CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ TỔ HỢP HƯƠNG02
1.1. Khái niệm02
1.2. Vài nét chung về tổ hợp hương02
1.3. Các nguyên liệu03
1.4. Các bước pha chế một hợp hương03
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC TỔ HỢP HƯƠNG04
2.1. Mùi chủ thể04
2.2. Chất khuếch tán04
2.3. Chất hỗ trợ04
2.4. Chất định hương04
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG TỔ HỢP HƯƠNG06
3.1. Các bước xây dựng06
3.2. Lựa chọn nguyên liệu06
3.3. Phối hợp giữa các nốt hương06
3.4. Triển khai một hợp hương07
3.5. Một số hương có mùi hoa đơn giản08
3.6. Khảo sát các công thức đã được công bố10
3.7. Phân tích tìm điều kiện thích nghi14
3.8. Hòa tan hương liệu18
3.9. Sự hòa hợp của hương19
CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG TỔ HỢP HƯƠNG HỒNG22
4.1. Vài nét chung về hoa hồng22
4.2. Đặc diểm23
4.3. Phân loại24
4.4. Sơ lược về tinh dầu hoa hồng26
4.5. Thành phần và tính chất28
4.6. Ứng dụng của tinh dầu hoa hồng29
4.7. Xây dựng hợp hương hồng36
43 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4464 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cấu trúc tổ hợp hương và xây dựng tổ hợp hương hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN
CẤU TRÚC TỔ HỢP HƯƠNG VÀ XÂY
DỰNG TỔ HỢP HƯƠNG HỒNG
GVHD: TRẦN HỮU HẢI
SV : HOÀNG ANH HUY
NGUYỄN MINH HẢI
NGUYỄN THỊ MẾN
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ HỢP HƯƠNG
1.1. Khái niệm
Tổ hợp hương là một tổ hợp gồm nhiều cấu tử được cho lẫn vào nhau theo một tỉ lệ thích hợp, chúng tác dụng lẫn nhau làm cho mùi của từng cấu tử riêng biệt bị biến đổi hoàn toàn và chúng tạo ra một mùi hương nhất định gây ra cảm giác dễ chịu.
Một tổ hợp thơm bao gồm rất nhiều chất với những tỉ lệ khác nhau, ví dụ: tổ hợp hương hồng có thể có nhiều cấu tử như sau:
Hoa hồng đông phương (oriental rose)
Rhodinol 800ml
Benzyl acetate 70ml
Nerol 20ml
Geraniol 80ml
Ald C9 10g
Alcol C9 10g
Methylphenylglycidate ethyl 10g
Trên cùng một đơn công nghệ, thì khi thay đổi thành phần, hàm lượng các cấu tử hay thay thế cấu tử này bằng cấu tử khác thì mùi của hợp hương cũng sẽ bị thay đổi.
1.2. Vài nét chung về tổ hợp hương.
Để có một tổ hợp hương có hương vị đặc trưng dùng cho thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc lá… các nhà sản xuất không dùng một chất (thường được gọi là đơn hương) mà thông thường là một tập hợp nhiều chất, có khi tới hàng trăm chất (thường gọi là tổ hợp hương). Hỗn hợp các chất này tạo ra một mùi hương vừa êm dịu vừa đặc trưng. Đây là một bí quyết của các nhà sản xuất để tạo ra loại sản phẩm đặc trưng chiếm lĩnh trên thị trường, phù hợp được thị hiếu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên về nguyên tắc trong một tổ hợp thơm, hương chủ đạo thường bao gồm chất thơm (đơn hương chủ đạo), chất kích hương, chất định hương, dung môi và đôi khi có những chất phụ (chất phụ trợ) khác.
Người làm công tác “phối hương” cũng phải được đào tạo và phải có nhiều kinh nghiệm thì mới có những đơn pha chế “hoàn hảo”.
Nhưng cũng nên lưu ý tổ hợp hương sau khi được phối từ các chất tinh khiết phải lưu lại một thời gian ít nhất 8 ÷ 10 ngày trong một dung dịch để đồng nhất mùi hương và xét xem có sự biến đổi không, có kết tủa, đục hay biến mùi…(cũng cần chú ý không khí, ánh sáng, nhiệt độ, … cũng làm biến mùi thơm điển hình. Khi sản xuất đã được ổn định rồi mới được xuất xưởng.)
1.3. Các nguyên liệu.
Để sản xuất các tổ hợp hương, nước hoa và nước thơm cần dùng các nguyên liệu sau:
Chất thơm: Tạo hương thơm đặc trưng cho sản phẩm, thường là đơn hương, tổ hợp hương, dung dịch ngâm…
Alcol etylic: thường dùng loại cồn trên 96o dùng làm dung môi hòa tan chất thơm và sát trùng. Thông thường dùng loại cồn đã khử các aldehit và alcol metylic.
Nước tinh khiết.
Chất màu để tạo màu cho sản phẩm.
Chất phụ trợ khác
1.4. Các bước tiến hành pha chế một tổ hợp hương
Để tiến hành sản xuất một tổ hợp hương, nước hoa, nước thơm… chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC TỔ HỢP HƯƠNG
Một tổ hợp hương cơ bản được cấu trúc từ sự kết hợp của 4 yếu tố chính sau:
2.1. Mùi chủ thể
Là cơ sở thơm của tổ hợp hương, nó là yếu tố quan trọng nhất của tổ hợp hương. Cơ sở thơm xác định hương thơm chủ yếu của tổ hợp hương thơm về sắc thái cũng như cường độ. Mùi chủ thể là mùi của cấu tử chính trong tổ hợp hương (thường là mùi của một loại hoa nào đó…)
2.2. Chất khuếch tán
Tăng cường sự bay hơi của các mùi thơm (điều khiển sự bay hơi của các cấu tử)
Loại này gồm các andehyt và các tinh dầu có chứa terpen (như tinh dầu họ citrus), chúng có nhiệt độ sôi thấp.
2.3. Chất hỗ trợ
Có tác dụng cải thiện mùi thơm, làm cho mùi êm dịu, đậm đà hơn và mang sắc thái riêng của tổ hợp thơm. Có hai loại chất hỗ trợ:
Chất điều phối mùi: tác dụng điều hòa mùi
Chất biến điệu: Làm thay đổi mùi nhẹ và tạo cho mùi có vẻ điệu riêng.
Chất hỗ trợ sẽ bổ sung những khiếm khuyết cho mùi chủ đạo.
2.4. Chất định hương
Thường là những chất có khối lượng phân tử lớn, nhiệt độ sôi cao, khó bay hơi trong không khí.
Những chất này thường ở dạng paste sệt, có độ nhớt cao hoặc kết tinh rắn như các loại nhựa thơm, các chất xạ hương có nguồn gốc động vật hoặc tổng hợp, các chất mà trong phân tử có chứa N và P.
Tuy nhiên mỗi chất định hương chỉ thích hợp đối với một số tổ hợp hương cố định.
Chọn chất định hương sao cho nó không làm biến đổi mùi của tổ hợp hương một cách đáng kể mà đôi khi nó còn hỗ trợ cho mùi của tổ hợp hương, phải có tính giữ được mùi lâu và dư vị còn lại khi bay hết mùi thì dễ chịu.
Khi cho chất định hương quá mức qui định nó sẽ làm biến đổi mùi của tổ hợp hương.
VD: Hoa hồng đỏ (red rose)
Rhodinol 750ml
Benzyl acetate 25ml
Nerol 50ml
Alcol cinnamic 85g
Linalol 5ml
Santalol 20ml
Alcol phenylethylic 60ml
Methylphenylglycidate ethyl 5g
Trong công thức này Rhodinol là cấu tử chính tạo mùi chủ thể, Alcol cinnamic là chất định hương, Alcol phenylethylic, Linalol, Santalol là chất khuếch tán, Benzyl acetate là chất điều hương, Nerol là chất hỗ trợ cho chất nền nhưng cũng có tác dụng khuếch tán cao, Methylphenylglycidate ethyl giữ vai trò chất hỗ trợ.
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG TỔ HỢP HƯƠNG
Để xây dựng một tổ hợp hương ta cần nắm vững các nguyên tắc sau:
- Tập hợp các mùi có tính chất cơ bản gần giống nhau, nhờ tính chất này mà người ta có thể tạo nên mùi thơm hoàn toàn của một loài hoa hay mùi hương tưởng tượng.
