Cấu trúc mô của các cơ quan trên cá lóc ( Channa Striata Bloch, 1793 )

Kết quả phân tích mô học của 30 con cá lóc đãthànhlập được một bộsưu tập với114tiêu bản, ghi nhận lại 44 hình ảnh đặctrưng minh họa cho cấu trúc vi thể của 9 cơ quan gồm: da, cơ, dạ dày, ruột, gan, mang, tim, thận và tỳ tạng. Cấu trúc vi thể của các hệcơ quan như: da, cơ, thận, tỳ tạng, dạ dày, gan và mang đã được quan sát vàmô tả gần như hoàn chỉnh.

pdf59 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10879 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cấu trúc mô của các cơ quan trên cá lóc ( Channa Striata Bloch, 1793 ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o phủ toàn bộ bề mặt cơ thể cá. Mặt cắt ngang của phần da ở mặt bên cơ thể cá lóc cho thấy da của nó được tạo thành từ 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và hạ bì (Hình 4.1). Lớp bì là lớp ngoài cùng của da cá lóc, được tạo thành từ các tế bào biểu mô hình vẩy xen kẽ với tế bào tiết chất nhày. Các tế bào tiết chất nhày có mặt ở khắp bề mặt của da, thường có dạng cốc và có dụng tiết ra chất nhày phủ lên lớp biểu mô (Hình 4.2). Theo Harris ctv. (1973), kết quả phân tích thành phần sinh hóa của nhớt cá cho thấy chúng có cấu tạo từ protein và carbohydrate (trích dẫn bởi Chinabut ctv., 1991). Tác dụng của nhớt cá giống như là rào cản đầu tiên giữa cá với môi trường, bảo vệ biểu bì, làm giảm tính nguy hiểm của các vết thương, ngăn chặn nước xuyên qua bằng sự thẩm thấu và giảm bớt ma sát của cá khi chúng di chuyển (theo Harder, 1975 trích dẫn bởi Groman, 1982). Ngoài ra, khi nghiên cứu trên da của một số loài cá xương, Hibiya (1982) đã quan sát được các khoảng trống lympho nằm ở giữa gốc của các tế bào biểu mô, những khoảng trống này thường có dạng tròn hoặc oval chứa từ 1 đến 2 lympho bào. Tuy nhiên cấu trúc của lớp biểu bì quan sát được trên da cá lóc không thể hiện rõ sự có mặt của các tế bào này. Lớp kế tiếp của da và nằm dưới biểu bì là lớp bì. Ở cá lóc, lớp bì cũng được chia ra làm hai lớp phụ đó là lớp đặc và lớp xốp (Hình 4.3). Lớp đặc nằm sâu bên trong và rộng hơn lớp xốp, có chứa các sợi collagen thô sắp xếp song song với bề mặt da. Theo Chinabut ctv. (1991), trong lớp đặc còn chứa các nhánh thần kinh và nhiều mao mạch máu, tuy nhiên đặc điểm này không thể hiện rõ trong các mẫu da cá lóc quan sát được. Lớp xốp là lớp tương đối mỏng, gồm một mạng lưới thưa của các sợi collagen và một lớp tế bào sắc tố. Khi quan sát mẫu da cá lóc trong thí nghiệm này, các sợi dây thần kinh, các mao mạch máu cũng như khoang chứa vẩy nằm ở lớp xốp không được thể hiện rõ ràng. Điều này có thể là do hạn chế trong các thao tác cắt tỉa định hướng hoặc do quá trình xử lý mẫu. Bên dưới lớp bì là phần hạ bì. Nó là phần mỏng nhất của da cá, nằm giữa lớp đặc và các bó cơ, gồm một mạng lưới của mô liên kết thưa và có chứa nhiều tế bào tế bào sắc tố. Ngoài ra, khi tiến hành nghiên cứu trên da cá trê trắng, Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 17 Chinabut ctv. (1991) đã mô tả sự có mặt của các tế bào lipid trong lớp hạ bì của da cá, nhưng các mẫu phân tích trong thí nghiệm này chỉ thấy được phần mô liên kết và các tế bào sắc tố, không thấy rõ sự hiện diện của các tế bào lipid (Hình 4.4). Hình 4.2 Cấu trúc lớp biểu bì (H&E, 40X) a. Tế bào biểu mô vẩy; b. Tế bào tiết chất nhày; c. Tế bào sắc tố a c b c a b Hình 4.1 Cấu trúc da cá lóc (H&E, 40X) a. Lớp biểu bì; b. Lớp bì; c. Lớp hạ bì Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 18 a b c Hình 4.4 Cấu trúc hạ bì của da cá lóc (H&E, 100X) a. Mô liên kết; b. Lớp đặc; c. Bó cơ b a c d e Hình 4.3 Cấu trúc lớp bì của da cá lóc (H&E, 40X) a. Lớp đặc; b. Lớp xốp; c. Lớp tế bào sắc tố; d. Sợi collagen; e. Tế bào sắc tố của lớp hạ bì Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 19 4.2 Cơ Cơ cá lóc được chia làm 3 loại gồm: cơ vân, cơ trơn và cơ tim. Cơ vân chịu sự điều khiển của thần kinh trung ương nên phản ứng nhanh nhẹn hơn cơ tim và cơ trơn, chúng thường dính chặt vào xương và được phân bố chủ yếu ở hai mặt bên của cơ thể cá. Khi quan sát lát cắt dọc của phần cơ dính hai bên vách thân của cá lóc, cơ vân là loại cơ được cấu tạo từ các tế bào có hình trụ dài và chứa nhiều nhân và thường được gọi là sợi cơ (Hình 4.6). Các sợi cơ này liên kết lại thành các bó cơ và các bó cơ thì được nối với nhau bằng mô liên kết (Hình 4.5). Khi quan sát dưới kính hiển vi, các sợi cơ vân của cá lóc cũng có cấu trúc vạch sáng và vạch tối như cơ vân của cá trê trắng đã được mô tả bởi Chinabut ctv. (1991). Theo Hibiya (1982), các sợi cơ vân có chứa hàng trăm sợi protein cơ gồm hai loại protein là actin và myosin. Sự có mặt của hai loại protein này là nguyên nhân của việc xuất hiện vạch sáng và vạch tối trên sợi cơ vân. Những vạch sáng (gọi là vạch A- anisotropic) chứa các sợi actin, còn những vạch tối (vạch I- isotropic) chứa các sợi myosin. Cơ trơn chịu sự điều khiển của thần kinh giao cảm nên hoạt động của cơ trơn có tính nhịp nhàng, được phân bố chủ yếu ở thành ống tiêu hóa (dạ dày, ruột), các mạch máu,… Quan sát lắt cắt ngang của thành dạ dày cá lóc cho thấy cơ trơn cũng được cấu tạo từ các sợi cơ, mỗi sợi cơ chỉ chứa một nhân (Hình 4.7). Các sợi cơ trơn ở thành ruột của cá cũng có cấu trúc tương tự như các sợi cơ trơn đã được tìm thấy ở thành dạ dày (Hình 4.8). Cơ tim là loại cơ đặc biệt chỉ có ở tim và sẽ được mô tả chi tiết hơn khi phân tích cấu trúc tim cá ở phần 4.7. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 20 Hình 4.6 Lát cắt dọc của cơ vân cá lóc (H&E, 100X) a. Các sợi cơ; b. Nhân tế bào; c. Vạch sáng; d. Vạch tối a b c d a b c Hình 4.5 Lát cắt ngang của cơ vân cá lóc (H&E, 100X) a. Bó cơ; b. Mô liên kết; c. Nhân tế bào Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 21 a b Hình 4.8 Lắt cắt ngang phần cơ ruột cá lóc (H&E, 100X) a. Các sợi cơ trơn; b. Nhân tế bào a b Hình 4.7 Lắt cắt ngang phần cơ dạ dày cá lóc (H&E,100X) a. Các sợi cơ trơn; b. Nhân tế bào Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 22 4.3 Dạ dày Dạ dày là đoạn phình to của ống tiêu hóa, nối thực quản với ruột. Là cơ quan có nhiệm vụ chứa và tiêu hóa thức ăn vì thế dạ dày đóng vai trò tiêu hóa cả về mặt cơ học lẫn hóa học. Quan sát cơ quan nội tạng của cá lóc sau khi giải phẩu cho thấy dạ dày có dạng túi, tương đối to và vách dày, được nối tiếp sau thực quản và nối với phần ruột (Hình 3). Đây là một đặc điểm phù hợp với dạ dày của loài cá ăn động vật như cá lóc. Lát cắt ngang của dạ dày cá lóc thể hiện thành dạ dày của cá gồm 4 lớp: niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ trơn và màng ngoài (Hình 4.9). Quan sát thành dạ dày từ trong ra ngoài, phần niêm mạc được phủ bởi lớp biểu mô trụ đơn, đỉnh của các tế bào biểu mô có hình quạt, hướng vào trong xoang và nhân thì nằm ở gốc tế bào (Hình 4.10). Ở lớp này có chứa các tế bào tiết ra chất giống như chất nhày phủ lên bề mặt biểu mô bảo vệ biểu mô chống tác dụng của HCl thường xuyên có mặt trong dịch dạ dày. Khi dạ dày chứa đầy và căng thì mặt niêm mạc nhẵn còn khi dạ dày trống rỗng, nó co lại, niêm mạc có nhiều nếp gấp. Các nếp gấp này có thành phần cấu tạo là mô liên kết xốp và được cung cấp nhiều mao mạch máu (Hình 4.9). Tiếp theo niêm mạc là lớp dưới niêm mạc. Lớp này được cấu tạo từ các sợi mô liên kết thưa và có một lượng lớn các mạch máu (Hình 4.12). Theo Groman (1982) thì ở lớp niêm mạc có chứa nhiều tế bào lympho, bạch cầu có hạt ưa eosin thô, tế bào mỡ, các ống bạch huyết… và trong cùng có một lớp đặc với các sợi mô tạo keo. Tuy nhiên, cấu trúc này chưa thể hiện được rõ ở các mẫu dạ dày đã quan sát được trên cá lóc. Lớp dày nhất của thành dạ dày cá lóc là lớp cơ, được cấu tạo từ hai lớp cơ trơn gồm lớp cơ hướng dọc và lớp cơ hướng vòng. Các sợi cơ dọc có từ 1-5 nhân nằm ở trung tâm, tại phần rộng nhất của sợi cơ (Hibiya, 1982). Mẫu quan sát được của thành dạ dày cá lóc cho thấy lớp cơ vòng nằm ở bên trong thì dày và xấp xỉ gấp đôi độ dày của lớp cơ dọc bên ngoài (Hình 4.11). Phần tiếp theo lớp cơ và bao bên ngoài thành dạ dày là màng ngoài dạ dày, nó được tạo thành từ lớp biểu mô phẳng đơn, bên dưới lớp biểu mô là lớp mô liên kết thưa và vài mạch máu. Dạ dày cá có thể được chia ra làm hai phần là phần dạ dày tuyến và phần dạ dày cơ. Tuyến dạ dày là một thành phần quan trọng của dạ dày, thường có dạng ống thẳng, giữ vai trò quan trọng trong việc tiết ra dịch vị hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn và nó thường nằm ở phần dạ dày tuyến của cá (Hình 4.13). Ở cá lóc, các tế bào tuyến dạ dày quan sát được có hình hơi tròn và nằm xung quanh thành ống (Hình 4.14). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 23 a b Hình 4.10 Các tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày (H&E, 100X) a. Các tế bào biểu mô; b. Nhân tế bào a b c d e Hình 4.9 Cấu trúc thành dạ dày cá lóc (H&E, 10X) a. Lớp niêm mạc; b. Lớp dưới niêm mạc; c. Lớp cơ trơn; d. Màng ngoài; e. Nếp gấp Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 24 a c b d Hình 4.11 Lớp cơ trơn của thành dạ dày cá lóc (H&E, 20X) a. Lớp cơ vòng; b. Lớp cơ dọc; c. Lớp dưới niêm mạc; d. Xoang mao mạch Hình 4.12 Cấu trúc của lớp dưới niêm mạc dạ dày cá lóc (H&E, 40X) a. Các sợi mô liên kết; b. Mạch máu a b Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 25 a b Hình 4.14 Các tế bào tuyến dạ dày cá lóc (H&E, 100X) a. Tế bào tuyến; b.Nhân tế bào a b Hình 4.13 Tuyến dạ dày cá lóc (H&E, 40X) a. Lớp biểu mô; b. Tuyến dạ dày Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 26 4.4 Ruột Ruột cá là phần dài nhất của ống tiêu hóa, được nối từ dạ dày đến hậu môn của cá (Hình 3). Chức năng chủ yếu của ruột là tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Cũng như các phần khác của ống tiêu hóa, thành của ruột cá lóc gồm có lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và màng bao bên ngoài ruột. Niêm mạc ruột được phủ lớp biểu mô trụ đơn giống như ở niêm mạc dạ dày. Những nếp gấp của niêm mạc ruột thì hẹp và cao hơn so với nếp gấp ở dạ dày, gồm mô liên kết thưa và có nhiều mạch máu (Hình 4.15, 4.16). Groman (1982), Hibiya (1982), Chinabut ctv. (1991) và Herrera (1996) dựa vào cấu trúc của niêm mạc ruột để chia ruột ra thành các đoạn: ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Tuy nhiên do hạn chế trong quá trình làm mẫu mô, các lát cắt của ruột quan sát được đa số là đoạn ruột giữa nên mẫu không minh họa được cấu trúc của các đoạn ruột trước và ruột sau. Theo Chinabut ctv. (1991), ruột trước có các nếp gấp hẹp và phân nhánh, chứa các tế bào tiết chất nhày xếp rãi rác giữa các tế bào biểu mô trụ đơn. Còn ở đoạn ruột sau thì nếp gấp của niêm mạc ngắn và ít phân nhánh hơn ở ruột trước, các tế bào tiết chất nhày thì xuất hiện nhiều hơn. Riêng ở đoạn ruột giữa, độ dày của niêm mạc tăng, các nếp gấp cao hơn và cũng có sự rẽ nhánh, trên bề mặt của nó có một lượng lớn các tế bào tiết chất nhày (Hình 4.15, 4.17). Với cấu trúc của các nếp gấp này, niêm mạc ruột có thể gia tăng bề mặt tiếp xúc của thức ăn với enzyme cũng như giữa những tế bào biểu mô hút với các sản phẩm tiêu hóa, giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở ruột xảy ra tốt hơn (Herrera, 1996). Chinabut ctv. (1991) nghiên cứu trên cá trê trắng cho biết lớp dưới niêm mạc của ruột cũng giống như lớp dưới niêm mạc của dạ dày, được cấu tạo từ mô liên kết khoanh thưa, bên trong mô liên kết này lại có chứa các lympho bào nhỏ và các tế bào hạt ưa eosin. Ở cá lóc cũng quan sát được lớp dưới niêm mạc ruột có cấu trúc tương tự như lớp dưới niêm mạc của dạ dày nhưng không thấy rõ các lympho bào và tế bào hạt ưa eosin như ông đã mô tả (Hình 4.16). Lớp cơ của ruột cá lóc cũng được tạo thành từ hai lớp cơ trơn gồm một lớp cơ hướng dọc và một lớp cơ hướng vòng (Hình 4.18). Hibiya (1982) quan sát cấu trúc thành ruột ở một số loài cá xương cho biết lớp cơ ở ruột sau thì dày hơn ở ruột trước, có các mạch máu nhỏ giữa hai lớp cơ trơn, đồng thời giữa lớp niêm mạc và lớp cơ cũng có các mạch máu lớn hơn. Cũng giống như ở dạ dày, phần bao bên ngoài ruột cá là lớp màng ngoài, được phủ bởi một lớp mỏng của mô liên kết thưa và các tế bào biểu mô, đồng thời cũng có vài mạch máu ở giữa lớp cơ và màng ngoài của ruột. