Câu hỏi 1: Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học (XHH) là gì? Phân tích ý nghĩa của nó?
Trả lời:
Ä Đối tượng nghiên cứu của XHH:
Như mọi bộ môn khoa học xã hội khác: triết học, văn hóa học,sử học, kinh tế học .XHH cũng có chung một khách thể nghiên cứu là thực tại xã hội, song mỗi bộ môn lại có phạm vi và đối tượng nghiên cứu riêng.
Do vậy đối tượng nghiên cứu của XHH có thể được diễn đạt như sau:
Xã hội học là khoa học nghiên cứu thực tại xã hội xuyên qua việc nhân diện, đo lường về hình thức và mức độ biểu hiện cũng như những nguyên nhân, động cơ, đặc trưng và xu hướng vân động, biến đội có tính quy luật của các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội nảy sinh trong mối quan hệ biện chứng với hệ thống xã hội nói chung ."
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16157 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập môn xã hội học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN XÃ HỘI HỌC
I.Câu hỏi 1: Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học (XHH) là gì? Phân tích ý nghĩa của nó?
Trả lời:
Ä Đối tượng nghiên cứu của XHH:
Như mọi bộ môn khoa học xã hội khác: triết học, văn hóa học,sử học, kinh tế học...XHH cũng có chung một khách thể nghiên cứu là thực tại xã hội, song mỗi bộ môn lại có phạm vi và đối tượng nghiên cứu riêng.
Do vậy đối tượng nghiên cứu của XHH có thể được diễn đạt như sau:
Xã hội học là khoa học nghiên cứu thực tại xã hội xuyên qua việc nhân diện, đo lường về hình thức và mức độ biểu hiện cũng như những nguyên nhân, động cơ, đặc trưng và xu hướng vân động, biến đội có tính quy luật của các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội nảy sinh trong mối quan hệ biện chứng với hệ thống xã hội nói chung.
ÄPhân tích ý nghĩa của đối tượng nghiên cứu của XHH:
Để nhận thức một cách rõ ràng hơn đối tượng nghiên cứu của XHH cần phân tích một số khía cạnh sau:
ØThứ nhất, khách thể nghiên cứu XHH chính là thực tại XH (hay XH hiện tại).Song thực tại XH ở đây không phải là thực tại xh nói chung mà là những vấn đề xh, biến động xh biểu hiện xuyên qua những hiện tượng, sự kiện, quá trình xh nảy sinh một cách cụ thể.
ØThứ hai, nội dung nghiên cứu của XHH là những hình thức và mức độ biểu hiện của các hiện tượng xh.Thực tại XH có ba nhiêu hiện tượng, quá trình xh thì có bấy nhiêu vấn đề mà xã hội học hướng vào nghiên cứu.
ØThứ ba, điểm khác biệt độc đáo giữa XHH và các khoa học XH khác là ở chỗ nó không đi vào nhận diện hình hức biểu hiện của các hiện tượng, quá trình xã hội mà còn đo lường mức độ của các hiện tượng.XHH kế thừa một số phương pháp và công cụ nghiên cứu của các khoa học tự nhiên trong việc tính toán, lượng hóa, đo lường các hiện tượng XH.
ØThứ tư, trong khi nhận diện hình thức, đo lường mức độ biểu hiện của các hiện tượng, quá trình XH, XHH còn đi vào nghiên cứu và tìm hiểu những nguyên nhân, động cơ của những hành động XH, hành vi của quần chúng cũng như những biến đổi XH.
ØThứ năm, XHH có ưu thế trong việc nắm bắt thực tại XH một cách cụ thể và khoa học.Vì vậy, XHH còn có khả năng vạch ra những đặc trưng, xu hướng vận động và phát triển của các hiện tượng, quá trình XH, góp phần đưa ra những dự báo xh.
ØThứ sáu, XHH không nghiên cứu nhũng quy luật chung nhất của thực tại XH hay những quy luật đặc thù của sự phát triển XH mà chỉ hướng vào nghiên cứu các vấn đề có tính quy luật chung của thực tại XH thông qua các hiện tượng, quá trình XH mà thôi.
