Chấm dứt nửa chừng phạm tội

Đề bài A dùng súng định giết B, Mới bắn một phát trúng chân B, thấy B bị thương, A có điều kiện bắn tiếp nhưng A vẫn không bắn mà bỏ đi. Kết quả B chỉ bị thương tích (tỷ lệ 45% ). Hỏi: a. Hành vi của A có thỏa mãn của các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Giải thích? (4 điểm). b. Xác định trách nhiệm hình sự của A. (3 điểm). Trả lời a, Hành vi của A có thảo mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Giải thích? Trước hết để xác định hành vi mà A có phải là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không chúng ta cần phải xác định hành vi bắn vào chân B của A có phải là ý chí chủ quan của A hay ngoài ý muốn của A khi thực hiện hành vi phạm tội: Nếu bắn vào chân B của A là ý chí chủ quan của A cho rằng bắn vào chân trước rồi mới bắn chết B thì hành vi của A là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ( vì chưa thực hiện hết hành vi nhằm mục đích cố ý tước đoạt tính mạng của B). Nếu việc bắn vào chân B của A là ngoài ý muốn của A tội phạm mà A định phạm là tội giết người tội phạm này là tội phạm chưa đạt đã hoàn thành Căn cứ vào Điều 19 BLHS có quy định như sau: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản .”. Theo Luật Hình sự Việt Nam, chỉ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thỏa mãn 2 điều kiện sau: Thứ nhất : việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành. Vì phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là người phạm tội đã thực hiện được đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả, nhưng về nguyên nhân khách quan hậu quả đó đã không xảy ra. Ở đây người phạm tội đã hành động như ý muốn và tin là hậu quả sẽ xảy ra nhưng lại không xảy ra. Mặc dù người phạm tội dừng và không còn gì ngăn cản nhưng cũng không được coi là nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, vì người phạm tội đã thảo mãn với hành vi mà họ đã gây ra, chỉ có hậu quả là chưa thỏa mãn. Ở đây theo như tình huống của bài “ A dùng súng định giết B” có nghĩa là mục đích của A là muốn cướp đi sự sống của B và chỉ mới bắn được một nhát vào chân B nên B chưa thể chết, và A cũng biết rằng việc mình bắn vào chân B như vậy chưa thể gây ra hậu quả chết người như A mong muốn. Như vậy mục đích giết người của A là chưa đạt được. Thứ hai : Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải là tự nguyện, dứt khoát. Để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, trước hết đòi hỏi việc chủ thể dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm phải hoàn toàn do động lực bên trong chứ không phải do trở ngại khách quan chi phối. Việc dừng lại, không thực hiện tiếp tội phạm trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải là sự thể hiện của việc từ bỏ hẳn ý định phạm tội chứ không phải là thủ đoạn để tiếp tục thực hiện tội phạm. Trong trường hợp này chúng ta thấy rằng A hoàn toàn biết việc mình bắn một phát súng vào chân B là chưa thể khiến B chết và A hoàn toàn có khả năng bắn cho B thêm một nhát nữa đề cướp đi sinh mạng của B, nhưng A đã không bắn mà bỏ đi và không làm thêm bất cứ một việc gì nữa, tức là A đã từ bỏ hẳn việc giết B. Từ những phân tích trên ta có thể kết luận rằng: Hành vi của A có thoả mãn điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. b, Xác định trách nhiệm hình sự của A. Để xác định trách nhiệm hình sự của A trong trường hợp này chúng ta cần căn cứ vào các điều sau: Do hành vi của A là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nên theo quy định tại Điều 19 BLHS: “ Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có cấu thành một tội khác, thì người đó phải chịu TNHS về tội này”. Như vậy việc nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của A đã chưa gây ra hậu quả đối với tội định phạm, nhưng lại gây ra hậu quả trên thực tế, tức là hành vi của A trên thực tế đã gây ra hậu quả là làm cho B bị thương, nhưng chưa gây ra hậu quả chết người là hậu quả của tội giết người nên A sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Tuy nhiên, do A đã bắn vào chân B gây thương tật cho B tỷ lệ 45% đã cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Khoản 2 Điều 104 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định “ Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Ngoài ra A còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự theo khoản 1 Điều 230 BLHS 1999: “ Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt cũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm”. Kết luận Như vậy, căn cứ vào Điều 19, khoản 2 Điều 104 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, và khoản 1 Điều 230 BLHS 1999 ta có thể kết luận: hành vi của A có thảo mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự. Trên đây là toàn bộ cách giải quyết của em về tình huống nêu trên, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài làm của em được chính xác và đầy đủ hơn.