Cấu trúc tổ chức hoạt động của ngân hàng, hệ thống ngân hàng

O CBank cũn g xá c l ập bư ớc đi của một n gân hàn g bán l ẻ, phát triển thị phần nên với cơ chế mới phù hợp để p hát triển các loại hình dịch vụ. Cũng như O CBank, SCB đã điều chỉnh cơ cấu tổ chứ c theo hướng sáp nhập các phòng ban, bộ phận nghiệp vụ để tiết giảm lao động, chi phí t ại một số chi nhánh và phòng giao dịch, nhưng vẫn đảo bảo t ốt kế hoạch kinh doanh. M ặc dù tham gia thị trường chưa được bao lâu, nhưn g T rust Bank đã tích cực công t ác tái cơ c ấu t ổ chức ngân hàng theo dòng sản phẩm hư ớng về khách hàng. Trust Bank cũng t ách bạch rõ giữ a công tác giám sát và thự c hi ện nghiệp vụ để kiểm soát rủi ro trong hoạt độn g. T heo đó, HD Ba nk cũng lấy định hướng khách hàng làm trọng t âm cho mọi hoạt động, đảm bảo chất lượng dịch vụ t ốt hơn, nhưng rủi ro được kiểm soát chặt. HDBank sẽ đào tạo cán bộ mới gia nhập cũng như t ái đào tạo đối với nhữ ng người đã công tác và thành lập các phòng, ban nghiệp vụ t heo mô hình tổ chức nhằm thự c hiện chiến lược trở thành ngân hàng đa năng.

pdf53 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cấu trúc tổ chức hoạt động của ngân hàng, hệ thống ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoán, bảo hiểm. Việc cổ phần hóa, một nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể quá trình tái cấu trúc, đang được đẩy mạnh. Việc cổ phần hóa là tiền đề quan trọng trên lộ trình trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng và hiện đại của BIDV, chuẩn bị t âm thế, tiềm lực để cạnh tranh ngang sức với những ngân hàng của thế giới có kinh nghiệm, quy mô rất lớn tham gia khai thác thị trường Việt Nam. Ngân hàng Công Thương Việt Nam Ngày 23/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam với tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, tên thương hiệu là Vietinbank. Vietinbank sẽ cổ phần hóa theo hình thức giữ nguy ên vốn Nhà nước hiện có, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn theo nguyên tắc Nhà nước giữ cổ phần chi phối, không thấp hơn 51% vốn điều lệ. Tổng khối lượng cổ phần phát hành lần đầu là 20% vốn điều lệ, trong đó cổ phần bán đấu giá công khai và bán cho nhà đầu tư chiến lược trong nước là 5% vốn điều lệ ; cổ phần bán lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là 10% vốn điều lệ. Vào thời điểm thích hợp chào bán cổ phiếu ra thị trường quốc tế. Vietinbank lựa chọn không quá 2 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và tỷ lệ cổ phần bán cho nhà đầu tư nước ngoài qua các giai đoạn không quá 20% vốn điều lệ, theo phương thức thỏa thuận, phù hợp với nguyên tắc thị trường và theo qui định của pháp luật. Vốn điều lệ của Vietinbank hiện đạt 13,4 nghìn tỷ đồng. Thời gian tới, ngân hàng sẽ phải trình Thủ tướng quyết định giá khởi điểm cho phiên đấu giá và giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Phương án cổ phần hoá Vietinbank được đánh giá là có phần thận trong hơn với phương án cổ phần hoá của Vietcombank. Theo phương án đã phê duyệt Vietcombank được phát hành tối đa 30% vốn điều lệ ở đợt đầu tiên. Ở ngay lần phát hành đầu tiên này, room dành cho đối tác chiến lược nước ngoài lên đến 20%. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 34 Về hình thức pháp lý, Agribank là Công ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc. Agribank có vốn điều lệ 20,708.73 tỷ đồng, trụ sở chính tại Lô 2B.XV, Khu đô thị mới Mỹ Đình I, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, chuyên kinh doanh t iền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Agribank đang hoàn t ất các thủ tục chuyển đổi, đặc biệt là xác định chính xác số vốn Nhà nước thực có đến thời điểm 30/06/2010 để làm căn cứ xác định mức vốn điều lệ thực có của ngân hàng. Sau đó, Agribank sẽ thực hiện việc điều chỉnh mức vốn điều lệ theo quy định. Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long Vốn điều lệ của M HB là hơn 4.515 tỷ đồng. Cổ phần Nhà nước nắm giữ là 68,1% vốn điều lệ và tổng khối lượng phát hành lần đầu là 31,9% vốn điều lệ. Trong đó, cổ phần bán đấu giá công khai trong nước là 14,34% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho cán bộ nhân viên là 0,56% vốn điều lệ; 15% vốn điều lệ là cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và cổ phần bán cho Tổ chức công đoàn là 2% vốn điều lệ. Việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược là phải dựa trên nguy ên t ắc nhà đầu tư chiến lược cam kết đầu tư dài hạn, không được chuyển nhượng cổ phần trong thời gian ít nhất là 5 năm, kể từ ngày MHB được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà ĐBSCL kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của MHB trước khi chuy ển đổi, tiếp tục kinh doanh các ngành nghề hiện MHB đang thực hiện và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan đại diện sở hữu phần vốn nhà nước tại MHB. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định mức bán đấu giá cổ phiếu của MHB, chỉ đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà ĐBSCL lựa chọn cổ đông chiến lược. Sự khó khăn của việc cổ phần hóa các NHTM Nhà nước Sự thiếu minh bạch trong quá trình phát hành trái phiếu t ăng vốn gây rủi ro cho các nhà đầu tư và làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trong tiến trình cổ phần hóa. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trước khi tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước phải tăng vốn để đạt tới chỉ tiêu an toàn vốn theo quy định là 9%. Để làm đư ợc điều đó, các ngân hàng thương mại nhà nước phải phát hành trái phiếu Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 35 để tăng vốn. Theo hình thức này, ngân hàng thương mại nhà nước sẽ cam kết với nhà đầu tư mua trái phiếu về quyền được mua cổ phiếu khi ngân hàng cổ phần hóa. Tuy nhiên, vấn đề tăng vốn bằng phát hành trái phiếu của ngân hàng là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ và hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Và không chỉ có giới lãnh đạo mà ngay cả những người làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vẫn còn có cách đặt vấn đề chưa rõ ràng. Điều đó khiến cho công chúng cũng như các nhà đầu tư trở nên hoang mang, cho rằng có một số vấn đề không minh bạch đang diễn ra. Hầu hết các ngân hàng thương mại nhà nước không đưa ra tỉ lệ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu là bao nhiêu hay thời gian để thực hiện quyền ưu đãi mua cổ phiếu của các trái chủ cũng chưa được xác định cụ thể. Sự thiếu minh bạch như vậy khiến cho các