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 27 a c d b e Hình 4.16 Cấu trúc của thành ruột cá lóc (H&E, 20X) a. Niêm mạc; b. Lớp dưới niêm mạc; c. Lớp cơ trơn; d. Màng ngoài; e. Mao mạch a b c Hình 4.15 Lát cắt ngang ruột giữa của cá lóc (H&E, 5X) a. Thành ruột; b. Niêm mạc ruột; c. Nhánh của nếp gấp Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 28 a b Hình 4.18 Cấu trúc lớp cơ của thành ruột cá lóc (H&E, 20X) a. Lớp cơ dọc; b. Lớp cơ vòng a b c Hình 4.17 Cấu trúc nếp gấp của ruột cá (H&E, 100X) a. Nếp gấp; b. Lớp biểu mô; c. Nhân của tế bào Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 29 4.5 Gan Theo Hibiya (1982), gan là một trong những tuyến tiêu hóa được phát triển từ ruột nguyên thủy, nó có cấu tạo từ các tế bào gan và lớp mạng giữ chức năng nâng đỡ gan. Quan sát các cơ quan nội tạng của cá lóc sau khi giải phẩu cho thấy gan cá có màu nâu đỏ hay nâu vàng, dính liền với túi mật đồng thời cũng nối với dạ dày và ruột cá (Hình 3). Dưới kính hiển vi, gan cá lóc được bao phủ bởi lớp tế bào biểu mô vẩy, phía dưới là lớp mô liên kết và bên trong có chứa các tế bào gan hình đa giác với một nhân hình cầu nằm ở giữa hoặc ở một góc của tế bào, đồng thời có nhiều mao mạch nhỏ chứa hồng cầu xen kẽ với các tế bào này (Hình 4.19). Sự khác nhau về vị trí nhân ở các tế bào gan bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của glycogen và lipid trong tế bào chất của chúng (Chinabut ctv., 1991). Theo Hibiya (1982), các tế bào này có nhiều chức năng khác hơn là tiết ra mật, giữ vai trò quan trọng trong việc dự trữ năng lượng, giải độc, chuyển hóa lipid và carbohyrate. Ở mặt cắt ngang của gan cá lóc có rất nhiều mao mạch chứa hồng cầu, mỗi mao mạch được bao vây bởi 5-8 tế bào gan và tách rời nhau bởi ít nhất 2 tế bào, đặc điểm này cũng được Groman (1982) mô tả ở gan cá rô phi (Hình 4.20). Ngoài ra, ở gan còn có tuyến tụy ngoại tiết do tụy tạng mở rộng vào bên trong gan và kết hợp với gan tạo thành tuyến gan tụy. Các tế bào nang của tuyến này tập hợp thành nhiều nhóm có 5- 6 tế bào với tế bào chất ưa bazơ chứa một lượng lớn hạt men ưa eosin, sự có mặt của các hạt men này làm cho tế bào chất của tế bào thể hiện màu hồng khi nhuộm với Haematoxylin và Eosin (Groman, 1982), những đặc điểm này cũng thể hiện rõ trên các mẫu gan cá lóc đã được quan sát (Hình 4.21). Theo Hibiya (1982), chức năng của tuyến tụy trong gan là tiết dịch tụy để tiêu hóa thức ăn và chức năng nội tiết của nó là tiết hormone Insulin và Glucagon có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Dịch tụy được tiết ra từ tuyến gan tụy sẽ đổ vào ống tụy- nằm ở giữa các tế bào nang của tuyến và có cấu tạo từ mô liên kết (Hình 4.24). Khi quan sát gan cá lóc dưới kính hiển vi cho thấy có nhiều mạch máu ra vào gan và phân tán khắp gan (Hình 4.20). Ngoài ra, tĩnh mạch gan cũng được tìm thấy ở tuyến gan tụy, nó được bao quanh bởi các tế bào nang của tuyến và có chứa nhiều tế bào máu (Hình 4.22). Groman (1982) đã mô tả đường đi của máu qua gan như sau: máu tĩnh mạch chảy vào gan theo hướng tĩnh mạch cửa gan và lan tỏa khắp các mao mạch nhỏ trên gan rồi đổ dồn vào tĩnh mạch trung tâm trước khi theo tĩnh mạch gan đến xoang tĩnh mạch của tim. Trong các xoang mao mạch có các tế bào rất nhỏ gọi là tế bào Kupffer có khả năng Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 30 thực bào, nhờ đó gan có khả năng khử độc, nhưng chúng không thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi. Ngoài ra, trên gan cá lóc cũng được tìm thấy các trung tâm đại thực bào sắc tố giống như ở tỳ tạng cá, chúng nằm kề sát với các tuyến gan tụy (Hình 4.23). a b c Hình 4.20 Các mao mạch trong gan cá lóc (H&E, 100X) a. Mặt cắt dọc qua xoang mao mạch; b. Mặt cắt ngang qua xoang mao mạch; c. Tế bào gan a b c Hình 4.19 Cấu trúc màng ngoài của gan cá lóc (H&E, 40X) a. Lớp biểu mô vẩy; b. Mô liên kết; c. Tế bào gan Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 31 a b c Hình 4.22 Tĩnh mạch gan trong tuyến gan tụy (H&E, 100X) a. Tĩnh mạch chứa hồng cầu; b. Các tế bào nang của tuyến gan tụy; c. Các hạt enzyme a c b d Hình 4.21 Cấu trúc tuyến gan tụy (H&E, 100X) a. Các tế bào nang của tuyến gan tụy; b. Tế bào gan; c. Các hạt enzyme; d. Hồng cầu trong mao mạch Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 32 a b c d Hình 4.23 Trung tâm đại thực bào sắc tố trên gan cá (H&E, 100X) a. Trung tâm đại thực bào sắc tố; b. Các tế bào nang tuyến; c. Các hạt enzyme; d. Hồng cầu trong xoang mao mạch d a b c Hình 4.24 Ống tụy trên gan cá lóc (H&E, 100X) a. Ống tụy; b. Mô liên kết; c. Tế bào nang tuyến gan tụy; d. Hồng cầu trong xoang mao mạch Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 33 4.6 Mang Mang cá lóc có 4 đôi cung mang nằm dưới nắp mang, mỗi cung mang gồm có các sợi mang sơ cấp xếp thành hai hàng dọc xương cung mang. Đối xứng với các sợi mang sơ cấp trên xương cung mang là hai hàng lược mang dạng gai, cấu trúc giống như răng, hỗ trợ cho cá trong quá trình tiêu hóa thức ăn về mặt cơ học. Mỗi sợi mang sơ cấp được tạo thành từ các sợi mang thứ cấp xếp thành hàng giống như hình lông chim, cách sắp xếp này góp phần gia tăng bề mặt trao đổi khí của cá với môi trường (Hình 4.25). Hibiya (1982) cho biết cấu trúc mang của cá có cơ quan hô hấp phụ hơi khác so với cá chỉ hô hấp bằng mang như là về độ dài của sợi mang, cung mang. Ở cá lóc, cá có cơ quan hô hấp phụ là màng nhầy xoang miệng hầu, các sợi mang của nó có cấu trúc ngắn hơn so với sợi mang của cá he vàng (khi quan sát bằng mắt thường). Cấu trúc của sợi mang sơ cấp thể hiện tương đối rõ trên các mẫu đã quan sát, nó được bao phủ bởi các tế bào biểu mô vẩy, bên trong có chứa nhiều tế bào tiết chất nhày và được nâng đỡ bởi các tế bào sụn. Cấu trúc này tương tự như mô tả của Chinabut ctv. (1991) trên mang cá trê trắng. Ngoài ra, trên mang cá lóc cũng có các động mạch vào mang được phân bố ở gần sụn nâng đỡ của tơ mang và động mạch ra mang thì nằm ở hướng ngược lại tức là ở đỉnh của tơ mang (Hình 4.26, 4.27). Thêm vào đó, trên mang cá còn có nhiều mao mạch vách mỏng nằm ở các sợi mang thứ cấp, nơi mà oxy hòa tan trong nước có thể khuếch tán vào máu (Hình 4.28). Cấu trúc của sợi mang thứ cấp ở cá lóc gồm lớp ngoài là lớp biểu mô vẩy đơn, có một vài tế bào tiết chất nhày và được nâng đỡ bởi những tế bào trụ (Hình 4.28). Theo Kirschner (1977) thì trên mang cá có các tế bào chloride bắt màu hồng nhạt của H&E, chúng phân bố ở gốc của các sợi mang thứ cấp; chức năng chủ yếu của các tế bào này là điều hòa áp suất thẩm thấu của cá và chúng có nhiều nhất ở cá xương nước mặn (trích dẫn bởi Hibiya, 1982). Tuy nhiên, lát cắt của mang cá lóc không thể hiện được sự hiện diện của các tế bào chloride tại gốc của các sợi mang thứ cấp. Theo Groman (1982), mang cá là cơ quan giữ chức năng hô hấp, bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu của cá. Chức năng này được thực hiện nhờ vào các mao mạch có mặt trên mang, giúp cho sự trao đổi oxy cũng như các khí thải hòa tan khác (CO2, NH3) xảy ra liên tục. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 34 b c a Hình 4.26 Động mạch vào mang (H&E, 40X) a. Động mạch vào mang; b. Các tế bào sụn; c. Lớp biểu mô b c a Hình 4.25 Cấu trúc mang cá lóc (H&E, 5X) a. Phần cung mang; b. Sợi mang sơ cấp; c. Sợi mang thứ cấp Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 35 b a c d e Hình 4.28 Cấu trúc của sợi mang thứ cấp (H&E, 100X) a. Tế bào sụn; b. Tế bào trụ; c. Tế bào biểu mô; d. Xoang mao mạch; e. Mao mạch chứa hồng cầu a b c Hình 4.27 Phần ngọn của sợi mang sơ cấp (H&E, 100X) a. Động mạch ly tâm; b. Tế bào biểu mô; c. Tế bào tiết chất nhày Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 36 4.7 Tim Tim cá lóc nằm trong xoang bao tim ở phía trước gốc vi ngực bao gồm 4 phần cơ bản là: tâm nhỉ, tâm thất, xoang tĩnh mạch và bầu động mạch (Hình 3). Theo mô tả của Hibiya (1982), các thành phần của tim có cấu tạo gồm 3 lớp: màng ngoài, màng trong và lớp trung gian. Tuy nhiên, lát cắt mô ở mẫu tim cá lóc đã khảo sát không thể hiện rõ cấu trúc của xoang tĩnh mạch và màng trong tim. Quan sát thành của tim cá lóc từ ngoài vào, màng ngoài tim là một màng bao phủ toàn bộ bề mặt tim, gồm có lớp biểu mô vẩy đơn cùng với mô liên kết (Hình 4.29, 4.30). Màng này tương đối giống nhau ở các phần của tim. Tiếp theo màng ngoài tim là lớp trung gian, được tạo thành từ các bó cơ tim và giữa các bó cơ tim có rất nhiều tế bào máu. Có thể nói cơ tim là loại cơ đặc biệt chỉ được tìm thấy ở tim, có đặc điểm trung gian giữa cơ trơn và cơ vân của cá như là: sợi cơ tim chứa một nhân giống như cơ trơn, đồng thời nó có cấu trúc vạch sáng và vạch tối như ở cơ vân (Hình 4.31). Ở bầu động mạch, lớp trung gian không có sự hiện của phần cơ tim mà thay vào đó là lớp mô liên kết đàn hồi và các sợi cơ trơn (Hình 4.32). Theo Hibiya (1982), xoang tĩnh mạch của tim là một buồng có vách mỏng được tạo thành từ màng ngoài và màng trong tim. Grizzle và Rogers (1976) đã quan sát được các sợi cơ tim trong xoang tĩnh mạch của tim cá Nheo Mỹ và các tế bào sắc tố melanin ở giữa màng ngoài và lớp cơ tim (trích dẫn bởi Chinabut ctv., 1991). Tuy nhiên, đặc điểm này không quan sát được trên tim cá lóc. Theo Groman (1982), xoang tĩnh mạch là nơi tiếp nhận máu từ các cơ quan đổ về tim, nó nối với hai tĩnh mạch gan và phía trước nó là phần tâm nhĩ của tim. Đặc điểm này không thể hiện rõ trên các mẫu quan sát được, có thể là do mẫu cá có kích thước lớn khó cắt được lát cắt đầy đủ các phần của tim. Tâm nhĩ là một buồng lớn nằm phía trên tâm thất, có màng ngoài mỏng và lớp cơ cũng tương đối mỏng gồm các bó cơ tim liên kết với nhau tạo thành một mạng lưới xốp (Hình 4.30). Theo Groman (1982), các tế bào máu có thể thâm nhập vào giữa các sợi cơ tim theo tất cả các lối để đến màng ngoài tim. Đồng thời, ông cũng cho biết ở màng ngoài và lớp cơ tim của tâm thất có sự hiện diện của các tế bào bạch cầu có hạt ưa eosin dạng thô và nhiều đại thực bào. Tuy nhiên, các mẫu tim cá lóc quan sát được không thể hiện rõ sự có mặt của các tế bào này, chỉ thấy có nhiều tế bào máu xen giữa các sợi cơ. Tâm thất có dạng nón với đỉnh của nó hướng về phía sau và nó đóng vai trò là bộ phận co bóp chủ yếu của tim (Chinabut ctv., 1991). Lát cắt dọc của tim cá Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 37 lóc cho thấy thành tâm thất gồm một lớp mỏng của màng ngoài, lớp cơ dày với một mạng lưới xốp của các sợi cơ tim và có nhiều tế bào máu lắp đầy các khoảng trống giữa các sợi cơ (Hình 4.30, 4.31). Nghiên cứu của Groman (1982) trên cá chẽm cho thấy tâm thất của cá có một lượng lớn các tế bào bạch cầu có hạt ưa eosin dạng thô nằm ở phần cơ và màng ngoài tim, đồng thời có sự hiện diện của các cụm đại thực bào và trung tâm tạo máu nhỏ trong mô liên kết của màng ngoài ở một vài cá lớn. Tuy nhiên, mẫu cá lóc đã khảo sát chưa thể hiện được rõ sự xuất hiện của các tế bào kể trên. Thành phần cấu tạo tiếp theo của tim cá là bầu động mạch. Phần này có màng ngoài mỏng, lớp trung gian dày gồm mô liên kết đàn hồi và các sợi cơ trơn. Cấu trúc này giúp cho bầu động mạch có tính đàn hồi tự nhiên góp phần cân bằng áp suất máu từ tâm thất đổ vào, đẩy máu đi đến động mạch chủ bụng để nó chảy đều khắp các mao mạch nhỏ của sợi mang thứ cấp. Nghiên cứu của Groman (1982) trên cá chẽm, Chinabut ctv. (1991) trên cá trê trắng và Hibiya (1982) nghiên cứu trên một số loài cá xương đã mô tả cấu trúc của các van của tim cá gồm van nhĩ-thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, van bán nguyệt giữa tâm thất với bầu động mạch, van xoang-nhĩ giữa xoang tĩnh mạch và tâm nhĩ. Họ cho biết các van này được cấu tạo từ mô liên kết có tính đàn hồi cao phù hợp với chức năng co bóp của tim. Đối với mẫu cá lóc trong khảo sát này, các van tim không được thấy rõ như các mô tả trên (có hiện diện trên mẫu nhưng thể hiện không đầy đủ cấu trúc), vấn đề này có thể là do hạn chế trong kỹ thuật lấy mẫu. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 38 a b Hình 4.30 Thành tâm nhĩ (H&E, 100X) a. Màng ngoài; b. Lớp cơ a b Hình 4.29 Thành tâm thất (H&E, 20X) a. Màng ngoài; b. Lớp cơ Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 39 a b D Hình 4.32 Phần cơ trơn ở bầu động mạch (H&E, 100X) a. Các sợi cơ trơn; b. Nhân tế bào a b c Hình 4.31 Các sợi cơ tim cá lóc (H&E, 100X) a. Cơ tim; b Nhân; c. Tế bào máu Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 40 4.8 Thận Thận là cơ quan bài tiết chủ yếu và quan trọng của cá cũng như các động vật có xương sống khác. Thận cá lóc nằm trong xoang cơ thể bao gồm thận trước và phần sau. Quan sát cá lóc sau khi giải phẩu cho thấy thận trước gồm một đôi thận nằm ở phần trước xoang cơ thể nối liền với thận sau nằm dọc theo và sát với xương sống của cá (Hình 3). Theo Anderson và Mitchum (1974) thì thận trước gồm có cơ quan lympho, mô tạo máu và mô gian thận (được trích dẫn bởi Chinabut ctv., 1991). Quan sát dưới kính hiển vi, thận trước của cá lóc có nhiều tế bào máu, một số ít ống thận hẹp và vài trung tâm đại thực bào sắc tố (Hình 4.33). Tuy chưa phân biệt được cơ quan lympho, mô tạo máu và mô gian thận như khi quan sát dưới kính hiển vi, cấu trúc của thận trước cá lóc trông giống như cấu trúc ở tỳ tạng cá. Điều này có thể cho biết rằng thận trước cá lóc cũng giữ chức năng của một cơ quan tạo máu. Trung thận (hay thận sau) là một cơ quan bài tiết quan trọng của cá xương. Kết hợp với da, màng nhày ruột, gan và biểu mô mang, thận sau duy trì sự cân bằng áp suất thẩm thấu giữa cá với môi trường sống (Groman, 1982). Thận sau của cá lóc có tạo thành từ quản cầu thận và các ống thận. Khi quan sát cấu trúc mô của thận cá lóc, quản cầu thận gồm một quản cầu được bao bọc bởi nang Bowman’s- có cấu trúc từ hai lớp biểu mô. Lớp biểu mô bên trong phủ lên trên và nhô ra bề mặt của quản cầu, còn lớp biểu mô vách thì hình thành nên ranh giới của nang. Giữa hai lớp biểu mô của nang Bowman’s là khoảng trống Bowman’s (Hình 4.35). Các cấu trúc này cũng giống như mô tả của Herrera (1996) trên thận cá rô phi, mô tả thận cá trê trắng của Chinabut ctv. (1991). Quản cầu nằm trong nang Bowman’s và được cấu tạo từ nhiều mao mạch chứa các tế bào hồng cầu, các mao mạch này được phủ bởi các tế bào máu có cuốn và các tế bào biểu mô của lớp trong (Hình 4.35). Một cấu trúc của thận cá cũng không kém phần quan trọng so với quản cầu thận đó là các ống thận. Ở các mẫu thận cá lóc quan sát được, cấu tạo của ống thận gồm các đoạn như: đoạn cổ, đoạn gần tâm thứ nhất, đoạn gần tâm thứ hai, đoạn xa tâm và ống góp chung. Không tìm thấy được đoạn trung gian ở thận cá lóc và đặc điểm này cũng giống như mô tả của Groman (1982) ở thận cá chẽm. Xen với các ống thận là các mạch máu chứa hồng cầu và một vài trung tâm đại thực bào sắc tố tương tự như các trung tâm đại thực bào sắc tố được tìm thấy ở tỳ tạng của cá (Hình 4.34). Đoạn cổ của ống thận có vách mỏng, chỉ gồm một lớp tế bào biểu mô thấp và có các lông mịn dài (Hình 4.36). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 41 Kề sát đoạn cổ là đoạn gần tâm thứ nhất, nó gồm các tế bào biểu mô khối với nhiều lông mịn và các vi lông sắp xếp dày đặc trong khoang ống tạo thành cấu trúc trông giống như vùng lược (Hình 4.37). Cấu trúc này cũng được tìm thấy ở đoạn gần tâm thứ hai (Hình 4.37). Dưới kính hiển vi, cấu trúc của đoạn gần tâm thứ nhất và đoạn gần thứ hai có thể phân biệt như sau: đoạn gần tâm thứ nhất có đường kính ống lớn hơn và cấu trúc của vùng lược thì mỏng hơn so với đoạn gần tâm thứ hai. Đặc điểm đó cũng đã được Groman (1982) mô tả trên thận cá chẽm và Chinabut ctv. (1991) tìm thấy trên thận cá trê trắng. Đoạn kế tiếp của ống thận là đoạn xa tâm. Quan sát dưới kính hiển vi, đoạn này gồm các tế bào biểu mô khối và không có sự hiện diện của các sợi lông mịn (Hình 4.38). Theo mô tả của Groman (1982) ở thận cá chẽm, ống góp chung có thể phân biệt với đoạn thận xa bởi sự gia tăng về số lượng và kích thước của các tế bào ống cũng như đường kính của ống và của khoang, thêm vào đó là một lớp mô liên kết bên ngoài. Ở thận cá lóc, ống góp chung quan sát được có cấu tạo từ các tế bào biểu mô khối với một nhân hình cầu nằm ở giữa tế bào, xung quanh ống có một lớp mô liên kết và đường kính xoang ống cũng lớn hơn các ống thận khác (Hình 4.39). c b a Hình 4.33 Thận trước cá lóc (H&E, 40X) a. Mao mạch chứa hồng cầu; b. Ống thận; c. Trung tâm đại thực bào sắc tố Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 42 a b d c Hình 4.35 Quản cầu thận cá lóc (H&E, 100X) a. Lớp biểu mô của nang Bowman’s; b. Khoảng không Bowman’s; c. Mao mạch chứa tế bào máu; d. Trung tâm đại thực bào sắc tố a b c d Hình 4.34 Mặt cắt dọc của thận cá lóc (H&E, 40X) a. Động mạch chủ; b. Mao mạch chứa hồng cầu; c. Ống thận; d. Trung tâm đại thực bào sắc tố Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 43 a b d c Hình 4.37 Đoạn gần tâm thứ nhất và thứ hai (H&E, 100X) a. Đoạn gần tâm thứ nhất; b. Đoạn gần tâm thứ hai; c. Vùng lược của đoạn gần tâm thứ nhất; d. Vùng lược của đoạn gần tâm thứ hai. a b Hình 4.36 Đoạn thận cổ (H&E, 100X) a. Đoạn thận cổ; b. Tế bào biểu mô Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 44 a b c Hình 4.39 Ống góp chung (H&E, 100X) a. Ống góp chung lớn; b. Ống góp chung nhỏ; c. Tế bào biểu mô a b Hình 4.38 Đoạn thận xa (H&E, 100X) a. Ống thận xa; b. Tế bào biểu mô Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 45 4.9 Tỳ tạng Cũng như mô tả của Herrera (1996) ở cá rô phi và Chinabut ctv. (1991) ở cá trê trắng, tỳ tạng của cá lóc là một cơ quan riêng biệt nằm gần ruột cá và được bao bởi màng treo ruột. Nó có dạng bầu dục với một mặt phẳng và một mặt lồi ở phía ngược lại, có màu đỏ sậm hay đỏ tươi (Hình 3). Thành phần cấu tạo chủ yếu của tỳ tạng gồm tủy đỏ, tủy trắng và các trung tâm đại thực bào sắc tố tương tự như mô tả của Hibiya (1991) trên một số loài cá xương. Bao phủ bên ngoài tỳ tạng là lớp tế bào biểu mô vẩy đơn và mô liên kết, bên dưới có rất nhiều mao mạch (Hình 4.41). Khi vào tỳ tạng, các động mạch dần dần rẽ nhánh hình thành các mạch máu nhỏ hơn và cuối cùng tạo thành một mạng lưới mao mạch bên trong tỳ tạng. Tủy đỏ và tủy trắng của tỳ tạng cá nhỏ gần như đồng nhất, còn ở cá lớn thì hai thành phần này có thể dễ dàng phân biệt dưới kính hiển vi (Hibiya, 1982). Khi quan sát lát cắt ngang của tỳ tạng bằng phương pháp nhuộm Haematoxylin và Eosin, phần tủy trắng nằm bên trong và bắt màu sậm hơn phần tủy đỏ, tủy đỏ tạo thành mạng lưới bao quanh tủy trắng (Hình 4.40). Các đặc điểm đó đã được mô tả trên cá chẽm, cá trê