Cây trồng biến đổi gen triển vọng, thách thức và cơ hội

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Phân tích một số lí do chọn tình huống 2 2. Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến cây trồng biến đổi gen hoặc sinh vật biến đổi gen 3 3. Phát triển cây trồng biến đổi gen trên thế giới và triển vọng 3 4. Định hướng nghiên cứu và phát triển cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam 6 5. Những lợi ích của sinh vật biến đổi gen nói chung 7 6. Một số nguy cơ rủi ro có thể xảy ra do sinh vật biến đổi gen 8 7. Vấn đề an toàn sinh học và quản l‎í đánh giá rủi ro 9 8. Cây trồng biến đổi gen và tương lai phát triển ở Việt Nam 10 9. Việt Nam nên phát triển cây trồng biến đổi gen 13 KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 16 MỞ ĐẦU Vào năm 1973 sinh vật biến đổi gen đầu tiên được tạo ra trên thế giới là vi khuẩn Escherichia Coli biểu hiện gen của vi khuẩn Salmonella. Năm 1996, lần đầu tiên cây trồng biến đổi gen được phép trồng tại Hoa Kỳ. Trong vòng 15 năm từ 1996 đến 2010, diện tích cây trồng biến đổi gen lên tới 148 triệu hec-ta tại 29 quốc gia với các loại cây trồng chính là ngô, bông, đậu tương, cải dầu . Tuy nhiên, việc nghiên cứu và phát triển sinh vật biến đổi gen cũng gắn liền với những rủi ro tiềm ẩn có thể gây ra bởi sinh vật biến đổi gen đến môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người. Nhằm đảm bảo việc phát triển và ứng dụng sinh vật biến đổi gen một cách an toàn, các quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen bao gồm việc đánh giá rủi ro kỹ lưỡng trước khi cho phép thương mại hóa cũng như thực hiện quản lý rủi ro trong suốt quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm và thương mại hóa sinh vật biến đổi gen. Việt Nam là một trong các quốc gia trên thế giới rất chú trọng vấn đề quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen. Từ năm 2004, sau khi gia nhập Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học, Việt Nam đã ban hành một loạt các văn bản pháp lý cũng như chính sách về vấn đề quản lý sinh học tại Việt Nam. Năm 2010 đã có một số giống cây trồng biến đổi gen lần đầu tiên được trồng thử nghiệm tại Việt Nam (cây ngô và cây bông vải chuyển gen). Việt Nam nên phát triển cây trồng chuyển gen hay không? Nếu có thì chúng ta phải có những giải pháp nào.

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7684 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cây trồng biến đổi gen triển vọng, thách thức và cơ hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PAGE  PAGE 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU11. Phân tích một số lí do chọn tình huống22. Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến cây trồng biến đổi gen hoặc sinh vật biến đổi gen33. Phát triển cây trồng biến đổi gen trên thế giới và triển vọng34. Định hướng nghiên cứu và phát triển cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam65. Những lợi ích của sinh vật biến đổi gen nói chung76. Một số nguy cơ rủi ro có thể xảy ra do sinh vật biến đổi gen87. Vấn đề an toàn sinh học và quản l‎í đánh giá rủi ro98. Cây trồng biến đổi gen và tương lai phát triển ở Việt Nam109. Việt Nam nên phát triển cây trồng biến đổi gen13KẾT LUẬN15TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH16 MỞ ĐẦU Vào năm 1973 sinh vật biến đổi gen đầu tiên được tạo ra trên thế giới là vi khuẩn Escherichia Coli biểu hiện gen của vi khuẩn Salmonella. Năm 1996, lần đầu tiên cây trồng biến đổi gen được phép trồng tại Hoa Kỳ. Trong vòng 15 năm từ 1996 đến 2010, diện tích cây trồng biến đổi gen lên tới 148 triệu hec-ta tại 29 quốc gia với các loại cây trồng chính là ngô, bông, đậu tương, cải dầu ... Tuy nhiên, việc nghiên cứu và phát triển sinh vật biến đổi gen cũng gắn liền với những rủi ro tiềm ẩn có thể gây ra bởi sinh vật biến đổi gen đến môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người. Nhằm đảm bảo việc phát triển và ứng dụng sinh vật biến đổi gen một cách an toàn, các quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen bao gồm việc đánh giá rủi ro kỹ lưỡng trước khi cho phép thương mại hóa cũng như thực hiện quản lý rủi ro trong suốt quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm và thương mại hóa sinh vật biến đổi gen. Việt Nam là một trong các quốc gia