Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm ly tâm НПС 65/35-500 - Thực tế vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bơm ly tâm 6 НПС 5/35-500 khi sử dụng trên giàn

MỤC LỤC Lời nói đầu . Chương 1: Sơ lược về ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam và việc sử dụng bơm ly tâm trong công tác vận chuyển dầu khí tại xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro 1 1.1. Đặc điểm tự nhiên và sự hình thành, phát triển của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam 1 1.2. Dầu mỏ, tính chất hoá lý của dầu thô mỏ Bạch Hổ . 5 1.3 Đặc điểm công tác vận chuyển dầu trên các công trình biển của Xí Nghiệp Liên Doanh VietSovpetro 7 1.4 Sử dụng bơm ly tâm trong công tác vận chuyển dầu trên các công trình biển 9 Chương 2: Lý thuyết về bơm ly tâm . 16 2.1 Tổng quát về bơm ly tâm . 16 2.2 Các thông số cơ bản của máy bơm ly tâm . 18 2.3 Phương trình làm việc của bơm 20 2.4 Lưu lượng và hiệu suất lưu lượng . 24 2.5. Quan hệ tương tự trong một bơm ly tâm . 25 2.6. Đường đặc tính của bơm ly tâm . 26 2.7. Điểm làm việc và điều chỉnh chế độ làm việc của bơm ly tâm . 31 2.8 Ghép bơm ly tâm . 36 2.9 Lực dọc trục trong bơm ly tâm . 39 Chương 3: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm ly tâm НПС 65/35-500 42 3.1 Sơ đồ tổng thể 42 3.2. Công dụng và thông số kỹ thuật của bơm . 42 3.3 Cấu tạo . 43 3.4. Nguyên lý làm việc . 45 3.5. Lắp đặt thiết bị . 46 3.6 Đưa tổ hợp bơm vào vận hành 49 Chương 4: Bộ phận làm kín của bơm НПС . 53 4.1 Công dụng của bộ phận làm kín . 53 4.2 Phân loại . 53 4.3. Kiểu làm kín dây quấn 55 4.4. Kiểu làm kín bằng đệm làm kín mặt đầu 56 4.5 Các thông số kỹ thuật : . 58 4.6. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửa chữa bơm НПС 65/35-500 khi bộ phận làm kín bị hỏng . 60 Chương 5: Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Thực tế vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bơm ly tâm 6 НПС 5/35-500 khi sử dụng trên giàn. 5.1. Các hư hỏng đặc trưng của tổ hợp bơm HΠC 65/35 -500 và biện pháp khắc phục 72 5.2- Bảo dưỡng, sửa chữa 77 5.3. Thực tế công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy bơm hπc 65/35 - 500 trên giàn. 88 5.4.Công tác bảo dưỡng sửa chữa máy bơm dầu ly tâm hπc 65/35 - 500 Ở trên giàn. 90

doc94 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4543 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm ly tâm НПС 65/35-500 - Thực tế vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bơm ly tâm 6 НПС 5/35-500 khi sử dụng trên giàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
305 kG (Ở đây ta bỏ qua sức cản ma sát của xy lanh, piston, sức cản của lò xo) . Nếu dùng 4 thanh kéo (giằng) thì đường kính cần thiết của mỗi thanh phải là: 1,15cm = 11,5mm Vậy dmin = 11,5mm là điều kiện để chọn lựa đường kính cần thiết cho các thanh giằng (kéo) của bộ đồ gá . - Đối với các mặt bích kéo của bộ đồ gá, do chúng không bị hạn chế về kích thước độ dày, để đảm bảo chịu được lực kéo PKmax = 25.305kG, ta không cần thiết phải tính toán mà chỉ lựa chọn các kích thước phù hợp với kết cấu lắp ráp yêu cầu, và độ dày của mặt bích chọn theo kinh nghiệm thực tế sử dụng ở MSP-6 là vào khoảng mm 4.6.3- SỬ DỤNG ĐỒ GÁ : 1. Bộ đồ gá tháo vòng bi : (Hình 2) Khi tiến hành tháo các vòng bi của gối đỡ trục, ta phải tiến hành các bước sau: - Tháo nắp chặn ngoài. - Tháo vỏ gối đỡ bằng tay theo hướng dẫn tháo lắp đã nêu ở phần máy bơm НПС 65/35 - 500 . - Tháo vành đai ốc hãm chặn ngoài của vòng bi . - Đẩy nắp chặn trong của vòng bi vào phía trong để lắp vòng móng ngựa vào giữa mặt bích này và vòng bi phía trong để đảm bảo khi kéo, lực kéo tác dụng lên cả vòng trong và vòng ngoài của ổ bi . - Lắp đoạn trục đệm F 65 có phần côn định tâm vào lỗ cần đẩy của piston, sau đó gá lắp xy lanh lực lên trục bằng 4 thanh kéo (giằng) liên kết với 2 mặt bích và siết chặt chúng bằng các đai ốc hãm . - Lắp bơm tay (thường dùng loại “RIKIN-SEKI” P-16B) nối với xy lanh lực và tiến hành bơm dầu tăng dần áp suất lên để kéo các vòng bi ra . - Khi thân vỏ xy lanh lực dịch chuyển đạt được hành trình Hmax = 50 – 55mm (được đánh dấu vạch trên cần đẩy của piston) thì ta xả áp suất ở trong xy lanh lực để thân vỏ xy lanh được trả về vị trí ban đầu do tác dụng của sức căng lò xo, ta đồng thời siết chặt các đai ốc hãm điều chỉnh ở các thanh kéo để đảm bảo các mặt bích kéo luôn được liên kết chặt chẽ với nhau . - Tiếp tục bơm dầu (nhớt) sau khi đóng van xả của bơm tay để kéo cụm vòng bi cho đến hết . 2. Bộ đồ gá tháo ống lót : (Hình 3) Sau khi đã tháo được các vòng bi ra khỏi trục bơm, muốn tháo được ống lót ta tiến hành các bước sau : - Lắp lên phía đầu ngoài có rãnh của ống lót mặt bích kéo và vòng đệm 2 nửa vào rãnh của ống lót . - Lắp phần cần đẩy của xy lanh lực vào đầu nhỏ của trục bơm nếu ống lót ở phía động cơ. Nếu ống lót ở phía ngược lại thì cần phải lắp đoạn trục đệm F 65 để định tâm cho xy lanh lực. Sau đó dùng 4 thanh kéo (giằng) liên kết 2 mặt bích kéo của bộ đồ gá với nhau bằng các đai ốc hãm . - Lắp bơm tay với xy lanh lực và bơm dầu (nhớt) tăng dần áp suất để kéo ống lót ra. Khi phần thân vỏ xy lanh lực đạt đến hành trình Hmax = 55mm (có đánh dấu trên cần đẩy của piston) thì xả áp suất trong xy lanh lực trả phần thân vỏ về vị trí ban đầu. Sau đó siết chặt lại các đai ốc hãm ở các thanh kéo rồi tiếp tục bơm cho đến khi kéo được ống lót ra . 3. Bộ đồ gá lắp ống lót : (Hình 4 ) Khi tiến hành lắp ống lót bảo vệ trục phải chú ý đầu trong của ống lót có phần rãnh ăn khớp với then chống xoay nằm trên trục bơm, lệch góc 90o so với rãnh then lắp mặt bích khớp nối. Để có thể đưa phần rãnh ở ống lót vào ăn khớp được với phần then trên trục bơm ta tiến hành như sau : - Xoay trục bơm để phần then hãm chống xoay nằm lên vị trí trên cùng. Ở vị trí này ta vừa dễ quan sát và đánh dấu vị trí của chúng bằng một vạch phấn hoặc chì trên bề mặt lắp ráp của trục, kẻ từ mặt cạnh của then ra ngoài. Xác định khoảng cách từ phần đầu then đến bậc vát mép của bề mặt trục lắp ống lót . - Dùng dũa thợ nguội vát mép nhẹ 0,5 x 45o hai bên mép cạnh mặt đầu phần rãnh then của ống lót, sau đó cũng dùng phấn hoặc chì đánh dấu bằng vạch kẻ vị trí của phần mép rãnh tương ứng với mép then đã đánh dấu lên bề mặt ngoài của ống lót. - Lắp ống lót bảo vệ lên trục sao cho các vạch đã đánh dấu trên ống lót và trên bề mặt trục bơm phải trùng nhau, sau đó dùng tay đẩy nhẹ ống lót vào vừa điều chỉnh sự trùng khít của các vạch dấu cho đến khi không đẩy được nữa. Lúc này ta bắt đầu sử dụng xy lanh lực . - Lắp mặt bích nhỏ (dùng để tháo ống lót) cùng với vòng đệm 2 nửa lên bề mặt ngoài