Cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung

Trên thực tế, không chỉ Trung Quốc có lợi trong cuộc cạnh tranh này mà bản thân Mỹ cũng có lợi. Một khi Trung Quốc càng trở nên thịnh vượng, nước này sẽ không chỉ tăng cường nhập khẩu từ các nước khác mà còn cung cấp những loại hàng hóa giúp giữ giá cả tại Mỹ ở mức thấp, bất chấp một số điều kiện không tốt xảy ra (giá sắt thép .). Ngoài ra, quan hệ mậu dịch giữa hai nước phản ánh tính chất cùng có lợi, bổ sung lẫn nhau. Nhìn về lâu dài, quan hệ kinh tế Mỹ - Trung có tiềm năng phát triển rất lớn. Mỹ là nước phát triển có thị trường lớn nhất thế giới, Trung Quốc là nước đang phát triển có thị trường đầy tiềm năng. Do vậy, những biến động trong phát triển kinh tế của mỗi nước chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến nước kia.

pdf36 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3257 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị trí số 1 và số 2 thuộc là Citigroup và Bank of America. Tuy nhiên, hiện nay, các ngân hàng Mỹ chỉ còn nắm giữ 3 vị trí trong top 10 này, đồng thời, ba vị trí cao nhất thuộc về các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc. 7 the-gioi, truy cập lúc 11pm42 ngày 07.04.2011 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 13 Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nước này đã tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng. Trung Quốc hiện đang tiến tới mục tiêu thiết lập những đế chế toàn cầu vượt xa khỏi lĩnh vực ngân hàng truyền thống. Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) đã mua 80% cổ phần trong chi nhánh của Ngân hàng Đông Á (BEA) ở Mỹ. Trong khi đó, có thêm 4 ngân hàng Mỹ phải tuyên bố phá sản và chưa hết tháng 1/2011, tổng số ngân hàng Mỹ phải đóng cửa đã lên con số 7. Trong năm 2010, 157 ngân hàng Mỹ đã phá sản lớn hơn con số 140 ngân hàng của năm 2009. Việc ký các hợp đồng mới trị giá 45 tỷ USD cùng sự thôn tính ngân hàng Mỹ cho thấy sự lớn mạnh cũng như mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới. b. Máy bay tàng hình Mỹ đã mất sự độc quyền trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng chủ chốt. Sự quan tâm của Mỹ đối với các dự án quốc phòng lớn giảm mạnh liên quan đến việc cắt giảm tài chính đối với các lực lượng vũ trang và sự chú trọng vào các mối đe doạ phi đối xứng. Đối với hải quân, các chiến hạm có lượng choán nước lớn được thay bằng các chiến hạm đa năng cỡ nhỏ. Cụ thể, hải quân Mỹ cắt giảm chương trình đóng tàu khu trục loại Zumwalt từ 32 tàu xuống còn 3 tàu và dự định chế tạo 10 tàu bảo vệ ven bờ cỡ nhỏ. Trong khi đó, Trung Quốc dự định tăng hoặc đóng các chiến hạm trên cơ sở tàu sân bay và các tàu cỡ lớn khác. Vai trò chiến lược của tàu đổ bộ và việc phát triển khả năng của tên lửa đối hạm ngày càng tăng liên quan đến chương trình đóng tàu ngầm của Trung Quốc và dự định đưa tàu sân bay vào trang bị cho hải quân của nước này. Việc Trung Quốc chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ mới J-20 cũng chứng tỏ khoảng cách về công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ được rút ngắn. Việc xuất khẩu ra nước ngoài các sản phẩm quân sự của các công ty quốc phòng Mỹ trong điều kiện cắt giảm ngân sách quốc phòng sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, tuy nhiên các công ty này sẽ gặp phải sự cạnh tranh vô cùng ác liệt trên thị trường vũ khí cơ sở với các nhà sản xuất như Trung Quốc. c. Cạnh tranh khốc liệt giữa thương hiệu đồ thể thao của Mỹ tại Trung Quốc Cuộc cạnh tranh giữa về giá cả giữa các thương hiệu quốc tế về đồ thể thao như Nike của Mỹ và Li Ning và Anta của Trung Quốc đang ngày càng trở nên dữ dội tại Trung Quốc. Nike bắt đầu sản xuất những sản phẩm phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng sống tại các thành phố và thị trấn nhỏ cũng như mở rộng mức độ xâm nhập vào thị trường vùng nông thôn. Nhiều những mặt hàng giá rẻ đã tiếp cận với những thành phố cấp 2, cấp 3, thậm chí cấp 4 của Trung Quốc nhằm hấp dẫn nhiều người tiêu dùng hơn. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 14 Trước đây, công ty đa quốc gia này chỉ tập trung vào trung tâm các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu. Việc tung ra những sản phẩm giá rẻ của Nike đã khẳng định Nike sẽ nhảy vào cuộc chiến với các thương hiệu địa phương tại các phân khúc thị trường thấp hơn. Li Ning, nhà sản xuất Trung Quốc lớn nhất trong lĩnh vực này cũng đã thực hiện một chiến dịch tái định vị thương hiệu đầu năm 2010 nhằm tăng doanh số từ những khách hàng. Li Ning đã vươn lên vị trí thứ 2 sau Nike về doanh số bán hàng. Để đuổi kịp những đối thủ của mình, Li Ning đã gia tăng sức mạnh tại các thành phố cấp 2, cấp 3 và đồng thời thay đổi chính sách cũng như mở rộng thị phần tại các thành phố lớn. d. Cuộc chiến khốc liệt giữa Yahoo! và eBay trên thị trường Trung Quốc Alibaba.com của Trung Quốc được coi là cổng đấu giá B2B dành cho doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Trang web này chủ yếu để giao dịch thương mại nội địa và một phần cho các giao dịch với đối tác nước ngoài. Trang web Alibaba.com thống trị trên thị trường Trung Quốc đến năm 2003, khi công ty Mỹ eBay mua lại EachNet. Sự kiện này đã khởi đầu “cuộc chiến của những người khổng lồ”. Ebay hiện đang đứng đầu thế giới trong lĩnh vực đấu giá trên mạng. Tuy nhiên Ebay sẽ chưa đạt được vị trí thống trị nếu chưa chiếm lĩnh được thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc. Công ty của Mỹ này đã phải chi khá nhiều để mở đường vào Trung Quốc. Alibaba và Taobao đều có mục đích "đánh đuổi" Ebay và mở rộng thị trờng ra ngoài biên giới Trung Quốc. Mặc dù bắt đầu hoạt động 1 năm sau khi Ebay vào Trung Quốc, nhưng Taobao đã nhanh chóng chiếm 41% thị phấn đấu giá trên mạng trong khi Ebay chiếm 53%. Để đối phó với sự xâm chiếm của Ebay, Taobao đã sử dụng nhân lực địa phương và chú trọng vào những nét đặc trưng của văn hoá Trung Quốc. Alibaba.com cho phép người mua và người bán liên hệ trực tiếp với nhau nhưng lại hoàn toàn miễn phí cho họ. Lợi nhuận Alibaba có được chỉ từ việc thu phí từ khoản tiền bảo hiểm dựa trên lượng giao dịch và từ dịch vụ thu phí đảm bảo giống như dịch vụ Paypal. 