trên thế giới rất chú trọng vấn đề quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen. Từ năm 2004, sau khi gia nhập Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học, Việt Nam đã ban hành một loạt các văn bản pháp lý cũng như chính sách về vấn đề quản lý sinh học tại Việt Nam. Năm 2010 đã có một số giống cây trồng biến đổi gen lần đầu tiên được trồng thử nghiệm tại Việt Nam (cây ngô và cây bông vải chuyển gen). Việt Nam nên phát triển cây trồng chuyển gen hay không? Nếu có thì chúng ta phải có những giải pháp nào. 1. Phân tích một số lí do chọn tình huống: Những nghiên cứu và ứng dụng về lĩnh vực công nghệ sinh học trong nông nghiệp đang phát triển nhanh và mang lại hiệu quả rất to lớn. Cây trồng biến đổi gen là một trong những thành tựu quan trọng của công nghệ sinh học nông nghiệp, vì nó mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân như: năng suất cao, chất lượng tốt, kháng được sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ…. Sau hơn 10 năm ứng dụng phát triển cây trồng biến đổi gen ở nhiều nước trên thế giới, đã chứng minh rằng cây trồng biến đổi gen đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, việc triển khai ứng dụng cây trồng biến đổi gen tăng liên tục về số lượng các nước tham gia, về diện tích tăng hàng năm… Ở Việt Nam, đã nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen nói chung và cây trồng biến đổi gen nói riêng từ trước những năm 1990, đến nay đã và đang có một số dòng (chưa phải là giống) cây biến đổi gen ở mức độ thử nghiệm cấp độ nhà kính nhà lưới. Nhưng từ năm 2010, Việt Nam đã trồng thử nghiệm cây trồng biến đổi gen (cụ thể là cây ngô và cây bông vải) ở một số địa bàn (Vĩnh Phúc, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kontum), các kết quả thử nghiệm được đánh giá là rất khả quan. Vấn đề đặt ra là: Vì cây trồng biến đổi gen là dạng cây trồng đã được chuyển gen ngoại lai (ADN, vật chất di truyền) từ sinh vật khác. Nên có thể xảy ra những rủi do mà con người chưa thể biết trước được: như sự không kiểm soát được gen ngoại lai được chuyển, sự phát tán gen, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ngộ độc, dị ứng… Vì vậy: Việt Nam nên phát triển cây trồng biến đổi gen hay không, nếu không thì tại sao? Nếu có thì bao giờ? Cần phải giải quyết những vấn đề gì?... Tình huống này cần giải thích, chứng minh, phân tích một số nội dung sau: một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến cây trồng biến đổi gen hay sinh vật biến đổi gen, những lợi ích của trồng biến đổi gen hoặc sinh vật biến đổi gen, những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, tại sao phải quan tâm đến vấn đề an toàn sinh học, sự cần thiết phải đánh giá và quản lí rủi ro, một số kiến hay quan niệm của các chuyên gia của Việt Nam về cây trồng biến đổi gen hay sinh vật biến đổi gen. 2. Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến cây trồng biến đổi gen hoặc sinh vật biến đổi gen - Sinh vật biến đổi gen là sinh vật có cấu trúc di truyền bị thay đổi bằng công nghệ chuyển gen. Cây trồng biến đổi gen là thực vật mang một hoặc nhiều gen được đưa vào không thông qua lai tạo. Những gen được đưa vào (gen chuyển) có thể được phân lập từ những loài thực vật có quan hệ họ hàng hoặc từ những loài khác biệt hoàn toàn. Thực vật tạo ra được gọi là “thực vật biến đổi gen” mặc dù trên thực tế tất cả thực vật đều được “chuyển gen” từ tổ tiên hoang dại của chúng bởi quá trình thuần hoá, chọn lọc và lai giống có kiểm soát trong một thời gian dài. 3. Phát triển cây trồng biến đổi gen trên thế giới và triển vọng Vào đầu thế kỷ 21, dân số thế giới đạt 6,1 tỷ vào năm 2000 và tiến tới 9,2 tỷ vào năm 2050 nên thách thức cho việc nhân đôi sản lượng lương thực trong vòng 50 năm là rất lớn. Hiện tại, hơn 1 tỷ người trên thế giới đang phải đối mặt với nạn đói và suy dinh dưỡng. Công nghệ hứa hẹn nhất trong tăng sản lượng thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và bông sợi là việc tạo ra những giống cây trồng với các tính trạng mới. Do đó, cây trồng biến đổi gen hiện đang được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2010 kỷ niệm 15 năm thương mại hóa cây trồng biến đổi gen, 1996-2010. Diện tích cây trồng biến đổi gen (tính theo luỹ kế) giai đoạn 1996-2010 vượt 1 tỷ ha (tương đương với tổng diện