trắng và cá rô phi (Groman, 1982, Chinabut ctv., 1991 và Herrera, 1996). Tủy đỏ được cấu tạo từ hiều mao mạch chứa đầy các tế máu (Hình 4.42). Theo Hibiya (1982), các tế bào máu có ở tủy đỏ bao gồm hồng cầu, nguyên hồng cầu và các đại thực bào. Còn tủy trắng thì có tính ưa bazơ và chứa các tế bào lympho, tế bào hồng cầu và đại thực bào (Hình 4.43). Ngoài ra, trên các mẫu tỳ tạng cá lóc còn quan sát được rất nhiều trung tâm đại thực bào sắc tố nằm trong phần tủy trắng (Hình 4.40, 4.43). Theo Roberts (1975), trung tâm đại thực bào sắc tố (TTĐTBST) là những điểm có màu nâu vàng hoặc nâu đen rất dễ nhận biết, được tạo thành do sự tập hợp các tế bào sắc tố ở tỳ tạng, thận và một số ít ở gan. Ông cũng cho biết các vật chất sắc tố ở TTĐTBST gồm có một số sắc tố melanin, sắc tố mỡ và sắc tố máu (haemosiderin) (trích dẫn bởi Bucke ctv., 1992). Nguồn gốc và chức năng của các bộ phận cấu thành TTĐTBST thì hoàn toàn không rõ, tuy nhiên người ta đã biết haemosiderin là sắc tố được chứa trong các tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu này suy yếu thì những sản phẩm suy thoái cũng như các vật chất hư hỏng của chúng sẽ được thực bào ở tỳ tạng bởi các đại thực bào (Bucke ctv., 1992). Kranz (1989) nghiên cứu trên cá bơn cho biết TTĐTBST có chức năng như là một cơ quan bảo vệ không đặc hiệu, và sự thay đổi về số lượng TTĐTBST ở tỳ tạng cá sẽ phản ánh sự biến đổi hệ thống thực bào cũng như một phần hệ thống miễn dịch tế bào không đặc hiệu (trích dẫn bởi Bucke ctv., 1992). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 46 Ngoài ra, Ferguson (1976) cũng đã tìm thấy ở tỳ tạng cá có ít tế bào máu và nhiều đại thực bào hơn ở thận trước và thận sau. Từ đặc điểm này, ông đã đưa ra kết luận chức năng chính của tỳ tạng là phân hủy các tế bào hồng cầu già và hình thành các tế bào máu mới (trích dẫn bởi Herrera, 1996). Bên cạnh đó, khi quan sát cấu trúc vi thể của tỳ tạng cá lóc dưới kính hiển vi còn có sự hiện diện của rất nhiều trung tâm đại thực bào sắc tố, vì thế có thế nói tỳ tạng của cá cũng đóng vai trò của cơ quan miễn dịch. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 47 a b Hình 4.41 Lớp biểu mô quanh tỳ tạng cá lóc (H&E, 100X) a. Lớp biểu mô; b. Các mao mạch chứa hồng cầu a b c Hình 4.40 Cấu tạo của tỳ tạng cá lóc (H&E, 10X) a.Tủy đỏ; b. Tủy trắng; c. Các trung tâm đại thực bào sắc tố Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 48 a b Hình 4.43 Cấu trúc tủy trắng (H&E, 100X) a. Trung tâm đại thực bào sắc tố; b. Mao mạch chứa hồng cầu a Hình 4.42 Cấu trúc tủy đỏ (H&E, 100X) a. Mao mạch chứa hồng cầu Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 49 Chương V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Kết quả phân tích mô học của 30 con cá lóc đã thành lập được một bộ sưu tập với 114 tiêu bản, ghi nhận lại 44 hình ảnh đặc trưng minh họa cho cấu trúc vi thể của 9 cơ quan gồm: da, cơ, dạ dày, ruột, gan, mang, tim, thận và tỳ tạng. Cấu trúc vi thể của các hệ cơ quan như: da, cơ, thận, tỳ tạng, dạ dày, gan và mang đã được quan sát và mô tả gần như hoàn chỉnh. Đới với ruột cá, phần ruột trước và ruột sau chưa được quan sát cũng như chưa mô tả được các thành phần cấu tạo của nó. Ngoài ra, cấu trúc của xoang tĩnh mạch tim và các van tim cũng chưa được phân tích và mô tả. 5.2 Đề xuất Tiếp tục nghiên cứu về cấu trúc vi thể của các cơ quan chưa được mô tả đầy đủ trong đề tài như ruột trước, ruột sau và tim, cũng như các hệ cơ quan khác trên cá lóc để có thể thành lập một bộ sưu tập hình ảnh phong phú hơn. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bucke ctv., 1992. Quantitative assessment of melanomacrophage centres (MMCs) in dab Limanda limanda along a pollution transect in the German Bight. tter/art29.htm (cập nhật ngày 26/05/2008). 2. Bùi Châu Trúc Đan, 2003. Bước đầu nghiên cứu đăc điểm mô bệnh học bệnh phù mắt trên cá tra (Pangasius hypophthalmus). Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ. 3. Chinabut S. and R.J. Robert, 1999. Pathology and Histopathology of Epizootic Ulcerative Syndrome (EUS)”. Aquatic Animal Health Research Insitute, Department of Fisheries, Kasetsart University Campus, Jatujak, Bangkok 10900, Thailand. 116pp. 4. Chinabut S., C. Limsuwan and P. Kitsawat, 1991. Histology of the walking catfish, Clarias batrachus. International Development Research Center, Canada, 96pp. 5. Đặng Thụy Mai Thy, 2002. “Bước đầu thử nghiệm ương cá lóc đen và cá lóc môi trề bằng thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ. 6. Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ. 7. Groman D., 1982. Histology of the Striped Bass. Department of Pathobiology University of Connectcut Storrs, Connecticut 06268. Bethesda, Maryland, 115pp. 8. Herrera A.A. , 1996. Histology of Tilapia (Oreochromis niloticus). Bureau of Fisheries & Agriculture, University of the Philippines, Quezon City, Philippines 1101, 86pp. 9. Hibyia T., 1982. An atlas of Fish Histology (Normal and Pathological Features). College of Agriculture and Veterinary Medicine, Nihon Univ. Tokyo, Japan, 147pp. 10. cập nhật ngày 06/02/2008. 11. Miyazaki T., W.A. Rogers, and J.A. Plumb, 1986. Histopathological Studies on Parasitic Protozoan Diseases of the Channel Catfish in the United States. Faculty of Fisheries, Mie University. Journal of fish diseases, No. 13: 1-9, November 15, 1986. 12. Ngô Thị Hạnh, 2001. Tiếp tục nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học, biện pháp kích thích sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá lóc (Channa striatus Bloch, 1797). Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ. 13. Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ, 2001. Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt (tập 1). Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. Hà Nội, 151trang. 14. Nguyễn Quốc Thịnh, 2002. Bước đầu nghiên cứu mô bệnh học bệnh đốm trắng trong nội tạng cá tra (Pangasius hypophthalmus). Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 51 15. Nguyễn Văn Kiểm, 2004. Giáo trình Kỹ thuật sản xuất cá giống. Khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ. 