2.2. Thị trường thứ ba 2.2.1 Cuộc chiến tài nguyên ở Châu Phi Trung Quốc được xem là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất châu Phi trong bối cảnh Mỹ đang giành giật ảnh hưởng quyết liệt ở những khu vực xung quanh Trung Quốc. Sự tăng trưởng vũ bão của nền kinh tế Trung Quốc mở ra một thời kỳ mới. Châu Phi không còn chỉ là một mục tiêu địa chính trị mà là một kho tài nguyên khổng lồ cho cơn khát nguyên liệu và năng lượng của Trung Quốc. Châu Phi cung cấp 30% lượng dầu hỏa THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 15 nhập vào Trung Quốc. Trung Quốc đã tổ chức trọng thể “Diễn đàn hợp tác Trung - Phi”. Nhiều nước châu Phi đặt kỳ vọng vào Trung Quốc, coi Trung Quốc là mô hình phát triển lý tưởng và thích hợp với họ. Trong khi Mỹ lựa chọn quân sự để vào châu Phi, Trung Quốc lại sở dụng “con bài” kinh tế để thâm nhập vào châu Phi như một công cụ mũi nhọn với phương châm đầu tư mạnh mẽ và chiếm lĩnh các thị trường. Năm 2009, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất châu Phi. Chiến lược mới của Mỹ đối với châu Phi là nhằm hạn chế những ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này. Lượng dầu các nước tây Phi cung cấp cho Mỹ tương đương lượng dầu Ả-rập Xê-út cung cấp cho Mỹ và sẽ chiếm khoảng 25% lượng dầu nhập khẩu của Mỹ vào năm 2015. Trước đối sách của Trung Quốc, Mỹ đã cam kết nhiều hơn đối với các chương trình hợp tác hỗ trợ, chẳng hạn dự án ống dẫn khí Tây Phi dài 421 dặm (677,5 km), tài trợ 40% là hệ thống dẫn khí ga tự nhiên đầu tiên của khu vực châu Phi, đồng thời tăng cường sử dụng các lực lượng quân sự lôi kéo các chính phủ ở châu Phi ủng hộ các công ty dầu mỏ Mỹ cũng như giành được tình cảm thân thiện của công chúng ở các nước đó đồng thời Mỹ tăng cường cung cấp vũ khí và các dịch vụ quân sự trực tiếp cho châu Phi. 2.2.2 Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở thị trường Brazil Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại Brazil-quan trọng nhất, phá vỡ một mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và các nước Latin trải dài trở lại những năm 1930. Kim ngạch thương mại Trung Quốc – Brazil năm 2010 là $ 2,8 tỉ nhập khẩu Trung Quốc vượt qua Mỹ chính thức xác lập vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Brazil. Nhu cầu về quặng sắt, cellulose và nhiên liệu, hạt đậu nành đậu phụ Trung Quốc, quặng sắt, khí đốt….khiến Brazilia có xu hướng sát gần Bắc Kinh hơn là Washington. Mặt khác, lợi nhuận trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình sang Trung Quốc lớn hơn nhiều so với sang Mỹ khiến cho đất nước Mỹ Latinh này đặt Trung Quốc thành đối tác lớn nhất của mình. Brazil đã chi số tiền 2,6 tỷ USD để xây dựng một cảng biển siêu lớn ở phía Bắc Rio de Janeiro nhằm phục vụ những tàu chở dầu khổng lồ có đích đến là Trung Quốc. Nhiều năm qua, Brazil đã tìm cách giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ bằng cách đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp địa phương và thị trường khu vực. Khoảng 90% hàng Trung Quốc xuất sang Brazil là hàng công nghiệp chế tạo, nhiều mặt hàng. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 16 3. Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Tuy nhiên, sự phát triển này gặp phải vấn đề nan giải: thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Theo bảng thống kê dưới đây, Trung Quốc dẫn đầu trong các nước xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới với 9, 8% năm 2010 trong khi đó Mỹ chỉ dừng lại ở vị trí số 3 trong các nước xuất khẩu nhiều nhất với 8,2%. Tuy nhiên, số lượng của sản phẩm không phải là yếu tố quyết định tất cả mà người ta cần phải tính cả giá trị của sản phẩm. Giá trị mặt hàng sản xuất tại Hoa Kỳ và xuất khẩu cho khách hàng ở các nước khác bao gồm máy công cụ, thiết bị y tế, phần mềm máy tính, dược phẩm, máy bay thương mại, sản phẩm quốc phòng, và các vệ tinh trong số nhiều sản phẩm khác. Trong khi đó, Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm như nông sản và dệt may…Bảng thống kê tỉ lệ các quốc gia sản xuất nhiều nhất thể hiện như sau: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 17 Từ năm 2004 đến năm 2008, Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ tăng 141.1 trong khi đó con số xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chỉ tăng nhẹ ở mức 36.8. Mỹ luôn là nước chịu mức thâm hụt thương mại với Trung Quốc cao nhất trong các năm gần đây. Nhìn vào bảng thống kê các đối tác thương mại của Mỹ dưới đây chúng ta có thể thấy rõ điều này: Bảng thống kê các đối tác thương mại của Mỹ các năm gần đây (Trung Quốc là cột màu cam thứ 2 tính từ trái sang)8 8 Trích từ lấy từ trang world city, truy cập ngày 06.04.2011. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 18 Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu tăng 36%. Theo thống kê ngày 10/3 của Mỹ, trong tháng 1, Mỹ nhập khẩu của Trung Quốc là 31,349.6 trong khi đó con số xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ dừng lại ở mức 8,078.1. Chỉ trong riêng tháng đầu năm, nước này chịu mức thâm hụt thương mại với Trung Quốc là -23,271.5, lớn hơn bất kỳ quốc gia nào. Tính riêng trong tháng 1 với mức tỷ giá hiện tại, kim ngạch xuất khẩu ra thị trường toàn cầu của Trung Quốc lớn hơn 35% so với Mỹ, trong khi tổng nhập khẩu của Trung Quốc lại nhỏ hơn của Mỹ 14%. Báng số liệu dưới đây đã thể hiện rõ điều đó: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 19 BẢNG: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ với Trung Quốc (đơn vị tỷ USD) China's Trade with the United States ($ billion)9 Notes: US exports reported on FOB basis; imports on a general customs value, CIF basis Source: US International Trade Commission 000 001 2 002 2 003 2 004 2 005 2 006 2 007 2 008 2 009 uS exports 6.3 9.2 2 2.1 2 8.4 3 4.7 4 1.8 5 5.2 6 5.2 7 1.5 6 9.6 % change 4.4 8.3 1 5.1 2 8.5 2 2.2 2 0.6 3 2.1 1 8.1 9 .5 - 2.6 US imports 00.0 02.3 1 25.2 1 52.4 1 96.7 2 43.5 2 87.8 3 21.5 3 37.8 2 96.4 % change 2.3 .2 2 2.4 2 1.7 2 9.1 2 3.8 1 8.2 1 1.7 5 .1 - 12.3 Tot al 16.3 21.5 1 47.3 1 80.8 2 31.4 2 85.3 3 43 3 86.7 4 09.2 3 66.0 % change 2.6 1.4 2 1.2 2 2.8 2 8 2 3.3 2 0.2 1 2.7 5 .8 - 10.6 US balance 83.7 83.0 - 103.1 - 124.0 - 162.0 - 201.6 - 232.5 - 256.3 - 266.3 - 226.8 9 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 20 4. Các vấn đề đặt ra. 4.1.Vấn đề việc làm. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Mỹ và đe dọa nền kinh tế nước này, chúng được coi là nguyên nhân gây ra tình trạng mất việc làm cho người Mỹ. Số liệu thống kê đã cho thấy rằng Mỹ đã mất 3 triệu công ăn việc làm trong các ngành sản xuất kể từ giữa năm 2000 đến nay. Theo hiệp hội các nhà sản xuất của Mỹ (National Association of manufactuers) khi quy định về quota của Trung Quốc chấm dứt vào tháng 1/2005 thì nhập khẩu Trung Quốc sẽ chiếm 75% thị trường mỹ và ngành dệt may của Mỹ có khả năng mất 630000 việc làm và 1300 nhà máy dệt may nội địa sẽ bị đóng cửa (dự báo 2004)10. Sức cạnh tranh không chỉ riêng trong ngành may mặc mà trong cả các lĩnh vực cơ khí, lắp ráp tivi, sản xuất phần mềm máy tính…. Người Mỹ cho rằng nền kinh tế Mỹ đang phải đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc. Các chính trị gia Mỹ liên tục đổ tội cho Trung Quốc vì hàng nhập khẩu ồ ạt của Trung Quốc có liên quan trực tiếp đến tình trạng mất việc làm của công dân Mỹ. Giải pháp của các chính quyền tổng thống gần đây hầu hết là áp đặt hạn ngạch lên hàng dệt may hoặc đánh thuế nặng vào máy thu hình cho tới ra các đạo luật chống phá giá và đòi Trung Quốc điều chỉnh giá đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, nhận định này là không đúng. Thứ nhất, nó bắt nguồn từ chính tình hình kinh tế Mỹ. Việc áp dụng rất nhiều công nghệ cao và khoa học kĩ thuật vào sản xuất vận chuyển là nguyên nhân chính khiến số người không có việc làm tăng. Ngoài ra, nhiều loại việc làm bị mất do doanh thu bán hàng giảm chứ không phải do nhập khẩu. Thêm vào đó, đa số phần tăng trong nhập khẩu của Mỹ là các loại mặt hàng cần nhiều lao động, nếu không sản xuất tại Trung Quốc thì cũng sản xuất tại nước khác, nên thực tế Trung Quốc không làm ảnh hưởng tới sản xuất nội địa của Mỹ mà cạnh tranh và giành mất thị trường của những nước đang phát triển khác như Mexico và Indonesia. Cũng cần phải nói thêm rằng, việc quy kết Trung Quốc ghìm giá đồng Nhân dân tệ làm thất nghiệp tăng là vô căn cứ. Một đồng nhân dân tệ mạnh hơn sẽ không làm chuyển đổi sản xuất từ Trung Quốc sang Mỹ mà chỉ có lợi cho các nước khác như Việt Nam và Mexico. Mặt khác, theo lý luận truyền thống về ngoại thương, khi thặng dư thương mại của một nước càng lớn thì thu nhập quốc dân của đối với việc giải quyết vấn đề thất nghiệp và vấn đề khủng hoảng càng lớn; ngược lại, khi thâm hụt thương mại lớn thì kinh tế thường suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp và vấn đề khủng hoảng càng lớn. Trong một thời gian 10 Thạc sĩ Lê Chí Dũng, Vụ Châu Mỹ “Chính sách thương mại của Mỹ: Tự do hay bảo hộ?” Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 5/2004 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 21 dài chính phủ Mỹ đã cho rằng, tất cả khó khăn về kinh tế đều do thị trường nước ngoài không mở cửa và thâm hụt ngoại thương gây ra. Nhưng trong suốt thập kỷ 90 khi mà thâm hụt thương mại của Mỹ rất lớn thì kinh tế Mỹ lại tăng trưởng liên tục, ổn định, tỷ lệ lạm phát thấp, thất nghiệp ít, tức là trái với lý luận truyền thống về ngoại thương. Người Mỹ tính rằng khi cán cân thương mại thâm hụt 1 tỷ USD thì sẽ mất 20,000 chỗ làm việc 11. Theo thống kê của Mỹ, năm 1998, thâm hụt thương mại của Mỹ trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc là 57 tỷ USD, có nghĩa là nước Mỹ mất 1,14 triệu việc làm. Nhưng trên thực tế, từ năm 1995 đến năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ không ngừng giảm (1996 là 5,5% nhưng năm 1999 đã giảm xuống còn 4,2%)12. Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng Mỹ đã tìm cách thổi phồng con số thâm hụt thương mại của chính mình. Thực tế nó không lớn như Mỹ đã công bố và ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với nền kinh tế Mỹ không nghiêm trọng như nhiều người vẫn nghĩ. Có thể dụng ý của Mỹ là gây sức ép đối với các đối tác thương mại, buộc họ phải mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ Mỹ vì cái mà Mỹ thường nhắc đến là giảm bớt thâm hụt thương mại, thực chất là nhằm làm tăng lợi nhuận cho các công ty Mỹ. 4.2. Vấn đề về luật pháp. Vấn đề về phát luật là điểm yếu nhất của Trung Quốc trong quan hệ thương mại với Mỹ. Trong hai vấn đề về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chống bán phá giá, hệ thống pháp luật của Trung Quốc còn tỏ ra bất lực nên không ngăn chặn được nạn vi phạm bản quyền tràn lan và hiện tượng bán phá giá đơn lẻ của một số doanh nghiệp. Về chính sách chống bán phá giá, một là Trung Quốc vẫn còn nhiều sơ hở trong quản lý giấy phép xuất khẩu, tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp không được phép xuất khẩu cũng tồn hàng hóa cùng loại vào hàng của doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Hai là, Trung Quốc chưa quản lý được giá cả xuất khẩu hợp lý. Trong quá trình xuất khẩu, một số doanh nghiệp Trung Quốc vẫn thường áp dụng cách định giá thấp nhằm tạo ra giá xuất khẩu thấp hơn 20% so với giá hàng hóa tương ứng của nước nhập khẩu”.13 Ba là, quản lý về số lượng xuất khẩu còn chưa tốt, Trung Quốc đã quá thiên về số lượng, mở rộng mức cho phép quyền hạn kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp và địa phương, dẫn đến cao trào xuất khẩu bừa bãi, không có tổ chức và chất lượng hàng hóa xuất khẩu không được chú trọng đúng mức. Điều này không chỉ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng nhà nước 11, 12: Nguyễn Cảnh Chất “Ngoại thương Mỹ: Thâm hụt trên danh nghĩa, lợi nhiều trên thực tế”. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 2/2003 13 Bùi Danh Phong “Trung Quốc chống phá giá sau khi gia nhập WTO”. Báo Nhân dân ngày 2/8/2003. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 22 mà còn làm giảm uy tín của hàng xuất khẩu Trung Quốc trên thị trường thế giới (một số hàng hóa Trung Quốc nổi tiếng là giá rẻ, nhái kiểu dáng và chất lượng kém) Hậu quả là Trung Quốc đã không kiểm soát được hai hiện tượng xảy ra đồng thời: trong một thời gian tương đối ngắn, lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng đột biến và giá xuất khẩu của Trung Quốc quá thấp, thấp hơn nhiều so với giá cả của các mặt hàng cùng loại tương đương với Mỹ. Do đó, Mỹ đã áp dụng luật bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc. Tuy về cơ bản, Trung Quốc không bán phá giá nhờ sức cạnh tranh tốt, nhưng những bất cập trong pháp luật và cơ chế chính sách quản lý ngoại thương đã khiến Trung Quốc trở nên yếu thế khi đối phó với những cáo buộc của Mỹ. Thêm vào đó, nhiều vấn đề còn tồn tại trong tiếp cận thị trường Trung Quốc. Theo quan điểm của Mỹ, Trung Quốc vẫn là một nước đặc trưng bởi hàng rào thương mại cao và vô số các tập tục thương mại không bình đẳng. Trung Quốc vẫn duy trì nhiều hàng rào đối với hàng nông sản của Mỹ. Các tiêu chuẩn nhập khẩu hàng nông sản của Trung Quốc dựa trên