- Thay đổi tỉ lệ của các cấu tử chủ yếu trong tổ hợp hương sẽ thu được 1 tổ hợp hương mới với mùi khác đi.
- Thêm các chất hỗ trợ, khuếch tán để tăng cường sắc thái và cường độ của mùi thơm.
- Cho các chất cố định mùi để giữ mùi lâu.
3.1 Các bước xây dựng
Một tổ hợp hương đơn giản là hỗn hợp của tinh dầu, tinh dầu từ hoa, cùng với dịch hương động vật. Những hợp chất này phải phối trộn để có sự hài hòa giữa các cấu tử, phải tạo được các điểm: bốc sâu, tươi mát, dai… Hợp hương đi từ các nguồn thiên nhiên rất dễ phối hợp, nhưng giá thành cao, nên người ta có khuynh hướng thay thế một phần hoặc hoàn toàn các hợp chất thiên nhiên bằng các hợp chất tổng hợp.
3.2. Lựa chọn nguyên liệu.
Sự lựa chọn nguyên liệu cấu tạo nên một hợp hương tùy theo mục đích sử dụng, các loại sản phẩm cần ướp hương và ứng dụng của nó. Ví dụ:
Hương nước hoa cần có đặc tính thơm, quyến rũ, hương lưu lâu…
Chất thơm dùng trong nước rửa chén: dùng mùi chanh hay chanh pha cam ngọt. Chất thơm không chỉ có tác dụng dễ chịu đối với người rửa mà còn phải được loại đi khi chén bát đã được rửa sạch, hoặc nếu còn lưu thì cũng không làm người sử dụng thấy khó chịu.
Chất thơm dùng trong bột giặt quần áo: Với chất thơm này thì ngược lại, sau khi quần áo đã được giặt sạch thì mùi hương phải lưu lại trên quần áo để tạo mùi dễ chịu.
3.3. Phối hợp giữa các nốt hương.
Để dễ hình dung, chúng ta lấy ví dụ tạo một hợp hương dành cho quần áo:
Nốt hương đầu được cấu tạo bởi các đơn hương dễ bốc như: limonene, dihydromyrcenol, linalool, rượu phenylethanol… do tính dễ bốc hơi, chúng biến mất nhanh chóng khi giặt xả liên tiếp và không lưu lại trên quần áo.
Nốt hương giữa được cấu tạo bởi các đơn hương có độ bốc hơi trung bình, ít hòa tan trong nước nhất, chúng được lưu lại trên quần áo với nồng độ tương đối thấp.
Nốt hương nền được cấu tạo bởi các đơn hương có sức căng hơi và độ hòa tan rất yếu như: galoxolid, fixolid (xạ có nhiều vòng), aldehyd, hexyl cinnamic… Do đặc điểm này, chúng có ái lực mạnh trên quần áo và cho quần áo một mùi thơm trong nhiều ngày.
3.4. Triển khai một hợp hương.
Khi thiết lập công thức một số tổ hợp hương, việc đầu tiên là phải xác định loại hương, người tạo hương phải khảo sát và tìm hiểu các loại nguyên liệu cần thiết bằng kinh nghiệm hoặc tài liệu có sẵn để có một định hướng phối chế tương đối chính xác. Tiếp theo, người tạo hương phải điều chỉnh để có một hợp hương đạt yêu cầu hương tính và các chỉ tiêu kĩ thuật cần thiết.
Các tính chất của các cấu tử trong hợp hương, sự chuyển mùi hương giữa các nốt hương đầu, giữa và nền phải được thực hiện hài hòa trên nền đối tượng sử dụng, tương tác giữa các thành phần trong hương, tính hài hòa, tính lưu hương trong khuôn khổ sử dụng được giới hạn và ràng buộc chặt chẽ, để đảm bảo sự ổn định cả về các chỉ tiêu hóa lý và hương thơm, tính tương quan giữa chất lượng giá thành sản phẩm.
Cần quan tâm đến sự biến đổi của một số cấu tử riêng biệt do phản ứng đồng phân hóa hay thủy phân các ester làm thay đổi một ít hương thơm. Ví dụ, trong hợp hương có chứa linalylacetate, linalylacetate có thể bị thủy phân cho linalool một phần, sự biến đổi này không làm thay đổi độ ổn định về mùi. Tuy nhiên, người phối hương vẫn thích dùng ester hơn do sự hiện diện của nó làm hương ngát hơn.
Khi có sự biến đổi hương (mùi, màu…), người phối hương phải xác định được phạm vi sử dụng cũng như dự đoán các nguyên nhân gây ra, sau đó tiến hành các thí nghiệm đưa hợp hương vào các nền tương ứng và lưu trữ trong các điều kiện mà khách hàng đòi hỏi để phát hiện các yếu tố làm ảnh hưởng, từ đó điều chỉnh hợp hương hoặc đưa vào những khuyến cáo cần thiết. Những kiểm nghiệm về độ ổn định thường kéo dài, có thể đến một vài tháng, nên người phối chế có thể dựa vào kinh nghiệm của mình để điều chỉnh, khi sự điều chỉnh do kinh nghiệm không hữu hiệu mới thực hiện các bước trên. Người phối chế có thể dựa vào các tài liệu liên quan của các tác giả như:
Mc Donough, Morel, Pickhall, Karas và Wynne nghiên cứu phản ứng giữa các nguyên liệu của hợp hương lên sự ổn định của hệ nhũ.
Wight, Tomlinson và Kirmeier nghiên cứu các phản ứng sinh ra trong bình chứa bằng polyethylene khi chứa sản phẩm chứa hương.
Kilmer nghiên cứu vấn đề phối hương cho xà phòng và bột giặt tổng hợp.
Foresman và Pantaleoni nghiên cứu về những hợp chất thích hợp trong aerosol khi sử dụng hương.
Sagarin và balsam nghiên cứu về các sản phẩm tạo dạng cho tóc khi chứa thioglycolat có phối hương…
Hiện nay, nhiều phương pháp phân tích dụng cụ đã được sử dụng trong lĩnh vực hương liệu, như sắc kí khí, phổ hồng ngoại, quang phổ UV, khối phổ, phổ cộng hưởng từ hạch nhân…Với những phương tiện này người ta phát hiện ra được rất nhiều cấu tử mang hương và xác định các tính chất của chúng, giúp cho việc phối chế và sử dụng dễ dàng hơn.
3.5. Một số hương có mùi hoa đơn giản
3.5.1. Ví dụ một số đơn phối chế hương hoa đơn giản
Trong những công thức từ 1 đến 6, tác giả đã dùng 8 cấu tử cơ bản, thay đổi lượng, dùng vết musk keton làm chất định hương để tạo 6 mẫu hương đơn giản.
Bảng 1: Một số công thức hương hoa đơn giản
TT
Thành phần
1 Lilac (%)
2 Rose (%)
3 Muguet (%)
4 Jasmin (%)
5 Violet (%)
6 Carnation (%)
1
Phenylethylalcol
30
35
15
5
20
25
2
Hydroxycitronellal
30
-
45
6
5
5
3
Geraniol
2
48
20
2
4
5
4
Amylcinnamate
4
2
5
45
1
1
5
Benzyl acetate
5
4
5
40
10
3
6
Lonone
3
4
5
-
60
4
7
Eugenol
1
2
-
-
-
55
8
Terpineol
25
5
5
2
-
2
Với 6 công thức trên chúng ta thấy, mỗi hợp hương hoa chỉ gồm hai hay ba cấu tử chủ lực. Ngoài ra, các cấu tử còn lại chỉ đóng vai trò phối hợp, được sử dụng với lượng nhỏ. Ví dụ:
Lilac được xây dựng chủ yếu trên các cấu tử: terpineol, hydroxycitronellal và phenylethylalcol.
Rose được xây dựng chủ yếu dựa trên các cấu tử: phenylethylalcol và geraniol.
Jasmin với các cấu tử chủ yếu: amyl cinnamic, aldehyd và benzyl acetate.