nhà đầu tư phải chịu nhiều rủi ro và ngay chính bản thân ngân hàng cũng bị giảm sút uy tín. Các nhà đầu tư luôn sẵn sàng bỏ t iền ra cho quá trình tăng vốn của ngân hàng thương mại nhà nước vì họ kì vọng rằng giá trị của ngân hàng sau khi cổ phần hóa sẽ tăng lên và họ chính là những người được hưởng thành quả đó. Nếu trong quá trình phát hành trái phiếu chuy ển đổi mà có gì đó không bảo đảm thì rõ ràng việc đầu tư như vậy phải chịu nhiều rủi ro và hệ quả tất yếu là sự suy giảm tinh thần cũng như lòng tin của các nhà đầu tư. Điều đó gây ảnh hưởng xấu cho các ngân hàng thương mại nhà nước tiến hành cổ phần hóa( đặc biệt là những ngân hàng tiến hành cổ phần hóa sau). Trong thực tế, việc phát hành trái phiếu tăng vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2005 đã chứng minh cho những rủi ro mà các nhà đầu tư gặp phải khi mua trái phiếu. Trái phiếu tăng vốn năm 2005 của N gân hàng N goại Thương Việt Nam thực chất không phải là trái phiếu chuy ển đổi mà là trái phiếu tăng vốn có kèm theo quyền mua cổ phiếu phổ thông của ngân hàng theo giá thị trường tại thời điểm cổ phần hóa. Nói cách khác, các trái chủ chỉ được tham gia đấu thầu không cạnh tranh khi ngân hàng thực hiện cổ phần hóa và dùng tiền gốc lẫn tiền lãi trái phiếu để mua cổ phiếu theo giá đấu giá. Có thể thấy các rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải khi mua những trái phiếu đó là như sau: Rủi ro về thời gian thực hiện quyền ưu đãi mua cổ phiếu: Theo Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/9/2005 về việc cổ phần hóa ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thì ngân hàng Ngoại thương sẽ thực hiện bán cổ phần trong năm 2006. Tuy nhiên, thời điểm tiến hành bán đấu giá lần đầu ra công chúng chỉ được xác định khi có quyết định của Chính phủ về thời điểm cổ phần hóa ngân hàng N goại thương và trên thực tế, cho đến 2008 ngân hàng Ngoại thương mới tiến hành bán cổ phần. Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 36 Rủi ro về mức giá chuyển đổi: mức giá chuyển đổi được xác định dựa trên kết quả bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng và phụ thuộc hoàn toàn vào quan hệ cung câu vào thời điểm bán đấu giá. Mặt khác, phương thức lựa chọn mức giá trúng thầu khi đấu giá cũng ảnh hưởng tới mức giá chuyển đổi. Giá chuyển đổi càng cao thì hệ số chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu càng thấp. Rủi ro về số lượng cổ phiếu chuyển đổi: Ngân hàng Ngoại t hương cho rằng sẽ có đủ số lượng cổ phiếu để các trái chủ thực hiện quyền chuyển đổi tại lần đầu phát hành cổ phiếu vì “ hình thức cổ phần hóa là giữ nguyên vốn nhà nước t ại ngân hàng, phát hành thêm cổ phiếu để thu hút thêm vốn và việc bán cổ phiếu theo nhiều đợt, mỗi đợt không quá 10% vốn điều lệ để tăng vốn”. Thế nhưng đó mới chỉ là dự kiến của ngân hàng. Và Chính phủ mới là người có thẩm quyền quyết định ngân hàng cổ phần hóa theo hình thức nào, số lượng cổ phiếu được phép phát hành ra công chúng và dành cho trái chủ được thực hiện việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Hiện tượng phát hành trái phiếu không minh bạch như trên có nhiều lí do. Về phía ngân hàng, do sức ép tài chính và yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa mà phải tăng vốn càng nhanh càng tốt, lãi suất huy động càng thấp càng tốt. Về phía nhà đầu tư, do chưa tìm hiểu kĩ về cơ chế phát hành cũng như tâm lí đầu tư theo đám đông mua trái phiếu của ngân hàng. Cách thức phát hành trái phiếu huy động vốn như vậy có thể giúp cho ngân hàng thương mại nhà nước đạt được mục tiêu tăng vốn một cách nhanh chóng với lãi suất thấp. Nhưng về lâu về dài mà nói t hì nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của ngân hàng. Các nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ tín nhiệm thấp đối với các ngân hàng thương mại nhà nước sau khi cổ phần hóa. Mặt khác, trong thời gian gần đây trái phiếu chuyển đổi của một vài ngân hàng có hiện tượng sụt giá phản ánh rõ thái độ xem xét lại của nhà đầu tư đối với trái phiếu này. Điều đó khiến cho các ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện cổ phần hóa sau gặp kho khăn trong việc tăng vốn theo hình thức phát hành trái phiếu như vậy.  Khó khăn trong vấn đề xác định giá trị ngân hàng Vấn đề xác định giá trị ngân hàng có thể nói là vướng mắc cơ bản nhất trong quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước. Xuất phát từ những đặc thù về chức năng và lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng mà việc xác định giá trị ngân hàng khi t iến hành cổ phần hóa là rất khó khăn và phức tạp. Phần lớn tài sản của ngân hàng là những Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 37 loại tài sản mà giá trị của chúng rất khó xác định. Đó là giá trị thương hiệu, là các khoản tín dụng, là các tài sản vô hình khác… Xác định giá trị của những tài khoản đó không giống như xác định giá trị những tài sản thông thường khác, không dựa vào giá trị sổ sách, mệnh giá hay giá thị trường mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như: tình hình kinh doanh của ngân hàng, mực độ rủi ro, tính thanh khoản, mức sinh lời dự tính, tỷ giá hối đoái…  Khó khăn trong việc xác định tổ chức tư vấn cổ phần hóa Cổ phần hóa ngân hàng là một vấn đề rất nhạy cảm. Đảng và Nhà nước ta đã coi ngân hàng chính là huyết mạch của nền kinh tế, đặc biệt các ngân hàng thương mại nhà nước lại được coi là chủ lực của hệ thống ngân hàng quốc gia. Cho nên, việc tìm được đối tác thẩm định giá trị ngân hàng và tư vấn cho quá trình cổ phần hóa là điều không hề đơn giản. Trong thực tế, việc lựa chọn nhà tư vấn cổ phần hóa cho ngân hàng thương mại nhà nước đều thực hiện chậm trễ so với dự kiến của các ngân hàng. Hiện nay, nguyên tắc lựa chọn các tổ chức tư vấn tiềm năng là: Tổ chức tư vấn tài chính độc lập, có uy tín quốc t ế, có kinh nghiệm thực hiện tư vấn cổ phần hóa ngân hàng thương mại, có định chế tài chính, có đội ngũ phân tích ngành ngân hàng, có kinh nghiệm trong việc tư vấn phát hành cổ phiếu tại Châu á và các thị trường mới nổi hoặc có kinh nghiệm đối với hoạt động cổ phần hóa t ại các nước thuộc khối Chủ nghĩa xã hội trước đây, có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam và hoạt động của ngân hàng cổ phần hóa, sử dụng các bảng đánh giá mới nhất để đánh giá kinh nghiệm của các nhà tư vấn. Đồng thời, quy trình lựa chọn tổ chức tư vấn quốc tế gồm 4 bước với sự tham gia xét duyệt chặt chẽ của ngân hàng được cổ phần hóa, N gân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính để lựa chọn