ống lót. Mặt bích này có tác dụng định vị và chống sự bung ra của 2 phần ống bán trụ trung gian để ép ống lót. - Lắp chặt 4 thanh giằng vào 4 lỗ ren dùng để lắp phần thân vỏ của bộ phận làm kín kiểu mặt đầu ở phần thân vỏ bơm. - Lắp ống nối dùng để định vị và chống sự bung ra của 2 phần ống bán trụ trung gian lên phần ren của cần đẩy piston. - Lắp xy lanh lực với mặt bích liên kết lên 4 thanh giằng, sau đó lắp 2 phần ống bán trụ ngắn nhất vào ống nối cần piston và đẩy toàn bộ chúng vào phía trong sao cho bề mặt 2 phần ống bán trụ nằm lọt vào trong mặt bích lắp trên ống lót và tỳ sát vào bề mặt ống lót. Siết chặt đai ốc hãm của các thanh giằng lại . - Lắp bơm tay vào xy lanh lực và bơm dầu (nhớt) để cho piston dịch chuyển về phía phải, thông qua cần đẩy và ống nối, đẩy 2 phần ống bán trụ trung gian ép ống lót đi vào trong. Khi piston đi hết khoảng hành trình Hmax = 55mm (đã được đánh dấu) hoặc khi không thấy piston dịch chuyển được nữa mà áp suất bơm tăng lên rất nhanh thì ta biết phần đáy của cần đẩy piston đã tỳ lên đầu trục bơm . Lúc này tiến hành xả áp suất trong xy lanh lực để trả piston về vị trí ban đầu. Tháo (rút) 2 phần ống bán trụ trung gian ngắn nhất ra khỏi vị trí và thay chúng bằng 2 phần ống bán trụ khác dài hơn. Khi thay thế 2 phần ống bán trụ, phải điều chỉnh lại các đai ốc hãm trên 4 thanh giằng để đảm bảo khoảng cách lắp ráp và bảo đảm 2 phần ống bán trụ tỳ sát bề mặt ống lót trục . - Tiếp tục bơm để ép ống lót vào phía trong cho đến khi đảm bảo rằng ống lót đã đi vào đúng vị trí để phần then trên trục nằm lọt vào rãnh then trên ống lót. Nếu phần then không vào đúng vị trí rãnh then thì khoảng cách từ mặt đầu phía ngoài ống lót đến mép vát kế tiếp của gờ trục bơm là nhỏ hơn 40mm cần phải điều chỉnh lại vị trí rãnh then ống lót. Nếu khoảng cách này đạt đến 40mm, tức là then đã vào đúng rãnh, nếu tiếp tục bơm nữa thì áp suất bơm sẽ tăng hơn mức bình thường, cần phải dừng bơm và tháo đồ gá ra. Công việc lắp ống lót coi như hoàn thành . 4.6.3- Đánh giá hiệu quả sử dụng thực tế của các bộ đồ gá Những bộ đồ gá thực hiện các công việc tháo lắp các chi tiết, bộ phận của máy bơm НПС 65/35 – 500 với sự dẫn động của xy lanh lực đã được sử dụng một thời gian ở trên MSP-6, qua đó chúng tôi đã rút ra được một số nhận xét về các ưu khuyết điểm của chúng như sau : 1- Bảo đảm chính xác, an toàn trong các công việc như tháo, lắp các vòng bi, ống lót, mặt bích, khớp nối v.v. … do phương của lực tác động đã được định tâm đưa gần về trùng với trục đối xứng của các chi tiết nên các lực cản ma sát do các bề mặt lắp ráp tạo ra không bị tăng lên. Vì vậy, khi sử dụng đồ gá, các chi tiết, bộ phận cần sửa chữa của máy bơm được tháo lắp rất dễ dàng, chính xác và an toàn . 2- Với các bộ đồ gá chuyên dụng sử dụng xy lanh lực với lực kéo rất lớn, có thể tháo cùng một lúc một cụm chi tiết, bộ phận, thậm chí có thể còn tháo đồng thời 2, 3 cụm. Vì vậy năng suất làm việc tăng lên rõ rệt. 3- Xy lanh lực trong bộ đồ gá tháo lắp máy bơm НПС 65/35 - 500 có thể sử dụng được vào trong những công việc khác rất tiện dụng như việc tháo các bánh đà rất lớn của máy nén khí, các bánh đà, các pu li dẫn động của các máy bơm piston như 9M P có lực cản ma sát rất lớn, hoặc có thể nâng, kích các thiết bị có khối lượng lớn v.v….. 4- So với những bộ đồ gá dẫn động cơ khí thì bộ đồ gá có sự dẫn động bằng xy lanh thủy lực có phần đơn giản, gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên việc thiết kế, tính toán và công việc chế tạo chúng có phần đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hơn nhiều. Nhưng với mức độ các trang thiết bị hiện có ở trên giàn, chúng ta hoàn toàn có thể làm được dễ dàng. Mặc dù có những ưu điểm đáng kể như đã nêu ở trên, bộ đồ gá phục vụ cho công việc tháo lắp các chi tiết, bộ phận của máy bơm НПС 65/35 - 500 không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định như : Hành trình làm việc ngắn do sự hạn chế của khoảng không gian gá đặt. Còn phải sử dụng khá nhiều các chi tiết, kết cấu trung gian làm giảm độ ổn định, độ cứng vững của đồ gá v.v…. CHƯƠNG 5 CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. THỰC TẾ VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BƠM LY TÂM HΠC 65/35-500 KHI SỬ DỤNG TRÊN GIÀN. 5.1. Các hư hỏng đặc trưng của tổ hợp bơm HΠC 65/35 -500 và biện pháp khắc phục Các dạng hư hỏng, biểu hiện bên ngoài và các dấu hiệu khác. Các nguyên nhân có thể xảy ra Biện pháp khắc phục Ghi chú 1 2 3 4 1. Động cơ điệnkhông làm việc được. - Do cơ cấu bảo vệ bơm và động cơ ngắt. - Do điện áp nguồn thấp hoặc hỏng cáp điện hoặc mối nối với động cơ. + Kiểm tra hệ thống nước làm mát, mực chất lỏng trong bình, Rơle bảo vệ quá tải của động cơ… nếu có sai sót thì khắc phục. + Kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện theo trình tự + Trường hợp này ít xảy ra ở giàn. 2. Máy bơm không có lưu lượng. - Do chiều quay của rôto không đúng. - Do động cơ điện không đạt được tốc độ cần thiết (2950v/phút). - Do áp lực đường bơm quá cao, hơn mức cột áp cho phép đối với bơm. - Có khí ở đường hút hoặc trong vỏ bơm. - Có sự lọt khí qua chỗ hở ở đường hút hoặc qua bộ phận làm kín trục. - Do kênh dẫn của bánh công tác và vỏ bị lệch hoặc do phin lọc ở đường hút bị bẩn, tắc. - Không cung cấp đủ chất lỏng công tác cho đường hút do dầu đông đặc ở đường hút hoặc do kẹt van chặn đầu vào… - Do độ cao đường hút quá lớn hoặc cột áp đầu vào quá nhỏ, dầu không vào được. + Kiểm tra và đảo lại chiều quay của động cơ điện. + Kiểm tra và sửa chữa động cơ hoặc thay thế + Cần kiểm tra lại sơ đồ công nghệ và chế độ làm việc của bơm để điều chỉnh cho thích ứng với các đặc tính kỹ thuật của bơm. + Xả khí, gaz và làm đầy chất lỏng cho bơm + Làm kín các bề mặt lắp ghép trên đường hút và đảm bảo độ kín cho trục roto ở các đầu ra. + Làm sạch kênh dẫn và phin lọc. + Làm nóng để tan dầu đông ở đường hút, kiểm tra van chặn đầu vào- làm đầy chất lỏng công tác cho bơm. + Kiểm tra sức cản thủy lực ở đường hút và mực chất lỏng trong bình, làm cho chúng phù hợp với thiết kế. +Trường hợp này ít xảy ra. +Thông thường nên điều chỉnh thời gian bơm để giảm sự tập trung làm tăng áp trên đường vận chuyển dầu. + Trường hợp này ít xảy ra ở giàn 3- Máy bơm không đạt áp suất yêu cầu - Do chiều quay của roto không đúng, hoặc do động cơ không đạt tốc độ yêu cầu - Có sự hiện diện của khí và ga trongchất lỏng công tác. - Do các vành làm kín bị mòn nhiều, do các bánh công tác bị hư hỏng, nứt vỡ…. - Bị tắc một phần kênh dẫn của bánh công tác hoặc vỏ - Độ nhớt của chất lỏng công tác không tương ứng với giá trị đã nêu trong thiết kế. - Đường