Để xây dựng các công thức của các loại hương này, lượng cấu tử sử dụng đóng vai trò rất quan trọng, phải điều phối như thế nào để các cấu tử chính dù được sử dụng lượng lớn, cường độ hương cũng như độ dai quá mạnh vẫn không át hẳn những cấu tử cần khác hiện diện trong hợp hương.
3.5.2. Ví dụ phát triển hợp hương
Để các hợp hương trên phong phú và gây hấp lực hơn, người ta thêm một số cấu tử cơ bản khác.
Ví dụ, các đơn phối chế từ 1 đến 6 được thêm 15 cấu tử khác thành các hợp hương từ 7 đến 12.
Bảng 2: Công thức hương hoa
Thành phần (%)
7 Lilac
8 Rose
9 Muguet
10 Jasmin
11 Violet
12 carnation
Nền căn bản (lấy từ 6 đến 11)
65
65
65
65
65
65
Linalyl acetate
-
1
4
7
7
-
Cinnamic alcol
11
6
7
3
-
3
Citronellol
-
15
3
-
-
1
Indole 10% trong diethylphthalate
3
1
7
8
-
-
Phenylacetaldehyd Dimethylacetal 10% trong diethyl phthalate
1
2
-
-
-
-
Phenylacetaldehyd 50% trong diethyl phthalate
1
1
-
-
-
-
Geranium oil
-
7
1
-
-
-
Heliotropin
12
-
3
-
7
5
Linalool
4
-
8
7
-
3
Methylionon
-
-
-
-
13
4
Ylang ylang oil
1
1
1
7
4
2
Musk ketone
-
-
1
-
3
2
Resin balsam peru
-
-
-
3
-
1
Aubepine (anisic aldehyd)
1
-
-
-
-
-
Isoeugenol
1
1
-
-
1
14
Từ 6 công thức trên, ta có nhận xét:
Với mỗi loại hợp hương, ngoài nền chiếm 65%, người ta them vào một số cấu tử khác với hàm lượng tương đối lớn để định hướng gu hương tương ứng. Ví dụ:
Lilac (công thức 7): thêm cinnamic alcol (11%), Helitropin (12%)
Rose (công thức 8): thêm geraniol (15%), geranium oil (7%), cinnemic (6%).
Muguet (công thức 9): Linalool (8%), cinnamic alcol (7%)
Jasmin (công thức 10): Linalyl acetate (7%), Indol (10% trong diethyl phthalate) (8%), Linalool (7%), Ylang ylang oil (7%)
Violet (công thức 11): Methylionone (13%), Heliotropine (7%), Linalylacetate (7%)
Carnation (công thức 12): Iso eugenol (14%), Heliotropine (5%).
Ngoài những cấu tử có hàm lượng đã nêu trong các hợp hương, còn có một số cấu tử khác được thêm vào hợp hương để làm hợp hương hài hòa, đầy đặn và có độ bốc đủ tạo hấp dẫn cho người tiêu dùng.
3.6. Khảo sát những công thức đã được công bố
Khi phối chế hương, người ta có thể sử dụng những công thức hương có sẵn và phối chế lại theo ý thích, thực ra với những công thức đã công bố, chúng ta cũng khó lòng phối chế để có sản phẩm có hương tính giống hệt. Việc phối chế rất dễ gặp trở ngại như:
Nguồn nguyên liệu khác nhau, khó có thể tìm đúng những nguồn nguyên liệu như công thức.
Trong phối chế đòi hỏi tính chuyên môn cao, vì việc phối chế không ở mức độ đơn thuần pha chế mà còn đòi hỏi óc tưởng tượng phong phú, khướu giác tinh tế trong việc nhận xét từng nốt hương, sự hài hòa giữa các cấu tử trong hợp hương…
Sau đây là 7 đơn phối chế của các chuyên gia tên tuổi trên cùng một loại hương “chypre perfume oil” từ đơn phối chế 13 đến 18, công thức 13 của Poucher, 14 của Cola, 15 của Gerhardt, 16 của Burger, 17 của Winter, 18 của Mann và 19 là công thức tập hợp từ những đề nghị và những tính chất đặc trưng chính rút từ 6 công thức kia.
Sáu đơn phối chế đầu đã sử dụng 56 nguyên liệu khác nhau, chứng tỏ sự phức tạp của mỗi hợp hương. Tuy nhiên, ta có thể thêm bớt lượng hoặc thay thế bằng một số nguyên liệu cơ bản tương ứng. Vì vậy việc đầu tiên là phải tìm được những nhóm nguyên liệu cơ bản trong đơn phối chế.
Nhóm thứ nhất là nhóm trung tâm của mọi loại hương chypre bao gồm oakmoss, patchouki, vetiver (hay vetiverol), sandalwood (hay santalol), bergamot và methyl ionone, hàm lượng chiếm từ khoảng 28 đến 55% cho mỗi công thức, những cấu tử này có thể thay thế cho nhau.
Ví dụ trong công thức 15, linalool và linalyl acetate được dùng thay thế cho berganmot (tỷ lệ nhóm thứ nhất tăng lên đến 65%), methyllionone thay cho vetiver.
Nhóm kế tiếp nhóm citrus (citrus notes), với cấu tử chính là Bergamot. Ngoài ra có lavender oil, sweet orange oil, hydroxycitronellal, linalool và linalylacetat.
Nhóm tạo tính bốc cho hợp hương: rose, jasmine hay lilac…
Nhóm cuối là những chất có tác dụng định hương, kéo dài thời gian sống của hương như resin, tincture, fixative, chất tạo vị ngọt. Có thể sử dụng một số chất khác cũng có tác dụng định hương như musk thiên nhiên hay tổng hợp: labdanum, benzoin styrax, vanillin và vanilla, coumarin và tonka… phối trộn với oakmoss.
Bảng 3: Công thức phối chế của của hương chypre.
Thành phần (%)
13
14
15
16
17
18
19
Oakmoss
6,0
6,0
12
10
5,0
3,5
10
Patchouli oil
5,0
2,0
3,2
4,0
3,41
1,0
4
Vetiver oil
5,0
6,02
-
-
6,0
0,6
5
Sandalwood oil E.I
14,0
6,03
12,2
8,0
9,0
4,5
12
Bergamot oil
16,0
22,5
-4
20,05
26,0
19,0
22
Methyl ionone
7,0
5,0
1,606
-
6,0
-
4
Lavender oil
-
0,3
-
-
-
-
-
Sweet orange oil
-
-
4,0
5,0
-
-
1
Hydroxycitronellal
5,0
-
-
-
-
-
2
Linalool
-
3,0
16,04
-
4,0
-
4
Linalyl acetate
-
-
20,04
-
-
-
-
Jasmin absolute
5,0
2,0
-
4,0
4,07
1,5
3
Rose absolute
5,0
1,5
-
6,0
4,08
4,59
3
Geranium oil Bourbon
-
-
2,5
2,0
-
-
2
Tuberose absolute
-
-
-
-
-
0,34
-
Carnation specialty
-
-
-
-
3,0
-
-
Iris concrete
-
-
-
-
-
0,2
-
Cassie absolute
1,0
-
-
2,0
-
-
1
Neroly petals
1,0
-
-
2,0
1,2
-
1
Angelica root oil
-
0,5
-
-
-
-
-
Clary sage oil
1,0
3,0
-
-
2,5
-
2
Ylang ylang oil
-
7,0
-
-
-
-
1
Citronellol
-
-
4,0
-
-
-
-
Benzyl acetate
-
-
-
10,0
-
-
-
Terpineol
-
-
4,8
-
-
-
-
Phenyl ethyl alcol
-
-
1,5
-
-
-
-
Isobutyl salicylate
9,0
-
-
-
-
-
1
Amyl salicylate
-
-
-
-
1,2
-
-
Eugenol
-
-
-
-
-
-
-
Iseugenol
-
3,5
-
-
-
-
1
Coriander oil
0,5
-
-
-
-
-
-
Estragon oil (tarragon)
0,5
2,5
-
1,0
-
1
Cinnamol bark oil
0,2
-
-
-
-
-
-
Cinnamyl acetate
-
2,5
-
-
-
-
-
Sassafras oil
0,2
-
-
-
-
-
-
Methyl salicylate
-
0,2
-
-
-
-
-
p-methyl acetophenon
-
-
0,4
-
-
-
-
Vanillin
0,5
1,5
3,1
-
1,5
0,7
1
Vanilla resinoid
-
-
-
-
-
0,6
-
Coumarin
-
9,0
2,4
9,0
2,0
6
Tonka resinoid
-
-
-
-
1,0
0,6
-
Heliotropin
-
3,5
-
-
4,0
-
2
Nitromusks10
4,0
5,0
8,0
15,5
4,5
3,0
8
Aldehyd C-12 lauric 10%
0,1
-
-
-
-
-
-
Undecalacton
-
-
0,2
-
-
-
-
Vanilla tincture
-
-
-
-
-
28,0
-
Musk tincture
-
-
-
-
-
20,0
-
Ambreine absolute
3,0
2,5
-
-
-
-
-
Castoreum absolute
1,0
-
-
6,013
0,213
10,0
1
Labdanum
-
-
4,1
5,0
3,0
-
2
Benzoin gum resinoid
-
5,0
-
-
-
-
-
Styrax
10,0
-
-
-
-
-
-
Clove resinoid
-
-
-
-
0,5
-
-
Civet purified
-
-
-
0,5
-
-
-
Ghi chú: 1- hỗn hợp dầu và nhựa; 2- vetiverol thay thế cho vetiver oil; 3- santalol thay thế cho sandalwood oil; 4- có thể dùng lượng lớn linalool và linalyl acetate thay thế cho bergamot oil; 5- công thức có tên là sesquiterpenless oil; 6- công thức tên là ionone 100% được thay thế cho methyl ionone; 7- tương tự như Jasmin absolute 1% và jasmine synthetic 2%; 8- tương tự như rose absolute 1% và rose synthetic 8%; 9- tương tự như rose absolute 1% và rose synthetic 3,5%; 10- nitromusks gồm có musk ambrette, musk keton và musk xylol; 11- độ dai của dung dịch chiết không cho, có thể đảm bảo từ 24 : 128; 12- ambreine trong đơn phối chế 18 và riêng biệt; 13- dùng 10% resinoid.