tích rộng lớn của Mỹ hoặc Trung Quốc), điều đó cho thấy rõ ràng rằng cây trồng biến đổi gen đang tồn tại và phát triển. Theo tính toán, giai đoạn 1996-2010 diện tích cây trồng biến đổi gen đã tăng 87 lần, điều này cho thấy công nghệ về cây trồng này là loại công nghệ được chấp nhận nhanh nhất trong lịch sử nông nghiệp hiện đại. Diện tích cây trồng biến đổi gen đạt 148.000.000 ha trong năm 2010, đáng chú ý nhất là riêng năm 2010 diện tích cây trồng biến đổi gen đã trồng là 14 triệu ha, đây là sự gia tăng lớn thứ hai trong vòng 15 năm. Số lượng các nước trồng cây biến đổi gen đã tăng đến mức kỷ lục là 29 nước, tăng từ 25 nước trong năm 2009, 10 nước đứng đầu, diện tích cây trồng biến đổi gen của mỗi nước lớn hơn 1 triệu ha. Hơn một nửa dân số thế giới, 59%, hay gần 4 tỷ người, sống ở 29 quốc gia trồng cây biến đổi gen. Ba quốc gia mới, Pakistan, Myanmar và Thụy Điển, lần đầu tiên đã công bố chính thức trồng cây biến đổi gen trong năm 2010, và Đức cũng tiếp tục trồng. Trong số 29 nước trồng cây biến đổi gen trong năm 2010, có 19 nước là nước đang phát triển và chỉ có 10 nước là nước công nghiệp, ngoài ra 30 nước nhập khẩu các sản phẩm cây trồng biến đổi gen với tổng số 59 quốc gia phê duyệt sử dụng các loại cây trồng biến đổi gen, hoặc là để trồng, hoặc nhập khẩu; 75% dân số thế giới sống ở 59 quốc gia này. Nghe Đọc ngữ âm   Từ điển -  HYPERLINK "|vi" Xem từ điển chi tiết Trong năm 2010, đã có 15.400.000 nông dân trồng cây biến đổi gen - đặc biệt là trên 90% là các hộ nông dân nhỏ và nghèo tài nguyên ở các nước đang phát triển, số nông dân hưởng lợi còn thấp do đánh mất lợi nhuận từ cây trồng biến đổi gen chuyển sang cây trồng truyền thống. Đáng chú ý, từ năm 1996, nông dân trên toàn thế giới đã biểu quyết và đưa ra khoảng 100.000.000 quyết định độc lập để trồng và tiếp tục trồng nhiều loại cây trồng biến đổi gen hàng năm, vì những lợi ích đáng kể mà họ thu được. Tại các nước đang phát triển diện tích cây trồng biến đổi gen tăng 48% trong năm 2010 và sẽ vượt quá diện tích cây trồng biến đổi gen tại các nước công nghiệp trước năm 2015. Tốc độ tăng trưởng của cây trồng biến đổi gen đã tăng nhanh hơn ở các nước đang phát triển, 17% hay 10,2 triệu ha, so với 5% hay 3,8 triệu ha ở các nước công nghiệp. Năm nước đang phát triển, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ ở châu Á, Brazil và Argentina ở Mỹ Latinh, và Nam Phi trên lục địa châu Phi là các nước dẫn đầu về diện tích cây trồng biến đổi gen. Brazil là quốc gia được coi là động cơ của sự tăng trưởng ở châu Mỹ Latinh, đã tăng diện tích cây trồng biến đổi gen nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên toàn thế giới - một mức tăng kỷ lục là 4 triệu ha. Tại Úc, cây trồng biến đổi gen đã được phục hồi sau một đợt hạn hán nhiều năm với sự gia tăng lớn nhất tương ứng năm trên năm là 184% và đạt 653.000 ha. Burkina Faso là nước có diện tích cây trồng biến đổi gen tăng lớn thứ hai với tỷ lệ 126%, 80.000 nông dân trồng trên diện tích 260.000 ha, tương đương với một tỷ lệ chấp thuận 65%. Tại Myanmar, 375.000 hộ nông dân nhỏ đã trồng thành công 270.000 ha bông Bt, tương đương với 75% chấp thuận cây trồng biến đổi gen trên tổng số hộ trồng bông trên cả nước. Tại Ấn Độ, sự tăng trưởng tiếp tục cho năm thứ chín, 6,3 triệu nông dân trồng cây biến đổi gen với 9.400.000 ha bông Bt, tương đương với tỷ lệ chấp thuận là 86%. Mê-hi-cô đã triển khai thành công một loạt khảo nghiệm đồng ruộng đối với ngô biến đổi gen. Tám nước cộng đồng chung Châu Âu đã trồng ngô chuyển gen Bt kháng sâu, hoặc khoai tây tinh bột "Amflora", vừa được EU phê duyệt - sự phê duyệt đầu tiên cho phép trồng trong vòng 13 năm ở Châu Âu. Lần đầu tiên, cây trồng biến đổi gen chiếm một tỷ lệ đáng kể, 10% của gần 1,5 tỷ ha đất canh tác toàn cầu; lớn hơn 50% tổng diện tích đất canh tác của 29 quốc gia trồng cây biến đổi gen vào năm 2010. Trong năm 2010, sự kết hợp nhiều tính trạng là một đặc tính quan trọng của cây trồng biến đổi gen - 11 nước trồng cây biến đổi gen với 2 hoặc nhiều tính trạng kết hợp, và 8 quốc gia đang phát triển – 32,2 triệu ha hay 22% trong số 148 triệu ha là diện tích trồng cây biến đổi gen mang nhiều tính trạng kết hợp. Từ năm 1996 đến năm 2010, cây trồng biến đổi gen đã góp phần vào tính bền vững và sự biến đổi khí hậu bằng cách: sản lượng cây trồng ngày càng tăng và trị giá 65 tỷ đô la Mỹ, tạo một môi trường tốt hơn, bằng cách tiết kiệm 393 triệu thuốc trừ sâu; chỉ tính trong năm 2009 giảm phát thải 18 tỷ kg khí CO2, tương đương với việc giảm gần 8 triệu chiếc xe hơi trên đường, bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách tiết kiệm 75 triệu ha đất; và giúp giảm nghèo bằng cách giúp 14,4 triệu hộ nông dân nhỏ, trong số đó có những hộ là những người nghèo nhất trên thế giới. Vấn đề cấp thiết hiện nay đối với các hệ thống quản lý phù hợp, có hiệu quả về thời gian/chi phí là trách nhiệm, sự nghiêm túc nhưng không nặng nề cho các nước đang phát triển nhỏ và nghèo. Giá trị toàn cầu của riêng hạt giống cây biến đổi gen đạt 11,2 tỷ đô la Mỹ trong năm 2010, và gần 150 tỷ đôla Mỹ /năm cho ngô, đậu tương và bông nói chung. Có thể thấy triển vọng tương lai đáng khích lệ trong năm năm tiếp theo: ngô chịu hạn vào năm 2012; gạo vàng vào năm 2013; và lúa Bt trước mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ năm 2015, 1 tỷ người nghèo ở các hộ trồng lúa ở châu Á có khả năng hưởng lợi. Cây trồng biến đổi gen có thể đóng góp to lớn cho các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 2015 về cắt giảm một nửa đói nghèo bằng cách tối ưu hóa năng suất cây trồng. 4. Định hướng nghiên cứu và phát triển cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam Hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm ủng hộ của Chính phủ. Việc nghiên cứu sinh vật biến đổi gen ở Việt Nam tập trung vào phân lập, tuyển chọn các gen quý có giá trị ứng dụng cao tiến tới sử dụng để chuyển vào sinh vật nhận nhằm tạo nên những giống lý tưởng. Một số gen có giá trị nông nghiệp đã được tuyển chọn bao gồm gen chịu hạn, lạnh, kháng bệnh ở lúa; gen cry và vip mã hóa các protein độc tố có hoạt tính diệt côn trùng của vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt), gen mã hoá protein bất hoạt hoá ribosome ở cây mướp đắng và gen mã hoá α-amylase của cây đậu cô ve có hoạt tính diệt côn trùng; gen mã hóa protein vỏ của virus gây bệnh đốm vòng ở cây đu đủ; gen mã hóa kháng nguyên vỏ của các chủng virus dại... Trên cơ sở đó, các nghiên cứu chuyển gen có giá trị vào sinh vật nói chung và cây trồng nói riêng đã và đang được tiến hành trên nhiều đối tượng với nhiều nguồn gen khác nhau. Đối với thực vật, gen Xa21 kháng bệnh bạc lá do vi khuẩn ở lúa gây ra và gen cry kháng côn trùng đã được chuyển vào lúa; gen kháng virus đốm vòng được chuyển vào cây đu đủ; gen cry và gen chịu hạn được chuyển vào cây bông; gen cry và gen bar kháng thuốc diệt cỏ được chuyển vào các cây thuốc lá, đậu xanh, cải, cà tím, cây bông, cây ngô. Đối với việc ứng dụng cây trồng biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 72/2009/TT-BNN&PTNT ngày 17 tháng 11 năm 2009 về việc ban hành danh mục loài cây trồng biến đổi gen được phép khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường cho mục đích làm giống cây trồng ở Việt Nam gồm ngô, bông và đậu tương. Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa chính thức trồng cây biến đổi gen ở qui mô thương mại. Bắt đầu từ năm 2010, Việt Nam bắt đầu trồng thử nghiệm (gọi là Khảo nghiệm quốc gia) cây ngô và cây bông chuyển gen, những thử nghiệm này được quản lí và kiểm soát rất chặt chẽ để đảm bảo về mặt an toàn sinh học. Mặc dù cơ hội để triển khai thương mại hóa ở Việt nam là rất lớn (được sự đồng thuận của các chuyên gia, giới khoa học, và phải có quyết định của Bộ NN&PTNT hoặc Chính phủ), nhưng vấn đề này vẫn còn gây nhiều tranh cãi với những ‎ kiến trái ngược nhau. 5. Những lợi ích của sinh vật biến đổi gen nói chung Các ứng dụng của công nghệ biến đổi gen nhằm tạo ra sinh vật biến đổi gen đã góp phần mang lại lợi ích trên nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội của nhân loại như: - Cung cấp nguồn lương thực cần thiết cho tương lai: với việc tạo ra các cây trồng biến đổi gen mang những tính trạng quý như kháng virus, kháng sâu bệnh, chịu hạn, chịu mặn, v.v… chắc chắn trong tương lai năng suất cũng như chất lượng của các giống cây lương thực sẽ đảm bảo được nhu cầu thiết yếu về lương thực của con người. - Tăng cường chất lượng thực phẩm: các cây trồng biến đổi gen với các tính trạng tăng cường chất lượng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên thế giới như các giống lúa giàu carotenoid (tiền vitamin A), khoai tây biến đổi gen được phát triển ở Ấn Độ có chứa nhiều hơn 1/3 protein là các chất dinh dưỡng thiết yếu và có giá trị cao. - Loại trừ thực phẩm có mang các chất độc hoặc các chất gây dị ứng như các chất caffein, nicotine. - Tạo ra cây trồng hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng sau đó nuôi cấy thu sinh khối để chuyển thành năng lượng (như cây liễu) và nhiên liệu sinh học (biodiesel và bioethanol) có thể thay thế được các nhiên liệu hóa thạch và dầu khoáng. - Sản xuất nhiều loại hóa chất, trong đó chủ yếu là các loại dầu chiết từ hạt lanh, cải dầu và hướng dương. - Tạo ra các chất hóa học đặc biệt như các dược phẩm, mỹ phẩm và thuốc nhuộm. - Sản xuất các hợp chất sinh học đặc biệt như sợi sinh học tổng hợp (chủ yếu bắt nguồn từ sợi gai dầu và sợi lanh); keo lignocellulose, các chất tán sắc, phân bón và phụ gia; nhựa sinh học, giấy và bìa có nguồn gốc từ tinh bột. - Tăng khả năng chăm sóc sức khỏe. - Sản xuất ra các dược phẩm có thể chống được các căn bệnh đặc biệt ở những bệnh nhân nhất định, ví dụ: sản xuất insulin dành cho những bệnh nhân tiểu đường. 6. Một số nguy cơ rủi ro có thể xảy ra do sinh vật biến đổi gen Bên cạnh những lợi ích to lớn do sinh vật biến đổi gen mang lại, thì cũng có nhiều quan ngại đối với sinh vật biến đổi gen có thể xảy ra, bao gồm: - Đối với con người: gây độc, dị ứng hoặc đối với các sinh vật biến đổi gen có chứa các gen kháng sinh có thể làm tăng tính kháng kháng sinh của vi khuẩn. - Đối với việc bảo vệ đa dạng sinh học: sinh vật biến đổi gen có thể phát tán những gen biến nạp sang họ hàng hoang dại của chúng, sang sâu bệnh có nguy cơ làm tăng tính kháng của chúng đối với đặc tính chống chịu sâu bệnh của cây trồng biến đổi gen hoặc làm tăng khả năng gây độc của cây trồng biến đổi gen đối với các loài sinh vật có ích. - Đối với môi trường sinh vật biến đổi gen có thể làm ảnh hưởng tới chu trình Nitơ và hệ sinh thái của vi sinh vật đất. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có phát hiện, nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng sinh vật biến đổi gen gây tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái. 7. Vấn đề an toàn sinh học và quản l‎í đánh giá rủi ro Vì vấn đề an toàn sinh học, đảm bảo tốt cho sức khỏe con người và cân bằng môi trường sinh thái, nên các cây trồng biến đổi gen cũng như sản phẩm của sinh vật biến đổi gen trước khi được phát triển đại trà (thương mại hóa) thì phải được đánh giá về an toàn sinh học và quản lí‎ những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. An toàn sinh học sinh vật biến đổi gen là các biện pháp quản lý an toàn trong các hoạt động: nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và khảo nghiệm; sản xuất, kinh doanh và sử dụng; nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ và vận chuyển các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. Các quy định an toàn sinh học quốc tế chủ yếu đề cập đến an toàn sinh học trong nông nghiệp, hiện nay có nhiều tổ chức tiến hành vận động để đi đến thống nhất các quy đinh về an toàn sinh học “hậu biến đổi gen" như nguy cơ ra đời các phân tử mới, sinh vật nhân tạo và thậm chí cả những robot có khả năng can thiệp trực tiếp vào chuỗi thức ăn tự nhiên. Đánh giá rủi ro là quá trình đánh giá một cách khoa học nhằm xem xét trước mắt hay lâu dài khả năng, các rủi ro đối với con người và môi trường sinh thái tự nhiên khi sử dụng các đối tượng sinh vật biến đổi gen cụ thể. Đây là nội dung quan trọng nhất của quá trình quản lý an toàn sinh học. Quy trình đánh giá rủi ro đặc trưng riêng cho từng trường hợp cụ thể cần theo 5 bước. Xác định các nguy cơ rủi ro đối với sức khoẻ con người cũng như đối với môi trường. Ước tính khả năng xảy ra các ảnh hưởng có hại của các nguy cơ này. Đánh giá rủi ro phát sinh từ các ảnh hưởng có hại. Đưa ra các biện pháp thích hợp để quản lý rủi ro. Ước tính các ảnh hưởng tổng thể đến môi trường bao gồm cả các tác động có tính tích cực đối với môi trường và sức khoẻ con người. Quản lý rủi ro là các biện pháp nhằm giảm thiểu các rủi ro xuống mức thấp nhất hay mức có thể chấp nhận được. Quản lý rủi ro phải được tiến hành trong tất cả các giai đoạn bao gồm: A. Ngăn ngừa quy mô phòng thí nghiệm B. Ngăn ngừa quy mô nhà kính C. Quản lý rủi ro ở quy mô đồng ruộng D. Quản lý ở giai đoạn kết thúc thử nghiệm E. Lưu trữ thông tin và báo cáo 8. Cây trồng biến đổi gen và tương lai phát triển ở Việt Nam Ngày 5 tháng 10 năm 2011, tại Hội thảo quốc gia về cây trồng biến đổi gen ở Hà Nội, các nhà khoa học đã thảo luận về tương lai trồng đại trà cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam, cũng như các tác động tốt và xấu của nó tới đời sống, kinh tế và sức khỏe con người. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Bùi Bá Bổng, việc sử dụng giống cây trồng biến đổi gen trên thế giới hiện nay có hai ý kiến trái ngược nhau. Bên ủng hộ khẳng đây là tiến bộ của khoa học hiện đại, giúp tăng sản lượng nông nghiệp mà phương pháp truyền thống không đáp ứng được. Luồng ý kiến ngược lại cho rằng loại cây này có nguy cơ đem lại những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe người, động vật và đa dạng sinh học. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cho rằng, với một tiến bộ khoa học và công nghệ phức tạp như GMC thì chọn lựa tiếp thu một cách dễ dãi hay dứt khoát từ chối đều chưa phải là cách tiếp cận hay. Việt Nam mới chỉ cho phép khảo nghiệm 3 loại cây trồng biến đổi gen là ngô, đậu tương, bông vải. Riêng giống ngô biến đổi gen ở Việt Nam đã hoàn tất phần khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường. Sau bước này còn các bước tiếp theo như chứng nhận an toàn sinh học, chứng nhận đủ điều kiện làm thực phẩm. Trong năm 2012, ngô biến đổi gen có thể được đưa vào sản xuất đại trà. Theo Viện Trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, ông Lê Huy Hàm: - Cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào gây ảnh hưởng cho môi trường sức khỏe. - Các khảo nghiệm vừa qua ở cây ngô biến đổi gen cho kết quả năng suất cao hơn 17- 25% tại các địa phương (Vĩnh Phúc, Bà Rịa – Vũng tàu, Kontum). - Nếu dùng loại cây trồng biến đổi gen kháng sâu, người trồng không phải phun thuốc trừ sâu, mà bản thân loại này sẽ tiêu diệt sâu đục thân, giảm chi phí, giảm độc hại đến môi trường, đảm bảo sức khỏe tốt hơn người trồng, giảm phát thải dư lượng thuốc trừ sâu vào môi trường, đảm bảo đa dạng sinh học. Theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng (Đại biểu Quốc Hội, chuyên gia sinh học đầu ngành) : - Ủng hộ cây trồng biến đổi gen, cho rằng nên phát triển công nghệ này. - Theo ông, dân số ngày càng tăng, để đảm bảo an ninh lương thực, muốn tăng năng suất cây trồng cần tìm cách thay đổi công nghệ. "Dân số thế giới dự kiến vượt quá 12 tỷ người sau 50 năm tới, làm thế nào để cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân loại là một vấn đề rất lớn. Không có lý do gì để chúng ta chậm trễ trong việc nhập khẩu các giống cây trồng biến đổi gen đã được thực hiện nhiều năm trên thế giới", Theo Giáo sư - Viện sĩ Trần Đình Long (Chủ tịch hội giống cây trồng) lại cho rằng: - Sinh vật biến đổi gen tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe cộng đồng như khả năng gây dị ứng, làm nhờn kháng sinh, có thể tạo ra độc tố và gây độc lâu dài cho cơ thể. - gen kháng sinh có thể được chuyển vào các cơ thể vi sinh vật trong ruột của người và động vật ăn thịt thành phần biến đối gen. Điều này sẽ dẫn tới việc tạo ra vi sinh vật có khả năng kháng thuốc. - Về đa dạng sinh học, cây biến đổi gen có thể phát tán sang họ hàng hoang dã của chúng và các loài cây trồng khác, sang côn trùng gây hại, vi sinh vật, có nguy cơ làm tăng khả năng đề kháng của chúng đối với đặc tính chống chịu sâu bệnh, thuốc diệt cỏ và làm tăng khả năng gây độc của cây trồng biến đổi gen đối với sinh vật có ích. Từ đó làm ảnh hưởng tới chuỗi thức ăn tự nhiên, ảnh hưởng tới đa dạng sinh học. - Ngoài ra, cây biến đổi gen còn mang cái gen kháng thuốc trừ cỏ thụ phấn với các cây cùng loài hay có họ hàng gần gũi, làm lây gen kháng thuốc diệt cỏ trong quần thể thực vật. Việc trồng cây biến đổi gen mang tính chọn lọc như kháng sâu, bệnh, kháng thuốc trừ cỏ phát triển tràn lan sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái và làm giảm đa dạng sinh học của loài cây được chuyển gen. - Việt Nam chưa nên phát triển cây trồng biến đổi gen trên diện rộng. Chúng ta không phản đối cây trồng biến đổi gen, nhưng tiếp cận với chúng thế nào thì cần phải thảo luận", ông