kính bánh công tác nhỏ hơn mức cần thiết. + Kiểm tra lại động cơ điện + Kiểm tra và đảm bảo độ kín ở các bề mặt lắp ghép ở đường hút và cụm làm kín trục + Thay thế các chi tiết bị mòn, hỏng bằng các chi tiết mới + Làm sạch kênh dẫn + Kiểm tra lại độ nhớt của chất lỏng công tác + Thay thế bằng các bánh công tác có đường kính lớn hơn . + Trường hợp này ít xảy ra ở trên giàn. 4- Máy bơm đòi hỏi công suất tải lớn. - Tần số quay lớn hơn mức tính toán . - Ap suất làm việc nhỏ hơn, còn lưu lượng thì lớn hơn quy định của thiết kế (tức là máy bơm làm việc trong vùng đặc tính có tổn thất năng lượng lớn). - Khối lượng riêng hoặc độ nhớt của chất lỏng công tác quá lớn - Có sự hư hỏng cơ khí các chi tiết của bơm hoặc động cơ điện. - Cơ cấu ép salnhic bị siết quá chặt. +/ Kiểm tra lại động cơ điện + Điều chỉnh bằng cách đóng bớt van chặn ở trên đường ra của bơm. + Kiểm tra các thông số tương ứng (độ nhơt, khối lượng riêng) của chất lỏng công tác. + Thay thế các chi tiết bị hư hỏng +/ Nới lỏng bớt cơ cấu ép . + Trường hợp ít xảy ra. + Trường hợp này cần xử lý chất lỏng công tác bằng các biện pháp công nghệ. 5- Có sự va đập và tiếng ồn khi làm việc - Có hiện tượng xâm thực khí - Có sự sai lệch độ đồng tâm giữa trục bơm và trục động cơ. - Các vòng bi (của bơm hoặc đ/c) bị mòn, rỗ hoặc bị rỉ , trục bị cong. - Độ cứng vững của dầm, sàn chưa đủ. - Độ siết chặt các bulông dầm sàn và các chi tiết đỡ, kẹp chặt các đường ống chính không đảm bảo. - Sự cân bằng của roto và các bánh công tác kém. - Lưu lượng bơm nhỏ hơn giới hạn dưới cho phép, hoặc nhỏ hơn 10% lưu lượng tối ưu. +/ Thay đổi chế độ làm việc bằng cách đóng bớt van chặn đường ra để giảm lưu lượng, hoặc tăng mức chất lỏng công tác ở đầu vào. + Kiểm tra và điều chỉnh lại độ đồng tâm giữa các trục của tổ hợp. + Thay thế các chi tiết, bộ phận hư hỏng. + Thay đổi kết cấu của dầm, sàn hoặc tăng khối lượng của dầm lên. + Siết chặt lại các bu lông tương ứng. + Cân bằng lại roto và các bánh công tác. + Tăng lưu lượng lên. + Đây là hiện tượng nguy hiểm nhất đối với bơm ly tâm cần đặc biệt chú ý. + Ở giàn, có thể tăng độ cứng vững của sàn công tác lên (bằng cách hàn thêm các gân chịu lực) 6- Các vòng bi của bơm bị nóng quá mức dẫn đến nhanh hư hỏng - Do áp lực ở đầu vào tăng dẫn đến tăng lực dọc trục. - Có sự sai lệch lớn độ đồng tâm giữa các trục của tổ hợp - Do siết chặt quá mức các gối tựa theo phương dọc trục. - Lượng dầu bôi trơn không đảm bảo do kẹt vòng hắt dầu hoặc do hết dầu bôi trơn - Làm mát không đủ. - Chủng loại dầu bôi trơn không phù hợp. - Trong dầu bôi trơn có nước hoặc cặn bẩn + Hạ thấp áp suất ở đầu vào theo đúng thiết kế . + Căn chỉnh lại độ đồng tâm của tổ hợp + Giảm sự siết chặt dọc trục bằng cách đặt thêm các tấm căn đệm hoặc mài rà làm trơn các chi tiết của cụm vòng bi. + Kiểm tra, bổ sung dầu bôi trơn, kiểm tra vòng hắt dầu. + Tăng thêm lượng nước làm mát vào khoang vỏ của gối đỡ các vòng bi. + Thay thế dầu bôi trơn đúng yêu cầu đề ra. + Xả hết nhớt cũ, rửa sạch khoang chứa nhớt sau đó thay dầu mới. 7 - Bộ phận Salnhic làm kín trục bị nóng quá mức. - Do áp lực chất lỏng ở phía trước khoang làm kín trục cao quá mức cho phép. - Do siết quá chặt bộ phận ép Salnhic - Sự làm mát cụm salnhic không đủ - Có sự ma sát của bộ phận ép salnhic vào trục + Giảm áp lực ở đầu vào của bơm đến mức qui định, hoặc kiểm tra thông rửa ống giảm tải(22) để cân bằng áp suất ở khoang trước bộ phận làm kín phía áp suất cao với áp suất ở đầu vào. + Giảm bớt (nới lỏng) lực ép salnhic. + Tăng lưu lượng nước làm mát + Loại bỏ sự ma sát này. 8- Rò rỉ chất lỏng công tác qua bộ phận làm kín trục - Do salnhic bị mòn nhiều. - Do áp lực của dung dịch làm kín thấp. - Độ đảo của các bề mặt làm kín của bộ phận làm kín kiểu mặt đầu quá lớn - Bề mặt ống lót bảo vệ trục chưa đạt đủ độ bóng cần thiết. + Thay salnhic mới. + Tăng áp suất chất lỏng làm kín bằng cách điều chỉnh bộ điều áp Visai. + Loại trừ độ đảo. + Đánh bóng lại bề mặt ống lót. + Trường hợp này ở dạng làm kín kiểu salnhic dây quấn. 5.2- Bảo dưỡng, sửa chữa 5.2.1- Bảo dưỡng kỹ thuật Sau khi hoàn thành công việc lắp đặt tổ hợp bơm: Tại nơi làm việc cần phải thiết lập một bảng chỉ dẫn bằng hình vẽ, cách thức phương pháp kiểm tra nhiệt độ và phòng ngừa sự cố cho các vòng bi của gối đỡ trục, sơ đồ hệ thống làm mát và cách điều chỉnh lưu lượng nước làm mát cho các vòng bi và bộ phận làm kín trục, lịch kiểm tra, bảo dưỡng một số chi tiết quan trọng : Hàng ngày: Trước khi khởi động bơm phải kiểm tra tình trạng hoàn hảo của tổ hợp: dây tiếp địa, mức dầu bôi trơn, các nắp che chắn bảo vệ khớp nối trục, nắp che ở khoang gom dầu rò rỉ ở 2 đầu trục, các thiết bị chặn (van chặn,van ngược), thiết bị bảo vệ mức chất lỏng ở đầu vào, bảo vệ áp suất nước làm mát… Trong thời gian máy bơm làm việc, cần phải theo dõi các thông số trên các đồng hồ đo và kiểm tra để tránh cho máy bơm làm việc lâu dài ở chế độ lưu lượng bằng không (0) hoặc gần bằng không (0) cũng như ở chế độ động cơ làm việc quá tải. Phải kiểm tra để áp suất ở đường hút của máy bơm không được phép nhỏ hơn áp suất đã quy định của thiết kế. Luôn theo dõi mức dầu bôi trơn cho các vòng bi ở 2 gối đỡ để lượng dầu bôi trơn bị rò rỉ , thất thoát không được vượt quá 60% lượng dầu đổ vào khoang chứa vòng bi. Trong ca làm việc, phải định kỳ kiểm tra nhiệt độ của các vòng bi, của cụm làm kín trục kiểu mặt đầu và salnhic, của động cơ điện, lưu lượng nước làm mát và dung dịch làm kín (theo các thông số quy định được dẫn ra ở sơ đồ nguyên lý các đường ống dẫn phụ). Chú ý rằng: Nhiệt độ của các vòng bi và bộ phận làm kín trục khi làm việc không được vượt quá 60o C. Phải luôn theo dõi sự rò rỉ chất lỏng công tác qua bộ phận làm kín trục. Sự rò rỉ này không được vượt quá mức cho phép đã nêu ở phần đặc tính kỹ thuật của bơm. Khi lượng rò rỉ quá lớn, nên dừng bơm để kiểm tra, khắc phục chúng (theo chỉ chỉ dẫn ở phần : các hư hỏng đặc trưng của bơm HΠC 65/35 – 500 và biện pháp khắc phục). Phải theo dõi để tiếng ồn, tiếng va đập của máy bơm không vượt quá giới hạn cho phép. Sự dao động mạnh của các kim đồng hồ đo áp suất cũng như tiếng ồn, độ rung lớn của máy bơm là biểu hiện của sự làm việc không bình thường. Trường hợp đó phải dừng bơm để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục chúng. Định kỳ sau 2000 ÷ 3000 giờ làm việc của bơm, phải xả hết dầu bôi trơn cũ ở khoang chứa các vòng bi, rửa sạch khoang này rồi mới đổ dầu bôi trơn mới vào. Đối với các máy bơm mới, hoặc các máy bơm mới qua sửa chữa đại tu, cần phải thay thế dầu bôi trơn mới sau 24 giờ làm việc. Định kỳ sau 4000 ÷ 5000 giờ làm việc phải : Kiểm tra tình trạng ống lót và các vòng bi, nếu cần thiết phải thay thế. Đối với các máy bơm có tốc độ đến 3000V/ph, nghiêm cấm việc sử dụng các vòng bi đã qua sửa chữa, phục hồi. Thay mỡ bôi trơn cho khớp nối răng. Định kỳ sau 9000 ÷ 10.000 giờ làm việc phải tháo toàn bộ bơm, kiểm tra độ mòn, sự rỉ sét, sự xói rỗ bề mặt (do xâm thực) và thay thế các chi tiết đã mòn, hỏng. Kiểm tra tình trạng của các vòng đệm, vòng cách và thay thế chúng khi cần thiết. 5.2.2- Sửa chữa bơm HΠC 65/35 - 500 5.2.2.1- Nguyên tắc chung của việc đưa bơm vào sửa chữa (đại tu) Khi bơm bị hư hỏng không thể làm việc được hoặc quá thời hạn sử dụng, dẫn đến hiệu suất làm việc kém, phải đưa vào xưởng sửa chữa, cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau : Tiến hành lập biên bản về tình trạng kỹ thuật của bơm và đơn đặt hàng sửa chữa chúng. Bơm đưa vào sửa chữa, đại tu phải được lắp ráp đầy đủ các bộ phận và phải được lau chùi sạch sẽ, không dính bẩn, chất công tác ở trong bơm phải được xả và rửa sạch, các bề mặt công tác của bơm phải có nắp bịt bảo vệ cẩn thận. Bơm phải được đóng hòm bảo quản chắc chắn, an toàn trong quá trình vận chuyển. 5.2.2.2- Tháo bơm Việc tháo bơm để đưa chúng vào sửa chữa phải tuân theo trình tự sau : Ngắt nguồn điện của động cơ điện. Làm sạch hoàn toàn các chất lỏng công tác trong bơm bằng cách thổi hơi hoặc rửa bằng nước đồng thời mở các nút xả hoặc các van trên đường thoát. Lắp mặt bích bịt vào đường hút và đường xả ra của bơm (sau khi đã tách bơm khỏi đường hút và đường ép). Tháo các đường ống dẫn phụ (trên đường nước làm mát và đường dung dịch làm kín salnhic). Tháo các nút bịt xả hết nước và dầu bôi trơn ở gối đỡ ổ bi. Tháo nắp vỏ bảo vệ và tháo lấy phần giữa khốp nối trục ra. Tháo bulông đế của bơm sau đó dùng palăng nhấc bơm ra khỏi vị trí lắp đặt. Lắp bộ chân đỡ chuyên dụng vào đế bơm để giữ cho bơm luôn ở vị trí nằm ngang chắc chắn, sau đó đưa bơm vào contener hoặc hòm, thùng bảo vệ để chuyển vào xưởng sửa chữa. Sau khi đưa bơm vào xưởng sửa chữa, việc tháo lắp bơm phải được tiến hành trên bàn gá chuyên dụng. Việc tháo bơm sau đó được tiến hành theo trình tự sau : Dùng vam tháo mặt bích khớp nối ra khỏi trục bơm. Tháo các chốt côn định vị các gối đỡ, tháo các đai ốc và bu lông lắp ghép chúng với thân. Tháo nắp chặn các vòng bi sau đó quay vỏ gối đỡ so với đường nằm ngang 1800 và rút vỏ ra khỏi các vòng bi. Dùng vam tháo các vòng bi ra khỏi trục. Tháo bộ phận làm kín kiểu mặt đầu ra khỏi trục. Ở loại làm kín kiểu salnhic, cần phải tháo bộ phận ép, ống lót salnhic. Tháo các bulông lắp ghép khoang chứa salnhic với thân bơm. Tháo các đai ốc mũ cùng các bulông dùng để xiết chặt nửa thân trên với nửa thân dưới của bơm. Dùng palăng nhấc tháo nửa trên của thân vỏ bơm rồi đặt nó trên sàn gỗ (tấm lót bằng gỗ). Nhấc rôto kèm theo tất cả các khoang bánh công tác, khoang cửa vào , cửa ra, khoang chứa bộ phận làm kín ra khỏi phần thân vỏ dưới và đặt chúng lên bộ giá chuyên dụng để tiếp tục công việc tháo dỡ sau này. Đặc biệt phải chú ý bảo vệ các cữ chuẩn lắp ráp và các vòng đệm cao su của các vành làm kín. Sau khi đặt roto lên bộ giá đỡ chuyên dụng một cách chắc chắn, tiến hành tháo dỡ nó theo trình tự sau: Ở bơm có bộ phận làm kín kiểu dây quấn, cần phải tháo các vòng chặn, các vòng làm kín, các ống lót bảo vệ v.v… Tháo khoang chứa bộ phận làm kín và khoang cửa vào của cấp I và cấp V (ở ngoài cùng). Tháo các ống lót ra khỏi khoang chứa salnhic. Tách các vòng cữ hãm (đàn hồi được) ở cả hai đầu trục rồi tháo các vòng phân cách và các ống lót. Từ hai phía đầu trục , lần lượt tháo các vòng phân cách và các bánh công tác cho đến hết. Bảo quản trục bơm ở vị trí thẳng đứng cho đến khi được đưa vào lắp ráp. Tháo các vành thép làm kín ra khỏi cụm bánh công tác. 5.2.2.3- Kiểm tra, khảo sát sự hư hỏng và sửa chữa Tất cả các máy bơm ly tâm HΠC 65/35 - 500 được đưa vào xưởng để đại tu đều phải tuân theo các quy phạm kỹ thuật nhất định. Ở xí nghiệp Liên doanh “VIETSOVPETRO”, người ta thường vận dụng “Các quy phạm kỹ thuật dành cho việc sửa chữa các máy bơm HΠC 65/35 - 500” do Trung tâm liên hiệp sản xuất dầu khí KUBƯSEB biên soạn. Trong quy phạm này, việc kiểm tra, khảo sát sự hư hỏng và việc sửa chữa các chi tiết cần phải tuân theo những yêu cầu sau: - Đối với việc kiểm tra khảo sát sự hư hỏng của các chi tiết, yêu cầu : Tháo, rửa và chuẩn bị bơm để kiểm tra khảo sát sự hư hỏng và sửa chữa cần được tiến hành trong xưởng sửa chữa chuyên dụng và phải tiến hành từng bước theo đúng quy trình công nghệ. Các chi tiết, các bộ phận (đơn vị) lắp ráp của bơm được đưa vào kiểm tra phải được làm sạch gỉ sét, bẩn. Việc kiểm tra khuyết tật, hư hỏng của các chi tiết và các đơn vị lắp ráp cần phải được tiến hành phù hợp với các yêu cầu của phần “Các yêu cầu đặc biệt dành cho các mối ghép” trong “Quy phạm kỹ thuật dành cho việc sửa chữa các máy bơm HΠC 65/35 – 500” . Khi tiến hành kiểm tra, khảo sát sự hư hỏng của bơm, xưởng sửa chữa cần phải lập bảng thống kê các chi tiết và đơn vị lắp ráp còn có thể sử dụng được (đúng quy cách) hoặc cần phải sửa chữa hoặc phải loại bỏ, có chữ ký xác nhận của người kiểm tra, khảo sát. - Những yêu cầu trong việc sửa chữa các chi tiết và các mối lắp ghép cố định : Việc sửa chữa phải được tiến hành trong xưởng sửa chữa chuyên dụng và phải phù hợp với quy trình công nghệ đã được duyệt. Các chi tiết của bơm mà trước đây đã tận dụng, khi sửa chữa lại thì không nên phục hồi, còn tất cả các chi tiết mới và các chi tiết phục hồi (sửa chữa lại) phải đúng quy cách của “Quy phạm kỹ thuật dành cho việc sửa chữa các máy bơm HΠC 65/35 – 500”. Sai lệch giới hạn về kích thước của các bề mặt được chế tạo bằng cách cắt, hàn, uốn phải phù hợp với tiêu chuẩn CÝB144 – 75. Sai lệch giới hạn về kích thước của các bề mặt được gia công bằng cơ khí mà không bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn dung sai nào thì cần phải phù hợp với tiêu chuẩn CÝB 144 – 75. Dung sai vị trí đường tâm lỗ của các chi tiết kẹp chặt phải phù hợp với GOCT 4140 – 69. Các chi tiết kẹp chặt được chế tạo từ vật liệu không gỉ phải có lớp phủ bảo vệ theo GOCT 14007 – 68. Các mối hàn sửa chữa chi tiết phải ngấu, không rỗ khí, không bị nứt, bị uốn, không ngậm xỉ và những khuyết tật khác làm giảm độ bền, độ kín của mối ghép ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã hàng hoá của bơm. Chỗ chuyển tiếp từ phần kim loại cơ bản của chi tiết đến phần đắp của mối hàn phải đều, trơn không có vết cắt (gẫy), không bị chảy tràn. Các chi tiết hàn nối phải phù hợp với GOCT 5264–69, GOCT 871–71, GOCT 70-75 Tất cả các chi tiết mới và chi tiết phục hồi phải có sự nghiệm thu của bộ phận OTK. Lúc này cần phải kiểm tra : - Vật liệu chế tạo chi tiết, thông qua việc kiểm tra giấy chứng nhận của nó (CERTIFICAT) hoặc thông qua kết quả phân tích, thử nghiệm tính chất lý, hoá của nó. - Kiểm tra hình dạng bên ngoài bằng mắt - Kiểm tra kích thước và độ sai lệch về hình dáng bằng các thiết bị đo chuyên dụng. - Kiểm tra độ nhám của các bề mặt gia công bằng các thước đo biên dạng theo GOCT 2789 – 73 hoặc bằng cách so sánh với độ nhám của các căn mẫu theo GOCT 9378 – 75. 