Như vậy, để xây dựng một hợp hương dạng này phải tiến hành các bước sau:
Đầu tiên tìm kiếm tài liệu để định hướng chọn công thức cơ bản làm điểm tựa cho các phối chế tiếp theo.
Lựa chọn và nhóm hợp một số công thức mà điều kiện thực tế có khả năng khả thi được.
Đánh giá, nhận xét từng công thức lại một lần nữa để chọn một công thức cơ bản.
Xem xét, đánh giá hương tính của từng cấu tử một trong công thức, từ đó điều phối lượng chất và thêm một số nguyên liệu mới nếu cần.
Cuối cùng thăm dò ý kiến người tiêu dùng để tìm những điểm yếu của hợp hương để điều chỉnh lại đến khi hợp hương hoàn chỉnh.
3.7. Phân tích và tìm điều kiện thích nghi
Giả sử chúng ta đã chọn được công thức đơn phối chế, ví dụ công thức 20, và đã tiến hành phối chế thành công, như vậy ta đã hoàn chỉnh bước thứ nhất. Tiếp theo ta cần tiến hành trong phòng thí nghiệm để xác định các hiện tượng liên quan như độ ổn định, khả năng gây dị ứng và đánh giá giá thành sản phẩm. Trong việc sản xuất hương dầu, chủ yếu sử dụng phương pháp phối trộn. Nguyên liệu dạng rắn được cân trước, sau đó cho vào nguyên liệu dạng lỏng và khuấy đều đến khi tan hoàn toàn, không nên khuấy quá mạnh để tránh bọt khí, có thể gia nhiệt nhẹ để chất rắn hòa tan nhanh hơn nếu cần.
Khả năng gây dị ứng
Tiến hành rà soát theo nguyên liệu ban đầu, loại những nguyên liệu nghi ngờ có khả năng gây dị ứng. Qua nghiên cứu, Klarmann thống kê cho thấy khả năng gây dị ứng từ hương rất hiếm, nên vấn đề này cũng ít gây hạn chế trong việc phối chế.
Giá thành sản phẩm
Xem xét để tìm những nguyên liệu thay thế thích hợp, có thể làm hạ giá thành sản phẩm bằng cách thay thế những nguyên liệu thiên nhiên đắt tiền bằng nguyên liệu tổng hợp.
Sản phẩm phối chế từ công thức 20 có giá tương đối thấp (theo American market 1969, giá nguyên liệu thô 1lb thay đổi trong khoảng 3$ đến 25$/lb), có thể sử dụng trong nước tắm, kem mỹ phẩm… Giá có thể hạ 50% nếu người ta thay một phần hoặc hoàn toàn dịch ngâm của tonquin musk bằng macrocyclic musk (ethylene brassylate).
Sản phẩm từ công thức 17 và 18 chủ yếu dùng cho các sản phẩm mỹ phẩm.
Người ta cũng có thể hạ giá bằng cách thay sandalwood oil bằng patchouli, balsam, guaiacwood và cedarwood, thay hoàn toàn tonquin musk bằng macrocyclic musk.
Trong công thức 18 và 19, giá thành giảm khi dùng linalylacetat thay cho bergamot oil (thời điểm 1960 giá rất cao), hiện nay được thay bằng terpinyl acetat. Sandalwood và patchouli oil được thay một phần hay toàn phần, musk xylol được dùng để thay thế cho những musk khác, ngay cả tinh dầu chanh lemon oil cũng bị thay trong công thức 25 bằng hỗn hợp lemon terpen và citrat.
Trong công thức 25, các floral absolutes bị giới hạn do rất đắt, vanilla bean tincture và vanillin cũng có thể thay thế bằng cấu tử rẻ hơn.
Để bù vào lượng vanillin, tỷ lệ coumarin được tăng lên và giữ lại musk tonquin và ethylene brassylate.
Bảng 4: Công thức cho loạt hương dầu dẫn xuất
Thành phần (%)
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Orange oil
7
7
13
15
15
7,5
15
13
5
2
1
Bergamot oil
30
30
-
-
-
31,5
-
-
26,0
17,0
9,0
Lemon oil
4,0
4,0
13,0
14,0
-
4,0
14,0
13,0
3,0
2,0
1,0
Lemon replacement
-
-
-
-
14,0
-
-
-
-
-
-
Linalyl acetate
-
-
15,0
-
-
-
15,0
14,5
7,0
15,0
13,0
Terpinyl acetate
-
-
-
17,0
17,0
-
-
5,0
-
-
-
Lime oil
-
-
0,5
0,5
0,5
-
0,5
0,5
-
-
-
Sandalwood oil
6,0
6,0
2,0
-
-
6,5
3,5
6,0
7,5
5,0
6,0
Balsam copaiba
-
-
2,0
2,5
2,5
-
2,0
-
-
-
-
Guaiaewood oil
-
-
2,0
2,5
2,5
-
2,0
-
-
-
-
Patchouli oil
6,0
6,0
2,0
-
-
6,5
2,5
6,0
7,5
5,0
6,0
Cedarwood oil
-
-
2,5
5,0
5,0
-
3,0
-
-
-
Lavender oil
6,0
6,0
6,0
-
-
6,5
-
5,5
5,5
2,0
1,0
Lavandin oil
-
-
-
6,5
6,5
-
6,5
-
-
-
-
Rose de mai absolute
0,5
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Rose specialty
3,0
3,5
3,5
3,5
4,0
3,5
3,5
3,5
3,5
6,0
6,0
Jasmin absolute
2,0
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Jasmin specialty
-
2,0
2,0
2,0
2,0
2,0
2,0
2,0
1,5
6,0
8,0
Resin castoreum
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,3
0,3
Resin bezoin
2,0
2,0
2,0
2,0
2,0
-
-
2,0
3,0
2,0
2,0
Resin opoponax
3,0
3,0
3,0
3,0
3,0
3,0
3,0
3,0
3,5
1,5
1,0
Resin styrax
-
-
-
-
-
0,5
0,5
-
-
-
-
Tincturemusk tonquin 4:128
5,0
2,5
-
-
-
5,5
-
5,0
2,5
5,0
5,0
Amber synthetic
-
-
-
0,5
0,5
-
-
-
-
-
-
Tincture vanilla bean 16:128
3,5
3,5
3,5
-
-
-
-
3,5
3,5
3,0
3,0
Vanillin
1,0
1,0
1,0
2,0
2,0
-
-
1,0
1,5
0,5
1,0
Coumarin
7,0
7,0
7,0
7,5
8,0
9,5
9,5
7,0
8,5
5,0
5,0
Ethylen brassylate, 10%
-
2,5
5,0
2,5
1,0
5,0
10,5
-
2,5
1,0
1,0
Tinctur ambergris, 4:128
2,5
2,5
2,5
-
-
2,5
-
2,5
2,5
2,5
2,5
Musk keton
3,0
3,0
3,0
-
-
-
-
-
-
-
-
Musk ambrett
2,0
2,0
2,0
-
-
-
-
-
-
-
-
Musk xylol
-
-
-
5,5
5,5
-
-
-
-
-
-
Phenyl ethyl alcol
1,8
1,8
1,8
1,8
1,8
2,0
2,0
1,8
1,8
2,0
2,0
Linalool
3,0
3,0
3,5
4,5
5,0
3,0
3,5
3,0
2,5
6,0
5,0
Indol, 10%
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
-
-
0,5
0,5
1,0
0,5
Methyl anthranilate
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
-
-
0,2
0,2
0,2
0,2
Hydroxycitronellal
-
-
-
-
-
-
-
-
-
4,5
4,0
Methyl ionon
-
-
-
-
-
-
-
-
-
3,0
5,0
Aldehyde C-10, 10%
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
2,0
Aldehyde C-11, 1%
0,5
0,5
1,0
1,0
1,0
0,5
1,0
1,0
0,5
0,5
2,0
Aldehyde C-12 lauric, 10%
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
2,0
Ylang ylang oil
-
-
-
-
-
-
-
-
-
2,0
5,0
Styrallyl acetate
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
0,5
Độ ổn định của sản phẩm
Tiến hành xem xét, đánh giá về phạm vi ứng dụng của sản phẩm để loại bỏ hoặc thêm vào các cấu tử thích hợp. Ví dụ:
Trong những sản phẩm chống nắng, người ta không dùng bergamot bởi vì nó rất nhạy với ánh sáng.