Long nói. Ông Long kiến nghị, trong 10 năm tới không nên trồng cây biến đổi gen ở nước ta. Theo bà Lê Thị Phi Vân (Viện chính sách, chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn): - "Cây trồng biến đổi gen không tạo sự khác biệt đáng kể về năng suất, thực tế chứng minh, năng suất cây trồng biến đổi gen sau một thời gian còn thấp hơn cây trồng thông thường và đòi hỏi lượng tương đương các hóa chất diệt cỏ độc hại". - Cây trồng biến đổi gen không hề giúp tiết kiệm chi phí, lượng thuốc trừ sâu có giảm trong 2-3 năm đầu áp dụng cây trồng biến đổi gen, nhưng sau đó tăng dần. - Cây trồng biến đổi gen còn làm cho sâu bệnh trở nên kháng thuốc. - Cây trồng biến đổi gen còn tiềm ẩn ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe con người và vật nuôi. Những nghiên cứu gần đây chứng minh rằng công nghệ gen vốn đã không an toàn, có nguy cơ nghiêm trọng với sức khỏe về mặt độc tố, dị ứng và chức năng miễn dịch, sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh lý, chuyển hóa, gen... Ngoài ra, theo bà Vân, điều nguy hiểm là phát triển cây biến đổi gen chỉ càng làm cho nông dân phụ thuộc hơn vào các công ty giống, trong khi các công ty giống sẽ có khả năng kiểm soát cả về kinh tế và chính trị mục tiêu thu hút đầu tư vào khâu giống cây trồng. Theo ông Trần Đắc Lợi, (Phó chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam) cho rằng: - Cần nghiên cứu kỹ về sinh vật biến đổi gen. - Lực lượng thúc đẩy biến đổi gen chủ yếu là tập đoàn xuyên quốc gia. - Ttrên thế giới mới có 29 quốc gia làm, thậm chí tại các nước này đang diễn ra đấu tranh quyết liệt dưới nhiều hình thức khác nhau để không phát triển sinh vật biến đổi gen như Peru quyết tâm đình chỉ không dùng cây trồng biến đổi gen trong 10 năm. Thụy Sĩ, Australia cũng không tiếp tục phát triển sinh vật biến đổi gen nữa. Người dân các nước ngày càng phản đối mạnh việc đưa sinh vật biến đổi gen vào nước họ trên các diễn đàn như một sự kiểm soát xâm lăng tấn công vào chủ quyền an ninh lương thực quốc gia. "Xu thế tiêu dùng của thế giới hiện nay rõ ràng là thực phẩm an toàn, ở Mỹ đang tẩy chay sinh vật biến đổi gen, Liên minh châu Âu cấm bán mật ong liên quan đến nhiễm sản phẩm của GMC, Mỹ khi gạo lan tỏa lúa của Mỹ thiệt hàng trăm triệu USD. Đây mới là xu thế của thế giới", ông Lợi nói. Đại biểu này kiến nghị, cần nghiên cứu kỹ trước khi đưa cây biến đổi gen vào đời sống. Trong đó, quan trọng là cần tập trung nghiên cứu đảm bảo tính độc lập khách quan sau đó mới xem nên áp dụng hay không. 9. Việt Nam nên phát triển cây trồng biến đổi gen Từ những thông tin tổng hợp ở trên, là cán bộ nghiên cứu về lĩnh vực cây trồng biến đổi gen tôi thấy rằng Việt Nam rất cần thiết triển khai sớm cây trồng biến đổi gen. Vì những l‎ do sau: - Lợi ích rõ ràng do cây trồng biến đổi gen mang lại; - Đảm bảo an ninh lương thực trong khi dân số ngày một tăng; - Đây là sản phẩm của công nghệ tiên tiến và hiệu quả, người nông dân được hưởng lợi về nhiều mặt (lao động, sức khỏe, môi trường…) - Bước đầu có thể nhìn nhận cây trồng biến đổi gen không gây hại (chưa có một công bố nào nói về tác động tiêu cực của cây trồng biến đổi gen, tất cả những nguy cơ rủi ro chúng ta đưa ra chỉ là giả thuyết có thể xảy ra để đề phòng). Tuy nhiên chúng ta cũng phải đề phòng những nguy cơ rủi ro do sinh cây trồng biến đổi gen gây ra, vì vậy đánh giá đúng về những nguy cơ đó và có biện pháp đề phòng thích hợp. Để phát triển cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam chung ta cần phải tiến hành một số nội dung sau: - Tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn về sinh vật biến đổi gen; - Triển khai thử nghiệm ở qui mô rộng hơn về diện tích, phong phú hơn về chủng loại giống cây trồng biến đổi gen để đánh giá đúng tiềm năng và những nguy cơ có thể xảy ra. - Xây dựng chương trình, các qui định pháp lí để thực hiện và quản lí an toàn sinh học cây trồng biến đổi gen đạt hiệu quả nhất. - Có chương trình truyền thông, phổ biến sâu rộng cho người dân hiểu đúng về cây trồng biến đổi gen. - Nhà nước có chính sách phù hợp để khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng cây trồng biến đổi gen. - Có chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin, quản lí an toàn sinh học…. về cây trồng biến đổi gen.  