ØThứ bảy, khi hướng vào nghiên cứu những hiện tượng, quá trình xh của hiện thực XH, XHH luôn hướng đến phương pháp tiếp cận chỉnh thể- hệ thống.
II.Câu hỏi 2: XHH có những chức năng gì? Phân tích ý nghĩa của những chức năng đó? Liên hệ công tác bản thân.
Trả lời:
ÄXHH có những chức năng:
Mỗi một môn khoa học đều có một số chức năng nhất định. Chức năng của mỗi môn khoa học được phản ánh ở mối quan hệ và sự tác động qua lại của chính môn khoa học đó với thực tiễn xã hội. Xã hội học có ba chức năng cơ bản sau đây:
-Chức năng nhận thức
-Chức năng thực tiễn
-Chức năng tư tưởng
ÄPhân tích ý nghĩa của những chức năng đó và liên hệ công tác bản thân:
Ø A. Chức năng nhận thức:
Xã hội học cũng giống như các môn khoa học khác là trang bị cho người nghiên cứu môn học những tri thức khoa học mới, nhờ đó mà chúng ta có được nhãn quan mới mẻ hơn khi tiếp cận tới các hiện tượng xã hội, sự kiện xã hội và quá trình xã hội vốn rất gần gũi rất quen thuộc quanh chúng ta, và như thế xã hội hiện ra dưới mắt chúng ta sáng rõ hơn mà trước đó chúng ta chưa bao giờ được biết đến hoăc biết đến rất ít.
Do vậy, chức năng nhận thức của XHH thể hiện cụ thể ở 3 điểm sau:
- Thø 1: XHH cung cÊp tri thøc khoa häc vÒ b¶n chÊt cña hiÖn thùc xã hội vµ con ngêi .
- Thø 2: XHH ph¸t hiÖn c¸c qui luËt, tÝnh qui luËt vµ qui chÕ n¶y sinh vµ vËn ®éng vµ ph¸t triÓn cña c¸c hiÖn tîng, qu¸ tr×nh XH; cña mçi t¸c ®éng qua l¹i gi÷a con người vµ xã hội.
-Thø 3: XHH x©y dùng vµ ph¸t triÓn hÖ thèng c¸c ph¹m trï, kh¸i niÖm, lý thuyÕt vµ ph¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu.
ØB.Chức năng thực tiễn:
Trong nội dung XHH, chức năng thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với chức năng nhận thức. Đây là một trong những mục tiêu cao cả của XHH, thể hiện ở sự nỗ lực cải thiện XH và cuộc sống con người, đây không chỉ là việc vận dụng quản lý XHH trong hoạt động nhận thức hiện thực mà còn là việc giải quyết đúng đắn, kịp thời những vấn đề nảy sinh trong XH để cải thiện thực trạng xã hội, đồng thời còn phải hướng tới dự báo những gì sẽ xảy ra và đề xuất , kiến nghị, giải pháp để kiểm soát các hiện tượng, quá trình XH.
Lênin nói về chức năng XHH: “ Không phải chỉ để giải rhichs quá khứ mà còn dự kiến tương lai 1 cách mạnh dạn à thực hiện dự kiến ấy bằng một hành động dũng cảm.
VD: các công trình khoa học sử dụng các phương pháp, thuật ngữ, khái niệm XHH để nghiên cứu các vấn đề XH trong thời kì đổi mới ở nước ta. Các n/c này đã cung cấp thông tin bằng chứng làm luận chứng khoa học cho việc tiếp tục các đổi mới và hoàn thiện các chính sách Kinh tế- Xã hội.
Tóm lại, qua các chức năng quản lý của mình, XHH góp phần vào việc giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề quan trọng trong công tác quản ly xã hội về kinh tế, văn hóa, giáo dục và phát triển xã hội.
ØC.Chức năng tư tưởng:
Chức năng này thể hiện ở việc phục vụ cho việc giáo dục quần chúng theo định hướng xã hội chủ nghĩa,phát huy ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của cơ chế thị trường đang tác động đến mọi mặt của đời sống.