Trong thuốc uống lạnh, người ta tránh dùng một vài loại hương liệu có chứa hợp chất aldehyd, vì chúng sẽ không bền khi có mặt thioglycolat, là một tác nhân khử rất mạnh.
Methyl anthranilat không bền trong xà phòng trắng, hydroxycitronellal không bền trong kem, son môi, dầu massage, brillantine, lotion mật và shampoo lỏng.
Trong công thức 20 đến 24 khi dùng trong mỹ phẩm, cần phải thay đổi một số chất để tránh biến đổi màu.
Trong công thức 26, tất cả các tác chất đổi màu đều bị loại trước trong công thức cũng như một vài yếu tố về kinh tế cũng đã được phân tích trước đó để điều chỉnh cho thích hợp.
Trong công thức 21, tinh dầu bergamot không được dùng vì nhạy sáng và được thay thế bằng lemon và lime oil, linalyl acetate và lavender…
Sản phẩm từ công thức 22 có hương đậm hơn và ngọt hơn các hương từ các công thức trước. Hương đậm do tỷ lệ sandalwod và patchouli oil cao hơn, tỷ lệ benzoin và opoponax cao và có mặt coumarin và vanillin tạo mùi ngọt.
Trong công thức 23 có mặt một số cấu tử mới có hương tính khác các nguyên liệu trước. Hydroxycitronellal phối hợp rất tốt với linalool và nốt citrus; methyl ionone ảnh hưởng nốt woody và floral; ylang oil phối hợp tốt với jasmin và rose hoặc indole và linalool vào hợp hương làm tăng giá trị hương tính.
Trong công thức 24, bằng cách cho thêm chất mới, ta sẽ được một tông mới, tinh tế hơn cho hợp hương, như styrallyl actat làm tăng tính bốc. Methyl ionone và ylang ylang oil đã dùng trong công thức 29, lại có tác dụng kéo dài độ bền hương.
3.8. Hòa tan hương liệu.
Trong các công thức nêu trên, không có hương dầu nào tan trong nước. Thực tế có rất ít hương dầu tan trong nước, độ tan dao động từ 0,1÷1% ngoại trừ phenyl ethylalcol. Trong quá trình phối chế hương vào các sản phẩm ( mỹ phẩm …), người ta nhận thấy cần phải hòa tan hương ( tính dầu ) vào nước. Một số công trình nghiên cứu làm tăng tính tan hương dầu trong nước cho thấy:
Một số hương gốc terpen có chứa một số cấu tử chứa oxy tan trong nước, có hợp chất có thể tan đến 2% nhưng do quá trình tách bằng lôi cuốn hơi nước hoặc dùng dung môi phân cực để chiết tách thì phần giàu oxy bị giữ lại trong nước hoặc trong dung môi phân cực.
Tất cả các hương dầu có thể hòa tan bằng tỷ lệ các chết thích hợp. Các loại hương dầu có chứa các loại nhựa cây hợp chất terpen, phải sử dụng lượng tác nhân hòa tan lớn. Ngược lại, hương dầu chỉ chứa chủ yếu hợp chất không terpen, rượu, hợp chất có khối lượng phân tử thấp, hợp chất phân cực thì lượng tác nhân hòa tan sử dụng ít hơn.Việc lựa chọn chất hòa tan phụ thuộc vào bản chất của chất hòa tan,tính chất của hương, thành phần của sản phẩm….
Việc sử dụng những chất như xà phòng, bột giặt tổng hợp hay những hợp chất nhũ hóa thường dùng khác cũng làm tăng tính tan của hương dầu trong nước. Một số chất hoạt động bề mặt thuộc dẫn xuất polyoxyethylen của ester acid béo sorbitan và ngay cả ester acid béo sorbitan cũng được dùng khá thôngdụng(polyoxyethylen derivatives của sorbitanfatty acid esterrsvà sorbitan fatty acid esters). Những sản phẩm này này được bán trên thị trường với tên thương mại là TWEENS và SPANS.
3.9. Sự hòa hợp của hương
Hương liệu là một thành phần rất quan trọng trong sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm mỹ phẩm. Hương có mặt trong hầu hết các sản phẩm, đặc biệt trong sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân. Hương giúp làm át mùi nền và tạo mùi hấp dẫn cho sản phẩm. Những mùi nền trong sản phẩm cần phải che bao gồm:
Mùi khó chịu do chất béo trong sản phẩm có thể bị oxy hóa cho aldehyd.
Mùi tanh cá của chất hoạt động bề mặt cationic, thường là dẫn xuất của các hợp chất amin.
Mùi chua các acid béo, enzyme như lipase thủy phân các vết béo(bơ hay các sản phẩm béo gốc sữa) cho các acid béo dây ngắn có mùi rất khó chịu.
Mùi của các polymer như polyvinyl dùng trong bột giặt để tránh sự chuyển màu.
Mùi từ các chất bẩn vây quần áo, mồ hôi…..
Việc đưa hương vào sản phẩm mỹ phẩm phải thực hiện cẩn thận để hương kết hợp hài hòa vào sản phẩm, tạo hương tốt và không bị các thành phần trong sản phẩm làm át hương. Nếu sự hòa hợp hương trong sản phẩm không tốt sẽ gây hiện tượng giảm hương, phân bố hương không đồng đều và dễ gây hiện tượng vữa sản phẩm do phối hương.
Hợp hương phải bám chặt trên sản phẩm sử dụng, phóng thích từ từ và tạo hương thơm trên nền đối tượng sửdụng hương. Để đạt được yêu cầu này, người phối chế phải quan tâm đến rất nhiều yếu tố, tùy theo từng loại sản phẩm cụ thể. Ví dụ, sử dụng hương cho bột giặt.
Hợp hương trong bột giặt có nhiệm vụ tạo hương thơm cho quần áo sau khi giặt. Hàm lượng hương sử dụng trong sản phẩm tẩy rửa rất thấp, đồng thời hương phải chịu nhiều tác động như:
Phần lớn các cấu tử trong hợp hương bị hòa tan trong nước giặt. Chất hoạt động bề mặt càng có ái lực tốt với các hợp hương chứa nhiều cấu tử ưa béo làm tăng độ hòa tan của hương nước.