10. Khi sửa chữa các chi tiết, cho phép sử dụng nguồn dự trữ lưu động các chi tiết thông dụng và các đơn vị lắp ráp hiện có ở xưởng sau khi đã kiểm tra và đảm bảo đúng quy cách. 5.2.2.4- Lắp ráp bơm : - Sau khi đã sửa chữa, phục hồi các chi tiết bị hư hỏng hoặc thay mới chúng, việc lắp ráp bơm được tiến hành phù hợp với những yêu cầu sau : Việc lắp ráp bơm phải được tiến hành ở trong xưởng sửa chữa chuyên dụng và phải tuân thủ trình tự quy trình công nghệ lắp ráp đã được phê duyệt. Tất cả các chi tiết và bộ phận (đơn vị) lắp ráp phải được làm sạch sẽ cẩn thận và phải có sự giám sát và nghiệm thu của bộ phận OTK của xí nghiệp sửa chữa. Bơm đã qua sửa chữa phải đảm bảo đúng kết cấu yêu cầu và các điều kiện kỹ thuật của “Quy phạm kỹ thuật về việc sửa chữa máy bơm HΠC 65/35 – 500”, cũng như phải đảm bảo đúng các đặc tính kỹ thuật đã nêu ở phần 2. - Quy trình lắp ráp bơm như sau : Việc lắp ráp bơm được tiến hành theo trình tự ngược lại với khi tháo. Các chi tiết để tiến hành việc lắp ráp không được có khuyết tật, bavia hoặc bị gỉ sét. Trước khi lắp ráp phải tiến hành làm sạch và rửa chúng trong dung dịch dầu Xola hoặc dầu hoả, sau đó phủ bằng mỡ bôi trơn. Phải đặc biệt chú ý kiểm tra cẩn thận chi tiết trục. Các vòng đệm, gioăng làm kín bị mòn hỏng cần phải được thay thế. Khi lắp ráp Rôto với các chi tiết mới, cần phải tiến hành kiểm tra độ đảo của các bề mặt làm kín, bề mặt lắp ghép và sự cân bằng động của Rôto. Rôtô được lắp ráp để cân bằng động không có các khoang ngăn giữa các phân đoạn (các cấp). Sau khi cân bằng động, vị trí tương ứng của các chi tiết được đánh dấu bằng các vạch chuẩn, sau đó Rôto được tháo ra và được đưa vào lắp ráp cùng với các khoang ngăn nói trên. Khi lắp ráp máy bơm với các cụm hoặc các chi tiết (thay thế) mới, cần phải kiểm tra khe hở của Rôtô và điều chỉnh chúng bằng cách điều chỉnh độ dày của các vòng đệm sao cho phù hợp với sai số tính toán cho phép. Việc lắp ghép nửa thân vỏ trên và dưới được định vị chính xác nhờ các chốt côn. Sau khi lắp vòng đệm vào dưới các đai ốc mũ rồi tiến hành xiết sơ bộ chúng một cách đều đặn từ vị trí giữa rồi đến vị trí trên các đường chéo từ cả hai phía. Khi đặt Rôtô cùng các cụm chi tiết vào thân vỏ dưới cũng như khi hạ phần nửa thân vỏ trên vào vị trí phải đặc biệt cẩn thận chú ý để tránh làm hỏng các gioăng cao su của các vòng đệm làm kín. Vị trí tương ứng của Rôto đối với phần thân vỏ của bơm được định vị bởi các chốt côn bố trí ở nửa dưới của vỏ bơm và vỏ của khoang chứa các ổ bi. Khi lắp ráp Rôto cần phải đảm bảo độ đồng tâm tương ứng của bộ phận làm kín khe hở (giữa các khoang công tác) và các khoang chứa Salnhic sao cho có thể quay Rôtô được dễ dàng bằng tay. Trong trường hợp ngược lại, cần phải điều chỉnh lại vị trí của nó bằng các vít điều chỉnh, sau đó chốt lại. Nếu việc quay Rôto bằng tay vẫn còn gặp khó khăn, tức là các gối đỡ vòng bi bị siết quá chặt theo phương dọc trục, hoặc các bánh công tác, hoặc các vành làm kín bị cọ sát vào thành của các khoang ngăn, hoặc có sự ma sát ở chỗ các bề mặt làm kín tiếp xúc. Sau khi lắp bơm xong, tiến hành quay thử trục bằng bộ khoá chuyên dụng sao cho mômen xoắn đạt được không lớn hơn 3kg lực/1m. Chú ý khi tháo cũng như khi lắp ráp bơm tuyệt đối không được dùng búa hoặc các vật kim loại đập trực tiếp lên các chi tiết của máy bơm. Việc tháo lắp, điều chỉnh các bộ phận làm kín kiểu mặt đầu được tiến hành theo hướng dẫn riêng về lắp ráp và sử dụng chúng. - Biểu đồ lắp ráp bơm HΠC 65/35 – 500: Được thể hiện ở phần phụ lục (2) 5.2.2.5- Thử nghiệm kiểm tra và tiến hành nghiệm thu bơm sau khi sửa chữa: 1. Máy bơm đã qua sửa chữa phải có sự xác nhận nghiệm thu của bộ phận OTK của Xí nghiệp sửa chữa về kết quả kiểm tra bên ngoài, kiểm tra quy trình lắp ráp và chất lượng của việc sửa chữa, hiệu chỉnh. 2. Không tiến hành thử nghiệm kiểm tra bơm trên bộ gá chuyên dụng dùng để tháo lắp bơm. Việc nghiệm thu kiểm tra được thực hiện trên bệ thử (điều kiện tương tự nơi làm việc của bơm) ngay ở lần thử đầu tiên. Khi khởi động đưa bơm vào chế độ làm việc nên có mặt của đại diện bộ phận sửa chữa. 3. Tất cả các khuyết tật, hư hỏng được phát hiện trong quá trình nghiệm thu phải được loại trừ. Sau đó bơm phải được đưa vào kiểm tra, nghiệm thu lại. 4. Các kết quả kiểm tra, nghiệm thu phải được thể hiện thành biên bản và được đưa vào lý lịch của máy bơm. Phụ lục 2: BIỂU ĐỒ LẮP GHÉP N0 Vị trí Cum LG Sản phẩm :Bơm HΠC 65/35 – 500 Tên gọi các chi tiết lắp ghép Số chi tiết Các kích thước, khe hở, độ dôi (mm): Theo bản vẽ Cho phép không cần sửa chữa Kích thước Độ hở (+) Độ dôi (-) Độ hở (+) Độ dôi (-) Các KT nối ghép với các CT Mới Đã qua sử dụng 1 2 3 4 5 6 7 8 1 - Khớp nối - Trục d/4 65/35-500-11 65H7(+0,050) +0,095 65js6 - 0,095 + 0,04 + 0,05 65,04 64,08 65,02 65,00 2 - Vỏ gối đỡ vòng bi. - Nắp chặn d/4 d/4 180H9(+0,09) -0,060 180e9 - 0,165 + 0,25 + 0,30 180,14 179,79 180,12 179,81 3 - Vỏ gối đỡ vòng bi. - Vòng bi d/4 180H7(+0,040) 180Cn (-0,025) + 0,07 + 0,08 180,05 179,96 180,03 179,98 4 - Vòng bi - Trục 65/35-500-1.1 70(+0,030) +0,0095 70js6 - 0,0095 + 0,04 + 0,05 70,04 69,98 70,02 69,99 5 - Vỏ bơm’ - Khoang chứa Salnhic 65/35-500-8cd 220H7 (+0,045) 220h6 (-0,09) + 0,08 + 0,09 220,06 219,96 220,04 219,98 6 - Khoang chứa Salnhic - Ống lót 65/35-50-16cd 65/35-50-2 115H8(+0,94) +0,198 115 u8 - 0,144 - 0,09 - 0,08 115,06 115,13 - - 7 - Ống lót trục - Trục 65/35-500-1.3 65/35-500-1.1 80H7 (+0,03) 80h6 (-0,09) + 0,05 + 0,06 80,04 79,97 80,02 79,99 918.00.000 14 1 2 3 4 5 6 7 8 8 - Ống lót khoang chứa salnhic - Ống lót trục 65/35-500-2 65/35-500-13 98H9(+0,037) 97,4h8 (- 0,054) + 0,69 + 0,83 98,18 97,21 98,16 97,23 9 - Khoang cửa vào cấp 1 - Vòng làm kín cấp 1 65/35-500-3 65/35-500-4 165H7(+0,04) 165 h6 (- 0,025) + 0,07 + 0,08 165,06 164,96 165,04 164,98 10 - Vòng làm kín cấp 1 - Bánh công tác cấp 1 65/35-500-4 65/35-500-14 150H7(+0,04) 149,5h6(-0,025) + 0,07 + 0,08 150,55 149,96 150,53 149,98 11 - Vỏ bơm - Khoang cửa vào cấp 1 65/35-500-8cd 65/35-500-3 320 +0,07 +0,14 320G6 - 0,018 -0,054 + 0,19 + 0,23 320,18 319,91 320,16 319,93 12 - Bánh công tác cấp 1. - Trục bơm 65/35-500-1.4 65/35-500-1.1 85H7 (+0,035) 85h6 (-0,022) + 0,06 + 0,07 85,05 84,97 85,03 84,99 13 - Vỏ bơm - Bộ phận dẫn hướng 65/35-500-8cd 65/35-500-4.1 320 +0,07 +0,14 320g6 - 0,018 -0,054 + 0,19 + 0,23 320,18 319,91 320,16 319,93 14 - Vòng làm kín - Bánh công tác cấp 1. 