Trong việc giáo dục tư tưởng quàn chúng theo chủ nghĩa Mác- Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, XHH vũ trang cho mọi người tri thức về quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa.XHH Mác-Lê còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy khoa học,thói quen,nếp suy xét trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đối với các hiện tượng của đời sống xã hội, nắm bắt và hành động hợp với quy luật khách quan và phát huy được bản chất tốt đẹp của xã hội chủ nghĩa.
Từ đó, xã hội học giúp chúng ta nhận thức đầy đủ sức mạnh và vị trí của con người trong hệ thống xã hội, góp phần nâng cao tính tích cực xã hội của cá nhân và hình thành nên tư duy khoa học trong khi xem xét, phân tích, nhận định, dự báo về các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội.
Tóm lại, chức năng tư tưởng có quan hệ hữu cơ với chức năng nhận thức và thực tiễn.Chức năng tư tưởng của XHH Mác-Lê cũng đóng vai trò kim chỉ nam định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn cho nghiên cứu XHH.
III.Câu hỏi 3: Cơ cấu xã hội là gì? Những vấn đề cần chú ý khi nghiên cứu cơ cấu xã hội?
Trả lời:
ÄCơ cấu xã hội là :
Cơ cấu xã hội là khái niệm cơ bản, then chốt của XHH. Tuy nhiên, cho đến nay khía niệm này đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu bàn luận và đưa ra nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau.
Quan niệm XHH về cơ cấu xã hội là : “ Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định- biểu hiện như là sự thống nhất tương đối bền vững của các nhân tố, các mối liên hệ, các thành phần cơ bản của hệ thống xã hội, những thành phần này tạo ra bộ khung cho tất cả các xã hội loài người. Những thành tố cơ bản nhất của cơ cấu xã hội là nhóm, vai trò, vị thế xã hội, mạng lưới xã hội và các thiết chế xã hội.
ÄNhững vấn đề cần chú ý khi nghiên cứu cơ cấu xã hội:
Việc xem xét và nghiên cứu cơ cấu xã hội như là kết cấu và tổ chức bên trong của một hệ thông xã hội nhất định đã đem lại ánh sáng mới mẻ cho sự phân tích xã hội, góp phấn khẳng định tính thống nhất vật chất giữa xã hội và toàn bộ thế giới vật chất nóí chung.
Việc coi cơ cấu XH là bộ khung cho phép chúng ta biết một Xh cụ thể nào đó được cấu thành từ những nhóm xã hội nào.Và việc coi nhóm xã hôi là thành tố cơ bản là đơn vị phân tích để hiểu được cơ cấu XH là nét đặc trưng của tiếp cận XHH về cơ cấu XH.Cũng thông qua sự phân tích này mà chúng ta biết được vị thế, vai trò của từng cá nhân, từng nhóm trong kết cấu XH;các mạng lưới xã hội; sau nữa là các thiết chế XH của các hoạt động xh mà các quan hệ xh tạo ra những mô hình, những khuôn mẫu của hành vi đảm bảo sự hoạt động ăn khớp của những hành vi cá nhân phù hợp với hệ thống giá trị, chuẩn mực mà thiết chế đặt ra.
Cơ cấu XH được hiểu như là một hệ thống nhiều chiều, nhiều khía cạnh, nhiều cấp độ.Do vậy, khi nghiên cứu nó, chúng ta cần chú y nhiều vấn đề,đặc biệt là các thành tố cơ bản cấu thành nên cơ cấu XH, đó là: nhóm xã hội,vị thế XH, vai trò XH và mạng lưới XH.
IV.Câu hỏi 4: Hiểu như thế nào về phân tầng hợp thức và phân tầng không hợp thức? Ý nghĩa của việc phân tầng hợp thức và không hợp thức? Liên hệ thức tiễn của 2 ý này.
*Bản chất của phân tầng xã hội? Thực trạng phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay?
*Khái niệm vị thế xã hội và vai trò xã hội?