KẾT LUẬN Sự ủng hộ cây trồng biến đổi gen đã được công bố bởi các tổ chức của Liên hiệp quốc liên quan đến nông nghiệp và thực phẩm như Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Năm 2010, Ủy ban châu Âu (European Commission) công bố kết luận từ kết quả nghiên cứu của trên 130 dự án trong 25 năm nghiên cứu bởi 500 nhóm nghiên cứu độc lập trên thế giới là công nghệ sinh học, và đặc biệt là cây trồng trồng biến đổi gen bản thân nó không (tạo) rủi ro hơn các kỹ thuật chọn tạo giống truyền thống. Còn trên thực tế, trong năm 2010 có 29 nước trồng cây trồng biến đổi gen trên diện tích 148 triệu ha và có 29 ứng dụng cây trồng biến đổi gen và có tới 59 nước chấp nhận sử dụng sản phẩm của cây trồng biến đổi gen. Xu hướng diện tích sẽ tiếp tục tăng và số nước ứng dụng, sử dụng cũng sẽ tăng dù cuộc tranh luận về cây trồng biến đổi gen trên thế giới vẫn còn tiếp tục. Ở Việt Nam, Nhà nước đã có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học hiện đại, trong đó bao gồm giống cây trồng biến đổi gen. Về luật pháp, việc sử dụng sinh vật biến đổi gen đã được quy định bởi Luật Đa dạng sinh học (2008), Luật An toàn thực phẩm (2010) và Nghị định số 69/2010-NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật BĐG. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành các quyết định về phát triển công nghệ sinh học, trong đó có giống cây trồng biến đổi gen . Trên cơ sở luật pháp của Việt Nam, Bộ NN&PTNT đã cho phép khảo nghiệm 7 giống ngô biến đổi gen từ năm 2010, các giống ngô biến đổi gen này đã được trồng ở nhiều nước trên thế giới và có trên 5 nước phát triển kết luận là an toàn làm thực phẩm. Việt Nam đã định hướng sử dụng giống cây trồng biến đổi gen. Vậy chúng ta phải làm gì để ngành nông nghiệp không bị phụ thuộc vào các công ty giống nước ngoài? Ngoài các thí nghiệm chuyển gen đã thành công trên lúa, một số đề tài chuyển gen cũng đang được xúc tiến trên nhiều loại giống cây trồng như cà chua, ngô… Nếu các nghiên cứu này không có thị trường thì sẽ mai một, thiếu động lực phát triển và Việt Nam sẽ bị chậm chân đến khi thảm họa biến đổi khí hậu xảy ra thì Việt Nam cũng không thể tự cứu mình. Vì vậy, phát triển cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam là việc làm cần thiết ngay từ bây giờ. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH Ban Tư tưởng Văn hoá- Trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2002). Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. NXB. Chính trị Quốc gia, 368tr. Bộ tài nguyên và Môi trường (2007), Các câu hỏi thường gặp về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen. Các câu hỏi thường gặp về Nghị định thư Cartagena và An toàn sinh học. Khung phân tích rủi ro của Australia, 2005. Luật Đa dạng sinh học, 2008. Luật Khoa học và Công nghệ (2000). NXB. Chính trị Quốc gia, 49tr. Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg về việc “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng CNSH ở Việt Nam đến năm 2020 (11-03-2008). Tài liệu Hội thảo quốc gia về cây trồng biến đổi gen, ngày 5 tháng 10 năm 2011, Hà Nội. Thông tư số 69/2009/TT-BNNPTNT về Quy định khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường của giống cây trồng biến đổi gen. Thông tư số 72/2009/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 11 năm 2009 về việc ban hành danh mục loài cây trồng biến đổi gen được phép khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường cho mục đích làm giống cây trồng ở Việt Nam. J. Clives, Hiện trạng cây trồng biến đổi gen trên thế giới, 2008. ISAAA. J. Clives, Hiện trạng cây trồng biến đổi gen trên thế giới, 2010. ISAAA. Cohen, Stanley N.; Chang, Annie C.Y.; Boyer, Herbert W.; Helling, Robert B. (1973). "Construction of Biologically Func-tional Bacterial Plasmids In Vitro". Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 70 (11): 3240–3244. FAO, The state of Food and Agriculture 2003-2004, Food and Agriculture Organization of the United Nations. Rachel Asante Owusu - GM technology in the forest sector – WWF International, Gland 1999. Rosie Cooney, IUCN, 2004. Nguyên tắc tiếp cận phòng ngừa trong bảo tồn đa dạng sinh học và quản l‎ tài nguyên thiên nhiên. Questions on Genetically modified (GM) foods – World Health Organization (WHO).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20.doc