chương trình đào tạo cho các trường Đại học, tăng cường khả năng nghiên cứu, tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giảng viên, công khai ngân sách dùng cho giáo dục Đại học, đổi mới toàn diện chiến lược phát triển giáo dục Đại học, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. ABSTRACT Nowadays, higher education is regarded as the decisive factor in developing highly- qualified human resources for national industrialization and modernization. With reference to the successes and experiences of tertiary education in a number of Asian countries and worldwide and in consideration of the current situations of higher education in Vietnam, the author has taken some measures to initiate the driving force for Vietnam’s current higher education. These measures include autonomy decentralization to higher education institutions in terms of finance and curricula, improvement of research capacity, creation of favourable conditions for lecturers in their teaching, open budget initiatives for higher education, comprehensive innovation of strategies for higher education development and effective utilization of investment capital, especially foreign funds. 1. Đặt vấn đề Giáo dục đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người Việt Nam và cộng đồng dân tộc Việt Nam. Không ai còn nghi ngờ về động lực thực sự quan trọng của giáo dục đào tạo trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì? Lựa chọn phương án thích hợp để có thể nhanh chóng thúc đẩy quá trình tạo động lực mạnh mẽ trong giáo dục đào tạo nhằm phát huy khả năng trí tuệ của toàn xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cần phải đổi mới sâu sắc toàn diện giáo dục đại học. Trên thế giới, hiện nay có ba quan điểm giáo dục đại học lớn cần phải tham khảo trong quá trình xây dựng chiến lược giáo dục đại học. Thứ nhất, TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 137 giáo dục đại học theo kiểu Đức là nơi tạo dựng và phổ biến tri thức; thứ hai, theo kiểu Pháp là nơi đào tạo ra người lao động có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của nguồn nhân lực; thứ ba, theo kiểu Mỹ là tôi luyện bản lĩnh nhân sinh quan cho tầng lớp trẻ, tôn trọng sự phát triển nhân cách cá nhân, trung thực, không ngừng đổi mới, ... Vấn đề đặt ra lựa chọn phương án nào cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh giáo dục hiện nay ở nước ta mà vẫn đạt hiệu quả. 2. Những bài học kinh nghiệm 2.1. Mục tiêu phát triển của Việt Nam đến năm 2020 về cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nói khái quát hơn là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”. Những thành công của công cuộc đổi mới toàn diện mọi mặt của Việt Nam trong hơn hai mươi năm qua cho ta nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Công cuộc cải cách của các nước Đông Á những năm nửa cuối của thế kỷ trước được nhiều người cho rằng đó là hệ quả tất yếu của sự cải cách tận gốc trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, nó phải đặt trong tổng thể các chính sách của chính phủ trên những lĩnh vực then chốt như kết cấu hạ tầng và đô thị hoá, cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp, hệ thống tài chính năng động và hiệu quả trong vai trò điều tiết vĩ mô tích cực của nhà nước, chính sách xã hội hài hoà hợp lý. Các nước Đông Á có tầm nhìn chiến lược toàn diện cho sự phát triển nguồn lực con người, hệ thống trường dạy nghề phát triển nhanh chóng nhằm thu hút phần lớn nhân lực ở nông thôn vào thành phố, tạo ra nhiều việc làm cho bộ phận dân cư này. Trên nền tảng đó, giáo dục đại học được mở rộng và được định hướng phát triển chủ yếu vào lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. Chính phủ các nước Đông Á tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên một cách tối đa cho các đại học nghiên cứu đẳng cấp để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Các nước này khuyến khích sinh viên du học