Trả lời:
Phân tầng xã hội nảy sinh là do có sự tồn tại của hiện tượng bất bình đẳng, tức là sự không ngang bằng nhau giữa các thành viên trong xã hội về mặt năng lực, thể chất, trí tuệ, điều kiện, cơ may; là do có sự phân công lao động xã hội về mặt nghề nghiệp và những vị thế xã hội chiếm ưu thế.
ÄPhân tầng XH hợp thức :
Là sự phân tầng XH dựa trên sự khác biệt một cách tự nhiên về năng lực(thể chất,trí tuệ),về điều kiện cơ may cũng nhu tính cách và đạo đức của các cá nhân và các nhóm XH.Nó làm giảm hố ngăn cách giàu nghèo và bất công XH.
Phân tầng xã hội hợp thức như vậy có thể được hiểu là công bằng xã hội, là cái cần thiết phải có, nên chúng ta cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động và quảng bá cho những người khác cùng hiểu và thừa nhận nó.
Như vậy, với một xã hội phân tầng xã hội hợp thức sẽ tạo động lực, là nguồn xung lượng thúc đẩy xã hội đi lên. Mặt khác, tạo ra thước đo, chuẩn mực cho sự đánh giá xã hội cũng như sự tự đánh giá bản thân.
ÄPhân tầng XH không hợp thức:
Phân tầng xã hội không hợp thức là tất cả những gì đối lập với phân tầng xã hội hợp thức.Tức là không dựa trên sự khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân,cũng không phải dựa trên sự khác nhau về tài đức vè sự cống hiến của mỗi người cho Xh mà dựa trên những hành vi bất chính như tham nhũng,lừa đảo,trôm cắp,phi pháp đẻ giàu có.Do vậy nó làm gia tăng hố phân cách giàu nghèo và bất công XH.
Phân tầng XH không hợp thức là bất công bằng xã hội , là tiêu cực, là vật kiềm hãm sự phát triển của XH, là nguyên nhân của những mầm móng của sự bất bình, xung đột xã hội, dẫn đến những mâu thuẫn, khủng hoảng xã hội.
Phân tầng XH không hợp thức cần phải bị phê phán một cách gay gắt trước công luận.
ÄÝ nghĩa của việc phân tầng hợp thức và không hợp thức, liên hệ thức tiễn:
+Cho ta thấy đc bản chất của các giai tầng XH và đời sống của các giai tầng khác nhau. +Cho ta thấy mức độ bất bình đẳng của XH. +Là cơ sở cho nhà nuớc đưa ra chính sách quản lý XH có hiệu quả đặc biệt là các chính sách an sinh XH.
+Việc phân biệt giữa hai dạng thức của phân tầng cũng giúp đưa ra các giải pháp, kiến nghị khắc phục.
VD:Để hướng tới xây dựng một xã hội trên cơ sở của phân tầng xã hội hợp thức; hạn chế, đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi từng bước những biểu hiện của phân tầng xã hội không hợp thức, có thể nêu ra một số đề xuất khuyến nghị, giải pháp, trong đó có: 1) Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, các diễn đàn thảo luận ở tất cả các cấp nhằm làm sáng rõ nội dung thực chất của phân tầng xã hội hợp thức, theo đó từng bước xây dựng và thiết chế hoá nó trong đời sống xã hội. 2) Làm rõ mặt tiêu cực của phân tầng xã hội không hợp thức, đồng thời tiếp tục cải cách bộ máy hành chính, tăng cường pháp luật, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, trừng phạt kịp thời các hành vi tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực khác của của phân tầng xã hội không hợp thức. 3) Có chương trình, giải pháp đồng bộ trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo v.v…
ÄBản chất của phân tầng xã hội:
ØKhái niệm phân tầng XH:
Là sự phân chia XH thành các tầng theo địa vị XH,địa vị kinh tế,trình độ học vấn và nghề nghiệp để thấy đc vị thế,vị trí,vai trò và chức năng XH của các giai tầng đó..Cũng có thể coi phân tầng XH là sự sắp xếp các cá nhân trong 1 hệ thống XH vào các tầng lớp XH khác nhau trên cơ sở của sự phân chia các nghạch bậc và những phân chia những ngạch bậc và những tiêu chuẩn chung về giá trị đc thừa nhận.Phân tầng Xh là 1 hiện tượng khách quan,phổ biến và khó có thể tránh khỏi.Nó là kết quả của sự phân công lao dộng XH và sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của tất cả mọi chế độ XH.Phân tầng Xh có ý nghĩa rộng lớn hơn phân chia giai cấp Xh,vì phân chia giai cấp chỉ lấy chiếm hữu xh về tư liệu sản xuất làm căn cứ chủ yếu để thấy đc các xung đột Xh sinh ra từ sự chiếm hữu này.