tổ chức tư vấn cũng như mức phí trước khi giao cho ngân hàng được cổ phần hóa trực tiếp đàm phán và kí kết hợp đồng tư vấn. Như vậy, do gặp phải những điều kiện chặt chẽ về tổ chức tư vấn, về quy trình lựa chọn, về giá cả cho nên việc lựa chọn và thuê tổ chức tư vấn là rất khó khăn. Trong điều kiện khó khăn của ngân sách Nhà nước hiện nay, các ngân hàng đành phải chấp nhận chậm tiến độ để đảm bảo cho lợi ích Nhà nước. Đó là khuyết điểm mà Ngân hàng nhà nước đã phải thừa nhận. Hơn nữa, theo yêu cầu của Ban chỉ đạo cổ phần hóa thì ngân hàng phải đàm phán chi tiết với từng tổ chức tư vấn là ứng viên. Quá trình này cũng xảy ra rất nhiều vướng mắc do có sự khác biệt giữa yêu cầu của ngân hàng được cổ phần hóa và phương thức đề Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 38 xuất giải quyết của nhà tư vấn. Yêu cầu của ngân hàng không theo các thông lệ quốc tế khiến cho nhà tư vấn trởi nên lúng túng. Có những yêu cầu vượt quá khuôn khổ tài chính và liên quan đến pháp luật mà nhà tư vấn không thể tư vấn. Minh chứng là khi ngân hàng Ngoại thương Việt Nam lựa chọn tổ chức tư vấn. Mỗi một đối tác tư vấn xác định giá trị của ngân hàng Ngoại thương theo một mức giá khác nhau. Chính phủ yêu cầu ngân hàng Ngoại thương phải chọn lựa nhà tư vấn thế nào để sau này xác định giá trị ngân hàng không làm thất thoát tài sản của N hà nước. Trong khi đó, ngân hàng N goại thương lại quan tâm tới việc xác định đúng giá trị thương hiệu và giúp họ phát triển sau cổ phần hóa. Có thể nói, vấn đề lớn nhất ở đây là chúng ta quá thiếu kinh nghiệm, chúng ta ra đề bài nhưng lại không rõ mình cần cái gì nên nhà tư vấn không thể giải quyết được.  Khó khăn trong việc xử lí nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước trước khi cổ phần hóa Theo số liệu mà Ngân hàng Nhà nước công bố gần đây thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước ở nước t a hầu hết đều ở mức thấp. Những số liệu đó được đưa ra dựa trên kết quả phân loại nợ theo Quyết định 493 của N gân hàng Nhà nước về phân loại nợ của ngân hàng. Tuy nhiên, theo báo cáo kiểm toán của một số tổ chức kiểm toán quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam là rất cao, lên tới hàng chục phần trăm. Vấn đề là ở chỗ quan điểm phân loại nợ theo các quy định pháp luật Việt Nam có sự khác biệt rất lớn so với các tiêu chuẩn quốc tế. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng nhà nước thì: “ Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3( dưới chuẩn), nhóm 4( nghi ngờ) và nhóm 5( có khả năng mất vốn)”. Cụ thể là nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và gốc trên 90 ngày. Đồng thời, tại Điều 7 của Quyết định cũng quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạc toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Như vậy, nợ xấu theo pháp luật Việt Nam được xác định dựa trên 2 yếu tố: quá hạn 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Định nghĩa trên có thể coi là đã sát với thông lệ quốc tế trong cách hiểu về nợ xấu. Tuy nhiên, việc áp dụng nó trong thực t ế có rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Cho đến nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đều mới chỉ hạch toán nợ xấu theo thời gian quá hạn trên 90 ngày còn việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng đang gặp rất nhiều khó khăn và phần lớn các ngân hàng đều chưa hoặc đang thí điểm áp dụng yếu tố này. Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 39 Một lí do khác là tình trạng tài chính của một bộ phận lớn các doanh nghiệp ở nước ta, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước đều gặp rất nhiều khó khăn, vốn tự có chỉ đạt từ 5%- 10% tổng vốn hoạt động, khả năng sinh lời rất thấp… Và vì vậy, nếu các ngân hàng thương mại áp dụng phương pháp phân tích dòng tiền tương lai và xếp hạng tín dụng thì đa số các doanh nghiệp đó không thể vay vốn, toàn bộ số nợ hiện tại của họ có thể xếp hạng là nợ xấu. Tình trạng đó khiến cho các ngân hàng thương mại lúng túng và thường thì các ngân hàng vẫn cho vay cũng như không coi đó là nợ xấu. Việc xác định nợ xấu như vậy là dựa nhiều trên cơ sở định lượng mà chưa coi trọng cơ sở định tính, chưa tuân theo các tiêu chuẩn phân loại nợ quốc tế. Các ngân hàng thương mại nhà nước trên thực tế vẫn có thể cho vay đảo nợ, biến nợ quá hạn thành nợ trong hạn, gia hạn nợ… Khi cổ phần hóa và hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ vấp phải nhiều khó khăn do tiêu chuẩn phân loại nợ còn cách xa thực t ế. Quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước đòi hỏi phải giải quyết triệt để các tranh chấp kinh tế, giải quyết nợ xấu, nợ tồn đọng…Việc xử lí nợ xấu với thực trạng như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian, gây ảnh hưởng xấu đến tiến trình cổ phần hóa.  Khó khăn trong xử lí tài chính khi cổ phần hóa Theo quy định của pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng thương mại nhà nước phải t iến hành kiểm kê, đối chiếu, phân loại tài sản, công nợ và xử lí các vấn đề tài chính trước khi tiến hành định giá. Tuy nhiên, khi triển khai cụ thể những công việc này thì các ngân hàng lại gặp phải những khó khăn không nhỏ. Đó là do hoạt động ngân hàng có nhiều đặc thù so với hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước khác nên khi thực hiện đã vấp phải một số vướng mắc chưa được hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính số 146/2007/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nư ớc thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP hoặc đã hướng dẫn nhưng chưa phù hợp với đặc thù hoạt động của ngân hàng. Xử lí tài sản là một trở ngại lớn đối với ngân hàng khi họ chưa được tự phát mại tài sản, nhất là khi khách hàng không hợp tác và các cơ quan chức năng nhiều khi chưa hỗ trợ hiệu quả. Hay khi bán tài sản trên đất của doanh nghiệp nhà nước vay tiền ngân hàng, giá trị quyền sử dụng đất thường bị chính quyền địa phương thu vào ngân sách nhà nước mà không dùng để trả cho ngân hàng. Có trường hợp ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi đất đang Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 40 thế chấp ngân hàng cho đơn vị khác thuê, chỉ đề bù giá trị tài sản trên đất với mức thấp. Việc bán tài sản công khai chưa có hướng dẫn cụ thể vì tổ chức đấu giá liên quan đến giấy phép và quy định về đấu giá. Bên cạnh đó, nợ quá hạn theo tiêu chuẩn quốc tế t ại các ngân hàng thương mại nhà nước là rất lớn. Số liệu từ N gân hàng Nhà nước cho thấy số nợ tồn đọng trong các ngân hàng thương mại nhà