16. Phạm Phan Địch, Trịnh Bình và Đỗ Kính, 2004. Mô Học. Nhà Xuất Bản Y Học. Hà Nội, 739 trang. 17. Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004. Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sinh học cá. Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ. 18. Phạm Thị Như Sang, 2006. Khảo sát mô học trên một số cơ quan của cá tra (Pangasius hypophthalmus) nuôi ao và bè thâm canh. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ. 19. Phạm Văn Khánh, 2000. Kỹ thuật nuôi một số loài cá xuất khẩu (Lóc, Lóc bông, Bống tượng, Tra, Basa). Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. Tp Hồ Chí Minh, 53 trang. 20. Phan Phương Loan, 2000. Bước đầu thử nghiệm ương nuôi cá lóc đen (Ophiocephalus striatus). Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ. 21. Phan Thị Hừng, 2004. “Nghiên cứu cấu trúc mô và sự biến động số lượng tế bào hồng cầu trên cá tra (Pangasius hypophthalmus) bị bệnh vàng da”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ. 22. Trần Hồng Ửng, 2003. “Bước đầu xác định sự thay đổi số lượng tế bào bạch cầu và mô tỳ tạng cá tra (Pangasius hypophthalmus) bệnh trắng gan”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ. 23. Trần Phùng Hoàng Tuấn, 2005. Một số mô hình nuôi thủy sản có hiệu quả kinh tế cao trong mùa nước nổi giang.gov.vn/wp_ctg_ d/mohinh%20hq/mohinhthu ysan.htm. Cập nhật ngày 29/01/2008. 24. Trần Quốc, 2007. Nuôi cá lóc công nghiệp trong vèo lưới. &Itemid=42. Cập nhật ngày 29/01/2008. 25. Trần Thị Ngọc Hân, 2006. Khảo sát mô học cá tra (Pangasius hypophthalmus) bị bệnh mủ gan trong điều kiện gây cảm nhiễm. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 52 PHỤ LỤC Công thức pha chế một số hóa chất sử dụng 1. Formol trung tính (Neutral buffered formalin: NBF) Formalin 100ml NaH2PO4 4g Na2HPO4 6,5g Nước cất 900ml 2. Dung dịch cố định Buoin’s Acid picric quá bão hòa 750ml Formol 125ml Glacial acetic acid 50ml 3. Harris’s haematoxyline Haematoxyline 5g 100% alcohol 50ml Potassium alum 50g Nước cất 1lít Mercuric oxide 2,5g Glacial acetic acid 40ml Hòa tan Potassium alum trong nước ấm. Hòa tan Haematoxyline trong cồn, sau đó đổ vào dung dịch Potassium alum vừa pha ở trên, rồi thêm Mercuric oxide vào và khoấy đều. Để ngụi, thêm Glacial acid vào và lọc lại. 4. Eosin/Phloxine Stock Eosin (1% Eosin Y trong nước) 100ml Stock Phloxine (1% Phloxine B trong nước) 10ml 95% Ethanol 780ml Glacial acetic acid 4ml 5. Acid/ Alcohol Alcohol 70% 990ml Hydrochloric acid 10ml 6. 2% Potassium acetate Potassium acetate 20g Nước cất 1lít Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu i LỜI CẢM TẠ    Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Phạm Thanh Liêm và cô Đặng Thụy Mai Thy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Em thành thật biết ơn cô Nguyễn Thị Thu Hằng và cô Bùi Thị Bích Hằng đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này. Xin cảm ơn anh Cao Tuấn Anh và quí thầy cô- cán bộ thuộc bộ môn Sinh học và Bệnh Thủy Sản, khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ đã quan tâm giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn của em khi thực hiện đề tài. Cảm ơn gia đình, những người thân thương nhất của em đã luôn luôn bên cạnh ủng hộ và chia sẻ với em những khó khăn trong suốt bốn năm đại học cũng như trong khoảng thời gian thực hiện đề tài này. Và em cũng xin gởi những lời cảm ơn chân thành đến các bạn thuộc tập thể lớp Bệnh Học Thủy Sản- K30 đã quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ii TÓM TẮT    Đề tài được tiến hành từ tháng 02/2008 đến tháng 05/2008 với mục tiêu thành lập một bộ sưu tập về cấu trúc vi thể của các cơ quan trên cá lóc làm cơ sở cho những nghiên cứu về mô bệnh học tiếp theo. Mẫu cá lóc khỏe có trọng lượng từ 100-200g được thu ở chợ Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ và được phân tích tại phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học và Bệnh Thủy Sản khoa Thủy Sản trường Đại học Cần Thơ. Bằng phương pháp phân tích mô học, cấu trúc vi thể của các cơ quan trên cá lóc khỏe đã được quan sát và mô tả chi tiết. Sau khi giải phẩu, mẫu của các cơ quan như da-cơ được cố định trong dung dịch formol trung tính 10% còn các cơ quan khác như dạ dày, ruột, gan, mang, tim, thận, tỳ tạng thì được cố định trong dung dịch Bouin’s. Các bước của qui trình xử lý mẫu, đúc khối, cắt và nhuộm mẫu được thực hiện theo qui trình phân tích của phòng thí nghiệm Mô bệnh học, khoa Thủy Sản. Kết quả phân tích mô học trên 30 con cá lóc khỏe đã thành lập được một bộ sưu tập với 114 tiêu bản của 9 hệ cơ quan gồm: da, cơ, gan, dạ dày, ruột, tim, mang, thận, tỳ tạng. Luận văn cũng đã ghi nhận lại 44 hình ảnh đặc trưng minh họa cho cấu trúc vi thể của các hệ cơ quan kể trên. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu iii MỤC LỤC    Trang LỜI CẢM TẠ ..........................................................................................................i TÓM TẮT ..............................................................................................................ii MỤC LỤC .............................................................................................................iii DANH SÁCH HÌNH ..............................................................................................v Chương I: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1 Chương II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3 2.1 Sơ lược về nghiên cứu mô học ............................................................3 2.2 Nghiên cứu mô học trên cá ................................................................4 2.4 Vài nét về cá lóc .................................................................................7 2.4.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc .........................................................7 2.4.2 Tình hình nuôi cá lóc ở ĐBSCL .....................................................8 2.4.3 Những nghiên cứu trên cá lóc.......................................................10 Chương III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................11 3.1 Thời gian ..........................................................................................11 3.2 Địa điểm ...........................................................................................11 3.