và có những biện pháp cụ thể để thu hút họ về nước, tạo việc làm phù hợp. Chẳng hạn, trong những năm 1970 và 1980, hàng trăm sinh viên Hàn Quốc được chính phủ gửi ra nước ngoài, tại những quốc gia có trường đại học với chất lượng hàng đầu thế giới về công nghệ đóng tàu. Kết quả là ngành công nghiệp đóng tàu những năm sau đó phát triển mạnh mẽ ở Hàn Quốc. Sau đó, trong những năm 1990 ngành công nghiệp bán dẫn ở Đài Loan và Trung Quốc cũng diễn ra tình hình tương tự. 2.2. Trong Giáo dục Đại học trên thế giới hơn một phần tư thế kỷ qua đã có bước ngoặt lớn là phát triển rất nhanh về số lượng, chuyển dần trạng thái giáo dục tinh hoa sang trạng thái giáo dục đại học đại chúng. Ở nhiều nước phát triển, trung bình cứ 100 thanh niên độ tuổi từ 18-22 thì có đến một nửa ngồi trên giảng đường đại học. Đây là kết quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ của bùng nổ thông tin, đến mức người ta ví là nhân loại đang sống trong “thế giới phẳng”. Hiện tượng này kết hợp với xu thế toàn cầu hoá đã làm biến đổi một cách cơ bản bộ mặt của giáo dục đại học hiện nay. Các trường đại học được quan niệm là nơi sản xuất và truyền bá tri thức vì lợi ích thiết thực của con người. Hiện nay xuất hiện cả những trường đại học trong công ty, các tập đoàn (corporate universitres). Chẳng hạn, hãng Disney có hẳn chương trình đào TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 138 tạo thạc sỹ Quản trị kinh doanh để tạo nguồn lực cho chính hãng đó. Hay Trung tâm của Microsoft ở Seattle có những hoạt động chẳng khác gì ở những trường đại học danh tiếng. Thực tế, giáo dục đại học được xem như loại dịch vụ đặc thù. Một khi số lượng các trường đại học tăng nhanh, số lượng sinh viên bùng nổ thì hệ quả tất yếu là chất lượng sẽ bị hạn chế. Ở Vương quốc Anh, người ta đã thừa nhận gần như chính thống câu nói “nhiều hơn có nghĩa là tồi hơn” (more well mean worse). Hiện nay, trên thế giới có xu hướng hình thành một hệ thống giáo dục đại học với nhiều loại hình trường, có cả trường đại học truyền thống và phi truyền thống như: đại học mở, đại học từ xa. Thực tế đã hình thành ba dạng trường sau đây: - Thứ nhất, Trường đào tạo tinh hoa là loại trường truyền thống hướng về nghiên cứu - tạm gọi là đại học nghiên cứu chiếm 10-12% tổng số sinh viên. - Thứ hai, Trường với chương trình 4 năm đào tạo nghề nghiệp, ứng dụng đa dạng thuộc mọi lĩnh vực chiếm khoảng 30-35% tổng số sinh viên. - Thứ ba, Loại trường còn lại đào tạo nghề nghiệp thích hợp với nhu cầu địa phương, linh hoạt, thời gian ngắn hơn hoặc là hệ thống các trường Cao đẳng. Loại thứ ba này có tỷ lệ 20-25%, với loại này sinh viên có thể học theo chương trình chuyển tiếp để sau đó vào giai đoạn hai của các trường đại học 4 năm. Như vậy, sự phân lớp ở đây không chỉ là về trình độ mà điều quan trọng hơn là tính chất của lớp người được đào tạo, nhằm đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội. Rất nhiều những quốc gia phát triển đi theo hướng này. 3. Vài nét về thực trạng giáo dục đại học hiện nay ở nước ta Nhiều nhà quản lý giáo dục và dư luận xã hội cho rằng hiện nay hệ thống giáo dục của nước ta đang chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, chất lượng của giáo dục đại học chưa được cải thiện nhiều. 3.1. Hệ thống các trường đại học của nước ta tăng nhanh nhưng các điều kiện bắt buộc cho sự hoạt động bình thường của trường không đảm bảo như: đội ngũ giảng viên, trang thiết bị, giảng đường, giáo trình, sách tham khảo. Theo thống kê của Bộ Giáo dục & Đào tạo từ năm 1998 đến tháng 9/2009, nước ta có 87 Trường Đại học mới được thành lập, trong đó thành lập mới là 33 trường, nâng cấp là 54 trường, bình quân trong 1 năm có 7,2 trường đại học mới ra đời. Hai thành phố có nhiều trường nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chiếm một nửa số trường mới được thành lập (Báo Thanh niên, Chủ nhật, ngày 25/10/2009 - trang 6). Như vậy, hiện tượng mở trường như hiện là quá tràn