các chỉ thị quan liêu hơn các cơ sở khoa học. Nhiều lĩnh vực then chốt vốn là ưu thế cạnh tranh của Mỹ như phân phối tài chính, viễn thông vẫn đóng cửa. Hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, thiếu công khai và minh bạch. 4.3. Tính cạnh tranh của nền kinh tế. Nếu như Trung Quốc rất tích cực trong việc đầu tư và tiết kiệm thì Mỹ lại tương phản hoàn toàn. Năm 2003 đầu tư của Trung Quốc chiếm tỷ lệ từ 32% đến 42% trong GDP nước này, tỷ lệ này tạo ra điều kiện cho Trung Quốc đạt sự tăng trưởng cao về kinh tế. Còn đối với Mỹ, giáo sư đại học Havard Lawrence Summers đã đúng khi nói về tỷ lệ tiết kiệm thực năm 2003 của nước này “Đây là tỷ lệ thấp nhất trong lịch sử Mỹ. Trên thực tế đầu tư thực đã giảm trong vòng 4 – 5 năm qua, cho thấy nguyên nhân của tình trạng thâm hụt tài khoản hiện nay ở Mỹ chính là giảm tiết kiệm và tăng tiêu dùng mà không tăng đầu tư”. Điều này khiến cho Mỹ phải tìm cách cân bằng tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng nếu muôn cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc. Kết cấu kinh tế Trung – Mỹ đang tồn tại sự mất cân đối. xem xét từ cơ cấu ngành nghề thấp, tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP của Trung Quốc chỉ là 32,3%, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ đã đạt trên 60%. Theo báo cáo của WTO, xuất khẩu dịch vụ của Mỹ chiếm 18% xuất khẩu của toàn bộ thế giới, là nước xuất khẩu dịch vụ có thặng dư lớn nhất thế giới. Do trình độ phát triển của ngành dịch vụ hai nước có sự chênh lệch rất lớn nên dẫn đến tình trạng trong các ngành tài chính tiền tệ, tin tức, Internet….ưu thế tương đối của Mỹ khó phát huy được và tranh chấp thương mại hai bên do đó tăng lên. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 23 Với nước Mỹ, sở hữu trí tuệ không chỉ là lực lượng then chốt, là sức cạnh tranh quốc gia và nguồn tăng trưởng lợi nhuận, mà còn là vũ khí có sức mạnh để đả kích và chế ngự Trung Quốc. Thu nhập của các công ty phần mềm Mỹ ở Trung Quốc chỉ trong việc lên án ăn cắp bản quyền, đã thu được gần 2 tỷ NDT, lớn hơn nhiều thu nhập của 10 công ty phần mềm lớn nhất của Trung Quốc. III. NGUYÊN NHÂN TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG 1. Nguyên nhân kinh tế a, Sự khác nhau về vị thế kinh tế và cơ cấu kinh tế giữa 2 nước. - Vị thế kinh tế: có thể nói rằng trong kinh tế hiện nay, Trung Quốc cần Mỹ nhiều hơn Mĩ cần Trung Quốc, Trung Quốc đang ở vào vị trí tương đối bất lợi trong sự cạnh tranh gay gắt và phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, Trung Quốc là nước đang phát triển mới gia nhập WTO, là "ma mới" trong "giai đoạn học nguyên tắc" trong khi Mỹ là nước phát triển, là "ma cũ" ở "giai đoạn chơi nguyên tắc". - Cơ cấu kinh tế: Trung Quốc nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Hoa Kì: nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.  cách giải thích khác nhau và mức độ chấp hành không giống nhau đối với các quy định của WTO tất yếu dẫn đến nhiều xung đột và tranh chấp. b, Chính sách kinh tế. - Trung Quốc: do tài nguyên thiên nhiên, nhân lực dồi dào phong phú, cùng những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc và nhiều nhân tố thuận lợi khác đã thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc vươn lên 1 cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, 1 điều chắc chắn là Trung Quốc gặp không ít những khó khăn. Nếu mở của thị trường 1 cách nhanh chóng, các ngành công nghiệp chủ đạo trong nước sẽ bị đánh bại bởi các sản phẩm cùng loại từ Mỹ vốn có sức cạnh tranh cao hơn nhiều vì chứa đựng trong đó hàm lương khoa học kĩ thuật rất cao. Do đó, Trung Quốc, một mặt tiến hành cắt giảm từ từ các mức thuế quan cam kết trong các Hiệp định song phương và đa phương, mặt khác dựng lên các chế độ bảo hộ mới trong thương mại để hạn chế nhập khẩu từ Mĩ. Điều này dĩ nhiên va chạm với chủ trương thương mại toàn cầu của Mĩ, khiến Mĩ buộc tội Trung Quốc không giành quyền tiếp cận thị trường tương đương cho Mĩ. - Mỹ: quá trình nước này chuyển sang nền kinh tế tri thức, các ngành công nghiệp truyền thống sử dụng nhiều lao động đã mất tính cạnh tranh và Trung Quốc đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này, giành lấy thị trường hàng hóa sử dụng nhiều lao động của Mỹ. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 24 Tuy nhiên, Mỹ có quan hệ buôn bán với nhiều đối tác khác, Mỹ không thể để cho Trung Quốc độc chiếm thị trường phải kiềm chế sức xuất khẩu của Trung Quốc, dành thị phần cho các nước khác để đổi lại cơ hội xâm nhập thị trường các nước này. Hơn nữa, tuy các ngành sản xuất truyền thống đã mất lợi thế cạnh tranh nhưng chúng vẫn còn số phận của hàng chục nghìn công nhân. Chính quyền Mĩ, nhằm bảo vệ các ngành sản xuất trong nước và việc làm của công nhân Mĩ không còn cách nào khác ngoài việc sử dụng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Lợi ích của 2 bên va đập nhau. Ai cũng muốn đẩy mạnh xuất khẩu tối đa sang bên kia bằng nhiều cách, thậm chí bằng cả những biện pháp mà bên kia cho là không công bằng như phá giá tiền tệ hay bán phá giá hàng hóa, trong khi lại hạn chế nhập khẩu. Những việc làm như vậy đã gây tổn thương cho bạn hàng và khi lợi ích bị va chạm thì xung đột là điều không tránh khỏi. 2. Nguyên nhân chính trị. a, Mâu thuẫn lợi ích chiến lược. - Mỹ: duy trì vị trí lãnh đạo thế giới, đứng đầu thế giới về mọi lĩnh vực kinh tế, quân sự… không để bất cứ nước nào cạnh tranh, vươn lên, muốn thiết lập trật tự 1 cực trong đó mình là cực duy nhất. - Trung Quốc: dù tạm thời chấp nhận vai trò siêu cường của Mĩ nhưng lại muốn thiết lập trật tự thế giới đa cực trong đó Trung Quốc là 1 cực. Vì vậy, Trung Quốc vừa muốn tăng cường quan hệ Trung-Mĩ, vừa muốn làm suy yếu địa vị bá quyền của Mĩ. Nỗ lực vươn lên của Trung Quốc vấp phải sự cản trở từ Mĩ. Vì vậy kiềm chế nhau về mặt kinh tế là tất yếu. b, Nhân tố nội bộ mỗi nước. - Trung Quốc: + Trong nhân dân Trung Quốc, tâm lí bài Mĩ chưa hề suy giảm. Họ cho rằng ý đồ của Mĩ trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế 2 nước là làm cho kinh tế Trung Quốc ngày càng suy yếu, phụ thuộc, từ đó Mĩ sẽ càng gây sức ép mạnh mẽ hơn với đất nước họ. + Trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc có những quan điểm cứng rắn coi Mĩ là nhân tố gây mất ổn định chính trị Trung Quốc thông qua "diễn biến hòa bình". - Mỹ: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 25 + quan điểm thứ nhất cho rằng Trung Quốc