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................11 3.2.1 Vật liệu nghiên cứu ......................................................................11 3.2.2 Phương pháp................................................................................11 Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................17 4.1 Da.....................................................................................................18 4.2 Cơ ....................................................................................................21 4.3 Dạ Dày .............................................................................................24 4.4 Ruột..................................................................................................28 4.5 Gan...................................................................................................31 4.6 Mang ................................................................................................35 4.7 Tim...................................................................................................38 4.8 Thận .................................................................................................42 4.9 Tỳ tạng .............................................................................................47 Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT................................................................49 5.1 Kết luận ............................................................................................49 5.2 Đề xuất .............................................................................................49 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu iv TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................50 PHỤ LỤC .............................................................................................................52 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu v DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3. Các cơ quan của cá lóc khỏe ........................................................ 12 Hình 4.1 Cấu trúc da cá lóc (H&E, 40X) .................................................. 17 Hình 4.2 Cấu trúc lớp biểu bì (H&E, 40X) ............................................... 17 Hình 4.3 Cấu trúc lớp bì của da cá lóc (H&E, 40X).................................. 18 Hình 4.4 Cấu trúc lớp hạ bì của da cá lóc (H&E, 100X) ........................... 18 Hình 4.5 Lát cắt ngang của cơ vân cá lóc (H&E, 100X) ........................... 20 Hình 4.6 Lát cắt dọc của cơ vân cá lóc (H&E, 100X) ............................... 20 Hình 4.7 Lắt cắt ngang phần cơ dạ dày cá lóc (H&E, 100X)..................... 21 Hình 4.8 Lắt cắt ngang phần cơ ruột cá lóc (H&E, 100X) ........................ 21 Hình 4.9 Cấu trúc thành dạ dày cá lóc (H&E, 5X).................................... 23 Hình 4.10 Các tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày (H&E, 100X)........... 23 Hình 4.11 Lớp cơ trơn của thành dạ dày cá lóc (H&E, 20X)..................... 24 Hình 4.12 Cấu trúc của lớp dưới niêm mạc dạ dày cá lóc (H&E, 40X)..... 24 Hình 4.13 Tuyến dạ dày cá lóc (H&E, 40X)............................................. 25 Hình 4.14 Các tế bào tuyến dạ dày cá lóc (H&E, 100X)........................... 25 Hình 4.15 Lát cắt ngang ruột giữa của cá lóc (H&E, 5X).......................... 27 Hình 4.16 Cấu trúc của thành ruột cá lóc (H&E, 20X).............................. 27 Hình 4.17 Cấu trúc nếp gấp của ruột cá lóc (H&E, 100X) ........................ 28 Hình 4.18 Cấu trúc lớp cơ của thành ruột cá lóc (H&E, 20X)................... 28 Hình 4.19 Cấu trúc màng ngoài của gan cá lóc (H&E, 40X)..................... 30 Hình 4.20 Các mao mạch trong gan cá lóc (H&E, 100X) ......................... 30 Hình 4.21 Cấu trúc tuyến gan tụy (H&E, 100X) ....................................... 31 Hình 4.22 Tĩnh mạch gan trong tuyến gan tụy (H&E, 100X).................... 31 Hình 4.23 Trung tâm đại tực bào sắc tố trên gan (H&E, 100X) ................ 32 Hình 4.24 Ống tụy trên gan cá lóc (H&E, 100X)...................................... 32 Hình 4.25 Cấu trúc mang cá lóc (H&E, 5X) ............................................. 34 Hình 4.26 Động mạch vào mang (H&E, 40X) .......................................... 34 Hình 4.27 Phần ngọn của sợi mang sơ cấp (H&E, 100X) ......................... 35 Hình 4.28 Cấu trúc của sợi mang thứ cấp (H&E, 100X) ........................... 35 Hình 4.29 Thành tâm thất (H&E, 20X).................................................... 38 Hình 4.30 Thành tâm nhĩ (H&E, 100X).................................................... 38 Hình 4.31 Các sợi cơ tim cá lóc (H&E, 100X).......................................... 39 Hình 4.32 Phần cơ trơn ở bầu động mạch (H&E, 100X)........................... 39 Hình 4.33 Thận trước cá lóc (H&E, 40X)................................................. 41 Hình 4.34 Mặt cắt dọc của thận cá lóc (H&E, 40X).................................. 42 Hình 4.35 Quản cầu thận cá lóc (H&E, 100X).......................................... 42 Hình 4.36 Đoạn thận cổ (H&E, 100X)...................................................... 43 Hình 4.37 Đoạn gần tâm thứ nhất và thứ hai (H&E, 100X) ...................... 43 Hình 4.38 Đoạn thận xa (H&E, 100X)...................................................... 44 Hình 4.39 Ống góp chung (H&E, 100X) .................................................. 44 Hình 4.40 Cấu tạo của tỳ tạng cá lóc (H&E, 10X) .................................... 46 Hình 4.41 Lớp biểu mô quanh tỳ tạng cá lóc (H&E, 100X) ...................... 46 Hình 4.42 Cấu trúc tủy đỏ (H&E, 100X) .................................................. 47 Hình 4.43 Cấu trúc tủy trắng (H&E, 100X) .............................................. 47

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_2784.pdf
Luận văn liên quan