65/35-500-8 65/35-500-1.4cd 105H7 (+0,087) 104,5h6(0,022) + 0,61 + 0,73 105,21 104,36 105,19 104,38 15 - Bộ phận dẫn hướng 65/35-500-4.1 65/35-500-8 120H7 (+0,035) 120h6 (-0,022) + 0,06 + 0,07 120,05 119,97 120,03 119,99 16 - Vòng làm kín - Bánh công tác bên trái 65/35-500-6 65/35-500-15 140H7 (+0,04) 139,5h6 (-0,025) + 0,06 + 0,07 140,17 139,34 140,15 139,36 17 - Vòng làm kín - Bánh công tác bên trái 65/35-500-8 65/35-500-1.5 105H7 (+0,087) 104,5h6 (-0,022) + 0,61 + 0,73 105,21 104,36 105,19 104,38 918.00.000 15 1 2 3 4 5 6 7 8 18 - Bánh công tác bên trái - Trục 65/35-500-1.5 65/35-500-1.1 85H7 (+0,035) 85h6 (-0,022) + 0,06 + 0,07 85,05 84,97 85,03 84,99 19 - Ống lót trục giữa - Trục 65/35-500-1.7 65/35-500-1.1 90H7(+0,035) 90 h6 (-0,022) + 0,06 + 0,07 90,05 89,97 90,03 89,99 20 - Bánh C.tác bên phải. - Trục 65/35-500-1.5 65/35-500-11 85H7(+0,035) 85h6(-0,022) + 0,06 + 0,07 85,05 84,97 85,03 84,99 21 - Ống lót đầu trục - Trục 65/35-500-1.9 65/35-500-11 80H7 ( +0,03) 80H6 (-0,019) + 0,05 + 0,06 80,04 79,97 80,02 79,99 22 - Ống lót làm kín - Ống lót giữa 65/35-500-18 65/35-500-1.7 105H7 (+0,087) 104,6h6 (-0,022) + 0,51 + 0,61 105,19 104,48 105,17 104,50 23 - Khoang cửa ra cấp 4. - Ống lót làm kín 65/35-500cd 65/35-500-18 130H7 (+0,03) 130h6 (- 0,025) + 0,06 + 0,07 130,05 129,96 130,03 129,98 24 - Vỏ bơm - Khoang cửa vào cấp 5 65/35-500-8cd 65/35-500-14 320 +0,07 +0,14 320g6 - 0,018 - 0,054 + 0,19 + 0,23 320,18 319,91 320,16 319,93 25 - Vòng làm kín - Bánh CT bên phải 65/35-500-8 65/35-1.5 105H7 (+0,087) 104,5h6 (-0,022) + 0,61 + 0,73 105,21 104,36 105,19 104,38 26 - Ống lót làm kín - Ống lót đầu trục 65/35-500-17cd 65/35-500-1.9 105H7 (+0,087) 104,6h6 (-0,22) + 0,51 + 0,61 105,19 104,48 105,17 104,50 27 - Khoangcửa vào cấp 5. - Ống lót làm kín 65/35-500-14 65/35-500-1.7cd 130H7 (+0,04) 130h6 (-0,025) + 0,07 + 0,08 130,06 129,96 130,04 129,98 28 - Vỏ bơm - Khoang cửa vào cấp 5 65/35-500-8cd 65/35-500-14 220H7 (+0,04) 220j6 -0,025 -0,096 + 0,140 + 0,160 220,060 219,890 130,04 219,910 29 - Khoang chứa Salnhic - Ống lót 65/35-500-16cd 65/35-500-15 115H8 (+0,04) 115u8 +0,198 +0,144 - 0,090 - 0,08 115,060 115,130 - - 918.00.000 16 5.3. Thực tế công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy bơm hπc 65/35 - 500 trên giàn. 5.3.1.Công tác vận hành Việc bố trí lắp đặt các máy bơm dầu và đề ra các chế độ làm việc của chúng tùy thuộc vào sản lượng dầu khai thác và vị trí công nghệ của mỗi giàn mà có những đặc điểm riêng. Ở MSP -6, với sản lượng dầu khai thác qua từng thời kỳ, dao động ở trong khoảng từ 400 ¸ 700 tấn/ngày đêm nên tại Ì -3 được lắp đặt 3 bơm dầu loại HΠC 65/35 – 500: No 1, 2, 3 như trong sơ đồ công nghệ kèm theo. Các bơm dầu được làm mát phần gối đỡ và bộ phận làm kín trục bằng nước kỹ thuật tuần hoàn với áp lực từ 1,5 ¸ 3 kG/cm2 được tạo ra bởi các bơm nước làm mát kiểu ƯĐ -10/40, K - 20/30, hoặc ÍƯ - 20/30 đặt ở Ì - 5, chế độ làm việc của các bơm dầu này được quy định bởi phòng công nghệ (ÐỢ) của Xí nghiệp Khai thác Dầu Khí và có sự thay đổi tùy theo kế hoạch vận chuyển dầu trên tuyền đường chung giữa các giàn MSP -5, MSP -8, MSP - 10 …. Như hiện nay, các bơm dầu của MSP -6, được phép bắt đầu các chu kỳ làm việc (bơm) vào các giờ chẵn và phải khống chế áp suất đầu ra của bơm sao cho áp lực trên tuyến đường ống vận chuyển dầu chung không vượt quá 35kG/cm2. Thông thường mỗi chu kỳ vận hành bơm trên MSP - 6, được thực hiện bởi các thợ khai thác, diễn ra như sau: Đầu các giờ chẵn (0, 2, 4, 6 giờ…), lúc này mực chất lỏng (dầu) ở trong bình 100m3 vào khoảng 0,7 ÷ 0,8, người bơm dầu (thợ khai thác) tiến hành các thao tác như sau: Bật bơm nước làm mát ở Ì - 5, Kiểm tra áp suất nước làm mát đi qua gối đỡ và bộ phận làm kín trục (thường được điều chỉnh ở vào khoảng 1,0 ÷ 2,0 kG/cm2). Nếu có sự sai lệch thì điều chỉnh lại bằng các van chặn trên đường ra của nước làm mát qua bộ phận làm kín ở máy bơm làm việc. Kiểm tra mức dầu bôi trơn vòng bi ở các gối đỡ trục. Nếu thiếu, bổ sung thêm bằng loại dầu trơn VITREA -32 Mở hoàn toàn van chặn đường hút của bơm sau đó kiểm tra mức độ rò rỉ của chất lỏng công tác (dầu thô) qua bộ phận kín trục. Lúc này các van chặn ở đầu ra (đường ép) của bơm ở trạng thái đóng (các van chặn ở đường hút và đường ép đều được đóng lại sau khi dừng bơm). Kiểm tra tình trạng làm việc của van chặn đường ra xem có thể đóng mở dễ dàng không, có bị rò rỉ dầu qua bộ phận làm kín ty van hay không. Kiểm tra tình trạng hoàn hảo các nắp chắn bảo hiểm ở khớp nối trục, ở hai đầu khoang gom dầu rò rỉ, thông các salăng dẫn dầu rò rỉ từ 2 đầu khoang gom vào các thùng chứa. Đóng nhẹ van chặn đầu ra lại. Khởi động động cơ, sau khi đã tin chắc rằng các điều kiện vận hành bơm được đảm bảo. Mở từ từ van chặn đường ra để tránh sự quá tải cho động cơ điện. Theo dõi áp suất trên đường vận chuyển dầu để điều chỉnh van đường ra của bơm sao cho áp suất này không vượt quá mức quy định (35át - theo qui định hiện nay của phòng ÐỢ – Xí nghiệp khai thác dầu khí). Kiểm tra mức độ rò rỉ ở các bộ phận làm kính trục bơm, ở bộ phận làm kín ty van. Đối với các máy bơm có bộ phận làm kín kiểu Sanhic dây quấn thì phải kiểm tra để tin chắc rằng ống ép sanhic không bị cọ sát sinh nhiệt với ống lót bảo vệ trục. Sau khi máy bơm đã làm việc ổn định, người vận hành (thợ khai thác) về vị trí ngồi trực gần đó hoặc làm một số công việc ngay tại khu vực đặt bơm. Sau khoảng thời gian từ 40 ÷ 45 phút (có khi đến 50 ÷ 60 phút) khi mực chất lỏng trong bình hạ xuống khoảng 0,4 ÷ 0,45 thì cơ cấu bảo vệ mức của máy bơm tác động, cắt điện động cơ và dừng bơm. Thợ khai thác tiến hành đóng van đường ra sau đó là đường hút, thu gom dầu rò rỉ, sau cùng là tắt máy bơm nước làm mát, kết thúc một chu kỳ bơm dầu. Nhận xét : Các buớc thao tác vận hành một chu kỳ bơm dầu như vậy cơ bản là đúng với qui tắc vận hành do các nhà chế tao bơm đề ra trong tài liệu “Hướng dẫn vận hành tổ hợp bơm điện HΠC 65/35 - 500”. Riêng trong thao tác dừng bơm như trong thực tế đã mô tả, là không đúng với qui định. Điều này, việc dừng đột ngột động cơ điện do tác động của cơ cấu bảo vệ, tạo nên một xung thủy lực lớn, gây nên sự va đập mạnh ở van một chiều trên đường ra, gây nên sự giật, rung mạnh trên đường bơm dầu. Nếu các giá đỡ kẹp chặt đường ống không đảm bảo đủ độ cứng