Môi trường giặt quầnn áo thường kiềm(9.0÷10.5) và có chất tẩy trắng oxy hóa làm thủy phân các ester trong hương, nhất là các ester bậc 1, thành acid và alcoltương ứng.
Trong bột giặt có tác nhân làm trắng TAED, chất này sẽ chuyển hóa ester, chẳng hạn như benzyl salicylat, một trong những chất định hướng có trong bột giặt, thành benzyl acetate.
TAED
Benzyl salicylat Benzyl acetat
Ngày nay, người ta sử dụng một số phương pháp cải thiện hiệu quả sử dụng của hương liệu, để hương liệu bám lại dễ dàng và kiểm soát được quá trình giải phóng hương thơm như:
Sử dụng chất hấp thụ (hạt xốp làm cầu nối), trộn hợp hương với các chất hấp phụ như các polymer hữu cơ, các khoáng zeolit, silic hay đất sét.
Hợp hương được phân tán vào một chất tan trong nước như cyclodextrin (dạng hình lồng), sau đó hạt được hình thành hoặc bằng cách khử nước hoặc bằng cách ép đùn hoặc bằng sự kết tinh vi tinh thể các hợp chất thơm, hợp hương sẽ được bảo vệ bởi một tấm chắn polymer (dùng phương pháp hình thành các giọt tụ hay polymer hóa).
Ùng chất tiền hương liệu:với những chất đầu có tính chất ít bốc hơi, bám tốt vào vật liệu, phân hủy hoặc phản ứng tạo ra các hương dễ bay hơi, như các ester geranyl hoặc neryl (họ ester allylic) trong sản phẩm làm mềm vải, các chất này thủy phân chậm chogeraniol hoặc nerol nên hương có thể tồn tại lâu.
Hương dầu hòa hợp tốt nhất trong sản phẩm mỹ phẩm ở chu kỳ đầu tiên trong quá trình phối chế. Hạn chế các quá trình nhiệt các cấu tử trong hương dầu có thể bị phân hủy hay thất thoát do bốc hơi. Trong một số trường họp, người ta phối hợp hương dầu sản phẩm mỹ phẩm bằng cách cho hương dầu vào tướng dầu có chứa chất nhũ hóa, sau đó thực hiện quá trình phối trộn tạo nhũ, nhiệt độ có thể lên đến 85÷900C.
Mỗi loại sản phẩm được phối một loại hương riêng biệt. Tuy việc thiết lập một công thức hương cho một loại sản phẩm rất phức tạp nhưng người ta có xu hướng thiết kế những hợp hương có thể sử dụng cho nhiều sản phẩm khác nhau, nhằm mục đích hạ giá thành.
CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG TỔ HỢP HƯƠNG HỒNG
4.1. Vài nét về hoa hồng
Tên khoa học: Rosa chinensis
Thuộc họ: Hoa hồng (Rosaceae).
Mô tả: Cây hoa hồng là loại cây thấp, lùn, có gai cong, lá hình lông cánh chim, mỗi tàu có 3-5 lá nhỏ hình bầu dục. Hoa có năm cánh sắc hồng, quả đặc, hình trứng hoặc vặn ốc.
Bộ phận dùng: Hoa
Thành phần hóa học: Hoa có tinh dầu thơm
Từ xưa đến nay, hoa hồng được coi là loài hoa đẹp và quí giá, là "Bà chúa của muôn hoa", là biểu tượng của tình yêu, sự tôn trọng, lòng thành kính và của những điều tốt đẹp, cao thượng. Ở Nhật Bản, trong các cuộc triển lãm, hoa hồng bao giờ cũng chiếm ngôi vị "Nữ hoàng của các loài hoa". Ở Bulgari, đất nước được mệnh danh là "Xứ sở của hoa hồng" vì trồng nhiều hoa hồng nhất thế giới, người ta có câu châm ngôn "Quí như tinh dầu hoa hồng" để đánh giá một vật nào đó có giá trị rất lớn. Bởi vì phải cần đến 2000 cánh hoa cho ra 1gr tinh dầu hoa hồng người ta mới cất được một giọt tinh dầu (giá trị hơn cả vàng ròng). Người Hy Lạp cổ đại cho rằng hoa hồng là tặng phẩm quí báu mà nữ thần Kibela đã gởi đến cho loài người để tôn vinh những tình cảm cao đẹp, từ đó hoa hồng được mang tên "Quà tặng của thiên thần".
Có thể nói hoa hồng là loài hoa được nhiều người biết đến và được yêu thích nhất, đó là loài hoa tình yêu, không chỉ dành riêng cho tình yêu đôi lứa mà nó còn dành riêng cho tình cảm cao quý và thiêng liêng hơn nữa, như tình thầy trò, tình mẫu tử. Khi nhắc đến hoa hồng thì người ta thường nghĩ ngay đến người phụ nữ. Chắc hẳn có sự tương quan nào đó, như sự tao nhã về màu sắc, sự nhẹ nhàng về hương thơm hay sự mãnh mai dáng dấp cành hồng. Bên cạnh đó, người ta cũng không quên những chiếc gai nhọn như thể hiện sự bướng bỉnh kiêu kì của người phụ nữ.
Chính nhờ vào mùi hương dịu dàng, thanh thoát, sang trọng và hình dáng tao nhã, hài hòa, yêu kiều đẹp đẽ một cách tự nhiên mà hoa hồng được coi là vẻ đẹp của người mẹ, của nữ giới nói chúng.
4.2. Đặc điểm
Cây hoa Hồng so với một số loại hoa khác thì khó trồng hơn. Đó là điều ai cũng công nhận. Nhiều người còn cho rằng giống hoa này “trái tính trái nết” nên trồng dễ chết, hoặc có sống được thì nhiều cây cũng ương yếu, hoa không to lại dễ bị sâu bệnh tấn công …
Thật ra hoa Hồng cũng dễ trồng, nếu ta nắm vững kỹ thuật, trong đó môi trường sống phải thích hợp thì cây mới phát triển mạnh được. Bằng chứng là các giống Hồng quí được nhập về từ nước ngoài hoa vừa to vừa sặc sỡ, nhưng trồng tại nước ta thì lại “biến tướng” trông thật thảm hại. Tất nhiên trừ những giống hợp với khí hậu nước ta thì khác. Như vậy, khí hậu đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của cây Hồng.
Đa số giống Hồng rất chịu nắng. Ánh nắng trong ngày chiếu càng nhiều giờ càng tốt. Do đó, trồng Hồng nên trồng nơi thoáng đãng. Trong mùa mưa nắng Hồng ít bị sâu bệnh tấn công, cây rất sung sức, ra hoa nhiều và sắc hoa tươi tắn. Có điều mùa nắng phải tưới nước đầy đủ, nên tưới nhiều lần, để cây không bị xuống sức và chết héo.
Hoa Hồng cũng chịu mưa, nhưng lượng mưa trung bình từ 1500mm đến 2000mm mới thích hợp. Mưa nhiều và mưa kéo dài, thì Hồng càng bị nhiều loại vi nấm và sâu bệnh tấn công. Hoa Hồng lại không chịu ngập úng, do đó trồng Hồng phải khai thong mương rãnh giúp việc thoát nước hữu hiệu.
Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng tốt của cây Hồng là từ 18 đến 250C. Trồng Hồng vào vùng có độ ẩm không khí cao, có mùa đông giá lạnh mới tốt. Vì như chúng ta đã biết, gốc tích của hoa Hồng ở vùng Cận Đông, vùng có khí hậu nóng, nhưng lại có mùa đông băng tuyết lạnh lẽo.
4.2.1. Thu hoạch và bảo quản
Hoa Hồng là một loại thuốc thiên nhiên tốt nhất, nhưng cách thu lượm và chế biến cánh hoa là khâu rất quan trọng. Cần hái cánh hoa Hồng vào buổi sang sớm và sẽ tốt hơn nếu hái sau cơn mưa hoặc sau một đêm có nhiều sương. Việc thu hái hoa Hồng là cả một qui trình tinh vi, và rất sợ nắng trời mặc dù nắng lên cho hương hoa nồng nàn hơn nhưng lại kém dịu ngọt đi..