Có hai dạng thức của phân tầng XH là phân tầng xã hội hợp thức và phân tầng xã hội không hợp thức
ØBản chất của phân tầng xã hội:
Để hiểu được bản chất phân tầng XH cần hiểu được ba vấn đề sau:
+ Vấn đề thứ nhất, phân tầng xh là một hiện tượng xh xuất hiện từ rất sớm, nó có những mầm móng ban đầu từ giai đoạn hậu kỳ của XH công xã nguyên thủy, tồn tại dưới các loại hình khác nhau của thời kỳ chiếm hữu nô lệ, xh phong kiến và hiện diện mottj cách đầy đủ trong xh TBCN.
Sở dĩ có hiện tượng phân tầng xh là do 2 nguyên nhân cơ bản sau:do sự mất bình đẳng mang tính cơ cấu của tất cả các chế dộ xã hội loài người và do sự phân công lao động xh.
+ Vấn đề thứ hai, phân tầng xã hội để lại hậu quả gì cho con người? Phân tầng XH là tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực? Muốn hiểu được vấn đề này, XHH đã nghiên cứu sâu hơn và đưa ra hai khái niệm bộ phận khác.Đó là khái niệm phân tầng XH hợp thức và phân tầng XH không hợp thức.
+ Vấn đề thứ ba, thái độ của chúng ta như thế nào về phân tầng xh? Chúng ta thừa nhận nó, cần thiết phải thiết chế hóa nó hay tìm cách xóa bỏ nó, mở rộng hay thu hẹp khoảng cách cũng như phạm vi tác động của nó?
ÄThực trạng phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay:
Phân tầng Xh ở Việt Nam hiện nay là một tất yếu kinh tế- xã hội có tính phổ biến.Nó vừa phản ánh những vấn đề mang tính quy luật nói chung, vừa là kết quả trực tiếp của sự nghiệp đổi mới, của kinh tế thị trường...phản ánh những biến đổi trong cơ cấu kinh tế và tính năng động XH.
Phân tầng Xh ở Việt Nam hiện nay vừa có phân tầng XH hợp thức và phân tầng XH không hợp thức.Biểu hiện rõ nét nhất và nổi bật nhất là phân hóa giàu – nghèo.Từ khi nước ta chuyển sang thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phân tầng XH bộc lộ ngày càng rõ nét, sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng gia tăng, theo ước tính một số nhà nghiên cứu, nếu như vào vào các thập niên 1960-1970, khoảng cách giàu nghèo là 3-4 lần , thập niên 1980-1990 là 6-8 lần,thì hiện nay thì khoảng cách đó có nơi đã tăng vài chục lần.Qua đó cho thấy, phân hóa giàu nghèo vừa là đặc trưng quan trọng nhất của phân tàng XH vừa là vấn đề xã hội bức xúc nhất.Cần phải có cái nhìn nghiêm túc và cách giải quyết một cách kịp thời có hiệu quả đối với vần đề này.
Mặt khác, phân tầng Xh ở Việt Nam hiện nay còn biểu hiển ở cả về mặt quyền lực và uy tín.
Tóm lại, phân tầng Xh ở Việt Nam hiện nay vẫn tiếp tục diễn ra khá mạnh.Tuy nhiên, đánh giá như thế nào về thực trạng và xu hướng của sự phân tầng XH hiện nay ở nước ta là tích cực hay tiêu cực, và nó có liên quan như thế nào với các khía cạnh phát triển XH cũng như những nhân tố kìm hãm, nhũng tệ nạn và tiêu cực XH? Đây là vấn đề hết sức quan trọng liên quan đến bản chất của chế độ Xh ta nên cần phải đầu tư nghiên cứu một cách tích cực và sâu sắc cả về mặt ly luận và thực tiễn.