nước rất nhiều, lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng. Trong khi đó, thực tế hoạt động của Tổ chức xử lí nợ quốc gia( DATC) và các tổ chức xử lí nợ tồn đọng trong thời gian qua cho thấy các cơ chế hiện hành vẫn chưa thực sự phù hợp. Trước hết, về cơ chế xử lí nợ, các quy định áp dụng cho DATC hầu như không tạo quyền ưu tiên trong việc tiếp cận và khai thác thông tin đánh giá khoản nợ cho nên đã gây ra không ít khó khăn trong việc mua và xử lí nợ. Thứ hai, xét về cơ chế tạo cung cầu cho xử lí nợ. Cơ chế quản lí tài chính hiện hành không buộc các doanh nghiệp nhà nước có nợ tồn đọng phải thực hiện việc bán nợ cho DATC. Do vậy mà vì tâm lí sợ trách nhiệm, sợ đụng chạm và mất quyền lợi nên các doanh nghiệp nhà nước thường chọn phương án t iếp tục treo nợ trong sổ kế toán để đảm bảo an toàn hơn là bán với giá thấp cho DATC rồi phải giả trình và gánh chịu những phiền phức có thể phát sinh. Nguồn cung về nợ tông đọng mặc dù là có nhưng lại bị hạn chế bởi tâm lí và nhận thức của chính chủ nợ- là các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng. Thứ ba, xét về mục tiêu xử lí nợ. Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia cho thấy việc xử lí nợ tồn đọng thường gắn liền và phục vụ cho một chính sách kinh tế cụ thể của đất nước chứ không thường chỉ nhằm xử lí nợ tồn đọng ở trong từng doanh nghiệp. Vì vậy, các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, M alaysia không đặt vấn đề bảo toàn vốn và có lợi nhuận làm nguyên tắc hoạt động cho các tổ chức xử lí nợ mà thay vào đó, họ yêu cầu các tổ chức xử lí nợ phải tối đa hóa giá trị thu hồi để giảm thiểu gánh nặng ngân sách mà Chính phủ phải bỏ ra để hỗ trợ cho chương trình xử lí nợ tồn đọng. Còn ở Việt Nam, chúng ta lại yêu cầu các tổ chức xử lí nợ quốc gia phải hoạt động với mục đ ích vừa làm lành mạnh hóa tài chính, thúc đẩy cổ phần hóa lại vừa theo cơ chế hạch toán kinh doanh. Và như vậy là để bảo toàn vốn theo yêu cầu của cơ chế tài chính áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước thì DATC buộc phải cân nhắc chọn lựa kĩ những khoản nợ ít gặp rủi ro mất vốn nhất để xử lí. Điều này làm cho quá trình xử lí nợ chậm lại và số lượng các khoản nợ được xử lí cũng ít đi. Đó chính là mâu thuẫn trong giữa một bên là mục tiêu xử lí nợ Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 41 tồn đọng, thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và một bên là yêu cầu phải bảo toàn vốn và có lợi nhuận. Nó đòi hỏi phải có một cơ chế phù hợp, giải quyết được những vướng mắc phát sinh, tạo điều kiện cho DATC và các tổ chức xử lí nợ khác hoạt động có hiệu quả nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa. Ngoài ra, việc xử lí các khoản nợ của ngân hàng thương mại nhà nước còn vấp phải một số những vướng mắc từ chính những quy định của pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Các văn bản pháp lí điều chỉnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay còn có những quy định đề cao quyền lợi của các doanh nghiệp cổ phần hóa hơn là quyền lợi của các chủ nợ( thường là các ngân hàng) trong quá trình cổ phần hóa. Nó khiến cho các doanh nghiệp nhà nước có tâm lí ỷ lại vào việc xử lí nợ của nhà nước mà không chủ động giải quyết các khoản nợ trước khi cổ phần hóa, nhất là các khoản nợ vay của ngân hàng thương mại nhà nước. Đến lượt mình, các ngân hàng thương mại nhà nước phải tìm cách xử lí những khoản nợ đó khi tiến hành cổ phần hóa.  Khó khăn trong việ c huy động vốn khi cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước M ột vấn đề được quan tâm rất nhiều là sau khi cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước phải đảm bảo được năng lực hội nhập kinh tế quốc tế, đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và trên thế giới. Điều đó là rất khó khăn bởi vì quy mô của các ngân hàng thương mại nhà nước là rất nhỏ. Hiện nay, theo các phương án đưa ra thì việc tăng vốn nhà nư ớc có thể bằng hai hình thức. Phương án thứ nhất là giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại ngân hàng , xem đó là 51% và phần còn lại sẽ huy động bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thu hút vốn từ các cổ đông trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phương án này gặp hạn chế ở chỗ là khi phần vốn nhà nước còn quá thấp thì số 49% huy động thêm cũng không đáng kể gì và năng lực tài chính của ngân hàng được tăng lên cũng sẽ không đáng kể. Chẳng hạn, một ngân hàng có tổng trị giá 5000 tỷ đồng thì theo phương án này, số còn lại được phép huy động tối đa cũng chỉ được 4804 tỷ đồng. Xác định tỷ lệ vốn như vậy rõ ràng không đạt được mục t iêu cổ phần hóa là tăng năng lực t ài chính cho ngân hàng có đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế khác. Phương án thứ hai là bổ sung vốn Nhà nước để mức vốn điều lệ của ngân hàng tăng đến đâu thì mức vốn của Nhà nước tăng đến đó, luôn đảm bảo nhà nước chiếm giữ tỷ trọng 51%. Tuy nhiên phương thức này lại có hạn chế là khả năng bổ sung vốn của ngân Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 42 sách nhà nước. Theo báo cáo của N gân hàng Nhà nước, hiện nay ngân sách nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, không đủ vốn để luôn duy trì tỷ lệ 51% khi mức vốn điều lệ của ngân hàng tăng cao. Đó là trở ngại không nhỏ đối với ngân hàng thương mại nhà nước khi cổ phần hóa.  Khó khăn trong việc xác định cơ cấu sở hữu vốn điều lệ Việc xác định cơ cấu sở hữu vốn điều lệ tại ngân hàng sau cổ phần hóa theo quy định của pháp luật hiện hành cũng làm nảy sịnh một số vấn đề cho quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước. Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước trong ngân hàng sau cổ phần hóa là tối thiểu 51%. Điều đó giúp cho Nhà nước duy trì được ảnh hưởng của mình đối với ngân hàng cổ phần hóa và hướng phát triển của ngân hàng sau cổ phần hóa không lệch ra ngoài đường lối chung của Nhà nước. Tuy nhiên, xác định tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước như vậy làm phát sinh một số vấn đề. Thứ nhất, với tỷ lệ nắm giữ cổ phần 51%, Nhà nước sẽ phải bổ sung vốn cho ngân hàng sau cổ phần hóa khi ngân hàng có nhu cầu t ăng vốn điều lệ. Đó là điều tất yếu sẽ xảy ra khi ngân hàng muốn hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Để hội nhập kinh t ế quốc tế và đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực cũng như quốc tế thì ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần phải t ăng năng lực t ài chính của mình hơn nữa. Trong khi đó, khả năng của ngân sách nhà nước là có hạn. N gân sách nhà nước còn có rất nhiều khoản đầu tư khác phải thực hiện cho sự phát triển chung của đất nước và luôn luôn trong tình trạng không dư dật. Như vậy, tỷ lệ cổ phần chi phối mà nhà nước nắm giữ sẽ tạo nên một áp lực rất đáng kể cho ngân sách nhà nước vốn rất eo hẹp. Thứ hai, vấn đề Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối trong ngân hàng sau cổ phần hóa cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc quản lí ngân hàng sau cổ phần. Chúng ta biết rằng sở dĩ các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ chính là bắt nguồn từ sở hữu và phương thức quản lí. Do sở hữu là của Nhà nước, người điều hành do Nhà nước bổ nhiệm. N gười quản lí đại diện cho nhà nước nắm quyền quản lí doanh nghiệp và quyền sở hữu nhà nước trở thành quyền sở hữu của cá nhân được giao, dẫn đến tự chủ nhưng không chịu trách nhiệm, lợi ích của cá nhân được giao quyền quản lí doanh nghiệp đó lại thể hiện rõ rệt dưới nhiều hình thức như độc đoán, chuyên quyền, gia đình trị, tham ô… Doanh nghiệp thì luôn luôn có tâm lí ỉ lại, trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước, hoạt động kém năng động, tính hiệu quả thấp. Cổ phần hóa là để xác định rõ ràng người Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 43 làm chủ đích thực có quyền định đoạt trong quản lí, rõ trách nhiệm trong quản lí và điều hành, tăng cường được tính cạnh trạnh, tránh được thất thoát vốn và t ài sản… ở ngân hàng thương mại nhà nước sau khi cổ phần hóa, việc Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần chi phối cũng có nghĩa là Nhà nước vẫn là người định đoạt lớn nhất trong ngân hàng và cơ cấu quản lí ngân hàng. Ngân hàng sau cổ phần rất dễ lại bị lâm vào tình trạng “ bình mới rượu cũ”. Các bài học về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trước đây cho thấy rất rõ điều này. Có nơi, giám đốc để doanh nghiệp thua lỗ 10 năm liên t iếp và sau khi cổ phần hóa vẫn đại diện sở hữu nhà nước tiếp tục làm giám đốc. Trong trường hợp đó, hầu như toàn bộ ban lãnh đạo cũ vẫn được giữ nguyên. Nó t ạo ra tình trạng cổ phần hóa rồi nhưng cơ chế trông chờ, ỷ lại có thay đổi cũng chỉ thay đổi được rất ít. Bên cạnh tỷ lệ cổ phần chi phối của Nhà nước, vấn để tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược của ngân hàng cũng làm nảy sịnh nhiều vấn đề. Một trong những mục tiêu khi cổ phần hóa ngân hàng t hương mại nhà nước là nhằm tranh thủ kinh nghiệm quản lí, điều hành cũng như công nghệ hiện đại của các nhà đầu tư mà đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược. Các nhà đầu tư chiến lược thường là các định chế tài chính hùng mạnh, có uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực t ài chính ngân hàng. Họ sẵn sàng góp vốn cũng như những yếu tố khác vào ngân hàng thương mại nhà nươc khi cổ phần hóa với mong muốn cùng tạo lập nên một ngân hàng giàu mạnh và cùng chia sẻ những thành quả đạt được. Tuy nhiên, với quy định của pháp luật hiện nay thì các nhà đầu tư chiến lược chỉ được nắm không quá 20% tổng số vốn điều lệ của ngân hàng sau cổ phần. Với tỉ lệ sở hữu cổ phần như vậy, các nhà đầu tư chiến lược không thể có ảnh hưởng lớn đối với việc quản lí cũng như điều hành ngân hàng và điều đó khiến cho các nhà đầu tư chiến lược giảm nhiệt tình đối với quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước. nó cũng khiến cho mục tiêu tranh thủ vốn, công nghệ quản lí , điều hành cũng như tranh thủ uy tín của các nhà đầu tư chiến lược trở nên khó đạt được hoặc có đạt được nhưng không được như mong muốn. M ong muốn khi cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước là kinh doanh đạt hiệu quả tốt hơn, kết hợp hài hòa các lợi ích để không ngừng phát triển và hội nhập. Tuy nhiên, cũng phải cần xem xét lại khía cạnh Nhà nước nắm cổ phần chi phối và t ỉ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược. Nếu như không giải quyết tốt những vấn đề đó thì sẽ rơi vào cổ phần hóa hình thức, cải lương, không khác gì so với doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hóa và không đạt được các mục tiêu cổ phần hóa đặt ra. Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 44  Sự thiếu vắng các văn bản pháp lí điều chỉnh trực tiế p quá trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước Cho đến thời điểm hiện nay, các quy định về mặt pháp lí của Nhà nước dành riêng cho quá trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước là hầu như chưa có. Số lượng các văn bản quy định về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là ngân hàng còn rất hạn chế mà chỉ có các quy định về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nói chung, sản xuất, kinh doanh các hàng hóa dịch vụ thông thường. Hiện tại, vấn đề cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước được điều chỉnh bởi văn bản pháp lí có hiệu lực cao nhất là Nghị định của Chính phủ số109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, kế đến là Thông tư của Bộ Tài chính số 146/2007/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP, các văn bản khác hướng dẫn thực hiện Nghị định 109, Nghị Định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số văn bản pháp luật về chứng khoán, tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng thương mại nhà nước không chỉ là doanh nghiệp nhà nước thông thường mà nó có nhiều đặc thù trong hoạt động nói chung cũng như trong vấn đề cổ phần hóa nói riêng. Và nếu áp dụng những quy định chung cho cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước vào quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước thì rõ ràng là sẽ có nhiều điểm không phù hợp. Điều đó gây không ít cản trở cho quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước. 3.2.6. Môi trường hoạt động của ngành ngân hàng của Việt Nam 3.2.6.1. Sự thay đổi về số lượng và cấu trúc của hệ thống ngân hàng Theo số liệu của N gân hàng Nhà nước VN tính đến ngày 30/12/2010 hệ thống các ngân hàng đang hoạt động tại VN được thống kê theo bảng sau: STT Loại hình 2010 1 Ngân hàng thương mại nhà nước 6 2 Ngân hàng chính sách 1 3 Ngân hàng thương mại cổ phần 37 4 Ngân hàng liên doanh 5 Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 45 5 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 48 6 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5 7 Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại VN 48 Tổng cộng 150 Cấu trúc của khu vực ngân hàng hiện nay đã đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình hoạt động. Bên cạnh các ngân