vững, sẽ gây nên sự gẫy vỡ ở bất kỳ bộ phận nào có sự liên kết với đường bơm dầu. Trong quá trình trực (theo dõi, giám sát việc bơm dầu), người thợ khai thác (vận hành bơm) không thể chăm chú quan sát liên tục các đồng hồ chỉ báo các thông số làm việc của bơm trong suốt cả chu kỳ từ 40 ÷ 60 phút được. Do vậy, đã xảy ra một dài trường hợp bó kẹt Roto máy bơm, gây nên sự quá tải của động cơ điện, hoặc có khi do một nguyên nhân nào đó, áp suất trên đường dẫn dầu giảm đột ngột xuống quá thấp mà người vận hành không nhận biết kịp thời để điều chỉnh van chặn trên đường ra của bơm, cũng gây nên sự quá tải của động cơ. Hoặc có trường hợp đã xảy ra hiện tượng xâm thực khí gây nên những xung động thủy lực dữ dội ở trong máy bơm đang làm việc. Máy bơm bị rung giật, có những tiếng động bất thường, lưu lượng cột áp, hiệu suất bị giảm sút đột ngột và trong phần lớn trường hợp, hậu quả tiếp theo là sự bó kẹt Ro to. Thông thường những sự cố máy bơm do hiện tượng xâm thực khí xảy ra là rất nguy hiểm bởi chúng xảy ra rất nhanh. Người vận hành từ lúc nghe tiếng động bất thường đến lúc phán đoán, nhận biết được tình hình để đề ra biện pháp xử lý thì có thể không còn kịp thời nữa. 5.4.Công tác bảo dưỡng sửa chữa máy bơm dầu ly tâm hπc 65/35 - 500 Ở trên giàn. 5.4.1. Bảo dưỡng kỹ thuật Hàng ngày: Công việc kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày các máy bơm dầu HΠC 65/35 - 500 được những người vận hành (thợ khai thác) tiến hành, gồm những công việc sau : Kiểm tra tình trạng hoàn hảo của tổ hợp, các cơ cấu bảo vệ, các van chặn, các đường ống dẫn dầu, các bơm nước làm mát và đường ống dẫn cùng các van khóa trên hệ thống làm mát. Kiểm tra mức dầu bôi trơn ở các gối đỡ và bổ sung khi cần thiết. Kiểm tra tình trạng làm việc và mức độ rò rỉ ở các bộ phận làm kín trục. Kiểm tra các cơ cấu chỉ báo, các dụng cụ đo các thông số làm việc của tổ hợp. Những sai sót, hư hỏng được phát hiện trong quá trình kiểm tra trước khi làm việc, trong khi bơm đều được báo lại với các bộ phận có liên quan như điện, K, cơ khí, để khắc phục kịp thời. Bảo dưỡng định kỳ: + Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các máy bơm dầu đầu mỗi ca biển: Đây là việc kiểm tra không nằm trong kế hoạch kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa dự phòng đã lập hàng năm. Việc kiểm tra này chỉ nhằm mục đích nắm biết thực trạng khả năng làm việc của các tổ hợp bơm để nếu có những hư hỏng, sai sót còn tồn tại thì bộ phận cơ khí sẽ lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa ngay trong thời gian ca biển của mình. Nếu những hư hỏng, sai sót là nhỏ và có thể khắc phục ngay được thì người kiểm tra, là thợ nguội sửa chữa thiết bị khai thác dầu khí tiến hành xử lý và sau đó báo cáo với kỹ sư cơ khí phụ trách. Như vậy, trung bình mỗi tháng, các tổ hợp bơm dầu (và các trang thiết bị khác nữa) được kiểm tra tình trạng kỹ thuật 2 lần, thường là vào ngày đầu ca biển của bộ phận khai thác ở trên giàn. + Kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa dự phòng định kỳ theo kế hoạch hàng năm : Đối với các tổ hợp bơm dầu HΠC 65/35 - 500, thông thường theo kế hoạch hàng năm, đã được sự phê duyệt của chánh cơ khí xí nghíệp khai thác dầu khí, được luân phiên kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa dự phòng trong thời hạn định kỳ 4 tháng 1 lần. Lúc này số giờ làm việc trung bình của máy (trong 4 tháng) khoảng (600 - 700)giờ. Công việc kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa dự phòng định kỳ bao gồm : Kiểm tra chất lượng dầu bội trơn ở các gối đỡ. Nếu thấy có nhiều cặn bẩn hoặc bị lọt nước vào nhiều thì phải thay ngay. Nếu phát hiện thấy nhiều mạt kim loại ở trong dầu bôi trơn thì cần kiểm tra lại độ đồng tâm giữa các trục của bơm và động cơ điện, kiểm tra lại tình trạng làm việc của các vòng hắt dầu và mức độ siết chặt các gối đỡ theo phương dọc trục, nếu thấy có sự sai sót thì căn chỉnh, sửa chữa lại và rửa sạch khoang chứa dầu bôi trơn của gối đỡ và thay dầu mới –sau đó cho máy bơm làm việc khoảng 12 ÷ 24giờ, rồi kiểm tra lại dầu bôi, nếu dẫn thấy còn nhiều mạt kim loại thì cần kiểm tra lại các bề mặt làm việc của vòng bi, tình trạng hoàn hảo của các vòng cách. Kiểm tra tình trạng của kỹ thuật khớp nối răng, xem xét chất lượng mỡ bôi trơn của chúng. Nếu thấy mỡ bị biến màu, bị chảy lỏng hoặc bị biến cứng, mất tính dẻo thì cần phải thay thế. Ở khớp nối răng, có thể sử dụng các loại mỡ bôi trơn: Listol-24, Alvania EP-2 của Shell hoặc Lithium No:2(3) của PVPDC (Việt Nam). Siết chặt lại các bulông khớp nối. Kiểm tra bảo dưỡng các van chặn trên đường hút và đường ép của bơm. Siết chặt lại phần Salnhic làm kín ty van, khi cần phải bổ sung thêm dây Salnhic. Dùng mỡ Unedo (Shell) để bôi trơn cho ty van và bạc lót. Kiểm tra mức độ rò rỉ chất lỏng công tác qua bộ phận làm kín trục. Đối với loại làm kín trục kiểu Salnhic dây quấn nên thêm vào 1 ÷ 2 vòng dây và ép nhẹ đều vòng ép theo phương dọc trục sao cho các vòng Salnhic dây không bị cháy do ma sát vào ống lót bảo vệ trục. Kiểm tra các giá đỡ kẹp ống, các vành chắn bảo vệ ở bộ phận khớp nối và khoang chứa dầu rò rỉ ở 2 đầu trục. Kiểm tra lại tình trạng làm việc của các đường ống dẫn nước làm mát, các van khóa ở trên hệ thống này. + Định kỳ lần 2: Sau lần kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa dự phòng thứ nhất (4 tháng) đến lần kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa dự phòng thứ 2 (8 tháng) (lúc này số giờ làm việc của bơm vào khoảng 1.200 - 1.500giờ) ngoài các công việc kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa như định kỳ 4 tháng, có một số công việc mang tính bắt buộc theo quy định của giàn như sau : Thay dầu bôi trơn ở các gối đỡ trục (dùng dầu VITREA-32). Thay mỡ bôi trơn ở khớp nối răng giữa bơm và động cơ. Kiểm tra lại bộ đồng tâm giữa các trục bơm và động cơ. Tháo các đoạn ống dẫn nước làm mát nối từ đường cấp vào vỏ gối đỡ, từ vỏ gối đỡ sang khoang làm mát bộ phận làm kín và đoạn ống từ khoang làm mát bộ phận làm kín đến đường hồi của nước làm mát và thông rửa, làm sạch cặn bẩn trong chúng. Đối với những bơm sử dụng bộ phận làm kín kiểu Salnhic dây quấn, cần phải tháo toàn bộ chúng ra để kiểm tra lại bề mặt làm việc của ống lót bảo vệ trục. Nhận xét : Các công việc kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa hàng ngày cũng như định kỳ đối với các máy bơm dầu HΠC 65/35 - 500 ở trên giàn tương đối đảm bảo. Thời hạn bảo dưỡng sửa chữa định kỳ ở giàn thường ngắn hơn so với mức qui định trong tài liệu “Hướng dẫn vận hành máy bơm HΠC 65/35 - 500”. Điều đó có thể được giải thích là: Do các máy bơm, cũng như