ÄVị thế xã hội:
Theo quan niệm của nhà xã hội học người Mỹ Robertsons, vị thế là một vị trí xã hội. Mỗi vị thế quyết định chỗ đứng của một cá nhân nào đó trong xã hội và mối quan hệ của cá nhân đó với những người khác. Đó là chỗ đứng của cá nhân đó trong bậc thang xã hội, là sự đánh giá của cộng đồng xã hội đối với cá nhân biểu thị sự kính nể, trọng thị của cộng đồng đối với cá nhân do thâm niên nghề nghiệp, tài năng, đức độ, tuổi tác tạo nên. Một cá nhân có thể có nhiều vị thế xã hội tuỳ theo cá nhân đó tham gia hoạt động trong nhiều tổ chức xã hội khác nhau.
ÄVai trò xã hội:
Trong thực tế xã hội, mỗi người có một vị trí và vai trò xã hội nhất định. Ví dụ vai trò xã hội của một giáo viên là giảng dạy, vai trò một bác sĩ là chữa bệnh... Do đó, có thể nói vai trò xã hội của một cá nhân là khái niệm xã hội học xác định những gì cá nhân ấy phải làm ở một không gian và thời gian nhất định theo những qui tắc chuẩn mực mà xã hội đã đặt ra.
V.Câu hỏi 5: Xã hội hóa cá nhân là gì?
Trả lời:
ÄXã hội hóa cá nhân là:
Bất kỳ một cá nhân nào tồn tại trong xã hội đều trải qua quá trình xã hội hóa. Xã hội hóa cá nhân là một quá trình vô cùng quan trọng hình thành nên nhân cách con người,trong đó cá nhân luôn tương tác với xã hội, chịu sự kiểm soát của xã hội,chịu sự chi phối của xã hội…Cá nhân muốn phát triển một cách đầy đủ và hoàn thiện về nhân cách thì cá nhân đó phải được sống trong một môi trường xã hội,phải nhận được đầy đủ từ phía các môi trường sự chăm sóc ,giáo dục cơ bản nhất,điều đó có ý nghĩa quyết định đến quá trình phát triển của con người.Trong quá trình ấy,gia đình và trường học có vai trò đặc biệt quan trọng.
VI.Câu hỏi 6: Vai trò của môi trường xã hội hóa đối với quá trình xã hội hóa cá nhân?
Trả lời:
ÄVai trò của môi trường xã hội hóa đối với quá trình xã hội hóa cá nhân
Trong khoa học xã hội, xã hội hoá cá nhân được coi là quá trình làm chuyển biến con người từ thực thể sinh học thành thực thể xã hội, quá trình hội nhập của cá nhân vào đời sống xã hội. Đó là quá trình hình thành nhân cách, trong đó xảy ra sự cọ sát và thích ứng của cá nhân với các giá trị, chuẩn mực và các khuôn mẫu hành vi xã hội, qua đó cá nhân duy trì được khả năng hoạt động xã hội. Trong quá trình xã hội hoá sự tác động của xã hội lên cá nhân, nhất là sự tác động có định hướng, có hoạch định (thường được coi là giáo dục) và ngược lại liên tục được thực hiện. Xã hội hoá được thể hiện như một trong những mối quan hệ cơ bản của xã hội - mối quan hệ giữa con người và xã hội.