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4370 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chấm dứt nửa chừng phạm tội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài A dùng súng định giết B, Mới bắn một phát trúng chân B, thấy B bị thương, A có điều kiện bắn tiếp nhưng A vẫn không bắn mà bỏ đi. Kết quả B chỉ bị thương tích (tỷ lệ 45% ). Hỏi: Hành vi của A có thỏa mãn của các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Giải thích? (4 điểm). Xác định trách nhiệm hình sự của A. (3 điểm). Trả lời a, Hành vi của A có thảo mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Giải thích? Trước hết để xác định hành vi mà A có phải là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không chúng ta cần phải xác định hành vi bắn vào chân B của A có phải là ý chí chủ quan của A hay ngoài ý muốn của A khi thực hiện hành vi phạm tội: Nếu bắn vào chân B của A là ý chí chủ quan của A cho rằng bắn vào chân trước rồi mới bắn chết B thì hành vi của A là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ( vì chưa thực hiện hết hành vi nhằm mục đích cố ý tước đoạt tính mạng của B). Nếu việc bắn vào chân B của A là ngoài ý muốn của A tội phạm mà A định phạm là tội giết người tội phạm này là tội phạm chưa đạt đã hoàn thành Căn cứ vào Điều 19 BLHS có quy định như sau: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản...”. Theo Luật Hình sự Việt Nam, chỉ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thỏa mãn 2 điều kiện sau: Thứ nhất : việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành. Vì phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là người phạm tội đã thực hiện được đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả, nhưng về nguyên nhân khách quan hậu quả đó đã không xảy ra. Ở đây người phạm tội đã hành động như ý muốn và tin là hậu quả sẽ xảy ra nhưng lại không xảy ra. Mặc dù người phạm tội dừng và không còn gì ngăn cản nhưng cũng không được coi là nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, vì người phạm tội đã thảo mãn với hành vi mà họ đã gây ra, chỉ có hậu quả là chưa thỏa mãn. Ở đây theo như tình huống của bài “ A dùng súng định giết B” có nghĩa là mục đích của A là muốn cướp đi sự sống của B và chỉ mới bắn được một nhát vào chân B nên B chưa thể chết, và A cũng biết rằng việc mình bắn vào chân B như vậy chưa thể gây ra hậu quả chết người như A mong muốn. Như vậy mục đích giết người của A là chưa đạt được. Thứ hai : Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải là tự nguyện, dứt khoát. Để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, trước hết đòi hỏi việc chủ thể dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm phải hoàn toàn do động lực bên trong chứ không phải do trở ngại khách quan chi phối. Việc dừng lại, không thực hiện tiếp tội phạm trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải là sự thể hiện của việc từ bỏ hẳn ý định phạm tội chứ không phải là thủ đoạn để tiếp tục thực hiện tội phạm. Trong trường hợp này chúng ta thấy rằng A hoàn toàn biết việc mình bắn một phát súng vào chân B là chưa thể khiến B chết và A hoàn toàn có khả năng bắn cho B thêm một nhát nữa đề cướp đi sinh mạng của B, nhưng A đã không bắn mà bỏ đi và không làm thêm bất cứ một việc gì nữa, tức là A đã từ bỏ hẳn việc giết B. Từ những phân tích trên ta có thể kết luận rằng: Hành vi của A có thoả mãn điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. b, Xác định trách nhiệm hình sự của A. Để xác định trách nhiệm hình sự của A trong trường hợp này chúng ta cần căn cứ vào các điều sau: Do hành vi của A là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nên theo quy định tại Điều 19 BLHS: “ …Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có cấu thành một tội khác, thì người đó phải chịu TNHS về tội này”. Như vậy việc nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của A đã chưa gây ra hậu quả đối với tội định phạm, nhưng lại gây ra hậu quả trên thực tế, tức là hành vi của A trên thực tế đã gây ra hậu quả là làm cho B bị thương, nhưng chưa gây ra hậu quả chết người là hậu quả của tội giết người nên A sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Tuy nhiên, do A đã bắn vào chân B gây thương tật cho B tỷ lệ 45% đã cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Khoản 2 Điều 104 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định “ Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Ngoài ra A còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự theo khoản 1 Điều 230 BLHS 1999: “ Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt cũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm”. Kết luận Như vậy, căn cứ vào Điều 19, khoản 2 Điều 104 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, và khoản 1 Điều 230 BLHS 1999 ta có thể kết luận: hành vi của A có thảo mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự. Trên đây là toàn bộ cách giải quyết của em về tình huống nêu trên, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài làm của em được chính xác và đầy đủ hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân tuần 1 Chấm dứt nửa chừng phạm tội.doc
Luận văn liên quan