lan, trong lúc điều kiện vật chất không đựơc đảm bảo, đội ngũ giảng viên vừa thiếu, vừa yếu đã tạo nên chất lượng đào tạo đại học ngày càng giảm sút. 3.2. Năm 2005, tỷ lệ sinh viên vào đại học ở nước ta là 16%, trong khi con số này ở Trung Quốc là 17%, Inđônêsia 19%, Thái Lan 43%. Ở nước ta, số lượng sinh viên hàng năm có tăng nhưng chất lượng về một số mặt lại có xu hướng giảm. Như đã nêu ở phần trên, đội ngũ giảng viên còn nhiều hạn chế, giờ giảng quá nhiều, công trình khoa học ít, nhất là những công trình đăng tải trên các tạp chí quốc tế. Chẳng hạn, trong năm TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 139 2006, 2830 giảng viên của trường đại học Chulalongkorn của Thái Lan đăng được 744 công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế. Trong khi đó 3360 giảng viên của hai trường đại học hàng đầu của Việt Nam là Đại học Quốc gia Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đăng được 36 công trình (Nguồn: Chỉ số trích dẫn khoa học mở rộng, Web of Science. Thompson. Corp). Điều này cho thấy, đội ngũ giảng viên của giáo dục đại học nước ta chưa theo kịp xu hướng của thế giới. 3.3. Sự xuất hiện nhiều loại hình đào tạo đại học ở nước ta, trên phương châm xã hội học giáo dục hơn 20 năm qua đã làm cho bộ mặt giáo dục đại học thay đổi nhanh chóng, điều này nếu chỉ xét về số lượng thì đã góp phần tăng lên nhanh chóng nhưng xét về nhiều phương diện khác thì lại chứa nhiều bất ổn. Hiện nay, tỷ lệ sinh viên/vạn dân ở nước ta là khoảng 100, phấn đấu năm 2010 là 200, năm 2020 là 400. Thái Lan cách đây 3 năm là 350 sinh viên, Nhật Bản là 500 sinh viên (Báo Thanh Niên ngày 20/10/2009 - trang 6). Nhưng điều đáng phiền lòng là một nửa số sinh viên được đào tạo không được làm đúng chuyên môn đã được học ở trường đại học (Nguồn: Điều tra của Hội Sinh viên Việt Nam). Kèm theo sự tăng nhanh về số lượng thì chất lượng đào tạo là điều đáng quan tâm nhất. Tuy chưa có một chỉ số đánh giá chất lượng thật khách quan, nhưng nạn gian lận trong thi cử, học theo lối “ tầm chương trích cú” nặng về hình thức, bằng cấp, chạy theo hư danh, chủ quan, duy ý chí trong giáo dục đào tạo diễn ra khá phổ biến. Trước cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông báo một số liệu sau đây kiến những ai có quan tâm đến “ quốc sách hàng đầu” phải ngỡ ngàng: 8% học sinh tiểu học, 53% học sinh trung học cơ sở và 60% học sinh trung học phổ thông quay cóp trong thi cử, cùng với 22%. 50% và 64% tương ứng với ba cấp này là thường xuyên nới dối (Báo Thanh Niên ngày 30 tháng 10 năm 2008). Ở bậc giáo dục Đại học Sau đại học tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng chắc chắn tỷ lệ không phải là nhỏ. Chính những điều này đã góp phần tạo nên chất lượng giáo dục đại học thấp, hiệu quả sử dụng nguồn lực không cao. 4. Một vài biện pháp nhằm tạo cú hích cho giáo dục đại học Từ các bài học kinh nghiệm của các nước Đông Á, trên cơ sở hiểu được thực tế của nền giáo dục đại học hiện nay, thiết nghĩ đã đến lúc phải đổi mới một cách sâu sắc, toàn diện trên mọi mặt giáo dục đại học, xây dựng cho được triết lý riêng, tạo ra động lực tác động mạnh mẽ thúc đẩy giáo dục đại học phát triển nhanh. Trước hết cần tạo được những cú hích thục sự đủ lực nhằm bứt phá, tăng tốc. 4.1. Trong giáo dục đại học, các trường cần phải có nhiều quyền tự chủ hơn trên cả hai phương diện là tài chính và chương trình đào tạo để có thể tự quyết định trong đầu tư cơ sở vật chất và chuyên môn hoá sâu về lĩnh vực đào tạo, tạo thế cạnh tranh trên cơ sở của chất lượng và phù hợp với nhu cầu thị trường. Chế độ tuyển dụng, đãi ngộ, đề bạt phải dựa trên năng lực và hiệu quả công việc. Cần mở rộng nguồn tài trợ cho các trường đại học, không chỉ bao gồm học phí và các khoản hỗ trợ của nhà nước, mà còn bao gồm các hợp đồng nghiên cứu ứng dụng và sự đóng góp hảo tâm của các thành phần kinh tế, nhất là khu vực tư nhân, các cựu sinh viên nơi mà họ đã được đào tạo. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 140 Chất lượng các trường đại học là một chỉ báo đáng tin cậy cho mức độ phát triển của nền kinh tế. Những nước giàu và đang trở nên giàu hơn một cách nhanh chóng và thường có nhiều trường đại học tốt, còn những nước nghèo và chậm phát triển thì trái lại không đủ nguồn vốn và nhân lực để xây dựng các trường đại học chất lương cao. Hiện nay, các trường đại học của Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và chưa đạt chuẩn của một trường đại học thực sự. Nếu như không có các biện pháp cấp thiết để cải cách giáo dục và hoàn thiện hệ thống, nhất là giáo dục đại học thì nước ta khó có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 4.2. Nhằm xây dựng các trường đại học có đầy đủ các khả năng nghiên cứu khoa học và đào tạo, các trường đại học ở nước ta phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và có những ưu đãi hấp dẫn nhất để thu hút được những nhà khoa học hàng đầu trên thế giới, nhất là đội ngũ kiều bào ta ở nước ngoài. Đến giữa năm 2007, theo số liệu thống kê, nước ta có hơn 2,6 triệu người có trình độ từ đại học trở lên, với 18.000 thạc sỹ, 16.000 tiến sỹ và tiến sĩ khoa học, trên 6.000 giáo sư và phó giáo sư, chiếm 71% hoạt động trong khu vực sự nghiệp. Trí thức Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 400.000 người, chiếm hơn 10% cộng đồng người Việt Nam đang ở nước ngoài, nhiều người trong số họ đang hoạt động trong những lĩnh vực có công nghệ cao như: điện tử, sinh học, vật liệu mới, hàng không vũ trụ... Nhà nước cần có chính sách thích hợp cho các đối tượng này. Những bài học kinh nghiệm về công tác này của Chính phủ Trung Quốc rất đáng được chúng ta quan tâm. Nhà nước đã khuyến khích các trường đại học của mình xâm nhập thị trường chất xám toàn cầu, và các trường này đang ngày càng thành công trong việc mời được những nhà khoa học Trung Quốc xuất sắc nhất từ Mỹ và từ các nước khác trở về với mức đãi ngộ xứng đáng. Ở nước ta, dù đã có nhiều biện pháp và chính sách thông thoáng cho đội ngũ cán bộ khoa học nhưng trên thực tế họ còn nhiều phiền lòng trong thủ tục hành chính, bị ghen tị nếu như họ có may mắn nhận được sự đãi ngộ cao hơn những người khác. Trong hoàn cảnh như vậy các nhà khoa học có sự lựa chọn, đắn đo là lẽ đương nhiên. 4.3. Cần công khai các ngân sách nhà nước cho giáo dục: Cuộc khủng hoảng hiện nay trong giáo dục không phải là hậu quả của việc thiếu đầu tư, mà một phần là do sự lãng phí và kém hiệu quả trong chi tiêu và sử dụng nguồn vốn. Tăng cường tính minh bạch là một bước thiết yếu đầu tiên để cải thiện hệ thống giáo dục. Phải đổi mới toàn diện chính sách giáo dục đào tạo, nhất là trình độ bậc cao. Nghị quyết: 14/2005, ngày 02/11/2005 về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020, quy hoạch lại hệ thống các trường đại học, đa dạng về loại hình ngành nghề, phương thức đào tạo, đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục, xã hội hoá giáo dục, mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, gửi sinh viên và cán bộ nghiên cứu đi đào tạo bằng nhiều nguồn vốn khác nhau tất cả các ngành nghề ở các quốc gia, vùng lãnh thổ có trình độ tiên tiến, đào tạo lại đội ngũ trí thức hiện có. Chẳng hạn như chính sách của trường Đại học Waseda (Tôkyo Nhật Bản) quy định cho phép giáo sư giảng dạy trên 5 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 141 năm thì được quyền nghỉ 1 năm, với đầy đủ chế độ lương để ra nước ngoài, nơi mà do chính nhà khoa học lựa chọn, chế độ này không quá hai lần cho suốt quá trình làm việc của giáo sư và ưu tiên cho những người có thâm niên công tác.Về cách thức phân bổ ngân sách giáo dục thì phải công khai minh bạch để tổ chức Nhà nước và các cá nhân có thể thực hiện chức năng giám sát một cách có hiệu quả hơn. Mặt khác, công khai minh bạch sẽ giúp chính phủ thành công hơn trong việc huy động nguồn tài trợ từ khu vực tư nhân và các khu vực khác, vì khi ấy các nhà tài trợ sẽ có cơ sở để tin rằng đồng tiền đóng góp của mình được sử dụng một cách hiệu quả. 4.4. Thực hiện một cách mạng thực sự trong giáo dục đại học. Chất lượng giáo dục đại học thấp là một trở ngại cơ bản cho sự tiếp tục phát triển của Việt Nam, và vì vậy, những trở ngại này cần phải được giải quyết một cách mạnh mẽ, càng sớm càng tốt. Tuy đã ban hành. Quyết định 14 như đã nêu trên về “cải cách toàn diện” đối với hệ thống giáo dục đại học, trong đó bao gồm những cải cách then chốt cần thiết để thổi một luồng sinh khí mới vào hệ thống. Nhưng thực tế diễn ra vẫn chưa được như mong đợi, tốc độ vẫn chậm và thiếu đồng bộ. Như vậy sẽ không tận dụng được một cách trọn vẹn nguồn lợi từ đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã thành công trong việc thu hút được một số nhà đầu tư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao như Intel, Canon, Nidec và Foxconn. Đây là một cơ hội quý giá để Việt Nam chuyển đổi và vượt lên chiếm lĩnh những ngành có giá trị gia tăng cao hơn. Để có thể tận dụng tốt cơ hội này, chúng ta cần đào tạo một số lượng lớn lao động có chuyên môn cao công nhân kỹ thuật có kỹ năng lành nghề. Nếu không, sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự như Malaixia những năm trước đây. Điều này sẽ cản các nhà đầu tư khi họ muốn đầu tư vào nước ta. 5. Kết luận Trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta giáo dục bậc đại học và sau đại học là bậc thứ 5 nhằm để đào tạo nguồn lực có trình độ chuyên môn cao thuộc nhiều lĩnh vực phục vụ sản xuất và đời sống. Sự nghiệp ấy chỉ có thể đặt trên vai của giáo dục đại học. Hãy hành động ngay, nếu không muốn tự mình lạc hậu và đứng ngoài cuộc trong thế giới vận động và biến đổi không ngừng. Vào đầu năm 2006, Báo Thanh Niên mở một diễn đàn khá thú vị về chủ đề “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ”, với sự tham gia ý kiến rất nhiều và đa dạng trên nhiều lĩnh vực, ngõ ngách của cuộc sống, của nhiều tầng lớp, giới, nghề nghiệp khác nhau. Các quan điểm rất đa dạng, nhiều chiều khiến những người có lương tri đều phải suy nghĩ. Một dân tộc có nền văn hiến như dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ là nhỏ trong tâm thức của mọi người, của bạn bè trên khắp thế giới. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều đó, muốn đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần phải phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc trong đó có vai trò to lớn của đội ngũ trí thức, trước hết là trong ngành giáo dục đại học. Thiết nghĩ, nếu Đảng và Nhà nước ta biết chăm lo xây dựng, đào tạo và sử dụng những bậc hiền trí, phát huy sức mạnh tiềm tàng của họ thì mọi việc đều có thể thành công. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Tuyên giáo Trung ương, Tài liệu các Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng, Khoá X, NXB CTQG, Hà Nội, 2008. [2] Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2002. [3] TS Nguyễn Văn Dân (chủ biên) Những vấn đề toàn cầu hoá kinh tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001. [4] Phạm Tất Dong (chủ biên) Trí thức Việt Nam, thực tiễn và triển vọng, NXB CTQG, Hà Nội, 1995. [5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Khoá X, NXB CTQG, Hà Nội, 2008. [6] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ X, NXB CTQG, Hà Nội, 2002. [7] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, NXB CTQG, Hà Nội, 1995. [8] Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. [9] Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. [10] Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Trí thức Việt Nam xưa và nay, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2006. [11] Một góc nhìn của tri thức (tập 1), NXB Trẻ, 2003. [12] Đại học Harvard - Lựa chọn thành công bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam, 2008 (Tài liệu tham khảo).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso37bai17_8501.pdf
Luận văn liên quan