Ở những nông trường trồng hoa để sản xuất nước hoa, người ta bắt đầu hái hoa từ lúc bình minh, hái từng bông một và phải hái nhanh tay. Một người hái hoa giỏi một giờ có thể hái được từ 5 – 10 kg hoa. Cứ 6 tấn cánh hoa Hồng mới có được 1lít tinh dầu hoa Hồng thiên nhiên.
4.3. Phân loại hoa hồng
Ngay các nhà thực vật học cũng khó lòng tra cứu xem có bao nhiêu loại hoa Hồng, chỉ biết căn cứ vào màu sắc, vào dòng giống, vào hình dáng và một số yếu tố khác để phân ra làm ba loại sau đây:
Loại Hồng dại:
Đây là những giống Hồng hoang dã lâu đời, có nguồn gốc từ giống Wichura ở vùng Cận Đông, sau lai tạo tự nhiên với nhau để thành ra hàng trăm giống khác. Hồng dại thường có dạng bụi, than cao, cành dài, dựa vào cây khác leo lên mà sống. Nếu than leo thì gọi là “Hồng leo”, loại có thân bò ngoằn ngoèo sát đất thì mang tên “Hồng bò”. Hồng dại có các giống Persian, Yellow Rose, Rosa Multiflora, Rosa Virginiana … Đa số giống Hồng dại thân cây và hoa không đẹp, nhưng mọc mạnh và sức đề kháng sâu bệnh tốt, nên thướng được dùng làm gốc ghép.
Loại Hồng cổ điển:
Hồng cổ điển là những giống Hồng được trồng từ trước năm 1867, có màu sắc đẹp lại có hương thơm. Hồng cổ điển có xuất xứ từ Trung Quốc, nổi tiếng có giống Rose Chinesis, Anh có giống Alba, Pháp có Gallica, Mĩ có giống Noisette.
Loại Hồng hiện đại:
Hồng hiện đại là những giống Hồng được lai tạo sau năm 1867 trở về sau. Đây được coi là thời kì vàng son nhất của hoa Hồng, vì được nhiều công ty kinh doanh hoa Hồng nhập cuộc, sản xuất đại trà những loại Hồng lai nổi tiếng với màu hoa đa dạng rực rỡ, hoa đã to lại lâu tàn.
Tại nước ta, từ xa xưa hoa Hồng cũng được đại đa số ưa thích. Từ thành thị đến nông thôn, từ Nam chí Bắc, gần như nhà nào cũng trồng hoa Hồng để làm cảnh, ướp trà, …
Đối với người Việt, hoa Hồng được xem là biểu tượng của tình yêu chân thật và hạnh phúc tràn đầy. Một đóa Hồng tươi thắm tặng cho người yêu ngụ ý nói lên tình cảm sâu đậm và tha thiết với người yêu dấu. Một đóa Hồng dâng tặng Mẹ, mang ý nghĩa sâu nặng về tấm long hiếu thảo, đồng thời cũng có ý nghĩa kính chúc người sinh dưỡng mình hạnh phúc và trường thọ. Hoa Hồng còn được dâng cúng tổ tiên và là món quà biếu lịch sự nhất, thanh nhã nhất trong những dịp mừng vui như thi đậu, thăng quan tiến chức, thăm viếng sức khỏe …
Chúng em rất tiếc là không có trong tay một tài liệu nào cho biết đích xác hoa Hồng được du nhập vào nước ta theo con đường nào và vào thời gian nào. Có thuyết cho rằng hoa Hồng được du nhập vào nước ta theo ngả Châu Âu, nhưng lại có giả thuyết khác cho rằng từ Trung Quốc. Có lẽ thuyết sau thuyết phục hơn. Vì như chúng ta đã biết, Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước đã nổi tiếng là nước trồng hoa Hồng đầu tiên ở Châu Á. Vài trăm năm trước đây Trung Quốc nổi tiếng với các giống Hồng Trà và sau đó được lai tạo thành nhiều giống khác .. Trung Quốc lại là nước gần kề Việt Nam, cho nên con đường du nhập của hoa Hồng vào nước ta có lẽ xuất phát từ Trung Quốc.
4.4. Sơ lược về tinh dầu hoa hồng
4.4.1. Nguồn gốc
Tinh dầu hoa Hồng là sản phẩm thông qua việc chưng cất những cánh hoa Hồng tươi với nước tinh khiết hoặc chưng cất với nước hoa Hồng đã cất lần trước để đạt được hiệu suất lấy tinh dầu cao hơn. Tinh dầu hoa Hồng là sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên và tinh khiết 100(.
Suốt trên 3000 năm qua, hoa Hồng là thượng đẳng hoa của các nghành sản xuất nước hoa và mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp. Homer kể rằng nữ thần Aphrodite đã ngâm hoa hồng trong dầu oliu để lấy nước đó bôi lên người chàng Hector. Những người hồi giáo làm nước hoa là người đầu tiên chưng những cánh hoa hồng Damask. Thị trấn Shiraz của Batư nổi tiếng từ thế kỷ thứ 8 với loại nước hoa hồng đã từng đươc xuất khẩu qua Châu Âu, Ấn Độ và Trung Hoa cho đến mãi tận thế kỷ 17. Từ thời kỳ phục hưng cho đến thế kỷ 19, nước hoa hồng không chỉ dùng trong ẩm thực và chữa bệnh mà còn được các nhà sản xuất nước hoa rất trân trọng. Cầu kỳ hơn nữa Quốc vương Ba Tư còn đặt làm những tấm nệm nhét đầy cánh hoa hồng.Có lẽ cùng với sự xuất hiện của sự sống trên trái đất nước hoa đã ra đời. Từ “nước hoa” có nguồn gốc từ tiếng La tinh “fumus” có nghĩa là khói. Điều này làm chúng ta có ý nghĩ phải chăng ngày xưa những người nguyên thuỷ đã đốt gỗ, nhựa cây và lá cây có mùi thơm để tạo ra nước hoa?
Chúng ta biết rằng người Ai Cập cổ đại đã dùng nước hoa từ hơn 5000 năm trước đây. Nhưng phát minh ra cách chiết xuất tinh dầu từ những cánh hoa Hồng lại thuộc về người Ả Rập. Đã từ hơn 1300 năm nay tại đất nước của những câu chuyện “Nghìn lẻ một đêm”, tinh dầu hoa Hồng không những được dùng làm mỹ phẩm mà còn để làm thuốc nữa. Cứ nửa hécta hoa hồng sẽ cho ta 1 tấn cánh hoa, từ 6 tấn cánh hoa lại cho ta vẻn vẹn 1lít tinh dầu. Thế mới biết vì sao loại tinh dầu này lại quý hiếm đến vậy.
Ngày xưa để thu được tinh dầu người ta xếp những tấm kính vào những chiếc khung gỗ. Trên đó đặt một lớp mỡ lợn rồi xếp từng lớp cánh hoa lên nhau. Người ta thay dần những lớp cánh hoa cho tới khi miếng mỡ hút đủ số tinh dầu cần thiết.
Ngày nay để chiết xuất ra tinh dầu thay vì mỡ lợn chúng ta dùng một loại dung dịch được lấy từ dầu lửa. Đổ dung dịch này lên các cánh hoa tươi cho tới khi thấm hết tinh dầu của cánh hoa. Hỗn hợp thu được đem tách bỏ dung dịch đầu rồi dùng cồn lọc lấy tinh dầu.
Trong số hàng trăm giống hồng, ngành nước hoa sử dụng 2 giống hoa. Đó là giống hoa hồng Rosa centifolia còn gọi là hồng tháng năm hay hoa hồng Provence, được trồng ở Grasse và Morocco. Giống còn lại là hồng Rosa damascena được gọi hồng Damask trồng nhiều ở Bulgari & Thổ Nhĩ Kỳ.
Người ta dùng dung môi dễ bay hơi đễ ngâm hoa hồng xứ Grasse, chiết lấy một chất kết tinh sau đó là tinh chất. Còn hồng xứ Morocco & hồng xứ Thổ Nhĩ Kỳ thì có thể dùng dung môi chiết xuất hoặc dùng hơi để chưng cất sẽ thu được tinh dầu, chứ không phải là tinh chất như cách chiết xuất nữa. Đối với hoa hồng Bulgari, người ta chỉ dùng cách chưng cất.