hàng thương mại nhà nước đã xuất hiện ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài và nhiều tổ chức tín dụng. 3.2.6.2. Sự gia tăng ứng dụng của công nghệ trong việc cung cấp các sản phẩm mới cho khách hàng Công nghệ hiện đại quyết định sức cạnh tranh và đầu tư vào công nghệ là hướng ưu tiên số 1 nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm chi phí, tối đa hoá khả năng xử lý và hiệu quả quản lý nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam hiện nay tiếp tục đầu tư/nâng cấp mạng diện rộng và hạ tầng công nghệ thông t in với các giải pháp kỹ thuật và phương thức truyền thông phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Xây dựng hệ thống ứng dụng lõi (core-banking) làm nền tảng chính phục vụ cho các hoạt động ngân hàng; đây chính là cơ sở tiền đề cho phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng qua mạng viễn thông (e-banking, mobile-banking…). Hệ thống máy ATM, POS đã được triển khai rất nhanh chóng với công nghệ hiện đại, nổi bật trên t hị trường thẻ hiện nay là VCB, EAB và VPBank. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam thì tính đến cuối năm 2010 số lượng máy ATM của các ngân hàng là 11294 máy, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2007 (4.855 máy ATM). Theo số liệu mới nhất của N gân hàng (NH) Nhà nước, đến tháng 6-2011, cả nước có gần 34 triệu thẻ thanh toán do các NH phát hành, gồm thẻ ATM, thẻ t ín dụng... Trong đó, thẻ ATM chiếm hơn 93% (gần 32 triệu thẻ). Các NH có số phát hành t hẻ cao là Viet combank 4,7 triệu t hẻ ATM; VietinBank 5,6 triệu thẻ; Đông Á 5,1 triệu thẻ và đứng đầu là Agribank với 5,7 triệu thẻ. Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 46 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngân hàng trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân, các nhà đầu tư tiếp cận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Thẻ ngân hàng đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến, phổ thông với mọi đối tượng khách hàng. Một số NHTM còn phát triển nhiều tiện ích gia tăng khác trên thẻ như thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, bảo hiểm,... góp phần tạo thói quen và nâng cao nhận thức của người dân về các phương tiện thanh toán mới. 3.2.6.3. Sự gia tăng cạnh tranh Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ t ài chính đang ngày càng trở lên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục dịch vụ, kết hợp với sự khó khăn của nền t ài chính năm 2011 cùng với áp lực gia t ăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu theo quy định là 3.000 tỷ đồng dẫn đến xu thế sát nhập và mua bán trong ngành tài chính, ngân hàng (NH) trong thời gian tới. Từ đầu năm 2011 đến nay, hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng của Việt N am diễn ra chưa nhiều, nhưng so với những năm trước, hoạt động này đã mạnh lên, cả về số lượng và giá trị các thương vụ. Đến tháng 6/2011, ngành ngân hàng ghi nhận có 5 thương vụ M&A như việc Ngân hàng Công thương Việt Nam (Viettinbank) bán 10% cổ phần cho công ty tài chính quốc tế (IFC), N gân hàng An Bình (ABBank) bán 600 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho IFC và M aybank, Ngân hàng Phát triển Mê Kong (MDB) bán 15% cổ phần cho đơn vị đầu tư thuộc Temasek và Ngân hàng Quốc tế (VIB) bán 5% cổ phần cho Commonwealth Bank của Australia. Và từ nay đến cuối năm, những đơn vị đã có hoạt động M&A sẽ tiếp tục thực hiện việc mua bán và sáp nhập. Hiện nay, Viettinbank dự định sẽ bán tiếp 15% cổ phần cho một ngân hàng Canada vào quý III năm 2011. Ngân hàng này cũng dự kiến mua 30% cổ phần tại Ngân hàng phát triển Lào trong cuối năm 2011. Vì áp lực cạnh tranh và sáp nhập nên mỗi ngân hàng Việt Nam phải tự xác định và tìm lối đi riêng cho mình. BIDV hiện nay là một trong những ví dụ về hoạt động đa năng khi xác định chiến lược dựa trên 4 trụ cột: kinh doanh ngân hàng – đầu tư tài ch ính – chứng khoán – bảo hiểm. Bên cạnh việc t hành lập hàng loạt các công ty thành viên trong những lĩnh vực này, BID V cũng đang tiếp tục tăng cường các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và đẩy mạnh các hoạt động t ài trợ dài hạn cho các dự án lớn, xúc t iến các hoạt động tư vấn tài chính và duy trì vị trí tiên phong trong phát triển thị trường các công cụ tài chính phái sinh (financial derivatives) ở Việt Nam. Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng hoạt động Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 47 khá năng động trên thị trường vốn; đến nay BID V đã trở thành nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất, là nhà phát hành trái phiếu lớn thứ 3 toàn nền kinh tế sau Kho bạc nhà nước và VDB chuyên phát hành trái phiếu chính phủ. N gày càng quan trọng hơn trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (investment banking) của BIDV càng rõ nét. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chúng ta sẽ thấy rõ hơn sự xuất hiện của các loại ngân hàng chuy ên biệt như: ngân hàng t hanh toán, ngân hàng bán buôn/ngân hàng đầu tư (merchant bank/investment bank), ngân hàng bán lẻ…. Hiện tại, m ột số ngân hàng đã xác định rất rõ hướng đi chiến lược của mình: Seabank hướng đến là một ngân hàng đầu tư, BID V và VCB hướng đến trở thành tập đoàn tài chính đa năng, ACB , Đông Á là những ngân hàng bán lẽ… .Phân khúc thị trường hoạt động ngân hàng đầu tư đang còn rất trống vắng và chưa đư ợc thiết lập bài bản, đây là những cơ hội rất lớn và những ngân hàng có quy mô lớn nên chiếm lĩnh phân khúc này. Mảng dịch vụ bán lẻ cũng rất hấp dẫn 3.2.6.4. Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa ngân hàng Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đang tăng cường thu hút ngoại lực (vốn, công nghệ kỹ thuật và quản tr ị, nhân lực trình độ cao) thông qua việc bán một phần vốn cho các đối tác chiến lược nước ngoài, hợp tác liên kết với các hãng lớn của nước ngoài nhằm mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh và gia t ăng giá trị của mình. Sự bành trướng địa lý và hợp nhất các ngân hàng đã vượt ra khỏi ranh giới lãnh thổ một quốc gia đơn lẻ và lan rộng ra với quy mô toàn cầu. Việc mua bán và sáp nhập như đã đề cập trong mục 3 cũng nằm trong chiến lược phát triển của ngân hàng Việt Nam nằm học tập quy trình cung cấp dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh. Bên cạnh đó một số ngân hàng Việt Nam đã thành lập và mở rộng thị trường ra nước ngoài trước mắt là các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc. Điển hình trong xu hướng này là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia, một bước đi hướng ngoại của BID V. BID C sau hơn 1 năm đi vào hoạt động đã trở thành ngân hàng lớn thứ 2 tại Campuchia với tài sản 197 triệu USD và vốn huy động lên tới gần 70 triệu USD. Sacombank cũng đã mở văn phòng giao dịch t ại T rung Quốc. Tuy văn phòng này đã đóng cửa sau 2 năm hoạt động do chưa thể đáp ứng được y êu cầu về quy mô tổng tài sản là 20 tỷ USD để thành lập chi nhánh tại đây, theo quy định tại “Điều lệ quản lý ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài của Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa” - Pháp lệnh số 478 Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 48 của Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành”. Nhưng đây cũng là một định hướng mở rộng thi trường ra bên ngoài của Sacombank. 