là 1 nước lớn, tuy vẫn là nước XHCN nhưng qua cải cách đã có nhiều thay đổi và phù hợp với lợi ích Mĩ  dùng biện pháp vừa kiềm chế vừa tiếp xúc. + quan điểm thứ 2 nhấn mạnh đến học thuyết "mối đe dọa Trung Quốc"  cần dùng những biện pháp mạnh để kiềm chế và làm suy yếu Trung Quốc. Sau chiến tranh lạnh, khi Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế, nhóm lợi ích này ở Mĩ cũng tăng lênh nhanh chóng với các hoạt động lobby ngày càng phức tạp và tinh vi để lôi kéo, vận động chính quyền đưa ra những biện pháp bất lợi cho Trung Quốc. Tóm lại, những nguyên nhân của tranh chấp thương mại Mỹ-Trung có thể thấy các yếu tố kinh tế, chính trị, khách quan, chủ quan đan xen nhau, không dễ tách bạch một cách rõ ràng. Sự phức tạp đó dẫn tới một mối quan hệ nhiều tầng nhiều nấc, rất khó giải quyết triệt để các vấn đề nảy sinh giữa 2 bạn hàng lớn Trung Quốc và Mỹ. Vấn đề tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn luôn là điểm nóng của kinh tế toàn cầu, vì đây là hai nền kinh tế phát triển lớn mạnh nhất có khả năng chi phối kinh tế thế giới. Những mâu thuẫn càng kéo dài giữa hai cường quốc này, càng có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, mà trước hết là những tác động rõ ràng nhất đến chính bản thân hai nước trong cuộc tranh chấp không có kẻ chiến thắng này. IV. TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG. 1. Tác động đến nền kinh tế Mỹ Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Mỹ. Tuy nhiên, đây là quốc gia mà Mỹ có tỉ lệ thâm hụt cán cân thương mại lớn nhất. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu từ Mỹ sang Trung quốc tăng gấp 5 lần so với các nước khác. Vì Trung Quốc là đối tác chiến lược và quan trọng của Mỹ nên khi tranh chấp thương mại xảy ra, Mỹ càng áp dụng những biện pháp trả đũa và bảo hộ thì chính bản thân Mỹ cũng phải đối mặt với 1 loạt khó khăn như các biện pháp trả đũa từ Trung Quốc, sự lạc hậu của các doanh nghiệp nội địa được bảo hộ...  Các biện pháp bảo hộ được áp dụng như “ chiếc phao cứu sinh” công hiệu nhất cho chính phủ Mỹ trước thực trạng hàng Trung Quốc tràn lan trên thị trường Mỹ, khiến cho tỷ lệ thất nghiệp của nước này tăng cao với con số báo động. Nhưng biện pháp này được Mỹ lạm dụng quá nhiều để áp dụng hàng hóa của Trung Quốc THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 26 dường như đang dần đi trái lại với xu hướng tự do hóa thương mại. Các doanh nghiệp trong nước được bảo hộ có khả năng cạnh tranh cao hơn, có cơ hội để nâng cao doanh thu sản xuất nhưng các doanh nghiệp này dần dần càng trở nên trì trệ, sức cạnh tranh càng ngày càng kém, không có ý thức để cải tiến mẫu mã cũng như chất liệu sản phẩm. Khi các doanh nghiệp trong nước được bảo bọc trong vòng tay của chính phủ, các doanh nghiệp có cơ hội để nâng cao giá cả, trong khi chất lượng thì ngày càng lạc hậu, ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng cũng như làm giảm niềm tin của họ vào hàng nội địa  Mỹ cũng phải đối mặt với các hình thức trả đũa không khoan nhượng của Trung Quốc. Khi Mỹ cấm hoặc hạn chế nhập khẩu hàng Trung Quốc hoặc nâng cao mức thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Trung Quốc cũng hoàn toàn có thể áp dụng tương tự. Điều này đã được thực tế chứng minh bằng sự kiện 11/09, khi chính quyền Obama công bố sẽ đánh thuế có thể có tới 35% đối với lốp xe sản xuất tại Trung Quốc, khiến loại lốp này không còn là sản phẩm rẻ nhất trên thị trường Mỹ nữa. Hai ngày sau, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố tuyên bố sẽ bắt đầu điều tra chống phá giá đối với các sản phẩm thịt gà và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ Mỹ.  Không những thế, việc Mỹ hạn chế xuất khẩu đối với mặt hàng của Trung Quốc còn ảnh hưởng đến rất nhiều các công ty của Mỹ đang làm việc tại Trung Quốc. Chính phủ nước này có thể cắt giảm hàng loạt ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp này hoặc nâng cao thuế suất.. 2. Tác động đến nền kinh tế Trung Quốc Về phía Trung Quốc, từ năm 2005, giá trị thương mại với Mỹ chiếm 20% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc và Mỹ cũng là đối tác thương mại số 1, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.  Khi tranh chấp thương mại xảy ra, hệ quả nhìn thấy rõ nhất đối với Trung Quốc là nước này đã mất đi thị trường tiêu thụ lớn nhất, dẫn đến sự phá sản của hàng loat các doanh nghiệp của Trung Quốc. Nhu cầu sử dụng hàng hóa của người Trung Quốc tuy lớn, nhưng đất nước được mệnh danh là “ đại công xưởng thế giới ” này cũng không thể tiêu thụ hết số lượng hàng khổng lồ của các nhà máy sản xuất ra. Hơn nữa, thu nhập của người dân nước này không đồng đều, trong khi các mặt hàng xuất sang Mỹ hầu hết là mặt hàng cao cấp, chất lượng cao, người dân Trung Quốc khó có điều kiện kinh tế để tiêu thụ hết số lượng sản phẩm không đươc nhập sang Mỹ. Đây là nhân tố chủ yếu nhất dẫn đến cuộc khủng hoàng thừa tại quốc gia này THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 27  Tác động xấu thứ hai mà Trung Quốc phải đối mặt là nguy cơ về các vu kiện chống bán phá giá, cũng như các vụ kiện vi phạm bản quyền mà Mỹ sử dụng để hạn chế thương mại nước này. Theo số liệu thống kê của WTO, Trung Quốc là quốc gia bị kiện nhiều nhất đối với các vụ chống bán phá giá, các vấn đề liên quan đến trợ cấp chính phủ. Với những hình thức bảo hộ tinh vi nhất, các doanh nghiệp Trung Quốc phải chịu những tổn thất không nhỏ trong các vụ bồi thường khi thua kiện. Một ví dụ điển hình là thu nhập của các công ty phần mềm Mỹ ở Trung Quốc chỉ trong việc lên án Trung Quốc ăn cắp bản quyền đã thu được gần 2 tỷ NDT, lớn hơn nhiều thu nhập của 10 công ty phần mềm lớn nhất của Trung Quốc. Thêm vào đó, chi phí, thời gian theo kiện ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc. Và điều quan trọng nhất là lòng tin của các nước khác sẽ ảnh hưởng rất nhiều khi hàng hóa của Trung Quốc liên tục bị kiện lên WTO. 3. Tác động đến các quốc gia khác * Tác động tích cực: Do thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc ngày càng lớn, Mỹ phải tìm nhiều cách thức để hạn chế sự phụ thuộc của thị trường đối với hàng hóa của nước này. Khi hạn chế nhập khẩu hàng Trung Quốc, các doanh nghiệp Mỹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nước họ nên Mỹ có xu hướng tìm thêm các nguồn hàng từ các thị trường khác. Đây là cơ hội đáng kể cho các nước thâm nhập vào thị trường Mỹ, ví dụ như các nước ASEAN, Ấn Độ hay các nước Châu Mỹ La – Tinh... * Tác động tiêu cực:  Các biện pháp chủ nghĩa bảo hộ thương mại mà Mỹ liên tục tung ra sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi cho sự phục hồi kinh tế thế giới. Hành động này sẽ gây ra hiệu ứng xấu cho toàn cầu, khiến chủ nghĩa bảo hộ leo thang trên phạm vi toàn thế giới. Thứ hai, nhiều chuyên gia cho rằng, chủ nghĩa bảo hộ thương mại là một kiểu ‘uống rượu độc giải khát’. Theo một báo cáo của WB, các hành vi bảo hộ thương mại trong thời gian ngắn có thể mang đến những thuận lợi nhất định cho những nước khởi xướng chủ nghĩa bảo hộ, nhưng về lâu dài sẽ cản trở nền kinh tế thế giới phồn thịnh, đặc biệt sẽ ảnh hưởng rộng tới các nước có thu nhập thấp và các nước đang phát triển, gia tăng nghèo khó cho các khu vực này.Ngoài ra, các hành vi chủ nghĩa bảo hộ thương mại Mỹ sẽ gây tổn hại cho hệ thống thương mại quốc tế. Là cường quốc kinh tế và cường quốc thương mại hàng đầu thế giới, Mỹ có ảnh hưởng quan trọng trong THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 28 quá trình đặt tiêu chuẩn và chế độ hệ thống thương mại quốc tế. Tại hội nghị tài chính G20 3 lần tổ chức tại Washington, London và Pittsburgh, các lãnh đạo tham gia đều nhấn mạnh cần phải cùng nhau phản đối chủ nghĩa bảo hộ, còn Mỹ lại không ngừng vi phạm cam kết, thi hành chủ nghĩa bảo hộ. Điều này chắc chắn sẽ mang đến những tác động tiêu cực cho hệ thống thương mại đa phương và Vòng đàm phán Doha của Tổ chức thương mại thế giới.  Trung Quốc và Mỹ là những hạt nhân tích cực, có tiếng nói nhất đối với những vấn đề kinh tế thế giới nói chung. Nhưng khi 2 nước này mâu thuẫn, rất khó đạt được sự đồng thuận khi ngồi vào bàn đàm phán, đặc biệt là giải quyết những vấn đề nan giải nhất của thế giới, từ cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu cho tới thay đổi khí hậu và phổ biến vũ khí hạt nhân. Hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc được coi là tối cần thiết cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu nhưng hai bên lại không thể cân bằng lại mô hình kinh tế - nợ quá đà và thâm hụt ở Mỹ, đối lại với sự tiết kiệm thái quá tại Trung Quốc – thì rất khó để tái thiết lại kinh tế thế giới trên con đường phát triển bền vững hơn. V. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT. Vì lợi ích ràng buộc ngày càng lớn của Mỹ và Trung Quốc mà hai quốc gia này sẽ không để mặc tranh chấp mà tiếp tục cùng nhau tìm ra cách giải quyết. Giải pháp cho tranh chấp được hai phía kế thừa, bổ sung và hoàn thiện để chúng ngày một có hiệu quả hơn. 1. Về phía Trung Quốc a. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Về việc bảo vẹ quyền sở hữu trí tuệ, qua 25 năm cải cách mở cửa, khung pháp luật về tài sản trí tuệ của Trung Quốc đã được hoàn thành tương đối rõ rnét bằng một loạt các văn bản pháp luật khá hoàn chỉnh bước đầu tạo lập cơ sở pháp lý cơ bản cho việc bảo hộ, cũng như định ra một cơ chế phối hợp chung nhất giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong một nỗ lực chung nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc. Trung Quốc đã đặt trong tâm hàng đầu là làm cho các quy định pháp luật được thực thi một cách triệt để và có hiệu quả trên thực tế nhằm kiểm soát tình hình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại nước này. b. Vấn đề chống bán phá giá. Trung Quốc cần xây dựng một chính sách chống bán phá giá đủ mạnh. Ở tầm vĩ mô, chính phủ tăng cường quản lý các hoạt động xuất khẩu, ngăn chặn kịp thời các hành vi bán phá giá. Ở tầm vi mô, chính phủ tích cực quản lý các doanh nghiệp và xử phạt THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 29 nghiêm khắc các doanh nghiệp bán phá giá nhằm bảo vệ và giữ vững môi trường cạnh tranh lành mạnh của thị trường. Những biện pháp này có thể giúp Trung Quốc tranh được sự công kích từ phía Mỹ và các bạn hàng phương Tây khác về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và bán phá giá. Ngoải những giải pháp có hướng lâu dài, Trung Quốc cũng chú ý áp dụng một số biện pháp tức thời nhằm làm giảm căng thẳng thương mại song phương. Đó là ưu tiên tăng nhập khẩu hàng hóa của Mỹ trong một thời điểm nào đó, chả hạn như mua máy bay và động cơ máy bay trị giá hàng trăm triệu USD, hoặc ký kết các thỏa thuận thương mại với các hãng chế tạo lớn của Mỹ để làm dịu đi bầu không khí căng thẳng. Những biện pháp này rất hữu hiệu hạ nhiệt các cuộc tranh chấp. 2. Về phía Mỹ Thay vì áp đặt các biện pháp hạn chế hay trừng phạt Trung Quốc, Mỹ nên tìm cách nâng cao sức cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước để có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Biện pháp tốt không phải là trợ cấp, trợ giá hay đánh thuế cao hơn đối với các sản phẩm ngoại nhập (như thế chỉ làm quan hệ thương mại thêm căng thẳng), mà là sắp xếp hợp lý, cân đối lại các lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế nhằm vực dậy các ngành sản xuất. Hạn chế nhập khẩu hàng của Trung Quốc không phải là một biện pháp tốt, vì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của hàng triệu người tiêu dùng Mỹ, thêm vào đó cũng có thể nói rằng thâm hụt thương mại với Trung Quốc cũng là động lực cho Mỹ tăng trưởng. động lực cho các doanh nghiệp Mỹ năng động hơn, nâng cao năng suất lao động. Giải pháp cho vấn đề mất công ăn việc làm đã nói ở trên là đào tạo lại nghề miễn phí, bố trí lại việc trợ giá, kích cầu nội địa và tăng trưởng kinh tế ở nước ngoài. Mỹ cũng cần tăng xuất khẩu để giảm thâm hụt mâu dịch, đặc biệt là Trung Quốc và tăng trưởng tại các nước sẽ giúp xuất khẩu Mỹ tăng lên. 3. Giải pháp chung. Beijing và Washington rất coi trọng các cuộc đàm phán tiếp xúc song phương. Những cuộc thương lượng trước khi áp dụng hành động (đặc biệt là Mỹ) và các chuyên thăm cấp cao lẫn nhau của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ sẽ góp phần giảm thiểu bất đồng, củng cố lòng tin, tăng cường đối thoại giữa hai nước. Ngoài ra, hai nước này có xu hướng đưa ra những tranh chấp thương mại vào khuôn khổ WTO thay vì áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đơn phương dễ dẫn đến sự trả thù nhau. 4. Tổ chức, cơ quan quốc tế Cả Mỹ và Trung Quốc đều tham gia vào rất nhiều tổ chức, diễn đàn kinh tế đa phương và mỗi tổ chức, diễn đàn này lại có những quy tắc riêng nên mỗi quốc gia có thể dùng hoặc lách luật để áp dụng với quốc gia kia. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 30 WTO: đây là biện pháp được cả Mỹ và Trung Quốc sử dụng nhiều nhất mỗi khi có mâu thuẫn, bất đồng để bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, WTO trở thành công cụ hữu hiệu nhất mỗi khi quốc gia này muốn kiềm chế quốc gia kia. Mặt khác, là diễn đàn đa phương mà các quốc gia tự nguyện tham gia nên WTO cũng có quyền lực rất hạn chế, nếu quốc gia nào vi phạm cũng chỉ có những biện pháp trừng phạt kinh tế (những bp này cũng bị coi là không mạnh tay). Vd: Mỹ và Trung Quốc cùng kiện nhau lên WTO rất nhiều lần vì lỗi bán phá giá, hay hạn chế xuất nhập khẩu. hay Mỹ dùng các cam kết WTO để ép buộc Trung Quốc phải mở cửa thị trường hay việc Trung Quốc tận dụng các quy định về giải quyết tranh chấp để chống lại những áp đặt chống phá giá của Mỹ). Nhìn chung, việc giải quyết các tranh chấp hay bất đồng thương mại Mỹ - Trung trong những năm tới phụ thuộc vào thiện chí của cả hai bên, cách thức giải quyết có thể là song phương hoặc đa phương nhưng về cơ bản dựa trên bốn nguyên tắc mà hai nước đã thống nhất:14 - Hai bên cùng có lợi và cùng có hiệu quả, quan tâm đến lợi ích của nhau khi theo đuổi lợi ích riêng của mỗi nước - Đặt phát triển lên trên hết. Các bất đồng tồn tại sẽ được giải quyết thông qua hợp tác kinh tế và thương mại mở rộng. - Tăng cường các cơ chế điều phối trong quan hệ kinh tế và thương mại song phương. Các tranh chấp sẽ được giải quyết kịp thời bằng các thông báo và trao đổi ý kiến nhằm tránh làm phức tạp thêm tình hình. VI. DỰ BÁO CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG. 1. Tranh chấp thương mại sẽ vẫn tiếp tục diễn ra. Trong những năm tiếp theo, tranh chấp thương mại Mĩ-Trung sẽ thường xuyên xảy ra vì 2 nước tiếp tục va chạm về lợi ích kinh tế. Hai nhân tố tác động trực tiếp khiến quan hệ thương mại Mĩ-Trung không suôn sẻ: - Thâm hụt mậu dịch lớn của Mĩ với Trung Quốc có xu hướng ngày 1 tăng lên cùng với sự bùng nổ xuất khẩu của Trung Quốc. Theo các chuyên gia dự báo, tình hình thâm hụt này có lẽ sẽ vẫn còn tiếp diến trong thời gian tới và để có thể thay đổi được tình hình, cần phải có ít nhất là 20 đến 30 năm nữa. - Việc còn tồn tại những nhóm chống đối Trung Quốc trong lòng nước Mĩ. Nhiều chính khách Mỹ vẫn xem Trung Quốc như một mối đe dọa thực sự. Ví dụ việc tập đoàn máy tính Levono của Trung Quốc mua lại ngành máy tính cá nhân của IBM đã được nhìn nhận như là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Trung Quốc đang từng bước kiểm soát các công nghệ và tài sản chiến lược (mặc dù không chỉ có Trung Quốc mới mua lại các công ty Mỹ, và Trung Quốc không chỉ mua lại công ty của Mỹ mà còn của các nước khác). 14 Kim Tuyến “Bốn nguyên tắc về kinh tế thương mại Mỹ - Trung”. Tạp chí Châu Á – Thái Bình Dương 03.02.2004 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 31 Cuối cùng, có lẽ phải lý giải sự việc ở góc độ chính trị, ở sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong cán cân lực lượng ở khu vực, đặc biệt liên quan đến Nhật và Đài Loan, hai đồng minh thân cận của Mỹ. Vì vậy, mà nhiều chính khách Mĩ coi Trung Quốc là mối đe dọa thực sự. Hai nhân tố này hết sức nan giải, khó có thể loại bỏ trong 1 thời gian ngắn vì thế mà quan hệ thương mại 2 bên vẫn sẽ phải trải qua những gập gềnh giông bão. 2. Khó có thể biến thành chiến tranh thương mại. Tranh chấp thương mại giữa hai nước lớn này vẫn âm ỉ và thỉnh thoảng lại bùng lên dữ dội. Tuy nhiên, cho đến nay, những lời tuyên bố của các đại diện thương mại hai phía trong các cuộc đàm phán gần đây nhất cho thấy thái độ thương lượng của hai bên đều rất tích cực, do đó chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không xảy ra. Bề ngoài hai nước tỏ ra căng thẳng với nhau, song bên trong cả hai đều muốn dàn xếp và đều tìm cách tránh đi một cuộc chiến tranh kinh tế. Lí do: - Sau nhiều năm phát triển quan hệ song phương, lợi ích của 2 nước đã đan xen phức tạp, sự dựa dẫm vào nhau ngày càng lớn. Những sự va chạm với nhau về thương mại cho thấy dấu hiệu gần gũi nhau nhiều hơn nữa giữa 2 nước. - Nhu cầu hợp tác lại lớn hơn nhu cầu cạnh tranh vì 2 nền kinh tế bổ sung mạnh mẽ cho nhau và cả 2 nước đều hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề an ninh Châu Á-Thái Bình Dương và an ninh phi truyền thống. Giả sử quan hệ kinh tế có căng thẳng thì những rằng buộc về an ninh, chính trị sẽ đóng vai trò kéo 2 nước xích lại gần nhau. Mỹ đã thấy được vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, ủng hộ chính sách mở cửa của Trung Quốc và cho rằng sự ổn định phồn vinh của Trung Quốc sẽ có lợi cho sự ổn định và phát triển của khu vực Châu A' - Thái Bình Dương và cũng thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác kinh tế giữa Mỹ với Trung Quốc. Đồng thời Mỹ cũng lo sợ sự lớn mạnh về kinh tế của Trung Quốc sẽ phương hại đến lợi ích của Mỹ và Mỹ cũng cảm thấy khó dự đoán chính xác xu thế phát triển của Trung Quốc trong tương lai. Nói chung, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc là xử lý các mối quan hệ xuất phát từ góc độ chiến lược toàn cầu, an ninh rồi mới đến lợi ích kinh tế. Hơn nữa trên thực tế trong các cuộc tranh chấp trong thời gian qua, 2 nước luôn biết dừng lại đúng lúc vào thời điểm nào và ở mức độ nào để nhằm tránh cho 2 bên những tổn thất nặng nề không đáng có. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 32 Về phía Mĩ, Trung Quốc là thị trường khổng lồ với tiềm năng to lớn về sức mua, do đó, để phát triển, tất cả các nước phương Tây chứ không riêng gì Mỹ đều phải cạnh tranh quyết liệt để khai thác thị trường này, sẽ là không khôn ngoan nếu Mỹ đẩy Trung Quốc vào thế kẹt, để Trung Quốc chỉ còn một lối thoát là phải chống trả quyết liệt bằng mọi giá. Hơn nữa, bằng trừng phạt Trung Quốc, Mỹ có thể giảm bớt phần nào thâm hụt mậu dịch của mình, song sẽ ảnh hưởng tới công ăn việc làm của hàng trăm ngàn công nhân Mỹ, tới hoạt động làm ăn của các công ty Mỹ (hiện đã đầu tư tới 20 tỷ USD) ở Trung Quốc, cũng như sẽ ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế của Mỹ với Hồng Kông và Đài Loan là những bạn hàng và đồng minh đáng tin cậy của Mỹ. Sự thâm nhập quá sâu của Mỹ vào thị trường Trung Quốc đã dẫn đến một thực tế là các đòn trừng phạt kinh tế mà Mỹ áp dụng cho Trung Quốc đều gây thiệt hại đáng kể cho Mỹ. Về phần mình, Trung Quốc có thái độ cương quyết và sẵn sàng "ăn miếng trả miếng" với Mỹ trong cuộc tranh chấp thương mại, song cũng không muốn căng quá mà luôn tỏ ra sẵn sàng đàm phán, để ngỏ khả năng cho một giải pháp. Bởi vì, rõ ràng Mỹ là một siêu cường luôn có ảnh hưởng rất lớn trong những quyết định của các tổ chức quốc tế. Hơn nữa, đối với Trung Quốc, thị trường Mỹ và những cánh cửa được mở ra từ đó cũng hết sức cần thiết để Trung Quốc duy trì sự tăng trưởng kinh tế của mình. Đây cũng chính là lợi ích chiến lược mà phía Trung Quốc luôn phải cân nhắc trên bàn thương lượng. Như vậy, quan hệ Mĩ-Trung trong thời gian tới sẽ tiếp tục xảy ra những trục trặc, song tổng thể vẫn theo xu thế phát triển lên phía trước. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh, hợp tác trong cạnh tranh và cạnh tranh trong hợp tác sẽ là trạng thái thông thường của quan hệ thương mại Mĩ-Trung. VII. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 1, Tác động đến Việt Nam. - Tích cực: Khi Mĩ tìm cách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc, hàng hóa của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường Mĩ hơn. Như vậy, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mĩ những sản phẩm tiềm năng của mình như: dệt may, đồ gỗ, hải sản, hàng điện tử và linh kiện máy tính… - Tiêu cực: Mĩ áp đặt mức thuế cao hay hạn ngạch đối với các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc thì điều này cũng xảy ra tương tự với Việt Nam vì cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam tương tự như Trung Quốc. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 33 2, Bài học cho Việt Nam - Nắm vững những luật chơi trong quan hệ thương mại, cần nắm rõ bản chất và quy luật phát triển của cạnh tranh kinh tế nói chung và thực trạng tranh chấp thương mại Mĩ- Trung nói riêng. Thực tế các nền kinh tế lớn chủ trương tự do hóa bao nhiêu thì càng bảo hộ bấy nhiêu. Điển hình là Mĩ. Vì thế, để tiếp tục kiếm lợi trên thị trường Mĩ , chúng ta phải tìm hiểu những quy định pháp lí mà Mĩ thường sử dụng để bảo hộ sản xuất trong nước như đạo luật 301, luật chống bán phá giá, quy tắc xuất xứ… - Có cách xử lí linh hoạt và khéo léo trong quan hệ thương mại với các nước phát triển. Quan hệ thương mại Mĩ-Trung và những chính sách của 2 nước cho thấy những chính sánh mà 1 nước phát triển thường áp dụng với 1 nước đang phát triển và cách ứng xử của nước đang phát triển phải như thế nào khi mình yếu hơn. Trung Quốc đã và đang áp dụng những chính sách thương mại rất linh hoạt mềm dẻo và luôn có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với thực tiễn chứ không cứng nhắc giáo điều, nhún nhường đúng mức, đúng thời điểm nhưng khi cần thiết vẫn có thể làm căng với Mĩ, không ngại va chạm song cố gắng làm dịu mâu thuẫn để tránh thiệt hại về phía mình. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần trải nghiệm nhiều hơn trên trường quốc tế để từ đó trưởng thành và có những cách hành xử khôn khéo hơn trong quan hệ làm ăn với các đối tác lớn. - Tạo ra sự rằng buộc chặt chẽ với lợi ích kinh tế với các nước đang phát triển. Một trong những nguyên nhân khiến Mĩ không mạnh tay với Trung Quốc đó là do những lợi ích kinh tế của các công ty Mĩ gắn với Trung Quốc. Trung Quốc đã rất khôn khéo mở rộng thị trường của mình cho đầu tư từ các công ty xuyên quốc gia của Mĩ. Vì thế các chính sách thương mại của chính quyền Mĩ không thể đi ngược lại với những lợi ích cơ bản của các tập đoàn xuyên quốc gia, nếu không họ sẽ không thể nhận được sự ủng hộ tài chính to lớn trong những lần tranh cử tiếp theo. Qua kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam cần cố gắng tăng cường thu hút đầu tư của Mĩ bằng cách tạo 1 môi trường đầu tư thông thoáng và chất lượng (hệ thống luật pháp, cơ sở hạ tầng…) - Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Trung Quốc gặp không ít sóng gió tại thị trường Mĩ nhưng do Trung Quốc đã đa dạng hóa thị trường nên khi thị trường Mĩ gặp trục trặc, Trung Quốc vẫn có những điểm đến khác cho hàng xuất khẩu như vùng Châu Á Thái Bình Dương, các nền kinh tế lân cận. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam cần tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, không chỉ hướng tới các nước phát triển như Mĩ, THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 34 EU, Nhật Bản mà còn coi trọng các thị trường các nước đang phát triển và thị trường khác như Châu Phi, Đông Âu, Châu Á, Châu Mĩ la tinh. - Chủ động, tích cực và đoàn kết hơn trong các vụ kiện. Ví dụ về việc hai doanh nghiệp sản xuất túi nhựa của VN bị Mỹ chọn làm bị đơn trong vụ kiện bán phá giá ở WTO, do ngại tốn kém và va chạm đã bỏ cuộc khiến cho sản phẩm túi nhựa từ VN bị áp thuế 60% vô lý15 => các doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin, đoàn kết hơn trong các vụ kiện như thế này. Không chỉ có thế, nên bỏ qua tâm lý thị trường không sinh lợi nhuận hay không quan trọng mà xác định bỏ cuộc hay thua cuộc trong các vụ kiện. 15 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 35 LỜI KẾT Trên thực tế, không chỉ Trung Quốc có lợi trong cuộc cạnh tranh này mà bản thân Mỹ cũng có lợi. Một khi Trung Quốc càng trở nên thịnh vượng, nước này sẽ không chỉ tăng cường nhập khẩu từ các nước khác mà còn cung cấp những loại hàng hóa giúp giữ giá cả tại Mỹ ở mức thấp, bất chấp một số điều kiện không tốt xảy ra (giá sắt thép….). Ngoài ra, quan hệ mậu dịch giữa hai nước phản ánh tính chất cùng có lợi, bổ sung lẫn nhau. Nhìn về lâu dài, quan hệ kinh tế Mỹ - Trung có tiềm năng phát triển rất lớn. Mỹ là nước phát triển có thị trường lớn nhất thế giới, Trung Quốc là nước đang phát triển có thị trường đầy tiềm năng. Do vậy, những biến động trong phát triển kinh tế của mỗi nước chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến nước kia. Chính phủ hai nước cần có những bước đi tích cực và xây dựng thúc đẩy quan hệ kinh tế - mậu dịch giữa hai nước phát triển lành mạnh. Từ việc phân tích thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc và chính sách của hai nước, ta có thể ruát ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trên bước đường hội nhập kinh tế quốc tế và đã là thành viên của WTO. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO chieu-giua-trung-quoc-my.html bài Kim ngạch hai chiều giữa Trung Quốc- Mỹ dựa trên Báo Thương mại Trung Quốc" ngày 24/01/2011 đã biên soạn Đại sự ký trong quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ trong giai đoạn từ tháng 5/1979 đến tháng 11/2009 1. 2. 3. tang-hinh.htm?p=10 4. thao-tai-trung-quoc/1731.html 5. 53-39-2361.html 6. 7. 7051 8. largest-trading-partner.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftmqt__9869.pdf
Luận văn liên quan