4.4.2. Các phương pháp tách tinh dầu hoa hồng
Việc lựa chọn phương pháp tách tinh dầu hoa Hồng rất quan trọng vì phải làm sao để giữ được mùi thơm tự nhiên ban đầu, phải tách tương đối triệt để, khai thác được hết tinh dầu có trong cánh hoa với chi phí thấp. Vì vậy khi khai thác tinh dầu hoa Hồng người ta thường sử dụng ba phương pháp sau:
Phương pháp chưng cất bằng hơi nước:
Phương pháp này đơn giản, kinh tế, thiêt bị đơn giản rẻ tiền và có thể di động đến nơi có nguyên liệu. Người ta biến nước thành hơi rồi cho hơi nước đi vào nguyên liệu (cánh hoa hồng) từ dưới lên. Trong quá trình đi qua cánh hoa có tinh dầu, hơi nước lôi kéo hơi tinh dầu và mang tới bộ phận làm lạnh. Ở đây tinh dầu hoa hồng bị đông tụ thành hỗn hợp lỏng tinh dầu hoa hồng và nước. Do tinh dầu không tan vào nước nên bị tách lớp. Tùy theo tỉ trọng của tinh dầu lớn hay nhỏ hơn nước mà tinh dầu chìm xuống đáy hay nổi lên trên mặt nước. Dùng bình chiết người ta chiết tinh dầu ra (rồi bão hòa NaCl vào phần nước còn lại và dùng dung môi để chiết phần tinh dầu còn khuất trong nước). Dịch nước còn lại sau khi chiết tinh dầu chính là nước hoa hồng. Nước này chứa 1% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là ancol phenyletylic.
Để tiết kiệm tinh dầu người ta đưa nước hoa hồng cất lần trước cất lại với cánh hoa mới, làm như vậy hàm lượng tinh dầu cao hơn, hơn thế nữa sau khi cất xong ngưới ta nước hoa hồng bão hòa muối ăn rồi chiết với dung môi dễ bay hơi sau đó loại dung môi thu tinh dầu
Loại tinh dầu này có mùi hoa hồng êm dịu, mùi mật ong và có hàm lượng ancol phenyletylic lên đến 80%
Phương pháp trích ly bằng dung môi dễ bay hơi:
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc sử dụng dung môi thích hợp để hòa tan những cấu tử mang hương trong cánh hoa hồng. Dung môi chiết sẽ ngấm qua thành tế bào của các cánh hoa, các hợp chất thơm trong cánh hoa sẽ hòa tan vào dung môi, sau đó xuất hiện quá trình thẩm thấu giữa dịch chiết bên trong với dung môi bên ngoài do chênh lệch nồng độ. Sau khi trích ly phải thực hiện quá trình tách dung môi ở áp suất thấp để thu tinh dầu.
Phương pháp này chiết cho chúng ta 2 sản phẩm. Người ta hái hoa nở rộ vào lúc sáng sớm vừa hết sương, cho hoa vào dung môi chiết, chiết ngâm một thời gian thích hợp tùy từng loại hoa, sau đó lọc lấy dịch chiết, loại dung môi người ta thu tinh dầu cô đặc. Đưa tinh dầu cô đặc xử lý với cồn 960 rồi lọc lấy sản phẩm không tan ta có sáp hoa hồng, sáp này dùng để sản xuất xà phòng, nước vệ sinh. Phần không tan trong cồn 960 được loại cồn ở áp suất thấp người ta thu được tinh dầu tinh khiêt 100%.
Phương pháp hấp phụ bằng chất béo:
Chất béo ngoài khả năng hòa tan tinh dầu còn có khả năng hấp phụ các chất thơm, dựa vào tính chất này, người ta sử dụng chất béo trong tách tinh dầu hoa hồng. Phương pháp này dựa trên hiện tượng hấp phụ ở hai pha hơi – rắn.
Quy trình kỹ thuật đơn giản, có thể tiến hành ở nhiệt độ thường, nhưng chủ yếu là thực hiện thủ công, công việc nặng nhọc khó cơ giới hóa, chất béo khó bảo quản.
4.5. Thành phần và tính chất của tinh dầu hoa hồng
Cấu tử chính của tinh dầu hoa hồng:
Các nhà khoa học đã phân tích trong hoa hồng có tinh dầu với tỷ lệ 0.013 – 0.15( mà thành phần chủ yếu gồm rodinol, geraniol 12,78(, xitronellol, nerol, linalol và phenyletanol 16,36(, citronellol 23,89(, stearotenes 22,1(, … và một số ester khác.
Tính chất hóa lý:
Tinh dầu hoa hồng là chất lỏng không màu hoặc có màu vàng nhạt, có mùi hoa hồng và có dạng bán rắn ở nhiệt độ thường.
Tỷ trọng ở 150C : 0,848 ÷ 0,863
Góc quay cực : -10 ÷ -40 (ống đo 100nm, 250C)
Chiết suất ở 250C : 1,458 ÷ 1,463
Rất ít tan trong nước, tan tốt trong cồn và CHCl3.
Tinh dầu hoa hồng Pháp nhận được từ hoa rose centifolia có mùi hương và tính chất khác tinh dầu Bulgari nhận được từ damask rose – thỉnh thoảng tinh dầu hoa hồng trắng cũng được dùng ở Bungaria, nhưng có mùi hương kém hơn tinh dầu của damask rose.
4.6. Ứng dụng của tính dầu hoa hồng
Mặc dù giá thành rất cao, tinh dầu hoa hồng đã có trong nhiều loại nước hoa và những sản phẩm chăm sóc da thì hương thơm của hoa như một hoạt chất nuôi dưỡng loại da nhạy cảm, dễ bị phản ứng, làm lành và dịu mát da. Và sau đây là một số ứng dụng của tinh dầu hoa hồng
4.6.1. Nước hoa hồng
Đó là nước chảy ra từ chưng cất hoa hồng tươi bằng hơi nước. Người ta cũng sản xuất nước hoa này quanh năm bằng những cánh hoa sấy khô. Nước tỏa hương thơm rất dịu, một thứ nước bổ dưỡng hoàn hảo đối với da nhạy cảm và nhẹ nhàng làm săn da những người béo mập và ngay cả những làn da mỏng mảnh của trẻ sơ sinh.Nước hoa hồng có tácdụng như một loại sữa làm mát dịu và sạch sẽ làn da, có tính sát khuẩn nhẹ và làm hưng phấn tinh thần.Các nhà nghiên cứu của khoa Dược, trường Đại học UMOS Malysia cho biết có thể phòng ngừa ung thư và làm hạ đường huyết bằng nước ép của hoa hồng. Ở Nhật Bản, Hoa hồng được chế biến thành mỹ phẫm bảo vệ sắc đẹp của phụ nữ. Người ta pha trà bằng cánh hoa, lấy nước rửa mặt vừa sạch da vừa bảo vệ da rất tốt. Hoặc ngâm cánh hoa vào dấm chua để có dung dịch khử mùi hôi sát trùng. Hoặc sắc thuốc từ hoa hồng để làm nước rửa mặt và thuốc bổ giàu vitamin A để làm trắng da, dưỡng da.
Ngoài ra tinh dầu hồng được ứng dụng nhiều nhất mỹ phẩm đặc biệt là nước hoa , được sử dụng chủ ỵếu cho tổ hợp thơm pha nước hoa lọai cao cấp.Chúng tạo nên những mùi thơm quyến rũ và đậm nữ tính. Mùi thơm hoa hồng tạo nên cho người phụ nữ một nét duyên thầm kín đáo , một sự huyền bí lãng mạn mà bất kỳ một phái mạnh nào đi qua cũng phải quay đầu lại tìm hiểu .Cũng với mùi chủ đạo là hương hoa hồng và hàm lượng tinh dầu hoa hồng thế nhưng mỗi lọai nước hoa hoa hồng khác nhau đều có một sự dịu kỳ khác nhau ,lúc thì dịu dàng êm ái ,lúc thì nồng nhiệt cháy bổng ,khi thì lại có vị ngọt ngào nồng ấm sớm mai . Tất cả đều làm cho nước hoa hoa hồng trở thành huyền thọai của nhân loại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cấu trúc tổ hợp hương và xây dựng tổ hợp hương hồng.doc