3.3. Xu hướng tổ chức hoạt động của các ngân hàng trên thế giới 3.3.1. Về mô hình Tập đoàn tài chính Cũng như các t ập đoàn kinh tế khác, tập đoàn t ài - chính ngân hàng không có tư cách pháp nhân riêng, trụ sở của t ập đoàn chính là trụ sở của công ty mẹ. Các thành viên trong t ập đoàn nhân danh công ty mẹ khi thiết lập các quan hệ với đối tác bên ngoài. Đồng thời, quan hệ giữa các công ty/ngân hàng trong cùng tập đoàn cũng dựa trên quan hệ kinh tế, quan hệ thị trường và cũng giống như các khách hàng bên ngoài. Đây cũng chính là điều kiện, cơ sở để phân tán rủi ro trong hoạt động t ài chính, ngân hàng. Các quyết định của công ty/ngân hàng mẹ đối với các thành viên trong tập đoàn được thông qua v iệc biểu quyết, quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, cử người tham gia quản trị, điều hành, đại diện phần vốn góp... Tập đoàn tài chính - ngân hàng thiết lập hệ thống nguy ên t ắc quản trị thống nhất trong tập đoàn với việc thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh, hệ thống giá trị cốt lõi, quy định, quy chế quản trị nội bộ và xây dựng thương hiệu chung cho toàn bộ t ập đoàn. Hệ thống nguyên tắc quản trị này áp dụng thống nhất và ảnh hưởng đến tất cả các công ty/ngân hàng thành viên trong tập đoàn. Ví như, slôgân của H SBC được áp dụng trên toàn thế giới với khẩu hiệu “Ngân hàng toàn cầu, am hiểu địa phương”. Tập đoàn t ài chính - ngân hàng tạo ra hàng loạt các ủy ban, hội đồng (t ài chính, kiểm toán, chiến lược, nhân lực...) của tập đoàn trên cơ sở công ty mẹ chủ trì, các uỷ viên của uỷ ban, hội đồng được các công ty con trong tập đoàn cử tham gia theo cơ chế kiêm nhiệm. Theo đó, các hội đồng/uỷ ban này xây dựng các kế hoạch và tổ chức hướng dẫn triển khai kế hoạch cho toàn bộ các công ty, ngân hàng trong tập đoàn. Việc h ình thành các t ập đoàn t ài chính - ngân hàng theo chính quy luật của thị trường, đó là sự kết hợp tổng thể các phương thức phát triển, có thể là con đường nội s inh của chính công ty/ngân hàng mẹ trên cơ sở thành lập, góp vốn thành lập hàng loạt các công ty/ngân hàng trực thuộc ở trong và ngoài nước và con đường ngoại sinh t hông qua việc mua lại, sáp nhập, hợp nhất các công ty/ngân hàng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để mở rộng phạm vi, t hâu tóm t hị trường. Trên thế giới, mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở các khu vực và các nước cũng được thiết lập với các cấu trúc và hình thức khác nhau, dưới đây là mô hình của một số nước. Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 49 3.3.2. Mô hình ngân hàng đa năng (universal banking) Đây là mô hình t ập đoàn ngân hàng xuất hiện sớm ở Anh và Mỹ với các hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh cả của N gân hàng Thương mại và N gân hàng Đầu tư. Ở Mỹ, loại hình tập đoàn này là sản phẩm của Đại luật Glass - Steagall Act of 1933. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, xuất hiện và tồn tại việc phân định giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Mặc dù cho đến t hời điểm hiện nay, ở châu Âu, việc phân định ranh giới giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư đã không còn, tuy nhiên cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng toàn cầu năm 2008 diễn ra thì vẫn còn một lượng lớn các ngân hàng đầu tư thuần tuý. Vì vậy, các ngân hàng lớn thường có xu hướng hoạt động như những ngân hàng toàn cầu trong khi một số tổ chức nhỏ hơn lại tập trung vào việc phát triển thành những ngân hàng t hương mại chuyên biệt hoặc như là những ngân hàng đầu tư. Điều này đặc biệt đúng tại một số quốc gia với kiểu ngân hàng truyền thống châu Âu. Những ví dụ điển hình của những ngân hàng toàn cầu là Deutsche Bank của Đức, UBSS và Credit Suisse của Thuỵ Sĩ. 3.3.3. Mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần túy (holding company) Trong mô hình này một công ty mẹ sở hữu cổ phần của các công ty/ngân hàng con, công ty mẹ chủ yếu thường chỉ thực hiện hoạt động đầu tư tài chính và chịu trách nhiệm quản lý các công ty con trên từng lĩnh vực. Các công ty mẹ thường có ưu điểm là có thể giảm thiểu rủi ro cho các chủ sở hữu, cho phép sở hữu và kiểm soát số lượng các công ty khác nhau. Tại Mỹ, Berkshire Hathaway là một là những công ty thương mại đại chúng lớn nhất; Công ty này sở hữu một vài công ty bảo hiểm, các t hương nhân sản xuất; các nhà bán lẻ và các loại công ty khác. Hai công ty mẹ thuần túy khác là UAL Corporation và AMR Corporation, các công ty thương mại đại chúng mà mục đích chính của chúng là sở hữu toàn bộ United Airlines và American Airlines. Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, ta có thể thấy mô hình này hiện diện ở Tập đoàn CitiGoup, H SBC….. Các cổ đông của công ty mẹ không trực tiếp quản lý những hoạt động của các công ty con. Với ưu thế rủi ro của lĩnh vực này không ảnh hưởng đến lĩnh vực khác, mô hình này đặc biệt phổ biến ở những tập đoàn tài chính quốc tế, ở Mỹ và cũng đã được cho phép ở Nhật Bản. Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 50 Ví dụ điển hình là Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng Citigroup. Citigroup là tập đoàn ngân hàng đa quốc gia, được hình thành thông qua việc hợp nhất giữa Citicorp và Travelers Insurance, bao gồm nhiều công ty khác nhau, từ t ín dụng thương mại đến hỗ trợ tiêu dùng, môi giới đến bảo hiểm. Citigroup có trụ sở chính tại New York với công ty mẹ là Citibank. N gân hàng này đã mở chi nhánh đầu tiên tại Luân Đôn (năm 1902) và Buenos Aires (năm 1914), các hoạt động quốc t ế của ngân hàng phát triển mạnh trong những năm 1920-1940 (khoảng 100 văn phòng đại diện và chi nhánh tại gần 100 nước trên thế giới). Năm 1955, Citibank sáp nhập với First N ational (New York) để trở thành một tổ hợp lớn với tên gọi First National City Bank. Năm 1968, ngân hàng này cải tổ để trở thành một công ty mẹ (holding company) và hình thành tập đoàn ngân hàng dưới tên gọi là First National City Corp (năm 1974 đổi tên thành Citicorp), trọng tâm là các dịch vụ tài chính và ngân hàng bán lẻ. Citibank là ngân hàng đầu tiên lắp đặt máy rút tiền tự động ATM (năm 1977) với trên 500 máy tại New York. Trong những năm 80, Citibank đã mua lại một số tổ chức t ài chính ở San Francisco, Chicago, M iami, Washington DC và năm 1998 sáp nhập với Travelers Group (công ty kinh doanh thẻ nổi tiếng) để trở thành t ập đoàn t ài chính – ngân hàng đứng đầu thế giới. Doanh thu năm 2007 đạt 81,7 tỷ đô la M ỹ, lợi nhuận ròng đạt 3,62 tỷ đô la M ỹ. Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 51 KẾT LUẬN Khi khủng hoảng tài chính đã bắt đầu giảm bớt, phần lớn các ngân hàng không còn chỉ t ập trung vào những nỗ lực cho sự tồn tại mà đang bận rộn kiếm tìm phương thức để phát triển trong điều kiện mới. Phần lớn các ngân hàng đều đang tìm kiếm cách thức để cân bằng những thế mạnh cốt lõi của mình với hoạt động kinh doanh chủ đạo trong bối cảnh hậu khủng hoảng. Một vài ngân hàng sẽ xây dựng mô hình k inh doanh dựa trên việc chấp nhận và phân bổ rủi ro. Tuy nhiên, đa số các ngân hàng sẽ hướng đến các mô hình kinh doan h dựa trên sự hỗ trợ tối đa giao dịch khách hàng. Những ngân hàng này sẽ chú trọng tập trung vào mảng kinh doanh truyền thống, bao gồm các hoạt động rủi ro thấp, nhưng doanh số cao. Do tác động kết hợp của hai yếu tố là khả năng s inh lời thấp và cạnh tranh gia tăng nên các ngân hàng này sẽ buộc phải ưu tiên cho quy mô và tự động hóa. Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, m ục tiêu quan trọng mà các ngân h àng đặt lên hàng đầu là phải duy trì sự phát triển ổn định. Đa số các ngân h àng đều t ách bạch về mặt cơ bản chức năng tạo tài sản và quản lý rủi ro. Nói cách khác, các ngân hàng đang từng bước thực hiện t ái cấu trúc chuyển từ mô hình quản lý t heo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc (các nghiệp vụ chính được quản lý và phê duy ệt tập trung tại hội sở chính), còn các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng. Với mô hình này, gần như tất cả các hồ sơ tín dụng được chuyển về hội sở phê duyệt tạo ra sự phân biệt rạch ròi giữa chức năng trình hồ sơ tín dụng và phê duyệt hồ sơ tín dụng. Một điểm khá thú vị là các NH cổ phần đang thực hiện các thay đổi mang t ính cách mạng về cơ cấu tổ chức đều có một trong 2 đặc điểm: đã có đối t ác chiến lược nước ngoài hoặc có nhân vật chủ chốt đã từng ở một NH đã thực hiện những thay đổi quan trọng này. NH cổ phần Hàng Hải (MSB) là một ví dụ. Tổng giám đốc của MSB - ông Vũ Đức Nhuận, nguyên là Tổng giám đốc của VIB Bank, là người đã khởi xướng việc thay đổi cơ cấu tổ chức t ại M SB cho biết: MSB đang hoàn thành việc tách hoạt động NH ra làm 3 khối riêng biệt: khối kinh doanh, khối quản trị rủi ro và khối hỗ trợ. Ở Eximbank, một NH trong Top 5, thì có hai nhân tố có khả năng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình. Thứ nhất, Tổng giám đốc của Eximbank là ông Phạm Văn Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 52 Thiệt, người nguy ên là Tổng giám đốc của ACB trước đây và cũng là người tham gia vào quá trình đưa ACB trở thành NH cổ phần hàng đầu với một mô hình hiện đại. Thứ hai, Eximbank có cổ đông chiến lược nước ngoài là Tập đoàn Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) - đơn vị sẽ hỗ trợ Eximbank trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống quản trị. NH cổ phần Ngoài quốc doanh (VP Bank) thì bắt đầu quá trình cấu trúc lại theo mô hình hiện đại từ đầu năm 2007, với sự tư vấn của chuyên gia nhiều kinh nghiệm từ Citibank. Hiện có 10 ngân hàng ngoại đang sở hữu lượng cổ phần lớn tại các ngân hàng Việt Nam, trong đó HSBC nắm 20% cổ phần của Techcombank, Maybank (20% ABBank), Societe Generale (20% SeABank), Commonwealth Bank of Australia (15% VIB), BNP Paribas (15% Oricombank), United Overseas Bank (15% N gân hàng Phương Nam), Standard Chartered Plc (15% ACB), SMFG (15,13% Eximbank), Oversea-Chinese Banking Corp (14,88% VPBank), ANZ (10% Sacombank), Deutsche Bank (10% Habubank). OCBank cũng xá c lập bư ớc đi của một ngân hàng bán l ẻ, phát triển thị phần nên với cơ chế mới phù hợp để phát triển các loại hình dịch vụ. Cũng như OCBank, SCB đã điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo hướng sáp nhập các phòng ban, bộ phận nghiệp vụ để tiết giảm lao động, chi phí t ại một số chi nhánh và phòng giao dịch, nhưng vẫn đảo bảo tốt kế hoạch kinh doanh. M ặc dù tham gia thị trường chưa được bao lâu, nhưn g Trust Bank đã tích cực công t ác tái cơ cấu t ổ chức ngân hàng theo dòng sản phẩm hư ớng về khách hàng. Trust Bank cũng t ách bạch rõ giữa công tác giám sát và thực hiện nghiệp vụ để kiểm soát rủi ro trong hoạt độn g. Theo đó, HDBa nk cũng lấy định hướng khách hàng làm trọng t âm cho mọi hoạt động, đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt hơn, nhưng rủi ro được kiểm soát chặt. HDBank sẽ đào tạo cán bộ mới gia nhập cũng như t ái đào tạo đối với những người đã công tác và thành lập các phòng, ban nghiệp vụ t heo mô hình tổ chức nhằm thực hiện chiến lược trở thành ngân hàng đa năng. Có thể thấy, quá trình tái cấu trúc các ngân hàng đang diễn ra một cách mạnh mẽ cả bên trong lẫn bên ngoài. Theo đó, mảng ngân hàng bán lẻ được các ngân hàng TMCP rất chú trọng và cạnh tranh khá quyết liệt, vì đây có thể co i là thị trường r ất t iềm năng t ại Việt Nam. Thêm nữa, loại hình ngân hàng đầu tư c hưa được thành lập ở Việt Nam, một số ngân hàng có tiềm lực như A CB có phát triển mảng đầu tư, nhưng nhìn chung vẫn còn rất sơ khai. Mặt khác, dưới tác động từ cuộc khủng hoảng, công tác thanh tra giám sát chặt chẽ hơn, mức độ đòn bẩy thấp hơn, chi phí vốn cao hơn,… các ngân hàng sẽ phải Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh 53 điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình sao cho đơn giản, chuyên môn hóa hơn và chi phí thấp hơn để đảm bảo tuân thủ được các y êu cầu của cơ quan giám sát, cũng như để cân bằng với những y ếu tố làm giảm lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE). Các ngân hàng cũng cần gia t ăng gấp đôi các nỗ lực nhằm quản lý rủi ro t ác nghiệp bởi vì đây chính là rủi ro gây ra nhiều tổn thất liên quan đến khủng hoảng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfch9_nhom3_tt_7401.pdf
Luận văn liên quan