các trang thiết bị khác, phải làm việc ở trong môi trường biển khắc nghiệt, khí hậu nóng, ẩm, nhiều hơi nước có độ mặn cao, có tính chất ăn mòn rất mạnh, do vậy các kết cấu kim loại cũng như các chất dầu, mỡ bảo vệ và bôi trơn nhanh chóng bị oxy hóa phá hủy bề mặt nếu không được chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên và kỹ càng. Mặt khác, do tính chất của công việc khai thác và vận chuyển dầu trên biển cũng đòi hỏi các trang thiết bị phải đảm bảo độ tin cậy cao hơn nữa, do giá thành chi phí cho việc sửa chữa các trang thiết bị trên các công trình biển cao gấp bội so với ở đất liền, nên việc tăng cường công tác kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa dự phòng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố hư hỏng lớn cũng là biện pháp có lợi làm tăng hiệu quả kinh tế. 5.4.2. sửa chữa máy bơm HΠC 65/35 - 500 trên giàn Thực tế sản xuất cũng như điều kiện biên chế nhân lực, trang thiết bị ở trên giàn khoan, khai thác không cho phép thực hiện công việc sửa chữa lớn máy bơm HΠC 65/35 - 500. Thông thường, bộ phận cơ khí chỉ tiến hành công việc sửa chữa vừa và nhỏ hoặc tiến hành công tác lắp đặt các tổ hợp bơm mới. Các dạng sửa chữa này bao gồm : Bổ sung hoặc thay thế loại Salnhic dây quấn; sửa chữa hoặc thay thế bộ phận làm kín kiểu mặt đầu; thay ống lót bảo vệ trục; thay vòng bi ở các gối đỡ trục; thay khớp nối răng giữa các trục; sửa chữa hoặc thay thế các đường ống nước làm mát cho gối đỡ và bộ phận làm kín; căn chỉnh độ đồng tâm giữa các trục; kiểm tra điều chỉnh vị trí của gối đỡ trục; làm thông sạch đường hút; sửa chữa các van chặn trên đường hút, đường bơm dầu và các van chặn ở hệ thống làm mát; tháo các bơm cũ do lưu lượng và áp suất bơm bị giảm quá mức hoặc do bị kẹt roto không thể khắc phục được; lắp đặt, căn chỉnh, kiểm tra và thử nghiệm các bơm mới để đưa vào vận hành .v.v.. có thể liệt kê các dạng hư hỏng của bơm HΠC 65/35 - 500 và cách khắc phục chúng tại MSP-6 trong khoảng thời gian từ 1995 trở lại đây theo bảng thống kê sau: Các trường hợp hư hỏng chính của bơm HΠC 65/35 - 500 nguyên nhân và biện pháp khắc phục: Số TT Dạng hư hỏng Số Lượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Thời gian khắc phục sự cố Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 1 - Các vòng bi ở gối đỡ trục bị nóng hơn mức bình thường 1 - Do khoang áo nước làm mát của vỏ gối đỡ bị cặn bám làm khả năng thoát nhiệt của nước làm mát bị giảm. Điều chỉnh lưu lượng nước đi qua áo nước . - Kiểm tra dầu bôi trơn và độ đồng tâm giữa trục bơm và động cơ. - Kiểm tra và căn chỉnh lại vị trí của vỏ gối đỡ trục để tránh việc các vòng bi bị ép quá chặt. - Tháo vỏ gối đỡ đổ đầy khoang áo nước dung dịch H2SO4 lỏng (nồng độ 5%) ngâm 5 ÷ 6 giờ sau đó rửa sạch nhiều lần bằng nước ngọt và lắp lại. Điều chỉnh (tăng) lưu lượng nước làm mát đi qua khoang áo nước. 2 giờ 4giờ 8 giờ - Ít có tác dụng - Không có sự sai sót về sự bôi trơn và sự đồng tâm của các trục. - Gối đỡ phía bên phải không có tác dụng. - Nhiệt độ giảm xuống dưới 60oC 2 Các vòng bi ở gối đỡ (bên phải) bị nóng quá mức (bốc khói). 1 - Vỡ vòng cách làm kẹt các viên bi ở vòng bi phiá trong. - Tháo vỏ gối đỡ và các vòng bi. Mài rà lại bề mặt trục do bị cháy dính với vỏ trong của vòng bi. Thay mới vòng bi bị cháy (No 414) và căn chỉnh lại vị trí vỏ gối đỡ. 24 giờ -Sau khi thay mới vòng bi chạy thử nghiệm bơm làm việc bình thường, nhiệt độ nước làm mát đi qua gối đỡ là 45oC 3 Kẹt Roto, bơm không quay được 3 Do không tháo vỏ bơm nên không phát hiện ra nguyên nhân hư hỏng Tháo đường hút kiểm tra cửa hút của bơm nhưng không phát hiện được gì. Tháo gửi về bờ sửa chữa. Thay thế bằng bơm mới 60 giờ/lần 4 Năng suất và cột áp của bơm giảm nhiều so với mức qui định 02 Dự đoán: do các bánh công tác bị mòn và các bộ phận làm kín bị hở. Kiểm tra đường hút bơm (không phát hiện được gì) Tháo gửi về đại tu, thay thế bơm mới 60 giờ/lần 5 Tắc đường hút của máy bơm 02 Do máy bơm nằm trong chế độ dự phòng quá lâu, không được vận hành dẫn đến dầu bị đông đặc lại trên đường hút. Tháo đường hút của bơm và thông rửa sạch. 4 giờ/lần 6 Đường ống nước làm mát cho gối đỡ và bộ phận làm kín trục bị thủng, vỡ hoặc bị tắc. 18 Do chất lượng nước làm mát không được tốt (bị nhiễm mặn và có nhiều chất kết tủa) nên các đường ống bị ăn mòn nhanh hoặc bị đóng cặn ở trong lòng ống. Hàn đắp các lỗ thủng hoặc làm mới thay thế hoặc thông nước bên trong ống. 4 giờ/lần 7 Dầu bị rò rỉ nhiều quá mức cho phép ở bộ phận làm kín trục kiểu Sanhíc dây quấn. 75 Do dây Salnhic bị mòn cháy do mat sát với bề mặt ống lót bảo vệ trục hoặc do bề mặt ống lót bị hỏng. - Thay mới các vòng dây Salnhic làm kín. - Thay cả ống lót và các vòng dây Salnhic làm kín. 2 giờ/lần 24 giờ/lần - Có 3 lần phải thay ống lót bảo vệ. 8 Dầu bị rò rỉ nhiều quá mức cho phép ở bộ phận làm kín trục kiểu mặt đầu. 16 - Do các gioăng làm kín bị hỏng - Do lò xo ép của vành làm kín tĩnh bị gãy. -Do bề mặt làm việc của cặp ma sát (bề mặt tiếp xúc của vòng làm kín động và vòng biến tĩnh) bị mòn hỏng. - Thay thế các chi tiết, các cụm bị hỏng, hoặc thay mới toàn bộ. - Kiểm tra lại các điều kiện làm việc của bộ phận làm kín như sự làm mát, bôi trơn, khe hở thoát nhiệt. 16 giờ/lần 9 Máy bơm bị rung kêu hơn mức bình thường 01 Do dầm lắp ráp của tổ hợp bơm được đặt trên phần sàn yếu. Hàn thêm các gân chịu lực cho sàn đặt máy bơm. 24 giờ 10 Hỏng khớp nối răng. 01 Do khi thay động cơ điện, không đảm bảo khoảng cách để lắp khớp nối răng (nhỏ hơn 220 mm) Thay đổi lại vị trí động cơ để đảm bảo đủ khoảng cách (220 - 230 mm) để lắp khớp nối răng và căn chỉnh lại độ đồng tâm của các trục. 24 giờ Nhận xét: Các hư hỏng chủ yếu của máy bơm HΠC 65/35 - 500 là rò rỉ chất lỏng công tác ở bộ phận làm kín trục quá mức cho phép (do bị hỏng bộ phận làm kín). Chúng chiếm đến 76% số lượng các sự cố hỏng hóc của máy bơm và mất khoảng 52% thời gian để khắc phục, sửa chữa các bộ phận làm kín trục. Bộ phận làm kín trục kiểu mặt đầu mặc dầu có sự ổn định và độ bền khi làm việc cao hơn nhiều lần so với bộ phận làm kín kiểu Salnhic dây quấn nhưng việc sửa chữa điều chỉnh chúng mất rất nhiều thời gian. Với 16 lần sửa chữa, mất 256 giờ làm việc so với 216 giờ của 75 lần sửa chữa bộ phận làm kín kiểu Salnhic dây quấn. Nguyên nhân là do khi kiểm tra, sửa chữa, điều chỉnh bộ phận làm kín kiểu mặt đầu, bắt buộc phải tháo gối đỡ trục và các vòng bi một cách rất cẩn thận để tránh hư hỏng, và khi lắp ráp lại cũng đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian để căn chỉnh lại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDANTUN~1.DOC
  • docMCLC~1.DOC