Các nhà khoa học xã hội khi nói về quá trình xã hội hoá cũng rất quan tâm đến môi trường xã hội hoá, nơi mà cá nhân có thể thực hiện các tương tác xã hội của mình nhằm thu nhận và tái tạo những kinh nghiệm xã hội. Môi trường xã hội hoá cho các khả năng khác nhau để kinh nghiệm xã hội đến với cá nhân và chấp nhận sự hoà nhập xã hội của cá nhân. Người ta cũng đã nói nhiều đến các loại môi trường xã hội hoá theo các các nhóm xã hội mà trong đó cá nhân thực hiện các hoạt động sống của mình. Theo đó, các môi trường xã hội hoá quan trọng với cá nhân là: gia đình, nhà trường và các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các nhóm sở thích v.v. có thể chia thành 4 môi trường cơ bản:
ØGia đình:
Gia đình là nhóm xã hội đầu tiên mà mọi cá nhân trong xã hội thường phải phụ thuộc vào.Gia đình là môi trường xã hội hóa có tầm quan trọng vô cùng to lớn.Con người từ khi chào đời cho đến khi đi hết chặng đường đời đều găn bó với gia đình của mình.Trong mỗi gia đình đều tồn tại và phát triển một “tiểu văn hóa”, cá nhân sẽ phải nhận những đặc điểm của tiểu văn hóa này.Với sự pha trộn của văn hóa chung và sự sáng tạo của chính cá nhân sẽ góp phần tạo dựng nên các tiểu văn hóa mới.
ØNhà trường:
Trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ sau nhà trường luôn thể hiện được vai trò định hướng xã hội của mình. Nhà trường truyền đạt cho thế hệ sau những tri thức, giáo dục nhân cách, giá trị, chuẩn mực chủ đạo của một xã hội. Đây là môi trường xã hội hoá chính thức có vai trò đặc biệt quan trọng với thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại. Bởi lẽ nhà trường, thầy cô giáo có trách nhiệm chăm lo dạy dỗ thế hệ sau thành người công dân tốt, người lao động tốt, người cán bộ tốt.Hồ Chí Minh có nói: “Từ tiểu học, trung học cho đến đại học, là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên. óc của những người trẻ tuổi trong sạch như tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên tức là tương lai cuả nước nhà”
ØNhóm xã hội :
Đây là môi trường đa dạng, tác động đến cá nhân từ nhiều phía. Nếu được tổ chức tốt môi trường này sẽ rất hữu ích cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Người cho rằng môi trường này trước hết là quần chúng nhân dân, là những người bình thường xung quanh mà chúng ta cần phải học.
ØTruyền thông đại chúng:
Các phương tiện truyền thông đại chúng là một trong những môi trường tác động vào việc xây dựng nên nhân cách con người.Ngày nay phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp cho một số lượng đông đảo các thành viên xã hội những thông tin đa dạng và có tác động lớn đến suy nghĩ cũng như hành vi của họ.Truyền thông mang lại cho con người những kinh nghiệm xã hội,những mẫu văn hóa mang tính tiêu chuẩn dưới cách nhìn phổ biến.Truyền thông cũng làm cho các thành viên trong một xã hội gắn kết với nhau hơn thông qua những mối quan tâm chung, những giá trị chung đặc biệt là khi có một sự kiện nổi bật như có một thảm họa,một vinh quang mà đội tuyển quốc gia giành được hay một cuộc chiến tranh bùng nổ…
Tuy vậy,các phương tiện truyền thông cũng có những vấn đề của nó,vượt xa rất nhiều những gì mà truyền thông đưa đến như một nguồn giải trí.
Như vậy,truyền thông tác động một cách mạnh mẽ đến suy nghĩ,nhận thức và hành động của cá nhân.Giúp các cá nhân gắn kết với nhau hơn.
Tóm lại, mỗi môi trường đều có những đặc trưng riêng về vai trò,tính chất, phương thức... không thể thay thế được.Nhưng sự tích hợp của 4 môi trường là kết quả của xã hôi hóa đối với quá trình xã hội hóa cá nhân.Các yếu tố môi trường này đều có vai trò không thể thiếu trong quá trình giáo dục xã hội hoá thế hệ tương lai. Vì vậy, chúng ta không thể nhấn mạnh hoặc xem nhẹ môi trường nào. Điều quan trọng là cần biết kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường trên, cần xem đó là công việc chung của cả gia đình, nhà trường và xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Câu hỏi ôn tập môn xã hội học.doc